MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................1
Phần Mở Đầu............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu:......................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:....................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu:.......................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu:...............................................................................3
6. Ý nghĩa của đề tài:..........................................................................................3
7. Kết cấu của đề tài:..........................................................................................4
Chương I:..................................................................................................................5
Tổng quan về Phòng Giáo dục và đào tạo Than Uyên và công tác tuyển dụng
cán bộ, công chức trong các ...................................................................................5
cơ quan nhà nước.....................................................................................................5
1.1. Tổng quan về Phòng Giáo dục và đào tạo Than Uyên:...............................5
1.1.1. Địa chỉ liên hệ:.........................................................................................5
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của PGD&ĐT Than Uyên:...................5
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của PGD&ĐT Than Uyên:...................................7
1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận Tổ chức cán bộ PGD&ĐT Than
Uyên:................................................................................................................10
1.1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PGD&ĐT Than Uyên:..................................12
1.1.5. Khái quát hoạt động quản trị nhân lực tại PGD&ĐT Than Uyên:.........13
1.1.5.1. Hoạch định nhân lực:..........................................................................13
1.1.5.2. Tuyển dụng nhân lực:..........................................................................13
1.1.5.3. Sắp xếp, bố trí nhân lực:......................................................................13
1.1.5.4. Đào tạo và phát triển:..........................................................................14
1.1.5.5. Đánh giá kết quả thực hiện công việc:................................................14
1.1.5.6. Thù lao lao động:.................................................................................14
1.2. Công tác tuyển dụng nhân lực trong các cơ quan nhà nước:....................15
1.2.1. Các khái niệm cơ bản về tuyển dụng nhân lực trong cơ quan nhà nước:
..........................................................................................................................15
1.2.1.1. Nguồn nhân lực:..................................................................................15
1.2.1.2. Tuyển dụng nhân lực:..........................................................................15
1.2.1.3. Khái niệm tuyển mộ và tuyển chọn:....................................................16
1.2.1.4. Cán bộ, công chức:..............................................................................17
1.2.2. Tuyển dụng nhân lực trong cơ quan nhà nước:......................................18
1.2.2.1. Nguyên tắc:.........................................................................................18
1.2.2.2. Đối tượng và điều kiện tuyển dụng:....................................................19
1.2.2.3. Hình thức tuyển dụng:.........................................................................19
1.2.2.4. Quy trình tuyển dụng:.........................................................................20
Chương II:..............................................................................................................23
Thực trạng công tác tuyển dụng cán bộ, công chức tại Phòng Giáo dục và đào
tạo Than Uyên........................................................................................................23
2.1. Đặc điểm cán bộ công chức tại PGD&ĐT Than Uyên:............................23
2.1.1. Cơ cấu tình hình cán bộ, công chức theo giới tính:................................23
2.1.2. Cơ cấu cán bộ, công chức theo độ tuổi:.................................................23
2.1.3. Cơ cấu cán bộ, công chức theo trình độ chuyên môn:...........................24
2.1.4. Các số liệu cơ bản khác hiện nay:..........................................................25
2.2. Thực trạng tuyển dụng cán bộ, công chức tại PGD&ĐT Than Uyên:......25
2.2.1. Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức tại PGD&ĐT Than Uyên giai
đoạn 2012-2014:...............................................................................................26
2.2.2. Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức tại PGD&ĐT Than Uyên giai
đoạn từ cuối 2014 đến nay:..............................................................................30
2.2.2.1. Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức vào các vị trí quản lý tại
PGD&ĐT Than Uyên:.....................................................................................30
2.2.2.2. Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức vào làm tại PGD&ĐT Than
Uyên từ cuối 2014 đến nay:.............................................................................33
2.3. Đánh giá về công tác tuyển dụng cán bộ, công chức tại PGD&ĐT Than
Uyên:................................................................................................................34
2.4. Những bất cập tồn tại và nguyên nhân:.....................................................35
Chương III:.............................................................................................................38
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác .......................................................38
tuyển dụng cán bộ, công chức tại Phòng Giáo dục và đào tạo Than Uyên.......38
3.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng cán bộ, công chức tại
PGD&ĐT Than Uyên:.....................................................................................38
3.1.1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước:........................................................38
3.1.2. Nhóm giải pháp về phía cơ quan PGD&ĐT Than Uyên:......................39
3.1.2.1. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch hoá nguồn cán bộ, công
chức tạo tiền đề cho công tác tuyển dụng cán bộ, công chức:.........................39
3.1.2.2. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức về công tác tuyển
dụng:.................................................................................................................40
3.1.2.3. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền và phổ biến trực tiếp về quá trình
tuyển dụng trong đội ngũ công chức làm việc tại PGD&ĐT Than Uyên cũng
như trong toàn nhân dân:..................................................................................40
3.1.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tuyển dụng:
..........................................................................................................................41
3.2. Một số khuyến nghị:..................................................................................41
Kết luận...................................................................................................................43
Danh mục tài liệu tham khảo................................................................................44
Phần Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh với câu nói nổi tiếng: “Vì lợi ích 10 năm thì phải
trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” thể hiện tư tưởng về con người
của Bác – một di sản vô giá cho chúng ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Muốn việc
thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “Cán bộ là cái gốc của mọi
công việc”. Đội ngũ cán bộ, công chức nước ta là lực lượng nòng cốt của bộ máy
hành chính nhà nước, đóng vai trò rất quan trọng, cán bộ công chức là người thực
thi chính sách của nhà nước, là người đại diện cho quyền lợi của nhân dân.
Trong bối cảnh đổi mới nền kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế Quốc tế, nhất
là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế
giới WTO đã đặt ra cho nước ta rất nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đồng nghĩa
với việc có không ít thách thức mới. Trước tình hình đó, đòi hỏi cán bộ, công chức
trong các cơ quan nhà nước, không chỉ ở cấp trung ương mà cả ở các cấp địa
phương, cấp cơ sở đều phải có đủ năng lực, giỏi về chuyên môn và tốt về phẩm
chất chính trị mới có thể đưa nước ta vượt qua những thách thức và khó khăn để có
thể vững bước tiến lên và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình hội nhập
kinh tế Quốc tế.
Như chúng ta đã biết, yếu tố con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm nên
việc đào tạo con người lại càng trở nên quan trọng, công tác Giáo dục và đào tạo ở
Việt Nam luôn luôn được đầu tư và quan tâm sát sao. Chính vì vậy, những cán bộ,
công chức thực hiện công tác về Giáo dục và đào tạo lại càng cần phải có chuyên
môn và đạo đức chính trị tốt. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể tìm kiếm
và sử dụng được những cán bộ, công chức như vậy. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả
trong quá trình hoạt động và nâng cao chất lượng trong công tác Giáo dục và đào
tạo thì công tác tuyển dụng nhân lực phải luôn đặt lên hàng đầu. Một chính sách
tuyển dụng cán bộ, công chức đúng đắn, được chuẩn bị chu đáo, tiến hành nghiêm
túc, có tiêu chuẩn xác đáng theo một quy trình khoa học, hợp lý sẽ đảm bảo tuyển
1
dụng được những cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn và phẩm chất chính trị
tốt. Ngược lại, nếu tiến hành tùy tiện, thiếu nghiêm túc, không có tiêu chuẩn thì
chẳng những không mang lại lợi ích gì, mà mô hình chung còn làm giảm trình độ
chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, không những vậy còn có thể gây mất
đoàn kết, chia rẽ nội bộ, xáo trộn đơn vị, thậm chí đến mức sa thải người này và
buộc phải tuyển người mới gây lãng phí trong tuyển dụng nhân lực.
Xuất phát từ nhận thức của bản thân về công tác tuyển dụng nhân lực và tầm
quan trọng của nó, trong thời gian kiến tập tìm hiểu thực tế tại môi trường Phòng
Giáo dục và đào tạo Than Uyên, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác tuyển
dụng nhân lực tại Phòng Giáo dục và đào tạo Than Uyên – Lai Châu”, em
muốn đóng góp chút ít công sức của mình vào việc nghiên cứu thực trạng và tìm ra
giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng cán bộ, công chức
tại Phòng Giáo dục và đào tạo Than Uyên nói riêng, cũng như trong trong các cơ
quan hành chính nhà nước cấp huyện nói chung để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa
trình độ chuyên môn cũng như phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Hiểu rõ được những lý luận về tuyển dụng và phát triển đội ngũ cán bộ, công
chức trong tổ chức.
Vận dụng những lý luận nghiên cứu được để tìm hiểu về thực trạng công tác
tuyển dụng cán bộ, công chức tại Phòng Giáo dục và đào tạo Than Uyên – Lai
Châu.
Rút ra những hạn chế còn tồn tại trong công tác tuyển dụng cán bộ, công
chức, từ đó đề ra các giải pháp để cải thiện các tồn tại đó để hoàn thiện công tác
tuyển dụng cán bộ, công chức tại Phòng Giáo dục và đào tạo Than Uyên – Lai
Châu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tương ứng với mục tiêu trên, đề tài có những nhiệm vụ sau:
• Phân tích cơ sở lý luận về tuyển dụng đối với công chức trong cơ quan nhà
2
nước dựa trên các nguyên tắc, đối tượng và hình thức tuyển dụng.
• Phân tích thực trạng công tác tuyển dụng cán bộ, công chức tại Phòng Giáo
dục và đào tạo Than Uyên – Lai Châu. Trên cơ sở đó so sánh với lý luận
thực tiễn và từ đó đưa ra những bất cập tồn tại và nguyên nhân của những tồn
tại đó.
• Đưa ra những quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng
cán bộ, công chức tại Phòng Giáo dục và đào tạo Than Uyên.
4. Phạm vi nghiên cứu:
• Thời gian nghiên cứu: là khoảng thời gian kiến tập tại cơ quan từ ngày
04/05/2015 đến ngày 24/05/2015. Do quỹ thời gian và năng lực còn hạn hẹp
nên đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn ở mức khái quát nhất về thực trạng công
tác tuyển dụng cán bộ, công chức tại Phòng Giáo dục và đào tạo Than Uyên
trong khoảng thời gian từ 2012 đến nay.
• Không gian nghiên cứu: Phòng Giáo dục và đào tạo Than Uyên – Lai Châu.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Quá trình nghiên cứu được thực hiện thông qua các phương pháp sau:
• Phương pháp thu thập thông tin.
• Phương pháp phân tích tổng hợp.
• Phương pháp thống kê.
• Phương pháp điều tra.
• Phương pháp phỏng vấn.
• Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn.
6. Ý nghĩa của đề tài:
• Ý nghĩa về lý luận:
- Đề tài nghiên cứu nhằm hiểu thêm về công tác tuyển dụng cán bộ, công
chức trong các cơ quan hành chính nhà nước cũng như tầm quan trọng của công tác
này.
3
• Ý nghĩa thực tiễn:
- Đề tài cung cấp các luận cứ khoa học về tuyển dụng cán bộ, công chức tại
một cơ quan cấp huyện.
- Các giải pháp được đưa ra trong đề tài cũng có thể áp dụng nhằm nâng cao
hiệu quả trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức tại Phòng Giáo dục và đào
tạo Than Uyên nói riêng, cũng như các phòng ban cấp huyện khác nói chung.
7. Kết cấu của đề tài:
Đề tài được chia làm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về Phòng Giáo dục và đào tạo Than Uyên và công
tác tuyển dụng cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.
Chương II: Thực trạng công tác tuyển dụng cán bộ, công chức tại
Phòng Giáo dục và đào tạo Than Uyên.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng cán
bộ, công chức tại Phòng Giáo dục và đào tạo Than Uyên.
4
Chương I:
Tổng quan về Phòng Giáo dục và đào tạo Than Uyên
và công tác tuyển dụng cán bộ, công chức trong các
cơ quan nhà nước.
1.1. Tổng quan về Phòng Giáo dục và đào tạo Than Uyên:
1.1.1. Địa chỉ liên hệ:
Địa chỉ: Khu 3, thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
Số điện thoại liên hệ: 02313 784 141. Fax: 02313 784 141
Website: thanuyen.edu.vn
Email:
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của PGD&ĐT Than Uyên:
Huyện Than Uyên là một huyện miền núi Tây Bắc, phía Đông giáp huyện Sa
Pa, huyện Văn Bàn – Lào Cai, phía Tây giáp huyện Quỳnh Nhai – Sơn La, phía
Bắc giáp huyện Tân Uyên – Lai Châu, phía Nam giáp huyện Mù Cang Chải – Yên
Bái, huyện Mường La – Sơn La.
Ngày 07/08/1948 đánh dấu mốc son lịch sử: Đảng bộ huyện Than Uyên
chính thức được thành lập. Từ ngày Đảng bộ huyện ra đời, Phòng Giáo dục và đào
tạo Than Uyên đặt dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, mọi chủ trương lớn về Giáo dục
của Than Uyên được triển khai thực hiện bởi PGD&ĐT Than Uyên.
Trong quá trình phát triển huyện Than Uyên hiện nay có 15 xã và 2 thị trấn,
trong đó có 12 xã còn được xếp vào diện đặc biệt khó khăn. Năm 2007 có 2 xã
phấn đấu đạt tiêu chí của vùng phát triển được Chính phủ công nhận xã ra khỏi xã
135 có điều kiện phát triển bình thường như các xã vùng thấp.
Từ khi có Đảng bộ huyện lãnh đạo, công cuộc kiến thiết xây dựng huyện
thành một huyện cửa ngõ phía Tây Bắc ổn định về chính trị, vững mạnh về an ninh
5
quốc phòng, phát triển về kinh tế “Phát huy ba thế mạnh về chăn nuôi, cây công
nghiệp và nghề rừng, thực hiện định canh, định cư, thâm canh tăng vụ, tận dụng đất
đồi phát triển nông - lâm nghiệp toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc”. Không ngừng
nâng cao đời sống nhân dân trong đó phát triển Giáo dục nâng cao dân trí, mở các
lớp văn hoá cùng toàn dân xoá nạn mù chữ.
Sau ngày giải phóng Than Uyên 15/10/1952, mạng lưới trường học đã được
mở rộng, tuy nhiên lại gặp phải rất nhiều khó khăn như nạn thổ phỉ. Trong những
năm 1965 – 1972, thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ bằng không
quân, chúng bắn phá miền Bắc, cụ thể là ngày 29/10/1965, Mỹ ném 83 quả bom
xuống huyện lỵ Than Uyên gây thiệt hại rất lớn về người và của cải. Chính vì vậy
trong thời kỳ này, ngành giáo dục vẫn còn gặp phải muôn vàn khó khăn, trắc trở.
Qua những thời kỳ khó khăn, PGD&ĐT Than Uyên vẫn luôn không ngừng
triển khai công tác dạy và học. Cho đến những năm 1992 – 1993 trở đi, Giáo dục
Than Uyên mới thực sự khởi sắc. Công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ có
những bước chuyển biến tích cực. PGD&ĐT Than Uyên tham mưu tích cực với
Huyện ủy, UBND, HĐND huyện lập nên đề án phát triển giáo dục giai đoạn 2000 –
2005. PGD&ĐT Than Uyên đề ra chương trình hoạt động phổ cập giáo dục, chống
mù chữ để thực hiện.
Nhờ vậy, chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh được nâng lên góp
phần thúc đẩy chuyên môn xây dựng được trường chuẩn quốc gia. Năm 2000 và
năm 2002 Than Uyên có 2 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Tiếp theo các năm
sau là Tiểu học số 1 Nà Cang đạt chuẩn quốc gia, Mầm non số 1 thị trấn Than
Uyên.
Chất lượng giáo dục ở Than Uyên ngày càng được nâng cao và đạt được
nhiều thành tích đáng kể. Đến nay trên địa bàn huyện đã có 23 trường đạt trường
chuẩn Quốc gia, và có rất nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Những năm gần đây tỷ lệ học sinh giỏi tăng lên, số học sinh giỏi dự các kỳ thi cấp
huyện, cấp tỉnh đều tăng lên, nhiều em đạt giải học sinh giỏi. Năm học 2006 –
6
2007, Tiểu học đạt 29 giải, Trung học cơ sở đạt 14 giải cấp tỉnh, 21 giải cấp huyện.
Năm học 2007 – 2008, Tiểu học đạt 63 giải, Trung học cơ sở 21 em đạt giải cấp
huyện, 7 em đạt giải cấp tỉnh. Trong công tác giảng dạy đã truyền đạt tới học sinh
các môn học về giáo dục thể chất, ngoại ngữ, nghệ thuật, học sinh được tăng cường
thực hành kết hợp với chất lượng học sinh ngày càng vững chắc,
Hơn 60 năm hình thành và phát triển, công tác Giáo dục của huyện Than
Uyên đặt nền móng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Than Uyên trong
tương lai. PGD&ĐT Than Uyên càng đảm đương trách nhiệm lớn lao hơn để giúp
Than Uyên phát triển nhanh, toàn diện, bền vững.
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của PGD&ĐT Than Uyên:
Vị trí và chức năng:
Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Than Uyên, có chức năng tham
mưu, giúp UBND huyện Than Uyên thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các
lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục
và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn
cơ sở vật chất, thiết bị trường học; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ, bảo
đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.
PGD&ĐT Than Uyên có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; chịu sự chỉ
đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện; đồng thời chịu sự
chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và đào tạo
Lai Châu.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
Trình UBND huyện Than Uyên về dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện cơ
chế chính sách, pháp luật, các quy định của UBND huyện về hoạt động giáo dục
trên địa bàn; dự thảo quyết định, chỉ thị, kế hoạch hàng năm, 5 năm, 10 năm và
chương trình, nội dung cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào
tạo trên địa bàn huyện Than Uyên; dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường trung
học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trừ cấp trung học phổ thông), trường
7
tiểu học, cơ sở giáo dục mầm non và trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn theo
hướng dẫn của Sở GD&ĐT Lai Châu; dự thảo các quyết định thành lập, sáp nhập,
chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập
thuộc quyền quản lý của UBND huyện theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương sau khi được
cấp thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về
xã hội hóa giáo dục; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự
nghiệp giáo dục trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông
tin về giáo dục; chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính nhà nước thuộc
lĩnh vực giáo dục trên địa bàn; thực hiện mục tiêu, chương trình nội dung, kế
hoạch, chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động giáo dục, phổ cập giáo dục; công tác
tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp phát văn bằng, chứng chỉ đối với các cơ sở giáo
dục và đào tạo trên địa bàn.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục các ngành học, cấp học trong phạm vi quản lý của huyện Than
Uyên sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến
trong giáo dục, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương; hướng dẫn kiểm
tra, thanh tra và tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với các cơ sở
giáo dục trên địa bàn; xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về giáo dục trên địa bàn
huyện Than Uyên.
Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc phạm vi
quản lý của UBND huyện Than Uyên, xây dựng và tổng hợp kế hoạch biên chế của
các cơ sở công lập này và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Giúp UBND huyện Than Uyên hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện
cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, tài chính các cơ
sở giáo dục và đào tạo công lập theo phân cấp của UBND tỉnh Lai Châu và quy
8
định của pháp luật.
Chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch: Hướng dẫn chỉ đạo các
đơn vị trực thuộc lập dự toán ngân sách hàng năm, lập dự toán chi và tổ chức thực
hiện dự toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm về giáo dục của
huyện Than Uyên.
Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền việc thực hiện chính
sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án và các quy định của cấp có thẩm
quyền trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
về lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền; thực hành tiết kiệm, phòng
chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật.
Về công tác tổ chức, cán bộ:
Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo xây dựng nội dung, kế hoạch về công tác
tổ chức cán bộ thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật, thống
nhất với Trưởng phòng Nội vụ trình UBND huyện các nội dung cụ thể sau:
Trình Uỷ ban nhân dân huyện kế hoạch phân bổ chỉ tiêu biên chế, chỉ tiêu
hợp đồng làm việc cho các cơ sở trường học trực thuộc; Hướng dẫn các cơ sở
trường học trực thuộc sử dụng quỹ biên chế và hợp đồng làm việc.
Xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức, hợp đồng làm việc thuộc sự
nghiệp giáo dục hàng năm gồm: giáo viên, nhân viên thiết bị thí nghiệm, nhân viên
thư viện theo giới thiệu của Hội đồng tuyển dụng viên chức tỉnh.
Trình Chủ tịch UBND huyện giải quyết chuyển ngành, chuyển nơi công tác ra
ngoài sự nghiệp giáo dục, chuyển công việc khác đối với sự nghiệp giáo dục.
Trình Chủ tịch UBND huyện giải quyết chế độ nghỉ hưu, thôi việc, chấm dứt
hợp đồng làm việc thuộc sự nghiệp giáo dục.
Trình Chủ tịch UBND huyện Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động,
luân chuyển, không bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, giải quyết thôi giữ chức danh Hiệu
trưởng, Phó hiệu trưởng các đơn vị trường học trực thuộc.
9
Trình Chủ tịch UBND huyện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn
nghiệp vụ đối với cán bộ công chức, viên chức, người lao động thuộc sự nghiệp
giáo dục và đào tạo huyện.
Thực hiện chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và
người lao động theo quy định của pháp luật.
Xây dựng kế hoạch sắp xếp, điều động viên chức, hợp đồng làm việc đảm
bảo tính cân đối, điều hoà giữa các trường học trực thuộc, trình Chủ tịch UBND
huyện phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện.
Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất đối với các đơn vị trực thuộc khi
chưa phân cấp cho đơn vị tự quản lý và chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc đã
phân cấp tự quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất đơn vị theo quy định của pháp
luật.
Thực hiện công tác báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm
vụ được giao với UBND huyện Than Uyên và Sở Giáo dục và đào tạo Lai Châu.
Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND huyện Than Uyên chỉ đạo theo
quy định của pháp luật.
1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận Tổ chức cán bộ PGD&ĐT Than Uyên:
Bộ phận Tổ chức cán bộ tại PGD&ĐT Than Uyên đóng vai trò rất lớn
trong công tác tuyển dụng tại đây bởi chức năng và nhiệm vụ của bộ phận này:
* Chức năng:
Bộ phận Tổ chức cán bộ tại PGD&ĐT Than Uyên làm việc và chịu trách
nhiệm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng Phòng GD&ĐT Than Uyên. Tham
mưu cho Trưởng PGD&ĐT Than Uyên về công tác tổ chức cán bộ, chế độ chính
sách, quy hoạch cán bộ, theo dõi công tác tổ chức cán bộ.
Trực tiếp quản trị chương trình tổ chức cán bộ. Hướng dẫn theo dõi, tiếp
nhận, xử lý phiếu điều tra thông tin cá nhân cán bộ, công chức, tiếp nhận quản lý
hồ sơ nhân sự toàn ngành. Theo dõi, xử lý hồ sơ nâng bậc lương thường xuyên,
nâng lương trước thời hạn, chuyển ngạch của cán bộ, công chức toàn ngành.
10
Trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo về công tác tổ chức bộ máy, biên chế,
tuyển dụng viên chức, giải quyết các chế độ chính sách cho cán bộ, công chức toàn
ngành, đào tạo bồi dưỡng, thuyên chuyển giáo viên. Theo dõi các đơn cập nhật sổ
bảo hiểm xã hội cho cán bộ, công chức. Quản lý, tham gia xây dựng kế hoạch phát
triển Giáo dục và đào tạo toàn ngành cũng như các văn bản pháp quy, các thông
báo, thư mời, tin tức có liên quan. Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.
* Nhiệm vụ:
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển số lượng
và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành.
Xây dựng mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ về kiện toàn tổ chức bộ máy
về quản lý đội ngũ cán bộ, công chức theo đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước và hướng dẫn của Bộ.
Xây dựng các quy định, quyết định cụ thể về tổ chức bộ máy của các đơn vị
cơ sở bao gồm việc thành lập, sáp nhập, giải thể, xác định vị trí, chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, phân công, phân cấp, cơ cấu tổ chức, biên chế, quan hệ công tác và
lề lối làm việc.
Hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện áp dụng chức danh tiêu chuẩn,
nghiệp vụ viên chức nhà nước, thực hiện mức lao động và các chỉ tiêu biên chế cán
bộ, công chức.
Quan hệ, phối hợp chặt chẽ với Phòng Nội vụ - UBND huyện thực hiện và
hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các công tác: quản lý, đề bạt, bố trí sử dụng, thi
tuyển công chức; điều động, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật, quy hoạch – bổ
nhiệm thực hiện chế độ chính sách, bảo vệ chính trị nội bộ theo phân cấp quản lý.
Đề xuất với cấp Uỷ về chủ trương, biện pháp xây dựng tổ chức Đảng, các tổ chức
đoàn thể quần chúng trong ngành Giáo dục và đào tạo. Thông qua các công tác điều
động và bố trí sử dụng góp phần hình thành, kiện toàn tổ chức Đảng, các tổ chức
đoàn thể quần chúng ở các cơ sở Giáo dục và đào tạo.
11
1.1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PGD&ĐT Than Uyên:
Lãnh đạo PGD&ĐT Than
Uyên
(Trưởng phòng và các phó
phòng)
Chi đoàn PGD&ĐT Than Uyên
Bộ
phận
Văn
Phòng
Bộ
phận
Tổ
chức
cán bộ
Bộ
phận
Kế
hoạch
– tài
chính
Bộ phận
chuyên
môn Mầm
non
Bộ
phận
chuyên
môn
Bộ phận
chuyên
môn Tiểu
học
Công đoàn PGD&ĐT Than Uyên
Bộ
phận
Văn
thư –
lưu trữ
Bộ
phận
Tin
học
Bộ
phận
nghiệp
vụ thiết bị
Bộ
phận
bảo vệ
Bộ phận
chuyên
môn
Trung học
cơ sở
12
1.1.5. Khái quát hoạt động quản trị nhân lực tại PGD&ĐT Than Uyên:
1.1.5.1. Hoạch định nhân lực:
Hoạch định nhân lực là tiến trình phân tích, xác định nhu cầu và sự sẵn sàng
của nguồn nhân lực để tổ chức có thể đạt được mục tiêu.
Do PGD&ĐT Than Uyên là một cơ quan hành chính nhà nước, hoạt động
với tính ổn định cao nên công tác hoạch định nhân lực cũng có tính ổn định cao
nhờ vào việc ra soát nhu cầu nhân lực hằng năm.
Tuy nhiên, vẫn chưa có những văn bản hoặc tài liệu nghiên cứu về nguồn
cung nhân lực để phục vụ cho PGD&ĐT Than Uyên. Chủ yếu dựa vào chỉ đạo từ
cấp trên về hoạch định nhân lực tại Phòng, chưa bám sát với thực tế.
1.1.5.2. Tuyển dụng nhân lực:
Tuyển dụng nhân lực bao gồm hai nguồn chính đó là: nguồn từ bên trong và
nguồn từ bên ngoài tổ chức. Công tác tuyển dụng nhân lực của PGD&ĐT Than
Uyên do bộ phận Tổ chức cán bộ đảm nhiệm. Nguồn nhân lực bên trong của
PGD&ĐT Than Uyên thường được chú trọng để tuyển dụng cho các vị trí chủ chốt
bên trong tổ chức nếu như thiếu hụt. Nguồn nhân lực bên ngoài PGD&ĐT Than
Uyên thường nằm ở các cơ sở trường học trên địa bàn huyện, đây là một nguồn
nhân lực khá dồi dào để có thể bổ sung những thiếu hụt nhân sự của PGD&ĐT
Than Uyên nếu có, đảm bảo đủ số lượng biên chế được giao.
Do PGD&ĐT Than Uyên là cơ quan hành chính nhà nước nên khi xuất hiện
nhu cầu nhân lực, Phòng sẽ tiến hành trình UBND huyện về vấn đề tổ chức cán bộ
để lấy ý kiến và tuyển dụng nhân lực để phục vụ hoạt động của Phòng.
1.1.5.3. Sắp xếp, bố trí nhân lực:
Sắp xếp, bố trí nhân lực là quá trình sắp đặt nhân sự vào các vị trí nhằm khai
thác phát huy tối đa năng lực của nhân viên để đạt hiệu quả cao trong công việc.
Tại PGD&ĐT Than Uyên hiện nay, các bộ phận được sắp xếp, bố trí với số
lượng người tương ứng tuỳ theo mức độ, khối lượng công việc. Mỗi bộ phận đều có
trưởng bộ phận để đảm nhiệm và chỉ đạo công việc được giao của bộ phận. Các bộ
13
phận trong PGD&ĐT Than Uyên đều được sắp xếp, bố trí nhân lực có đúng chuyên
môn mà bộ phận đảm nhận.
1.1.5.4. Đào tạo và phát triển:
Đào tạo và phát triển nhân lực là điều rất quan trọng của mỗi tổ chức, nhằm
trang bị cho nhân viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt công
việc của mình.
Tại PGD&ĐT Than Uyên, công tác đào tạo và phát triển luôn luôn được chú
trọng. Các cán bộ, công chức của Phòng thường được tham gia các buổi tập huấn
về chuyên môn nghiệp vụ, cũng như được học để nâng cao trình độ chuyên môn,
chính trị. Không những vậy, các cán bộ, công chức tại Phòng còn luôn luôn tiếp thu
những kiến thức, kỹ năng, mô hình mới trong giáo dục và đào tạo để truyền đạt tới
các trường trên địa bàn huyện nên công tác đào tạo và phát triển vì thế cũng được
nâng cao.
1.1.5.5. Đánh giá kết quả thực hiện công việc:
Đây là một hoạt động thường xuyên của PGD&ĐT Than Uyên. Các buổi
họp báo cáo kết quả, đánh giá kết quả hoạt động của cán bộ, công chức tại
PGD&ĐT Than Uyên diễn ra khá nhiều, nhất là trong thời gian kiến tập này, bởi
các buổi đi hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết của các cán bộ, công chức PGD&ĐT
Than Uyên tại các điểm trường trên địa bàn là khá nhiều. Sau khi làm việc tại các
điểm trường, các cán bộ, công chức trong PGD&ĐT Than Uyên sẽ nộp kết quả,
trình ban lãnh đạo Phòng để họp đánh giá và đưa ra chỉ đạo công tác tiếp theo.
1.1.5.6. Thù lao lao động:
Như các cơ quan hành chính nhà nước khác, PGD&ĐT Than Uyên cũng trả
lương cán bộ, công chức theo ngạch bậc và thâm niên công tác theo quy định của
pháp luật.
Phụ cấp: cán bộ, công chức PGD&ĐT Than Uyên được hưởng phụ cấp Giáo
dục theo quy định của pháp luật.
Phúc lợi tập thể, bảo hiểm: cán bộ, công chức PGD&ĐT Than Uyên đóng
14
bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ngoài ra, Phòng cũng tổ chức cho cán bộ, công chức
tham gia văn nghệ, đi du lịch tham quan nhằm khích lệ tinh thần làm việc của cán
bộ, công chức trong Phòng.
1.2. Công tác tuyển dụng nhân lực trong các cơ quan nhà nước:
1.2.1. Các khái niệm cơ bản về tuyển dụng nhân lực trong cơ quan nhà nước:
1.2.1.1. Nguồn nhân lực:
Cho đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực. Theo Tổ
chức lao động Quốc tế thì: “Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những
người trong độ tuổi lao động và có khả năng tham gia lao động”. Theo nghĩa rộng,
nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp
nguồn lực con người cho sự phát triển. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng
lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các
nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ
thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ
được huy động vào quá trình lao động.
1.2.1.2. Tuyển dụng nhân lực:
Tuyển dụng là một khâu rất quan trọng của quản trị nhân lực bởi: với bất kỳ
tổ chức nào, để có được đội ngũ nhân lực vững mạnh, thực hiện tốt trình độ chuyên
môn của bản thân đều phải thông qua quá trình tuyển dụng.
Tuyển dụng nhân lực là quá trình tìm kiếm và lựa chọn đúng người để thoả
mãn các nhu cầu lao động và bổ sung cho lực lượng lao động hiện có. Mục đích
của tuyển dụng nhân lực là tuyển được nhân viên mới có kiến thức, kỹ năng, năng
lực và động cơ phù hợp với các đòi hỏi của công việc.Trong lĩnh vực hành chính
nhà nước, tuyển dụng là một hoạt động nhằm chọn được những người có đủ khả
năng và điều kiện thực thi công việc trong các cơ quan nhà nước.
Tuyển dụng là khâu đầu tiên, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đội ngũ cán
bộ công chức do đó cần phải tuân thủ những nguyên tắc chung nhất định và quy
trình khoa học từ hình thức đến nội dung thi tuyển. Theo khoản 5 điều 3 Nghị định
15
số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán
bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước thì “tuyển dụng là việc tuyển người vào
làm việc trong biên chế của cơ quan nhà nước thông qua thi hoặc xét tuyển”.
Ở đây, tuyển dụng bao gồm luôn cả giai đoạn tập sự của người được tuyển
và việc bổ nhiệm sau khi tập sự. Và quá trình tuyển dụng bao gồm các giai đoạn
sau:
Xác định như cầu nhân sự mới cần đưa vào tổ chức.
Thu hút người lao động tham gia dự tuyển.
Tuyển chọn ra những người đáp ứng được các yêu cầu do tổ chức đặt ra.
Tập sự cho người mới để làm quen môi trường hành chính nhà nước.
Bổ nhiệm chính thức sau tập sự vào danh sách nhân sự tổ chức.
Các căn cứ của công tác tuyển dụng cán bộ công chức là:
Nhu cầu công việc.
Vị trí công tác của chức danh cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức cần
tuyển dụng.
Chỉ tiêu biên chế được giao.
Các tiêu chuẩn nhân thân tương quan với yêu cầu công vụ của người được
tuyển dụng bao gồm những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, yêu cầu về trình
độ chuyên môn nghiệp vụ.
Phải thi tuyển hoặc xét tuyển.
1.2.1.3. Khái niệm tuyển mộ và tuyển chọn:
• Tuyển mộ:
Tuyển mộ là quá trình thu hút các ứng viên có trình độ từ lực lượng lao động
xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức về phía tổ chức để các nhà tuyển
dụng lựa chọn và sàng lọc những người đủ điều kiện vào làm việc trong tổ chức.
Quá trình tuyển mộ sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của quá trình tuyển chọn cũng
như chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức.
• Tuyển chọn:
16
Tuyển chọn là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác
nhau dựa vào các yêu cầu của công việc, để tìm ra được những người phù hợp với
các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được trong quá trình tuyển mộ.
Cơ sở của tuyển chọn là các yêu cầu của công việc đã được đề ra theo bản mô tả
công việc và bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc.
Quá trình tuyển chọn là khâu quan trọng nhằm giúp các nhà quản trị nhân
lực đưa ra được các quyết định tuyển dụng một các đúng đắn nhất, giúp cho tổ chức
tìm được những con người có kỹ năng phù hợp với sự phát triển của tổ chức trong
tương lai. Đồng thời tuyển chọn tốt sẽ giúp cho tổ chức giảm được các chi phí do
phải tuyển chọn lại, đào tạo lại cũng như tránh được các thiệt hại rủi ro trong quá
trình thực hiện các công việc.
1.2.1.4. Cán bộ, công chức:
Theo Luật cán bộ, công chức của Quốc hội khoá 12 – kỳ họp thứ 4 số
22/2008/QH12 ngày 03/11/2008:
• Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) trong biên chế Nhà nước và
hưởng lương từ ngân sách.
• Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân
dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong bộ máy lãnh
đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội trong biên chế và hưởng lương từ ngân
17
sách Nhà nước.
1.2.2. Tuyển dụng nhân lực trong cơ quan nhà nước:
1.2.2.1. Nguyên tắc:
• Tuyển dụng theo nhu cầu thực tiễn, vị trí công tác và chỉ tiêu biên chế:
Đây là nguyên tắc quan trọng trong việc tuyển chọn, sử dụng cán bộ, công
chức một cách hiệu quả và tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước. Xuất phát từ
nhu cầu của công việc mà Nhà nước phải tìm được những người có đủ điều kiện, trí
thức đảm đương công việc, tránh tình trạng vì người mà tìm việc.
Trong điều 3 pháp lệnh cán bộ, công chức quy định: “Khi tuyển dụng cán
bộ, công chức thì cơ quan tổ chức tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị
trí công việc của các chức danh cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức mình và
chỉ tiêu biên chế được giao”.
• Tuân thủ pháp luật:
Quan điểm xuyên suốt có tính nguyên tắc là công tác tuyển dụng cán bộ,
công chức phải đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, đảm
bảo nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng
đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, phải tuân thủ các quy định, quy chế của hệ thống
pháp luật Việt Nam.
Đây là nguyên tắc quan trọng trong tuyển dụng cán bộ, công chức. Với bất
kỳ cơ quan, tổ chức nào cũng đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật đề ra.
• Công khai:
Tất cả các nội dung quy định của pháp luật có liên quan đến nghĩa vụ, quyền
lợi và các hoạt động công vụ của cán bộ, công chức phải được công khai và được
kiểm tra giám sát của nhân, trừ những việc liên quan đến bí mật quốc gia. Vì vậy
trong quá trình tuyển dụng cần phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. Khắc phục
tư tưởng “sống lâu lên lão làng”, ô dù, bè phái.
• Ưu tiên:
Biểu hiện của việc đánh giá, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ công chức giữ các
18
chức vụ, vị trí trọng trách trong từng công việc phải thông qua tài năng thật sự,
thành tích hoạt động thực tế và phải lập được thành tích cao. Nó đảm bảo được tính
công bằng, khách quan, khuyến khích được mọi công chức tận tâm với công việc,
hạn chế tính quan liêu, tuỳ tiện, cảm tình cá nhân.
1.2.2.2. Đối tượng và điều kiện tuyển dụng:
Đối tượng tuyển dụng:
Đối tượng bên trong tổ chức: là những người đang làm việc trong tổ chức có
nhu cầu, mong muốn làm việc ở một vị trí khác phù hợp hơn với họ hoặc ở một vị
trí cao hơn so với vị trí họ đang đảm nhiệm. Tuy nhiên họ phải đáp ứng đủ các tiêu
chuẩn và điều kiện mà tổ chức đặt ra.
Đối tượng bên ngoài tổ chức: là những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo
quy định đều được nộp hồ sơ đăng ký tuyển dụng. Họ bao gồm: những sinh viên đã
tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề; những người đang
trong thời gian thất nghiệp; những người đang làm việc tại những tổ chức khác.
Điều kiện của người đăng ký dự tuyển:
Người được đăng ký: có quốc tịch Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên, có đơn dự
tuyển, có lý lịch rõ ràng, có văn bằng chứng chỉ phù hợp, có phẩm chất chính trị và
đạo đức tốt, đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ, đủ các điều kiện khác theo yêu cầu
của vị trí dự tuyển.
Người không được đăng ký: không cư trú tại Việt Nam, mất hoặc bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành
hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự mà chưa được xoá án tích,
đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục.
1.2.2.3. Hình thức tuyển dụng:
Việc tuyển dụng công chức phải thông qua thi tuyển:
Việc tuyển dụng công chức phải thông qua thi tuyển, trừ trường hợp quy
định tại khoản 2 điều 37 của luật cán bộ công chức (người cam kết làm việc từ 5
năm trở lên tại các vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn).
19
Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành nghề, bảo đảm lựa
chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển
dụng.
Trong hình thức thi tuyển, tuỳ theo yêu cầu đặt ra nên tiêu chuẩn cũng đòi
hỏi những điều kiện nhất định về đối tượng, trình độ đào tạo. Thi tuyển có thể thực
hiện qua phần thi viết để đánh giá bằng chuyên môn, khả năng đáp ứng các yêu cầu
về nghiệp vụ trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Đồng thời có thể tiến hành tuyển
dụng cán bộ, công chức qua thi vấn đáp, thực hành... đối với những ngành, lĩnh vực
có yêu cầu đặc thù nhất định.
Việc tuyển dụng công chức phải thông qua xét tuyển:
Là những người có đủ điều kiện để tham gia đăng ký dự tuyển, cam kết tình
nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa,
vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được
tuyển dụng thông qua xét tuyển.
1.2.2.4. Quy trình tuyển dụng:
Xác định nhu cầu nhân sự và yêu cầu đối với vị trí cần tuyển:
Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, vị trí việc
làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức.
Một quyết định từ chối tuyển dụng sai tất nhiên là không tốt, nhưng nó
không có hại cho tổ chức. Còn một quyết định tiếp nhận sai sẽ làm hại cho tổ chức
và đương nhiên phải mất nhiều công sức mới có thể sửa chữa. Vì vậy, việc xác định
nhu cầu nhân sự và yêu cầu đối với vị trí cần tuyển dụng là khâu vô cùng quan
trọng và phải được thực hiện đầu tiên trong quy trình tuyển dụng.
Thu hút người tham gia quá trình dự tuyển:
Đối với những người bên trong tổ chức: Tiến hành thu hút thông qua bảng
thông báo tuyển dụng, đây là bản thông báo về các vị trí công việc cần tuyển người.
Bản thông báo này được gửi đến tất cả cán bộ, công chức trong tổ chức. Thông báo
này bao gồm các thông tin về trình độ của vị trí cần tuyển dụng. Thu hút thông qua
20
sự giới thiệu của cán bộ, công chức trong tổ chức, qua kênh thông tin này sẽ giúp
phát hiện được những người có năng lực phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển
một cách nhanh chóng, cụ thể. Thu hút thông qua việc dán các thông báo tuyển
dụng tại cơ quan, trang thông tin điện tử của cơ quan.
Đối với những người bên ngoài tổ chức: Thu hút thông qua sự giới thiệu của
cán bộ, công chức trong tổ chức. Thu hút thông qua quảng cáo trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Thu hút thông qua các trung tâm môi giới và giới thiệu việc
làm.
Chọn người mới cho tổ chức:
Là quá trình thi tuyển và kết quả tuyển dụng chính là nơi để nhà quản lý lựa
chọn người mới cho vị trí cần tuyển.
Việc lựa chọn người mới cho tổ chức phải căn cứ vào kết quả thi tuyển, căn
cứ vào trình độ chuyên môn cũng như phẩm chất cá nhân để tiến hành lựa chọn
người phù hợp nhất cho tổ chức.
Tập sự hoặc thực hiện chế độ công chức dự bị:
Theo mục 5 nghị định 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy đinh: người được
tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường
công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
Nội dung tập sự bao gồm: Nắm vững quy định của luật cán bộ, công chức về
quyền và, nghĩa vụ của công chức, những việc công chức không được làm; nắm
vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị
và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng; trau dồi kiến thức, kỹ
năng, chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng; tập
giải quyết, thực hiện các vấn đề công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
Ngạch công chức và bổ nhiệm ngạch công chức:
Ngạch công chức bao gồm: Chuyên viên cao cấp và tương đương, chuyên
viên chính và tương đương, chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương,
nhân viên.
21
Bổ nhiệm vào ngạch công chức đảm bảo các điều kiện sau:
Người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch;
Việc bổ nhiệm vào ngạch phải đúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấu công
chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được thực hiện trong các trường hợp
sau: người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự, công chức trúng
tuyển kỳ thi nâng ngạch, công chức chuyển sang ngạch tương đương.
Trên đây là một số vấn đề cơ bản của tuyển dụng cán bộ, công chức trong
các cơ quan hành chính nhà nước.
22