Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Báo cáo kiến tập hành chính học: TÌNH HÌNH CÔNG tác, HOẠT ĐỘNG, THỰC TRẠNG và kết QUẢ THỰC HIỆN cải CÁCH THỦ tục HÀNH CHÍNH của bộ PHẬN TIẾP NHẬN hồ sơ và TRẢ kết QUẢ tại UBND xã yên PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.64 KB, 38 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

UBND - Uỷ ban nhân dân
HĐND - Hội đồng nhân dân
MTTQ - Mặt trận tổ quốc
CBCC - Cán bộ công chức
TTHC - Thủ tục hành chính
CP - Chính phủ
CT UBND - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
PCT UBND- Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
QĐ - Quyết định
CB - Cán bộ
CC - Công chức
CCHC - Công chức hành chính
CSVC

- Cơ sở vật chất


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các quý thầy cô cùng hiệu trưởng
trường Đại Học Nội Vụ đã tạo điều kiện cho em được đi kiến tập lần này,và hơn
hết đã bổ sung rất nhiều kĩ năng thực hành nghiệp vụ cho em một cách chu đáo để
có thể hoàn thành tốt kì kiến tập này.
Sau đó em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các vị cán bộ cùng chủ tịch UBND
xã Yên Phúc đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo cho em trong thời gian kiến tập để em
hiểu hơn về công việc cũng như nắm bắt được những kĩ năng cơ bản chuyên sâu
về hành chính. Qua đợt kiến tập này giúp em củng cố vững chắc những kiến thức
lý thuyết đã được học và có dịp vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế kiểm
nghiệm cũng như việc rèn luyện tác phong làm việc của cán bộ, công chức, được
rèn luyện trong kỹ năng nghiệp vụ hành chính.


Em xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo Trường, các thầy cô trong trường
Đại học Nội vụ Hà Nội và các anh chị cán bộ UBND xã Yên Phúc đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình kiến tập. Đặc biệt em xin gửi lời cảm
ơn các Thầy, Cô trong Khoa Hành Chính học đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em
hoàn thành bài báo cáo kiến tập.
Em xin trân trọng cảm ơn.
Sinh viên

VŨ ĐÌNH THƯ


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................1
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................2
MỤC LỤC............................................................................................................3
CHƯƠNG 1:........................................................................................................1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN, KHÁI QUÁT VỀ UBND XÃ YÊN PHÚC......1
1.1. Vị trí.............................................................................................................................1
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, giải quyết công việc của các thành viên trong
UBND xã ............................................................................................................................1
1.2.1. Trách nhiệm chung:..................................................................................................1
1.2.2. Trách nhiệm riêng của các thành viên UBND xã:....................................................2
1.3, Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của các công chức xã: ..........................4
1.4. Chế độ hội họp và giải quyết công việc của UBND xã..............................................5
1.4.1. Chế độ hội họp của UBND xã Yên Phúc..................................................................5
1.5. Quản lí và ban hành văn bản của Uỷ ban nhân dân xã..............................................10

CHƯƠNG 2: .....................................................................................................13

TÌNH HÌNH CÔNG TÁC, HOẠT ĐỘNG, THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA BỘ PHẬN
TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ TRẢ KẾT QUẢ TẠI UBND XÃ YÊN PHÚC.....13
2.1. Tình hình công tác hoạt động của bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế
mở cửa tại Uỷ ban nhân dân xã Yên Phúc........................................................................13
2.1.1. Những quy định chung vê tình hình hoạt động của bộ phận một cửa tại Uỷ ban
nhân dân xã Yên Phúc.......................................................................................................14
2.1.1.1. Phạm vi đối tượng điều chỉnh..............................................................................14
2.1.1.2. Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa..................................................................14
2.1.2. Những quy định cụ thể............................................................................................14
2.1.2.1. Thời gian làm việc................................................................................................14
2.1.2.2. Vị trí, yêu cầu đối với Bộ phận một cửa..............................................................14
2.1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận một cửa........................................................15
2.1.2.4. Trách nhiệm của Văn phòng, cán bộ, công chức chuyên môn với Bộ phận một
cửa.....................................................................................................................................16
2.1.2.5. Trình tự tiếp nhận, kiểm tra, chuyển hồ sơ của Bộ phận một cửa........................17
2.1.2.6. Xem xét, giải quyết hồ sơ của cán bộ, công chức chuyên môn...........................17
2.1.2.7. Thẩm quyền ký, giải quyết công việc của lãnh đạo xã........................................18
2.1.2.8. Thời gian, thủ tục, hồ sơ, thu, nộp phí và lệ phí...................................................18
2.1.3 Hình thức khen thưởng và kỷ luật của Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả lời kết quả. 18
2.1.3.1 Khen thưởng..........................................................................................................18
2.1.4 Các điều khoản thi hành...........................................................................................18
2.2. Thực trạng của Bộ phận một cửa về cải cách thủ tục hành chính..............................19
2.2.1. Thuận lợi.................................................................................................................19


2.3, Kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính của Bộ phận một cửa tại Uỷ ban nhân
dân xã Yên Phúc................................................................................................................21
2.3.1, Tình hình triển khai và kết quả thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính..........21
2.3.1.1. Việc quán triệt, triển khai và tuyên truyền các văn bản của Trung ương, của tỉnh,

của huyện về cải cách thủ tục hành chính.........................................................................21
2.3.1.2. Kết quả đạt được ( từ 01/01/2010 đến nay ) theo thống kê năm 2015.................23
2.3.1.3. Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm............................25
2.3.2. Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới của UBND xã Yên Phúc...................25
2.4. Quy trình giải quyêt hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa......................................26

CHƯƠNG 3: .....................................................................................................28
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP VỀ CẢI CÁCH ........28
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA..............................28
TẠI UBND XÃ YÊN PHÚC............................................................................28
3.1. Kiến nghị- đề xuất......................................................................................................28
3.2. Giải pháp....................................................................................................................30


CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN, KHÁI QUÁT VỀ UBND XÃ YÊN PHÚC
1.1. Vị trí.
- UBND xã Yên Phúc nằm ở vị trí trung tâm của toàn xã, nằm trên Dọc
đường chính nối liền giữa 3 xóm: Chúc ,Cầu,Nguyễn
+ Phía tây giáp với xóm Chúc
+ Phía đông giáp với Nguyễn
+ Phía nam giáp với Vĩnh Ninh
+ Phía bắc giáp với trường cấp 2 Yên phúc
- Đi vào trong Uỷ ban nhân dân xã, thì cấu trúc của tòa nhà được thiết kế
theo hình chữ L, được xây dựng thành 2 tầng, ở giữa là các phòng ban, phía bên
tây trái là ngôi nhà văn hóa xã, dùng để tổ chức các buổi lễ lớn và họp dân của
xã, ở phía bên tây phải là dãy nhà để xe của cán bộ, công chức xã
- Khuân viên của xã được bố trí rất thoáng và đẹp mắt, 4 góc của sân được
trưng bày và trồng rất nhiều loại hoa cây cảnh làm điểm nhấn thêm cho xã, trong
sân được trồng thêm rất nhiều cây đa cổ thụ lấy bóng mát.

- UBND xã Yên Phúc bây giờ đã được chỉnh chu, trang hoàng lại hơn
trước, bởi nhờ người dân nơi đây họ làm ăn kinh tế đã khá hơn, nên họ không
ngần ngại đóng góp tiền của để trang hoàng lại bộ mặt của toàn xã.
- Trong tương lai không xa, toàn dân nơi đây sẽ cố gắng đưa Uỷ ban nhân
dân xã Yên Phúc tiến xã hơn nữa, để cho mọi người dân trong huyện và thậm
chí toàn tỉnh biết đến cái tên Uỷ ban nhân dân xã Yên Phúc với một niềm tự hào
và ngưỡng mộ.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, giải quyết công việc của các
thành viên trong UBND xã
1.2.1. Trách nhiệm chung:
- Tích cực, chủ động tham gia các công việc chung của Uỷ ban nhân dân
xã; tham dự đầy đủ các phiên họp của Uỷ ban nhân dân xã, cùng tập thể quyết
định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân; tổ chức chỉ
1


đạo, thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của đảng và Nhà nước; kiên
quyết đấu tranh chống tham những, thực hành tiếc kiệm, chống lãng phí, tăng
cường kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức cấp xã, trưởng thôn, tổ trưởng dân
phố hoàn thành các nhiệm vụ; thường xuyên học tập, nâng cao trình độ,nghiên
cứu đề xuất với cấp có thẩm quyền về chủ trương, chính sách đang thi hành tại
cơ sở;
- Không được nói và làm trái các nghị quyết của Hội đồng nhân dân,quyết
định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân xã và văn bản chỉ đạo của cơ quan nhà nước
cấp trên. Trường hợp có ý kiến khác thì vẫn phải chấp hành, nhưng được trình
bày ý kiến với Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
xã.
1.2.2. Trách nhiệm riêng của các thành viên UBND xã:
- Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chủ Tịch UBND xã:
+ Chủ tịch Uỷ bân nhân dân xã là người đứng đẩu Uỷ ban nhân dân, lãnh

đạo và điều hành mọi công việc của Uỷ ban nhân dân, chịu trách nhiệm thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình đồng thời, cùng Uỷ ban nhân dân xã chịu
trách nhiệm tâp thể và hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Đảng ủy, Hội đồng
nhân dân xã và Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( sau
đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân huyện )
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã triệu tập, chủ trì các phiên họp và các hội
nghị khác của Uỷ ban nhân dân, khi vắng mặt thì ủy quyền Phó Chủ tịch chủ trì
thay; bảo đảm viêc chấp hành pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp
trên, nghị quyết của Đảng ủy và Hội đồng nhân dân xã;
+ Căn cứ vào các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết của
Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã và tình hình thực tiễn của địa phương, xây dựng
Chương trình công tác năm, quý, tháng của Uỷ ban nhân dân xã:
+ Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác; phân công
nhiệm vụ, đôn đốc, kiểm tra các thành viên Uỷ ban nhân dân xã và các cán bộ,
công chức khác thuộc Uỷ ban nhân dân xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố
trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
2


+

Quyết định những vấn đề quan trọng, liên quan đến nhiều nội dung

công việc, những vấn đề đột xuất, phức tạp treeb địa bàn; những vấn đề có ý
kiến khác nhau hoặc vượt quá thẩm quyền của Phó Chủ tịch và Uỷ viên Uỷ ban
nhân dân xã;
+ Kí ban hành các văn bẳn thuộc thẩm quyền Uỷ ban nhân dân xã và
thẩm quyền Chủ tịch Uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật;
+ Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội của xã, hoạt động của Uỷ ban nhân
dân với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã và Uỷ ban nhân dân huyện;

+

Thường xuyên trao đổi công tác với Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội

đong nhân dân, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc và đứng đầu là các đoàn thể nhân dân
cấp xã; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ công tác, nghiêm cấm; tiếp thu về các
đề xuất của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đói với công tác của Uỷ
ban nhân dân; tạo điều kiện để các đoàn thể hoạt động có hiệu quả;
+ Tổ chức việc tiếp dân, xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo và kiến
nghị của nhân dân theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Uỷ ban
nhân xã
+ Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực và địa bàn công tác do Chủ tịch phân
công; chủ đông xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai các công việc theo
lĩnh vực được phân công trên địa bàn. Phó chủ tịch được sử dụng quyền hạn của
Chủ tịch khi giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực được giao;
+ Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch, trước Uỷ ban nhân dân và
Hội đồng nhân dân về lĩnh vực được giao, vể những quyết định chỉ đạo, điều
hành của mình; cùng với Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân
chịu trách nhiệm tập thể về toàn bộ hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Đảng
ủy, Hội đồng nhân dân xã và Uỷ ban nhân dân huyện. Đối với những vấn đề
vượt quá phạm vi thẩm quyền thì Phó Chủ tịch phải báo cáo Chủ tịch quyết
định;
+ Khi giải quyết công việc, nếu có vấn đề liên quan đến phạm vi và trách
nhiệm giải quyết công việc của thành viên khác của Uỷ ban nhân dân thì chủ
3


đông trao đổi, phối hợp với thành viên đó để thống nhất các cách giải quyết:
+ Kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức, các thôn và tổ dân phố thực hiện

các chủ trương, chính sách và pháp luật thuộc lĩnh vực được giao.
- Trách nhiêm, phạm vi giải quyết công việc của Uỷ viên Uỷ ban nhân
dân xã
+ Uỷ viên Uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân
công trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban nhân xã; cùng Chủ tịch và Phó
Chủ tịch chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Hội
đồng nhân dân xã và Uỷ ban nhân dân huyện; nắm tình hình, báo cáo kịp thời
với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã về lĩnh vực công tác của mìn và các công việc
khác có liên quan:
+ Trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công việc thuộc lĩnh vực được
phân công trên địa bàn; chủ động đề ra các biện pháp để hoàn thành tốt các công
việc đó.
+ Phối hợp công tác với các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, các
cán bộ, công chức có liên quan và giữ mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan chuyên
môn của Uỷ ban nhân dân huyện ( sau đây gọi chung là cơ quan chuyên môn
cấp huyện) để thực hiên tốt nhiệm vụ của mình:
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân giao.
1.3,

Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của các công chức

xã:
Ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định số 114/ 2003/NĐ-CP
ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ, công chức cấp xã còn có trách
nhiệm:
+ Giúp Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thực hiện chức
năng quản lí nhà nước ở cấp xã, bảo đảm sự thống nhất quản lí theo lĩnh vực
chuyên môn; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã và cơ quan
chuyên môn cấp huyện về lĩnh vực được phân công.
+ Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động giải quyết công việc được

giao, sau sát cơ sở, tận tụy phục vụ nhân dân, không gây khó khăn phiền hà cho
4


dân. Nếu vấn đề giải quyết vượt quá thẩm quyền, phải kịp thời báo cáo Chủ tịch
hoặc Phó chủ tịch phụ trách để xi ý kiến.
+ Tuân thủ Quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân xã, chấp hành sự phân
công công tác của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; giải quyết công việc kịp thời theo
đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, không để tồn động, ùn tắc; chấp hành
nghiêm chỉnh quy định của pháp luật và nội quy cơ quan.
+ Không chuyển công việc thuộc phạm vi trách nhiệm cá nhân lên Chủ
tịch, Phó Chủ tịch hoặc tự ý chuyển cho cán bộ, công chức khác; không tự ý giải
quyết các công việc thuộc trách nhiệm của cán bộ, công chức khác; trong trường
hợp nội dung công việc có liên quan đến cán bộ, công chức khác thì phải chủ
động phối hợp và kịp thời báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch sử lí.
+ Chịu trách nhiệm bảo quản, giữ gìn hồ sơ, tài liệu liên quan đến công
tác chuyên môn; tổ chức sắp xếp, lưu trữ tài liệu có hệ thống phục vụ cho công
tác lâu dài của Uỷ ban nhân dân xã; thực hiện chế độ báo cáo bảo đảm kịp thời,
chính xác tình hình về lĩnh vực công việc mình phụ trách theo quy định của Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân xã.
1.4. Chế độ hội họp và giải quyết công việc của UBND xã
1.4.1. Chế độ hội họp của UBND xã Yên Phúc
- Phiên họp Uỷ ban nhân dân xã.
+ Uỷ ban nhân dân xã họp mỗi tháng ít nhất 1 lần, ngày họp cụ thể do
Chủ tịch quyết định.
Thành phần tham dự phiên họp gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên
UBND; Chủ tịch UBND mời Thường trực Đảng ủy, Thường trực HĐND cùng
tham dự; trong từng nội dung cụ thể hoặc bàn về công việc có liên quan, Chủ
tịch UBND xã mời Chủ tịch MTTQ, người đứng đầu các tổ chức đoàn thể, cán
bộ không chuyên trách, công chức cấp xã và các trưởng thôn dự họp. Địa biểu

mời có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.
+ Nội dung phiên họp:
Nội dung phiên họp của UBND xã gồm những vấn đề được quy định tại
khoản 1 Điều 3 Quy chế này. Tùy theo công việc cụ thể, Chủ tịch UBND xã
5


chọn nội dung cụ thể của phiên họp.
+ Trình tự phiên họp:
Chủ tịch UBND xã chủ tọa phiên họp. khi Chủ tịch vắng, ủy quyền Phó
Chủ tịch chủ tọa phiên họp;
Văn phòng UBND báo cáo số thành viên UBND và đại biểu mời dự, số
đại biểu có mặt và số đại biểu vắng mặt, nội dung chương trình phiên họp.
Cán bộ được phân công trình bày đề án, kế hoạch, những vấn đề cần xin ý
kiến tại phiên họp.
Các đại biểu dự họp phát biểu ý kiến.
Chủ tọa phiên họp kết luận từng đề án, kế hoạch và lấy biểu quyết, đề án,
kế hoạch được thông qua khi có quá nửa số thành viên UBND biểu quyết tán
thành. Trường hợp những vấn đề thảo luận chưa được thông qua thì Chủ tọa yêu
cầu chuẩn bị thêm để trình lại vào phiên họp khác
- Giao ban của Uỷ ban nhân dân xã:
+ Vào sáng thứ 2 hàng tuần, Chủ tịch, Phó chủ tịch tổ chức họp giao ban
theo quyết định của Chủ tịch để kiểm điểm tình hình công việc, thống nhất chỉ
đạo và triển khai công tác tuần; sử lí những vấn đề mới nảy sinh; những vấn đề
cần báo cáo xin ý kiến của UBND, HĐND xã, UBND huyện; chuẩn bị nội dung
các phiên họp UBND, các hội nghị cuộc họp khác do UBND xã chủ trì, triển
khai.
+ Trình tự giao ban:
Văn phòng Uỷ ban nhân dân xã báo cáo những công việc chính đã giải
quyết tuần trước, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại và các công việc cần sử lí;

chương trình công tác tuần;
Chủ tịch, Phó Chủ tịch thảo luận, quyết định 1 số vấn đề thuộc thẩm
quyền và sử lí các nội dung công tác.
- Khi cần thiết, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân triệu tập các
Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố, một số cán bộ, công chức họp để giải quyết
các vấn đề theo yêu cầu nhiệm vụ.
- Sáu tháng một lần hoặc khi thấy cần thiết, Uỷ ban nhân dân xã họp liên
6


tịch với Thường trực Đảng ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Mặt
trận tổ quốc và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân cấp xã, cán bộ không
chuyên trách và công chức cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố để thông
báo tình hình kinh tế- xã hội, kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân
dân và triển khai công tác sắp tới
- Các hội nghị chuyên đề, sơ kết, tổng kết công tác 6 tháng, cả năm của
Uỷ ban nhân dân xã về các nhiệm vụ công tác cụ thể được tổ chức theo hướng
dẫn của cơ quan nhà nước cấp trên.
- Làm việc với Uỷ ban nhân dân huyện và cơ quan chuyên môn cấp huyện
tại xã:
+ Theo chương trình đã được Uỷ ban nhân dân huyện thông báo, Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân xã chỉ đạo Phó Chủ tịch, Uỷ viên Uỷ ban nhân dân, các cán bộ,
công chức có liên quan cùng văn phòng Uỷ ban nhân dân xã chuẩn bị nội dung,
tài liệu làm việc với Uỷ ban nhân dân huyện và cơ quan chuyên môn cấp huyện;
+ Căn cứ nội dung công tác cụ thể, chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã có thể ủy
quyền cho phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực chịu trách nhiệm chuẩn bị nội dung
và trực tiếp làm việc với cơ quan chuyên môn cấp huyện, báo cáo kết quả và xin
ý kiến Chủ tịch về những công việc triển khai.
+ Các cán bộ, công chức cấp xã phải tham dự đầy đủ và đúng thành phần
quy định các cuộc họp, tập huấn do cấp trên triệu tập; sau khi dự họp, tập huấn

xong phải báo cáo kết quả cuộc họp và kế hoach công việc cần triển khai với
Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ tra.
- Việc tổ chức các cuộc họp và tiếp khách của Uỷ ban nhân dân xã phải
quán triệt tinh thần thiết thực, tiếc kiệm, chống lãng phí.
- Trách nhiệm của văn phòng Uỷ ban nhân dân xã trong phục vụ các cuộc
họp và tiếp khách của Uỷ ban nhân dân xã:
+ Chủ động đề xuất, bố trí lịch họp, làm việc, cùng với các cán bộ, công
chức có liên quan nội dung cuộc họp, tiếp khách chuẩn bị các điều kiện phục vụ;
+ Theo chỉ đạo của chủ tịch Uỷ ban nhân dân, phối hợp với cán bộ, công
chức liên quan chuẩn bị nội dung, chương trinh các cuộc họp, làm việc; gửi giấy
7


mời và tài liệu đến các đại biểu; ghi biên bản các cuộc họp.
Giải quyết các công việc của Uỷ ban nhân dân xã
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc giải
quyết công việc của công dân và tổ chức theo cơ chế một cửa từ tiếp nhận yêu
cầu hồ sơ đến trả kết quả thông qua một đầu mối là “Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả” tại Uỷ ban nhân dân; ban hành quy trình về tiếp nhận hồ sơ, xử lí, trình
kí, trả kết quả cho công dân theo quy định hiện hành.
- Công khai, niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân các văn bản quy định
pháp luật của nhà nước, của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã, các thủ tục
hành chính, phí và lệ phí, thời gian giải quyết công việc của công dân, tổ chức,
bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức và công dân;
xử lý kịp thời mọi biểu hiện gay phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân của cán bộ,
công chức cấp xã.
- Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm phối hợp các bộ phận có liên quan
của Uỷ ban nhân dân hoặc với Uỷ ban nhân dân huyện để giải quyết công việc
công dân và tổ chức, không để cho người có yêu cầu liên hệ công việc phải đi lại
nhiều lần

- Bố trí cán bộ, công chức có năng lực và phẩm chất tốt, có khả năng giao
tiếp với công dân và tổ chức làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; trong
khả năng cho phép, cần bố trí phòng làm việc thích hợp, tiện nghi, đủ điều kiện
phục vụ nhân dân.
Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
-Hàng tuần, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã bố trí nhất một buổi để tiếp
dân, lịch tiếp dân phải được công bố công khai để nhân dân biết. Chủ tịch và các
thành viên khác của Uỷ ban nhân dân phải luôn có ý thức lắng nghe ý kiến phản
ánh, giải quyết kịp thời hoặc hướng dẫn công dân thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của mình
Uỷ ban nhân dân xã phối hợp với các đoàn thể có liên quan, chỉ đạo cán
bộ, công chức tổ chức việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của
công dân theo thẩm quyền; không đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên. Những thủ
8


tục hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phải được
giải quyết nhanh chóng theo quy định của pháp luật. Đối với những vụ việc vượt
quá thẩm quyền, phải hướng dẫn chu đáo, tỉ mỉ để công dân đến đúng cơ quan
có thẩm quyền tiếp nhận giải quyết.
Trưởng thôn, tổ trưởng dân phố có trách nhiệm nắm vững tình hình an
ninh trật tự, những thắc mắc, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, chủ động giải
quyết hoặc đề xuất với Uỷ ban nhân dân xã kịp thời giải quyết, không để tồn
động kéo dài.
-Cán bộ, công chức phụ trách từng lĩnh vực công tác của Uỷ ban nhân dân
xã chịu trách nhiệm giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân xã tiếp công dân; tiếp nhận,
phân loại, chuyển kịp thời đến bộ phận, cơ quan có trách nhiệm giải quyết các
đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.
Phối hợp giữa Uỷ ban nhân dân với Thanh tra nhân dân ở cấp xã
Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm:

- Thông báo kịp thời cho ban thanh tra nhân dân những chính sách, pháp
luật liên quan đến tổ chức, hoạt động nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân xã, các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kimh tế – xã hội hàng năm của
địa phương.
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ và kịp thời các
thông tin, tài liệu cần thiết cho ban thanh tra nhân dân.
- Xem xét, giải quết kịp thời các kiến nghị của ban thanh tra nhân dân; xử
lí nghiêm minh người có hành vi cản trở , động của Ban Thanh tra nhan dân
hoặc người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban thanh tra nhân dân.
Thông tin tuyên truyền và báo cáo
-Uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm tổ chức công tác thông tin tuyên
truyền, phổ biến chủ chương đường lối, chính sách pháp luật của đảng và nhà
nước, các văn bản của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã cho nhân dân
bằng những hình thức thích hợp; khai thác có hiệu quả hệ thống truyền thanh,
nhà văn hóa, tủ sách pháp luật, điểm bưu điện – văn hóa xã để tuyên truyền, phổ
biến, giải thích đường lối, chính sách, pháp luật.
9


- Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất, các thành viên Uỷ ban nhân dân, cán
bộ, công chức cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố có trách nhiệm tổng hợp
tình hình về lĩnh vực và địa bàn mình phụ trách, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân xã để báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện và cơ quan chuyên môn cấp huyện
theo định kì
- Văn phòng Uỷ ban nhân dân xã
giúp Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tổng hợp báo cáo kiểm
điểm chỉ đạo, điều hành của UBND theo định kỳ 6 tháng và cả năm; báo cáo
tổng kết nhiệm kì theo quy định. Báo cáo được gửi Hội đồng nhân dân xã và Uỷ
ban nhân dân xã và Uỷ ban nhân dân huyện, đồng gửi các thành viên Uỷ ban
nhân dân, Thường trực đảng ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ

quốc và các đoàn thể nhân dân xã.
1.5. Quản lí và ban hành văn bản của Uỷ ban nhân dân xã
Quản lý văn bản
- Tất cả các loại văn bản đến, văn bản đi đều phải qua văn phòng ủy ban
nhân xã. Văn phòng Uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm đăng kí các văn bản
đến vào sổ công văn và chuyển đến các địa chỉ, người có trách nhiệm giải quyết.
Các văn bản đóng dấu hỏa tốc, khẩn, phải chuyển ngay khi nhận được.
- Đối với những văn bản phát hành của Uỷ ban nhân dân và chủ tịch Uỷ
ban nhân dân xã, Văn phòng Uỷ ban nhân dân xã phải ghi đầy đủ ký hiệu, số
văn bản, ngày, tháng, năm, đóng dấu và gửi theo đúng địa chỉ; đồng thời lưu giữ
hồ sơ và bản gốc.
- Các vấn đề về chủ trương, chính sách đã được quyết định trong phiên
họp của Uỷ ban nhân dân xã đều phải được cụ thể hóa bằng các quyết định, chỉ
thị của Uỷ ban nhân dân. Văn phòng Uỷ ban nhân dân xã hoặc cán bộ, công
chức theo dõi lĩnh vực có trách nhiệm dự thảo, trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân ký ban hành chậm nhất là 5 ngày, kể từ ngày phiên họp kết thúc.
Soạn thảo và thông qua văn bản của ủy ban nhân dân xã
Trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân
dân xã thực hiện theo quy định tại điều 45, 46 Luật ban hành văn bản quy phạm
10


pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2004.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã phân công và chỉ đạo việc soạn thảo văn
bản. Cán bộ, công chức theo dõi lĩnh vực nào thì chủ trì soạn thảo văm bản
thuộc lĩnh lực đó, chịu trách nhiệm về nội dung và thể chức văn bản theo quy
định; phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung dự thảo để hoàn
chỉnh văn bản trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân hoặc Phó Chủ Tịch phụ trách xem
xét, quyết định.
- Đối với các quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân, căn cứ vào tính

chất và nội dung của dự thảo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã tổ chức việc lấy ý
kiến của các cơ quan chức năng, các tổ chức, đoàn thể có liên quan và của nhân
dân tại các thôn, các khu dân cư để chỉnh lý dự thảo.
Tổ chức, các nhân được phân công soạn thảo phải gửi tờ trình, dự thảo
quyết định, chỉ thị, ban tổng hợp ý kiến góp ý và các tài liệu liên quan đến các
thành viên Uỷ ban nhân dân chậm nhất là 3 ngày trước ngày họp Uỷ ban nhân
dân.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thay mặt Uỷ ban nhân dân ký ban hành quyết
định, chỉ thị sau khi được Uỷ ban nhân dân quyết định thông qua.
- Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân chỉ đạo
việc soạn thảo, ký ban hành quyết định tại Điều 48 Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Thẩm quyền kí văn bản
-Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã ký các văn bản trình Uỷ ban nhân dân
huyện và Hội đồng nhân dân xã; các quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân xã,
các văn bản thuộc thẩm quyền cá nhân quy định tại Điều 127 Luật Tổ chức Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2013.
Khi Chủ tịch vắng mặt, Chủ tịch ủy quyền cho Phó Chủ tịch kí thay. Phó
Chủ tịch có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch biết về văn bản đã kí thay.
-Phó Chủ tịch kí thay Chủ tịch các văn bản xứ lý những vấn đề cụ thể, chỉ
đạo chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được Chủ tịch phân công.
Kiểm tra tình hình thực hiện văn bản
11


Chủ tich Uỷ ban nhân dân xã trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra tình hình
thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên, văn bản của
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã, kịp thời phát hiện những vấn đề
vướng mắc, bất hợp lý trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản đó, báo
cáo cấp có thẩm quyền bổ sung sửa đổi.

Phó Chủ tịch, Uỷ viên Uỷ ban nhân dân xã, cán bộ và công chức cấp xã,
trưởng thôn, tổ trưởng dân phố theo nhiệm vụ được phân công phải thường
xuyên sâu sát từng thôn, tổ dân phố, hội gia đình, kiểm tra việc thực hiện các
chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước của mọi công dân trên địa bàn xã.

12


CHƯƠNG 2:
TÌNH HÌNH CÔNG TÁC, HOẠT ĐỘNG, THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA BỘ PHẬN
TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ TRẢ KẾT QUẢ TẠI UBND XÃ YÊN PHÚC
2.1. Tình hình công tác hoạt động của bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả
kết quả theo cơ chế mở cửa tại Uỷ ban nhân dân xã Yên Phúc
BẢNG SỐ LIỆU TỔNG HỢP KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT HỒ SƠ
HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI UBND XÃ YÊN PHÚC
QUA 3 NĂM 2013, 2014, 2015:

STT

1

2

3

4

Lĩnh vực


LV đất đai
LV tư pháp hộ
tịch
LV chính sách
xã hội
Tổng

NĂM 2013

NĂM 2015

NĂM 2015

HS

HS trả

HS

HS trả

HS

HS trả

tiếp

kết

tiếp


kết

tiếp

kết

nhận

quả

nhận

quả

nhận

quả

1982

1976

2600

2792

2860

2860


1745

1745

2025

2025

2150

2150

210

210

310

310

278

278

3937

5931

4985


5127

5288

5288

Qua bảng số liệu trên, ta có thấy số lượng giải quyết hồ sơ hành chính
theo cơ chế một cửa tại UBND xã Yên Phúc tăng lên một cách rõ rệt

13


2.1.1. Những quy định chung vê tình hình hoạt động của bộ phận một
cửa tại Uỷ ban nhân dân xã Yên Phúc
2.1.1.1. Phạm vi đối tượng điều chỉnh
- Quy chế này quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc,
trình tự giải quyết công việc và quan hệ công tác của bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả theo cơ chế một cửa.
- Được áp dụng cho cán bộ, công chức Uỷ ban nhân dân xã và các tổ
chức, công dân đến liên hệ làm thủ tục hành chính có liên quan.
2.1.1.2. Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa
Việc tuân thủ nguyên tắc này khi thực hiện cải cách thủ tục hành chính
theo cơ chế một cửa là rất cần thiết và không thể thiếu nhằm đảm bảo thực hiện
thống nhất, chính xác, có hiệu quả cơ chế 1 cửa tại tất cả các cơ quan hành chính
nhà nước đó là:
- Thủ tục hành chính minh bạch, công khai, đơn giản, rõ ràng, thuận tiện,
đúng pháp luật.
- Công khai quy trình, hồ sơ thủ tục, thời gian giải quyết, phí và lệ phí tại
Bộ phận một cửa để tổ chức, công dân biết thực hiện và giám sát.

- Các tổ chức, công dân có nhu cầu về giải quyết thủ tục hành chính chỉ
cần đến một nơi duy nhất là Bộ phận một cửa của UBNN xã để nộp hồ sơ, nộp
phí và lệ phí theo quy định Pháp luật (nếu có) và nhận lại kết quả giải quyết
công việc, đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện.
- Đảm bảo sự phối hợp, giải quyết công việc giữa các bộ phận cơ quan
hành chính nhà nước để giải quyết công việc cửa tổ chức, cá nhân.
2.1.2. Những quy định cụ thể
2.1.2.1. Thời gian làm việc
Bộ phận một cửa UBNN xã Yên Phúc làm việc theo giờ hành chính các
ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (trừ các ngày lễ, tết) theo quy định của
Nhà nước.
2.1.2.2. Vị trí, yêu cầu đối với Bộ phận một cửa
- Bộ phận một cửa thuộc UBNN xã; Can bộ, công chức làm việc tại Bộ
14


phận một cửa chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Văn phòng UBNN xã.
- Cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận một cửa phải là người có trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao đối
với công việc được giao.
- Trong quan hệ, tiếp xúc với cá nhân, tổ chức đến liên hệ phải hòa nhã,
ân cần, lịch sự, tác phong chuyên nghiệp.
2.1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận một cửa
- Tiếp đón, hướng dẫn tổ chức, công dân thực hiện đúng các quy định về
hoàn chỉnh hồ sơ các loại thủ tục hành chính theo Quyết định số 1958/QĐUBNN ngày 26/6/2009 của UBNN về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc
thẩm quyền của UBNN cấp xã.
- Nhận yêu cầu và trả lời kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ
phận một cửa cho tổ chức, công dân.
- Vào sổ theo dõi và giao- nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ cho cán bộ, công
chức chuyên môn xử lý.

- Thông báo cho tổ chức, công dân đến nhận lại hồ sơ đối với những hồ sơ
chưa đạt yêu cầu, thu lại phiếu hẹn trả kết quả và yêu cầu tổ chức, công dân ký
nhận vào phiếu trả lại hồ sơ để điều chỉnh, lập thủ tục nhận lại hồ sơ sau khi đã
hoàn chỉnh theo yêu cầu và tiếps tục thực hiện đúng như trình tự thủ tục giải
quyết theo quy định.
- Theo dõi tiến độ thực hiện hồ sơ một cửa, một cửa liên thông để đôn
đốc, nhắc nhở cán bộ, công chức chuyên môn kịp thời thực hiện. Báo cáo Văn
phòng thông báo cho cán bộ, công chức chuyên môn biết đối với các hồ sơ
không trả đúng hạn mà chưa rõ lý do để yêu cầu xử lý hồ sơ.
- Tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ sau khi cán bộ, công chức chuyên môn đã
giải quyết xong theo quy định.
- Rà soát văn bản của cấp trên ban hành đang được áp dụng để giải quyết
các loại hồ sơ hành chính tổ chức, công dân.Phat hiện các quy định không còn
phù hợp với thực tế, không cần thiết hoặc mâu thuẫn với các văn bản pháp luật
khác thì kiến nghị để bổ sung, sửa đổi hoặc đề nghị bãi bỏ.
15


- Ghi chép vào sổ theo dõi hồ sơ tiếp nhận và hồ sơ hoàn thành (trả kết
quả); báo cáo kết quả tình hình giải quyết hồ sơ một cửa về UBND huyện theo
định kì.
2.1.2.4. Trách nhiệm của Văn phòng, cán bộ, công chức chuyên môn
với Bộ phận một cửa
Đối với Văn phòng:
- Quản lý, theo dõi, nắm bắt tình hình tiếp nhận. Giải quyết, trả hồ sơ của
Bộ phận một cửa; chủ động phối hợp với cán bộ, công chức chuyên môn kịp
thời giải quyết những vướng mắc xảy ra.
- Báo cáo Chủ tịch UBND xã về tình hình thực hiện công tác của Bộ phận
một cửa và các vấn đề tồn tại. Nổi cộm liên quan đến giải quyết thủ tục hành
chính của tổ chức, công dân để kịp thời giải quyết.

Đối với cán bộ, công chức chuyên môn:
- Phân công cán bộ, công chức lập hồ sơ theo dõi, nhận hồ sơ Bộ phận
một cửa chuyển đến theo nội dung: Ngày hồ sơ chuyển đến, nội dung cần giải
quyết, ngày trả hồ sơ; kí nhận vào sổ theo dõi của Bộ phận một cửa.
- Cán bộ, công chức chuyên môn có trách nhiệm giải quyết công việc đảm
bảo chất lượng, đúng thời gian quy định, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND
xã về hồ so chậm thời gian giải quyết hoặc sai quy định của Pháp luật.
- Trong trường hợp hồ sơ có liên quan đến nhiều CBCC chuyên môn thì
cán bộ, công chức chuyên môn chịu trách nhiệm hành chính phải trực tiếp liên
hệ với cán bộ, công chức có liên quan để giải quyết và hoàn thành các thủ tục
khi trình cấp có thẩm quyền kí.
- Trường hợp hồ sơ xử lý chậm, cán bộ, công chức chuyên môn phải
thông báo rõ lý do để Bộ phận một cửa thông báo cho tổ chức, công dân biết.
- Khi sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính (theo chủ trương của cấp có
thẩm quyền), cán bộ, công chức chuyên môn có liên quan phải tham mưu bằng
văn bản trình lãnh đạo cấp trên có thẩm quyền kí ban hành để Bộ phận một cửa
niêm yết công khai, tổ chức thực hiện và trả lời cho tổ chức, công dân.

16


2.1.2.5. Trình tự tiếp nhận, kiểm tra, chuyển hồ sơ của Bộ phận một
cửa.
- Khi tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, công dân, CBCC Bộ phận một cửa có
trách nhiệm kiểm tra ký giấy tờ cần thiết của từng loại hồ sơ, nếu hồ sơ đã đúng,
đủ thủ tục, đảm bảo tính hợp lệ của từng loại giấy tờ theo quy định, thì cán bộ
một cửa nhận hồ sơ; thu phí, lệ phí theo quy định, thì cán bộ một cửa nhận hồ
sơ, hẹn ngày trả kết quả cho tổ chức, công dân.
- Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ
thể một lần đầy đủ để tổ chức, công dân bổ xung, hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ.

- Trường hợp yêu cầu của tổ chức, công dân không thuộc phạm vi giải
quyết của UBND xã thì hướng dẫn để tổ chức, công dân đến cơ quan có thẩm
quyền giải quyết.
- Bộ phận một cửa có trách nhiệm chuyển hồ sơ của tổ chức, công dân
đến cán bộ, công chức chuyên môn có liên quan ngay trong ngày để xứ lý, trình
lãnh đạo kí trong thời gian sớm nhất (Trường hợp hồ sơ nộp sau 16h00, thời
gian được tính vào ngày hôm sau).
-Trả hồ sơ đã hoàn thành cho tổ chức, công dân, thu lại Giấy Biên nhận hồ
sơ của tổ chức, công dân.
2.1.2.6. Xem xét, giải quyết hồ sơ của cán bộ, công chức chuyên môn
- Cán bộ, công chức chuyên môn chịu trách nhiệm tiếp nhận, xem xét hồ
sơ do Bộ phận một cửa chuyển đến để xử lý theo chức năng, nhiệm vụ được
phân công.
+ Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc phải gửi trả lại cho Bộn phận một
cửa đối với những hồ sơ chưa đạt yêu cầu để Bộ phận một cửa báo trả lại hồ sơ
cho tổ chức, công dân tiếp tục hoàn thiện (Những nội dung yêu cầu chỉnh sửa
phải ghi rõ ràng, cụ thể).
+ Đối với những hồ sơ không thể giải quyết trong một ngày thì sau 02
(hai) ngày làm việc mà cán bộ, công chức chuyên môn không gửi lại Bộ phận
một cửa, thì xem như hồ sơ đó đạt yêu cầu và cán bộ, công chức đó phải giải
quyết.
17


- Sau khi hoàn thành thủ tục pháp lý, cán bộ, công chức chuyên môn
chuyển trả lại hồ sơ đã hoàn thành cho Bộ phận một cửa để trả cho tổ chức, công
dân.
2.1.2.7. Thẩm quyền ký, giải quyết công việc của lãnh đạo xã
- Chủ tịch, Phó chủ tịch xã có thẩm quyền ký giải quyết thủ tục hành
chính cho tổ chức, công dân theo quy định.

- Bộ phận một cửa trực tiếp trình Chủ tich hoặc Phó chủ tịch UBND xã lý
giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân theo quy định của pháp
luật.
2.1.2.8. Thời gian, thủ tục, hồ sơ, thu, nộp phí và lệ phí
- Thời gian, thủ tục, hồ sơ, thu phí, lệ phí thực hiện theo quy định tại
Quyết định số 1958/QĐ- UBND ngày 26/6/2009 của UBND tỉnh V/v công bố
Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã và Quyết
định số 77/QĐ- UBND ngày 11/01/2012 của UBND tình quy định mức thu lệ
phí hộ tịch, lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực trên địa bàn tình Nam Định.
- Chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng và lệ phí thực hiện theo các văn bản
hướng dẫn hiện hành của Sở Tài Chính.
2.1.3 Hình thức khen thưởng và kỷ luật của Bộ phận tiếp nhận hồ sơ
và trả lời kết quả
2.1.3.1 Khen thưởng
- Thực hiện cơ chế một cửa ở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đảm bảo số
lượng, chất lượng, thời gian theo quy định là một trong những căn cứ đánh giá
mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác hàng năm của cán bộ, công chức.
- Cán bộ, công chức hoàn thành tốt các nhiệm vụ liên quan đến thực hiện
cơ chế một cửa được xem xét khen thường hàng năm theo quy định của pháp
luật về thi đua khen thưởng.
2.1.4 Các điều khoản thi hành
- Giao Văn phòng UBND xã có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện
Quy chế này đến cán bộ, công chức xã. Công khai Quy chế hoạt động của Bộ
phận một cửa UBND xã và điện thoại cố định của Bộ phận một cửa để tổ chức,
18


công dân biết, thuận tiện khi giao dịch công việc.
- Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc hoặc chưa phù hợp cần
góp ý sửa đổi, điều chỉnh bổ sung thì cán bộ, công chức và các tổ chức, công

dân liên quan phản ánh kịp thời về Văn phòng UBND xã, báo cáo lạnh đạo xem
xét. Bổ sung, sửa đổi cho phù hợp để thực hiện.
2.2. Thực trạng của Bộ phận một cửa về cải cách thủ tục hành chính
Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện cải cách thủ tục hành chính
theo cơ chế một cửa
2.2.1. Thuận lợi
Đề án cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa của UBND xã
Yên Phúc đã được xây dựng và triển khai khá hiệu quả, đề án được thực hiện
trong một môi trường khá thuận lợi, biểu hiện đó là:
Thứ nhất: hiện nay cải cách thủ tục hành chính đã và đang là một vấn đề
bức xúc và mang tính thời sự không chỉ ở nước ta mà còn nhiều nước trên thế
giới, cải cách thủ tục hành chính nói riêng và cải cách hành chính nói chung đã
được Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm, đồng thời nó cũng là nhu cầu,
nguyện vọng cấp bách của nhân dân trong thời kí đổi mới
Thứ hai: đã có những văn bản pháp lí làm căn cứ để thực hiện cải cách thủ
tục hành chính như: chương trình cải cách thủ tục hành chính quốc gia mà nghị
quyết đại hộ Đảng toàn quốc lần thứ 7 và 8 đã đề ra nghị quyết số 38/ CP của
Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công
việc của công dân và tổ chức
Thứ ba: lãnh đạo UBND xã Yên Phúc đều thống nhất trong chủ trương
lãnh đạo, các phòng ban trong toán xã về quán triệt tư tưởng và quyết tâm thực
hiện kế hoạch cải cách thủ tục hành chính của xã, điều đó chứng tỏ các cấp lãnh
đạo của xã Yên Phúc rất quan tâm chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính
Thứ tư: đội ngũ CBCC của UBND xã Yên Phúc tuy còn những kiếm
khuyết nhất định cần khắc phục. Nhưng nhìn chung, trình độ, kinh nghiệm, công
tác đã có những tiến bộ rõ ràng, do đó có những đóng góp không nhỏ vào thành
tích chung của xã, hiện nay họ đang cố gắng để nâng cao trình độ cho kịp với
19



nhu cầu đổi mới.
Thứ 5: UBND xã Yên Phúc tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo cơ
chế một cửa trong hoàn cảnh nhiều mẫu hành chính về cải cách thủ tục hành
chính đã được xây dựng và đi vào hoạt động có hiệu quả như mô hình một cửa
của UBND huyện Ý Yên.
* Khó khăn: Trong quá trình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một
cửa tại UBND xã Yên Phúc đã gặp không ít khó khăn, cụ thể là:
Một là: Đây là lần đầu tiên UBND xã tiến hành triển khai mô hình một
cửa tại địa phương nên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, mặc dù đã có sự
chuẩn bị kĩ lưỡng về mọi mặt, những vẫn không tránh khỏi những bỡ ngỡ và còn
lúng túng trong việc giải quyết những khó khăn phát sinh trong quá trình triển
khai.
Hai là: Ngân sách địa phương hàng năm dành cho công tác cải cách hành
chính không nhiều, do vậy dù xây dựng kế hoạch rất chu đáo nhưng nguồn kinh
phí để thực hiện còn ít, kinh phí cho hoạt động của bộ phận một cửa nói riêng và
của công tác cải cách hành chính nói chung còn hạn chế, cơ sở vật chất của bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả còn nghèo nàn lạc hậu và cũ kĩ điều này đã gây
ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của việc thực hiện đề án cải cách thủ tục
hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND xã Yên Phúc.
Ba là: Chưa có sự phân biệt rành rọt giữa chức năng quản lý nhà nước và
hoạt động sự nghiệp của các đơn vị, cơ quan và hoạt động cung cấp dịch vụ
công. Cơ chế xin- cho vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của độ ngũ cán bộ, công
chức, tư duy đổi mới còn chậm và tâm lý của một số lãnh đạo và cán bộ, công
chức nhận thức về công tác cải cách thủ tục hành chính còn hời hợt, ngại đổi
mới cơ chế.
Bốn là: Một số văn bản của nhà nước còn chồng chéo, bất hợp lý, khó
thực hiện, vì vậy văn bản hướng dẫn cần phải được chi tiết cụ thể hơn. Nhiều
các văn bản nghị định, thông tư hướng dẫn của các Luật còn mâu thuẫn với Luật
hiện hành.
Năm là: Việc phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn với văn phòng

20


UBND xã về quản lý và điều hành công chức tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ
hành chính còn có nhiều mặt lúng túng, đùn đẩy trách nhiệm công việc nên chưa
tạo được cơ chế làm việc đồng bộ, nhiều phòng ban chưa ban hành quy chế làm
việc của phòng mình, do đó đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng chồng
chéo chức năng, thẩm quyền giữa các phòng ban, đùn đẩy trách nhiệm không
giải quyết kịp thời yêu cầu của công dân.
Sáu là: Trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, vấn đề kết hợp
quản lý ngành và lãnh thổ còn nhiều phức tạp. Trong một số việc, các phòng ban
chuyên môn chỉ là cấp trung gian phải chuyển hồ sơ lên UBND xã giải quyết, vì
vậy nhiều vụ việc không được giải quyết đúng hạn đây là vấn đề rất nan giải, dễ
gây phản ứng trong quá trình giải quyết thủ tục, ảnh hưởng không tốt đến việc
cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.
Bảy là:Yên Phúc là một xã đồng bằng tuy nhiên cư dân chủ yếu là người
làm Nông Nghiệp Và Chăn Nuôi dân trí chưa cao nên việc tiếp nhận thông tin
và thực hiện về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa và cải cách
hành chính ở địa phương còn nhiều hạn chế.


Tóm lại, bên cạnh những thuận lợi, những mặt đã làm được trong

quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính thì UBND xã Yên Phúc cần từng
bước khắc phục những khó khăn nêu trên, để tạo tiền để cho việc thực hiện cải
cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa của địa phương đạt được hiệu quả
cao hơn nữa.
2.3, Kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính của Bộ phận một
cửa tại Uỷ ban nhân dân xã Yên Phúc
2.3.1, Tình hình triển khai và kết quả thực hiện giải quyết các thủ tục

hành chính
2.3.1.1. Việc quán triệt, triển khai và tuyên truyền các văn bản của
Trung ương, của tỉnh, của huyện về cải cách thủ tục hành chính.
- Về công tác tuyên truyền.
Thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2001-2010 của Chính phủ.
21


×