Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

tiểu luận cao học nội dung quy luật mâu thuẫn trong bộ “tư bản” của c mác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.24 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
Bộ Tư bản là tác phẩm thiên tài của Mác mà ông đã dành hơn bốn mươi
năm cuộc đời của mình để suy nghĩ, nghiên cứu và thể hiện. V.I.Lê-nin từng
nhận định , bộ Tư bản là “một tác phẩm chính trị kinh tế học vĩ đại nhất của
thế kỷ chúng ta”. Trong lời tựa cho lần xuất bản lần thứ nhất, bản thân C.Mác
đã chỉ rõ “trong tác phẩm này, đối tượng nghiên cứu của tôi là phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất và trao đổi thích ứng với
phương thức ấy”. Mặc dù mục đích cuối cùng của tác phẩm là tìm ra “quy
luật vận động kinh tế của xã hội hiện đại”, song những nội dung cơ bản của
phép biện chứng cũng như các quan điểm duy vật lịch sử được phân tích và
luận chứng trên một cơ sở khoa học và thực tiễn sinh động. Do đó, có thể nói
tư bản là một trong những tác phẩm chủ yếu của Mác có ý nghĩa triết học to
lớn bởi lẽ trong tác phẩm đó ông không chỉ nghiên cứu những vấn đề kinh tế
đơn thuần mà những vấn đề kinh tế được phân tích sâu sắc từ góc độ triết học.
Nội dung xuyên suốt của “Tư bản” là sự phân tích các mâu thuẫn của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (PTSXTBCN) để qua đó chứng mỉnh
rằng toàn bộ quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của chủ nghĩa tư
bản (CNTB) xét đến cùng đều dựa trên sự phát sinh, phát triển và giải quyết
liên tục những mâu thuẫn nội tại của chính nó. Trong “tư bản” những nội
dung của quy luật mâu thuẫn được phân tích một cách khá toàn diện và tương
đối rõ ràng. Trên cơ sở phê phán những quan điểm duy tâm, siêu hình Mác đã
làm sáng tỏ nhiều nội dung quan trọng xung quanh vấn đề phát triển thông
qua sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập bằng cách phân tích các
mâu thuẫn cụ thể của một đối tượng cụ thể - đó là PTSXTBCN.
Với mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về quy luật mâu thuẫn
được C.Mác trình bày trong bộ “tư bản” nên em chọn đề tài “Nội dung quy
luật mâu thuẫn trong bộ “Tư bản” của C.Mác” làm đề tài tiểu luận của
mình.
1



Tuy có nhiều cố gắng nhưng bài tiểu luận khó tránh khỏi những thiếu
sót, em rất mong nhận được ý kiến nhận xét của thầy cô để bài tiểu luận được
hoàn chỉnh hơn.
Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 2013

NỘI DUNG
1. Giới thiệu tác phẩm “tư bản” của C.Mác
Bộ “Tư bản” là tác phẩm để đời của C.Mác, là kết quả 40 năm nghiên
cứu của ông: từ năm 1843 đến năm 1883. Tác phẩm này còn có phụ đề: “Phê
phán khoa kinh tế chính trị”. Ngay khi chưa có quyển I bộ Tư bản, trong thư
gửi Ăngghen, C.Mác đã tâm sự: tôi tự coi mình thật sự là không thực tiễn nếu
như tôi chết mà không viết xong cuốn sách của mình dẫu chỉ viết xong bản
thảo mà thôi. Với trái tim và khối óc vĩ đại, bộ Tư bản - công trình đồ sộ nhất
và đặc trưng nhất của chủ nghĩa Mác đã được xuất bản lần đầu tiên trên 5.000
trang, gồm 4 quyển, 10 tập, 24 phần, 124 chương; trong đó, tập trung 3 quyển
đầu gồm 8 tập, 18 phần, 106 chương. Trong 3 quyển hình thành 5 học thuyết
lớn và rất nhiều lý luận.
Quyển I: Quá trình sản xuất của tư bản: Hình thành 3 học thuyết lớn:
học thuyết về giá trị, học thuyết về giá trị thặng dư, học thuyết về tích lũy tư
bản. Có 09 lý luận: lý luận về hàng hóa, giá trị, tiền, tư bản, giá trị thặng dư,
tiền công, tích lũy, bần cùng hóa giai cấp vô sản, tích lũy nguyên thủy tư bản
chủ nghĩa. Tập I được xuất bản năm 1967 khi Mác còn sốn
Quyển II: Quá trình lưu thông của tư bản: Hình thành học thuyết về lưu
thông tư bản. Có 05 lý luận cơ bản: lý luận tuần hoàn tư bản, chu chuyển tư
bản, tái sản xuất tư bản xã hội, phân phối sản phẩm và thu nhập quốc dân,
khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản.
2


Quyển III: Toàn bộ quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa: Hình thành học

thuyết về sự chuyển hóa của giá trị thặng dư. Có 05 lý luận: lý luận tỷ suất giá
trị thặng dư, lợi nhuận bình quân, tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay, địa
tô tư bản chủ nghĩa. Tập II và tập III do Ăngghen tập hợp, hiệu chỉnh và lần
lượt công bố vào các năm 1885 và 1894.
Tập IV đề cập tới lịch sử và phê phán các học thuyết kinh tế, có nhan đề:
Các học thuyết về giá trị thặng dư. Lúc này, Ph.Ăngghen đã qua đời và nó được
Cauxky biên tập trong thời gian từ năm 1905 đến 1910. Sau này được Viện
nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Liên Xô xuất bản từ năm 1954 đến năm 1961.
Mục đích của bộ “Tư bản” là thông qua việc giải phẫu các quan hệ kinh
tế của chủ nghĩa tư bản nhằm luận chứng một cách toàn diện hệ thống lý luận
của chủ nghĩa Mác, trong đó có các quan điểm triết học nền tảng. Tư tưởng vĩ
đại của Mác trong bộ “tư bản” thể hiện ở những phát hiện về các quy luật vận
động xã hội, tìm ra hạt nhân, động lực, tính khuynh hướng của sự vận động ấy
và hơn nữa, với sự vận dụng tài tình, sáng tạo các nguyên lý triết học, kinh tế
chính trị học, chủ nghĩa cộng sản khoa học, Mác đã chứng minh rằng chủ
nghĩa tư bản không phải là sự lựa chọn cuối cùng của nhân loại, nó nhất định
sẽ bị thay thế bởi chính sự vận ,động đi lên của lịch sử.
Quá trình Mác thực hiện tác phẩm “tư bản” trải qua 4 giai đoạn.
Phương án khời đầu từ các năm 1957 – 1958 với bản thảo “Phê phán khoa
kinh tế chính trị” và trên cơ sở đó năm 1961, Mác xuất bản lần thứ nhất “Góp
phần phê phán khoa kinh tế chính trị”. Vào các năm 1861 – 1863, Mác tiếp
tục công việc khởi đầu ấy, công bố phương án thứ hai của bộ “tư bản” vẫn với
tên gọi “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”, nó cũng đồng thời phác
thảo có hệ thống đầu tiên của tất cả bốn tập của bộ “tư bản”, bao hàm luôn
phương án duy nhất của tập IV.Vào các năm 1863 – 1865, Mác đưa ra
phương án thứ ba, ở phương án này bên cạnh những bổ sung mới cho tập I và
tập II có bài chủ đạo của tập II, trên cơ sở đó vào các năm 1866 – 1867, Mác

3



xác lập xong và hoàn chỉnh tập I. Tháng 9 năm 1967, Mác xuất bản tập I bộ
“tư bản” – đó là phương án thứ tư, phương án cuối cùng.
Với nhiều học thuyết, lý luận, bằng phương pháp biện chứng duy vật,
trong “tư bản”. người đọc sẽ tiếp nhận một cách sinh động mâu thuẫn biện
chứng khi C.Mác phân tích mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa,
quan hệ giữa nhà tư bản và người vô sản trong phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa; hiểu sâu sắc hơn về sự phát sinh và phát triển các hình thái giá trị,
từ hình thái giản đơn đến hình thái cao nhất là tiền tệ. Thật hấp dẫn khi C.Mác
phân tích bản chất bóc lột giá trị thặng dư và hình thức biểu hiện che giấu bóc
lột giá trị thặng dư - lợi nhuận, làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền sinh ra
lợi nhuận, lừa người ta rằng chủ nghĩa tư bản là sòng phẳng; nhận thức đầy đủ
hơn mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; vai
trò, bản chất của đấu tranh giai cấp; lịch sử phát triển của các hình thái kinh tế
- xã hội; sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản; liên minh công nông …
Trước những kết luận chính trị của bộ Tư bản, biết bao nhà lý luận
chính trị, nhà khoa học nói, ca ngợi, tìm hiểu về nó, nhưng kẻ thù và các thế
lực phản động đã căm thù, tìm cách công kích, bôi nhọ, xuyên tạc chủ nghĩa
Mác, thậm chí còn lợi dụng, giả danh nó để mưu lợi ích giai cấp mình.
Ănghen đã nhận xét: Học thuyết của Mác là một học thuyết vạn năng vì nó
chính xác, hoàn bị và chặt chẽ, … cũng chính vì thế mà C.Mác là người bị thù
oán nhất, bị vu khống nhiều nhất
2. Nội dung quy luật mâu thuẫn trong bộ “Tư bản” của C.Mác
Trong bộ “Tư bản” chứa đựng những tư tưởng phong phú và sâu sắc về
lý luận mâu thuần biện chứng. Nó chỉ ra một cách rõ ràng rằng, mâu thuẫn là
sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập; hai mặt đối lập dù có khuynh
hướng vận động trái ngược nhau, bài trừ, phủ định, đấu tranh với nhau nhưng
đồng thời lại thống nhất với nhau, không tách rời nhau; sự phát triển là một
quá trình bao hàm những mâu thuẫn, nguồn gốc của sự vận động phát triển là
4



sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; đặc điểm của chủ nghĩa tư bản
(CNTB) là sự tồn tại mâu thuẫn đối kháng của những quan hệ giai cấp....
Chính những mâu thuẫn trong CNTB hình thành, phát triển gay gắt không thể
điều hòa tất yếu sẽ dẫn đến việc phá vỡ CNTB, mở đường cho sự ra đời của
một xã hội mới.
Trong bộ tư bản, C.Mác hiểu các mặt đối lập một cách biện chứng, tức
là không phải như một trạng thái đứng im mà như một quá trình đối lập nhau.
Mâu thuẫn theo nghĩa rộng chính là sự tác động qua lại giữa hai mặt đối lập,
không có sự vật nào không có mâu thuẫn vì sự vật nào cũng có mặt đối lập.
Còn mâu thuẫn biện chứng theo nghĩa hẹp là hai mặt đối lập cùng tồn tại
trong một sự vật và nó có sự tác động qua lại lẫn nhau.
Ví dụ như khi nghiên cứu tính mâu thuẫn của quá trình sản xuất ra giá
trị thặng tuyệt đối, Mác nhận thấy xung đột của hai khuynh hướng là kéo dài
ngày lao động, hạn chế nó bởi một chuẩn mực bị quy định bởi sự tái sản xuất
ra sức lao động và nêu đặc trưng sự xung đột này là sự tương phản. Ở đây,
yêu cầu của nhà tư bản và người công nhân với tính cách là hai nhân tố hợp
quy luật của quá trình không bắt nguồn từ những căn cứ khác nhau, không từ
ngoài đến mà nảy sinh cũng từ cái quy luật sự trao đổi hàng hóa giữa tư bản
và sức lao động. Nghĩa là mâu thuẫn nảy sinh trong chính bản thân sự vật.
Chúng là quy định cần thiết như nhau và xuất hiện đồng thời của cùng một
quá trình duy nhất – quá trình trao đổi hàng hóa giữa tư bản và sức lao động
“...ở đây có mâu thuẫn, quyền đối lập với quyền, cả hai quyền đó đều được
quy luật trao đổi hàng hóa phê chuẩn một cách như nhau.
Trong một mâu thuẫn, các mặt đối lập có tính độc lập tương đối chứ
không phải là những bản chất độc lập. Khi nghiên cứu hàng hóa, C.Mác đã
phát hiện ra mâu thuẫn căn bản bên trong của nó – hàng hóa một mặt là giá trị
sử dụng, mặt khác là giá trị. Nghĩa là hàng hóa bao gồm hai nhân tố, hai mặt
đối lập nhau. Hai mặt đó tạo thành mâu thuẫn nội tại của hàng hóa bởi chúng

gắn liền với nhau, không tách rời nhau, là điều kiện tồn tại cho nhau, đồng
5


thời cũng bài trừ và phủ định lẫn nhau. Trong phạm vi của sản xuất hàng hóa,
không thể có giá trị nếu không có giá trị sử dụng và ngược lại: “Như vậy là sự
đối lập nội tại ẩn giấu ở trong hàng hóa, giữa giá trị sử dụng và giá trị, đã biểu
lộ ra thông qua sự đối lập ở bên ngoài, tức là thông qua mối quan hệ giữa hai
hàng hóa, trong đó một hàng hóa – tức là hàng hóa mà giá trị phải biểu hiện ra
– thì chỉ trực tiếp đóng vai trò giá trị sử dụng, còn hàng hóa kia – tức là hàng
hóa trong đó giá trị được biểu hiện – thì chỉ trực tiếp đóng vai trò giá trị trao
đổi. Do đó, hình thái đơn giản của giá trị một hàng hóa là hình thái biểu hiện
đơn giản của sự đối lập chứa đựng trong hàng hóa đó giữa giá trị sử dụng và
giá trị”.
Để thỏa mãn nhu cầu của người mua, hàng hóa phải có một giá trị sử
dụng nhất định nhưng giá trị sử dụng chỉ có ý nghĩa đối với người sản xuất ra
nó vì nếu không có nó thì sẽ không thực hiện được giá trị, giá trị của hàng hóa
chỉ có thể được thực hiện khi nó mang hình thái của mặt đối lập với nó, tức
giá trị sử dụng.
Mặt khác, hai mặt đó lại nói lên rằng các hàng hóa vừa khác biệt về
chất nhưng đồng thời cũng lại đồng nhất với nhau về chất; hơn nữa mặc dù
cùng tồn tại trong một hàng hóa nhưng quá trình thực hiện chúng lại tách rời
nhau cả về không gian và thời gian. Người sản xuất ra hàng hóa có trong tay
mình giá trị sử dụng nhưng đó không phải là mục đích của họ mà họ quan tâm
đến giá trị hàng hóa; ngược lại, người mua cần giá trị sử dụng nhưng trước hết
họ phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Điều đó đã được C.Mác khái quát:
“Tất cả các hàng hóa đều không phải là giá trị sử dụng đối với người chủ của
chúng. Do đó, hàng hóa phải luôn luôn chuyển từ tay người này sang tay
người khác đó là sự trao đổi hàng hóa và sự trao đổi đó làm cho các hàng hóa
quan hệ với nhau với tư cách là những giá trị và được thực hiện với tư cách là

những giá trị. Vì vậy, các hàng hóa phải được thực hiện với tư cách là những
giá trị trước khi chúng có thể được thực hiện với tư cách là những giá trị sử

6


dụng. Mặt khác, trước khi hàng hóa có thể thực hiện với tư cách là những giá
trị thì chúng phải chứng tỏ rằng chúng là những giá trị sử dụng”.
Toàn bộ quá trình theo dõi các mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, cách
giải quyết chúng và sự tái hiện chúng về đại thể là như sau: “... tùy theo mức
độ chúng ta thâm nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế này, chúng ta cần phải,
một mặt, vạch ra những tính quy định ngày càng mới của mâu thuẫn đó ( mâu
thuẫn vốn có của hàng hóa ); mặt khác, cần phải chỉ rõ những hình thức trừu
tượng hơn của nó được chứa đựng và lặp lại trong những hình thức cụ thể hơn
của nó như thế nào”.
Quy luật mâu thuẫn được C.Mác rất quan tâm nghiên cứu trong bộ “tư
bản” vì mục đích cuối cùng chính là tìm ra mâu thuẫn của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa, chứng minh rằng nó có quá trình phát sinh, hình thành,
phát triển và diệt vong bởi những mâu thuẫn vốn có bên trong lòng nó.
Trong quyển 4 của bộ “tư bản”, C.Mác đã chỉ rõ tại sao các nhà kinh tế
học tư sản lại bị thất bại bởi vì có hai khuynh hướng: che đậy mâu thuẫn vốn
có của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, khẳng định có mâu thuẫn nhưng hiểu
mâu thuẫn chỉ là sự thống nhất, cứng đờ, không có quá trình tác động qua lại
lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau, cũng như mâu thuẫn phải trải qua các cung
bậc khác nhau thì mới đạt đến sự chín muồi của nó.
Hê-ghen đã đi từ đồng nhất đến khác biệt đến các mặt đối lập đến mâu
thuẫn đến sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập thì mới hình thành sự vật mới.
Chuyển hóa có ba nghĩa: một bộ phận của mặt đối lập này thành một bộ phận
của mặt đối lập khác; cả mặt đối lập này chuyển thành cả mặt đối lập khác; cả
hai mặt đối lập tự triệt tiêu nhau dẫn đến sự hình thành hai mặt đối lập mới

trong sự vật mới.
Nghiên cứu hàng hóa, C.Mác đã phát hiện ra mâu thuẫn căn bản là giá
trị sử dụng và giá trị trong hàng hóa nghĩa là hàng hóa bao gồm hai mặt đối
lập cùng tồn tại, không tách rời nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau nếu không
có giá trị sử dụng thì cũng không có giá trị và ngược lại.
7


Để thỏa mãn nhu cầu của người mua, hàng hóa phải có một giá trị sử
dụng nhất định. Đối với người sản xuất thì giá trị sử dụng chỉ là phương tiện
để đạt được giá trị nhưng không thể đạt được giá trị nếu không có giá trị sử
dụng. Hơn nữa, mặc dù cùng tồn tại trong cùng một hàng hóa nhưng quá trình
thực hiện chúng lại tách rời nhau cả về không gian và thời gian. Người sản
xuất ra hàng hóa có trong tay mình giá trị sử dụng nhưng đó không phải là
mục đích họ quan tâm, họ tạo ra giá trị sử dụng là nhằm để đạt tới giá trị của
hàng hóa.
Ngược lại, người mua cần giá trị sử dụng nhưng lại phải quan tâm đến
giá trị. Việc chỉ ra mâu thuẫn trong hàng hóa là chỉ ra sự liên hệ và phủ định
lẫn nhau giữa giá trị và giá trị sử dụng.
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất ra hàng hóa là mâu thuẫn giữa
lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng và lao động trừu tượng tạo ra giá trị,
giữa lao động tư nhân và lao động xã hội, mâu thuẫn giữa người với người
trong sản xuất hàng hóa. Ta có thể đi đến kết luận lao động sản xuất ra hàng
hóa chứa đầy mâu thuẫn. Từ đó, C.Mác phân tích mâu thuẫn giữa hàng hóa và
tiền tệ. Khi tiền xuất hiện thì thế giới hàng hóa được phân ra thành hai cực đối
lâp: một cực là những hàng hóa thông thường, đại biểu của những giá trị sử
dụng, còn cực kia là hàng hóa đóng vai trò tiền tệ đại biểu cho giá trị.
Trong chủ nghĩa tư bản đã tiềm ẩn những nguy cơ của cuộc khủng
hoảng bởi nó thể hiện mâu thuẫn giữa hàng hóa và tiền tệ. Sự đối lập giữa
hàng hóa và tiền tệ thể hiện rõ hơn khi C.Mác nghiên cứu các chức năng của

tiền tệ: là phương tiện thanh toán, để tích trữ, chức năng tiền tệ thế giới... Xét
về mặt lịch sử thì đi từ sản xuất hàng hóa giản đơn đến sản xuất hàng hóa tư
bản chủ nghĩa. Chính sự nảy sinh, phát triển giữa sản xuất và lưu thông hàng
hóa giản đơn là tiền để lịch sử của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, trên cơ
sở phân tích những mâu thuẫn trong sản xuất và lưu thông hàng hóa giản đơn,
C.Mác vạch ra những mâu thuẫn của sản xuất tư bản chủ nghĩa.

8


Xuất phát từ chỗ xác định mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa
không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, hơn nữa còn là giá trị thặng dư,
C.Mác đã phát hiện ra mâu thuẫn ẩn chứa trong công thức chung của tư bản.
C.Mác viết: tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất
hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời
không phải trong lưu thông.
Nguồn gốc của giá trị thặng dư chính là sự bóc lột lao động làm thuê,
tiền chỉ trở thành tư bản khi và chỉ khi các nhà tư bản tìm thấy trên thị trường
một loại hàng hóa đặc biệt mà nó làm gia tăng giá trị, đó chính là hàng hóa
sức lao động. Tính hai mặt của sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng thể hiện
sâu sắc hơn. C.Mác bắt đầu nghiên cứu dần tư bản bất biến và tư bản khả
biến, chức năng của từng bộ phận trong quá trình tạo ra giá trị thặng dư.
Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là mâu
thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng tăng của lực lượng sản xuất với sở
hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Điều này buộc C.Mác phải nghiên cứu các
phương thức sản xuất giá trị thặng dư: phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
tuyệt đối bằng cách kéo dài ngày lao động; phương pháp sản xuất giá trị thặng
dư tương đối chẳng hạn như phát triển máy móc, cải tiễn kỹ thuật, tăng năng
suất lao động, tăng cường độ lao động...
Máy móc làm tăng của cải xã hội nhưng trong sản xuất tư bản chủ

nghĩa nó làm con người trở lên bần cùng hóa, máy móc ra đời phản ánh bước
tiến trong sự chinh phục tự nhiên của con người nhưng việc sử dụng máy móc
trong sản xuất tư bản chủ nghĩa lại nô dịch người lao động. Đáng lẽ máy móc
phải góp phần làm giảm nhẹ lao động của con người nhưng trong chủ nghĩa
tư bản nó lại làm tăng cường độ lao động của họ. Những mâu thuẫn này gắn
liền với quan hệ sở hữu trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. C.Mác viết: “của
cải xã hội càng nhiều, tư bản hoạt động càng lớn thì tầng lớp cùng khổ trong
giai cấp công nhân ngày càng đông và đội quân công nghiệp trù bị càng lớn
thì sự bần cùng chính thức càng lớn. Đó là quy luật chủ yếu của sự phát triển
9


sản xuất tư bản chủ nghĩa”. Mâu thuẫn ấy không thể giải quyết được triệt để
khi phương thức sản xuất ấy vẫn còn.
Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữa các nhà tư bản ngày càng trở lên khốc liệt
vì mâu thuẫn giữa tích tụ và cạnh tranh. Tất cả những mâu thuẫn ấy tiềm ẩn
những cuộc khủng hoảng quy mô lớn. Mâu thuẫn này là tiền đề cho sự xuất
hiện các cuộc cách mạng xã hội như là kết quả tất yếu của việc giải quyết mâu
thuẫn này sinh trong lòng xã hội tư bản. Những cuộc khủng hoảng của chủ
nghĩa tư bản chứng tỏ rằng sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn vấp phải những
chướng ngại cần phải vượt qua song khi vượt qua được chướng ngại cũ nó lại
tạo ra những chướng ngại phức tạp hơn. Vì vậy, cùng với việc phân tích sâu
sắc những mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản C.Mác còn phê phán, đấu
tranh không khoan nhượng với những quan điểm duy tâm siêu hình đang tìm
mọi cách che đậy, xóa nhòa những mâu thuẫn không thể điều hòa của chủ
nghĩa duy vật. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà bộ “tư bản” có phụ đề:
“Phê phán khoa kinh tế chính trị”.
Trong bộ “tư bản”, C.Mác đã chỉ ra rằng tất cả những quan hệ kinh tế
của sản xuất hàng hóa đều chứa đựng những mâu thuẫn nội tại và chỉ trên cơ
sở phân tích những mâu thuẫn mới có thể hiều được thực chất của các quan hệ

đó. Các mặt đối lập của mâu thuẫn luôn vận động, phát triển và cũng chỉ trong
quá trình vận động, các mâu thuẫn mới được giải quyết. Qua sự phân tích
nguồn gốc ra đời của tiền tệ, C.Mác đã khẳng định: “quá trình trao đổi hàng
hóa chứa đựng mâu thuẫn và loại trừ lẫn nhau. Sự phát triển của hàng hóa
không xóa bỏ được các mâu thuẫn đó mà lại tạo ra một hình thái trong đó các
mâu thuẫn ấy tiếp tục quá trình vận động phát triển và đó cũng chính là
phương pháp giải quyết các mâu thuẫn hiện thực”.
Sự phân tích của C.Mác về nguồn gốc của tiền tệ cho thấy những mâu
thuẫn vốn có của hàng hóa và của lao động sản xuất ra hàng hóa ngày càng
phát triển và trở nên sâu sắc cùng với sự phát triển của phân công lao động xã
hội, sự mở rộng của nền sản xuất hàng hóa. Gắn với quá trình đó, lực lượng
10


sản xuất ngày càng xã hội hóa, mối quan hệ giữa những người sản xuất ngaỳ
càng thêm sâu sắc và do đó, mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu
tượng, giữa lao động tư nhân và lao động xã hội cũng trở nên sâu sắc đòi hỏi
được giải quyết.
Những mâu thuẩn ấy được giải quyết do sự phân đôi của thế giới hàng
hóa thành hai cực: hàng hóa và tiền tệ: “Quá trình lịch sử của sự mở rộng và
ăn sâu của trao đổi ngày càng tăng thêm sự đối lập đang âm ỉ ở trong bản chất
của hàng hóa, giữ giá trị và giá trị sử dụng. Nhu cầu phải làm cho sự đối lập
đó biểu hiện ra ở bên ngoài để phục vụ cho giao dịch, đã hướng đến chỗ làm
nảy sinh một hình thái độc lập của giá trị hàng hóa và nhu cầu đó không lúc
nào im tiếng cho tới khi, cuối cùng, người ta đạt được hình thái đó bắng cách
tách đôi hàng hóa thành hàng hóa và tiền. Vì vậy, các sản phẩm lao động
được chuyển hóa thành hàng hóa đến đâu thì hàng hóa cũng chuyển hóa thành
tiền đến đó”. Như vậy, tiền tệ xuất hiện như là kết quả tất yếu của một quá
trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn đặt ra trong quá trình phát triển lâu
dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Những mâu thuẫn của hàng hóa và của

lao động sản xuất hàng hóa phát triển và được giải quyết trong quá trình trao
đổi, trong mối quan hệ qua lại giữa các hàng hóa. Song, khi tiền tệ xuất hiện
thì thế giới hàng hóa phân thành hai cực đối lập – một cực là những hàng hóa
thông thường, đại biểu cho những giá trị sử dụng còn cực kia là hàng hóa
đống vai trò tiền tệ, đại biểu cho giá trị.
Sự phân tích trong bộ “tư bản” cho thấy: sự thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập không phải là sự tĩnh tại mà nó có quá trình vận động
phát triển không ngừng. Nói các khác, mâu thuẫn của một sự vật không xuất
hiện một cách hoàn toàn rõ ràng và đầy đủ ngay từ đầu, chẳng hạn như hai
hành vi: mua và bán.
Trong sự phân tích các mâu thuẫn phải quan tâm tới hai yếu tố gắn liền
với nhau được bao chứa trong mâu thuẫn ấy – sự quy định lẫn nhau và cả sự
phủ định, bài trừ, đấu tranh lẫn nhau. Khi phân tích sự phát triển các hình thái
11


của giá trị, C.Mác đã cho thấy những mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá
trị, giữa lao động tư nhân và lao động xã hội không xuất hiện đầy đủ ngay từ
đầu và cùng một lúc. Sự đối lập ấy lúc đầu xuất hiện là một sự khác nhau căn
bản, sau đó mới trở thành sự đối lập trong quá trình phát triển. Điều đó cũng
có nghĩa, sự khác nhau và sự đối lập là hai giai đoạn khác nhau trong sự phát
triển của mâu thuẫn.
Trong hình thái giản đơn của giá trị đã chứa đựng những mâu thuẫn, là
cơ sở của sự phân đôi hàng hóa. Trong hình thái đó, mâu thuẫn giữa giá trị sử
dụng và giá trị biểu hiện ra thành sự đối lập bên ngoài, giữa hình thái ngang
giá và hình thái tương đối, trong đó “Hình thái tương đối của giá trị và hình
thái ngang giá là hai yếu tố liên quan với nhau, quyết định lẫn nhau, không
thể tách rời nhau, nhưng đồng thời lại là hai cực không dung nhau, hay đối lập
nhau”.
Trong sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, hính thái giản

đơn của giá trị trở thành chướng ngại cho sự phát triển, mâu thuẫn sâu sắc
giữa lao động tư nhân và lao động xã hội cùng biểu hiện của nó là mâu thuẫn
giữa giá trị sử dụng và giá trị tìm được “lối thoát” cho nó – lúc đó hình thái
giản đơn nhường chỗ cho hình thái đầy đủ của giá trị. Tuy nhiên, những mâu
thuẫn của hàng hóa và lao động sản xuất hàng hóa vẫn không ngừng phát
triển và trở nên sâu sắc dẫn đến sự ra đời hình thái chung của giá trị và rồi sự
xuất hiện của tiền tệ. Sự phân tích quá trình này đã chứng tỏ rằng, những mâu
thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị, giữa lao động cụ thể và lao động trừu
tượng, giữa lao động tư nhân và lao động xã hội ngày càng sâu sắc trong quá
trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa được giải quyết trong việc
thế giới hàng hóa phân đôi thành hàng hóa và tiền tệ.
Điều đó cũng có nghĩa là, sự xuất hiện mâu thuẫn, sự đấu tranh của các
mặt đối lập, việc giải quyết mẫu thuẫn là một quá trình, bao gồm những giai
đoạn, những trình độ khác nhau. Mâu thuẫn cũ mất đi sẽ nảy sinh mâu thuẫn
mới. Những mâu thuẫn của hàng hóa chỉ là khởi điểm cho sự vận động của
12


những mâu thuần trong sản xuất hàng hóa, sự phân đôi thế giới hàng hóa
thành hai cực không có nghĩa là chấm dứt mâu thuẫn mà trái lại nó cho thấy
những mâu thuẫn ấy ngày càng sâu sắc và trở nên gay gắt hơn. Sự xuất hiện
của tiền tệ đã tách hành vi duy nhất mua và bán (quá trình mua đồng thời
cũng là quá trình bán và ngược lại, theo công thức H – H) thành hai bộ phận
đối lập: bán và mua (theo công thức H – T –H). Chính điều đó tiềm ẩn những
nguy cơ của cuộc khủng hoảng.
Như vậy, tiền tệ xuất hiện lại làm nảy sinh mâu thuẫn mới, mâu thuẫn
giữa hàng hóa và tiền tệ. C.Mác chỉ rõ sự đối lập giữa hàng hóa và tiền tệ phát
triển ngày càng sâu sắc hơn qua việc phân tích các chức năng của tiền tệ. Mâu
thuẫn này chính là tiền đề cho sự xuất hiện những cuộc khủng hoàng kinh tế
trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và “Trong thời gian khủng hoảng, sự đối

lập giữa hàng hóa và hình ảnh giá trị của nó, tức là tiền, đã phát triển lên
thành một mâu thuẫn tuyệt đối”.
Sự phân tích những mâu thuẫn trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
giản đơn thông qua việc nghiên cứu về hàng hóa, về lao động sản xuất hàng
hóa, về sự phát triển các hình thái giá trị và trong các chức năng của tiền tệ là
sự
tổng hợp cả một giai đoạn lịch sử mà trong đó những điều kiện để biến
sản xuất hàng hóa giản đơn thành sản xuất TBCN từng bước được hình thành.
Tiền tệ là sản phẩm cuối cùng của sự phát triển của những mâu thuẫn trong
sản xuất và lưu thông hàng hóa giản đơn nhưng đồng thời lại là hình thái biểu
hiện đầu tiên của tư bản bởi lẽ mối tư bản lúc đầu bao giờ cũng mang hình
thái một lượng tiền nhất định và lượng tiền đó được chuyển thành tư bản theo
một phương thức cụ thể.
Xét về mặt lịch sử, sản xuất hàng hóa giản đơn ra đời trước hình
thái cao của nó là sản xuất hàng hóa TBCN và chính sự nảy sinh, phát triển
của những mâu thuẫn trong sản xuất và lưu thông hàng hóa giản đơn là tiền
đề lịch sử của sự hình thành sản xuất TBCN. Do đó, trên cơ sở của sự phân
13


tích những mâu thuẫn trong sản xuất và lưu thông hàng hóa giản đơn, C.Mác
đã vạch ra những mâu thuẫn của sản xuất TBCN. Xuất phát từ chỗ xác định
được mục đích của sản xuất không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, hiwn
nữa lại là giá trị tăng thêm – tức giá trị thặng dư, C.Mác đã phát hiện ra mâu
thuẫn ẩn chứa trong công thức chung của tư bản. C.Mác đã chỉ ra nguồn gốc
duy nhất của giá trị thặng dư là bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê.
Tiền tệ chỉ có thể trở thành tư bản khi các các nhà tư bản tìm thấy trên thị
trường một loại hàng hóa đặc biệt mà giá trị sử dụng của nó có khả năng làm
tăng giá trị, đó là hàng hóa sức lao động. Do đó, sự chuyển biến của tiền tệ
thành tư bản diễn ra đồng thời ở trong và ở ngoài phạm vi lưu thông.

Quá trình sản xuất TBCN là quá trình đồng thời sản xuất ra giá
trị sử dụng và giá trị thặng dư. Đó cũng chính là tính hai mặt của sản xuất
TBCN và tính hai mặt đó phản ánh sự sâu sắc thêm của những mâu thuẫn của
sản xuất hàng hóa, như chính C.Mác khẳng định: “Như ta thấy, sự khác nhau
mà chúng ta đã nêu ra trước đây khi phân tích hàng hóa giữa lao động tạo ra
giá trị sử dụng và cũng lao động ấy khi nó tạo ra giá trị, bây giờ lại biểu hiện
ra như là sự khác nhau giữa những mặt khách nhau của quá trình sản xuất” và
“Giống như bản thân hàng hóa sự thống nhất giữa giá trị sử dụng và giá trị,
quá trình sản xuất hàng hóa cũng phải là một sự thống nhất giữa quá trình lao
động và quá trình tạo ra giá trị”.
Đi sâu nghiên cứu về các bộ phận của tư bán, sự phân chia thành
tư bản bất biến và tư bản khả biến cho thấy, với việc phát hiện ra tính chất hai
mặt trong mâu thuẫn của lao động sản xuất hàng hóa đã chứng minh vai trò
khác nhau các yếu tố của lao động trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, chức năng
của từng bộ phận khác nhau cấu thành tư bản trong quá trình tạo ra giá trị
thặng
dư. Do đó, nền sản xuất TBCN mang đặc trưng chủ yếu là nó được
hình thành, phát triển dựa trên mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp
tư sản. Sự phân tích về tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư
14


càng cho thấy sự gay gắt thêm của mâu thuẫn giữa hai giai cấp đó. Mâu thuẫn
ấy phát triển và trở lên sâu sắc thêm trong cuộc đấu tranh về thời gian lao
động.
C.Mác tiếp tục làm rõ thêm mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai
cấp tư sản ngày càng gay gắt qua việc nghiên cứu các phương pháp sản xuất
ra giá trị thặng dư. Khi cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại ngày
công lao động bị kéo dài đã dẫn đến việc ngày lao động dược pháp luật quy
định thì giai cấp tư sản lại tìm ra những biện pháp mới để có thể tăng giá trị

thặng dư đó là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
C.Mác đã chỉ ra những nghịch lý của việc sử dụng máy móc trong nền
công nghiệp TBCN thể hiện ở chỗ: máy móc xuất hiện lẽ ra thời gian lao
động phải được rút ngắn nhưng trái lại, việc sử dụng máy móc trong sản xuất
TBCN lại kéo dài thêm ngày lao động của người công nhân, máy móc xuất
hiện lẽ ra phải góp phần giảm nhẹ lao động của con người nhưng trong sản
xuất TBCN lại làm tăng cường độ lao động của họ; máy móc làm tăng của cải
xã hội nhưng trong sản xuất TBCN người lao động lại trở nên bần cùng hóa...
Những mâu thuẫn ấy gắn liền với quan hệ sở hữu trong nền sản xuất TBCN,
với tính chất của đại công nghiệp TBCN.
Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản cùng những mâu
thuẫn nội tại khác của CNTB ngày càng trở nên sâu sắc và chính nó sẽ chuẩn
bị những tiền đề khách quan cần thiết cho sự ra đời của một xã hội mới. Luận
điểm đó được C.Mác làm rõ khi tiếp tục nghiên cứu quá trình tái sản xuất tư
bản, sự chuyển hóa trở lại của giá trị thặng dư thành tư bản, những quy luật
chung của tích lũy TBCN... Đặc biệt, khi phân tích về tái sản xuất mở rộng và
tích lũy của tư bản, C.Mác cho thấy sự đối lập giữa giai cấp công nhân và giai
cấp tư sản là không thể điều hòa bởi “sự tích lũy nghèo khổ tương ứng với sự
tích lũy tư bản”, và “tích lũy của cải ở một cực này đồng thời cũng có nghĩa là
tích lũy sự nghèo khổ, sự đau khổ của lao động, sự nô lệ, sự dốt nát, sự cục
cằn và sự trụy lạc tinh thần ở cực đối lập, tức là ở phía giai cấp sản xuất ra
15


bản thân sản phẩm của mình với tư cách là tư bản”. Cùng với tái sản xuất mở
rộng, với tích lũy tư bản thì sự bóc lột công nhân cũng được mở rộng và do
đó mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản cũng vì thế mà ngày
càng sâu sắc. Điều đó được C.Mác diễn đạt trong quy luật phổ biến của tích
lũy tư bản: “Của cải xã hội càng nhiều, tư bản hoạt động càng lớn, quy mô và
cường độ tăng thêm tư bản càng lớn... những tầng lớp cùng khổ trong giai

cấp công nhân càng đông và đội quân công nghiệp trù bị càng lớn thì sự bần
cùng chính thức càng lớn. Đó là quy luật tuyệt đối, phổ biến của tích lũy tư
bản chủ nghĩa. Đồng thời với quá trình đó, tích lũy tư bản thúc đẩy quá trình
tích tụ và tập trung tư bản diễn ra nhanh chóng, mâu thuẫn và cạnh tranh giữa
các nhà tư bản cũng trở nên ngày càng khốc liệt....
Những mâu thuẫn ấy chỉ có thể giải quyết một cách triệt để khi những
cơ sở của chúng không còn. Nghĩa là, những mâu thuẫn ấy không thể giải
quyết trong khuôn khổ của CNTB, nhưng mặt khác chính nó lại tạo tiền đền
cho việc xóa bỏ những cơ sở làm nảy sinh ra những mâu thuẫn ấy. Những
mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị, giữa lao động cụ thể và lao động
trừu tượng, giữa lao động tư nhân và lao động xã hội... phát triển đầy đủ trong
khuôn khổ CNTB dẫn đến những cuộc khủng hoảng quy mô lớn và phản ảnh
rõ ràng tính lịch sử của phương thức sản xuất TBCN.
Sự phân tích trong bộ “tư bản” còn chứng minh rằng, sự vật chứa đựng
nhiều mâu thuẫn khác nhau song chúng có quan hệ mật thiết với nhau và đều
bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của sự vật. Xuất phát từ sự phân tích những
mâu thuẫn nội tại của hàng hóa và lao động sản xuất hàng hóa, những mâu
thuẫn của hàng hóa và tiền tệ...., C.Mác đã vạch ra mâu thuẫn cơ bản của nền
sản xuất TBCN chính là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càng xã hội
hóa cao với quan hệ sản xuất dựa trên sự chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu
sản xuất.
Trong những cuộc khủng hoảng, sự đối lập giữa giá trị sử dụng và giá
trị cũng như biểu hiện bên ngoài của nó là sự đối lập giữa hàng hóa và tiền tệ
16


đều phát triển đến đỉnh cao của nó. Mặt khác, mâu thuẫn giữa hàng hóa và
tiền tệ trong những cuộc khủng hoảng của CNTB cũng chỉ là sự biểu hiện của
mâu thuẫn cơ bàn của CNTB mà thôi. Những cuộc khủng hoảng của CNTB
còn chứng tỏ rằng, sản xuất TBCN luôn vấp phải những chướng ngại phải

vượt qua song nếu vượt qua được chướng ngại cũ nó sẽ lại tạo ra những
chướng ngại mới lớn hơn, phức tạp hơn. Cùng với việc phân tích sâu sắc
những mâu thuẫn nội tại của CNTB, C.Mác đã phê phán sâu sắc, đấu tranh
không khoan nhượng với những quan điểm duy tâm, siêu hình đang tìm mọi
cách che đậy, xoa dịu, xóa nhòa những mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa
của CNTB. Trong bộ “tư bản” cũng đã làm sáng tỏ quy luật hình thành và
phát triển của CNTB, chỉ ra vai trò cùng như những hạn chế lịch sử của nó,
đồng thời luận chứng sự xuất hiện các tiền đề cho cuộc cách mạng XHCN
như là kết quả tất yếu của sự gay gắt của các mâu thuẫn mà bản thân sự phát
triển của CNTB sinh ra; chứng minh những mâu thuẫn của CNTB không thế
tự khắc phục trong khuôn khổ của chế độ đó mà phải trên cơ sở xóa bỏ những
tiền đề của mâu thuẫn ấy, tức PTSXTBCN. Mặt khác, chính bản thân
PTSXTBCN trong sự phát triển của nó lại tạo ra những điều kiện, tiền đề
khách quan cho một phương thức sản xuất mới cao hơn.
C.Mác chứng minh rằng mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản không thể tự
khắc phục trong khuôn khổ của chế độ đó mà phải trên cơ sở xóa bỏ những
tiền đề của mâu thuẫn ấy. Những mâu thuẫn giữa hai giai cấp (tư sản, vô sản)
ngày càng gay gắt thì chỉ có thể giải quyết bằng cách mạng xã hội mà thôi.
C.Mác viết: “ Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hóa lao động đạt đến cái
điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng
nữa, cái vỏ đó vỡ tung ra. Giờ tận số của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đã
điểm. Những kẻ đi tước đoạt bị tước đoạt”.

17


KẾT LUẬN
Bộ “tư bản” khẳng định ý nghĩa to lớn của nó không dừng lại ở lý luận
kinh tế học chính trị mà còn cho thấy ý nghĩa vĩ đại của nó về mặt triết học
18



cũng như về lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học. Riêng về lý luận mâu thuẫn
biện chứng, bộ “tư bản” đã chứng minh một cách khoa học và sinh động, với
những luận cứ và luận chứng thực tế không thể bác bỏ. Xuất phát từ những sự
kiện cụ thể, những dẫn chứng sinh động từ thực tế của thời đại, bộ “tư bản” đã
nghiên cứu sự hình thành, phát triển của những mâu thuẫn, sự chuyển hóa của
các mâu thuẫn, sự giải quyết mâu thuẫn đúng như nó diễn ra trong thực tại
khách quan.
Có thể nói bộ “tư bản” đã trình bày một lý luận khoa học và cách mạng
nhất về mâu thuẫn bởi trước Mác chưa có nhà tư tưởng nào, kể cả Hê-ghen
giải quyết một cách thực sự khách quan, khoa học vấn đề mâu thuẫn và vai trò
của mâu thuẫn trong sự phát triển của hiện thực khách quan. Hơn nữa, tác
phẩm này ra đời trong bối cảnh lịch sử mà “sự nghiên cứu không vụ lợi
nhường chỗ cho những cuộc bút chiến của những kẻ viết văn thuê, những sự
tìm tòi khoa học vô tư nhường chỗ cho lương tâm độc ác và ý đồ xấu xa của
bọn chuyên nghề ca tụng” càng cho thấy ý nghĩ to lớn và vĩ đại của nó.
Đó là bộ sách mà người ta luôn ngạc nhiên về sự kỳ vĩ và nó luôn bộc
lộ ra những điều mới. Bộ sách này cho đến nay đã khẳng định được giá trị vô
song mà nhân loại còn cần phải khám phá rất lâu dài. Tác phẩm thiên tài Tư
bản của Mác khó đọc đến mức là để tránh việc đọc và hiểu đến nơi đến chốn
tác phẩm vĩ đại đó, nhiều kẻ hậu sinh mang danh khoa học gia hiện đại
phương Tây liều lĩnh gạt phăng đi, dùng những lời lẽ đủ mọi màu sắc phủ
nhận Mác mà không dám phê phán Mác như Mác đã làm với các tác giả khác
trong tác phẩm vĩ đại này.
Thông qua việc phân tích, phê phán chủ nghĩa tư bản, bộ Tư bản đã
đem lại cho những người cộng sản những kiến thức không chỉ để hiểu quy
luật vận động khách quan của lịch sử, quy luật ra đời, tồn tại, phát triển và
diệt vong của chủ nghĩa tư bản, mà còn giúp có thêm niềm tin vào sự tất thắng
của chủ nghĩa xã hội, nó đã trở thành hành trang lý luận của những người

cộng sản và giai cấp công nhân đã tìm thấy trong bộ Tư bản địa vị của mình,
19


kẻ thù của mình và con đường của mình. Đúng như Ăngghen đã viết trong lời
tựa bộ Tư bản: Trên lục địa, người ta thường gọi quyển Tư bản là “Kinh thánh
của giai cấp công nhân”.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Doãn Chính – Đinh Ngọc Thạch (chủ biên): Vấn đề triết học trong tác phẩm
của C.Mác – Ăngghen, V.I.Lênin, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2003.
2. TS. Nguyễn Chí Hiếu (chủ nhiệm đề tài), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên
cứu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2011, Viện Triết học – Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2011.
3. E.V.Ilencôv: Lôgíc học biện chứng, Người dịch: Nguyễn Anh Tuấn, Nxb.
Văn hóa thông tin, Hà Nội, năm 2003.
4. Khoa Triết học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn: Giới thiệu kinh điển
triết học Mác – Lênin, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội, 2007.
5. Nguyễn Thế Kiệt (chủ biên): Giới thiệu tác phẩm kinh điển, Nxb. Lý luận
chính trị, Hà Nội, năm 2006.
6. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 23, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1993.
7. M.Rôdentan: Những vấn đề về Phép biện chứng trong bộ Tư bản của C.Mác,
Nxb.Sự thật, Hà Nội, năm 1962.
8. Viện triết học – Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô: Lịch sử phép biện chứng,
tập IV, Phép biện chứng mácxít, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1998.
9. Viện triết học – Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Kỷ yếu
hội tháo khoa học, Tên Hội thảo: Biện chứng trong bộ “Tư bản” và ý nghĩa
hiện thời của nó, Hà Nội, năm 2012.

20



21



×