Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Báo cáo kiến tập quản trị nhân lực: Thực trạng công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại UBND huyện thanh chương – nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.58 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI - CSMT
KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC

BÁO CÁO KIẾN TẬP
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỐ TRÍ VÀ SỬ DỤNG
NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN THANH CHƯƠNG TỈNH NGHỆ
AN
ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP:
PHÒNG NỘI VỤ - UBND HUYỆN THANH CHƯƠNG –TỈNH NGHỆ AN.

Giảng viên hướng dẫn chuyên môn: GV: Nguyễn Văn Tạo
Người hướng dẫn tại cơ quan: Thái Thị Thủy
Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Bé
Hệ đào tạo: Đại học chính quy
Khóa học: 2012 -2016
Lớp: 1205 - QTNK

Quảng Nam - 2015

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo kiến tập này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức. Tôi xin được gửi lời
cảm ơn chân thành tới những người đã giúp đỡ tôi hoànthành bài báo cáo.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các giảng viên khoa
Quản lý nhân lực đặc biệt là thầy Nguyễn Văn Tạo đã nhiệt tình hướng dẫn cả
về chuyên môn lẫn kinh nghiệm thực tế, tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến,
chỉnh sửa bài báo cáo để tôi hoàn thành tốt đợt kiến tập của mình.
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới UBND huyện Thanh Chương, các


cán bộ “Phòng Nội Vụ-UBND huyện Thanh Chương” đã tạo mọi điều kiện cho
tôi trong kỳ kiến tập. Các Bác, các chú, các anh, các chị đã tận tình chỉ bảo
truyền đạt cho tôi trong kỳ kiến tập để tôi thấy rõ thực tế công việc, giúp tôi thu
tập tài liệu để tôi nghiên cứu, xử lý tài liệu phục vụ cho bài báo cáo. Bên cạnh
đó cũng đã truyền đạt cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu trong giải quyết công
việc quá đó tôi đã bổ trợ thêm cho mình những kinh nghiệm thực tế để tôi có thể
áp dụng vào kỳ thực thập cuối khóa sau và đặc biệt hơn là những kinh nghiệm
trong công việc nói chung để tôi áp dụng vào công việc sau này cùng với những
kiến thức đã học ở trường.
Đồng thời tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gai đình, bạn bè, đồng
môn đã giúp đỡ, động viên khích lệ tinh thần cho tôi vượt qua mọi khó khăn
trong suốt quá trình học tập, kiến tập và hoàn thành bài báo cáo này.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành bài báo cáo với tất cả sự nỗ lực của bản
thân song do còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo của tôi không thể tránh khỏi
những sai sót, những khuyết điểm; Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp, sự chỉ bảo của quý thầy cô để đề tài báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................7
Lý do chọn đề tài...........................................................................................7
Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................8
Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................8
Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................8
Phương pháp nghiên cứu...............................................................................8

Ý nghĩa, đóng góp của đề tài.........................................................................9
Kết cấu đề tài.................................................................................................9
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................10
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN THANH CHƯƠNG VÀ UBND
HUYỆN THANH CHƯƠNG............................................................................10
1.1.Khái quát chung về huyện Thanh Chương – tỉnh Nghệ An..................10
1.1.1.Điều kiện tự nhiên..............................................................................10
1.1.2.Lich sử - văn hóa................................................................................12
1.2.KHÁI QUÁT VỀ UBND HUYỆN THANH CHƯƠNG VÀ PHÒNG
NỘI VỤ HUYỆN THANH CHƯƠNG.......................................................14
1.2.1 Khái quát chung về UBND huyện Thanh Chương.............................14
1.2.1.1.Vị tí, chức năng của UBND huyện Thanh Chương.........................15
1.2.1.2.Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Thanh Chương................15
1.2.1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND huyện Thanh Chương – tỉnh
Nghệ An.......................................................................................................17
1.2.1.4.Mục tiêu chính sách đối với nhân sự...............................................18
1.2.1.5.Hệ thống thông tin, của UBND huyện Thanh Chương...................19
1.2.1.6.Văn hóa của tổ chức của UBND huyện...........................................19
1.2.2.Giới thiệu chung về phòng Nội vụ huyện Thanh Chương.................20
1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức phòng Nội Vụ........................................................20
1.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Nội Vụ huyện Thanh Chương.. .22
1.2.2.2. Phương hướng hoạt động...............................................................24
3


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỐ TRÍ VÀ SỬ DỤNG
NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN THANH CHƯƠNG – TỈNH NGHỆ
AN...............................................................................................................25
2.1. Cơ sở lý luận chung về công tác bố trí và sử dụng nguồn nhân lực.....25
2.1.1.Khái niệm quản trị nguồn nhân lực và bố trí , sử dụng nhân lưc.......25

2.1.2.Mục tiêu, vai trò của bố trí và sử dụng nhân lực................................26
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác bố trí và sử dụng nhân lực......27
2.1.3.1. Nhân tố chủ quan:...........................................................................27
2.1.3.2. Nhân tố khách quan:.......................................................................27
2.1.4.Nguyên tắc bố trí và sử dụng nhân lực...............................................27
2.1.4.1. Bố trí và sử dụng theo quy hoạch:..................................................27
2.1.4.2.Bố trí theo logic hiệu quả:...............................................................28
2.1.4.3.Dân chủ tập trung trong bố trí:........................................................28
2.1.5.Quy trình bố trí và sử dụng nhân lực..................................................28
2.1.6.Quan điểm của Đảng về công tác bố trí và sử dụng nhân lực............28
2.1.7. Các hình thức bố trí, sắp xếp.............................................................29
2.1.7.1. Phương pháp bố trí và sắp xếp hoàn toàn lao động trong tổ chức..29
2.1.7.2. Định hướng.....................................................................................29
2.1.8. Phương pháp bố trí, sắp xếp lại lao động hiện có trong tổ chức.......30
2.1.8.1. Thuyên chuyển...............................................................................30
2.1.8.2. Đề bạt..............................................................................................31
2.1.8.3. Xuống chức....................................................................................32
2.1.8.4. Thôi việc.........................................................................................33
2.2. Thực trạng công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại UBND huyện Thanh
Chương - Tỉnh nghệ An...............................................................................33
2.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực tại UBND huyện Thanh Chương.............33
2.2.2. Đánh giá đội ngũ nhân lực tại UBND huyện Thanh Chương...........36
2.2.3. Khái quát công tác quản trị nhân lực tại UBND huyện Thanh Chương
.....................................................................................................................38
2.3. Khảo sát về công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại UBND huyện
Thanh Chương giai đoạn 2013 – 2015........................................................39
2.3.1. Vai trò công tác bố trí và sử dụng nhân lực đối với cơ quan huyện
Thanh Chương.............................................................................................39
2.3.2. Công tác bố trí và sử dụng nhân lực của UBND huyện Thanh
Chương........................................................................................................40

4


2.3.2.1. Sắp xếp kiện toàn, bộ máy chính quyền cấp huyện:.......................40
2.3.2.2. Thống kê số lượng công chức tính từ năm 2013 - 2015.................41
2.4. Đánh giá tình hình thực hiện công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại
UBND huyện Thanh Chương......................................................................42
2.4.1. Ưu điểm:............................................................................................42
2.4.2. Hạn chế:.............................................................................................43
Chương 3:...........................................................................................................44
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bố trí.........................................44
và sử dụng nhân lực...........................................................................................44
3.1. Xây dựng mục tiêu, phương hướng hoàn thiện công tác bố trí, sắp xếp
nhân lực trong giai đoạn mới.......................................................................44
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bố trí và sử dụng nhân lực.......45
3.2.1. Kiểm tra, rà soát lại chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ công chức.
.....................................................................................................................45
3.2.2. Sử dụng và bố trí nhân lực phù hợp với khả năng và sở trường người
lao động.......................................................................................................46
3.2.3. Đổi mới quy hoạch CBCC:...............................................................46
3.2.4. Làm tốt hơn nữa công tác đánh giá thực hiện công việc...................47
3.2.5. Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng.........................................47
3.3. Một số khuyến nghị:.............................................................................48
3.3.1. Đối với UBND huyện Thanh Chương...............................................48
3.3.2. Đối với CBCC:..................................................................................48
KẾT LUẬN........................................................................................................49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................50

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT


TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA ĐẦY ĐỦ

1

CBCC

Cán bộ công chức

3

UBND

Ủy ban nhân dân

4

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nm
5


6

HĐND

Hội đồng nhân dân


6


PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
“ Mọi quản trị suy cho cùng là quản trị con người” Nhận định quan trọng
này đã được kiểm chứng bằng cả lý luận và thực tiễn. Đối với mỗi một tổ chức
hành chính nhà nước thì nhân lực là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả
sử dụng các yếu tố nguồn lực khác . Vì chính con người là chủ thể tiến hành mọi
hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Mặt khác
người sáng lập ra tập đoàn Hyundai có nói “ Tài nguyên thiên nhiên của đất
nước là có hạn, nhưng sự sáng tạo và nỗ lực của con người là vô hạn. Nếu phát
triển đất nước dựa vào tài nguyên thiên nhiên thì khi tài nguyên cạn kiệt đất
nước cũng dừng phát triển. Còn nếu phát triển đất nước dựa vào năng lực và sự
sáng tạo của con người thì sự phát triến ấy không bao giờ bị suy tàn”.
Quản trị nhân lực góp phần phát huy năng lực làm việc của người lao
động ở mức độ triệt để. Trong điều kiện bình thường nỗ lực của con người chỉ
được phát huy ở mức độ bình thường nhưng nếu được bố trí và sử dụng đúng,
con người sẽ phát huy được năng lực làm việc của mình ở mức độ cao nhất,
thậm chí có thể tạo ra những sáng kiến và thành quả mà bình thường họ cũng
không bao giờ nghĩ tới. Một tổ chức có được đội ngũ lao động giỏi mà không
biết bố trí và sử dụng hợp lý thì cũng không mang lại hiệu quả gì mà gây ra sự
lãng phí rất lớn.
Quản trị nguồn nhân lực không quá khó nhưng không phải là quá dễ như
nhiều người thường nghĩ. Nó là một khoa học nhưng cũng là một nghệ thuật. Là
một khoa học bởi vì ai cũng có khả năng nắm vững được nhưng nó lại là một
nghệ thuật, mà nghệ thuật thì không phải ai cũng áp dụng được.Nắm được tầm
quan trọng của vấn đề này, ngày nay càng nhiều tổ chức và doanh nghiệp rất chú
trọng và đầu tư cho quản trị nhân nhân lực, ngay từ khâu đầu tiên là tuyển mộ,

tuyển chọn cho đến cách bố trí, sử dụng nhân lực sao cho hợp lý và có hiệu quả.

7


Có thể nói rằng, công tác bố trí và sử dụng nhân lực là một mắt xích thiết
yếu, là một nội dung căn bản có ý nghĩa quan trọng trong quản trị nhân lực.
Nhưng trong tình hình hiện nay việc bố trí và sử dụng nhân lực trong các tổ
chức còn tồn tại những vấn đề bất cập dẫn đến tình trạng nhân lực không có
được thuận lợi để phát huy hết khả năng, sở trường của bản thân. Đây có thể là
một lỗ hỗng vô hình mà không phải tổ chức nào cũng thấy được.
Qua thời gian thực tập tại UBND huyện Thanh Chương, qua tìm hiểu phân
tích các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến nguồn nhân lực, và đặc biệt quan tâm
đến công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại UBND, em nhận thấy rõ tầm quan
trọng này do vậy nên em chọn đề tài “Thực trạng công tác bố trí và sử dụng
nhân lực tại UBND huyện Thanh Chương – Nghệ An” làm đề tài báo cáo thực
tập tốt nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu
Cũng cố và hoàn thiện về mặt lý luận của công tác bố trí và sử dụng nhân lực
trong cơ quan hành chính. Tiến hành khảo sát thực trạng công tác bố trí và sử
dụng nhân lực trong UBND huyện Thanh Chương. Nhằm đưa ra một số giải
pháp hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại UBND huyện Thanh
Chương. Từ đó, cơ quan có thể xem xét đánh giá những giải pháp phù hợp
nhất, có tính khả thi cao nhất để mà áp dụng trực tiếp vào công tác bố trí, sắp
xếp nhân lực tại UBND huyện.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực trạng bố trí, sử dụng nguồn nhân lực của UBND huyện Thanh
Chương giai đoạn 2013 – 2015.
Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian : phòng nội vụ thuộc UBND huyện Thang Chương tỉnh Nghệ An.

- Về mặt thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng bố trí, sử dụng
nhân lực tại UBND huyện Thanh Chương - tỉnh Nghệ An từ năm 2013 –
2015.
Phương pháp nghiên cứu.
8


- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin
- Phương pháp phân tích tài liệu
- Phương pháp điều tra xã hội hoc như: điều tra, bảng hỏi, phỏng vấn, quan
sát,...
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
Ý nghĩa, đóng góp của đề tài.
- Ý nghĩa lý luận: Báo cáo thực tập “thực trạng bố trí và sử dụng nhân lực tại
UBND huyện Thanh Chương”, là sự tổng hợp, phân tích những kiến thức
cơ bản nhất về công tác bố trí. Từ đó, giúp người đọc nắm được những
kiến thức cơ bản nhất về công tác bố trí và sử dụng nhân lực trong cơ quan
hành chính. Từ đó, áp dụng vào thực tiễn dễ dàng hơn.
- - Về mặt thực tiễn: Báo cáo tìm hiểu, nghiên cứu việc áp dụng công tác bố
trí và sử dụng nhân lực tại UBND huyện Thanh Chương. Từ đó,đưa ra
những ưu nhược điểm về công tác bố trí, giúp tổ chức nhận thấy được
những mặt thành công và hạn chế, để tiến hành sửa đổi,bổ sung cho phù
hợp, tạo động lực cho nhân viên làm việc.
Kết cấu đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung gồm có 3 chương:
- Chương 1: khái quát về huyện Thanh chương và UBND huyện Thanh
Chương.
- Chương 2: Thực trạng công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại UBND
huyện Thanh Chương.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bố trí và

sử dụng nguồn nhân lực.

9


PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN THANH CHƯƠNG VÀ
UBND HUYỆN THANH CHƯƠNG.
1.1. Khái quát chung về huyện Thanh Chương – tỉnh Nghệ An.
Thanh Chương là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam thuộc tỉnh Nghệ An.
Phía tây nam giáp tỉnh Bolikhamxai của Lào; Phía đông giáp huyện Đô Lương
và Nam Đàn; phía tây bắc giáp huyện Anh Sơn; phía đông bắc giáp huyện Đô
Lương; phía nam giáp huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Huyện lỵ cách thành
phố Vinh 50 km
Thanh Chương về hành chính: Có 40 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm:
Cát Văn, Phong Thịnh, Thanh Hoà, Thanh Nho, Thanh Đức, Hạnh Lâm,
Thanh Mỹ, Thanh Liên, Thanh Tiên, Thanh Lĩnh, Thanh Thịnh, Thanh
Hương, Thanh An, Thanh Chi, Thanh Khê, Thanh Thuỷ, Võ Liệt, Thanh
Long, Thanh Hà, Thanh Tùng, Thanh Giang, Thanh Mai, Thanh Xuân,
Thanh Lâm, Thanh Hưng, Thanh Văn, Thanh Tường, Thanh Phong,
Thanh Đồng, Đồng Văn, Thanh Ngọc, Ngọc Sơn, Xuân Tường, Thanh
Dương, Thanh Lương, Thanh Yên, Thanh Khai, Thanh Sơn, Ngọc Lâm
và thị trấn Dùng.
Địa lý:
Diện tích: 1128,3106[1] km²
Số xã, thị trấn: 40
Dân số
Số dân: 252.459
Mật độ: người/km²
1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Với những thung lũng của rừng nguyên sinh Thanh Thuỷ là khu rừng có hệ sinh
thái đặc trưng cho khu hệ động thực vật Bắc - Trung bộ, rừng có nhiều loại cây
gỗ quý như: Xoay, Sến, Táu mật, Dạ Hương, Kim Giao…và nhiều loại động vật
quý hiếm như : Voi, Hổ, Khỉ mặt chó, Gấu chó, Chó sói, chồn dơi, voọc…Với
10


đặc thù đó rừng nguyên sinh Thanh Thuỷ hứa hẹn là nơi quy hoạch thành khu
bảo tồn thiên nhiên và du lịch sinh thái.
Đường tuần tra biên giới được thiết kế mặt đường bê tông rộng 3 mét, đủ cho xe
cơ giới lưu thông dọc tuyến biên giới như con Rồng bay trên đỉnh Trường Sơn
hùng vĩ. Đi một hành trình từ các khu Tái định cư Thuỷ điện Bản Vẽ rồi theo
đường Tuần tra về cửa khẩu Thanh Thuỷ - Nậm On xuống Trung tâm Thanh
Thuỷ về dọc các xã Thanh Hà, Thanh Mai, Thanh Xuân…du khách sẽ khám phá
được nhiều điều thú vị, bổ ích.
Cửa khẩu Thanh Thuỷ - Nậm On đang được đầu tư xây dựng theo quy mô của
khẩu Quốc tế, là cửa khẩu có nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế và giao lưu văn
hoá xã hội. Khi tuyến giao thông từ Cửa khẩu Thanh Thuỷ nối với nước bạn Lào
được nâng cấp xong thi đây sẽ là cửa ngõ, đầu mối quan trọng trong phát triển
kinh tế, giao lưu văn hoá xã hội giữa Nghệ An và các tỉnh miền trung với các
tỉnh Trung Lào và Đông - Bắc Thái Lan
Thanh Chương có nhiều hồ đập lớn và đẹp như: Hồ Cầu Cau thuộc xã Thanh An
có diẹn tích mặt nước 82,5 ha, dung tích 5,5 triệu m3, hồ Cửa Ông tại xã Thanh
Mai có diện tích 150 ha, dung tích 9,4 triệu m3 , hồ Sông Rộ tại xã Võ Liệt có
diện tích 45 ha, dung tích 2,1 triệu m3 …Các hồ này diện tích lớn, mặt hồ quanh
năm bồng bềnh nước trong xanh, giữa các mặt hồ nổi lên nhiều ốc đảo lớn nhỏ,
xung quanh là những đồi chè xanh ngút ngàn xen lẫn trời mây tạo ra một vẻ đẹp
vừa thơ mộng vừa hùng vĩ. Du khách dạo thuyền du ngoạn trên những hồ này có
cảm tưởng như đang lạc vào mê cung huyền ảo. Các hồ đập là nơi lý tưởng phát
triển du lịch sinh thái, điểm đến của mọi du khách gần xa

Tuy Thanh Chương là vùng đất thuộc huyện miền núi, nhưng ở vùng đất này
không thiếu đặc sản. Hầu hết các sản vật nơi này đều gắn liền với nông nghiệp
và vườn đồi của thổ nhưỡng miền núi trung du.

11


1.1.2. Lich sử - văn hóa
Thời nhà Lê huyện được gọi là Thanh Giang, sau đổi thành Thanh Chương.
Trong danh sách phủ huyện thời Hồng Đức (1479-1497) được chép trong Thiên
Nam dư hạ tập vẫn còn chép là Thanh Giang. Năm 1490, niên hiệu Hồng Đức
thứ 21 thì Thanh chương là một huyện thuộc phủ Đức Quang (cùng với Hương
Sơn, La Sơn, Thiên Lộc, Nghi Xuân, Chân Phúc), xứ Nghệ An.
Năm 1831, niên hiệu Minh Mệnh thứ 12, xứ Nghệ An tách thành 2 tỉnh Nghệ
An và Hà Tĩnh. Lúc đó huyện Thanh Chương nhập vào phủ Anh Sơn (gồm các
huyện: Lương Sơn, Nam Đàn, Thanh Chương và Hưng Nguyên) thuộc tỉnh
Nghệ An.
Năm 1919, chính quyền thực dân phong kiến bỏ cấp phủ, huyện Thanh Chương
trực thuộc tỉnh Nghệ An.
Từ 1976-1991, huyện Thanh Chương thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh.
Từ 1991 đến nay, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Văn hiến: Trong quyển Nghệ An kí Đốc học Bùi Dương Lịch có ghi rằng:
"Thanh Chương phong tục địa phương khoáng đạt, cảnh sắc thiên nhiên tươi
đẹp; kẻ sĩ chăm chỉ đèn sách, trau dồi lễ nghĩa; dân làm nghề nông thì đàn ông
chăm lo mùa vụ, đàn bà thì giữ gìn chính chuyên, hiền thục. Mọi người đều rất
coi trọng lễ làng, phép nước, chuộng sự cần kiệm và đều coi trọng việc báo đáp
công ơn đối với nhà vua cũng như cha mẹ là niềm vui".
Thời phong kiến có
Các danh thần: Nguyễn Cảnh Chân, Đinh Bô Cương, Nguyễn Viết Đoàn,
Nguyễn Tiến Tài, Phạm Kinh Vĩ, Trần Hưng Nhượng, ...

Các danh tướng: Nguyễn Cảnh Dị,Nguyễn Cảnh Hoan, Phan Đà, Trần Hưng
Học, ...
Các danh sĩ: Nguyễn Đình Cổn, Đinh Nhật Thận, Phan Sĩ Thục, ...
Các chí sĩ: Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thúc Hứa, Nguyễn Hữu Điển, ...; Thủ lĩnh
phong trào Văn Thân (1874) Trần Tấn, ...
12


Thời hiện đại có
Giáo sư Đặng Thai Mai; Phó Giáo sư Trần Đình Hượu; Giáo sư Bác sĩ Hoàng
Đình Cầu; Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Nhà ngôn ngữ học Nguyễn Tài Cẩn;
Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Duy Quý;Các nhà cách mạng Tôn Quang Phiệt,
Nguyễn Sĩ Sách; Phó thủ tướng Nguyễn Côn; Nhà ngoại giao Trần Văn Hằng;
Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ; Nghệ sĩ Đinh Thìn; Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân
Thắng Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phan
Trung Lý; Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng; Trung tướng Nguyễn Đệ (Ba Trung), Thiếu
tướng Lê Nam Thắng; Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phùng Hồng;
Thiếu tướng Phó Tư lệnh bộ đội biên phòng Nguyễn Cảnh Hiền; Thiếu tướng,
Giáo sư, Tiến sĩ, nhà giáo nhân dân Nguyễn Thủ Thanh, Phó Giám đốc Học viện
ANND, GS. TSKH. NGƯT. Nguyễn Nghĩa Thìn, Hoàng Văn Hùng Cục trưởng
Cục đường sông Phía Nam - Bộ GTVT, Thiếu tướng Tiến sĩ Đặng Xuân Loan
Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh quốc gia; Đặng Xuân Đào- Chánh tòa
Kinh tế, Tòa án Nhân dân tối cao, Trần Sỹ Thanh UVTWDK, Ủy viên Ủy ban
Kiểm tra Trung ương, Nguyễn Ngô Hai UVTW K VII, VIII nguyên Bí thư tỉnh
ủy Thái nguyên 2 nhiệm kỳ, nguyên Phó trưởng ban tuyên giáo TW.
Các doanh nhân: Nguyễn Cảnh Sơn, Nguyễn Cảnh Hồng, Giản Tư Trung, Võ
Văn Hồng, Nguyễn Minh Hồng....: Nguyễn Ngọc Dật[1] - Thanh Hoà
Di tích và danh thắng: Đền Bạch Mã: xã Võ Liệt
Đền thờ của dòng Họ Nguyễn Cảnh: xã Thanh Hưng, xã Thanh Yên
Đền thờ hai hầu và nhà thờ họ Nguyễn Phùng: xã Xuân Tường

Đình Võ Liệt: xã Võ Liệt
Nền tế cờ Trần Tấn: xã Thanh Chi
Nhà thờ Thiên chúa giáo ở xứ Mồ Vịnh xã Thanh Khê.
Phía tây có dải núi Dăng màn, núi Thiên trí
Khu du lịch sinh thái cửa khẩu Thanh Thuỷ
Khu du lịch sinh thái Vực Cối (Thanh Hà)
Nhà thờ họ Lê bên cầu Rộ - là nơi học chữ Hán của Hồ Chủ tịch thời thơ ấu.
13


Di tích lịch sử quốc gia Nhà thờ họ Nguyễn Duy và Cây Sui, xã Thanh Phong.
Lễ hội truyền thốngLễ hội chính: Đền Bạch Mã, xã Võ Liệt, tổ chức từ ngày 09
đến 10 tháng 2 âm lịch hàng năm.
Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia gồm: Đền Bạch Mã, Đình Võ Liệt, Nhà thờ
và mộ tiến sỹ Nguyễn Tiến Tài, Nhà thờ và mộ Quận công Trần Hưng Học,
Trần Hưng Nhượng, Nhà thờ họ Nguyễn Sỹ, Nhà thờ đồng chí Nguyễn Sỹ Sách,
Nhà thờ họ Nguyễn Duy và cây suy Diên Tràng, Nền tế cờ và nhà thờ họ Trần
Tấn,Đền Hữu. Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh gồm: Đền thờ và mộ tiến sỹ Phan
Nhân Tường, Nhà thờ họ Đặng và nhà lưu niệm Đặng Thai Mai,Nhà thờ họ
Nguyễn Duy, Nhà thờ Nguyễn Hữu Điển,Nhà tờ và lăng mộ Nguyễn Thế Bình,
Nhà thờ Phạm Kinh Vỹ,Nhà thờ họ Lê Kim, Đình Làng Thượng,Đền Hai Hầu
và nhà thờ họ Nguyễn Phùng,Nhà thờ họ Nguyễn Lâm Thái, Đền Bà Chúa, Nhà
thờ tiến sỹ Phan Sỹ Thục, Nhà thờ họ Nguyễn ( chi trung tôn)Khu mộ tổ và nhà
thờ họ Chu, Đền thờ quận công Đậu Bá Toàn.
Thanh Chương với âm nhạc: Các ca khúc nổi tiếng về Thanh Chương:
"Thanh Chương mời bạn về thăm" Sáng tác: Phan Thanh Chương; "Nhớ lắm
quê mình ơi" Sáng tác: Hồ Hữu Thới; "Trở lại Thanh Chương" Sáng tác: Trần
Hoàn; "Thanh Chương mến thương" Sáng tác: An Thuyên; "Lời ru tháng Chín"
Sáng tác: Tân Huyền; "Khúc hát sông quê" Thơ: Lê Huy Mậu, nhạc: Nguyễn
Trọng Tạo; "Mơ quê" Sáng tác: Nguyễn Tài Tuệ; "Ngọt ngào Thanh Chương"

Sáng tác: Như Khôi; "Đêm xuân Thanh Mai" Thơ: Trần Duy Ngoãn, nhạc: Ngô
Quốc Tính; "Về Thanh Chương" Sáng tác: Lê Văn Hoan;
1.2. KHÁI QUÁT VỀ UBND HUYỆN THANH CHƯƠNG VÀ PHÒNG
NỘI VỤ HUYỆN THANH CHƯƠNG.
1.2.1 Khái quát chung về UBND huyện Thanh Chương.
- Địa chỉ: khối 7 – thị trấn Dùng – huyện Thanh Chương – tỉnh Nghệ An
- Điện thoại: 0383.823.328
14


- Website: www.nghean.huyenthanhchuong.vn
UBND huyện Thanh Chương là cơ quan hành chính nhà nước của hệ
thống hành chính CHXHCNVN. Căn cứ vào điều 3 và điều 4 của Nghị
định chính phủ số: 37/2014/NĐ-CPvề việc quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh; Có thể thấy được vi trí , nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện như
sau:
1.2.1.1. Vị tí, chức năng của UBND huyện Thanh Chương.
Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan tham mưu, giúp
Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và
thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp
huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý
của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.
Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý
về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu
sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

1.2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Thanh Chương.
Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế

hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước
được giao.
Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê
duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý được giao.
15


Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm
định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền
của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy
ban nhân dân cấp huyện.
Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể,
kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các
lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn cho
cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin,
lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của cơ
quan chuyên môn cấp huyện.
Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện
nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và sở quản lý
ngành, lĩnh vực.
Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá
nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố
cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân
công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với

cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của cơ
quan chuyên môn cấp huyện theo quy định của pháp luật, theo phân công của
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật
và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo
16


quy định của pháp luật.
1.2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND huyện Thanh Chương
– tỉnh Nghệ An.
Lãnh đạo gồm : Chủ tịch và 02 phó chủ tịch.
-Chủ tịch huyện: Là người lãnh đạo điều hành mọi công việc của UBND
huyện,chịu trách nhiệm cá nhân về thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo
quy định của Luật tổ Chức HĐND & UBND.
-Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnhvực kinh tế: Phụ trách các mảng
tài chính, công thương, hạ tầng kinh tế, chi cục thuế và kho bạc.
-Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực văn hóa xã hội: Phụ trách
các mảng văn hóa- xã hội; lao động thương binh & xã hội, văn hóa thông tin, thể
thao, giáo dục, y tế.
Các ủy viên;
Các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện: gồm có 13 phòng, ban chịu sự
quản lý, chỉ đạo của UBND huyện; đồng thời giúp UBND huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước ở địa phương, đảm bảo sự thống nhất quản lý theo
nghành dọc và cơ quan hành chính nhà nước theo địa phương.
Thực hiện Nghị định số : 37/2014/NĐ-CPngày 05 tháng 05 năm 2014 quy định
tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Hiện nay, tại UBND
huyện Thanh Chương có 13 cơ quan chuyên môn sau:
+ Văn phòng UBND & HĐND;

+ Phòng Nội Vụ;
+ Phòng Tư pháp;
+ Phòng tài chính – Kế hoạch;
+ Phòng Tài nguyên – Môi trường;
+ Phòng LĐTB& XH;
+ Phòng Văn hóa- Thông tin;
+ Phòng Giáo dục- đào tạo;
+ Phòng Y tế;
17


+ Phòng thanh tra;
+ Phòng Nông nghiệp;
+Phòng Công thương;
+Phòng dân tộc:
Những cơ quan như tòa án nhân dân, viện kiểm soát nhân dân là những cơ quan
nội chính có mối liên hệ mật thiết với UBND huyện trong việc xết xử, chấp
hành pháp luật, phối hợp trong việc kiểm tra thường xuyên việc thực hiện pháp
chế xã hội chủ nghĩa, giữ nguyên kỷ cương, kỷ luật.
Với vai trò là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội của toàn huyện. Trong những
năm vừa qua, huyện Thanh Chương đã không ngừng đổi mới về mọi mặt từ
công tác tổ chức bộ máy đến tổ chức cán bộ.
1.2.1.4. Mục tiêu chính sách đối với nhân sự.
Đến nay UBND huyện đã có rất nhiều chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng
cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ CBCC và đạt được nhiều kết quả, như sau:
Kết quả đào tạo, bồi dưỡng CBCC từ năm 2012 – 2015: UBND huyện
Thanh Chương từ năm 2012 – 2015: - Hệ bồi dưỡng:
+ Tổng số lớp đã mở / KH: 97/104 lớp, bằng 93,27% KH;
+ Tổng số người dự học / KH: 11118/12087 người, bằng 91,98%
người. Trong đó:

HỆ BỒI DƯỠNG SỐ LỚP SỐ NGƯỜI
Các lớp theo quy định của TW, của tỉnh 24/28 2359/2920 Các lớp bồi
dưỡng chuyên môn theo yêu cầu thực tế 73/76 8759/9167 - Hệ đào tạo:
+ Duy trì 01 lớp đại học Luật liên thông có 55/70 học viên; + Duy trì
01 lớp Trung cấp CT- HC có 71/73 học viên;
+ Mở mới 02 lớp Trung cấp CT- HC có 153 học viên.
- Thống kê công tác giáo dục lí luận chính trị đến tháng 6/2015:
Ngoài ra, phòng Nội vụ huyện cũng đã thực hiện tốt một số hoạt động
18


đào tạo bồi dưỡng CBCC như quyết định cử nhân viên Thanh tra
huyện tham dự lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra viên cơ bản năm
2014, cử CBCC đi học lớp đào tạo Sĩ quan dự bị năm học 2014 trong
thời gian 03 tháng tập trung (Từ 01/6/2014 đến 31/8/2014 ), Chiêu sinh
lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh năm 2014 để thực hiện
Kế hoạch số 141/KH-UBND ngày 30/6/2012 của Ủy ban nhân dân
huyện về việc bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh năm 2012 và
ra quyết định cử Cán bộ tham dự lớp bồi dưỡng chính trị viên phó năm
2012…
1.2.1.5. Hệ thống thông tin, của UBND huyện Thanh Chương.
Việc hiện đại hóa các trang thiết bị, hệ thống thông tin được UBND
huyện Thanh Chương rất được chú trọng. Các phòng, ban được trang bị các
trang thiết bị hiện đại như máy vi tính, máy Fax, máy in, máy photo copy, máy
hủy tài liệu…Sử dụng mạng internet trong toàn cơ quan, kết nối mạng cục bộ
(LAN) để tiện cho việc trao đổi, tra tìm tài liệu…Sử dụng các chương trình như
M-O, mail điện tử Nghệ An…trong toàn cơ quan nhằm trao đổi thông tin nhanh
chóng, thuận lợi. Điện thoại được trang bị đầy đủ cho các phòng, ban.
1.2.1.6. Văn hóa của tổ chức của UBND huyện.
UBND huyện đã ban hành được quy chế văn hóa công sở. Văn hóa công sở đã

phù hợp với điều kiện của cơ quan, phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa
dân tộc; phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ cơ quan.
Các cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế.
Về trang phục: Ăn mặc gọn gàng, lịch sự.Đối với Nam mùa hè mặc quần tây tối
màu, áo sơ mi trắng, thắt cravat, đóng thùng,đi giày đen, mùa đông quần tối
màu, áo vet,giày đen; Đối với nữ vào mùa hè váy công sở, áo trắng,đi giày, mùa
đông mặc quần tây tối màu,áo vet, đi giày.
Về giao tiếp và ứng xư: Phải có thái độ lịch sự, ngôn ngử giao tiếp phải rõ ràng,
mạch lạc, không nói tục,… Trong giao tiếp với nhân dân,luôn nhã nhặn, lắng
nghe, giải thích, hướng dẫn rõ ràng cụ thể.Không có thái độ hách dịch, nhũng
19


nhiễu, gây khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ, giao tiếp qua điện thoại luôn luôn
phải xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác, trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội
dung công việc, không ngắt điện thoại đột ngột…
1.2.2. Giới thiệu chung về phòng Nội vụ huyện Thanh Chương.
1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức phòng Nội Vụ.
Là một cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Thanh Chương, đồng thời
cũng là một tổ chức thuộc hệ thống tổ chức chính quyền từ cấp trung ương đến
cấp huyện, phòng nội vụ huyện Thanh Chương hoạt động theo cơ chế “một cửa,
một dấu”, chịu sự lãnh đạo của UBND huyện và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn
nghiệp vụ của sở nội vụ tỉnh Nghệ An về các mặt công tác thuộc phạm vi Sở
phụ trách.
Với biên chế được phân bổ là 7 cán bộ công chức, phòng nội vụ huyện
Thanh Chương có nhiệm vụ tham mưu cho UBND huyện triển khai thực hiện
thống nhất công tác quản lý Nhà nước trên các mặt về tổ chức, cán bộ thuộc khu
vực nhà nước trên địa bàn huyện, bao gồm: Xây dựng, củng cố bộ máy chính
quyền các cấp; quản lý địa giới hành chính; tổ chức bộ máy; biên chế về cán bộ
công chức; giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tổ chức

đối với các hội quần chúng; tham mưu phối hợp thực hiện công tác cải cách
hành chính, quy chế dân chủ… Trong quá trình hoạt động của mình, phòng đã
nhiều lần thay đổi tên gọi do sáp nhập và chia tách với Phòng Lao động và
Thương binh Xã hội tùy vào từng thời điểm cụ thể. Phòng Nội vụ UBND huyện
Thanh Chương lần lượt đổi tên thành Phòng tổ chức Lao động Thương binh Xã
hội, sau đó tách ra với tên gọi là phòng Hành chính-Tổ chức, sau đó tách ra với
chuyên môn riêng biệt dưới tên gọi là Phòng Nội vụ.
Phòng Nội vụ huyện Thanh Chương hiện nay do Trưởng phòng là Ủy viên
UBND huyện phụ trách và có 02 phó trưởng phòng do Chủ tịch UBND huyện
bổ nhiệm.
- Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện
về toàn bộ kết quả hoạt động của phòng mình, đồng thời chịu sự hướng dẫ về
20


chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ tỉnh.
- Trưởng phòng có trách nhiệm xây dựng mô hình tổ chức, phương án
hoạt động, quy trình giải quyết công việc trong nội bộ phòng. Đề ra kế hoạch
công tác, phân công nhiệm vụ và bố trí sắp xếp công việc cho từng thành viên
của phòng.
- Phó trưởng phòng 1: là người giúp việc cho trưởng phòng, được trưởng
phòng phân công phụ trách một số công việc cụ thể, lên đới chịu trách nhiệm
trước cấp trên về việc được phân công phụ trách và được ủy quyền thực hiện
một số công việc cụ thể khi trưởng phòng đi vắng. Đồng thời là người phụ trách
công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của huyện và theo dõi chất lượng và biến
động đội ngũ CBCC.
- Phó trưởng phòng 2:. Tham mưu công tác đào tạo, nâng cao công tác thi
đua khen thưởng, nghỉ việc, nghỉ hưu. Thực hiện chính sách tiền lương theo quy
định, khoán biên chế kinh phí hành chính quận. Đánh giá CBCC, viên chức hàng
năm. Quản lý công tác Hội. Thực hiện các nhiệm vụ do trưởng phòng giao.

Ngoài ra phòng Nội vụ còn có 3 chuyên viên làm những công việc được
giao, 01 cán bộ theo dõi cải cách hành chính, 02 cán sự phụ trách từng lĩnh vực
theo sự phân công của trưởng phòng.

Địa chỉ: Khối 7, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Điện thoại:038933184

TRƯỞNG PHÒNG
NGHUYỄN HỮU HIỀN

21


PHÓ PHÒNG
NGUYỄN DOÃN SƠN

PHÓ PHÒNG
ĐẬU BÁ SAN

CHUYÊN VIÊN 1
LÊ HỮU PHƯỚC

CHUYÊN VIÊN 2
LÊ THỊ NHUNG

CHUYÊN VIÊN 3
THÁI THỊ THỦY

Hình 1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức phòng Nội vụ huyện Thanh Chương.
Chú giải:


: mối quan hệ chỉ đạo
: mối quan hệ phối hợp.

1.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Nội Vụ huyện Thanh Chương.
a. chức năng:
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng
tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các
lĩnh vực: Tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghệp Nhà nước; cải
cách hành chính; xây dựng chính quyền cơ sở: địa giới hành chính; cán bộ công
chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, thị trấn; hội, tổ chức phi Chính
phủ; văn thư lưu trữ Nhà nước; Tôn giáo; Thi đua khen thưởng.
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện, đồng thời
chịu sự chỉ đạo, kiểm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ và
các sở nghành liên quan.
b. Nhiệm vụ:
22


* Công tác tổ chức, bộ máy:
Tham mưu giúp Chủ tịch, UBND huyện:
- Ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo hướng dẫn của sở Nội vụ và các
sở quản lý nghành;
- Tham mưu trình UBND huyện quyết định hoặc tham mưu UBND huyện
trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND huyện;
* Công tác quản lý và sử dụng biên chế, hành chính, sự nghiệp:
Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện:

- Phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp hàng năm cho các cơ
quan đơn vị trực thuộc:
- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự
nghiệp;
* Công tác xây dựng chính quyền:
Tham mưu giúp chủ tịch UBND huyện:
- Thực hiện các thủ tục trình chủ tịch UBND huyện phê chuẩn các chức
danh lãnh đạo của UBND cấp xã, thị trấn; giúp UBND huyện trình UBND tỉnh
phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật;
- Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sáp nhập và
kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn
huyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó thôn, làng, tổ dân
phố;
* Về cán bộ, công chức, viên chức:
- Tham mưu giúp UBND huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều
động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá, thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức;
- Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, thị trấn và thực hiện
chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách theo
23


phân cấp.
* Về cải cách hành chính;
- Giúp UBND huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên
môn cùng cấp và UBND xã, thị trấn thực hiện công tác cải cách hành chính ở
địa phương;
- Tham mưu giúp UBND huyện về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải
cách hành chính trên huyện;
* Về công tác thi đua khen thưởng:

- Tham mưu đề xuất với UBND huyện tổ chức phong trào thi đua và triển
khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn
huyện; làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng Thi đua - khen thưởng huyện;
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua,
khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng quỹ thi đua khen
thưởng theo quy định của pháp luật.
1.2.2.2. Phương hướng hoạt động.
Tiếp tục quy hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức về lý luận
chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức,viên
chức.
Tiếp tục tham mưu sắp xếp, bố trí cán bộ công chức, viên chức theo đúng
trính độ chuyên môn đã được đào tạo cho các phòng, ban và đơn vị theo đúng
quy định.
Lập danh sách trích ngang cán bộ hợp đồng cử tham dự kỳ thi tuyển công
chức để bổ sung cho các phòng, ban đơn vị và các xã, thị trấn còn thiếu ( khi có
chủ trương của Tỉnh).

24


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỐ TRÍ VÀ SỬ DỤNG NHÂN
LỰC TẠI UBND HUYỆN THANH CHƯƠNG – TỈNH NGHỆ AN.
2.1. Cơ sở lý luận chung về công tác bố trí và sử dụng nguồn nhân lực.
2.1.1. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực và bố trí , sử dụng nhân lưc.
a) Một số quan điểm về quản trị nguồn nhân lực:
Ngày nay khái niệm hiện đại về quản trị nguồn nhân lực là: “Quản trị nguồn
nhân lực là những hoạt động nhằm tăng cường những đóng góp có hiệu quả của
cá nhân vào mục tiêu của tổ chức trong khi đồng thời cố gắng đạt được mục tiêu
của cá nhân”. Mục tiêu của cá nhân: Thõa mãn nhu cầu như nhu cầu về việc
làm, cơ hội thăng tiến… Mục tiêu của tổ chức: Chi phí lao động, nguồn nhân lực

ổn định…
Nói tóm lại: Quản trị nguồn nhân lực là tất cả các hoạt động của tổ chức để thu
hút, xây dựng, phát triển, đánh giá và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp
25


×