Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Báo cáo kiến tập quản lý văn hóa tại Bảo tàng tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.34 KB, 25 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới ông
Phùng Chí Kiên- Giám đôc bảo tàng tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình kiến tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn bà Đặng Thu Hồng- Phó phòng Hành chính đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ Bảo tàng tỉnh Cao Bằng đã giúp
đỡ tôi rất nhiều trong quá trình kiến tập.
Tôi xin chân cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Văn hóa-Thông tin và Xã
hội đã dạy cho tôi những nền tảng kiến thức vững vàng để có thể hoàn thành
đợt kiến tập này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Tháng 6 năm 2015
Sinh Viên
Lê Thúy Hằng

BÁO CÁO KIẾN TẬP
Phần 1: Báo cáo tổng quát về nơi kiến tập
1.1 Giới thiệu khái quát về vị trí địa lý, dân cư
Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, có diện tích đất tự nhiên
6.690,72 km².Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn
tỉnh. Phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây nước Trung Quốc. Phía
Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Lạng Sơn; Phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và
tỉnh Tuyên Quang. Nhìn chung, tỉnh Cao Bằng có địa hình khá đa dạng, bị
chia cắt bởi hệ thống sông, suối khá dày, núi đồi trùng điệp, thung lũng
sâu,... và sự phức tạp của địa hình tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái đặc thù,
cho phép Cao Bằng phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, đặc
điểm địa hình như vậy đã ảnh hưởng lớn đến việc giao lưu phát triển kinh tế
- xã hội và đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, đặc biệt là giao thông,
đồng thời đã tạo ra sự manh mún đất trong sản xuất nông nghiệp và dễ gây


ra hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất trong mùa mưa. Nhìn chung khí hậu
Cao Bằng mát mẻ quanh năm lại có nhiều núi cao, phong cảnh thiên nhiên
hữu tình nên rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi, du lịch, non nước Cao Bằng
đậm đà bản sắc văn hoá các dân tộc .Cao Bằng còn là vùng đất có nguồn văn
hóa vật thể và phi vật thể rất đa dạng và phong phú, nhiều di tích lịch sử văn
hóa và danh lam thắng cảnh, toàn tỉnh hiện có 214 di tích, trong đó có 95 di
tích đã được xếp hạng ( gồm: 02 di tích quốc gia đặc biệt, 28 di tích cấp


quốc gia, 66 di tích cấp tỉnh). Đây là nguồn lực quan trọng thúc đẩy quá
trình phát triển KT-XH của tỉnh.
1.2 Thời gian, địa điểm và cán bộ hướng dẫn kiến tập
- Thời gian kiến tập: Từ ngày 03/06/2015 đến ngày 03/07/2015
- Địa điểm kiến tập: Bảo tàng tỉnh Cao Bằng ( đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa,
Thể Thao và Du lịch Cao Bằng )
- Địa chỉ : V071 Phố Vườn Cam, Phường Hợp Giang, TP Cao Bằng
- Cán bộ hướng dẫn kiến tập: Đặng Thu Hồng
- Chức danh: Phó phòng Hành chính.
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị kiến tập
- Bảo tàng tỉnh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du
lịch được thành lập từ năm 2000. Đội ngũ viên chức có trình độ chuyên môn
phù hợp với yêu cầu công việc (90% viên chức có trình độ đại học).
- Trong những năm qua bảo tàng đã đạt được những thành tích đáng kể. làm
tốt công tác sưu tầm hiện vật, xây dựng hồ sơ xếp hạng di tích và công tác
tuyên truyền giáo dục đạt hiệu quả cao. Làm tốt công tác tham mưu cho Sở
trong lĩnh vực quản lý bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa.
- Bảo tàng tỉnh có chức năng sưu tầm, kiểm kê bảo tàng,trưng bày tuyên
truyền khoa học và giáo dục khoa học thông qua hiện vật trưng bày, bảo tồn,
tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh
trên phạm vi toàn tỉnh. Hướng dẫn các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di

sản văn hóa, lễ hội truyền thống tín ngưỡng gắn với di tích.
- Tham mưu lãnh đạo sở thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi và
phát huy các giá trị di tích do địa phương quản lý sau khi được phê duyệt.
- Tham mưu Lãnh đọa sở trong việc tổ chức chỉ đạo đăng ký quản lý,thu
nhận bảo quản các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia ở địa phương.
- Thực hiện những nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở giao
1.4 Công tác tổ chức, nhân sự của cơ quan
* Tổng số viên chức : 17 người
- Ban Giám đốc: 03, trong đó có: 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc.
- Phòng Hành chính quản trị: 04 trong đó có: 01 Trưởng phòng, 01 Phó
phòng, 01 Kế toán, 01 Lái xe( HĐ theo NĐ 68).
- Phòng Nghiệp vụ Bảo tàng: 04 trong đó có: 01 Bảo tàng, 03 Bảo tàng viên.
- Phòng Quản lý Di tích: 03, trong đó có: 01 Trưởng phòng, 02 Bảo tàng
viên.
- Phòng tuyên truyền: 03, trong đó có: 01 Trưởng phòng, 02 Bảo tàng viên.
* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm:
- Cấp tưởng:
+ Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và pháp luật về mọi mặt hoạt động
của đơn vị.


+ Phụ tách chung, chụ trách nhiệm về công tác chuyên môn.
+ Xây dựng kế hoạch, phương án, đề tài dài hạn và ngắn hạn về công tác bảo
tồn, bảo tàng của đơn vị.
+ Liên hệ phối hợp với các địa phương và các cơ quan liên quan, xây dựng
kế hoạch sưu tầm, quản lý, tu bổ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá tị di sản
văn hóa.
+ Điều hành mọi hoạt động của đơn vị, trực tiếp phụ trách công tác hành
chính quản trị- chủ tài khoản.
+ Quản lý con người, tài sản có kế hoạch hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn,

công tác chính trị tư tưởng cho cán bộ, viên chức tại cơ quan, thực hiện tốt
chứ năng, nhiệm vụ của mình.
- Cấp phó:
+Tham mưu giúp việc cho giám đốc chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện
công tác chuyên môn về nghiệp vụ bảo tàng, bảo tồn và phát huy các giá trị
di sản văn hóa, bảo tồn phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
+ Tham mưu cho giám đốc về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích
lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn tổ chức
các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa cho các tổ
chức quản lý ở địa phương
+ Chuẩn bị nội dung báo cáo theo định ky.
+ Giải quyết các công việc khi giám đốc ủy quyền.
+ Xây dựng kế hoạch chuyên môn hằng năm và lâu dài.
-Phòng hành chính quản trị:
+ Giúp giám đốc quản lý đôn đốc các công việc ở cơ quan, phục vụ công tác
chuyên môn đời sống, vật chất tinh thần của cán bộ viên chức trong cơ quan.
+ Tham mưu lãnh đạo trong công tác quản lý viên chức, tài sản, thực hiện
quy chế của cơ quan.
+ Giúp giám đốc giao dịch với các cơ quan.
+ Tổng hợp thông tin viết báo cáo tháng, quý, năm, phản hồi thông tin.
+ Giúp giám đốc giao dịch với các cơ quan liên quan.
- Phòng nghiệp vụ bảo tàng:
+ Nghiên cứu khoa học.
+ Xây dựng các kế hoách sưu tầm, kiểm kê, bảo quản hàng năm và lâu
dài.
+ Thực hiện công tác sưu tầm văn hóa vật thể và phi vật thể, kiểm kê, bảo
quản hiện vật.
+ Thực hiện điều tra phát hiện, thống kê phân loại lập hồ sơ di sản văn
hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
+ Thực hiện đăng ký quản lý các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên

phạm vi toàn tỉnh.


- Phòng quản lý di tích:
+ Nghiên cứu kiểm kê phân loại lập hồ sơ di tích, đề nghị các cấp có
thẩm quyền xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên
toàn tỉnh.
+ Phối hợp với địa phương và tổ chức quản lý bảo tồn và phát huy các
giá trị di tích.
+ Hướng dẫn về công tác chuyên môn, nghiệp vụ về phát huy các giá trị
di tích cho các tổ chức quản lý di tích của địa phương.
- Phòng tuyên truyền.
+ Làm công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học của cong tác
bảo tồn bảo tàng.
+ Phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương tuyên truyền phổ
biến kiến thức pháp luật về di sản văn hóa.
+ Nghiên cứu trưng bày.

Phần 2: Báo cáo nhiệm vụ nơi kiến tập và kết quả kiến tập
Thực hiện theo kế hoạch của Khoa Văn hóa-Thông tin và Xã hội Trường
Đại học nội vụ Hà Nội, thời gian kiến tập của tôi tại Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch Cao Bằng là từ ngày 03/06/2015 đến hết ngày 03/07/2015.
Nhưng do điều kiện của Sở và đề tài mà tôi chọn nên Sở đã tạo điều kiện và
giới thiệu tôi đến Bảo tàng tỉnh Cao Bằng( đơn vị trực thuộc sở) để kiến tập.
Nên thời gian thực tập chính thức của tôi là từ ngày 05/06/2015 đến hết ngày
03/07/2015
Thời gian làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Buổi sang: từ 7h30 đến 11h30
- Buổi chiều: từ 11h30 đến 17h00
- Trong 1 tháng kiến tập tại cơ quan tôi đã được phân công các công việc

cụ thể như sau:
+ Tìm hiểu vị trí chức năng quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo tàng
tỉnh Cao Bằng.
+ Tìm hiểu về các qui chế, giải pháp huy động, quản lý,sử dụng các
nguồn lực để bảo về phát huy các giá trị di sản văn hóa tại địa phương.
+ Tìm hiểu về việc thống kê, phân loại, lập hồ sơ, xếp hạng di tích lịch
sử, danh lam thắng cảnh thuộc địa bàn tỉnh.
+ Tìm hiểu về cá dự án cải tạo, xây dựng các công trình di tích.
+ Tìm hiểu về cách thu nhận, bảo quản, đăng ký quản lý các di vật, cổ vật
trong địa bàn tỉnh phát hiện được theo qui định của pháp luật.


+ Tìm hiểu về cách quản lý hướng dẫn các hoạt động bảo tồn và phát huy
các giá trị di sản văn hóa, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích,
nhân vật lịch sử tại địa phương.
+ Đưa một số công văn giấy tờ có liên quan đến nghiệp vụ văn phòng.
Trong quá trình kiến tập tôi đã ghi chép những công việc mình làm theo
ngày. Sau đây là bảng biểu lịch thời gian làm việc của tôi:
Thời gian thực hiện
05/06/2015
08/06/2015

09/06/2015

Nội dung công việc
- Gặp và nói chuyện với cô Hoàng Kim Tuyến- Chánh văn
phòng Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng để
nhận nơi kiến tập
- Đến gặp và nói chuyện với cô Đặng Thu Hồng-Phó
phòng hành chính Bảo tàng tỉnh.

- Đến gặp và nói chuyện với ông Phùng Chí Kiên-Giám
đốc Bảo tàng tỉnh.
- Giới thiệu và làm quen với các
cán bộ trong
cơ quan.
-Tìm hiểu về lịch sử và phát triển của Bảo tàng.
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức nhân sự của cơ quan
Làm quen với các công việc có liên quan đến nghiệp vụ
văn phòng.

10/06/2015

Đọc và nghiên cứu về di sản văn hóa và cách quản lý các
di sản đó

11/06/2015

Đọc sách Cao Bằng thời tiền sử và sơ sử đây là cuốn sách
nói về các nhóm di tích khảo cổ trong môi trường sinh thái
cụ thể ở địa bàn tỉnh để hiểu biết thêm các di vật cổ vật
phát hiện được.
Ngiên cứu tìm hiểu các đề xuất về tôn tạo, cải tạo, sưu
tầm, phát huy, bảo quản, các di sản văn hóa có trên địa bàn
tỉnh.

12/06/2015

15/06/2015
16/06/2015


Nghiên cứu tìm hiểu cách thống kê phân loại, lập hồ sơ
quả lý di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
Tìm hiểu về công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về di
sản văn hóa. Hướng dẫn tham quan, trưng bày và các hình
thức tuyên truyền khác.


17/06/2015
18/06/2015
19/06/2015
22/06/2015
23-26/06/2015
29/06/2015
30/06 đến 02/07/2015
03/07/2015

Đến Thác Bản Dốc (huyện Trùng Khánh) di tích lịch sử
cấp quốc gia tham quan.
Làm một số công việc liên quan đến nghiệp vụ văn phòng
đưa hồ sơ, đánh văn bản
Làm đề cương báo cáo kiến tập nộp cho giám đốc Bảo
tàng.
Đến Pác Bó tham quam di tích lịch sử danh lam thắng
cảnh cấp quốc gia.
Đọc và thu thập tài liệu làm báo cáo
Đi tham quan một số di tích đền chùa miếu gắn với lễ hội.
Đền vua Lê, Chùa Kì Sầm,….
Làm báo cáo tại cơ quan
Nghe và lấy giấy nhận xét, ưu điểm, khuyết điểm trong
thời gian kiến tập tại cơ quan.


Phần 3: Đề tài tự chọn: Quản lý di sản văn hóa.
3.1Khái quát về đề tài tự chọn:
Cao Bằng là vùng đất có bề dày lịch sử và giàu truyền thống văn hiến,
hiện nay Cao Bằng còn lưu giữ nhiều giấu tích văn hóa vật thể và phi vật
thể có gịá trị lịch sử- cần được khám phá và nghiên cứu. Với hơn 8 dân
tộc anh hem, Cao Bằng có một kho tàng di sản văn hóa vô cùng phong
phú và đa dạng. Đây là một tài sản vô giá, việc bảo tồn và phát huy các di


sản văn hóa là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhằm giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc. Thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá
trị di sản văn hóa là trách nhiệm của các cấp các ngành, tạo nguồn lực
quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Theo Công ước di sản thế giới thì di sản văn hóa là:
Các di tích trong đó có: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội
họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong
hang đá và các công trình có sự liên kết giữa nhiều đặc điểm, có giá trị nổi
bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
Các quần thể các công trình xây dựng trong đó có: Các quần thể các công
trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng,
do tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật
toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
Các di chỉ trong đó là: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác
phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có
các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử,
thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.
* Thực trạng quản lí di sản văn hóa ở tỉnh Cao Bằng:

Di vật của người tiền sử ở Cao Bằng

Cao Bằng là không những là vùng đất giàu truyền thống lịch sử lâu đời
mà còn là nơi lưu giữ những di vật cổ vậtb có từ thời nguyên thủy. Qua
nghiên cứu tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, cho thấy nhiều nhà khảo cổ đã
có những bộ sưu tập đồ đá của Cao Bằng hiện nay đang được lưu giữ tại
bảo tàng như: Bộ sưu tập 122 tiêu bản rìu, bôn có vai; bộ sưu tập 12 chiếc


cuốc có vai, 23 chiếc rìu, bôn tứ giác; bộ sưu tập 183 tiêu bản thuộc loại
hình công cụ không có vai và loại hình công cụ có vai, gồm: Rìu hình
thang, bôn hình thang, rìu có vai... thực hiện dự án đã tiến hành khảo sát
các hang động, nơi cư trú của người nguyên thuỷ, các bãi đất ven sông,
suối .Tại 8 huyện Trùng Khánh, Hoà An, Thông Nông, Quảng Uyên, Hạ
Lang, Trà Lĩnh, Thạch An, Bảo Lạc, đã sưu tập được 513 hiện vật, chủ
yếu là hiện vật đá bao gồm các công cụ lao động như rìu, dao, chày
nghiền… đặc trưng nổi bật của bộ sưu tập là những hòn đá cuội và những
mảnh cuội lớn để chế tác công cụ.
- Từ năm 1971, Viện Khảo cổ Việt Nam đã điều tra khảo cổ ở 12 điểm
thuộc các huyện Quảng Uyên, Phục Hòa, Trùng Khánh, Hà Quảng,
Thạch An. Tại những điểm này, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều dấu
vết cổ sinh, như hang Lũng Ỏ, Đà Vĩ( huyện Quảng Uyên) ; hang Phà
Khình( huyện Hòa An)... Từ năm 2000 trở lại công tác khảo cổ học được
tiến hành thường xuyên và có hệ thống. Sau quá trình nghiên cứu, khảo
sát, các nhà khảo cổ đã phân loại các di chỉ khảo cổ được tìm thấy ở Cao
Bằng như : Giai đoạn đá cũ, Cao Bằng có các di chỉ Lũng Ỏ( Quảng
Uyên), Thượng Hà( Bảo Lạc). Năm 2010, Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ
chức điều tra khảo cổ học tại thị xã Cao Bằng phát hiện một số di tích
quan trọng về thời kì hậu đá cũ. Tại thôn Bó Mạ, xã Hưng Đạo phát hiện
hàng chục di vật là công cụ lao động của người nguyên thủy. Giai đoạn
kim khí có các hiện vật trống đồng, rìu đồng, lao đồng..trong quá trình
khảo sát còn phát hiện được khoáng chất thổ hoàng. Hiện nay, trong kho

cơ sở của Bảo tàng đang lưu giữ hơn 5.000 hiện vật thuộc giai đoạn từ
hậu kỳ đá mới đến sơ kỳ kim khí.
- Tại Quyết định số 37515/QĐ-BVHTTDL, tháng 5/2014, Bảo tàng tỉnh
phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam đào thám sát thành Na Lữ, xã
Hoàng Tung (Hoà An) phát hiện nhiều ổ đạn đá, đạn sắt nằm ở độ sâu
0,3 m chưa bị xáo trộn, một ổ đếm được 577 viên đạn đá, đạn sắt, với
nhiều loại đá khác nhau đẽo tròn và nhiều mảnh gạch, ngói âm dương.
Bảo tàng tỉnh đã lựa chọn, sưu tầm 40 hiện vật đạn kim loại có niên đại
khoảng thế kỷ XVI - XVII bổ sung vào kho cơ sở.
Ngoài ra, Bảo tàng tỉnh còn tiến hành sưu tầm được 9 hiện vật tại Cốc
Ngườm, xã Vân Trình (Thạch An), số hiện vật trên được thu lượm trong
mảnh rẫy trước nhà anh Hà Xuân Bách, xóm Cốc Ngườm - nơi hằng năm
gia đình anh vẫn cày xới trồng ngô. Bộ sưu tập bao gồm rìu và bôn thuộc
giai đoạn hậu kỳ đá mới, có niên đại cách đây từ 3.500 - 4.000 năm. Về chất
liệu, kỹ thuật chế tác, kiểu dáng công cụ của sưu tập này đều giống với bộ
sưu tập thứ nhất phát hiện trong khi thi công Nhà văn hoá xóm Cốc Ngườm
vào đầu tháng 11/2013. Cũng trong đợt sưu tầm hiện vật tháng 5/2014, Bảo


tàng tỉnh tiếp nhận một xẻng đá của anh Bế Văn Khoẻ, xóm Bản Niếng, xã
Quang Hán (Trà Lĩnh). Theo anh Khoẻ, vào khoảng năm 1960, bố anh là
ông Bế Văn Lược phát hiện ra chiếc xẻng khi đang khai thác đá làm đường
dân sinh ở khu vực Thua Ngườm thuộc địa phận xóm Bản Niếng. Căn cứ
vào kiểu dáng, chiếc xẻng đá được xếp vào xẻng loại 2, thuộc giai đoạn hậu
kỳ đá mới, có niên đại cách đây khoảng 3.000 năm.
. Bên cạnh các di vật cổ vật thì Cao Bằng còn là nơi có nhiều di tích lịch
sử - danh lam thắng hay các lễ hội gắn với đền chùa miếu.Theo thống kê
Cao Bằng có 224 di tích lịch sử và danh thắng hiện có trên toàn tỉnh, 23
di tích đã được xếp hạng quốc gia và 6 di tích được địa phương xếp hạng.
Trong đó có 60 di tích đền, chùa, miếu( không kể miếu thờ thổ công: có

khoảng trên 100 miếu) 16 di tích đền chùa miếu được xếp hạng ( 03 di
tích quốc gia, cấp tỉnh có 13 di tích) và một số di tích gắn liền với các lễ
hội dân gian, truyền thống của nhân dân dân tộc tỉnh Cao Bằng. Hiện vật
cổ có giá trị trong các đền, chùa chỉ còn 06 chuông đồng ( Chàu Phố Cũ:
02 chuông ( 01 chuông của đền thờ Trần Hưng Đạo- TP Cao Bằng); chùa
Vân An: (Bảo Lạc) 01 chuông; Chùa Đống Lân ( Hòa An): 01 chuông;
chùa Đà Quận( Hòa An): 02 chuông. Tại chùa Ngọc Thanh còn lưu giũ
được một số tượng đất cổ và hai bát hương bằng đá của chùa Tam Bảo và
đền Cao Tiên. Chùa Sùng Phúc (Hạ Lang) còn lưu giữ được một pho
tượng đất cổ. Ngoài ra các loại hoành phi câu đối trong các ngôi đền,
chùa miếu cũng còn rất ít.
Trong những năm qua hệ thống di tích lịch sử văn hóa của Cao Bằng đã
được nhà nước quan tâm tu bổ đầu tư, tôn tạo và đạt được nhiều kết quả
tốt. Tuy nhiên vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế nhất là các di sản văn
hóa bị xuống cấp và mai một.
Các công trình đền, chùa, miếu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay đã
xuống cấp nghiêm trọng, nhiều nơi chỉ còn là phế tích như đền Báo LuôngSlao Cải ( Hòa An).
Một số đền đã bị phá hủy hoàn hoàn chỉ còn lại trong kí ức của một số
nhân chứng và các thu tịch cổ: Chùa Thanh Long, chùa Tam Bảo, miếu
Cao Tiên, đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu Vực voi ( thành phố Cao Bằng)

Những di tích hiện còn tồn tại nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng: đền thờ
Hoàng Lục ( Trùng Khánh) đền Tô Thị Hoạn ( Hạ Lang )…. Trải qua sự
biên thiên của lịch sử, phần lơn những di tích hiện nay còn tồn tại thực tế
đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần và không có di tích nào còn nguyên
ngốc như khi khởi dựng


Số đền chùa miếu có với lễ hội chiến tới 45% tổng số đền, chùa, miếu.
Tuy nhiên, hiện nay lễ hội ở một số nơi đã bị mai một, hình thức tổ chức

lễ hội sơ sài, nội dung nghèo nàn.

Bàn đá bên suối Lê-nin (Pác Bó,Hà Quảng), nơi Chủ Tịch Hồ Chí Minh
làm việc.

Suối Lê-nin( Pác Bó)


Tiêu biểu như khu di tích lịch sử cách mạng Pác Bó, thuộc xã Trường Hà,
huyện Hà Quảng. Nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân về nước, sống
và làm việc, lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập cho dân tộc từ năm
1941 đến 1945. Khu di tích Kim Đồng được xây dựng gồm có mộ anh Kim
Đồng và tượng đài khang trang tại chân Rặng núi đá cao đồ sộ hay Khu di
tích lịch sử Rừng Trần Hưng Đạo, nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền
Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được đưa
vào danh sách di tích quốc gia đặc biệt cuối năm 2013; Khu di tích lịch sử
Chiến thắng Đông Khê... và những di tích lịch sử văn hóa như: Đền Kỳ Sầm
thờ Nùng Chí Cao; Đền Vua Lê thờ vua Lê Thái Tổ... Non nước Cao Bằng
như một bức tranh thủy mặc khổng lồ của người họa sĩ thiên nhiên khoáng
đạt với núi với sông, với hồ với thác. Thác Bản Giốc, Hồ Thang hen, Hồ
Khuổi Lái, những hang động có nguyên vẻ hoang sơ (Ngườm Ngao, Ngườm
Sập…) được đánh giá là đẹp vào bậc nhất ở Đông Nam Á. Chỉ riêng đợt 304, 1-5 năm 2015 khu Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó đã đón 18.000 lượt
khách đến tham quan.
Trùng Khánh có thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, chùa Phật tích Trúc lâm
Bản Giốc, thuộc xã Đàm Thủy, là những địa điểm lý tưởng để du khách thập
phương đến khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên, con người. Từ đầu năm 2015
đến nay, huyện Trùng Khánh thu hút trên 87.000 lượt khách đến tham quan
du lịch, tăng 49.600 lượt.



Thác bản giốc –Trùng Khánh
Động ngườm ngao-Trùng Khánh
Với số lượng di tích lịch sử- danh lam thắng cảnh nhiều như vậy thì
năm 2008, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho UBND tỉnh
ban hành qui định về phân cấp quản lý di tích lịch sử -văn hóa và danh lam
thắng cảnh (Ban hành kèm theo Quyết định số 2795/2008/QĐ-UBND ngày
08 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng) như sau:
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


Số: 2795/2008/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 08 tháng 12 năm 2008
QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
CAO BẰNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Di sản văn hoá ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá;

Căn cứ Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24 tháng 7 năm 2001
của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin phê duyệt tổng thể bảo tồn và phát
huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản lý di
tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban
hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

Lô Ích Giang


QUY ĐỊNH
PHÂN CẤP QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ VÀ DANH LAM
THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2795/2008/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12
năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng áp dụng
Quy định này quy định về nội dung quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ
và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh; trách
nhiệm, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân liên quan trong hoạt động
bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh

cùng toàn bộ các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích.
Điều 2. Phạm vi áp dụng
Áp dụng đối với mọi di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh; các địa
điểm, công trình xây dựng, công trình kiến trúc, quần thể kiến trúc, cảnh
quan thiên nhiên có dấu hiệu là di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng
cảnh thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và các hình thức sở hữu
khác trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 3. Mục đích, yêu cầu
1. Gìn giữ nguyên trạng và đầy đủ các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam
thắng cảnh.
2. Nâng cao nhận thức, phát huy giá trị di tích trong việc giáo dục truyền
thống lịch sử, văn hoá của dân tộc.
3. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá, danh
lam thắng cảnh; mở rộng quá trình xã hội hoá bảo vệ và phát huy giá trị di
tích, gắn với quản lý bằng pháp luật.
4. Nâng cao trách nhiệm của các ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc
bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
5. Củng cố, kiện toàn và thành lập các tổ chức quản lý di tích lịch sử - văn
hoá và danh lam thắng cảnh.
6. Thực hiện xã hội hoá công tác quản lý dích đối với các hình thức tổ chức
quản lý phù hợp với cấp độ, giá trị lịch sử, quy mô di tích.
Chương II


PHÂN CẤP QUẢN LÝ
Điều 4. Cấp độ di tích
1. Di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia đặc biệt.
2. Di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
3. Di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.
Điều 5. Thành lập các tổ chức quản lý

1. Di tích quốc gia đặc biệt:
a) Thành lập các tổ chức quản lý di tích phù hợp với từng cấp độ, giá trị lịch
sử, quy mô của di tích;
b) Thành lập các Ban Quản lý di tích trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du
lịch.
2. Đối với các di tích còn lại, căn cứ vào tình hình cụ thể ở từng huyện, thị
thành lập các tổ chức quản lý phù hợp.
a) Những di tích có giá trị, yêu cầu chuyên môn cao được thành lập các tổ
hoặc Ban Quản lý trực thuộc Phòng Văn hoá và Thông tin huyện, thị;
b) Những di tích có quy mô rộng, phức tạp được thành lập Ban Quản lý liên
ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị.
3. Các di tích khác giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ra quyết
định thành lập (các tổ) Ban Quản lý.
Chương III
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ
TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
Điều 6. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Tổ chức chỉ đạo, cấp giấy phép cho hoạt động bảo vệ và phát huy di tích
lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh trong phạm vi địa phương theo thẩm
quyền;
b) Phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di
tích theo quy định của pháp luật;
c) Quyết định thành lập các Ban Quản lý di tích trực thuộc Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch.


2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thị
a) Căn cứ vào hướng dẫn của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để

xây dựng đề án thành lập các tổ chức quản lý di tích của địa phương trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Quyết định thành lập các tổ quản lý hoặc các Ban Quản lý di tích có giá
trị, yêu cầu chuyên môn cao, quy mô rộng và phức tạp;
c) Giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định thành lập các
tổ hoặc Ban Quản lý các di tích khác;
d) Chịu trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá và
danh lam thắng cảnh trong phạm vi địa phương; tổ chức ngăn chặn kịp thời,
xử lý các hành vi xâm hại đến di tích, đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong việc xếp hạng di tích và xây dựng kế hoạch bảo vệ, bảo quản tu
bổ, phát huy giá trị di tích;
đ) Tổ chức kiểm tra giám sát các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy và khai
thác các di tích trên địa bàn;
e) Chủ động phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để xử lý các
hành vi xâm hại đến di tích.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
a) Quyết định thành lập các Ban (tổ) hoặc giao cho tổ chức, cá nhân quản lý
di tích theo thẩm quyền;
b) Tổ chức bảo vệ, bảo quản cấp thiết di tích;
c) Tiếp nhận khai báo về di tích, kiến nghị việc xếp hạng di tích lên cơ quan
cấp có thẩm quyền;
d) Phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi làm ảnh hưởng tới sự an
toàn và cảnh quan môi trường của di tích;
đ) Ngăn chặn và xử lý các hoạt động mê tín dị đoan tại di tích theo thẩm
quyền.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn các cấp
1. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh,tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về hoạt động bảo tồn phát huy giá trị di tích lịch sử - văn
hoá và danh lam thắng cảnh, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên

môn nghiệp vụ của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
2. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:


a) Chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Văn hoá và Thông tin các huyện, thị, phối hợp
với các cơ quan chức năng liên quan trong việc bảo tồn phát huy giá trị di
tích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị quản lý hoạt động bảo tồn,
phát huy giá trị di tích theo Luật Di sản văn hoá;
c) Thẩm định hoặc tham gia thẩm định các dự án về bảo tồn phát huy giá trị
di tích; thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực
bảo vệ di tích có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường di tích;
d) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di
tích thuộc địa phương quản lý sau khi được phê duyệt.
đ) Quản lý, hướng dẫn các hoạt động lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với
di tích;
e) Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm xâm hại, bảo vệ di tích, các
hoạt động quản lý trên địa bàn toàn tỉnh;
g) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo tồn, phát huy giá trị di tích.
3. Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị có trách nhiệm:
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện, thị tổ chức thực hiện Quy định
này theo chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
b) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân huyện, thị về quản lý, phối hợp
với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xếp hạng, xây dựng kế
hoạch bảo quản, bảo vệ, tu bổ và phát huy giá trị di tích.
Điều 8. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di tích có các quyền và nghĩa vụ
1. Sở hữu hợp pháp di tích, ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt,
sử dụng trái phép di tích và những hiện vật thuộc di tích.
2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di tích, thông báo kịp

thời cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi di tích có nguy cơ bị làm sai
lệch giá trị, bị huỷ hoại, bị mất.
3. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, học tập, nghiên
cứu tại di tích.
4. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý di tích có các quyền và nghĩa vụ
sau:
1. Bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di tích.


2. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm
hại di tích trong trường hợp phát hiện di tích bị lấn chiếm.
3. Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền nơi gần nhất khi di tích bị mất hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại.
4. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch,
nghiên cứu về di tích.
5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Tổ chức thực hiện
1. Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm hướng dẫn,
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện Quy
định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị chịu trách nhiệm thực hiện Quy
định này và theo hướng dẫn của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
3. Trong quá trình thực hiện Quy định này nếu có vướng mắc; các cơ quan
liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, phản ánh về Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch Cao Bằng để nghiên cứu, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân
tỉnh xem xét giải quyết hoặc sửa đổi, bổ sung./.
Theo qui định các địa phương phải chủ động thành lập các tổ chức quản lý

di tích lịch sử - văn .
Tuy nhiên hiện nay các địa phương chưa thực sự quan tâm đến vấn đề
này. Một số địa phương còn lung túng trong việc thành lập các tổ chức
quản lý di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các di tích liên quan đến đền
chùa miếu- tôn giáo. Vì vậy công tác quản lý, bảo tồn và phát huy tác
dụng các di tích lịch sử danh lam thắng cảnh chưa cao. Trong những năm
qua các cấp ủy đảng chính quyền và địa phương cũng quan tâm đến việc
nghiên cứu các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh. Một số đề tài nghiên
cứu đã được thực hiện như sau: Nghiên cứu phục dựng Lễ hội pháo hoaQuảng Uyên, nghiên cứu lễ hội Nàng Hai-Thạch An…
- Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2012, bảo
tàng tỉnh đã thực hiện 1 số đề tài về nghiên cứu, bảo tồn, sưu tầm một số
lễ hội, di tích.
Nhận thức rõ điều ấy, nhiều năm thông qua chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước và nhất là từ khi có nghị quyết Trung ương 5( khóa


VIII) về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản
sắc dân tộc, Kết luận Hội nghị Trung Ương 10 ( khóa IX) về tiếp tục thực
hiện Nghị quyết Trung ương 5 và từ khi Luật di sản văn hoá có hiệu lực
thi hành, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du Lịch tỉnh đã phối hợp với
chính quyền các cấp triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo tồn, phát huy
giá tị các di sản văn hóa, góp phần thức đẩy kinh tế xã hội phát triển.
*Những mặt tích cực trong công tác quản lý di sản văn hóa ở tỉnh Cao
Bằng
Cao Bằng là một tỉnh vùng cao biên giới, có trên 52 vạn dân, trong đó có
trên 95% là người dân tộc thiểu số. Những phong tục tập quán riêng biệt
của các dân tộc đã tạo nên bức tranh phong phú về văn hoá như: các làn
điệu dân ca phong phú, ngọt ngào như: Hát then, hát sli, hát lượn; các Lễ
hội truyền thống như Lễ hội Pháo hoa, Lễ hội Nàng hai, lễ hội Lồng tồng,
hội Thanh minh; Lễ cấp sắc, phong tục của một số dân tộc thiểu số Dao,

Sán chỉ, Lô Lô... Cao Bằng còn là vùng đất có nguồn văn hóa vật thể và
phi vật thể rất đa dạng và phong phú, nhiều di tích lịch sử văn hóa và
danh lam thắng cảnh.
Với những giá trị đặc biệt, ý nghĩa quan trọng về lịch sử, văn hóa và khoa
học của Khu di tích lịch sử Pác Bó, từ năm 1970, Khu di tích đã được Đảng
và Nhà nước đặc biệt quan tâm bảo tồn, tôn tạo nhiều hạng mục quan trọng
và mở cửa đón khách tham quan. Khu di tích được xếp hạng là Di tích Quốc
gia tại Quyết định số 97/QĐ - VH ngày 21/02/1975 của Bộ Văn hóa - Thông
tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Năm 2007, đề án bảo tồn, tôn
tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Pác Bó được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 1146/QĐ - TTg, ngày 29/8/2007. Từ đó đến nay,
Khu di tích Pác Bó không ngừng được bảo tồn, tôn tạo và đầu tư nâng cấp.
Xác định công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đặc
sắc là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ hội nhập, thực
hiện có hiệu quả Nghị quyết TW 5 ( khoá VIII) của Đảng về “ Xây dựng và
phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản săc văn hoá dân tộc”
và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh,Sở VHTT&DL Cao Bằng đã xây dựng
kế hoạch thực hiện Chương trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền
thống đặc sắc của Cao Bằng, tiếp tục thống kê, kiểm kê, đăng ký quản lý
các di vật, cổ vật, bảo vật; đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu, giới
thiệu văn hoá dân gian; nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học về các giá
trị văn hoá truyền thống đặc sắc; sưu tầm, nghiên cứu, biên dịch, in ấn lại
các loại sách cổ có giá trị; khôi phục và nâng cao giá trị các lễ hội đặc sắc;


mở lớp bồi duỡng về dân ca, dân vũ truyền thống...
Để thực hiện thành công mục tiêu này, Ngành cũng đã đề ra những nhiệm vụ
và giải pháp cụ thể, đó là: Tích cực triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung
ương 5 (Khoá VIII). Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng
cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đồng thời tổ

chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về bảo tồn, phát huy các giá trị di sản
văn hoá đặc sắc của các dân tộc tỉnh Cao Bằng; Tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất và trang thiết bị cho hoạt động văn hoá - thể thao và du lịch; tiếp tục
đầu tư, hỗ trợ có trọng điểm thông qua chương trình mục tiêu quốc gia về
văn hoá và những dự án cho công tác bảo tồn văn hoá truyền thống; Kiểm
kê, thống kê, lập hồ sơ khoa học, đánh giá thực trạng và hiệu quả công tác
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc; xây dựng kế
hoạch đầu tư cụ thể từng năm và trong giai đoạn tới để trùng tu, tôn tạo,
nâng cấp các di tích lịch sử - văn hoá, các danh thắng trọng điểm; tiếp tục
sưu tầm, nghiên cứu hiện vật để tiến đến xây dựng Bảo tàng tổng hợp tỉnh;
tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phân cấp quản lý di tích lịch sử, văn
hoá, danh thắng trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, tổ chức liên hoan, giao lưu văn
hoá - nghệ thuật truyền thống của các dân tộc; tổ chức thi tìm hiểu và hát
dân ca, thi trang phục đẹp các dân tộc; tổ chức các lễ hội tiêu biểu ở từng
vùng, miền và dàn dựng, biểu diễn các điệu hát - múa đặc sắc, tiêu biểu của
các dân tộc. Bảo tồn và phát huy các làng nghề thủ công truyền thống... Từ
đó, các giá trị truyền thống được bảo tồn và phát huy. Nhân dân trong và
ngoài tỉnh biết nhiều hơn và quan tâm hơn đến truyền thống văn hoá đặc sắc
và đa dạng của các dân tộc tỉnh Cao Bằng.
Các Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cấp tỉnh, các dự án thuộc
Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa như: Nghiên cứu, phục dựng Lễ
hội Pháo hoa truyền thống huyện Quảng Uyên; Nghiên cứu thời tiền sử Cao
Bằng qua các di chỉ khảo cổ; Sưu tầm, khôi phục nâng cao Lễ hội Nàng Hai;
Nghiên cứu, bảo tồn làn điệu dân ca, dân vũ người Dao đỏ, người Sán chỉ;
Đề tài Quy hoạch đền, chùa, miếu ở Cao Bằng; Đề tài Nghiên cứu phục
dựng đám cưới người Dao Đỏ; Nghiên cứu Lượn Then tứ quý dân tộc Tày
Cao Bằng; Dự án bảo tồn-tôn tạo và phát huy tác dụng Khu di tích lịch sử
Pác Bó; Lập Hồ sơ Di sản Then Tày.... đã được ngành VHTTDL Cao Bằng
triển khai thực hiện, góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn di sản văn
hóa trên địa bàn tỉnh.

Ngành VHTTDL đã chú trọng và đang tích cực phối hợp với các Viện Khoa
học, Viện Văn hoá Dân gian Việt Nam, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Sở


KH&CN Cao Bằng... xây dựng kế hoạch, tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, khai
thác và bảo vệ những giá trị văn hoá đặc trưng trong dân gian như ngôn ngữ
Tày - Nùng, Mông, Dao; các tác phẩm văn học truyền miệng; các làn điệu
dân ca, dân vũ; trang phục của đồng bào các dân tộc ít người; các nét văn
hoá ẩm thực tinh tế; các lễ hội truyền thống điển hình; làng nghề truyền
thống... đặc biệt, nền văn hoá Tày cổ (chữ viết Tày - Nùng) .... Kết quả,
nhiều công trình, đề tài khoa học đã xây dựng các luận cứ, giải pháp có tính
thực tiễn trong việc bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống của các
dân tộc tỉnh Cao Bằng, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh, Chương trình số 17-CTr/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh
về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của Cao
Bằng.
Hiện nay có 1 số ngôi đền chùa miếu đã được trùng tu tôn tạo như:
Chùa Viên Minh ( chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa)
Tháp Chuông Đà Quận ( xã hội hóa)
Chùa Phố Cũ (xã hội hóa)
Chùa Sùng Phúc ( xã hội hóa)
Chùa Vân An( Ngân sách địa phương+ xã hội hóa)
Chùa Đống Lân (xã hội hóa)
Đền Kỳ Sầm( ngân sách địa phương+ xã hội hóa)
Đền Vua Lê( chương trình mục tiêu quốc gai về văn hóa)
Đền Quang Triều (xã hội hóa)
Miếu Quan Văn Sinh ( xã hội hóa)
Miếu Vọng Tiên ( xã hội hóa)
Bên cạnh những mặt tích cực thì bên cạnh đó vẫn còn xuất hiện hạn chế
trong công tác quản lý.

* Những mặt hạn chế trong công tác quản lý di sản văn hóa ở tỉnh Cao Bằng.
Do tác động của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập, một số nét bản sắc
văn hoá truyền thống của các dân tộc như: trang phục, nếp sống văn hoá văn nghệ dân gian, phong tục tập quán..., đang bị pha tạp và dần mai một.
Nhiều làn điệu dân ca, điệu múa cổ truyền, nhạc cụ dân tộc, lễ hội dân gian,
một số nghề thủ công truyền thống và phương tiện sinh hoạt hàng ngày bị
thất truyền. Trong khi đó, văn hoá truyền thống của các dân tộc chưa được
kiểm kê, đánh giá đầy đủ; Công tác bảo tồn, trùng tu, quản lý và phát huy
giá trị văn hoá truyền thống chưa được quan tâm đúng mức; Cơ sở vật chất
và phương tiện phục vụ hoạt động văn hoá cho đồng bào vùng sâu, vùng xa,
vùng biên giới còn thiếu thốn; Việc thể chế hoá các văn bản quản lý, một số
cơ chế chính sách trong lĩnh vực văn hoá còn nhiều bất cập; Lực lượng cán


bộ làm công tác sáng tác, nghiên cứu khoa học còn thiếu; Mức hưởng thụ
văn hoá của nhân dân các dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn thấp.
- Thứ nhất, nhận thức của các cấp, các ngành, toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa
của di tích đã được nâng cao nhưng chưa sâu sắc, toàn diện và chưa được cụ
thể hóa bằng các biện pháp, kế hoạch, chương trình.
- Thứ hai, lúng túng trong việc xử lý một cách hài hòa mối quan hệ giữa
bảo tồn và phát triển trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc
tế
- Thứ ba, công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn
thiếu định hướng, thiếu những chính sách, chế tài cụ thể để khuyến khích, kêu
gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Các nguồn lực do dân đóng góp
chưa được qui tụ dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước một cách chặt chẽ nên
không được định hướng để sử dụng một cách có hiệu quả nhất.
- Thứ tư, công tác tuyên truyền về di tích chưa được chú trọng, thông tin về
di tích còn hạn chế. Hoạt động tổ chức giới thiệu tại di tích chưa được làm
một cách khoa học, bài bản, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các
cấp trong tổ chức khai thác du lịch và dịch vụ tại di tích. Một số di tích còn có

hiện tượng sử dụng các “hướng dẫn viên không chuyên”, tranh giành giới
thiệu di tích để áp đặt thù lao bất hợp lý, gây mất thiện cảm của du khách, ảnh
hưởng tới hoạt động du lịch.
- Thứ năm, năng lực tham mưu công tác của đội ngũ cán bộ làm công
tác văn hóa cơ sở đã có những chuyển biến rõ rệt, góp phần quan trọng trong
việc giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hoá tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, vẫn
tồn tại nhiêù hạn chế như: trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, khả năng
vận động quần chúng tham gia vào các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa chưa thực
sự hiệu quả.
Xuất phát từ những hạn chế trên, tỉnh Cao Bằng đã thực hiện những giải
pháp thiết thực và hiệu quả để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá
trên địa bàn tỉnh.
* Một số giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá tỉnh Cao
Bằng
Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 5 ( khoá VIII) của Đảng về “Xây dựng
và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản săc văn hoá dân
tộc”, thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá
truyền thống đặc sắc của Cao Bằng, tăng cường hiệu quả công tác nghiên


cứu khoa học về văn hoá, cần tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu
sau:
Một là: Tiếp tục tăng cường nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp
uỷ Đảng, chính quyền và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện nhiệm
vụ khoa học về văn hoá, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc của
tỉnh; tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về văn
hoá, quy hoạch, dự án phát triển văn hoá.
Hai là: Coi trọng và làm tốt công tác bảo tồn di sản văn hoá của các dân tộc;
Thống kê, lập hồ sơ các di sản văn hóa; khuyến khích tạo điều kiện cho tổ
chức, cá nhân nghiên cứu, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa

phi vật thể; áp dụng các biện pháp cần thiết của chính quyền các cấp để bảo
vệ các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, ngăn chặn nguy cơ làm mai một,
sai lệch hoặc thất truyền. Có chính sách tạo điều kiện bảo vệ và phát triển
tiếng nói, chữ viết của các dân tộc. Khuyến khích sưu tầm, biên soạn, dịch
thuật, thống kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa
học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian...Khuyến khích việc duy trì
những phong tục tập quán lành mạnh của các dân tộc; phục hồi và phát triển
các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu; nghiên cứu và ứng dụng
các tri thức về y, dược học cổ truyền; khôi phục và nâng cao các lễ hội
truyền thống ,bài trừ hủ tục có hại đến đời sống văn hóa của nhân dân;
chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong tổ chức và các hoạt động
lễ hội; duy trì và phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực, giá trị về trang phục
truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác.
Ba là: Tiếp tục đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho văn học, nghệ thuật phát
triển mạnh mẽ, đa dạng về đề tài, nội dung, loại hình, phương pháp sáng tác,
sự tìm tòi, thể nghiệm. Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xã hội hoá trên lĩnh
vực văn hoá, nghệ thuật để có nhiều công trình, nhiều sản phẩm văn hoá đáp
ứng nhu cầu của công chúng. Tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với
nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí
quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.
Bốn là: Khơi dậy sức sáng tạo chủ động của nhân dân trong các hình thức
sinh hoạt cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa trong thời kỳ
mới. Giữ gìn truyền thống văn hoá trong gia đình, trong làng, bản, tạo điều
kiện cho quần chúng tiếp nhận thông tin về mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
và thực hiện quyền làm chủ của mình.


Năm là: Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa. Tuyên truyền cho đồng
bào các dân tộc biết tự hào và trân trọng những giá trị tinh thần, đạo đức,
phong tục tốt đẹp của mình, phát huy các giá trị văn hóa tích cực truyền

thống trong cuộc sống mới. Xây dựng và thực hiện quy ước văn hóa trên cơ
sở kết hợp những yếu tố truyền thống tốt đẹp. Tổ chức hình thức hoạt động
văn hóa lành mạnh để thu hút nhân dân tham gia.
Sáu là: Tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc; cân đối phân bổ
ngân sách thực hiện các dự án thuộc Chương trình. Có chính sách hỗ trợ
công tác bảo tồn, phát triển văn hoá, công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn
hoá và văn nghệ sĩ các dân tộc trong tỉnh; lồng ghép các chương trình đầu tư
vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn vào việc hỗ trợ cơ sở vật chất, trang
thiết bị văn hoá để nâng cao mức hưởng thụ về văn hoá cho đồng bào các
dân tộc.
*Ý kiến đóng góp:
Cao Bằng là vùng đất địa linh, nhân kiệt, có nhiều hệ thống các di tích lịch
sử, danh lam thắng cảnh. Trong những năm qua việc bảo tồn và phát huy các
giá trị di sản văn hóa là việc làm thường xuyên, được thực hiện đúng theo
Luật Di sản Văn hóa và tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 ( khóa 8).
Muốn bảo tồn các di sản văn hóa một cách tốt hơn có hiệu quả, bền vững
hơn caần phải có qui hoạch tổng thể, lộ trình rõ rang, đồng thời phải có một
số chính sách đầu tư hợp lí, mạnh mẽ, thỏa đáng hơn. Cần phát huy vai trò
của nhân dân trong việc bảo vệ các di sản văn hóa. Cùng với nguồn ngân
sách nhà nước, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia đóng góp vào công cuộc
bảo tồn phát huy các di sản, phát huy giá trị di sản văn hóa cho cộng đồng,
để cộngđồng nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn tham gia tích cực vào
công tác bảo vệ và phát huy di sản.
Ngoài ra cần phải hướng dẫn các địa phương thành lập các tổ chức quản lý
và xây dựng qui chế hoạt động của các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
Tăng cường các hình thức tuyên truyền quảng bá cho các di tích danhh lam
thắng cảnh, thổi hồn cho các di tích tạo ra sức hấp dẫn du khách phục vụ
phát triển du ịch.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các hoạt động tại nơi trưng bày hiện

vật, di vật, cổ vật; các khu di tích lịch sử danh lam thắng cảnh. Đồng thời
đẩy mạnh công tác truyên truyền cấm các hoạt động mê tín dị đoan.
Tiếp tục nghiên cứu khảo sát lập hồ sơ để đề nghị các cấp có thẩm quyền
công nhận các di tích có đủ tiêu chí xếp hạng. đây là cơ sở pháp lý quan
trọng để bảo vệ , đồng thời tiến hành tu bổ tôn tạo khi có điều kiện.


Thống kê đầy đủ các di sản cần đầu tư tôn tạo, tu bổ, bảo vệ.
Ưu tiên những di tích có điều kiện phục vụ cho phát triển du lịch.
Uu tiên những di tích có nguy cơ mai một. Trong quá trình trùng tu tôn tạo
các di tích cần vận dụng linh hoạt qui chế, qui định về bảo tồn các yếu tố cấu
thành di tích.
Kết luận :
Cùng với sự giao lưu, hội nhập toàn diện đã tác động một cách sâu rộng đến
đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào nhân dân các dân tộc Cao Bằng
nói riêng và cả nước nói chung. Do vậy, cũng như ở các địa phương khác
trên cả nước, vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Cao
Bằng được đặt ra còn muộn, chưa được như mong muốn, việc sưu tầm, bảo
tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể và phi vật thể chưa tương
xứng với tiềm năng hiện có; công tác nghiên cứu sưu tầm còn mang tính dàn
trải, chưa sâu và còn mang tính phiến diện, nhiều di sản văn hóa vật thể và
phi vật thể đã được sưu tầm nhưng chưa được đưa vào khai thác, sử dụng
trong đời sống, nhiều nếp sống sinh hoạt văn hóa không còn phù hợp với đời
sống hiện tại, các tệ nạn mê tín dị đoan ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn
còn tồn tại. Để làm tốt những giải pháp trên, vấn đề then chốt là chúng ta phải
đổi mới và nâng cao nhận thức, xem cơ sở là địa bàn chiến lược của sự nghiệp
cách mạng văn hóa, là nơi biến những quan điểm của Đảng và Nhà nước
thành hiện thực, là môi trường sống, nơi sinh ra và đồng thời là nơi lưu giữ,
trao truyền và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Bởi vậy,
nếu chúng ta có chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, được toàn dân và các cấp,

các ngành tham gia, hưởng ứng và chắc chắn rằng khi hội tụ đủ sức mạnh
tổng hợp ấy thì nhất định công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa sẽ đạt
được nhiều thành tựu mới, góp phần nâng cao đời sống văn hóa đồng bào các
dân tộc, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.


×