ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
LỚP TRUNG CẤP CHÍNH TRỊ
1
Câu 1. Khái niệm hàng hóa và hai điều kiện ra đời của sx hàng hóa
1.Khái niệm hàng hóa
Hàng hoá là một vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vào
quá trình tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán.
Có nhiều cách phân loại hàng hoá như: hàng hoá vật thể, hàng hoá phi vật thể; hàng
hoá tiêu dùng, hàng hoá phục vụ SX, v.v..
SX hàng hoá là kiểu tổ chức SX, mà trong đó sản phẩm làm ra không phải là để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp SX ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng cho người khác, thông qua việc trao đổi , mua bán.
2. Hai điều kiện ra đời của sx hàng hóa
Thứ nhất, có sự phân công lao động XH (điều kiện cần).
Phân công lao động XH là sự chuyên môn hoá SX phân chia lao động XH vào các
ngành, các lĩnh vực SX khác nhau. Mỗi người, mỗi cơ sở chỉ SX một hoặc vài thứ
sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu cuộc sống đồi hỏi họ phải tiêu dùng nhiều loại
sản phẩm khác nhau, do đó, họ phải trao đổi sản phẩm với nhau.
Nhờ có phân công lao động XH, chuyên môn hoá SX mà năng suất lao đông tăng
lên, làm ra nhiều sản phẩm để trao đổi tiêu dùng. Phân công lao động XH càng phát
triển, thì SX và trao đổi hàng hoá càng mở rộng hơn, đa dạng hơn.
Thứ hai, có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những chủ thể SX độc lập
nhất định (điều kiện đủ).
Sự tách biệt này xuất hiện đầu tiên trong lịch sử do quan hệ sở hữu tư nhân về tư
liệu SX. Về sau, do sự đa dạng về quan hệ sở hữu hoặc sự tách biệt tương đối giữa
quyền sở hữu và quyền sử dụng tư liệu SX quy định. Do đó, sản phẩm làm ra thuộc
quyền sở hữu hoặc chi phối của họ, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người
khác cần phải thông qua trao đổi, mua bán hàng hoá.
Qua đây chúng ta hiểu rõ cơ sở khách quan của sự hình thành và phát triển mô hình
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Muốn đẩy mạnh phát triển
KT thị trường ở một địa bàn, ngành cũng cần thúc đẩy phân công lao động thông qua
hướng nghiệp, đào tạo và tạo quyền tự chủ về quyền sở hữu , sử dụng các yếu tố SX.
Cần phê phán quan niệm đòi phải tư nhân hoá hoặc quan niệm đối lập kinh tế thị
trường với chủ nghĩa XH.
2
Câu 2. Những ưu thế của SX hàng hóa
SX hàng hoá có những ưu thế hơn hẳn so với SX tự cung, tự cấp.
Thứ nhất, SX hàng hoá ra đời trên cơ sở của phân công lao động XH, chuyên môn
hoá SX, do đó, nó khai thác được những lợi thế về tự nhiên, XH , kỹ thuật của từng
nguời, từng cơ sở cũng như của từng vùng, từng địa phương. Khi SX và trao đổi
hàng hoá mở rộng giữa các quốc gia thì nó còn khai thác được lợi thế của mỗi quốc
gia đối với nhau.
Thứ hai, trong nền SX hàng hoá, quy mô, tính chất tổ chức SX không bị giới hạn
chật hẹp mà nó được mở rộng XH hoá ngày càng cao dựa trên cơ sở ngày càng tăng
nhu cầu và nguồn lực XH. Điều đó tạo điều kiện ứng dụng những thành tựu khoa
học, công nghệ thúc đẩy SX phát triển.
Thứ ba, trong nền SX hàng hoá , sự tác động của những quy luật vốn có của SX và
trao đổi hàng hoá như quy luật giá trị, cung - cầu, cạnh tranh, v.v. buộc người SX
phải luôn năng động , nhạy bén tính toán, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá SX , nâng cao
năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Thứ tư, SX hàng hoá phát triển trở thành một trong những điều kiện để nâng cao
đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho mọi người dân.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực , SX hàng hoá cũng có những mặt trái của nó
như: phân hoá những ngưòi SX thành giàu nghèo, nguy cơ khủng hoảng kinh tế , phá
hoại môi trường sinh thái v.v.. Thực tế gần 30 năm đổi mới ở nước ta đã chứng minh
cho ưu thế nổi bật của SX hàng hoá, đồng thời cũng bộc lộ mặt trái, thách thức cần
khắc phục.
3
Câu 3. Hai thuộc tính của hàng hóa
a.Giá trị sử dụng của hàng hóa:
- KN: Là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
VD: gạo để ăn, xe ô tô để đi,…
Bất cứ hàng hóa nào cũng có một hay một số công dụng nhất định. Chính công dụng
đó làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng.
- Đặc điểm giá trị sử dụng của hàng hóa:
+ XH càng tiến bộ, LLSX càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng ngày càng
nhiều, chủng loại giá trị sử dụng càng phong phú, chất lượng giá trị sử dụng ngày
càng cao. VD:Than đá:ngày xưa chỉ dùng làm chất đốt, ngày nay là đầu vào cho
nhiều ngành CNSX.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng của XH, (vì giá trị sử dụng của
hàng hóa sx ra không chỉ phục vụ cho chính người sx mà còn fục vụ cho người khác,
cho XH, thông qua trao đổi, mua bán.)
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi.
b.Giá trị của hàng hóa:
Muốn hiểu được giá trị của hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi.
- Khái niệm:
+ Giá trị trao đổi: là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng
khác nhau. VD: 1m vải = 5 kg thóc; để trao đổi với nhau, trước hết chúng phải có giá
trị sử dụng khác nhau; đồng thời 2 hàng hoá khác nhau có thể trao đổi đc cho nhau vì
chúng đều là sản phẩm của lao động, đều được kết tinh bởi lao động.
+ Giá trị hàng hóa: là lao động XH của người SX hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Chất của giá trị là lao động, lượng của giá trị là số lượng lao động của người SX kết
tinh trong hàng hóa.
- Đặc điểm của giá trị của hàng hóa:
+ Giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá
trị. Vì vậy, một hàng hóa dù có giá trị sử dụng cao nhưng nếu hao phí lao động tạo ra
nó ít thì giá trị trao đổi thấp và ngược lại. VD: Điện thoại có giá 5 tr, thì 5 tr chính là
giá trị trao đổi.
c.Mối liên hệ giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá:
Hai thuộc tính của hàng hóa vừa thống nhất, vừa mẫu thuẫn nhau.
- Mặt thống nhất: Hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa cùng tồn tại
trong 1 hàng hóa, nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó thì vật phẩm sẽ không được
gọi là hàng hóa.
- Mặt mâu thuẫn:
+ Khi là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về chất, nhưng khi là giá trị
thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất, đều là kết tinh của lao động.
+ Đứng về phía người SX, mục tiêu đặt ra là giá trị, nhưng họ phải tạo ra giá trị sử
dụng; còn về phía người tiêu dùng họ lại cần giá trị sử dụng, nhưng họ phải có giá trị,
tức là tiền để thanh toán. Đặc điểm này thể hiện mâu thuẫn giữa SX và tiêu dùng,
giữa cung và cầu.
+ Mặc dù cùng tồn tại trong 1 hàng hóa nhưng quá trình thực hiện lại tách rời nhau cả
về mặt không gian và thời gian.(giá trị có trước giá trị sử dụng, giá trị được thực hiện
trong lưu thông, giá trị sử dụng được thực hiện trong tiêu dùng)
4
Câu 4. Tính hai mặt của lao động SX hàng hóa
a. Lao động cụ thể:
- Khái niệm: lao động cụ thể là lao động có ích dưới 1 hình thức cụ thể của những
nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
- Đặc điểm:
+Mỗi lao động cụ thể có mục đích, công cụ, đối tượng, phương pháp và kết quả lao
động riêng. Chính những cái riêng đó phân biệt các loại lao động cụ thể khác nhau.
Ví dụ: Thợ may:mục đích là làm ra quần áo, công cụ là kim, chỉ,máy khâu…/đối
tượng là vải/phương pháp:đo, cắt, may/kết quả là tạo ra quần áo mặc. Tương tự thợ
mộc: làm ra bàn,ghế, tủ/cưa, đục/gỗ/cưa,khoan,đục/tạo ra ghế ngồi
+ Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
+ Khi khoa học công nghệ và LLSX càng phát triển thì càng có nhiều hình thức cụ
thể của lao động, nhờ đó XH càng sx ra nhiều loại hàng hóa, cơ cấu hàng hóa ngày
càng phong phú, đa dạng hơn.
+ Năng suất lao động ngày càng tăng, trình độ khoa học công nghệ càng hiện đại thì
số lượng hàng hóa SX ra cảng nhiều với chất lượng ngày càng tốt hơn.
b. Lao động trừu tượng:
- Khái niệm: là lao động của người SX hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể
của nó, đó chính là sự tiêu phí sức lao động nói chung (cả thể lực và trí lực) của
người SX hàng hóa.
- Đặc điểm: lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. Giá trị hàng hóa là lao
động trừu tượng của người sx kết tinh trong hàng hóa. Nhờ lao động trừu tượng mà ta
tìm thấy sự đồng nhất giữa những người SX, do đó thấy được cơ sở của quan hệ kinh
tế giữa những người sx hàng hóa. Lao động trừu tượng là cơ sở để người sx hàng hóa
trao đổi sản phẩm với nhau. Khi năng suất lao động XH tăng lên thì sự hao tổn sức
lực của người SX ra hàng hóa giảm xuống, do đó giá trị của một đơn vị hàng hóa
ngày càng giảm xuống, hoàng hóa ngày càng rẻ hơn.
c. Mối quan hệ giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng:
Lao động cụ thể và lao động trừu tượng vừa có sự thống nhất, vừa có sự mâu thuẫn
với nhau:
- Mặt thống nhất: chúng là 2 mặt của cùng 1 lao động SX hàng hóa (vừa là lao động
cụ thể, vừa là lao động trừu tượng).
- Mặt mâu thuẫn: với tư cách là lao động cụ thể, lao động của người SX hàng hóa đã
tạo ra 1 giá trị sử dụng với số lượng và chất lượng nhất định cho XH. Nhưng với tư
cách là lao động trừu tượng, sự hao phí sức lao động của ng SX hàng hóa có thể ăn
khớp với mức hao phí của XH.
Tính chất hai mặt của hàng hóa phản ánh tính chất lao động tư nhân và tính chất lao
động XH. Trong đó LĐ tư nhân là lao động riêng của từng cá nhân chủ thể kinh tế,
của người SX hàng hóa. Tuy nhiên, hoạt động của họ lại là một bộ phận nằm trong sự
phân công XH. Lao động XH là lao động được xét dưới góc độ chung của XH, là sự
quy đổi chung tạo ra giá trị hàng hóa.
Mâu thuẫn cơ bản của nền sx hàng hóa là mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao
động XH. Mâu thuẫn này được thể hiện ở mâu thuẫn lao động cụ thể và lao động trừu
tượng, giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa. Những mâu thuẫn này thúc đẩy
SX phát triển, đồng thời tiềm ẩn khả năng khủng hoảng kinh tế.
5
Câu 5. Lượng giá trị của hàng hóa
1- Thời gian lao động XH cần thiết
Thước đo lượng giá trị hàng hoá tính bằng thời gian lao động. Trên thị trường, có
nhiều cá nhân, cơ sở SX cùng SX ra một loại hàng hoá với mức hao phí thời gian
khác nhau . Nên lượng giá trị hàng hoá không thể tính theo thời gian lao động bất kỳ,
mà là đo bằng thời gian lao động XH cân thiết.
THời gian lao động XH cần thiết là thời gian lao động để SX ra một hàng hoá nào
đó trong những điều kiện SX trung bình của XH : với một trình độ thành thạo
Trung bình, với một trình độ trang thiết bị trung bình và một cường độ lao động trung
bình trong XH đó.
Có hai cách xác định thời gian lao động XH cần thiết : Thứ nhất, tính tổng số thời
gian lao động cá biệt chia bình quân cho tổng số đơn vị hàng hoá đó. Thứ hai, thời
gian lao động XH cần thiết tương đương với thời gian lao động cá biệt của cơ sở SX
chiếm phần lớn thị phần hàng hoá đó.
Trong điều kiện toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, thời gian lao động XH cần thiết
SX ra hàng hoá không chỉ xét trong phạm vi thị trường một nước mà mở rộng ra quốc
tế. Vì thế nhiều hàng hoá trong nước nếu có hao phí thời gian lao động nhiều sẽ gặp
phải sự bất lợi trong cạnh tranh.
2- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị một đơn vị hàng hoá
- Năng suất lao động.
Năng suất lao động là năng lực SX của người lao động.
Khi năng suất lao động tăng thì số luợng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian
sẽ tăng hay số lượng thời gian lao động hao phí để SX ra một đơn vị sản phẩm làm ra
trong một đơn vị thời gian sẽ tăng; hay số lượng thời gian lao động hao phí để SX ra
một đơn vị sản phẩm sẽ giảm. Do đó, lượng giá trị của một hàng hoá giảm xuống, giá
cả hàng hoá sẽ rẻ hơn.
Như vậy, lượng gtrị của một đơn vị hàng hoá biến đổi ngược chiều với năng xuất
lao động.
Muốn tăng năng suất lđộng để giảm giá để giảm giá trị giá cả, tăng sức cạnh tranh
của hàng hoá phải khai thác tốt các yếu tố như: trình độ khéo léo ( thành thạo) trung
bình của người lao động; mức độ phát triển của khoa học, công nghệ và sự ứng dụng
những thành tựu đó vào SX; trình độ tổ chức quản lý; quy mô và hiệu suất của tư liệu
SX, và các đkiện tự nhiên.
- Cường độ lao động: Cường độ lao động là mức độ khẩn trương lao động , mật độ
hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian.
Khi cường độ lao động tăng lên thì số lượng hàng hoá xuất ra tăng lên, nhưng hao
phí lao động trừu tượng cũng tăng lên. Do đó, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm
không giảm. Tăng cường độ lao động có ý nghĩa đối với những công việc có tính chất
mùa vụ, cần sự khẩn trương hoặc khi trình độ sx chưa tăng lên nhưng cần tăng sản
lượng trong thời gian ngắn.
- Mức độ phức tạp của lao động
Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động giản
đơn và lao động phức tạp.
6
+ lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ 1 người lao động có sức khoẻ bình thường
nào ko cần phải trải qua đào tạo tích luỹ kinh nghiệm nhiều cũng có thể thực hiện
được
+ lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo huấn luyện thành chuyên
môn lành nghề nhất định mới có thể tiến hành được
Trong cùng 1 thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản
đơn. Thị trường sẽ quyết định tỷ lệ trao đổi giữa đơn vị hàng hoá do lao động phức
tạp sx với đơn vị hàng hoá do lao động giản đơn sx ra (VD: 1 điện thoại – 2 tấn thóc)
7
Câu 6. Quy luật giá trị: nội dung, cơ chế tác động, chức năng, tác dụng của qluật
giá trị
1.Nội dung quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế có bản của SX và trao đổi hàng hóa. Ở đâu có trao
đổi, SX hàng hóa thì ở đấy có sự hoạt động của quy luật giá trị.
-Yêu cầu: SX & trđổi hhóa phải dựa trên csở gtrị của nó, tức là hao phí lđộng XH cần
thiết.
-Phân tích nội dung quy luật giá trị:
+Trong SX: Người SX phải có mức hao phí lao động cá biệt của mình nhỏ hơn hoặc
bằng mức hao phí lao động XH cần thiết, thì mới có lãi.
+ Trong trao đổi: thực hiện theo nguyên tắc ngang giá.
+Trong lưu thông: trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá (tức giá cả = giá trị).
Hàng hóa được trao đổi trực tiếp với nhau theo một tỷ lệ nào đó có nghĩa là chúng kết
tinh một lượng lao động bằng nhau. Khi có tiền xuất hiện để mua bán thì giá cả hàng
hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó.
2. Cơ chế tác động của quy luật giá trị:
-Biểu hiện của quy luật giá trị:Dưới tác động của quy luật giá trị, giá cả hàng hóa
không tác rời giá trị và luôn luôn xoay quanh trục giá trị.(giá cả hàng hoá luôn chịu
tác động của Cung cầu, cạnh tranh, giá cả các hàng hòa liên quan….)
-Cơ chế vận hành của quy luật giá trị:
+ Cung = cầu: giá cả = giá trị
+ Cung < Cầu: giá cả > giá trị
+ Cung > Cầu: giá cả < giá trị
Sự thay đổi của giá cả xoay quanh trục giá trị làm nên “vẻ đẹp sinh động của thị
trường”, tạo sự hấp dẫn cho SX và tiêu dùng.
Xét về tổng thể thì tổng giá cả luôn bằng tổng giá trị.
3. Chức năng, tác dụng của quy luật giá trị:
a. Điều tiết SX và lưu thông hàng hóa:
-Điều tiết SX thể hiện ở việc thu hút vốn (gồm có TLSX và sức lao động) vào các
ngành sx khác nhau tạo nên cơ cấu kte hiệu quả hơn và đáp ứng nhu cầu của XH.
-Điều tiết lưu thông: Thu hút hàng hóa từ nơi có giá trị thấp đến nơi có giá cả cao. Do
đó góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
b. Kích thích tiến bộ, nâng cao năng suất lao động:
-Hàng hoá được sx trong những đk khác nhau sẽ có giá trị cá biệt khác nhau.Theo
yêu cầu quy luật giá trị, để có nhiều lợi nhuận người SX hàng hóa luôn phải tìm cách
hạ giá trị cá biệt của hàng hóa mình xuống thấp hơn mức hao phí lao động XH cần
thiết của hàng hóa đó.
-Giải pháp: ng sx hàng hoá phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề của ng lao động;
Hợp lý hóa SX, thực hiện tiết kiệm.
-Kết quả: năng suất lao động tăng nhanh, LLSX XH tăng, hàng hóa được SX ra ngày
càng nhanh, nhiều, rẻ đẹp….
c.Phân hóa những người SX hàng hóa thành giàu, nghèo:
-Dưới tác động của quy luật giá trị, người SX có mức hao phí lao động cá biệt thấp
hơn mức hao phí lao động XH cần thiết, khi bán hàng theo mức hao phí lao động XH
cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên.
8
-Ngược lại, người SX có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động
XH cần thiết, sẽ rơi vào trạng thái thua lỗ, phá sản, trở thành người bán sức lao động
làm thuê.
Chính do tác động nhiều mặt của quy luật giá trị đã làm cho SX hàng hóa thực sự là
khởi điểm ra đời của CNTB.
Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực (đó là có cạnh tranh sẽ thúc đẩy
phát triển, thúc đẩy nhà sx nghiên cứu nhiều biện pháp để giảm hao phí lđộng cá biệt
thấp hơn), vừa có tác động tiêu cực một cách tự phát, khách quan.
Ở nước ta, trước thời kỳ đổi mới, ta phủ nhận sx hàng hóa và quy luật giá trị nên
không khai thác được các nguồn lực, nền KT kém phát triển, rơi vào khủng hoảng.
Trong thời kỳ đổi mới, chúng ta phát triển sx hàng hóa, quy luật giá trị lao động, tạo
nên cạnh tranh, phát triền KT, tuy nhiên nảy sinh mặt trái là phân hóa giàu nghèo,
buôn gian bán lận,… Vì vậy, NN điều tiết bằng luật pháp, chính sách đầu tư, thuế,
đào tạo nhân lực,… để đảm bảo tính định hướng XHCN nền KTTT ở nước ta.
9
Câu 7. Liên hệ phát triển sx hàng hoá ở địa phương cơ sở?
Liên hệ 1
Yên Lập là huyện miền núi ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm
thành phố Việt Trì khoảng 70 km; phía Đông giáp huyện Cẩm Khê và huyện Tam
Nông (Phú Thọ), phía Tây giáp huyện Văn Chấn (Yên Bái), phía Nam giáp huyện
Thanh Sơn, Tân Sơn (Phú Thọ) và phía Bắc giáp huyện Hạ Hoà (Phú Thọ). Yên Lập
có 16 xã và 1 thị trấn với tổng dân số 82.969 người. Do nằm ở vị trí khá xa trung tâm
tỉnh lỵ, cùng với hệ thống giao thông cơ bản chưa phát triển nên huyện Yên Lập có
nhiều khó khăn, bất lợi so với các huyện lân cận trong giao lưu phát triển kinh tế, đặc
biệt là phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ.
+ Những thuận lợi cho phát triển SX hàng hóa tại địa phương
- Quỹ đất đai dồi dào, cho phép phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và đáp ứng nhu
cầu đất cho phát triển các lĩnh vực phi nông nghiệp.
- Tài nguyên thiên nhiên nhất là rừng khá phong phú cho phép khai thác các sản
phẩm từ rừng và trồng rừng;
- Môi trường không khí trong lành cùng với một số phong cảnh thiên nhiên khá đẹp
và bản sắc đa văn hoá các dân tộc Mường, Dao… là điều kiện thuận lợi cho pháp
triển du lịch sinh thái - văn hoá trong tương lai.
- Nguồn lao động dồi dào, người dân hiền hoà, cần cù chịu khó, cho phép đáp ứng
nhu cầu phát triển về mặt số lượng.
+ Những khó khăn đối với phát triển SX hàng hóa tại địa phương
- Vị trí địa lý hẻo lánh, địa hình chia cắt nên giao thương hạn chế, khó thu hút đầu tư
vào phát triển các lĩnh vực phi n.nghiệp, đặc biệt là các ngành dịch vụ.
- Địa hình tương đối phức tạp, cùng với chế độ khí hậu - thuỷ văn khắc nghiệt gây
không ít khó khăn cho phát triển SX nông nghiệp và đời sống của nhân dân.
- Cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - XH trên địa bàn.
- Tài nguyên khoáng sản ít nên tiềm năng phát triển công nghiệp hạn chế.
- Trình độ quản lý NN nói chung trên địa bàn còn hạn chế do chưa có nhiều cơ hội
tiếp cận thông tin, khoa học công nghệ và các thị trường lớn.
- Công nghệ SX nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhìn chung còn ở trình độ
thấp, sản phẩm tạo ra chưa có tính cạnh tranh cao trên thị trường.
+ Thực trạng phát triển SX hàng hóa tại địa phương
- Về trồng trọt: sản lượng lương thực có hạt tăng bình quân là 6,69%/năm, trong đó
lúa tăng 5% và ngô tăng nhanh 20,2%. Trong nhóm cây công nghiệp hàng năm, sản
lượng đậu tương tăng cao 35,82%/năm trong khi lạc có xu hướng giảm. Cây công
nghiệp lâu năm, chủ yếu là cây chè tăng sản lượng ở mức 17%/năm. Trên địa bàn
huyện quản lý 355,4 ha chè với sản lượng thu hoạch hàng năm trên dưới 350 tấn và
khoảng 3400 ha rừng các loại với sản lượng khai thác 4-6 nghìn m³ gỗ/năm. Sản
lượng lúa trong năm qua đạt hơn 31 nghìn tấn; sản lượng ngô đạt trên 6 nghìn tấn;
đậu tương trên 20 tấn;… Sản phẩm nông sản được tiêu thụ trên địa bàn huyện và các
địa phương lân cận, 1 phần lớn lượng chè được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Từ đặc điểm này, Huyện cũng đang tập trung phát triển mạnh cây chè theo hướng
thâm canh, nâng cao năng suất, sản lượng, đáp ứng nhu cầu chế biến của các doanh
nghiệp trên địa bàn.
10
- Về chăn nuôi: Trong nội bộ ngành nông nghiệp của huyện thì ngành chăn nuôi được
đánh giá tăng trưởng nhanh và khá ổn định với tốc độ đạt bình quân năm là trên 13,0%.
Sản lượng thịt bò và gia cầm tăng trưởng trở lại sau vài năm giảm sút do dịch bệnh,
sản lượng thịt lợn tăng nhanh trong khi sản lượng thịt trâu vẫn có xu hướng giảm.
Trong năm qua, sản lượng thịt trâu đạt 396.78 tấn, thịt bò đạt 192 tấn, thịt lợn là 4352
tấn và thịt gia cầm là trên 900 tấn. Toàn Huyện thực hiện có hiệu quả Đề án chăn
nuôi trâu bò thịt, bò lai chất lượng cao; từng bước đẩy mạnh phát triển chăn nuôi
dưới các hình thức gia trại, trang trại tập trung, quy mô lớn, chú trọng chăn nuôi đại
gia súc, mục tiêu đưa chăn nuôi thành ngành SX chính. Sản phẩm chăn nuôi được
tiêu thụ trong địa bàn toàn tỉnh và các vùng lân cận.
- Về SX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Các sản phẩm công nghiệp, TTCN chủ
lực của Huyện gồm gạo ngô xay xát, chè chế biến, gạch, vôi nung, mộc dân dụng.
Hai sản phẩm công nghiệp có mức tăng trưởng sản lượng lớn nhất hiện tại là đá khai
thác các loại và chè chế biến. Trong cơ cấu giá trị SX công nghiệp thì công nghiệp
khai thác mỏ chiếm 10,27%; công nghiệp thực phẩm và đồ uống chiếm chủ yếu với
62,81%; công nghiệp chế biến gỗ chiếm 4,68%; công nghiệp SX sản phẩm từ chất
khoáng chiếm 11,62%; công nghiệp SX sản phẩm từ kim loại chiếm 1,6% và công
nghiệp SX giường, tủ, bàn ghế chiếm 9,23%.
- Về dịch vụ: Các ngành dịch vụ trên địa bàn huyện như tài chính – ngân hàng – bảo
hiểm, thông tin – truyền thông và y tế - giáo dục ,.. đều đã có bước tiến khá quan
trọng, từng bước đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Ngành bưu
điện với các sản phẩm dịch vụ viễn thông phát triển nhanh, cùng dịch vụ vận tải
được cải thiện nhờ hệ thống đường xá dần tốt hơn, nên tỷ trọng đã tăng dần hàng năm
trong suốt giai đoạn này.
Kết quả chung: SX nông nghiệp của Huyện đang chuyển đổi dần nhằm khai thác thế
mạnh của địa phương, nhất về SX cây chè, cây lương thực, cây thực phẩm đi đôi với
phát triển chăn nuôi bò, lợn, gia cầm, tuỳ vào điều kiện đất đai để tăng thu nhập. Kinh tế
quốc doanh tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh
tế nông lâm nghiệp của Huyện đặc biệt trong lĩnh vực SX giống, đưa các giống mới
và kỹ thuật mới vào SX cây công nghiệp, cây lâm nghiệp trong địa bàn. Trong những
năm qua, trên địa bàn Huyện có bốn loại nông sản có mức tăng sản lượng bình quân
năm lớn nhất là ngô 15,93%, rau 14,37%, chè 17,54% và thịt lợn tăng 15,97%. Còn về
công nghiệp, TTCN và xây dựng tuy là ngành hiện chưa đóng góp nhiều vào nền kinh
tế của Huyện, song là những ngành có tiềm năng tăng trưởng cao trong những năm tới
nhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Mặc dù trong
cơ cấu kinh tế chung của Huyện thì các ngành dịch vụ còn hết sức nhỏ bé, nhưng trong
thời gian tới các ngành này vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh đáp ứng nhu cầu dịch vụ
trong địa bàn.
+ Tồn tại
- Sản lượng các hàng hóa SX trên địa bàn còn thấp, chưa khai thác hiệu quả nguồn lực
về đất đai, lao động,… trên địa bàn trong phát triển SX hàng hóa.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nông nghiệp vẫn là ngành chủ yếu với tỷ trọng
cao trên 70%, khả năng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế yếu.
11
- Quỹ đất mới chú trọng bố trí SX nông nghiệp, thiếu các quy hoạch dài hạn cho phát
triển các ngành phi nông nghiệp. Tiềm năng lợi thế của từng tiểu vùng chưa được
khai thác có hiệu quả.
- Tầm nhìn về phát triển SX hàng hóa tại địa phương của các nhà l.đạo còn hạn chế.
- Nguồn lao động trong địa bàn dồi dào về số lượng nhưng chất lượng chưa cao. Đào tạo
bồi dưỡng nghề cho người lao động, nhất là cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã và
hợp tác xã, tuy đã được chú trọng song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
XH trên địa bàn.
- Đời sống của bà con nhân dân trong Huyện đã từng bước được cải thiện, số hộ
nghèo giảm nhưng nhìn chung mức sống vẫn còn thấp.
+ Nguyên nhân tồn tại
- Do vị trí địa lý nằm ở xa khu vực trung tâm tỉnh, lại không thuận tiện về giao thông,
sức mua của người dân còn hạn chế nên tiềm năng phát triển dịch vụ hạn chế, ngành
dịch vụ còn đóng vai trò hết sức nhỏ bé trong nền kinh tế Yên Lập.
- Địa bàn huyện còn thiếu các điều kiện cần thiết cho phát triển SX hàng hóa. Hạ tầng
kỹ thuật mới phát triển ở mức đáp ứng yêu cầu trước mắt, chưa có khả năng đón đầu
cho phát triển mở rộng và cho tương lai dài hạn.
- Hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế XH
- Trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ cấp xã còn chưa cập nhật với tình
hình đổi mới. Khó thu hút được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao vào làm
việc lâu dài tại địa phương.
- Ngoài các khó khăn, thách thức nêu trên thì thiên tai lũ lụt, sạt lở đất, đá vẫn thường
xuyên xảy ra ở các xã trong Huyện gây khó khăn và tổn thất cho SX và cho cuộc
sống của người dân.
Từ những thực trạng nêu trên, theo tôi giải pháp đặt ra đối với Yên Lập trong
việc đẩy mạnh SX hàng hóa tại địa phương như sau:
- Giải pháp về vốn: Tăng cường nguồn vốn đầu tư về Ngân sách Nhà nước, đồng thời
thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và vốn trong dân bằng cách thúc
đẩy nhanh chóng việc hình thành các cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp vừa và
nhỏ để thu hút các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp mới thành lập và doanh
nghiệp từ ngoài vùng. Thực hiện phương châm kết hợp nhà nước và nhân dân cùng
làm trong việc lập các quỹ phát triển cơ sở hạ tầng, quỹ xây dựng nhà ở…
- Giải pháp về KH-CN: Khuyến khích đưa công nghệ SX mới vào các ngành SX và
dịch vụ để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ SX ra trên
địa bàn. Thu hút các nhà khoa học đến thực hiện nghiên cứu và đầu tư ứng dụng khoa
học công nghệ, ứng dụng các mô hình kinh tế -XH trên địa bàn. Tăng cường công tác
khuyến nông, công, thương cơ sở và phối hợp chặt chẽ với trạm khuyến nông và các
phòng chuyên môn của Huyện để tổ chức tập huấn chuyển giao kiến thức và công
nghệ mới cho nhân dân, đồng thời tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm trong
áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ.
- Giải pháp về nguồn nhân lực: nâng cao trình độ nguồn nhân lực, giải quyết việc làm
cho lao động bằng việc tăng cường hoạt động đào tạo liên kết của Trung tâm giáo dục
thường xuyên với các cơ sở đào tạo trong và ngoài vùng để bổ túc văn hoá và đào tạo
nghề nghiệp cho con em địa phương. Tạo cơ hội cho những người lao động có trình
12
độ chuyên môn, có tay nghề cao được làm việc theo đúng chuyên môn; được cống
hiến và được tôn vinh.
- Giải pháp về mở rộng thị trường: Nâng cao về số lượng và chất lượng sản phẩm
hàng hóa nhằm không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn mà mở rộng
thị trường tiêu thụ ra các địa bàn lân cận đồng thời có những sản phẩm chủ lực cho
xuất khẩu. Phát triển thị trường sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn, quan tâm
đến phát triển SX lúa nếp Gà Gáy đặc sản xã Mỹ Lung, sớm xây dựng và quảng bá
thương hiệu cho các hàng hoá có lợi thế của Huyện.
- Về tổ chức quản lý: Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ quản lý cấp huyện, xã về chuyên môn nghiệp vụ cao nhằm đáp ứng yêu cầu quản
lý Nhà nước trên địa bàn. Đồng thời tăng cường các biện pháp giáo dục cán bộ, công
chức về thẩm quyền và trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân, ý thức tận tuỵ với
công việc, góp phần nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật của đội ngũ cán bộ, công chức.
Tập trung tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn lực từ bên ngoài vào phát triển
kinh tế - XH trên địa bàn.
Liên hệ 2
Giới thiệu
Việt Trì một thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ, là đô thị trung tâm các
tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ và là một trong 11 đô thị trung tâm của Việt Nam. Việt Trì
là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật của tỉnh Phú Thọ, có vị trí quan
trọng về quốc phòng, an ninh và là đô thị động lực trong phát triển kinh tế XH của tỉnh
Phú Thọ và cả vùng Tây Đông Bắc.
Thành phố Việt Trì hiện nay có 11.175,11ha diện tích tự nhiên và 283.995 người.
Thành phố Việt Trì có 23 phường, xã trực thuộc, bao gồm:
Việt Trì là thành phố công nghiệp đầu tiên của miền Bắc Việt Nam. Thành phố có
nhiều tiềm năng phát triển công, nông, thương nghiệp và dịch vụ. Các ngành công nghiệp
phát triển gồm có: hóa chất, giấy, may mặc,...
Trên địa bàn thành phố tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty có quy mô SX công
nghiệp với tỷ trọng lớn, hằng năm đóng góp một lượng lớn nguồn ngân sách của tỉnh và
giải quyết việc làm cho nhiều lao động.
Ưu điểm
1.SX nông nghiệp
-Trồng trọt
Tp Việt trì đang đẩy mạnh áp dụng tiến bộ KHKT để đa dạng hóa và nâng cao năng
suất, chất lượng nông sản, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng SX hàng hóa,
gắn với đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đô thị, đảm bảo môi trường sinh thái…là hướng đi chủ
đạo trong nông nghiệp Việt Trì. Đến nay, phần lớn trong số hơn 2000 ha đất trồng lúa
được gieo cấy bằng các loại lúa lai, lúa chất lượng cao, đạt năng suất trung bình từ 58-62
tạ/ha, với sản lượng hàng năm trên 15.000 tấn/năm, góp phần đảm bảo một phần lương
thực cho thành phố. Vụ chiêm xuân năm 2014, Việt Trì đã đưa vào gieo cấy thử nghiệm
giống lúa Nhật Bản DS1 trên diện tích 50 ha tại xã Trưng Vương, cho năng suất trên 64
tạ/ha, giá trị kinh tế gấp 1,5 lần so với lúa thường, được đánh giá là giống lúa có năng suất
cao và được nhân rộng ở những xã có điều kiện phù hợp. Cùng với SX lương thực,
chương trình SX hoa, cây cảnh và thủy sản cũng là đích hướng tới của nông nghiệp Việt
13
Trì. Tuy mới có diện tích trên 26 ha SX hoa, tập trung ở các xã Trưng Vương,Thanh
Đình, Sông Lô, Kim Đức và một số xã khác, với các loại hoa có giá trị kinh tế cao như:
Tuy líp, Ly, Lan, Lay ơn... nhưng nghề này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay mô hình rau an toàn tại xã Tân Đức đã khẳng định được hiệu quả cũng như
thương hiệu, từ đó đã nhân rộng tại một số xã như Sông Lô, Trưng Vương. Ngoài ra, các
mô hình chăn nuôi con đặc sản, nuôi trồng thủy sản đặc sản, trồng hoa đào tại xã Thanh
Đình, Phượng Lâu, trồng cây cảnh, trồng nấm, cây dược liệu tại một số địa phương…
Thành phố Việt Trì sẽ tiếp tục có cơ chế hỗ trợ các chương trình SX nông nghiệp
trọng điểm gắn với bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm tăng giá trị trao đổi của sản phẩm; Mở rộng
cơ chế chính sách hỗ trợ đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương như
bổ sung cơ chế hỗ trợ liên kết SX các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt; có chính
sách hỗ trợ các chủng loại giống rau màu cao cấp như: dưa chuột Nhật, ớt, cà chua, bí...;
nâng mức hỗ trợ đưa cơ giới hóa vào phục vụ SX để khuyến khích nông dân đẩy mạnh áp
dụng các tiến bộ về giống, kỹ thuật gieo trồng....
-Chăn nuôi (đây là số toàn tỉnh – ví dụ)
Tổng đàn trâu 70,1 nghìn con (giảm 0,8 nghìn con), tổng đàn bò 92,6 nghìn con
(tăng 1,5 nghìn con), tổng đàn lợn 771,5 nghìn con (tăng 15,4 nghìn con), tổng đàn gia
cầm 11,4 triệu con (tăng 100 nghìn con); tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt
130,7 nghìn tấn, tăng 5,1% so với năm 2015. Diện tích nuôi thủy sản 10 nghìn ha tăng
1,4%, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 25,2 nghìn tấn, tăng 7,9% so với năm 2015.
2.SX công nghiệp
Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung thực hiện
các giải pháp thúc đẩy phát triển SX theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính
phủ như: đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, tăng cường đối thoại với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp
để kịp thời tháo gỡ khó khăn trong đầu tư và SX kinh doanh.
Chỉ số phát triển SX công nghiệp (IIP) tăng 5,2% so với năm 2015.
3.Dịch vụ
Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu SX và tiêu dùng của nhân
dân; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng XH ước đạt 19.209 tỷ
đồng, tăng 14,1% so với năm 2015. Giá cả thị trường cơ bản ổn định, không xảy ra hiện
tượng thiếu hàng gây "sốt" giá; các trung tâm thương mại lớn (BigC, Prime) hoạt động ổn
định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của nhân dân.....
Hạn chế:
SX công nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng thấp hơn bình
quân chung cả nước. Tình trạng gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất
lượng diễn biến phức tạp; việc tổ chức mạng lưới cung ứng vật tư gắn với thu mua, tiêu
thụ nông sản còn hạn chế; giá trị xuất khẩu của khu vực kinh tế trong tỉnh chiếm tỷ trọng
nhỏ; cơ sở vật chất, trình độ đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch còn hạn chế, lượng khách
lưu trú ít, mức chi tiêu thấp; tăng trưởng tín dụng không đều.
Nguyên nhân
Sức mua của thị trường yếu; vật tư nguyên liệu đầu vào, cước vận tải tăng giá; một
số dự án mới có giá trị SX lớn chưa đi vào SX kinh doanh ổn định trong năm 2014; công
tác phối hợp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp của một số ngành, địa phương còn
thiếu chủ động, chưa sâu sát cơ sở để đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời doanh
14
nghiệp gặp khó khăn; nhiều dự án vẫn khó khăn không triển khai XDCB được; dự án xây
dựng xong chưa đưa vào SX được hoặc đã SX lại giảm sản lượng.
Trách nhiệm và năng lực chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của một số ngành, địa
phương, người đứng đầu cơ quan đơn vị chưa cao, chưa quyết liệt sâu sát, chưa bám sát
địa bàn được giao, tiến độ và chất lượng công việc chưa đáp ứng yêu cầu; công tác phối
hợp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp trong đầu tư và SX kinh doanh chưa đồng bộ
và hiệu quả. Một số chủ đầu tư chưa quyết liệt đẩy nhanh tiến độ dự án và giải ngân vốn
đầu tư
Giải pháp
Triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn
2016-2025; TC thực hiện tốt Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 08/01/2014 của UBND
tỉnh thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao gtrị gia tăng và
ptriển bền vững” đến năm 2020; chú trọng thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ; trọng tâm là
khuyến khích đầu tư chăn nuôi bò thịt, trồng rau, củ, quả gắn với chế biến, nâng cao gtrị
thu nhập.
Rà soát, nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy có sản lượng lớn, SX các sản
phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh
Khuyến khích phát triển và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế
(du lịch, ngân hàng, viễn thông, đào tạo, y tế, vận tải,...); tăng cường công tác quảng bá
nâng cao vị thế của hàng hóa SX trong tỉnh thay thế dần hàng nhập khẩu;
15
Câu 8. Vận dụng vào VN (quá độ đi lên CNXH) – 3 nội dung
1. Về tính tất yếu khách quan của sự lựa chọn con đường đi lên CNXH bỏ qua Cđộ
TBCN.
- Quá trình XD CNXH ở nước ta trước đổi mới gặp ko ít khó khăn, thách thức như
đất nước rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng trầm trọng, suy thoái, đời sống nhân
dân khổ cực. Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, các nền kinh tế trên TG
đang cải tổ, đổi mới. Nền kinh tế nước ta lại là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung,
quan liêu bao cấp, lưu thông bị kìm hãm, sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế 1
cách thái quá… Đảng và dân tộc ta vẫn kiên trì con đường đi lên CNXH. Đổi mới
không phải thay đổi lựa chọn con đường đi lên CNXH bằng con đường khác, mà là
thay đổi cách thức, bước đi trong quá trình đi lên CNXH phù hợp với xu thế mới của
TG và hoàn cảnh đặc thù của VN trong giai đoạn mới.
- Quá trình nhận thức của Đảng ngày càng rõ rệt hơn về con đường đi lên CNXH
nước ta.
+ ĐHĐBTQ lần VI, Đảng ta đã khẳng định: Từ CNTB lên CNXH phải trải qua thời
kỳ quá độ là 1 tất yếu khách quan. Đó là thời kỳ cải biến CM sâu sắc, toàn diện triệt
để nhằm XD từ đầu một chế độ XH mới về cả LLSX, QHSX và kiến trúc thượng tầng.
+ ĐHĐBTQ lần VII:khẳng định đi lên CNXH là con đường tất yếu của nước ta. Phê
phán 1 số sai lầm trong quá trình XD CNXH(sai lầm do chúng ta nóng vội đi lên
CNXh ngay, chủ quan, duy ý trí, thực hiện CĐọ bao cấp lâu, triệt tiêu động lực
ptriển của XH)
+ ĐHĐNTQ lần IX: bỏ qua CĐộ TBCN tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của
QHSX và KTTTầng TBCN (thức chất đó là xoá bỏ sự bất công, ng bóc lột ng…)
nhưng tiếp thu kế thừa CNTB những thành tựu mà nhận loại đã đạt được dưới Cđộ
TBCN: như KHCNghệ để ptriển LLSX, XD ktế hiện đại.
+ Cương lĩnh XD đất nước (bổ sung, phát triển năm 2011)Đảng ta khẳng định: tiếp
tục đưa Đất Nước từng bước quá độ lên CNXH với nhận thức, tư duy đúng đắn, phù
hợp với thực tiễn VN. Mặc dù hiện tại CNTB còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản
chất vẫn là 1 chế độ áp bức bất công, mâu thuẫn cơ bản ngày càng gay gắt.
2. Về đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN
- Đặc điểm: Nc ta có đặc điểm xuất phát từ trình độ phát triển thấp, song bỏ qua chế
độ TBCN, bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, do đó trong quá trình XD CNXH cần
vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lennin, tư tưởng HCM phù hợp
với hoàn cảnh lịch sử của dân tộc.
- Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN: Bỏ qua chế độ TBCN,
nhưng ko phải bỏ qua tất cả mà chỉ bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của QHSX và
kiến trúc thượng tầng TBCN (thực chất đó là xoá bỏ sự bất công, người bóc lột
người…) nhưng tiếp thu kế thừa CNTB những thành tựu mà nhân loại đã đạt được
dưới Cđộ TBCN: như KHCNghệ để ptriển LLSX, XD ktế hiện đại.
3. Về nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN
Từ mục tiêu xây dựng CNXH, Đảng ta đã xác định những nhiệm vụ kinh tế cơ
bản trong thời kì quá độ lên CNXH ở VN bao gồm:
Thứ nhất, phát triển LLSX thông qua CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân.
- Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện CNH, HĐH đất nước gắn liền với
phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường.
16
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại, có hiều quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng,
công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế. Phát triển
nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với
công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới.
- Bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng, miền, thúc đẩy phát triển nhanh các vùng
kinh tế trọng điểm, đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng có nhiều khó khăn.
Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế.
Thứ hai, xây dựng quan hệ SX mới thông qua phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN.
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. ĐH
ĐBTQ lần XI xác định : nước ta hiện nay phát triển 4 thành phần kinh tế: thành phần
kinh tế NN, TPKTế tập thể, TPKtế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, TBản tư nhân), TPKtế
có vốn đầu tư nước ngoài.
Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng
của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh
tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng
được củng cố và phát triển. Kinh tế tư nhân là 1 trong những động lực của nền kinh
tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Thực trạng nước
ta hiện nay năng suất lao động, hiệu quả sx, kinh doanh của khối các DN NN còn
thấp, hiệu quả đóng góp của các DN NN còn chưa tương xứng với nguồn lực đang
nắm giữ. Cụ thể: khu vực DNNN hiện đang sử dụng 70% đất đai và 70% viện trợ
chính thức ODA trong lĩnh vực sxkd, 60% Tín dụng của nền kinh tế nhưng chỉ đóng
góp 32% tổng GDP cả nước.
- Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển; thực hiện phân
phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp
vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh XH, phúc lợi
XH.
Thứ ba, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Thực hiện nhất quán đường
lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng
hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của đất nước,; vì
lợi ích quốc gia, dân tộc, vì 1 nước VN XHCN giàu mạnh; là bạn, là đối tác tin cậy và
thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ XH trên thế giới.
17
Câu 9. Liên hệ việc thực hiện những nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá
độ ở địa phương cơ sở.
Liên hệ 1.
Thanh Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Phú Thọ. Phía Đông giáp
huyện Thanh Thủy và Kỳ Sơn (Hòa Bình); phía Tây giáp các huyện Yên Lập và Tân
Sơn; phía Bắc giáp với huyện Tam Nông, Yên Lập (Tây Bắc); phía Nam giáp với các
huyện và thành phố của tỉnh Hòa Bình như Đà Bắc, Hòa Bình, Kỳ Sơn. Thanh Sơn
có tổng diện tích đất tự nhiên là 62.117 ha, trong đó đất nông nghiệp là 45.724 ha
(chiếm 73,54%), đất phi nông nghiệp là 4.672 ha (chiếm 7.51%), còn lại các loại đất
khác. Huyện Thanh Sơn có 23 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thị trấn và 22 xã với
dân số 130.229 nhân khẩu gồm 17 dân tộc sinh sống.
+ Những thuận lợi cho phát triển kinh tế tại địa phương
- Quỹ đất đai dồi dào, cho phép phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp (đặc biệt là kinh
tế đồi rừng) và đáp ứng nhu cầu đất cho phát triển các lĩnh vực phi nông nghiệp.
- Tài nguyên thiên nhiên nhất là rừng khá phong phú cho phép khai thác các sản
phẩm từ rừng và trồng rừng; cho phép phát triển công nghiệp chế biến gắn với phát
triển nông, lâm nghiệp và phát triển công nghiệp khai thác đá, sắt... qui mô nhỏ.
- Môi trường không khí trong lành cùng với một số phong cảnh thiên nhiên khá đẹp
và bản sắc đa văn hoá các dân tộc Mường, Dao… là điều kiện thuận lợi cho pháp
triển du lịch sinh thái - văn hoá trong tương lai.
- Nguồn lao động dồi dào, người dân hiền hoà, cần cù chịu khó, cho phép đáp ứng
nhu cầu phát triển về mặt số lượng.
+ Những khó khăn đối với phát triển kinh tế tại địa phương
- Vị trí địa lý hẻo lánh, địa hình chia cắt nên giao thương hạn chế, khó thu hút đầu tư
vào phát triển các lĩnh vực phi nông nghiệp, đặc biệt là các ngành dịch vụ.
- Địa hình tương đối phức tạp, cùng với chế độ khí hậu - thuỷ văn khắc nghiệt gây
không ít khó khăn cho phát triển SX nông nghiệp và đời sống của nhân dân.
- Cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - XH trên địa bàn.
- Trình độ quản lý NN nói chung trên địa bàn còn hạn chế do chưa có nhiều cơ hội
tiếp cận thông tin, khoa học công nghệ và các thị trường lớn.
- Công nghệ SX nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhìn chung còn ở trình độ
thấp, sản phẩm tạo ra chưa có tính cạnh tranh cao trên thị trường.
Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế cơ bản tại địa bàn
Ưu điểm
18
Về thực hiện nhiệm vụ thứ nhất – phát triển lực lượng SX thông qua CNH, HĐH nền
kinh tế quốc dân
Chính quyền địa phương luôn coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện
CNH, HĐH đất nước gắn liền với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên,
môi trường theo đúng chủ trương của Đảng và NN. Từng bước xây dựng cơ cấu kinh
tế hợp lí, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ. Phấn đấu phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ
công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn
mới. Cụ thể:
+ Về đầu tư cho KHCN: Coi trọng việc tổ chức thu hút chuyển giao tri thức và
chuyển giao công nghệ từ cấp trên về địa phương. Chủ động tích cực hợp tác với các
cơ quan khoa học công nghệ để đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào SX, đặc
biệt là trong lĩnh vực công nghệ sinh học nhằm vào việc SX các nông sản phẩm sạch,
có chất lượng cao, các sản phẩm nhân giống, đưa các giống cây trồng vật nuôi mới
và công thức canh tác phù hợp có hquả cho các vùng đất bằng và vùng đồi cùng với
các tiến bộ trong bảo quản, chế biến nông lâm sản.
+ Về nguồn nhân lực: Nguồn lao động dồi dào, người dân hiền hoà, cần cù chịu khó,
cho phép đáp ứng nhu cầu phát triển về mặt số lượng. Toàn huyện đã triển khai thực
hiện XH hoá, đa dạng hoá công tác giáo dục, đào tạo thường xuyên nâng cao trình độ
học vấn, trình độ nghề nghiệp cho người lao động. Coi trọng hình thức truyền nghề
trong gia đình, dòng họ và trong bạn bè. Chất lượng nguồn lao động về thể lực và trí
lực đang dần được nâng lên, đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới.
+ Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nhìn chung, cơ cấu kinh tế ngành của huyện cũng
đang có sự chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng nhóm ngành nông-lâm-thuỷ
sản, tăng dần tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Cụ thể, năm
2015, tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản đạt 75.26%, công nghiệp-XD đạt 14.35% và
dịch vụ đạt 10.18%. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, mở rộng
về qui mô, ngành nghề, gia tăng sản lượng và giá trị hàng hoá. Dịch vụ phát triển khá
đa dạng về loại hình, tăng quy mô và nâng cao hiệu quả phục vụ.
Kết quả thực hiện được đều vượt mức các chỉ tiêu đề ra, cụ thể là tăng trưởng
kinh tế vượt 2,98%, giá trị SX bình quân đầu người vượt 0,1 triệu đồng. Nền kinh tế
của huyện vẫn tiếp tục tăng trưởng khá, biểu hiện sự nỗ lực không ngừng của toàn
thể Đảng Bộ và nhân dân trong công cuộc xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế.
Về thực hiện nhiệm vụ thứ hai - xây dựng quan hệ SX mới thông qua phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Chủ trương của huyện là tích cực phấn đấu phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ
chức kinh doanh và hình thức phân phối.
+ Về phát triển các thành phần kinh tế tại địa phương: Toàn huyện chú trọng phát
triển các nghề truyền thống có tiềm năng và khuyến khích mở rộng ngành nghề,
thành phần kinh tế theo chủ trương ĐH XI gồm: thành phần kinh tế NN, kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thực hiện theo đúng chủ
trương của UBND tỉnh về khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, quan tâm
chỉ đạo, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã để làm tốt khâu
dịch vụ SX, tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ; khuyến khích phát triển kinh tế trang
19
trại và các loại hình tổ hợp tác dựa trên lợi thế của địa phương về đất đai, khí hậu,
con người,...
+ Biện pháp thực hiện: Đảng bộ chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân đều
quyết tâm đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phối hợp chặt chẽ
với các cơ quan chức năng của tỉnh triển khai có hiệu quả Quy hoạch cụm công
nghiệp Giáp Lai theo phân kỳ đầu tư. Tích cực thu hút đầu tư vào các cụm công
nghiệp; các dự án gắn với hỗ trợ SX nông nghiệp, khai thác tốt những lợi thế trong
phát triển KT-XH, XD nông thôn mới.
+ Về phân phối sản phẩm XH, bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển;
thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo
mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh
XH, phúc lợi XH. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là hình thức phân phối theo kết quả
lao động tương đối công bằng và hợp lý. Đời sống của bà con nhân dân trong Huyện
đã từng bước được cải thiện. Trong các thôn bản, nhiều nhà cửa được xây dựng
khang trang hơn. Đến năm 2015, đã có 76,28% số hộ có xe máy; 82,83% số hộ có
máy thu hình.
Nhiệm vụ thứ ba - Về mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
Tại địa bàn huyện có được lợi thế về mở rộng diện tích trồng chè xuất khẩu, có một
số doanh nghiệp tư nhân đã có hàng xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài với số
lượng và chất lượng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến gỗ trên địa
bàn cũng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng nước ngoài và cũng đang có xu
hướng tăng sản lượng xuất khẩu mặt hàng này. Chính quyền địa phương cũng có các
chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn về cho thuê
đất trồng; hỗ trợ đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào SX, đặc biệt là trong lĩnh
vực công nghệ sinh học nhằm vào việc SX các nông sản phẩm sạch, có chất lượng
cao, đáp ứng được yêu cầu của bạn bè quốc tế.
Bên cạnh đó còn một số tồn tại, hạn chế sau:
SX hàng hóa chủ yếu là nông nghiệp, sx nông, lâm nghiệp, thủy sản nhỏ lẻ, thiếu sự
liên kết với chế biến, bảo quản và tạo lập thị trường đầu ra trong tiêu thụ sản phẩm;
chưa xây dựng được vùng SX hàng hóa lớn, giá trị gia tăng cao và sản phẩm có
thương hiệu; tiến độ xây dựng nông thôn mới chậm. Tiểu thủ công nghiệp và ngành
nghề trong nông thôn quy mô nhỏ, chậm phát triển.
Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; quản lý
tài nguyên đất đai, khoáng sản hiệu quả chưa cao; ô nhiễm môi trường tại một số nhà
máy, cơ sở SX; việc thu gom, xử lý rác thải khu vực nông thôn chậm được cải thiện.
Đào tạo bồi dưỡng nghề cho người lao động, nhất là cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp
xã và hợp tác xã, tuy đã được chú trọng song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế XH trên địa bàn.
Nguyên nhân tồn tại:
Nguyên nhân khách quan
- Thanh Sơn là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn, địa hình bị chia cắt; quy mô
kinh tế nhỏ, các nguồn nội lực hạn chế; hạ tầng cho phát triển kinh tế chưa được đầu
tư nhiều, nên thu hút đầu tư gặp khó khăn; biến đổi khí hậu, thiên tai xảy ra ở nhiều
nơi ảnh hưởng đến phát triển KT-XH của huyện.
20
-Tăng trưởng chưa xứng với tiềm năng phát triển, tăng trưởng chưa bền vững, thu
nhập ở nhiều nơi trong huyện vẫn thấp (đặc biệt các xã xa xôi, hẻo lánh…)
Nguyên nhân chủ quan
-Năng lực triển khai, công tác chỉ đạo, điều hành, cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết ở xã
còn hạn chế, sự phối hợp thiếu chặt chẽ; một số cơ chế, chính sách đã ban hành còn
bất cập và chậm được điều chỉnh.
-Nội lực kinh tế còn hạn chế; các thành phần, tổ chức kinh tế còn nhỏ bé về quy mô,
yếu về năng lực tài chính, công nghệ và thị trường; kết cấu hạ tầng khu, cụm công
nghiệp còn khó khăn, ít lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư
- Có cấp uỷ chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo
toàn diện trên các lĩnh vực.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn hình thức; năng lực, ý thức trách nhiệm của
một bộ phận cán bộ, đảng viên trong thực thi công vụ chưa cao; tình trạng thiếu tâm
huyết, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm vẫn còn diễn ra. Còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại
vào Nhà nước và cấp trên trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Theo tôi, để thực hiện tốt 3 nhiệm vụ trên tại địa bàn huyện cần có những giải
pháp sau
- Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ cao, nâng cao giá
trị gia tăng trên đơn vị diện tích gắn với xd nông thôn mới.
- Chú trọng công tác đào tạo nghề cũng như nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ
cán bộ lãnh đạo.
- Phát triển giao thông nội đồng, thủy lợi vùng đồi.
- Tăng cường liên kết, phối hợp giữa các xã trong địa bàn để định hướng SX, học tập
kinh nghiệm của các vùng lân cận trong phát triển SX nông lâm nghiệp.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng, bảo vệ và duy trì diện tích rừng phòng hộ,
đảm bảo gữ sự ổn định và tăng dần tỷ lệ độ che phủ của rừng.
- Nâng cao ý thức toàn dân trong huyện thực hiện nhiệm vụ trọng tâm xây dựng nông
thôn mới; chú trọng phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu gắn với phát triển SX,
nâng cao đời sống, xây dựng văn hóa cộng đồng, tập quán tốt đẹp của làng quê.
- Thúc đẩy nhanh chóng việc hình thành các cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
vừa và nhỏ để thu hút các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp mới thành lập và
doanh nghiệp từ ngoài vùng. Muốn vậy, các cụm công nghiệp này phải được xây
dựng và có cơ chế quản lý thực sự hấp dẫn. Các công trình hạ tầng công nghiệp phải
được xây dựng một cách hoàn chỉnh đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông trong nội
bộ và nối với các khu trung tâm.
- Thực hiện phương châm kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc lập các
quỹ phát triển cơ sở hạ tầng, quỹ xây dựng nhà ở....
- Chính quyền địa phương phối hợp cùng với Tỉnh đẩy mạnh việc cải cách hành
chính, huy động các dự án, các chương trình phát triển kinh tế - XH trên địa bàn
huyện với các chủ đầu tư trong và ngoài nước. Xây dựng các dự án để kêu gọi, tranh
thủ các nguồn vốn đầu tư viện trợ của các tổ chức quốc tế, các khoản vốn viện trợ
phát triển không hoàn lại và vốn vay.
21
Liên hệ 2
Giới thiệu
- Huyện ABC nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh…..diện tích……dân số………
- Có điều kiện thiên nhiên đa dạng, đất đai màu mỡ, có các khoáng sản quý, hệ thống
đầm, hồ lớn….
- Đánh giá ưu điểm: thuận lợi cho phát triển thuỷ sản, trồng rừng, làm nguyên liệu
công nghiệp…giải quyết công ăn việc làm, tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông dân…
- Đánh giá nhược điểm: Tuỷ nhiên đường xá giao thông tại các khu vực xa xôi còn
khó khăn, nên hạn chế trong trao đổi, mua bán hàng hoá….
2.Thực trạng
Ưu điểm:
- Nhiệm vụ 1:phát triển lực lượng SX thông qua CNH,HĐH nền kinh tế quốc dân
+ Khoa học công nghệ: chuyển đổi từ SX thủ công là chính sang sử dụng máy móc,
trang thiết bị hiện đại….. Hoạt động khoa học và công nghệ được triển khai đồng bộ,
đóng góp tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế -XH của tỉnh.
Các đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp nhà nước và cấp tỉnh hướng vào lĩnh vực
nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong SX nông, lâm nghiệp, đổi mới công nghệ
SX trong công nghiệp, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trường…
+ Nguồn nhân lực: được nâng cao, tổ chức nhiều lớp tập huấn, dạy nghề…
+Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ,giảm
dần tỷ trọng nông nghiệp………Chủ trương phát triển: Phát triển công nghiệp chế
biến nông, lâm sản, công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản….
- Nhiệm vụ 2: XD QHSX mới thông qua ptriển nền KTTTrường định hướng XHCH
+ Huyện chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó đẩy mạnh phát triển
kinh tế tư nhân. Tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển.
+ Tổ chức, quản lý dần được thay đổi do có sự ứng dụng của KHKT…
+ Phân phối lao động đảm bảo công bằng: DN nào, thành phần kinh tế nào đóng góp
nhiều thì đc hưởng nhiều, đóng góp ít đc hưởng ít, và bằng việc thu thuế, phí, lệ phí
để tạo nguồn ngân sách thực hiện an sinh XH….
(ý phân phối phải nói được hình thành thu nhập của ng lao động trong các thành phần
kinh tế. VD: Kinh tế tập thể (HTX); kinh tế tư nhân (là thu nhập của ng lao động ở
các doanh nghiệp tư nhân)….)
Hạn chế
-Tăng trưởng chưa xứng với tiềm năng phát triển, tăng trưởng chưa bền vững, thu
nhập ở nhiều nơi trong huyện vẫn thấp (đặc biệt các xã xa xôi, hẻo lánh…)
-Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động,
công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế…….
Nguyên nhân
-Nội lực kinh tế còn hạn chế; các thành phần, tổ chức kinh tế còn nhỏ bé về quy mô,
yếu về năng lực tài chính, công nghệ và thị trường; kết cấu hạ tầng khu, cụm công
nghiệp còn khó khăn, ít lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư
- Trách nhiệm và năng lực chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của một số ngành, địa
phương, người đứng đầu cơ quan đơn vị chưa cao, chưa quyết liệt sâu sát, chưa bám
sát địa bàn được giao, tiến độ và chất lượng công việc chưa đáp ứng yêu cầu.Một số
chủ đầu tư chưa quyết liệt đẩy nhanh tiến độ dự án và giải ngân vốn đầu tư. Công tác
22
tham mưu, đề xuất của một số sở, ngành chưa năng động và kịp thời, có nội dung còn
thiếu chính xác…..
Giải pháp
- Tích cực tìm kiếm các nguồn vốn khác nhau để đẩy mạnh ptriển kinh tế
- Tạo mọi điều kiện tốt hơn nữa cho các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là
thành phần kinh tế tư nhân
- Giúp đỡ các DN trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ, khuyến khích các DN ứng
dụng KHKT vào SX
-Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn gắn với thực hành để nâng cao trình độ tay
nghề……….
23