Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Báo cáo kiến tập quản trị nhân lực: ĐTN cho LĐNT giai đoạn (2010 2014 ) của huyện tiên yên , quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.78 KB, 69 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
MỤC LỤC............................................................................................................1
PHỤ LỤC............................................................................................................4
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................6
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.Lí do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................3
6. Kết cấu báo cáo.........................................................................................3
Chương 1..............................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG........4
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH.......................4
1.1. Khái quát chung về đơn vị kiến tập........................................................4
1.1.1.Tên cơ sở kiến tập................................................................................4
1.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Phòng lao động thương binh - Xã hội
huyện Tiên Yên.............................................................................................4
1.1.2.1.Vị trí..................................................................................................4
1.1.2.2. Chức năng........................................................................................4
1.1.2.3. Nhiệm vụ..........................................................................................5
1.1.3.Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của phòng Lao ĐộngThương Binh và Xã Hội huyện Tiên Yên.....................................................7
1.1.4. Cơ cấu tổ chức của phòng Lao động- Thương binh &Xã hội.............7
1.1.5.Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực của phòng
LĐ-TB&XH huyện Tiên Yên........................................................................8
1.1.5.1.Công tác lao động, đào tạo phát triển nhân lực.................................8
1.1.5.2. Về tiền công, tiền lương và thực hiện chế độ bảo hiểm đối với NLĐ
.......................................................................................................................8
1.2.Cơ sở lý luận về lao động nông thôn và công tác đào tạo nghề..............9


1.2.1.Lao động nông thôn và đặc điểm của lao động nông thôn...................9
1.2.2.Một số khái niệm về LĐNT và ĐTN, đặc trưng của đào tạo nghề......9
1.2.3. Ý nghĩa đào tạo nghề cho lao động nông thôn..................................10
1.3. Nội dung cơ bản của đào tạo nghề cho lao động nông thôn.................11
1.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo.................................................................11
1.3.2.Xác định mục tiêu đào tạo..................................................................11
1.3.3.Lựa chọn đối tượng đào tạo................................................................11


1.3.4. Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo
nghề cho lao động nông thôn.......................................................................11
1.3.5. Dự tính kinh phí đào tạo....................................................................12
1.3.6. Lựa chọn và đào tạo giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề.....12
1.3.7. Đánh giá kết quả đào tạo...................................................................13
1.4. Một số yếu tố tác động đến quá trình đào tạo nghề cho lao động nông
thôn ở nước ta hiện nay...............................................................................13
1.4.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................13
1.4.2. Quy mô, chất lượng lực lượng lao động nông thôn..........................13
1.4.3. Cơ sở vất chất cho đào tạo nghề và đội ngũ giáo viên dạy nghề......14
1.4.4. Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động...........14
1.5. Chính sách của chính quyền.................................................................15
1.6. Kinh nghiệm của các nước và một số địa phương trong nước về phát
triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn..................................................15
1.6.1. Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nghề...............................................15
1.6.2. Kinh nghiệm trong nước....................................................................16
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................17
Chương 2............................................................................................................17
THỰC TRẠNG VỀ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở
HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH...................................................17
2.1.Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Tiên Yên ảnh

hưởng đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.........................17
2.1.1.Đặc điểm tự nhiên..............................................................................17
2.1.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội...................................................................17
2.2. Thực trạng về lực lượng lao động nông thôn ở huyện Tiên Yên, Quảng
Ninh.............................................................................................................19
2.2.1.Về quy mô lao động và chất lượng lao động......................................19
2.2.2.Về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật.....................................20
2.2.3.Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn............................................20
2.3. Chính sách về đào tạo nghề và việc làm cho lao động nông thôn của
Nhà nước và những yêu cầu của lao động nông thôn với đào tạo nghề......21
2.3.1.Chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.........................21
2.3.1.1.Đối với người học............................................................................21
2.3.1.2.Chính sách đối với giáo viên, giảng viên........................................22
2.3.1.3.Chính sách với cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn...........22
2.3.2. Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau đào tạo
nghề.............................................................................................................23
2.3.3.Một số yêu cầu của lao động nông thôn đối với công tác đào tạo nghề
.....................................................................................................................23
2.4. Thực trạng về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Tiên Yên
.....................................................................................................................24
2.4.1. Xác định nhu cầu đào tạo..................................................................24
2.4.1.1. Nhu cầu sử dụng lao động..............................................................24


2.4.1.2. Nhu cầu học nghề của lao động nông thôn.....................................25
2.4.2. Xác định mục tiêu đào tạo cho lao động nông thôn..........................25
2.4.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo...............................................................26
2.4.4. Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo...............26
2.4.4.1.Chương trình đào tạo cho lao động nông thôn................................26
2.4.4.2.Phương pháp đào tạo và cơ sở đào tạo............................................27

2.4.5.Dự tính kinh phí đào tạo.....................................................................28
2.4.6.Lựa chọn đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề....................29
2.4.7.Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo..........................................30
2.5.Đánh gía chung về công tác ĐTN cho LĐNT ở huyện Tiên Yên.........31
2.5.1.Những kết quả, hiệu quả đã đạt được trong các hoạt động phát triển
ĐTN cho LĐNT ở huyệnTiên Yên..............................................................31
2.5.1.1. Về công tác chỉ đạo điều hành........................................................31
2.5.1.2. Hoạt động tuyên truyền; tư vấn học nghề và việc làm đối với lao
động nông thôn............................................................................................32
2.5.1.3. Công tác điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao
động nông thôn............................................................................................32
2.5.1.4.Chất lượng các cơ sở dạy nghề tham gia đào tạo nghề cho lao động
nông thôn.....................................................................................................32
2.5.1.5.Công tác kiểm tra, giám sát.............................................................33
2.5.2. Những tồn tại ,yếu kém và nguyên nhân...........................................33
2.5.2.1. Nội dung và chương trình đào tạo còn nặng nề,chưa thích hợp.....33
2.5.2.2. Công tác điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao
động nông thôn còn yếu..............................................................................33
2.5.2.3. Về điều kiện học tập và tình hình sử dụng lao động trong các doanh
nghiệp..........................................................................................................34
2.5.2.4. Về đội ngũ giáo viên, người dạy nghề............................................34
2.5.2.5.Về lao động nông thôn....................................................................34
2.5.2.6.Về hỗ trợ kinh phí cho ĐTN............................................................35
Chương 3............................................................................................................36
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN YÊN,
QUẢNG NINH...................................................................................................36
3.1.Các quan điểm và định hướng hoạt động Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn.....................................................................................................36
3.1.1.Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông

thôn..............................................................................................................36
3.1.2. Định hướng và nhiệm vụ phát triển đào tạo nghề cho lao động nông
thôn..............................................................................................................37
3.1.3.Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Tiên Yên
đến năm 2020..............................................................................................38
3.1.4. Dự báo tình hình lao động, và ĐTN cho LĐNT huyện Tiên Yên giai
đoạn(2016- 2020)........................................................................................39


3.1.4.1.Dự báo tình hình hình lao động.......................................................39
3.1.4.2. Dự báo nhu cầu đào tạo nghề.........................................................39
3.2.Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tác đào tạo nghề cho lao
động nông thôn huyện Tiên Yên.................................................................39
3.2.1.Nhóm giải pháp cho công tác đào tạo nghề........................................39
3.2.1.1. Hoàn thiện công tác xác định nhu cầu đào tạo...............................39
3.2.1.2. Hoàn thiện công tác xác định chương trình, phương pháp đào tạo
nghề.............................................................................................................40
3.2.1.3. Hoàn thiện công tác lựa chọn hình thức và tổ chức chương trình
đào tạo.........................................................................................................42
3.2.1.4. Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả đào tạo................................42
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với cơ sở đào tạo...............................................43
3.2.2.1.Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và thực hiện chế độ giảng
viên kiêm chức............................................................................................43
3.2.2.2. Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị
dạy nghề cho các cơ sở ĐTN.......................................................................44
3.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách................................45
3.2.3.1.Tiếp tục xây dựng kế hoạch đào tạo nghề gắn với giải quyết việc
làm và xóa đói giảm nghèo..........................................................................45
3.2.3.2. Ưu đãi về cơ chế, chính sách, khuyến khích cho doanh nghiệp
trong hoạt động đào tạo nghề......................................................................45

3.2.4. Nhóm giải pháp đối với bản thân người lao động.............................45
3.2.4.1. Nâng cao nhận thức của lao động nông thôn với việc học nghề....45
3.2.4.2. Chủ động xác định nhu cầu học tập cho bản thân, tham gia lớp đào
tạo với tinh thần tích cực và nghiêm túc.....................................................46
3.2.5.Nâng cao mức hôc trợ cho người lao động học nghề.........................46
3.3.Đề xuất khuyến nghị..............................................................................46
3.3.1. Đối với lao động nông thôn học nghề..............................................46
3.3.2. Đối với UBND; sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ninh và phòng LĐTB&XH huyện Tiên Yên............................................................................47
2.3.3. Đối với cơ sở đào tạo nghề...............................................................47
2.3.4. Đối với các doanh nghiệp.................................................................47
KẾT LUẬN........................................................................................................49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................50
PHỤ LỤC.............................................................................................................1
PHỤ LỤC


LỜI NÓI ĐẦU
Hòa cùng sự phát triển chung của thế giới, Việt Nam đang thay đổi từng
ngày, từng giờ trên tất cả các lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội. Đứng trước
những thành công và thách thức mới khi bước vào nền kinh tế tri thức và sự toàn
cầu hóa nền kinh tế thế giới (qua việc gia nhập vào WTO) điều này đòi hỏi Đảng
và Nhà nước ta phải có những chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể để phù
hợp với bối cảnh chung. Vì vậy việc ĐTN cho LĐNT là vấn đề thực tiễn cấp
bách và vô cùng quan trọng trong thời kì CNH, HĐH đất nước.
Tiên Yên là huyện miền núi, kinh tế chậm phát triển do những khó khăn
về điều kiện tự nhiên - xã hội. Trong tổng số 12 xã, thị trấn của huyện có 5 xã
vùng cao là xã nghèo, thuộc vùng khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện cuối năm
2011 là 14,3%.
Việc triển khai thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà
nước về lao động là một chương trình có ý nghĩa thiết thực, là biện pháp góp

phần nâng cao chất lượng quản lý nguồn lao động; là cơ sở để xây dựng , hoạch
định chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm; định hướng chuyển dịch cơ
cấu lao động trong các lĩnh vực nông - Lâm - Ngư nghiệp; Công nghiệp - xây
dựng và thương mại- dịch vụ, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế
xã hội của địa phương.
Tuy nhiên một thực tế đặt ra là : những chính sách cho NLĐ được thực
hiện như thế nào? Làm thế nào để tạo nhiều cơ hội cho người LĐ tìm kiếm được
việc làm, tăng thu nhập,ổn định đời sống? công tác ĐTN cần được triển khai
như thế nào ?.Để trả lời những câu hỏi đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần quan
tâm nhiều hơn về chính sách đưa ra những quan điểm, giải pháp phù hợp, hiệu
quả.
Xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu và hoàn thành báo cáo kiến tập em xin
trình bày thực trạng và đưa ra một số giải pháp mang tính cá nhân thông qua đề
tài “công tác ĐTN cho LĐNT ở huyện Tiên Yên, Quảng Ninh”.


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ĐTN
LĐNT

CNH,HĐH
NN,NT
CN,DV
LĐ-TB&XH

Nghĩa đầy đủ
Đào tạo nghề
Lao động nông thôn
Lao động

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nông nghiệp, Nông thôn
Công nghiệp,Dịch vụ
Lao động-Thương binh và xã hội


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
ĐTN cho LĐNT đặc biệt là khu vực nông thôn nơi tập trung lớn người lao
động chưa qua đào tạo , có vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông
nghiệp nông thôn.
Trên tinh thần đó, Chính phủ đã ra Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27
tháng 11 năm 2009 của thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “ĐTN cho LĐNT
đến năm 2020” và Hướng dẫn số: 664/LĐTBXH-TCDN ngày 09 tháng 3 năm
2010 của Bộ LĐ-TBXH về việc xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án
“ĐTN cho LĐNT đến năm 2020”.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, UBND tỉnh Quảng Ninh đã
ban hành Kế hoạch số: 1755/KH-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2010 về hướng
dẫn đến các sở, ngành cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở đào
tạo, ĐTN trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch; triển khai thực hiện công tác
ĐTN và quán triệt thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg.
Đối với huyện Tiên Yên , Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện
lần thứ XXI ( Nhiệm kỳ 2010 – 2015) về xây dựng và phát triển huyện Tiên Yên
trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước đã xác định phương hướng phát triển huyện
đến năm 2015 là: Tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu KT, cơ cấu LĐ theo hướng CN -DV; đẩy mạnh CNH –
HĐH NN, NT; tiếp tục xây dựng hoàn thành huyện CN, đồng thời đẩy nhanh
quá trình đô thị hóa gắn với quá trình xây dựng NT mới. Chăm lo phát triển toàn
diện văn hóa, xã hội; đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao mọi mặt đời sống của

nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị, tăng cường khả năng quốc phòng, đảm
bảo an ninh chính trị chủ; nâng cao 4 vai trò hiệu quả hoạt động của Mặt trận,
đoàn thể; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; tạo lập đồng bộ các yếu tố
chính trị, KT, văn hóa, xã hội để xây dựng Tiên Yên thành thị xã vào năm 2015.
Tuy nhiên, cùng với các giải pháp khác nhằm đưa huyện Tiên Yên sớm
hoàn thành nhiệm vụ trong sự nghiệp CNH – HĐH và trở thành Thị xã vào năm
1


2015, thì ngoài việc đầu tư xây dựng đội ngũ quản lý ở các cấp chính quyền, thì
cần một LLLĐ qua đào tạo trong thời gian tới ở huyện Tiên Yên .
Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “ĐTN cho LĐNT giai đoạn (2010- 2014 ) của
huyện Tiên Yên , Quảng Ninh ” là việc có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Trình bày có hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận có liên quan
đến đào tạo nghề để định hướng cho việc ứng dụng lý thuyết vào việc đẩy mạnh
công tác đào tạo nghề của huyện Tiên Yên .
Mục đích nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào các nội dung sau:
- Về lý luận: Làm rõ thêm một số vấn đề liên quan về ĐTN, đặc trưng
của LĐNT, phát triển ĐTN, yêu cầu và một số nhân tố tác động đến việc phát
triển LĐ qua ĐTN; đổi mới công tác quản lý nhà nước về ĐTN trong tình hình
hiện nay.
- Về thực trạng: Phân tích, đánh giá thực trạng về LLLĐ và công tác ĐTN
ở huyện Tiên Yên
- Về giải pháp: Đưa ra các quan điểm, định hướng và mục tiêu cụ thể cho
công tác ĐTN cho LĐNT tại huyện Tiên Yên đến năm 2020. Bổ sung mô hình,
cơ sở dự báo về LLLĐ cần ĐTN. Nêu lên một số điều kiện cần thiết và các đề
xuất giải pháp với các ngành các cấp của huyện Tiên Yên để tham mưu với
ngành LĐ-TB & XH, UBND tỉnh, những căn cứ về lý luận cũng như thực tế để
phát triển công tác ĐTN cho LĐNT nhằm thực hiện tốt chủ trương chính sách

của Đảng và Nhà nước tại tỉnh Quảng Ninh nói chung và của huyện Tiên Yên
nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu phát triển ĐTN cho LĐNT, tập trung vào nhóm LĐ
trong độ tuổi có nhu cầu và khả năng học nghề các cấp trình độ, cấp học khác
nhau.
- Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn huyện Tiên Yên – Quảng Ninh
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Nền tảng là lý luận Mác, Lê - Nin, các Nghị quyết của Đảng và Nhà
2


nước về LĐ, giáo dục, đào tạo và ĐTN.
Trên cơ sở các tài liệu thống kê, điều tra LĐ, khảo sát nhu cầu học nghề,
việc làm hàng năm (2006 – 2011) của huyện Tiên Yên ; các báo cáo về phát
triển LĐ, ĐTN; báo cáo về thực hiện đề án 1956 ( 2010 – 2014) trên địa bàn
huyện Tiên Yên .Các chính sách hiện có của Đảng, Nhà nước và chính quyền
của huyện Tiên Yên trong việc phát triển nguồn nhân lực nói chung, phát triển
ĐTN cho LĐNT nói riêng.
Trong đề tài sử dụng phương pháp chủ yếu là phương pháp phân tích,
tổng hợp, ngoài ra báo cáo còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, đối
chiếu và mô hình dự báo.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nhằm cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu, tham khảo về ĐTN cho LĐNT
để UBND huyện Tiên , UBND tỉnh Quảng Ninh nâng cao hiệu quả quản lý Nhà
nước về ĐTN, đảm bảo phát triển lực lượng LĐ qua đào tạo tại khu vực NT
phục vụ CNH – HĐH.
Luận văn làm rõ thêm xu hướng xã hội hoá ĐTN theo quy luật thị trường
LĐ, nhằm góp phần tham mưu các cấp lãnh đạo huyện Tiên Yên để chỉ đạo,
hoạch định chính sách ĐTN phù hợp trong điều kiện cụ thể của huyện.

Đề tài cũng góp phần nêu lên những yêu cầu cơ bản của phát triển ĐTN,
để làm rõ thêm việc ĐTN cho LĐNT là một trong những điều kiện quan trọng
phát triển nền KT tri thức.
6. Kết cấu báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được kết cấu gồm 3 chương :
Chương 1: Tổng quan về công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn Huyện
Tiên Yên, Quảng Ninh
Chương 2: Thực trạng LĐNT và ĐTN ở Tiên Yên, Quảng Ninh.
Chương 3: Những giải pháp chủ yếu để phát triển ĐTN cho LĐNT tại
huyện Tiên Yên,Quảng Ninh .

3


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
1.1. Khái quát chung về đơn vị kiến tập
1.1.1.Tên cơ sở kiến tập
Tên cơ sở: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tiên Yên
Địa chỉ cơ quan: Trụ sở liên cơ quan, Phố Thống Nhất, Thị trấn Tiên Yên,
huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Gmail:
Số điện thoại: 0333876272
1.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Phòng lao động thương binh Xã hội huyện Tiên Yên.
1.1.2.1.Vị trí
Phòng Lao động - Thương binh và xã hôi là cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân huyện; chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy
ban nhân dân huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm tra về chuyên

môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con
dấu riêng, được mở tài khoản Kho bạc Nhà nước huyện Tiên Yên để hoạt động
1.1.2.2. Chức năng
1. Phòng Lao động - TB & XH là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân
dân huyện Tiên Yên; tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động; việc làm, dạy nghề; tiền lương;
tiền công; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có
công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội;
bình đẳng giới.2.
2. Phòng Lao động - TB & XH huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu
và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân huyện và sự
chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý về mặt chuyên môn nghiệp vụ của Sở Lao động TB&XH tỉnh Quảng ninh.
4


1.1.2.3. Nhiệm vụ
1. Công tác Lao động, Thương binh và xã hội.
Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện trên các lĩnh vực:
Xây dựng kế hoạch dài hạn (5 - 10 năm) và hàng năm, chương trình, mục
tiêu; các dự án về công tác quản lý nhà nước, lĩnh vực lao động, việc làm, chính
sách người có công và các lĩnh vực xã hội.
Điều tra về số lao động, phân loại chất lượng lao động, phân bố dân cư
trên địa bàn, lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế.
Thống kê danh sách lao động đang có việc làm, lao động thất nghiệp, xây
dựng kế hoạch giải quyết việc làm hàng năm, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề,
nâng cao chất lượng lao động trên địa bàn.
Theo dõi, giám sát các đơn vị doanh nghiệp, lập quỹ và thực hiện quỹ
bảo hiểm thất nghiệp.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác lao động,

việc làm, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về lao
động đối với các cơ sở sử dụng lao động; về tiền lương, tiền công, thực hiện chế
độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động. Thanh tra về công tác
an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, tham gia hòa giải về tranh chấp
lao động.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chương trình mục
tiêu, các dự án đã được phê duyệt và các quy định của pháp luật về công tác lao
động - thương binh &xã hội. Quản lý Nhà nước về thực hiện pháp luật lao động
đối với các cơ sở sử dụng lao động.
2.Công tác với người có công
Tham mưu cho UBND huyện: Quản lý tốt các đối tượng người có công;
tổ chức thăm hỏi, tặng quà và tổ chức các hội nghị gặp mặt các đối tượng chính
sách nhân dịp lễ, tết, tổ chức hội nghị kỷ niệm ngày 27/7 (ngày thương binh liệt
sĩ), quản lý nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm các anh hùng Liệt sỹ của huyện.
Thực hiện công tác chi trả chính sách cho các đối tượng người có công,
5


các đối tượng học sinh, sinh viên đối với con em người có công.
3. Về công tác bảo trợ xã hội
Tham mưu cho UBND huyện:
Điều tra, khảo sát tình trạng nghèo đói trong dân cư, xây dựng, giám sát
thực hiện kế hoạch xoá đói giảm nghèo hàng năm.
Điều tra và giải quyết chế độ cho người tàn tật, người già cô đơn, người
cao tuổi, trẻ mồ côi.
Giải quyết chế độ cứu trợ xã hội cho các đối tượng yếu thế, thiên tai, tai
nạn rủi ro và các điều kiện bất khả kháng khác.
Đề nghị tỉnh giải quyết cấp thẻ khám chữa bệnh cho các đối tượng người
nghèo, tàn tật và người cao tuổi.

4. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội
Xây dựng kế hoạch điều tra khảo sát các đối tượng xã hội trên địa bàn.
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội .
Quản lý các đối tượng tệ nạn xã hội, thực hiện kế hoạch đi cai nghiện ma
tuý hàng năm.
-Quản lý đối tượng sau cai nghiện.
5.Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em - Bình đẳng giới:
Trình Uỷ ban nhân dân huyện ban hành các văn bản thực hiện cơ chế
chính sách, pháp luật, các qui định của Trung ương, của tỉnh về lĩnh vực bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em - bình đẳng giới. Chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện sau khi các văn bản được ban hành .
Xây dựng kế hoạch dài hạn (5 năm, 10 năm), hàng năm, chương trình,
mục tiêu các dự án về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em - Bình đẳng giới.
Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình các dự
án đã được phê duyệt và các qui định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em - bình đẳng giới.
Xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành đoàn thể các tổ chức xã hội ở
huyện thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động mọi tầng lớp nhân
dân, các gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tổ chức tốt tháng hành
6


động vì trẻ em hàng năm.
Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác chăm sóc
bảo vệ trẻ em và bình đẳng giới.
6.Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ và báo cáo khác theo yêu
cầu của Sở Lao động TBXH và của Uỷ ban nhân dân huyện.
7.Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự uỷ quyền của Uỷ
ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật.
1.1.3.Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của phòng Lao ĐộngThương Binh và Xã Hội huyện Tiên Yên

Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Tiên Yên tham mưu giúp
UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Lao động,
việc làm, dạy nghề, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp, an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ
em, phòng, chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới.
Phòng Lao động thương binh và xã hội được thành lập khi có Nghị định
số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/2/2008 của Chính Phủ quy định tổ chức lại cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
bởi vậy huyện đã tách phòng Nội vụ và Lao động thương binh và xã hội làm 02
phòng để đảm bảo làm tốt các chức năng quản lý của mình.
Đây là bước ngoặt lớn cho phòng Lao Động -Thương Binh & Xã hội, lúc
bấy giờ với những chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được phân công một cách
chuyên trách, hiệu quả công việc được nâng cao đáng kể.
Từ khi thành lập đến nay phòng Lao Động Thương Binh và Xã hội đã đạt
được rất nhiều thành thích đáng khen ngợi, được nhận nhiều bằng khen do
UBND huyện, sở Lao Động Thương Binh và xã hội tỉnh Quảng Ninh trao tặng.
1.1.4. Cơ cấu tổ chức của phòng Lao động- Thương binh &Xã hội
Phòng Lao động Thương binh và Xã hội chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực
tiếp, toàn diện của Thường trực UBND huyện và sự quản lý chỉ đạo về chuyên
môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh.
Phòng có chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp cho UBND huyện thực
7


hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Công tác Lao động - Việc
làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội; an toàn lao động; chính
sách người có công và chính sách bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em;
phòng chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.
Tổng số cán bộ, công chức của Phòng biên chế: 07đồng chí.
Số cán bộ, công chức có mặt (thời điểm xây dựng quy chế sửa đổi) 07

đồng chí
Cán bộ lãnh đạo Phòng: 03 đồng chí ( 01 trưởng phòng và 02 phó phòng ).
Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng LĐ-TB&XH huyện Tiên Yên ( phụ lục 1)
1.1.5.Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực của
phòng LĐ-TB&XH huyện Tiên Yên
1.1.5.1.Công tác lao động, đào tạo phát triển nhân lực
Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện trên các lĩnh vực:
- Xây dựng kế hoạch dài hạn (5 - 10 năm) và hàng năm, chương trình,
mục tiêu; các dự án về công tác quản lý nhà nước, lĩnh vực lao động, việc làm,
chính sách người có công và các lĩnh vực xã hội.
- Điều tra về số lao động, phân loại chất lượng lao động, phân bố dân cư
trên địa bàn, lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế.
- Thống kê danh sách LĐ đang có việc làm, lao động thất nghiệp, xây
dựng kế hoạch giải quyết việc làm hàng năm, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề,
nâng cao chất lượng lao động trên địa bàn.
- Theo dõi, giám sát các đơn vị doanh nghiệp, lập quỹ và thực hiện quỹ
bảo hiểm thất nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác LĐ, việc
làm, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.
1.1.5.2. Về tiền công, tiền lương và thực hiện chế độ bảo hiểm đối với
NLĐ
Xây dựng kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về lao động đối
với các cơ sở sử dụng lao động;
về tiền lương, tiền công, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
8


đối với người lao động.
Thanh tra về công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ,
tham gia hòa giải về tranh chấp lao động.

1.2.Cơ sở lý luận về lao động nông thôn và công tác đào tạo nghề
1.2.1.Lao động nông thôn và đặc điểm của lao động nông thôn
Nguồn LĐNT: là một bộ phận của nguồn LĐ xã hội bao gồm toàn bộ
những người LĐ đang làm việc trong nền KT quốc dân và những người có khả
năng LĐ nhưng không làm việc .
Cụ thể hơn, nguồn LĐNT bao gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên
sống ở NT đang làm việc trong các ngành, lĩnh vực như: nông, lâm, ngư nghiệp,
CN, xây dựng, dịch vụ, hoặc các ngành phi NN khác; và những người trong độ
tuổi có khả năng LĐ nhưng hiện tại chưa tham gia hoạt động KT.
Đặc điểm người nông dân và LĐNT nước ta là cần cù, chịu khó, sẵn sàng
tiếp thu kiến thức mới để cải tạo thiên nhiên, giúp ích cho hoạt động NN của
mình.
Tuy nhiên, một trong những nhược điểm của LĐNT trong giai đoạn hiện
nay là làm việc manh mún, do tập quán làm việc theo cảm tính dẫn đến người
nông dân không có định hướng phát triển hoạt động NN rõ ràng nếu như không
có sự tư vấn chi tiết của các cơ quan chuyên môn, của những người có kinh
nghiệm. Thiếu việc làm, không tìm được việc làm, thời gian nhàn rỗi, phần lớn
chưa có nghề và chưa được ĐTN là những đặc trưng cơ bản của LĐNT.
Chính đặc điểm của người nông dân như trên làm cho vai trò ĐTN càng
trở nên quan trọng, quyết định sự thành công của việc hiện đại hóa NN, NT nói
chung và thành công của xây dựng NT mới nói riêng.
1.2.2.Một số khái niệm về LĐNT và ĐTN, đặc trưng của đào tạo
nghề
LĐNT là những người thuộc LLLĐ và hoạt động trong hệ thống kinh tế ở
khu vực nông thôn.
Đào tạo nghề : Theo Điều 5, Luật dạy nghề thì ĐTN được khái niệm là:
“Hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp
9



cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm
sau khi hoàn thành khoá học” .
Đào tạo nghề cho LĐNTlà : hoạt động dạy nghề trong các cơ sở dạy nghề,
lớp dạy nghề nhằm truyền đạt kiến thức về lý thuyết và kỹ năng thực hành cho
người học nghề là lao động nông thôn, để người học có được trình độ, kỹ năng,
kỹ xảo và đạt được những tiêu chuẩn nhất định của một nghề hoặc nhiều nghề
đáp ứng yêu cầu việc làm của thị trường lao động.
Như vậy, ĐTN có những đặc trưng cơ bản sau:
- ĐTN bao gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau, đó là:
+ Học nghề: “Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực
hành của người LĐ để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định”.
- ĐTN cho người LĐ là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người LĐ để họ
nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn bao gồm ĐTN mới, ĐTN bổ sung, đào tạo
lại nghề.
1.2.3. Ý nghĩa đào tạo nghề cho lao động nông thôn
ĐTN cho LĐNT có tầm quan trọng đặc biệt vừa có tính nhân văn vừa có
tính xã hội rất cao, có vai trò quan trọng đối với phát triển vốn con người, nguồn
nhân lực, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động,
giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, góp phần phát triển KTXH bền vững.
ĐTN là một trong những giải pháp đột phá của chiến lược phát triển KT XH, nhằm đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nhanh đội ngũ LĐ kỹ thuật trực
tiếp, phục vụ CNH, HÐH; góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Thực tiễn quá trình
phát triển KT tại Việt Nam, khi LĐNT được sử dụng tốt thì KT phát triển nhanh
và bền vững, tránh rơi vào “ cái bẫy” đẩy nhanh CN hóa, không chú trọng đến
phát triển NN, NT đã có những thời điểm rơi vào tình trạng khó khăn, gây lãng
phí sức LĐNT và kéo theo hệ quả thu nhập của LĐNT thấp, mất ổn định xã hội.
Vì vậy, ĐTN và nâng cao chất lượng ĐTN cho LĐ nói chung và
LĐNT nói riêng là yêu cầu cấp bách của nền kinh tế ĐTN được coi là quốc
sách hàng đầu.

10



1.3. Nội dung cơ bản của đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo
Thứ nhất, cần phải triển khai các hoạt động điều tra, khảo sát nhu cầu sử
dụng nhân lực qua ĐTN trong các ngành KT, vùng KT và từng địa phương.
Thứ hai, đồng thời với việc nắm thông tin về nhu cầu sử dụng LĐ, cần
thiết phải khảo sát nhu cầu học nghề của đối tượng, nghĩa là cần có sự phân
nhóm đối tượng để tổ ch ức các khoá đào tạo phù hợp.
Hơn nữa, cũng phải khảo sát đặc điểm và thói quen canh tác của người
nông dân ở các vùng miền khác nhau để có thể có các hình thức đào tạo phù
hợp.
1.3.2.Xác định mục tiêu đào tạo
Mục tiêu của chương trình đào tạo là kết quả cần đạt được của chương
trình đào tạo bao gồm
+ Những kỹ năng cụ thể cần được đào tạo
+Trình độ kỹ năng có được sau đào tạo
+Số lượng và cơ cấu học viên
+ Thời gian đào tạo
Về xác định mục tiêu nghành nghề đào tạo cho LĐNT cần dựa trên kết
quả điều tra nhu cầu sự dụng LĐNT qua ĐTN và nhu cầu của các đối tượng
LĐNT học nghề, trên cơ sở phân tích các yếu tố về KT – XH, đặc điểm của
LĐNT theo từng vùng miền và từng thời điểm khác nhau để xác định ngành
nghề đào tạo của LĐNT, nhằm tạo cơ hội tìm được việc làm bao gồm cả việc
làm tự tạo và việc làm nhận lương, làm công.
1.3.3.Lựa chọn đối tượng đào tạo
Là lựa chọn người cụ thể để đào tạo ,dựa trên nghiên cứu và xác định nhu
cầu và động cơ đào tạo của người lao động , tác dụng đào tạo đối với người lao
động và khả năng nghề nghiệp của từng người, từng nhóm đối tượng.
1.3.4. Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào

tạo nghề cho lao động nông thôn
Để nâng cao hiệu quả đào tạo, việc tổ chức các khoá học với các chương
11


trình hình thức và phương thức khác nhau đối với LĐNT rất quan trọng ( khái
quát lại là các mô hình ĐTN). ĐTN cho LĐNT có thể được thực hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau như dạy tại các cơ sở dạy nghề; ĐTN theo đơn đặt hàng của
các tập đoàn, Tổng công ty; ĐTN lưu động (tại xã, thôn, bản); ĐTN tại doanh
nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ; ĐTN gắn với các vùng
chuyên canh, làng nghề;...
Phương pháp đào tạo cũng cần phải đa dạng hoá, phù hợp với từng nhóm
đối tượng và điều kiện của từng vùng, miền..., như đào tạo tập trung tại cơ sở
dạy nghề đối với những nông dân chuyển đổi nghể nghiệp (trung tâm dạy nghề,
trường trung cấp, cao đẳng nghề, các trường khác có tham gia dạy nghề...); ĐTN
lưu động cho nông dân làm nông dân hiện đại tại các làng, xã, thôn, bản; ĐTN
tại nơi sản xuất…
1.3.5. Dự tính kinh phí đào tạo
Chi phí đào tạo quyết định việc lựa chọn các phương án đaò tạo bao gồm :
+ Chi phí cho lao động nông thôn học nghề
+Chi phí cho việc học
+Chi phí cho việc giảng dạy
+Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề
+Kinh phí cho việc thanh tra, kiểm tra giám sát
1.3.6. Lựa chọn và đào tạo giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề
Có thể lựa chọn đội ngũ giáo viên từ những người trong biên chế của
doanh nghiệp hoặc giáo viên từ các trung tâm dạy nghề , trung tâm giaos dục
thường xuyên, hoặc thuê ngoài. Để có thể thiết kế nội dung chương trình đạo tạo
phù hợp nhất với thự tế tại doanh nghiệp cơ sở sản xuất kinh doanh, mô hình
kinh tế tế trang trại, có thể kết hợp giáo viên thue ngoài và những người coskinh

nghiệm lâu năm trong doanh nghiệp, kĩ sư, nông dân sản xuất giỏi. Việc kết hợp
này cho phép người học tiếp cận với kiến thức mới,đồng thời không xa vời với
thực tiễn. Các giáo viên cần phải được tập huấn để nắm vững mục tiêu và cơ cấu
của chương trình đào tạo.

12


1.3.7. Đánh giá kết quả đào tạo
Kết quả của việc ĐTN cho LĐNT là đào tạo gắn với giải quyết việc làm
cho người LĐ. Đây là vấn đề cốt lõi đối với ĐTN cho LĐNT, nhất là đối với
nhóm LĐ cần phải chuyển sang làm trong lĩnh v ực phi NN, CN. Nếu không gắn
được với việc làm thì người nông dân sẽ không tham gia học nghề nữa và nguồn
lực xã hội sẽ bị lãng phí.
Do đó, trong quá trình ĐTN rất cần thiết có sự kết hợp chặt chẽ với các
doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất để họ một mặt tham gia vào quá trình đào tạo;
mặt khác có thể tạo cơ hội cho người học được tham gia vào quá trình sản xuất c
ủa doanh nghiệp từ khi còn học và sau khi học nghề xong là có thể làm việc
được ngay với nghề nghiệp của mình.
1.4. Một số yếu tố tác động đến quá trình đào tạo nghề cho lao động
nông thôn ở nước ta hiện nay
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên các vùng có tác động đến sự phân bố LĐ, chất lượng
LĐ từ đó có ảnh hưởng đến công tác ĐTN. Điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết
đã tạo ra các đặc điểm con người khác nhau giữa các địa phương, vùng, miền
dẫn đến có những đặc điểm khác nhau gi ữa LĐ các vùng, miền như LĐ thuộc
các dân tộc khác nhau, LĐ ở các vùng sinh thái khác nhau, L Đ ở đồng bằng và
miền núi, hải đảo,… đều có những đặc trưng về tập quán, phương thức sản xuất
khác nhau.
Điều kiện về khí hậu, thời tiết cũng tạo ra tính chất mùa vụ khác nhau dẫn

đến công việc và th ời gian của LĐ làm nghề nông cũng khác nhau. Tất cả các
yếu tố về điều kiện tự nhiên đều ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch, lựa
chọn hình thức, danh mục nghề đào tạo… cho L ĐNT.
1.4.2. Quy mô, chất lượng lực lượng lao động nông thôn
Để công tác ĐTN cho LĐNT đạt hiệu quả, LĐNT cần có một điều kiện
đó là phải có trình độ học vấn nhất định.
Điều kiện này có sự khác biệt đáng kể giữa các ngành nghề đào tạo mà
người LĐ mong muốn học nghề cho bản thân. Như đối với ĐTN trong lĩnh vực
13


NN, điều kiện trình độ học vấn chỉ đòi hỏi ở mức tốt nghiệp THCS (chiếm
64%), nhưng đối với ngành CN và dịch vụ thì điều kiện về học vấn cao hơn, tối
thiểu là tốt nghiệp THPT (chiếm 61%), đối với việc làm trong ngành dịch vụ thì
điều kiện về học vấn đòi hỏi cao nhất (gần 80% yêu cầu tối thiểu tốt nghiệp
THPT).
1.4.3. Cơ sở vất chất cho đào tạo nghề và đội ngũ giáo viên dạy nghề
Do đặc điểm của giáo dục nghề nghiệp với phương châm lấy thực hành
rèn luyện tay nghề và kỹ năng cho người học là chủ yếu, nên cơ sở vật chất và
trang thiết bị phục vụ
ĐTN là điều kiện quan trọng để kế hoạch ĐTN đạt được mục tiêu cao
nhất. Song song với điều kiện về xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo và
điều kiện cơ sở vật chất thì các điều kiện liên quan đến đội ngũ giáo viên, cán bộ
quản lý tại các cơ sở dạy nghề là quan trọng, bởi vì họ là chủ thể trong quá trình
dạy nghề, truyền thụ kiến thức, sử dụng phương tiên, cơ sở vật chất, xây dựng
chương trình ĐTN …
1.4.4. Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
Đối với ngành NN nói chung, các chủ trương đã tác động rất lớn đến phát
triển ĐTN, phải đào tạo một đội ngũ LĐNT rất lớn do có sự chuyển đổi ngành,
nghề ở NT, do quá trình đô thị hoá.

Chiến lược đào tạo cùng lúc phải đáp ứng hai yêu cầu là vừa đào tạo hoàn
toàn mới, chuyển đổi ngành nghề đối với LĐ trước đây họ là nông dân, để cung
ứng cho các nhà máy, dịch vụ CN, tiểu thủ CN NT, đồng thời phải đào tạo đội
ngũ LĐNT có trình độ cao để đáp ứng, tiếp cận các ngành nghề mới xuất hiện áp
dụng công nghệ sinh học, các loại giống mới và ĐTN để xuất khẩu LĐ.
Đối với lĩnh vực CN: có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển ĐTN, phải đào
tạo một đội ngũ LĐNT rất lớn do có sự chuyển đổi ngành, nghề ở NT, do quá
trình đô thị hoá.
Chiến lược đào tạo cùng lúc phải đáp ứng hai yêu cầu là vừa đào tạo hoàn
toàn mới, chuyển đổi ngành nghề đối với LĐ trước đây họ là nông dân, để cung
ứng cho các nhà máy, dịch vụ CN, tiểu thủ CNNT, đồng thời phải đào tạo đội
14


ngũ LĐNT có trình độ cao để đáp ứng, tiếp cận các ngành nghề mới xuất hiện áp
dụng công nghệ sinh học, các loại giống mới và ĐTN để xuất khẩu LĐ.
Ngoài ra các loại hình dịch vụ mới sẽ hình thành từ nhu cầu trong nước và
có sự du nhập nhanh các loại hình dịch vụ từ nước ngoài. Cho nên công tác
ĐTN cho các ngành dịch vụ cao cấp cần người LĐ ở kỹ năng tinh tế trong giao
tiếp (phục vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, vận tải hàng không…), khả năng tư
vấn, maketing, quan hệ khách hàng…,
1.5. Chính sách của chính quyền
Dười tác động của hệ thống chính sách liên quan đến công tác dạy nghề
đã làm cho hệ thống mạng lưới dạy nghề bước đầu đã được xã hội hóa, năng
động, linh hoạt, gắn đào tạo với sử dụng lao động; hệ thống chính sách đã quan
tâm đến người học, nhất là những người nghèo, người dân tộc, khu vực nông NT
và NN và các vùng đặc biệt khó khăn; LĐ qua ĐTN đang từng bước đáp ứng
được yêu cầu của thị trường LĐ.
Như vậy hệ thống các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước đã
góp phần mở rộng qui mô các cơ sở dạy nghề với các loại hình khác nhau, đã hỗ

trợ cho LĐNT tham gia học nghề với các đối tượng được ưu đãi, từ đó góp phần
nâng cao nhận thức của người dân trong việc tham gia học nghề.
1.6. Kinh nghiệm của các nước và một số địa phương trong nước về
phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.6.1. Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nghề
Qua kinh nghiệm của một số nước: Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc cho
thấy phát triển ĐTN nói chung và ĐTN cho LĐNT nói riêng luôn được Chính
phủ các nước quan tâm đặc biệt với vai trò là một thành tố chính trong Chiến
lược phát triển nguồn nhân lực.
Qua đó, Việt Nam cũng cần nghiên cứu để vận dụng một cách hợp lí một
số bài học kinh nghiệm của các nước như sau:
Chính phủ các nước thường có các chính sách nhất quán và đồng bộ về
phát triển ĐTN lồng ghép trong Chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Phân cấp
rõ ràng việc quản lí ĐTN theo ngành dọc và theo vùng địa lí để đảm bảo tính
15


chủ động của các cơ quan quản lí đồng thời tạo sự linh hoạt cho hoạt động ĐTN
được phân bố tại các vùng địa phương theo quy hoạch tổng thể của cả nước.
ĐTN được phát triển đa dạng và vai trò của các đối tác xã hội được chú
trọng; đồng thời phát huy tính chủ động của các cá nhân trong một xã hội học
tập suốt đời.
Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo với
thực hành tại nơi sử dụng LĐ, gắn kết chặt chẽ giữa “học” và “hành”, đào tạo
theo địa chỉ, gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của nơi sử dụng LĐ.
1.6.2. Kinh nghiệm trong nước
Kinh nghiệm từ các chương trình mục tiêu quốc gia:
Trước khi Nghị quyết số 26-NQ/TW ra đời, việc ĐTN cho LĐNT được
triển khai theo Quyết định số 81/QĐ-TTg, ngày 18-4-2005, về chính sách hỗ trợ
ĐTN ngắn hạn cho LĐNT. Các chính sách theo Quyết định số 81/Q Đ-TTg đã

có hiệu quả nhất định cho ĐTN ngắn hạn với LĐNT trong độ tuổi LĐ chưa qua
ĐTN, có nhu cầu học nghề như đã nêu ở các phần trên.
Kinh nghiệm và các mô hình đào tạo nghề của các địa phương:
Hiện nay ở nhiều địa phương đã có những mô hình ĐTN rất linh hoạt.
Tuy nhiên, hiện tại chủ yếu vẫn là một số mô hình truyền thống như ĐTN tại cơ
sở đào tạo; ĐTN tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.
Ngoài ra đối với một số khóa học ngắn ngày được tổ chức dưới dạng
hướng dẫn, tập huấn đầu bờ, tập huấn phổ biến kiến thức và tiến bộ khoa học kỹ
thuật.

16


PHẦN NỘI DUNG
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÀ ĐÀO TẠO
NGHỀ Ở HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
2.1.Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Tiên Yên
ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
2.1.1.Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lí
Tiên Yên là một huyện miền núi thuộc khu vực miền Đông của tỉnh, có
toạ độ từ 21012’ đến 21033’ vĩ độ bắc và từ 107013’ đến 107035’ kinh độ đông;
Bắc giáp huyện Đình Lập thuộc tỉnh Lạng Sơn và huyện Bình Liêu, đông giáp
huyện Đầm Hà, tây giáp huyện Ba Chẽ và thị xã Cẩm Phả, nam giáp huyện Vân
Đồn.
Huyện lỵ là thị trấn Tiên Yên nằm ở điểm giữa Quốc lộ 18A, cách thành
phố Hạ Long và Móng Cái đều trên 90km. Quốc lộ 4 từ Lạng Sơn xuống cũng
qua đây rồi ra cảng Mũi Chùa. Từ Tiên Yên còn có đường 331 lên Bình Liêu tới
cửa khẩu Hoành Mô 47km. Là một đầu mối giao thông giữa vùng Đông Bắc

hiểm yếu nên Tiên Yên luôn có vị trí quan trọng về kinh tế quốc phòng.
Đặc điểm dân cư
Năm 2013 dân số Tiên Yên có khoảng 47.477 người. Mật độ dân số trung
bình là 73 người/km2. Trong đó, mật độ dân số cao nhất là Thị trấn 1.096
người/km2, thấp nhất là Hà Lâu 16 người/km 2 . Người Kinh chiếm 50,2%, Dao
22,6%, Tày 14,6%, Sán Chay 8,1%, Sán Dìu 3,6%... Xưa người Hoa đông hàng
thứ hai, sau năm 1978 còn lại vài chục người. Người các tỉnh đồng bằng đông
nhất là nông dân ngoại thành Hải Phòng ra các xã Hải Lạng, Đông Ngũ, Đông
Hải... làm cho cơ cấu dân tộc và sức sản xuất có những thay đổi cơ bản. Nay
Tiên Yên có 12 đơn vị hành chính cơ sở gồm thị trấn Tiên Yên và 11 xã: Tiên
Lãng, Đông Ngũ, Đông Hải, Phong Dụ, Hải Lạng, Đại Dực, Đại Thành, Yên
Than, Hà Lâu, Điền Xá và Đồng Rui.
2.1.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội
17


Về kinh tế
• Tiềm năng phát triển kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp của huyện:
Phát triển kinh tế nông nghiệp: Tiên Yên có diện tích đất nông, lâm
nghiệp là 54.524,1ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 2.445,7 ha thuận lợi
cho việc trồng lúa và các loại cây hoa màu, sản xuất chuyên canh, như trồng
dong riềng, chế biến miến dong, trồng khoai lang, mía tím, rau xanh, đậu, đỗ,
ngô...
Phát triển kinh tế Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp là 50.274,1 ha.
Trong đó đất rừng sản xuất là 40.145,1 ha, đất rừng phòng hộ 10.129 ha. Đất
rừng tự nhiên phù hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng nhiều loại cây lâu năm
có giá trị kinh tế cao như Quế, Sở, Thông, Lát và các loại cây dược liệu quý....
Phát triển kinh tế ngư nghiệp: Tiên Yên có bờ biển dài 35km, tiếp giáp
Vịnh bắc bộ. Trong vùng là một hệ thống chuỗi bãi chiều rừng ngập mặn, tạo
nên nguồn lợi hải sản khá phong phú, là nơi sinh sống của nhiều loại hải sản có

giá trị như: Tôm, cua, cá song, cá cháp, ngán, sái sùng, giun biển… tạo ra một
hệ sinh vật biển phong phú, đa dạng, có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển.
Trữ lượng hải sản lớn, khả năng cho phép khai thác ổn định khoảng 3500
tấn/năm, chủ yếu là tôm, cá, mực và các loại nhuyễn thể khác.
Về văn hóa xã hội
Tiên Yên là một huyện có lịch sử hình thành từ rất lâu đời. Những di chỉ
khảo cổ học được tìm thấy gần cửa sông Hà Tràng, xã Đông Hải cho thấy con
người đã cư trú ở đây vào thời kỳ đồ đá mới. Thời Tiền Lê, vùng đất này thuộc
châu Tân An. Thời Minh là huyện của phủ Tân Yên. Đến đời Lê, là châu Tĩnh
Yên thuộc phủ Hải Đông, thừa tuyên An Bang, sau là châu Tân Yên. Đời Hậu
Lê vì kỵ huý của vua Lê Kính Tông là Duy Tân, nên đổi là Tiên Yên, là vùng
đất rộng lớn bao gồm cả Cẩm Phả, Đầm Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ. Đời nhà
Nguyễn đổi thuộc phủ Hải Ninh, tỉnh Quảng Yên. Nay là huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh.

18


Về công tác an ninh – quốc phòng
Tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội ở Tiên Yên sau ngày giải
phóng rất phức tạp, toàn huyện vẫn còn 850 tên tề ngụy, 90 tên chỉ điểm cùng
bọn thổ phỉ và bọn phản động vẫn tiếp tục âm mưu chống lại chính quyền dân
chủ nhân dân, chờ Pháp quay lại... trong khi đó chính quyền dân chủ nhân dân
còn non trẻ, chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức quản lý xã hội mới...
Đến nay tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
luôn được giữ vững; không để xảy ra xung đột bất ngờ, không để hình thành các
điểm nóng... Xây dựng và triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác quốc phòng, tổ
chức tốt các đợt ra quân huấn luyện và phong trào thi đua quyết thắng...
2.2. Thực trạng về lực lượng lao động nông thôn ở huyện Tiên Yên,
Quảng Ninh

2.2.1.Về quy mô lao động và chất lượng lao động
Huyện Tiên Yên là huyện có dân số trung bình nông thôn nhiều nhất so
với 17 địa phương còn lại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Năm 2010, dân số trung
bình nông thôn huyện Tiên Yên có190.069 người,tỷ lệ LĐNT chiếm gần 80%
dân số huyện Tiên Yên , chiếm 17,4% tỷ lệ dân số trung bình nông thôn của
toàn tỉnh.
* Cung lao động:
Lực lượng lao động trên địa bàn huyện (năm 2013): 32.729 người, trong
đó:
+ Chưa qua đào tạo: 27.911 người
+ Đã qua đào tạo: 4818 người
Số lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên: 25.132 người
Số lao động thất nghiệp trên địa bàn huyện: 87 người
Số người không tham gia hoạt động kinh tế từ 15 tuổi trở lên: 7.534 người
* Cầu lao động:
Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện: 2.184,
trong đó:
+ Số lao động trực tiếp: 1.647
19


×