Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Báo cáo kiến tập quản trị nhân lực: giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực của UBND xã minh tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.06 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................1
MỤC LỤC............................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................1
BẢNG GHI CHÚ TỪ NGỮ VIẾT TẮT............................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................................4
6. Ý nghĩa đóng góp của đề tài............................................................................................................................4
7. Kết cấu đề tài...................................................................................................................................................4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CTTD NHÂN LỰC CỦA UBND XÃ
MINH TIẾN HUYỆN ĐOAN HÙNG................................................................5
1.1. Khái quát chung về UBND xã Minh Tiến....................................................................................................5
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của UBND xã Minh Tiến....................................................................5
1.1.2 Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực của UBND xã Minh Tiến................................7
1.1.3 Chức năng nhiệm vụ chung của UBND xã Minh Tiến..............................................................................7
1.1.4 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của UBND xã Minh Tiến..................................................11
1.1.5 Tên, địa chỉ, số điện thoại, email của UBND xã Minh Tiến....................................................................12
1.2 Cơ sở lý luận về CTTD nhân lực của UBND xã Minh Tiến.......................................................................12
1.2.1 Khái niệm về tuyển dụng..........................................................................................................................12
1.2.2 Khái niệm tuyển mộ, tuyển chọn và tầm quan trọng của nó....................................................................12
1.2.3 Các nguồn và phương pháp tuyển mộ......................................................................................................13
1.2.4 Quá trình tuyển dụng nhân lực.................................................................................................................14

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CTTD NHÂN LỰC CỦA UBND XÃ MINH
TIẾN HUYỆN ĐOAN HÙNG..........................................................................16
2.1 Tuyển dụng công chức cấp xã, căn cứ tuyển dụng và nguyên tắc tuyển dụng............................................16


2.1.1 khái niệm công chức.................................................................................................................................16
2.1.2 Căn cứ tuyển dụng....................................................................................................................................16
2.1.3 Nguyên tắc tuyển dụng.............................................................................................................................16
2.2 Thực trạng cán bộ công chức cấp xã của UBND xã Minh Tiến..................................................................17
2.2.1 Đặc điểm cán bộ công chức cấp xã của UBND xã Minh Tiến.................................................................17
2.2.2 Quy trình tuyển dụng cán bộ công chức ..................................................................................................17
2.3 kết quả tuyển dụng công chức cấp xã của UBND xã Minh Tiến................................................................20
2.3.1 căn cứ, điều kiện, thẩm quyền tuyển dụng công chức..............................................................................20
2.3.2 Ưu điểm tuyển dụng của công chức cấp xã..............................................................................................22


2.3.3 Nhược điểm của tuyển dụng công chức cấp xã........................................................................................22
2.3.4 Nguyên nhân của nhược điểm công chức cấp xã.....................................................................................23

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ VỀ CTTD NHÂN LỰC CỦA
UBND XÃ MINH TIẾN HUYỆN ĐOAN HÙNG...........................................24
3.1 Phương hướng hoạt động của UBND xã minh tiến về CTTD nhân lực......................................................24
3.2 Giải pháp về CTTD nhân lực của UBND xã Minh Tiến.............................................................................26
3.3 Khuyến nghị củaUBND xã Minh tiến về CTTD nhân lực..........................................................................28

KẾT LUẬN........................................................................................................30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................32


LỜI CẢM ƠN
Thời gian qua được sự chỉ đạo và giúp đỡ của lãnh đạo Trường Đại học
Nội Vụ Hà Nội cùng với UBND xã Minh Tiến đã tạo điều kiện cho em được
tiếp xúc với thưc tế,đẻ em hiểu sâu hơn và rõ hơn các kiến thức đã được các thầy
cô giáo truyền thụ va là tiền đề để cho em tiếp thu với những kiến thức trong
thời gian tới.

Em xin gửi lời cảm ơn trân thành tới cô Hoàng Thị Công khoa tổ chức và
quản trị nhân lực đã hứng dẫn em trong suốt quá trình kiến tập giúp đỡ em hoàn
thành bài kiến tập vơi nôi dung sâu sắc hơn
Em xin cảm ơn tới tập thể cán bộ của UBND xã Minh Tiến đã tận tình
hướng dẫn về thực tế công viêc và cung cấp tài liệu để em hoàn thành bài báo
cáo kiến tập này.
Tuy nhiên đây là lần đầu tiên em được tiếp xúc với công việc thực tế nên
nhân thức vẫn còn chưa đầy đủ,em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
thầy,cô giáo và tập thể cán bộ của UBND xã Minh Tiến để bài báo cáo kiến tập
của em hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn !

1


BẢNG GHI CHÚ TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Chú thích

CTTD
UBND

CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG
ỦY BAN NHÂN DÂN

2


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Công tác tuyển dụng nhân lực đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát
triển của đất nước nói chung và của UBND xã Minh Tiến nói riêng. Với nguồn
nhân lực của nước ta hiện nay thì CTTD nhân lực trở nên dễ dàng, cùng với sự
học hỏi không ngừng của con người thì chất lượng nguồn nhân lực ngày càng
được nâng cao. Sự lựa chọn những người có trình độ chuyên môn phù hợp với
công việc để phục vụ cho tổ chức của mình nhằm cho tổ chức có thể phát triển
một cách bình thường đáp ứng về cả số lượng và chất lượng. Vì vậy UBND xã
Minh tiến có rất nhiều sự lựa chọn cho tổ chức của mình. Bên cạnh những thuận
lợi đó cong tồn tại nhiều khó khăn cho tổ chức như chi phí và phương pháp
tuyển dụng chưa hợp lí, đội ngũ làm công tác tuyển dụng còn thiếu chuyên môn.
Như quá trình tuyển dụng còn chưa hợp lí, quá trình tuyển chọ chủ quan... để
giúp một phần nào đó cho tổ chức được hoàn thiện hơn công tác tuyển dụng
nhân lực và giúp ích cho tổ chức có thể hết mình phục vụ cho nhân dân.
Nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác tuyển dụng
nhân lực trong một tổ chức, và cùng với sự hướng dẫn trực tiếp của các cán bộ
trong xã, đã cung cấp cho em tư liệu tương đối đầy đủ, từ đó giúp emcó thể tìm
hiểu, nghiên cứu và đánh giá được ưu điểm, hạn chế về CTTD nhân lực tại xã,
do đó em đã lựa chọn đề tài: “ giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân
lực của UBND xã Minh Tiến” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực cho tổ chức.
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tuyển dụng và tuyển dụng nhân lực
tại tổ chức.
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại tỏ chức.
Đề xuất định hướng và một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác tuyển
dụng nhân lực, giúp cho tổ chức có được đội ngũ cán bộ chất lượng cao cho tổ
chức.

3



3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Đưa ra cơ sở lý luận về CTTD nhân lực của UBND xã Minh Tiến.
Đưa ra thực trạng về CTTD nhân lực của UBND xã Minh Tiến.
Đưa ra giải pháp về CTTD nhân lực của UBND xã Minh Tiến.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu: từ 2010 – 2015.
Không gian nghiên cứu: tại UBND xã Minh tiến.
Nội dung nghiên cứu : về CTTD nhân lực của UBND xã Minh Tiến.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp quan sát
Phương pháp ghi chép nhật kí
Phương pháp điều tra trắc nghiệm
Phương pháp phân tích
Phương pháp tổng hợp
Phương pháp do sánh.
6. Ý nghĩa đóng góp của đề tài.
Góp phần đưa ra phương pháp hoàn thiện hơn về CTTD nhân lực, từ cơ
sở lý luận đưa ra thực trạng và giải pháp về CTTD nhân lực cho UBND xã minh
Tiến.
7. Kết cấu đề tài
Phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.
Ngoài ra còn có 3 chương.
Chương 1. Tổng quan về CTTD nhân lực của UBND xã Minh Tiến
Huyện Đoan Hùng. Chương 2. Thực trạng về CTTD nhân lực của UBND xã
Minh Tiến Huyện Đoan Hùng.
Chương 3. Giải pháp, khuyến nghị về CTTD nhân lực của UBND xã
Minh Tiến Huyện Đoan Hùng.


4


Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CTTD NHÂN LỰC CỦA UBND XÃ MINH
TIẾN HUYỆN ĐOAN HÙNG
1.1. Khái quát chung về UBND xã Minh Tiến
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của UBND xã Minh Tiến.
Minh Tiến là xã miền núi, nằm ở phía Nam huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú
Thọ. Phía Bắc giáp xã Tiêu Sơn, phía Đông giáp xã Chân Mộng, phía Nam giáp
xã Đại An, phía Tây giáp 2 xã Đông Lĩnh và Thanh Vân ( huyện Thanh Ba ).
Minh Tiến là xã có đồi núi thấp xen kẽ là những thung lũng nhỏ, rất thuận tiện
cho việc phát triển nông nghiệp. Minh Tiến có diện tích tự nhiên là 692 ha, trong
đó đất lâm nghiệp 283,61 ha chiếm 40,9%, đất nông nghiệp 265,26 ha chiếm
38,3 %, đất chuyên dùng 96,51 ha chiếm 14% , đất nhà ở 2,4 %, đát chưa sử
dụng 30,23 ha chiếm 4,4 %. Toàn xã xó 564 hộ , có 2.636 khẩu, chủ yếu là dân
tộc kinh, ngoài ra còn một số đồng bào dân tộc cao lan, tày sống xen kẽ. Tôn
giáo chủ yếu là đạo phật.
Minh tiến cũng như các xã khác của huyện Đoan Hùng có bề dày lịch
sử ; đầu công nguyên Minh Tiến thuộc Huyện Gia Ninh, quận Tân Xương. Từ
thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ X Minh Tiến thuộc huyện Thừa Hóa quận Phong
Châu. Thế kỷ thứ XIII thuộc huyện Phù Ninh, Châu Tam Đới, trấn Sơn Tây.
Năm 1851 nhà Nguyễn bỏ huyện Phù khang, xã Minh Tiến thuộc huyện Lâm
Thao tỉnh Sơn Tây. Năm 1862 nhà Nguyễn đặt lại huyện Phù Ninh thì Minh
Tiến lại thuộc Phù Ninh. Năm 1891 chuyển về phủ Lâm Thao, tỉnh Hưng Hóa .
năm 1903 chuyên tỉnh lyi tư Hưng Hóa lên làng Phú Thọ và ddoooir tên Hưng
Hóa là tỉnh Phú Thọ. Minh Tiến lúc này là thuộc 1 trong 9 làng thuộc tổng kim
lăng gồm: Kim Lăng , Tiên Á , Tiên Châu; văn Khê; Xuân Thịnh; Yên Thọ; Bội
Kha ; Chân Mộng; Đại Lục. Sau cách mạng tháng 8 nhà nước ta xóa bỏ cấp tổng
thực hiện chủ chương liên xã của chính phủ , huyện Phù Ninh từ 50 tổng 40 làng
thành 12 liên xã. Xã ba Đình bao gồm huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ . năm 1953

xã Ba Đình được chia làm 2 xã Minh Tiến Chân Mộng huyện phù Ninh. Tháng
5 năm 1963 chuyển 3 xã Tiêu Sơn Vân Đồn ; Minh Tiến của huyện phù ninh về
huyện Đoan Hùng. Xã Minh Tiến là một trong 25 xã của huyên Đoan Hùng.
5


Năm 1968 hợp nhất 2 tỉnh : phú thọ - vĩnh phúc. Minh Tiến thuộc huyện Đoan
Hùng tỉnh vĩnh Phú. Tháng 1- 1997 tái lập tỉnh Phú Thọ thì Minh Tiến thuộc
Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ. Hiện nay Minh Tiến có 10 thôn , một trường tiểu học,
có các cơ quan trung ương , quân đội đóng quân trên địa bàn , Minh tiến có
900m đường quốc lộ số 2 chạy qua. Hệ thống đường liên thôn của xã dài
20,5km, là nơi giao lưu hàng hóa ở các huyện phía nam của huyện. Với điều
kiện địa lý như vậy, bước vào công cuộc đổi mới của Đảng, đã tạo tiền đề cho
Minh Tiến phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.
Địa hình của xã Minh tiến khá phong phú và đa dạng, gồm gò đồi núi
thấp xen kẽ nhưng vạt ruộng và những thung lũng, nghiêng từ bắc xuống nam.
Do địa hình đất đai của xã gồm 2 loại đất chính. Đất bằng chiếm khoảng 20 %
diện tích tự nhiên của toàn xã, loại đất này thích hợp trồng lúa và màu. Toàn xã
có 83 ha ruộng cấy một vụ. Ngoài ra còn lại là đất màu đồi xen kẽ có tầng đất
canh tác đầy thích hợp trồng chè ; cây sắn chính vì vậy từ lâu cây chè đã trơ
thành thế mạnh của xã.
Trước đây xã Minh tiến có rất nhiều rừng rậm với nhiều loại gỗ như lim,
sến, tấu, tre nứa các loại.. các loại động vật quý hiếm như gà lôi thú quý như lợn
rừng, hươu, nai; cây chè, cây cọ là những cây mang lại thu nhập chủ yếu cho
nhiều gia đình trong xã. Để đảm bảo lương thực, nhiều khu rừng rậm đã được
nhân dân khai thác , biến thành những đồi chè, nương sắn. Cây cọ cây chè, cây
sắn là nhưng cây trồng chính ở các gò đồi trong xã trước đây. Hiện nay nhiều
gia đình đã chuyển đổi thành các vườn cỏ, phát triển trang trại loại nhỏ, trồng
cây nguyên liệu giấy...vv.
Đường giao thông trong xã trước đây chủ yếu là những đường mòn qua

khu vực bờ ruộng, đi lại giữa các thôn gặp nhiều khó khăn. Ngày nay đường đi
giữa các thôn đã được mở rộng, các phương tiện đi lại rất dễ dàng, việc giao lưu
buôn bán đi lại rất thuận tiện. Là xã tiếp giáp với một số xã của huyện Thanh Ba
lại có các tuyến đường liên huyện chạy qua. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho
sản xuất phát triển kinh tế.
Nằm trong vùng đất của cá vua hùng xưa, lại có lịch sử hàng trăm năm
6


hình thành và phát triển, nên Minh Tiến là nơi lưu giữ được dấu tích của khá
nhiều công trình văn hóa. Trước đây xã có nhiều đình chùa, miếu. Đình Cả,
Đình Hấu, Đình chuông, Đình chủa, Đình nghè, là nơi diễn ra các cuộc hội họp
và cử hành các cuộc tế lễ của các làng ; đã in sâu vào kĩ ức của người dân nơi
đây. Do chiến tranh và thời gian tàn phá, đình, chùa, miếu còn lại ở Minh Tiến
còn lại rất ít. Được sự đồng ý của nhà nước, năm 1994 nhà nước đã tôn tạo và
xây dựng mới chùa Minh Quang Tự. đây là nơi chủ yếu diễn ra các hoạt động
tâm linh, hướng thiện của người dân trong xã.
Trong quá trình hình thành và phát triển của xã, là nơi có quốc lộ 2 chạy
qua, giao thông thuận tiện, không bị lũ lụt. Ở Minh Tiến đã có nhiều các đơn vị
bộ đội đóng quân tại địa bàn xã. Mối quan hệ đoàn kết quân dân đã được nẩy nở
và duy trì qua hàng nửa thế kỷ qua . đây là điều kiện để người dân trong xã có
điều kiện giao lưu trao đổi, học tập những nết đẹp của anh bộ đội cụ hồ. Các đơn
vị bộ đội cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để giúp đỡ địa phương. Tình cảm quân
dân cũng là nết đẹp truyền thống đối với người dân Minh tiến.
1.1.2 Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực của
UBND xã Minh Tiến.
• Công tác hoạch định nhân lực.
UBND xã Minh Tiến và đảng ủy xây dựng quy hoạch cán bộ từ đầu
nhiệm kỳ đại hội đảng, hàng năm bổ sung rà soát, sắp xếp lại quy hoạch theo
phương án A1, A2,A3 theo quyết định của ban tổ chức trung ương, của tỉnh, của

huyện.
• Công tác tuyển dụng nhân lực.
Căn cứ vào nhu cầu công việc và định biên được giao UBND xã xây dựng
kế hoạch đề nghị UBND huyện tuyển dụng cán bộ cho địa phương hàng năm.
• Quan điểm trả lương cho người lao động.
Xã trả lương qua tài khoản, kịp thời nhanh chóng và theo quy định của
nhà nước. Theo ngạch bậc của từng đối tượng và chuyên viên.
1.1.3 Chức năng nhiệm vụ chung của UBND xã Minh Tiến.
1. Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường:
* Đối với các xã bố trí 02 người.
+ 01 người làm công tác Nông lâm nghiệp - Môi trường – xây dựng:
7


- Thực hiện nhiệm vụ tại bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả”.
- Tham mưu cho UBND xã chuyên trách về công tác nông - lâm nghiệp
(theo dõi việc sản xuất nông lâm nghiệp, áp dụng khoa học kỷ thuật vào việc
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của địa phương…).
- Quản lý công tác xây dựng, giám sát về kỹ thuật trong việc xây dựng các
công trình phúc lợi ở địa phương.
- Đảm nhiệm toàn bộ công việc liên quan đến môi trường như: Điều tra
những khu vực môi trường bị ô nhiễm, lập danh sách các nguồn gây ô nhiễm
môi trường phối hợp với các cơ quan liên quan tìm cách xử lý, hòa giải, giải
quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo
quy định của Pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện kế
hoạch huy động các nguồn nhân lực nhằm ứng phó, khắc phục ô nhiễm môi
trường do các sự cố môi trường gây ra theo phân công của UBND huyện; tổ chức
thực hiện các hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường thuộc phạm vi chức năng
của xã;

- Thực hiện đăng ký và kiểm tra các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực
hiện cam kết bảo vệ môi trường theo ủy quyền của UBND cấp huyện.
+ 01 người làm công tác Địa chính:
- Tham mưu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã về giao đất, cho
thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất,
cấp giấp chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Pháp luật; triển khai,
theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện sau khi cấp có thẩm quyền quyết định.
- Thực hiện việc đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính; theo dõi biến
động đất đai và chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai; bảo quản tư
liệu về đất đai, đo đạc và bản đồ; thực hiện quản lý dấu mốc đo đạc và mốc địa
giới hành chính trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
- Thẩm định hồ sơ, trình UBND xã việc cho thuê đất, chuyển đổi quyền
sử dụng đất, đăng ký giao dịch đảm bảo đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn
liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Pháp luật.
8


- Tham gia hoà giải tranh chấp về đất đai, tiếp nhận đơn thư khiếu nại tố
cáo của dân về đất đai, để giúp UBND cấp có thẩm quyền giải quyết; tham mưu
tuyên truyền, phổ biến về chính sách pháp luật đất đai; thực hiện chế độ báo cáo,
thống kê đất đai theo thời gian và biểu mẫu quy định.
* Đối với các xã hiện nay mới bố trí 01 cán bộ địa chính NN-XD&MT:
Cán bộ được bố trí chức danh này đảm nhiệm toàn bộ công việc của chức danh
địa chính NN-XD&MT.
2. Tài chính - kế toán:
* Đối với xã bố trí 02 người.
+ 01 người làm công tác xây dựng chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội hàng năm, lập dự toán thu chi ngân sách xã, phân bổ dự toán thu chi, quyết
toán ngân sách; báo cáo tài chính, công khai tài chính, theo dõi tài sản công, các
quỹ công chuyên dùng, các khoản đóng góp của nhân dân theo đúng quy định;

thực hiện theo quy định, tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan tài chính
cấp trên.
+ 01 người làm công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, chương
trình mục tiêu, Kiểm tra các hoạt động tài chính, ngân sách theo đúng quy định, tổ
chức thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; tham mưu cho
UBND xã trong khai thác nguồn thu, thực hiện các hoạt động tài chính ngân sách
theo đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước và Luật xây dựng.
* Các xã có 01 cán bộ Tài chính - KT thì đảm nhiệm toàn bộ các công việc
trên.
3. Tư pháp – hộ tịch:
* Đối với các xã bố trí 02 người:
+ 01 người làm công tác soạn thảo văn bản, ban hành văn bản Quy phạm
pháp luật theo quy định, giúp UBND xã chỉ đạo cộng đồng dân cư, xây dựng
hương ước, quy ước thôn bản; xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến pháp luật
và công tác thi hành án tại cơ sở; theo dõi báo cáo tình hình thi hành văn bản quy
phạm pháp luật.
+ 01 người thực hiện công tác đăng ký, quản lý hộ tịch; quản lý lý lịch tư
9


pháp, thống kê tư pháp; công chứng, chứng thực và thực hiện nhiệm vụ tại “bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả”. Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện
nhiệm vụ quản lý công tác tư pháp được cấp trên giao.
* Đối với các xã bố trí 01 người làm công tác Tư pháp – HT đảm nhiệm
toàn bộ công việc trên.
4. Văn hoá - xã hội:
+ 01 người làm công tác thông tin tuyên truyền giáo dục; tổ chức hoạt động
thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ; xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hoá, văn
nghệ, thể dục, thể thao, bảo vệ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các điểm
vui chơi giải trí ở địa phương và công tác “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống

văn hóa”; hướng dẫn, kiểm tra đối với tổ chức và công dân chấp hành pháp luật
trong hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao; sơ kết tổng kết báo cáo công
tác văn hoá, văn nghệ, thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao.
+ 01 người làm công tác lao động thương binh xã hội; thống kê dân số,
lao động, tình hình việc làm, ngành nghề trên địa bàn; nắm số lượng và tình hình
các đối tượng hưởng chính sách lao động - TBXH; hướng dẫn và nhận hồ sơ của
người xin học nghề, tìm việc làm, người được hưởng chính sách ưu đãi, chính
sách xã hội; theo dõi việc thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, việc thực
hiện chi trả trợ cấp xã hội; thực hiện chính sách dân tộc tại cơ sở; thực hiện sơ
kết, tổng kết báo cáo công tác lao động thương binh xã hội; công tác gia đình,
quản lý khai thác sử dụng trạm phát thanh cấp xã.
5. Văn phòng - thống kê:
*Các xã bố trí 03 người.
+ 01 người làm công tác xây dựng chương trình công tác, lịch làm việc và
theo dõi việc thực hiện chương trình, lịch làm việc đó; Thống kê tổng hợp báo
cáo tình hình kinh tế – xã hội, tham mưu giúp UBND trong chỉ đạo thực hiện;
giúp UBND dự thảo văn bản trình cấp có thẩm quyền.
+ 01 người làm công tác Thi đua khen thưởng; Nhận và trả kết quả trong
giao dịch công việc giữa UBND với cơ quan, tổ chức và công dân theo cơ chế
“một cửa”.
10


+ 01 người làm công tác giúp HĐND tổ chức kỳ họp, giúp UBND tổ chức
tiếp dân, tiếp khách, nhận đơn thư khiếu nại của dân chuyển tới HĐND hoặc cấp
có thẩm quyền giải quyết; Đảm bảo điều kiện vật chất phục vụ cho các kỳ họp
HĐND, cho công việc của UBND; Giúp HĐND và UBND thực hiện nhiện vụ
công tác bầu cử đại biểu HĐND và UBND theo quy định của pháp luật và công
tác được giao; quản lý công văn, sổ sách, giấy tờ, quản lý việc lập hồ sơ lưu trữ,
biểu báo thống kê; theo dõi biến động số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp

xã, làm báo cáo gửi cấp trên. Giúp Văn phòng Đảng ủy thực hiện một số nhiệm
vụ của Đảng.
* Đối với các xã bố trí 02 người.
+ 01 người làm công tác xây dựng chương trình công tác, lịch làm việc và
theo dõi việc thực hiện chương trình, lịch làm việc đó; Thống kê tổng hợp báo
cáo tình hình kinh tế – xã hội, tham mưu giúp UBND trong chỉ đạo thực hiện;
giúp UBND dự thảo văn bản trình cấp có thẩm quyền; làm báo cáo gửi cấp trên;
Quản lý công văn, sổ sách, giấy tờ, quản lý việc lập hồ sơ lưu trữ, biểu báo
thống kê; theo dõi biến động số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã.
+ 01 người làm công tác giúp HĐND tổ chức kỳ họp, giúp UBND tổ
chức tiếp dân, tiếp khách, nhận đơn thư khiếu nại của dân chuyển tới HĐND
hoặc cấp có thẩm quyền giải quyết; Đảm bảo điều kiện vật chất phục vụ cho các
kỳ họp HĐND, cho công việc của UBND; Giúp HĐND và UBND thực hiện
nhiệm vụ công tác bầu cử đại biểu HĐND và UBND theo quy định của pháp
luật và công tác được giao; Công tác Thi đua khen thưởng; Nhận và trả kết quả
trong giao dịch công việc giữa UBND với cơ quan, tổ chức và công dân theo cơ
chế “một cửa”.
1.1.4 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của UBND xã
Minh Tiến.
Mục tiêu cán bộ là tiếp tục rèn luyện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đề cao tinh thần trách nhiệm để phục vụ tốt
hơn cho nhân dân. Tiếp tục rèn luyện đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh. Và tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm kỳ của đảng và nhà nước nhằm đem
11


lại lợi ích cho xã hội.
1.1.5 Tên, địa chỉ, số điện thoại, email của UBND xã Minh Tiến.
UBND xã Minh Tiến huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.
1.2 Cơ sở lý luận về CTTD nhân lực của UBND xã Minh Tiến.

1.2.1 Khái niệm về tuyển dụng.
Theo nghĩa hẹp: tuyển dụng là quá trình thu hút những người xin việc có
trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức.
Đồng thời là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau
dựa vào các yêu cầu của công việc, để tìm được những người phù hợp với các
yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được.
Theo nghĩa rộng: tuyển dụng là quá trình tìm kiếm thu hút và lựa chọn sử
dụng người lao động . như vậy có thể hiểu quá trình tuyển dụng bắt đầu từ khi
thu hút ứng viên đến khi chấm dứt hợp đồng lao động.
1.2.2 Khái niệm tuyển mộ, tuyển chọn và tầm quan trọng của nó.
• Tuyển mộ.
Tuyển mộ là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực
lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức. Mọi tổ chức
phải có đầy đủ khả năng để thu hút số lượng và chất lượng lao động để nhằm
đạy được mục tiêu của mình.
Tầm quan trọng cả tuyển mộ nhân lực: quá trình tuyển mộ sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến hiệu quả của quá trinh tuyển chọn. Trong thực tế sẽ có người lao
động có trình độ cao nhưng họ không được tuyển chọn vì họ không được biết
các thông tin tuyển mộ, hoặc họ không có cơ hội nộp đơn xin việc. Công tác
tuyển mộ có ảnh hưởng rất lớn đến chất luộng nguồn nhân lực trong tổ chức.
Tuyển mộ không chỉ ảnh hưởng đến tuyển chọn, mà còn ảnh hưởng tới cấc chức
năng khấc của quản trị nhân lực như: đánh giá tình hình thực hiện công việc, thù
lao lao động , đào tạo và phát triển nguồn nhân lực , các mối quan hệ lao động ...

12


• Tuyển chọn.
Tuyển chọn là quá trình đánh giá các ứng viên khác nhau theo nhiều khía
cạnh dựa vào các yêu cầu của công việc, để tìm được những người phù hợp với

các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được trong quá trình tuyển
mộ .
Cơ sở của tuyển chọn là các yêu cầu của công việc đã được đề ra theo bản
mô tả công việc và bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc. Quá trình
tuyển chọn phải đáp ứng được các yêu cầu dưới đây:
1. Tuyển chọn phải xuất phát từ kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch
nguồn nhân lực.
2. Tuyển chọn được những người có trình độ chuyên môn cần thiết cho
công việc để đạt tới năng xuất lao động cao, hiệu xuất công tác tốt.
3. Tuyển chọ được những người có kỷ luật, trung thực, gắn bó với công
việc với tổ chức.
Tầm quan trọng của tuyển chọn nhân lực: quá trình tuyển chọn là khâu
quan trọng nhằm giúp cho các nhà quản trị nhân lực đưa ra được quyết định
tuyển dụng một cách đúng đắn nhất. Quá trình tuyển chọn tốt sẽ giúp tổ chức có
được những con người có kỹ năng phù hợp với sự phát triển của tổ chức trong
tương lai. Tuyển chọn tốt cũng giúp cho tổ chức giảm được chi phí tuyển chọn
lại, đào tạo lại cũng như tránh được các rủi do trong quá trình thực hiện công
việc.
1.2.3 Các nguồn và phương pháp tuyển mộ.
Khi có nhu cầu tuyển người các tổ chức có thể tuyển mộ từ lực lượng lao
động bên trong tổ chức và lao động bên ngoài xã hội.
• Đối với nguồn tuyển mộ từ bên trong tổ chức chúng ta có thể sử dụng
các phương pháp sau:
i. Phương pháp thu hút thông qua bản thông báo tuyển mộ, bản thông báo
này được gửi đến tất cả nhân viên trong tổ chức.
ii. Phương pháp thu hút thông qua sự giới thiệu của cán bộ, công nhân
viên trong tổ chức.
iii. Phương pháp thu hút căn cứ vào các thông tin trong danh mục các kỹ
năng mà tổ chức thường lập về từng cá nhân người lao động lưu trữ trong phần
13



mềm nhân sự của các tổ chức.
• Đối với nguông tuyển mộ từ bên ngoài chúng ta có thể áp dụng các
phương pháp thu hút sau đây:
i. Phương pháp thu hút thông qua sự giới thiệu của cán bộ công chức
trong tổ chức.
ii. Phương pháp thu hút nguồn tuyển mộ qua quảng cáo trên các phương
tiện truyền thông như: trên các kênh đài truyền hình , đài phát thanh, trên các
báo tạp chí và ấn phẩm khác.
iii. Phương pháp thu hút các ứng viên thông qua các trung tâm môi giới và
giới thiệu việc làm.
iv. Phương pháp thu hút các ứng viên thông qua hội chợ việc làm.
v. Phương pháp thu hút các ứng viên thông qua việc cử cán bộ của phong
nhân sự tới tuyển mộ trực tiếp tại các trường đại học, cao dẳng, dạy nghề.
1.2.4 Quá trình tuyển dụng nhân lực.
Tuyển dụng bao gồm: tuyển mộ và tuyển chọn.
• Quá trình tuyển mộ:
1. Xây dựng chiến lược tuyển mộ.
+ lập kế hoạch tuyển mộ.
+ xác định nguồn và phương pháp tuyển dụng.
+ xác định nơi tuyển mộ và thời gian tuyển mộ.
2. Tìm kiếm người xin việc.
3. Đánh giá quá trình tuyển mộ.
4. Các giải pháp thay cho tuyển mộ.
+ hợp đồng thầu lại.
+ làm thêm giờ.
+ nhờ giúp tạm thời.
+ thuê lao động từ công ty cho thuê.
• Quá trình tuyển chọn.

Các bước của quá trình tuyển chọn.
1. Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ.
2. Sàng lọc qua đơn xin việc.
3. Các trắc nghiệm nhân sự trong tuyển chọn.
4. Phỏng vấn tuyển chọn.
5. Khám sức khỏe và đánh giá thể lực các ứng viên.
6. Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp.
14


7. Thẩm tra các thông tin thu được trong quá trình tuyển chọn.
8. Tham quan công việc.
9. Ra quyết định tuyển chọn ( tuyển dụng)

15


Chương 2. THỰC TRẠNG CTTD NHÂN LỰC CỦA UBND XÃ MINH
TIẾN HUYỆN ĐOAN HÙNG
2.1 Tuyển dụng công chức cấp xã, căn cứ tuyển dụng và nguyên tắc
tuyển dụng.
2.1.1 khái niệm công chức.
Khoản 2 điều 4 quy định về công chức.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của đảng cộng sản Việt Nam, Nhà
nước tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh,cấp huyện trong cơ quan,
đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, công nhân chuyên
nghiệp, công nhân quốc phòng ; trong cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân
mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước

tổ chức chính trị - xã hội ( sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập ),
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đối với công chức trong
bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm
từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
2.1.2 Căn cứ tuyển dụng.
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP.
1. Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí
việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sư dụng công chức.
2. Cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm xác định, mô tả vị trí việc
làm, báo cáo cơ quan quản lý công chức để phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng
công chức.
3. Hàng năm, cơ quan sử dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng
công chức, báo cáo cơ quan quản lý công chức để phê duyệt và tổ chức tuyển
dụng theo quy định tại nghị định này.
2.1.3 Nguyên tắc tuyển dụng.
1. Bảo đảm công khai minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
2. Bảo đảm tính cạnh tranh.
3. Tuyển chọ đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
4. Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người
16


dân tộc thiểu số.
2.2 Thực trạng cán bộ công chức cấp xã của UBND xã Minh Tiến.
2.2.1 Đặc điểm cán bộ công chức cấp xã của UBND xã Minh Tiến
UBND xã Minh Tiến hiện nay đã có 20 cán bộ, bao gồm 10 cán bộ
chuyên trách và 10 cán bộ công chức:
Công chức gồm: Trưởng công an, Chỉ huy trưởng Quân sự, Cán Bộ Văn
phòng-Thống Kê, cán bộ Tài chính- kế toán, Cán bộTư pháp – HT, cán bộ Văn
hóa - Xã hội, Cán bộ Địa chính – xây dựng, Cán Bộ Địa chính – nông nghiệp –

môi trường.
Chuyên trách gồm: Bí thư Đảng ủy, Phó bí thư, Phó chủ tịch hội đồng
nhân dân , Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch mặt trận tổ quốc, Chủ
tịch Hội nông dân, Chủ tịch Hội CCB, Bí thư Đoàn thanh niên, Chủ tịch Hội
phụ nữ.
Đặc điểm cán bộ công chức cấp xã là có phẩm chất tốt, có tinh thần phấn
đấu tốt, có chuyên môn phù hợp với công việc đang đảm nhiệm. Có bằng tốt
nghiệp từ trung cấp và đại học. Có năng lực trách nhiệm tâm huyết với nhiệm vụ
được giao. Được nhân dân tin tưởng, phục vụ tốt các quyền lợi, lợi ích chính
đáng của nhân dân.
2.2.2 Quy trình tuyển dụng cán bộ công chức .
Căn cứ vào nghị định số 24/2010/NĐ-CP.
Điều 15. Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển.
1. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải thông báo công
khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan và
niêm yết công khai tại trụ sở làm việc về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần
tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển.
2. Thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển ít nhất là 30 ngày, kể
từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Chậm nhất 07 ngày trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, cơ quan
có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải lập danh sách người đủ điều kiện dự
tuyển và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc.
17


Điều 16. Tổ chức tuyển dụng.
1. Khi hết thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển, người đứng
đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định việc thành lập hội
đồng tuyển dụng để tổ chức tuyển dụng. Trường hợp không thành lập hội đồng
tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức giao

cho bộ phận tổ chức cán bộ thực hiện.
2. Bộ Nội vụ ban hành quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức.
Điều 17. Thông báo kết quả tuyển dụng.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thi tuyển
hoặc xét tuyển của hội đòng tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng
công chức phải niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, danh sách
dự kiến người trúng tuyển tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của
cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức; gửi thông báo kết quả thi tuyển
hoặc xét tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển
đã đăng ký.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết công khai kết quả thi tuyển
hoặc xét tuyển , người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi
tuyển hoặc xét tuyển. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công
chức có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định tại khoản này.
3. Sau khi thực hiệ các quy định tại khoản 1 va khoản 2 điều này, người
đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý
công chức phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức ; gửi thông báo công nhận
kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự
tuyển đã đăng ký, nội dung thông báo phải ghi rõ thời gian người trúng tuyển
đến nhận quyết định tuyển dụng.
Điều 18. Thời hạn ra quyết định tyển dụng và nhận việc.
1. Căn cứ thông báo nhận kết quả trúng tuyển quy định tại khoản 3 điều
17 nghị định này , người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công
chức ra quyết định tuyển dụng công chức.
2. Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày có quyêts định tuyển
18


dụng , người được tuyển dụng vào công chức phải đến cơ quan nhận việc, trừ

trường hợp quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác. Trường hợp người
được tuyển dụng vào công chức có lý do chính đáng mà không thể đến nhận
việc thì phải làm đơn xin gia hạn trước khi kết thúc thời hạn nêu trên gửi cơ
quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức. Thời gian xin gia hạn khhoong quá
30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận việc quy định tại khoản này.
3. Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức đến nhận việc sau
thời hạn quy định tại khoản 2 điều này thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng
công chức ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng.
Điều 19. Trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng.
1. Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại khoản 1 điều
36 Luật cán bộ, công chức và yêu cầu công việc, người đứng đầu cơ quan quản
lý công chức được xem xét, tiếp nhận thông qua thi tuyển đói với các trường
hợp đặc biệt sau:
a)Người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong
nước;
b)Người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài;
c) Người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác
trong ngành , lĩnh vực cần tuyển dụng từ 05 năm trở lên, đáp ứng yêu cầu của vị
trí việc làm cần tuyển dụng.
2. Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức theo quy định tại
nghị định này, đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chưa
nhận được trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, được bố trí làm việc theo đúng
ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây có đảm
nhiệm thì thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tinhd để
làm căn cứ xếp ngạch, bậc lương phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng,
thời gian công tác cpos đóng bảo hiểm bắt buộc đứt quãng thì được cộng dồn.
3. Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức khi tiếp nhận các trường
hợp quy định tại khoản 1 Điều này và xếp ngạch, bậc lương đối với các trương
hợp quy định tại khoản 2 điều này phải có ý kiến thống nhất của bộ Nội vụ đối
với cơ quan nhà nước hoặc ban tổ chức trung ương đối với các cơ quan của đảng

cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
19


2.3 kết quả tuyển dụng công chức cấp xã của UBND xã Minh Tiến.
2.3.1 căn cứ, điều kiện, thẩm quyền tuyển dụng công chức.
Điều 3. Căn cứ tuyển dụng công chức
1. Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí
việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức.
2. Cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm xác định, mô tả vị trí việc
làm, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng
công chức.
3. Hàng năm, cơ quan sử dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng
công chức, báo cáo cơ quan quản lý công chức để phê duyệt và tổ chức tuyển
dụng theo quy định tại Nghị định này.
Điều 4. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức thực hiện theo quy định tại khoản
1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức. Cơ quan sử dụng công chức xác định các
điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển quy định tại điểm g khoản 1 Điều
36 Luật Cán bộ, công chức, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt trước
khi tuyển dụng.
Điều 5. Ưu tiên trong tuyển dụng công chức
1. Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh: được cộng 30 điểm vào tổng số điểm thi
tuyển hoặc xét tuyển;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân
chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương
binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của
người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945

trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa
học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 20
điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn
20


trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí
thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở
lên đã hoàn thành nhiệm vụ: được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc
xét tuyển.
2. Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển công chức thuộc
nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên
cao nhất vào kết quả thi tuyển theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này
hoặc kết quả xét tuyển theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định này.
Điều 6. Thẩm quyền tuyển dụng công chức
1. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức bao gồm:
a) Các cơ quan theo quy định tại Điều 39 Luật Cán bộ, công chức;
b) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân cấp tuyển dụng công chức theo
quy định tại Điều 39 Luật Cán bộ, công chức, được giao biên chế, kinh phí hoạt
động, có con dấu, tài khoản riêng.
2. Căn cứ số lượng người đăng ký dự tuyển, người đứng đầu cơ quan có
thẩm quyền tuyển dụng quyết định việc thành lập Hội đồng thi tuyển khi tổ chức
thi tuyển và Hội đồng xét tuyển khi tổ chức xét tuyển (sau đây gọi chung là Hội
đồng tuyển dụng).
3. Trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng, bộ phận tham mưu
về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng giúp người
đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng thực hiện việc tuyển dụng; đồng
thời khi tổ chức tuyển dụng vẫn phải thành lập các bộ phận giúp việc theo quy
định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định này.

Điều 7. Hội đồng tuyển dụng công chức
1. Hội đồng tuyển dụng công chức có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu
cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu bộ phận tham mưu về công
tác tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức;
c) Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là công chức thuộc bộ phận tham mưu
21


về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức;
d) Các uỷ viên khác là đại diện một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có
liên quan.
2. Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo
đa số, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thành lập bộ phận giúp việc gồm: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách,
Ban chấm thi trong trường hợp tổ chức thi tuyển, Ban kiểm tra sát hạch trong
trường hợp tổ chức xét tuyển, Ban phúc khảo;
b) Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng theo quy định;
c) Tổ chức chấm thi;
d) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày tổ chức chấm thi xong, Hội đồng
tuyển dụng phải báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng
công chức kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển để xem xét, quyết định công nhận kết
quả thi tuyển hoặc xét tuyển;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển hoặc xét
tuyển.
2.3.2 Ưu điểm tuyển dụng của công chức cấp xã.
Do nhu cầu của công việc thì UBND cấp xã đề nghị UBND huyện tuyển
tuyển dụng cán bộ cho địa phương. Như vậy thì huyện sẽ tuyển dụng được
những người có bằng cấp và năng lực để có thể đảm nhiệm công việc. Và tuyển

dụng công chúc cấp xã thì nhanh chóng và dễ dàng hơn. Vì đa số là nhân lực là
người trong địa phương, đã nắm được phần nào đó về phong tục tập quán của
địa phương.
2.3.3 Nhược điểm của tuyển dụng công chức cấp xã.

Một số đồng chí cấp ủy và đảng viên chưa phát huy hết năng lực
trình độ, chưa làm hết vai trò lãnh đạo của mình nên hiệu quả công việc
thấp.
Một số cán bộ khi được giao nhiệm vụ mà chưa hoàn thành nhiệm

22


vụ. Và một số cán bộ không ở địa phương nên không hiểu được phong tục
tập quán của địa phương.
2.3.4 Nguyên nhân của nhược điểm công chức cấp xã.
Do tính ỷ lại, và không có trách nhiệm trong công việc. Chưa có ý thức
và đạo đức trong nghề nghiệp. Và sự giám sát không chặt chẽ của người lãnh
đạo.

23


×