Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quản lý Văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.76 KB, 17 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. Khái quát về Bảo tàng Đắk Lắk
1.1. Giới thiệu chung
Thực hiện Nghị định số 519 của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo tồn
gìn giữ những di sản văn hóa của dân tộc, ngày 01/9/1976, UBND tỉnh ra quyết
định số 144/VH-XH cho xây dượng Nhà truyền thống chiến thắng Ban Mê Thuột
năm 1975. Một năm sau, ngày 02/9/1977, nhân kỷ niệm 32 năm ngày Hồ Chủ
Tịch đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
Nhà truyền thống tỉnh Đắk Lắk chính thức cắt băng khánh thành. Với hơn 500
hiện vật, hình ảnh lịch sử và các tư liệu, phản ánh công cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân các dân tộc trong tỉnh được
giới thiệu thành hai phần: Phần lịch sử tự nhiên; Phần lịch sử cách mạng. Hàng
năm Nhà truyền thống và sa bàn mở cửa phục vụ 15.000 lượt người xem.
Với những sự tiến bộ toàn diện, năm 1990, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành
Quyết định nâng cấp Nhà truyền thống cách mạng tỉnh Đắk Lắk lên thành Bảo
tàng tổng hợp tỉnh Đắk Lắk (gọi tắt là Bảo tàng Đắk Lắk).
Nhờ những cố gắng, nỗ lực hoạt động, ngày 25/7/1995, trên cơ sở có sự thỏa
thuận của Bộ VHTT (Bộ VHTT&DL), UBND tỉnh đã quyết định xếp hạng II cho
Bảo tàng Đắk Lắk. Từ năm 1997 đến năm 2000 Bảo tàng đã đón được 173.958
lượt khách đến tham quan.
Với mong muốn xây dựng một Bảo tàng thực sự xứng với những giá trị văn
hóa truyền thống, lịch sử không chỉ của tỉnh Đắk Lắk mà của cả khu vực Tây
Nguyên. Được sự quan tâm đầu tư của các cấp lãnh đạo tỉnh và Nhà nước, chủ
trương đầu tư xây dựng công trình tòa nhà mới của Bảo tàng Đắk Lắk đã được
đưa vào Chương trình 108 của Chính phủ từ năm 2001.
Công trình do tỉnh Đắk Lắk đầu tư xây dựng có sự phối hợp của Chương trình
hợp tác văn hóa trong khuôn khổ của dự án FSP “Phát huy di sản bảo tàng Việt
Nam” từ năm 2005 giữa Cộng hòa Pháp và Việt Nam. Suốt quá trình diễn ra dự án,
các chuyên gia Pháp và chuyên gia của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã giúp Bảo
Sinh viên thực tập: Đỗ Mạnh Cường


1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
tàng Đắk Lắk thực hiện phương án thiết kế không gian trưng bày, tư vấn nhiều lĩnh
vực chuyên môn, xây dựng lộ trình trưng bày.
Ngày 28/02/2008 Lễ khởi công xây dựng tòa nhà Bảo tàng Đắk Lắk diễn ra
long trọng có sự chứng kiến của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND và các sở, ban ngành,
cùng một hy vọng của cán bộ viên chức Bảo tàng Đắk Lắk
Đến nay, một công trình kiến trúc đồ sộ, hiện đại và độc đáo đã được hình
thành. Công trình tọa lạc ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, với vị trí đắc
địa, nơi có thảm cỏ xanh tươi, rợp bóng cây cổ thụ. Bảo tàng Đắk Lắk là công
trình khai thác nghệ thuật tạo hình Tây Nguyên, lấy ý tưởng từ ngôi nhà sàn dài
truyền thống khổng lồ được cách điệu, “phụ gia” thêm chút âm hưởng của kiến
trúc nhà rông. Theo đó dù cao đến ba tầng, diện tích sử dụng lên tới 9.000m
2
,
nhưng linh hồn nhà sàn dài Tây Nguyên vẫn bao trùm với toàn bộ bề mặt, thể
hiện sự hùng vĩ vô tận của thiên nhiên, núi rừng.
Trên khoảng 1.800m
2
, trưng bày của Bảo tàng thể hiện những quan niệm bảo
tàng học tiên tiến và phương pháp trưng bày hiện đại. Đặc biệt Bảo tàng Đắk Lắk
đi tiên phong ở Việt Nam trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số bản địa
(ngôn ngữ Êđê cư dân bản địa đa số trong tỉnh) trong trưng bày bên cạnh tiếng
Việt, Pháp, Anh và cả ngôn ngữ của các dân tộc khác trong tên gọi những hiện
vật của chính họ.
Sự ra đời của Bảo tàng Đắk Lắk mới là một sự kiện rất có ý nghĩa, đặc biệt
trong đời sống văn hóa - xã hội của tỉnh. Bảo tàng Đắk Lắk là kết quả từ sự nỗ
lực lớn của tỉnh và sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ, thể hiện sinh động chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Bảo tàng Đắk Lắk là một địa chỉ văn hóa nhằm giúp công chúng trong tỉnh,

trong nước và du khách quốc tế tìm hiểu về vùng đất và con người Đắk Lắk, qua
đó cũng khám phá về tự nhiên và văn hóa ở Tây Nguyên.
1.2. Đặc điểm tình hình
Bảo tàng Đắk Lắk là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở VHTT&DL, có chức
năng nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày các sưu tập về lịch sử tự
Sinh viên thực tập: Đỗ Mạnh Cường
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan, hưởng
thụ văn hóa của nhân dân.
Hiện tại Bảo tàng tỉnh gồm có: Ban Giám đốc 04 người (01 Giám đốc, 03
Phó Giám đốc) và 5 phòng chức năng: Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng
Nghiên cứu sưu tầm; Phòng Kiểm kê, Bảo quản & Thư viện; Phòng Trưng bày;
Phòng Giáo dục & Công chúng
Tổng số cán bộ, viên chức, người lao động tính đến ngày 31/12/2013 là 55
người, trong đó có 22 nam, 33 nữ, có 03 người là dân tộc thiểu số. Trình độ học
vấn: 01 tiến sĩ, 33 đại học, 12 cao đẳng, 04 trung cấp (gồm các chuyên ngành:
Bảo tồn Bảo tàng, Lịch sử, Dân tộc học, Khảo cổ học, Quản lý Văn hoá, Mỹ
thuật, Ngoại ngữ…) và một số lao động phổ thông khác.
Có 01 tổ chức Công đoàn bộ phận (52 đoàn viên công đoàn), 01 tổ chức
Đoàn TNCSHCM (36 đoàn viên), 01 tổ Cựu Chiến binh (04 cựu chiến binh).
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Buôn Ma Thuột
2.1.Vị trí địa lý
Về mặt địa lý, diện tích tự nhiên của thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay có
37.718 ha chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Lắk.
Thành phố Buôn Ma Thuột có vị trí giao thông đường bộ rất thuận lợi với các
quốc lộ 14, 26, 27 nối liền với các tỉnh trong cả nước nhất là Thành phố Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai,
Campuchia. Về hàng không có sân bay đến thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, thành phố Đà Nẵng.

2.2. Đặc điểm kinh tế, cơ sở hạ tầng
Cơ cấu kinh tế của Thành phố là: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp, với
tỉ trọng các ngành: Công nghiệp - xây dựng 45,88%; Dịch vụ 45,60%; Nông lâm
nghiệp 8,51%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố tăng trưởng khá cao
trong nhiều năm liền, thời kì 2006 - 2010 tăng trưởng bình quân đạt 17,5%/năm.
Năm 2011, tuy gặp nhiều khó khăn, kinh tế Thành phố vẫn khá ổn định và tăng
trưởng đạt 15,8%, dự kiến năm 2012, tăng 14,75%.
Sinh viên thực tập: Đỗ Mạnh Cường
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hệ thống cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm đã dần hoàn thiện và đồng
bộ. Buôn Ma Thuột là trung tâm của tỉnh Đắk Lắk, do đó hệ thống thiết chế văn
hóa như: trung tâm văn hóa, rạp chiếu phim, nhà sách, bảo tàng, thư viện….
được đầu tư đầy đủ và khang trang, thỏa mãn nhu cầu của nhân dân trên địa bàn
thành phố nói riêng và nhân dân trong tỉnh nói chung.
2.3. Đặc điểm dân cư, xã hội
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của
Tỉnh; dân số trung bình năm 2012 có 338.794 người, gồm 40 dân tộc anh em
cùng sinh sống, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số có 55.413 người, chiếm
16,36% dân số Thành phố; có 13 phường, 8 xã gồm 248 tổ dân phố, thôn, buôn.
Tín đồ các tôn giáo có gần 119.100 người, với các tôn giáo chính: Phật giáo,
Công giáo, Tin Lành, Cao Đài.
Đảng bộ Buôn Ma Thuột là một trong những Đảng bộ lớn của Tỉnh. Hiện có
45 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc, gồm: 21 Đảng bộ phường, xã; 24 Đảng bộ, chi
bộ cơ sở cơ quan; có 476 chi bộ, 1 đảng bộ bộ phận trực thuộc các Đảng bộ cơ
sở. Có 8.397 đảng viên, chiếm gần 2,5% dân số Thành phố.
Trong lịch sử, các dân tộc anh em ở đây đã đoàn kết, cùng sát cánh đấu tranh
chống ngoại xâm và xây dựng quê hương, đất nước. Chính điều đó đã tạo cho
Buôn Ma Thuột một thành phố có nét lịch sử và văn hóa độc đáo, một phức hợp
văn hóa đa dân tộc.

CHƯƠNG II: NỘI DUNG BÁO CÁO THỰ TẬP TỐT NGHIỆP
1. Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn thành
phố Buôn Ma Thuột.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là một trong bốn
nhóm giải pháp lớn được đề ra trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của
Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc.
Những năm qua, phong trào đã thực sự đi sâu vào đời sống, trở thành một
phong trào thi đua yêu nước rộng lớn của quần chúng, ngày càng phát triển mạnh
Sinh viên thực tập: Đỗ Mạnh Cường
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
mẽ, góp phần tích cực vào hình thành nhân cách con người trong đời sống văn
hóa cơ sở.
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh
Đắk Lắk với đặc trưng riêng là rất đa dạng về cơ cấu dân cư và cũng là đô thị
đông dân nhất cả tỉnh, việc triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” vừa có thuận lợi đồng thời cũng có
nhiều khó khăn đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ.
Trên cơ sở đó, các tổ chức Đoàn thể thành viên trong hệ thống Mặt trận đã
thực hiện các hoạt động theo hướng phối hợp đồng bộ, phát huy thế mạnh của
từng giới, động viên lực lượng đông đảo quần chúng trên từng địa bàn dân cư,
thực hiện tốt trách nhiệm trong quá trình phối hợp tuyên truyền vận động thực
hiện 6 nội dung định hướng của cuộc vận động do Mặt trận Trung ương triển
khai, phù hợp với đặc thù từng giới, với đặc điểm khu dân cư. Mỗi bộ phận,
thành viên trong Ban chỉ đạo từng cấp - đặc biệt là ở xã, phường, thị trấn, có sự
phân công rõ ràng, tránh chồng chéo, trùng lắp trong quá trình vận động, triển
khai thực hiện.
Việc tập trung tuyên truyền và đẩy mạnh phong trào nêu gương “Người tốt,
việc tốt” trong cuộc vận động cũng được hệ thống Mặt trận phối hợp thực hiện

đồng bộ nhằm xây dựng những tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực hoạt
động khác nhau của đời sống xã hội, qua đó vừa phát huy truyền thống đạo lý
của dân tộc vừa thúc đẩy thường xuyên phong trào thi đua yêu nước của nhân
dân trong thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư”. Sự phối hợp này thể hiện trong việc phát huy vai trò của từng
thành viên trong Ban vận động ở khu dân cư, biểu dương kịp thời của từng Đoàn
thể ở các cấp, các ngành đối với các gương điển hình từ nhiều phong trào, nhiều
cuộc vận động được triển khai lồng ghép nội dung với các chương trình, đã thực
sự động viên từng thành viên là cá nhân cho đến từng gia đình, từng tổ tự quản
ở khu dân cư quan tâm phát huy mặt tốt, khắc phục hạn chế, tồn tại trong xây
dựng địa phương. Nổi bật trong những năm gần đây là các điển hình “Người tốt,
việc tốt” trong công tác từ thiện xã hội, tương thân tương trợ, trong các hoạt động
Sinh viên thực tập: Đỗ Mạnh Cường
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
hiến đất làm đường, mở rộng hẻm, hiến đất xây dựng các công trình phúc lợi
công cộng “nhà nước và nhân dân cùng làm”, đúng với phương châm của cuộc
vận động là “lấy sức dân để chăm lo đời sống của nhân dân”.Trong những năm
gần đây, gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” việc phối hợp thực hiện phong trào nêu gương “Người tốt, việc tốt” trong
cuộc vận động đã tạo được sự lan tỏa trong cộng đồng dân cư, trong cán bộ, công
chức, đảng viên, đoàn viên, hội viên, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang sự tự
nguyện, tự giác của từng tập thể, cá nhân trong phong trào đã góp phần quan
trọng và hiệu quả trong việc hoàn thành các nội dung định hướng đối với từng
khu dân cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Rất nhiều cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp, các nhà hảo tâm ở các khu dân cư đã đóng góp, ủng hộ cho các
chương trình “Đền ơn đáp nghĩa”, chương trình “Vì người nghèo”, chương trình
“Xóa đói, giảm nghèo” và các hoạt động cứu trợ đồng bào bị thiên tai, tạo nên
những kết quả tốt trong thực hiện cuộc vận động.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với việc

triển khai đăng ký 7 xã đạt chuẩn văn hóa Nông thôn mới trên địa bàn Thành
phố. Lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk xem xét công nhận xã văn hóa năm
2013 và vừa qua Ban chỉ đạo tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức phúc tra và ra quyết định
công nhận xã EaTu đạt chuẩn. Tham mưu UBND Thành phố đề nghị UBND
Tỉnh tặng bằng khen cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc về việc thực
hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. UBND Thành
phố ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa”.
Hàng năm, hướng dẫn UBND các phường, xã bình xét gia đình, thôn, buôn,
tổ dân phố, xã, phường văn hóa. Kết qủa của việc bình xét gia đình, thôn, buôn,
tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa năm 2013 có 62.358 hộ đạt gia đình văn hóa
ước đạt 87%; 196/247 Thôn, Buôn, Tổ dân phố đạt danh hiêu văn hóa ước đạt
79% (trong đó Nghị quyết năm 2013 của Thành uỷ giao tỷ lệ gia đình văn hóa là
80% và Thôn, Buôn, Tổ dân phố là 70%).
Sinh viên thực tập: Đỗ Mạnh Cường
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Qua các hoạt động này, việc phối hợp của hệ thống Mặt trận càng phát huy
tốt hơn, thiết thực đáp ứng các yêu cầu chung của từng cộng đồng dân cư và cũng
trực tiếp giúp cho người dân ở các địa bàn có ý thức trách nhiệm cao hơn khi
tham gia vào các phong trào riêng cũng như tham gia hưởng ứng, thực hiện các
nội dung định hướng của cuộc vận động do Mặt trận Trung ương hướng dẫn;
thực hiện các chủ trương, Nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch công
tác và chủ đề hàng năm của thành phố, quận, huyện để xây dựng từng cộng
đồng dân cư an toàn, lành mạnh, góp phần xây dựng Thành phố văn minh, hiện
đại, nghĩa tình
2. Thực trạng công tác Văn hóa - Thông tin trên địa bàn thành phố Buôn
Ma Thuột
2.1. Công tác quản lý Nhà nước
Trong thời gian qua, thành phố đã đạt được một só kết quả khả quan trong

công tác quản lý nhà nước về văn hóa, cụ thể như:
+ Thành phố đã chú trọng xây dựng gia đình văn hóa, hết sức coi trọng việc
giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò
gương mẫu của ông bà, cha mẹ, anh chị; xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa
gia đình, nhà trường và xã hội. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc và tạo mối quan hệ nhân ái, nghĩa tình trong bà con xóm giềng. Đã
chú trọng xây dựng được nhiều đơn vị cơ sở gồm: gia đình, thôn, buôn, khối, tổ
dân phố, khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp, trường học, đơn vị bộ đội, phường,
xã và các vùng dân cư có đời sống văn hóa lành mạnh.
+ Lĩnh vực văn hoá, văn nghệ ở Thành phố Buôn Ma Thuột đã có bước phát
triển tiến bộ, phong trào văn nghệ quần chúng phát triển ngày càng rộng, hầu hết
các phường, xã đều có phong trào văn nghệ của nhiều lứa tuổi, phát triển xuống
tận thôn, buôn, tổ dân phố.
+ Các giá trị văn hóa của các dân tộc đã được chú trọng giữ gìn, phát huy,
như trang phục, nhà dài của người Ê-đê, nhà sàn của người Mường, người Thái,
đình, chùa của người Kinh…; về văn hóa phi vật thể của các dân tộc khá đa
Sinh viên thực tập: Đỗ Mạnh Cường
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
dạng, như: các loại hình nghệ thuật âm nhạc, ca múa, lễ hội, nghệ thuật nấu ăn,
sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, y học dân tộc… được khôi phục. Đặc biệt, hằng
năm tại Đình Lạc Giao, đồng bào các dân tộc trên địa bàn đã tổ chức Lễ Giỗ Tổ
Hùng Vương.
+ Từ năm 1999 đến nay, hệ thống đài truyền thanh từ thành phố đến xã,
phường được quan tâm xây dựng, củng cố, phát triển. Đã duy trì hoạt động
thường xuyên, đổi mới nội dung và hình thức, cơ bản thông tin kịp thời các mặt
hoạt động của Thành phố và địa phương đến nhân dân.
+ Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra các hoạt động in ấn, xuất bản, dịch vụ
photocopy trên địa bàn, qua đó từng bước nhắc nhở và chấn chỉnh lại hoạt động
theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa vẫn còn một số
khuyết điểm hạn chế như:
+ Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác văn hóa từ Thành phố đến cơ sở
nhìn chung chưa được chuẩn hóa.
+ Chất lượng của gia đình văn hóa, tổ dân phố, thôn, buôn văn hóa có mặt
chưa thực chất. Các thiết chế văn hóa ở cơ sở, và sự hưởng thụ văn hóa của các
tầng lớp nhân dân vẫn còn thấp, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ở các
xã; tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn triệt để, như ma túy, mại dâm. Môi trường
văn minh đô thị còn có mặt hạn chế…
+ Chưa có nhiều ấn phẩm, đặc san về Buôn Ma Thuột tương xứng với vị trí
là trung tâm văn hóa của tỉnh. Các loại văn hóa phẩm độc hại vẫn còn xâm nhập
vào xã hội và các gia đình, nhất là qua mạng internet gây tác hại không nhỏ đến
thuần phong, mỹ tục của quê hương, dân tộc, đặc biệt là trong tầng lớp thanh,
thiếu niên.
+ Việc phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (cả bác học và dân gian)
và văn hóa cách mạng (gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể) trên địa bàn còn
nhiều mặt hạn chế.
Sinh viên thực tập: Đỗ Mạnh Cường
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.2. Quản lý các thiết chế văn hóa
Thực hiện Nghị quyết của Trung ương và Chương trình hành động của Thành
ủy, những năm qua, Thành phố đã quan tâm đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa
trên địa bàn. Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm văn
hóa”, Thành phố đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây mới và nâng cấp, quảng
trường, công viên, hoa viên, các tiểu hoa viên, trung tâm thể thao; xây dựng Đài
tưởng niệm liệt sỹ thôn Kiên Cường, xã Hoà Thuận; nâng cấp tượng đài Mẹ Hai
anh hùng.
Riêng về thể thao, Thành phố đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa, hiện có 52
sân bóng đá mi ni, 10 bể bơi, 150 sân chơi cầu lông, 10 câu lạc bộ thể hình…

Ở các buôn đồng bào dân tộc thiểu số đều đã có nhà sinh hoạt cộng đồng, xây
dựng được 8/8 bưu điện văn hóa xã
Ngoài ra, trên địa bàn, Tỉnh đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới
nhiều thiết chế văn hóa, như:
- Bảo tàng và các thiết chế tương tự:
- Thư viện tỉnh:
Năm 1998 Thư viện được xây dựng mới và hoàn thành đưa vào sử dụng
tháng 9 năm 1999 tại số 06 Trần Quang Khải, thành phố Buôn Ma Thuột với toà
nhà 3 tầng: 01 trệt, 02 lầu. Diện tích sử dụng trên 3000m
2
. Hiện nay đội ngũ cán
bộ gồm có 27 người (22 biên chế, 04 hợp đồng dài hạn, 01 hợp đồng ngắn hạn);
trong đó: 11 cán bộ đại học, 02 cao đẳng, còn lại là trung cấp.
+ Vốn tài liệu: trên 130 ngàn bản sách (trong đó có 1 173 bản sách địa chí),
106 loại báo - tạp chí được đóng tập lưu trữ hàng năm)
+ Thẻ cấp bạn đọc bình quân : gần 1000 thẻ/năm
+ Lượt bạn đọc bình quân : gần 30.000 lượt/năm
+ Lượt tài liệu bình quân : trên 180.000 lượt/năm
+ Áp dụng công nghệ mới: Từ năm 1993, Thư viện đã sử dụng phần mềm
CDS/ISIS vào việc quản trị CSDL, để đáp ứng nhu cầu phát triển CNTT phù hợp
Sinh viên thực tập: Đỗ Mạnh Cường
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
với xu thế xã hội. Năm 2004 Thư viện đã được Thư viện Quốc gia Việt Nam tài
trợ phần mềm “Hệ quản trị thư viện tích hợp Ilib” vào trong hoạt động thư viện.
Hiện nay Thư viện đang thực hiện "Dự án Thư viện điện tử với tổng kinh phí
trên 3 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, hệ thống
thư viện công cộng cả nước nói chung, Thư viện tỉnh Đắk Lắk nói riêng đang có
nguy cơ thiếu vắng bạn đọc và phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc thu

hút độc giả.
Tài liệu bổ sung hàng năm của Thư viện chưa kịp thời, chưa phù hợp với đa
số bạn đọc, nhiều sách mới có nội dung hay được bạn đọc đánh giá cao đã được
lưu hành trên thị trường nhưng Thư viện tỉnh chưa kịp bổ sung do kinh phí hạn
chế. Thư viện tỉnh chưa xây dựng được nhiều dịch vụ hữu ích và tiện lợi; một số
dịch vụ còn hình thức, chưa sát với nhu cầu của bạn đọc. Công tác tuyên truyền,
giới thiệu sách chưa sinh động, chưa hấp dẫn. Hình thức phục vụ bạn đọc còn
đơn giản, các phòng đọc chưa đủ tiêu chuẩn phục vụ đọc tại chỗ nên kém hấp
dẫn bạn đọc, nhất là đối tượng bạn đọc là thiếu nhi.
- Trung tâm văn hóa tỉnh
Trung tân Văn hóa tỉnh là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, có chức năng tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã
hộ của địa phương; tổ chất các hoạt động văn hóa, bồi dưỡng năng khiếu nhằm
nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa và giải trí của
nhân dân.
- Đoàn ca múa dân tộc Đắk Lắk
Ra đời từ những năm chiến tranh chống Mỹ, năm 1975 đoàn Văn công Đắk
Lắk đổi tên là Đoàn Ca Múa Đắk Lắk, từ năm 1976, trụ sở làm việc của Đoàn
đóng tại số 03 Nguyễn Chí Thanh, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột.
Năm 1991 đoàn đổi tên là Đoàn Ca Múa dân tộc tỉnh Đắk Lắk cho đến nay. Hiện
nay, Đoàn có 64 cán bộ, diễn viên, nhân viên kỹ thuật… Ngoài cán bộ quản lý và
Sinh viên thực tập: Đỗ Mạnh Cường
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
kỷ thuật, đoàn có 24 diễn viên ở phòng Ca nhạc và 23 diễn viên biên chế phòng
Múa, hầu hết được đào tạo từ trung cấp trở lên và những người trưởng thành từ
phong trào, trong đó có 6 đại học, 3 cao đẳng, đang đào tạo 7 đại học; về thành
phần dân tộc có 6 dân tộc anh em, trong đó dân tộc tại chỗ Ê đê và M’Nông có
26 người; đoàn có 1 chi bộ với 8 đảng viên.

Từ năm 1975 đến nay Đoàn đã tham gia phục vụ và tuyên truyền các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng
bào vùng sâu, vùng xa, biên giới của tỉnh góp phần ổn định an ninh chính trị địa
phương, đặc biệt có những chuyến biểu diễn phục vụ lính đảo Trường Sa, các địa
bàn trọng điểm theo chỉ đạo của tỉnh; giao lưu biểu diễn trong và ngoài nước với
các tiết mục mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc và phục vụ các đoàn khách quốc
tế đến thăm, công tác tại Đắk Lắk.
Trong giai đoạn hiện nay, Đoàn gặp phải rất nhiều khó khăn từ kinh phí mua
sắm trang thiết bị hiện đại, đến mặt bằng chuyên môn của các lớp diễn viên, ca sĩ
trẻ chưa dủ sức thay thế cho các thế hệ vàng đi trước.
- Nhà văn hóa Thanh thiếu nhi và Cung văn hóa lao động.
Nhà văn hóa Thanh Thiếu Nhi Đắk Lắk chính thức thành lập từ ngày
12/12/1989, trên cơ sở Trung tâm sinh hoạt thanh thiếu nhi theo Quyết định số
1001/QĐ-UB, ngày 12/12/1989 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Nhà
văn hóa Thanh Thiếu Nhi tỉnh Đắk Lắk. Nhà văn hóa Thanh Thiếu Nhi Đắk Lắk
đã có một cơ sở khang trang, sạch đẹp với diện tích gần 4ha, gồm có 4 hạng mục
chính đã được đầu tư nhà sinh hoạt chính, nhà đa năng, bể bơi, sân nghi thức rất
thuận lợi cho việc phục vụ các hoạt động học tập, sinh hoạt Đoàn - Hội - Đội, vui
chơi giải trí cho thanh thiếu nhi.
- Hệ thống nhà sách, báo
Trong cơ chế thị trường hiện nay, hoạt động in ấn, phát hành xuất bản phẩm
cũng hoạt động rất sôi nổi. Trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột hiện tại có
một hệ thống nhà sách khá phong phú như: nhà sách Hai Bà Trưng, nhà sách Lý
thường Kiệt, nhà sách FAHASA tại siêu thị COOPMART, cùng rất nhiều những
Sinh viên thực tập: Đỗ Mạnh Cường
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
cửa hàng sách tự chọn của tư nhân đang đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ, mua bán
sản phẩm xuất bản phẩm của nhân dân.
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố cũng khoảng 30 cơ sở in ấn và hàng trăm cơ

sở kinh doanh dịch vụ photocopy.
Hệ thống rạp chiếu phim
Hiện nay trên địa bàn thành phố có 02 rạp chiếu phim có qui mô lớn là: rạp
Hưng Đạo và rạp Kim Đồng, đã góp phần thỏa mãn nhu cầu giải trí của nhân
dân. Tuy nhiên, sự hạn chế của các hệ thống rạp này là được xây dựng từ khá lâu,
cơ sở vật chất đang ngày càng xuống cấp. Bên cạnh đó, kinh phí hàng năm nhà
nước cấp cho Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh còn khiêm tốn, do
đó không có khả năng mua bản quyền của những bộ phim nổi tiếng, có chất
lượng đe
Khuyết điểm, hạn chế: Việc đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa trên địa bàn
vẫn còn hạn chế, nhất là ở cơ sở, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các buôn tuy
đã có nhà sinh hoạt cộng đồng nhưng trang thiết bị còn thiếu, hiệu quả sinh hoạt
chưa cao. Nhìn chung, hệ thống thiết chế phục vụ và đáp ứng cho hoạt động văn
hóa, thể thao và du lịch từ Thành phố đến cơ sở còn nhiều bất cập, chưa tương
xứng với một đô thị loại I, chưa đáp ứng yêu cầu vui chơi, giải trí, thụ hưởng văn
hóa của nhân dân…
3. Giải pháp
3.1. Duy trì và đổi mới các hình thức tuyên truyền
Chỉ đạo các cơ quan báo, đài của địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ
biến, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; của Ban chỉ đạo Trung ương, của tỉnh một cách mạnh mẽ, sâu rộng để
nhân dân hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa, vai trò to lớn của phong trào với nhiều
hình thức phong phú, đa dạng, hiệu quả, thiết thực, để nhân dân dễ hiểu, dễ nhớ,
dễ làm theo.
Sinh viên thực tập: Đỗ Mạnh Cường
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí; phát thanh truyền
hình của Trung ương để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động trong phong trào
có hiệu quả.

3.2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo
Tham mưu cho Tỉnh ủy chỉ đạo Ban cán sự Đảng đoàn HĐND tỉnh, Mặt trận
TQVN tỉnh, UBND tỉnh; các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, đảng ủy trực thuộc
tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đưa mục
tiêu, nhiệm vụ phong trào hàng năm vào nghị quyết cấp ủy, kế hoạch của chính
quyền để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện.
Quan tâm bổ sung cán bộ chuyên trách cho hoạt động này; cán bộ chuyên
trách của phong trào từ thành phố đến cơ sở phải được quy hoạch lâu dài, có
chuyên môn, nghiệp vụ; mặt khác, nguồn kinh phí phải đảm bảo để phong trào
hoạt động có hiệu quả.
Tiếp tục thực hiện Quy chế phối hợp giữa UBND tỉnh với UBMTTQ Việt
Nam tỉnh và các thành viên của Mặt trận, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận
động nhân dân ra sức thi đua thực hiện phong trào.
Tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phong trào các cấp, thường xuyên, liên
tục, để duy trì các hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để
theo dõi, nắm bắt địa bàn; định kỳ, đột xuất, tổ chức đánh giá kết quả phong trào,
trách nhiệm thành viên trong Ban chỉ đạo, để nâng cao chất lượng phong trào.
3.3 Tổ chức duy trì các hoạt động phong trào
Phát động phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội,
nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Tiến hành sơ kết, tổng kết các nội
dung, chương trình theo Quy chế phối hợp giữa Mặt trận đoàn thể về hoạt động
phong trào trong thời gian qua, tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
nhằm có giải pháp uốn nắn, chấn chỉnh phong trào kịp thời, hiệu quả.
Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác Phong trào;
thường xuyên tham gia, tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan, kịch thông tin về
văn hóa văn nghệ; thể dục thể thao trên địa bàn thành phố, khu vực, toàn quốc
Sinh viên thực tập: Đỗ Mạnh Cường
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm, làm cho tình đoàn kết các dân tộc ngày càng

gắn bó hơn.
Có cơ chế đặc thù để đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm phát huy sức mạnh
tổng hợp của các tầng lớp nhân dân tham gia vào hoạt động này; khuyến khích tổ
chức, cá nhân, mạnh thường quân quan tâm đầu tư vào lĩnh vực văn hóa, thể
thao; xây dựng các thiết chế văn hóa, công trình công cộng phục vụ nhân dân.
4. Những công việc đã làm trong thời gian thực tập
Được sự hướng dẫn của nhà trường, sự tiếp nhận của Bảo tàng Đắk Lắk,
trong thời gian từ 06/01/2014 đến 28/02/2014 tôi đã về thực tập tốt nghiệp tại cơ
quan mà mình đang công tác. Đây là một thiết chế văn hóa trực thuộc quản lý
của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk hiện đứng chân trên địa bàn thành
phố Buôn Ma Thuột, do đó tôi đã có cơ hội để tìm hiểu về công tác quản lý văn
hóa cũng như tham gia vào phong trào phong trào toàn dân đoàn kết xây dụng
đời sống văn hóa ở cơ sở. Một số công việc tôi đã làm trong thời gian thực tập tốt
nghiệp cụ thể như:
- Cùng tập thể phòng Trưng bày tham mưu cho Ban giám đốc Bảo tàng đề
xuất với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk, UBND tỉnh Đắk Lắk phối
hợp cùng Bộ thông tin – Truyền thông tổ chức Trưng bày chuyên đề “Hoàng Sa,
Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” tại Bảo tàng.
- Tham gia thi công và phục vụ trưng bày chuyên đề “Hoàng Sa, Trường Sa
của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” tại Bảo tàng trong thời gian từ 06/01 đến
12/01/2014.
- Tham gia chỉnh lý, xây dựng đề cương chuyên đề “Hoàng Sa, Trường Sa của
Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” để phục vụ trưng bày lưu động vùng sâu,
vùng xa trên địa bàn tỉnh trong năm 2014.
- Treo băng, cờ phướn tuyên truyền cổ động chào mừng xuân Giáp Ngọ 2014 và
ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt nam (3/02/1930 – 3/02/2014) tại cơ quan.
- Tham gia dàn dựng một số tiết mục văn nghệ chào mừng, trang trí hội trường và
dẫn chương trình trong Đại hội Chi đoàn của cơ quan.
Sinh viên thực tập: Đỗ Mạnh Cường
14

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Tham dự và cổ vũ cho Giải đua thuyền Nam truyền thống tỉnh Đắk Lắk lần
thứ VII năm 2014 tại huyện Krông Ana vào sáng 3/2 (Mùng 4 Tết Nguyên đán
Giáp Ngọ 2014).
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong quá trình lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là
trong công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước hiện nay, Đảng ta luôn nhận thức đầy đủ, toàn diện, sâu sắc về vai
trò, vị trí của văn hóa trong đời sống xã hội. Đảng và Nhà nước đã có nhiều
những chủ trương, chính sách quan trọng, định hướng đúng đắn sự phát triển của
văn hóa; đảm bảo sự cân đối, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn
hóa; chăm lo đời sống tinh thần của nhân dân, hướng tới sự phát triển bền vững.
Một trong những giải pháp phát triển văn hóa dân tộc là phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, kế thừa và phát huy từ truyền thống
“Đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Trong hơn suốt những năm qua, từ khi phát động đến nay, phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” luôn được triển khai thực hiện ngày
càng sâu rộng trong cả nước, trên khắp các khu vực, vùng miền; được các cấp ủy
Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể từ Trung ương đến các địa phương, cơ
sở quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện. Đặc biệt, được cán bộ
và các tầng lớp nhân dân trong cả nước tham gia hưởng ứng đông đảo, nên đã đạt
được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng. Phong trào đã có vai trò đặc biệt quan
trọng, làm thay đổi diện mạo và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân
dân ở cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế và văn
hóa - xã hội của các địa phương và cả nước
Kết quả đó đã tạo ra sự chuyển biến về nhận thức trong các cấp, các ngành,
các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội về vai trò, vị trí của văn hóa và trách nhiệm
thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa trong giai đoạn mới, góp phần quan trọng
xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Sinh viên thực tập: Đỗ Mạnh Cường
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2. Kinh nghiệm qua đợt thực tập
Qua đợt thực tập vừa qua tôi đã thu được những kiến thức đáng quý, hoàn
thành tốt công việc được giao, cố gắng tìm tòi học hỏi trong công việc, có ý thức
tự học hỏi, có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với công việc được giao, luôn nhiệt
tình trong công việc. Áp dụng lý thuyết của công tác quản lý văn hóa vào thực tế
công việc.
Đây là cơ hội để chúng tôi có thể thực hành những kiến thức đã được học về
mặt lý luận vào thực tế. Qua đó có được sự đối chiếu, so sánh giữa lý luận với
thực tiễn nhằm củng cố cũng như lý giải được một số vấn đề lý luận khó.
Do thời gian thực tập còn hạn chế nên khi xúc với công viêc còn chưa được
đa dạng. Công việc tại cơ quan tập trung chủ yếu về công tác Quản lý Di sản Văn
hóa, do đó ít có cơ hội được được tham gia vào các hoạt động văn hóa nghệ
thuật, tổ chức lễ hội …
3. Đề xuất, kiến nghị
2.1. Đối với đơn vị thực tập
Trong quá trình thực tập tại cơ quan, tôi đã được Ban Giám đốc Bảo tàng
cũng như các anh, chị phòng Trưng bày giúp đỡ chỉ bảo trong công việc. Tuy
nhiên, tôi có một số ý kiến xin đưa ra với đơn vị thực tập như sau:
- Đơn vị tạo điều kiện giúp đỡ sinh viên thực tập thực tế hơn nữa, giao cho
sinh viên nhiều việc có liên quan cụ thể đến ngành nghề hơn.
- Cán bộ, nhân viên hướng dẫn sinh viên cụ thể hơn. Vì khi thực tập tại cơ
quan, sinh viên phải áp dụng toàn bộ lý thuyết đã được trang bị tại nhà trường
vào thực tiễn công tác quản lý văn hóa, do vậy bước đi đầu tiên rất cần có sự dìu
dắt, chỉ bảo.
2.2. Đối với nhà trường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sinh viên thực tập: Đỗ Mạnh Cường

16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1. Bảo tàng Cách Mạng Việt Nam, 1988, Đổi mới các hoạt động bảo tàng,
Nxb Hà Nội.
4. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, 1996, Sự nghiệp Bảo tàng những vấn đề
cấp thiết tập 1, 2, Nxb Hà Nội.
5. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, 1997, Sự nghiệp Bảo tàng những vấn đề
cấp thiết tập 3, Nxb Hà Nội.
6. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, 1998, Bảo tàng với sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Hà Nội.
7. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, 1998, Đổi mới các hoạt động Bảo tàng,
Kỷ yếu Hội nghị khoa học - Thực tiễn.
8. Bảo tàng Cách mạng Việt nam, 2004, Bảo tàng góp phần hoàn
thiện nhân cách con người.
15. Cục Bảo tồn Bảo tàng, 1998, Quy chế về tổ chức và hoạt động của công
tác Bảo tàng, Nxb Hà Nội.
16. Cục Di sản văn hóa - Bảo tàng Cách mạng Việt Nam – Bảo tàng Lịch sử
Việt Nam - Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, 2004, Hoạt động Bảo tàng trong sự
nghiệp đổi mới đất nước, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học - Thực tiễn.
21. Phan Khanh, Bảo tàng – Di tích – Lễ hội.
23. Luật Di sản Văn hóa, 2001, Nxb Chính trị quốc gia.
26. Trương Văn Tài, 1999, Hành trình đến với Bảo tàng, Nxb Trẻ.
Sinh viên thực tập: Đỗ Mạnh Cường
17

×