Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

TIỂU LUẬN CAO HỌC lý thuyết truyền thông mạng xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.53 KB, 24 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghệ kỹ thuật số hiện nay, mạng xã hội ngày càng chứng tỏ
nhiều ưu điểm và trở thành loại hình truyền thông được ưa chuộng nhất, mạng xã
hội, đang mở ra những cơ hội chưa từng có cho mọi người trong việc tạo ra và tiếp
nhận thông tin, thúc đẩy dân chủ và tiến bộ xã hội.
Mang xã hội giờ đây không chỉ gói gọn trong việc "xây một căn nhà" đơn
thuần, mà mở rộng ra đến vô giới hạn, nhưng phải đảm bảo được tính tinh giản và
tương tác cao. Chúng ta xây nhà trên Mạng xã hội với phục đích được kết nối "ảo"
với những người dùng khác, từ đó làm quen, kết bạn, gặp gỡ.
Cần phải thừa nhận rằng trong những năm gần đây, lĩnh vực báo chí truyền
thông đã có sự thay đổi đáng kể. Và một trong những tác nhân góp phần cho sự
thay đổi nhanh chóng đó chính là mạng xã hội.
Một sự thật là trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, chỉ cần chiếc máy ảnh
nhỏ hay điện thoại di động, bất cứ ai cũng có thể ghi nhận lại thông tin, tải lên
mạng xã hội để nhiều người cùng biết đến vài phút sau đó.
Trong rất nhiều trường hợp, báo giới đã tiếp nhận thông tin đầu tiên từ mạng xã
hội. Nữ nhà báo Thụy Điển kỳ cựu Ann Lasers Trom nói “ Cách đây vài năm,
thoạt tiên, chúng ta (báo giới) giả vờ như không biết đến mạng xã hội, coi đấy là
sân chơi dành cho giới trẻ. Tuy nhiên, bây giờ là xu thế hợp tác với mạng xã hội để
tìm ra sự thật một cách tốt hơn.”
Nếu như việc dùng mạng xã hội để điều tra vẫn còn là điều mới mẻ với báo chí
Việt Nam, thì việc các cơ quan báo chí trong nước khai thác thông tin từ truyền
thông xã hội không còn xa lạ gì.


Việc sử dụng truyền thông xã hội quả rất hữu hiệu vì thông tin nhanh, nhưng
theo nhà báo Thang Đức Thắng, việc kiểm chứng thông tin trên mạng là rất cần
thiết, “nếu không, sai sót xảy ra và tờ báo sẽ đi xuống”. “Việc đưa tin nhanh nhưng
phải tin cậy. Có khi chúng tôi phải hy sinh một tin nào đó hoặc đưa chậm lại để
bảo đảm tính chính xác” - ông Thắng nói. Đây cũng là một điều mà nhà báo
Emanuel Karlsten ( Thụy Điển) chia sẻ. Anh nói: “Sau khi đăng tải các cuộc điều


tra qua mạng xã hội, chúng tôi vẫn phải kiểm chứng thông tin, kiểm tra ảnh, số liệu
do độc giả cung cấp”.
Không nghi ngờ gì nữa Mạng xã hội đang trở thành một nguồn thông tin rất hữu
ích đối với các nhà báo khi mà ngày càng có nhiều “nhà báo công dân” xuất hiện.
Hầu hết các nhà báo hiện nay đều sử dụng Internet, và phần lớn các tờ báo nổi
tiếng đều có phiên bản điện tử. Mạng xã hội cũng được coi là một kênh riêng của
báo chí. Trên đó, các nhà báo có thể bày tỏ những quan điểm, bài viết mà họ muốn
chia sẻ với mọi người.


B. NỘI DUNG
Chương 1: Mạng xã hội và sự phát triển của nó

1. Định nghĩa chung về “Mạng xã hội”
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Mạng xã hội, tuy nhiên chúng ta
có thể hiểu một cách khái quát và chung nhất về khái niệm về Mạng xã hội(hay
còn gọi là mạng xã hội ảo) là dịch vụ nối kết giữa các thành viên cùng sở thích trên
Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và
thời gian
Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ
file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau
và trở thành một phần tất yếu mỗi ngày của hàng triệu thành viên trên khắp thế giới
2. Khái quát chung sự phát triển của Mạng xã hội
Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate,
tiếp theo là sự xuất hiện của SixDgrees vào năm 1997 với mục đích kết nối bạn học
giao lưu kết bạn dựa theo sở thích. Năm 2002, sự ra đời của mạng xã hội Frindster
trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viên ghi danh. Năm
2004, MySpace ra đời với các tính năng vượt trội như phim ảnh, nhanh chóng thu
hút được hàng chục thành viên mỗi ngày và trở thành mạng xã hội đầu tiên có
nhiều lượt xem hơn cả Google. Năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh giấu bước

ngoặt mới cho hệ thống mạng xã hội trực tuyến và nhanh chóng gặt hái được nhiều
thành công vượt bậc, trở thành mạng xã hội có thành viên lớn đầu thế giới
Hiện nay thế giới có hàng tram mạng xã hội khác nhau, ở Bắc Mỹ và Tây Âu
nổi tiếng với MySpage, Facebook…còn ở nước Anh có Bebo, Hàn Quốc có
CyWorld, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam chúng ta có Yahoo Plus, ZingMe,


YuMe,Tamtay, Go.vn.... Do sự tiện lợi: nhanh hơn động đất, rộng trùm trái đất, sâu
tới mọi người, mạng xã hội đã trở thành một phần tất yếu trong đời sống của hàng
trăm triệu thành viên khắp thế giới sử dụng nó như một tiện ích được ưa chuộng
nhất
Hai năm qua, chúng ta chứng kiến một làn sóng mới của thế giới mạng xã hội,
không thể không nhắc đến Facebook, đã thống trị ngôi vị số 1 thế giới từ giữa năm
2009, và đến nay vẫn không có dấu hiệu dừng lại. Thống kê cho thấy, hiện nay
Facebook có tốc độ phát triển chóng mặt, với số lượng người dùng cao nhất, vào
khoảng 600 triệu người. Trong 7 năm thành lập và phát triển, Facebook đã có cuộc
“lột xác” không thể ngờ từ một cổng giao tiếp dành riêng cho các sinh viên trường
đại học để trở thành mạng xã hộ lớn nhất thế giới với gần 600 triệu thành viên
tham gia và hàng tỷ pageview mỗi ngày
Mạng xã hôi ở Việt Nam đã phát triển qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn 20052008 đa số các mạng xã hội chỉ cung cấp nội dung thông tin đơn giản dưới dạng
blog và hình ảnh, với đại diện tiêu biểu là Yahoo 360. Đến 2009, mô hình mạng xã
hội thế hệ thứ ba mới bắt đầu bước vào Việt Nam với đại diện “nội địa” tiêu biểu là
Zing Me, dựa trên việc cập nhật thông tin liên tục trong thời gian thực.
Đối với các mạng xã hội “nội địa” của Việt Nam, có lẽ không có thời điềm nào
người dùng Internet Việt lại có cơ hội lựa chọn nhiều mạng xã hội đến thế.Về nội
dung đã đi theo hướng bản địa hóa để đáp ứng nhu cầu của người Việt Nam và
hướng đến từng đối tượng sử dụng riêng biệt, chẳng hạn có mạng xã hội dành cho
các bậc cha mẹ như:www.lamchame.com hay www.webtretho.vn; mạng xã hội về
tuyển dụng như: CyberWorld, hoặc mạng dành cho những người yêu thích ảnh,
nghệ thuật nhiếp ảnh: photo.vn…và nhiều mạng xã hội chung dành cho mọi đối



tượng như: ZingMe, GoOnline, Yume, Tamtay…Đã tạo nên một bức tranh đa sắc
màu về thế giới ảo của những công dân điện tử.
Cách đây ít lâu, Go.vn công bố đã đạt mốc 3 triệu người dùng sau 8 tháng hoạt
động. Còn Zing Me, tháng 11/2009 đã đạt được mốc 1 triệu người dùng, trở thành
mạng xã hội số một của Việt Nam. Đến nay, Zing Me cho hay họ vẫn giữ được vị
trí này với 4,6 triệu người dùng và 900 triệu phút sử dụng mỗi tháng.
Người Việt Nam dùng mạng xã hội chiếm tỷ lệ cao trong cư dân. Với đối tượng
18 tuổi trở lên có tài khoản mạng xã hội thì: 43% người có một tài khoản, 25% có
hai tài khoản, 13% có bốn tài khoản trở lên.
3. Đặc điểm chung của Mạng xã hội
3.1 Kết nối rộng rãi
Còn nhớ trong thời gian gần đây, hai thành viên mạng xã hội Facebook là Cù
Thị Kim Ngân-Sinh viên năm cuối Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở Hà Nội và
chàng trai Quân Lâm đã đăng tin tìm mẹ trên Facebook nhờ sự giúp đỡ của tất cả
mọi người. Và chỉ sau một vài tiếng đồng hồ dòng tin nhắn của hai thành viên
được kết nối, chia sẻ rộng rãi trên cộng đồng Facebook, sau đó ít lâu cả hai trên
đều tìm được mẹ của mình
Với dòng tin nhắn chia sẻ của mình cô nữ sinh Cù Thị Kim Ngân đã nhận được
hàng chục nghìn lượt xem, trên 3.000 lựợt chia sẻ. trên 13.000 bình luận.
Có thể với việc tìm mẹ thất lạc sau một thời gian dài như thế rất khó khăn và thậm
chí là vô vọng, hay khi nhờ tới cơ quan chức năng thì cũng phải chờ đợi trong một
thời gian dài mới có kết quả. Nhưng khi thông tin được đăng tải trên trang mạng xã
hội Facebook thì chỉ trong 2 tiếng đồng hồ Quân Lâm đã tìm được mẹ và 24 tiếng
đồng hồ Cù Thị Kim Ngân đã đưa được mẹ về nhà. Như vậy, chúng ta có thể thấy
sự kết nối của mạng xã hội rộng rãi đến như thế nào. Đây chính là ví dụ điển hình
cho đặc điểm kết nối của mạng xã hội



Thông thường các trang mạng xã hội cá nhân hay tổ chức lập ra đều tạo cho
mình nhiều kết nối với bạn bè hay các thành viên quan tâm, bởi đó sẽ là yếu tố
quyết định đến chất lượng tiếp nhận thông tin mà họ đưa ra.
Với một các nhân, thông tin về sinh hoạt, học tập và làm việc sau khi chia sẻ lên
trang mạng thì những người bạn có kết nối với họ sẽ được cập nhật nhanh chóng.
Còn với các cơ quan, tổ chức việc tạo nên nhiều kết nối với trang mạng xã hội của
mình là hết sức cần thiết, bởi điều mà các trang mạng xã hội tập thể này hướng tới
chính là số lựơt thông tin của họ được chia sẻ.
Với trang mạng xã hội của các cơ quan baó chí, thì số lượng kết nối phải lên
đến con số hàng nghìn, ví dụ như: trang mạng xã hội của Đài truyền hình Việt Nam
( có đến 39.174 người kết nối và họ sẽ
nhận chia sẻ được thông tin báo chí mà Đài truyền hình Việt Nam đăng tải; trang
mạng xã hội của kênh truyền hình
VTV1( có đến 4.499 người
kết nối, nhận và chia sẻ thông tin báo chí mà kênh VTV1 đăng tải
Một người có thể kết nối với hàng trăm người, một tổ chức có thể kết nối hàng
chục nghìn ngừơi…Chỉ có mạng xã hội mới giúp con người làm được điều đấy.
Đây chính là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của mạng xã hội
3.2 Cập nhật nhanh
Lần đầu tiên, mạng xã hội, web 2.0, bản đồ số và ứng dụng trên nền tảng di
động kết hợp cùng nhau trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh độc nhất.
Việc đăng nhập và sử dụng mạng xã hội, sẽ giúp chúng ta cập nhật nhanh nhất
hành trình hoạt động trong tường phút từng giờ của mình, trên mọi địa điểm, bạn
có thể update ngay lập tức những hình ảnh, sự việc…tại một thời gian và địa điểm
lên trang mạng xã hội của mình chỉ bằng một cú nháy máy ghi lại hình ảnh đây. Và
chính chia sẻ cá nhân của mình cũng ngay lập tức được bạn bè biết đến thông qua
kết nối mạng xã hội, họ sẽ biết bạn đang ở đâu, suy nghĩ gì…
Sử dụng mạng xã hội, giúp cá nhân chúng ta có thể cập nhật nhanh nhất hoạt
động của những thành viên mạng xã hội như: người thân, bạn bè… bằng tính năng



kết nối. Với chia sẻ của từng thành viên, ngay lập tức chúng ta sẽ nhận thông tin
trên trang chủ của mạng xã hội của mình và đồng thời nắm bắt được suy nghĩ của
các thành viên mạng xã hội
Với chia sẻ đường link một bài báo của tờ báo nào đấy trên trang mạng xã hội
của một thành viên, thì ngay lập tức các thành viên có kết nối sẽ cập nhật được bài
viết đây chỉ sau 1 giây, tốc độ cập nhật là cấp số nhân và cứ như thế liên tục với
những chia sẻ cập nhật của cộng đồng mạng xã hội
3.3 Tương tác cao
Mạng xã hội là “kho” thông tin cho báo chí. Hàng ngày, nhiều sự kiện, thông
tin, dữ liệu của đời sống được cá nhân cập nhật liên tục trên mạng xã hội đã được
nhiều nhà báo nhanh nhạy theo dõi và đón bắt. Mỗi thành viên trên mạng xã hội
đều có thể được xem là một “nguồn tin” khi tiết lộ ra một thông tin nào đó mà báo
chí chưa đủ khả năng để nắm được. Tất nhiên, “kho” thông tin này, chứa đựng cả
những “tin rác”, “tin vịt” và cả những “tin vàng”.
Bằng nhạy cảm nghề nghiệp, khả năng thâu tóm và xử lý thông tin, mỗi nhà
báo có thể tìm thấy trong hàng triệu tin tức, chia sẻ trên mạng xã hội không ít
những chủ đề nào đó cho bài báo của mình.
Mạng xã hội là nơi tương tác giữa báo chí và công chúng. Nhiều vấn đề, sự
kiện được xã hội quan tâm, được bàn luận sôi nổi trên các trang mạng xã hội chính
là dư luận xã hội mà báo chí quan tâm và muốn nắm bắt. Triển khai những đề tài, ý
tưởng, giải đáp được những bức xúc, nhu cầu thông tin này một cách nhanh chóng,
chính là hiệu quả mà báo chí có thể mang lại. Sự nhanh nhạy của cơ quan báo chí
và người làm báo, trả lời được những thắc mắc và cung cấp trúng, đúng nhu cầu
thông tin của công chúng chính là “gãi” đúng “chỗ ngứa” của công chúng.
Thông thường, các thành viên sau khi tham gia trên mạng xã hội trong một sự
kiện, một vấn đề “nóng” nào đó thường muốn tìm kiếm thông tin từ báo chí, nơi


mà họ cho là “chính thống” để giải đáp thêm, thông tin thêm về những sự kiện mới

chỉ ở dạng lan truyền trên mạng như “lời đồn”. Tờ báo nào nhanh nhạy đáp ứng
được sự tìm kiếm này sẽ có khả năng “hút” độc giả một cách mạnh mẽ và rộng lớn.
Trong sự kiện trận động đất, sóng thần xảy ra ở Nhật Bản năm 2011, riêng buổi
chiều ngày 11-3, đã có hơn 9.000 video liên quan đến trận động đất và 7.000 video
liên quan đến trận sóng thần được tải lên Youtube. Những hình ảnh và video clip
này về sau đã được các báo chí ở Nhật cũng như trên thế giới xâu chuỗi và sử
dụng, góp phần thông tin cho công chúng toàn thế giới cái nhìn toàn cảnh về thảm
họa thiên nhiên này.
Đây là một ví dụ minh chứng cho sự tương tác mạnh mẽ giữa mạng xã hội và
báo chí - một hiện tượng tương tác tất yếu trong xu thế phát triển của internet nói
chung và mạng xã hội nói riêng. Sự tác động qua lại giữa một hình thức chuyển tải
thông tin có tính chất truyền thống và chính thống (báo chí) với một loại hình giao
tiếp mới mẻ và năng động kéo theo nhiều tiện ích và cả những hệ lụy mà chúng ta
cần nhận thức về nó nhanh chóng và rõ ràng hơn.

Chương 2: Vai trò của Mạng xã hội trong việc quảng bá truyền thông báo
chí
2.1 Mạng xã hội có vai trò như một kênh thông tin quảng bá truyền thông
báo chí


Đây là một ví dụ điển hình cho việc báo chí xem mạng xã hội có vai trò như
một kênh thông tin quảng bá truyền thông báo chí. Đó là sự kiện báo chí “ Liên
hoan Truyền hình toàn quốc” sắp diễn ra được quảng bá truyền thông trên trang
mạng xã hội Facebook của VTV1.

Sự kiện “Liên hoan Truyền hình toàn quốc” được quảng bá truyền thông trên trang mạng xã hội
Facebook VTV1

Trang mạng xã hội này là của kênh VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam, được rất

nhiều người quan tâm với lượt Like ( thích, kết bạn) là 4.487 người. Điều này đồng
nghĩa với việc sẽ có 4.487 người nhận được chia sẻ thông tin về sự kiên “Liên
hoan Truyền hình toàn quốc” sắp diễn ra này
Không chỉ các cơ quan đài báo tham gia mạng xã hội và quảng bá truyền thông
cho sự kiện báo chí của mình, mà ngay những thành viên mạng xã hội là những
người chia sẻ thông tin và quảng bá truyền thông báo chí. Sự kiên “Liên hoan
Truyền hình toàn quốc” được một thành viên quảng bá trên mạng xã hội, với thông


tin về địa điểm, thời gian diễn ra rõ ràng và ngay sau đó đã thu hút được sự quan
tâm của các thành viên mạng xã hội với những dòng bình luận

Sự kiện “Liên hoan Truyền hình toàn quốc” sắp tới được quảng bá truyền thông trên mạng xã hội
Facebook của một thành viên

Thông thường theo cách quảng bá truyền thống, để quảng bá truyền thông cho
một sự kiện báo chí nào đấy thì các cơ quan báo chí tổ chức họp báo, quảng bá trên
truyền hình, phát tờ rơi, treo băng rôn…Tuy nhiên với lợi thế mà mạng xã hội
mạng lại, các cơ quan báo chí đã sử dụng và xem mạng xã hội như một kênh thông
tin quảng bá truyền thông báo chí hiệu quả hơn hẳn.
Để có 1 phút quảng bá truyền thông báo chí trên các kênh truyền hình các cơ
quan báo chí sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ, hay để tổ chức họp báo
cũng phải cần nhiều thời gian chuẩn bị và liên hệ khách mời, việc phát tờ rơi hay


băng rôn quảng bá cũng cần có chi phí và sức người. Nhưng chỉ với một thao tác
nhỏ là tạo sự kiên trên trang mạng xã hội thì của cơ quan báo chí mình là chúng ta
có thể chia sẻ với hàng nghìn thành viên khác, được hàng nghìn người biết đến mà
không tốn một khản chi phí, thời gian và công sức nào, nhưng vẫn mang lại hiệu
quả cao

Chính những lợi thế này cho nên nhiều cơ quan báo chí nước ta lập nên các
trang mạng xã hội, nhằm đưa lên các thông tin báo chí để quảng bá truyền thông
rộng rãi. Chúng ta có thể kể đến một số trang mạng xã hội của các cơ quan, kênh
báo chí có đăng tải các thông tin sự kiện nhằm quảng bá truyền thông như: Trang
mạng Facebook chính thức của Đài truyền hình Việt Nam:
/>Kênh

VTV

1



Đài

truyền

hình

Việt

Nam:

đang đăng tải thông tin
quảng bá truyền thông sự kiện “ Liên hoan truyền hình toàn quốc”. Kênh VTV 6 –
Đài truyền hình Việt nam: />%E1%BB%9Bc-m%C6%A1-kh%C3%B4ng-ch%E1%BB%9D%C4%91%E1%BB%A3i/159026430810811, đăng tải lịch phát sóng của các
chương trình truyền hình và hiện tại đang quảng bá truyền thông cho chương trình
truyền hình mới “ Dám Làm Không”
Ngoài ra còn nhiều trang mạng xã hội khác của các cơ quan truyền thông báo
chí khác nữa mà chúng ta chưa kể đến và không chỉ là cơ quan truyền thông báo

chí xem mạng xã hội như kênh thông tin quảng bá truyền thông báo chí mà hiện
nay các cơ quan, doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh…đều sử dụng mạng xã một
cách hiệu quả nhất trong việc quảng cáo với nục đích của họ


2.2 Thông qua mạng xã hội, thông tin từ báo chí được quảng bá truyền
thông rộng rãi theo cấp số nhân
Một bài báo có những thông tin được công chúng quan tâm, khi cập nhật, lan
truyền trên mạng xã hội sẽ tạo ra sức lan tỏa rộng lớn hơn rất nhiều lần so với việc
nó được phát hành trên các sạp báo.

Bài viết từ trang báo mạng thông qua chia sẻ của bạn đọc lên trang mạng xã
hội Facebook

Nếu mạng xã hội tiếp nhận, truyền bá và thảo luận về một bài báo nào đó thì
đây sẽ là kênh có hiệu ứng lan truyền nhanh, mạnh nhất, tới được số lượng độc giả
gấp nhiều lần so với việc nó chỉ được đăng tải trên trang báo chính thức của nó.
Bởi lẽ, thông tin đối với cư dân mạng là cấp số nhân, khi nó được gửi cho nhau,
đọc lẫn nhau, cùng thảo luận sẽ tạo ra làn sóng tin tức. Thường bạn bè dễ tin nhau,
vì thế hiệu quả của thông tin từ bài báo càng cao.


Tất nhiên, thông qua sự quảng bá của mạng xã hội, nếu những thông tin có chất
lượng, lập luận khoa học, sắc bén được người đọc thừa nhận…thì thương hiệu của
tờ báo, uy tín của nhà báo được nâng lên.
Chính do đặc trưng của mạng xã hội như vậy mà các cơ quan báo chí, các nhà
báo khai thác để xây dựng thương hiệu của mình, mạng xã hội đã mang đến một sự
liên kết mới mẻ và đa dạng, rộng lớn cho hàng trăm triệu thành viên trên khắp thế
giới, tác động không nhỏ đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có báo
chí.


Biểu tượng Facebook, twitter, gmail…xuất hiện phía bên phải của bài viết trên trang
/>
Một điều chúng ta dễ nhận thấy, hầu như trên trang tất cả cả các bài viết trên
trang báo mạng điện tử, đều xuất hiện biểu tượng Facebook, twitter, gmail…giúp


độc giả có thể chia sẻ dễ dàng bài viết từ trang báo của họ lên các trang mạng xã
hội, và tố độ chia sẻ có thể lên đến cấp số nhân.
2.3 Mạng xã hội có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quảng
bá truyền thông báo chí
Với khả năng liên kết mạnh mẽ, mạng xã hội góp phần quảng bá thông tin từ
báo chí, nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên báo chí
Sau khi thông tin báo chí, được đăng tải, lan truyền trên mạng xã hội thì sẽ thu
hút được sự quan tâm lớn của mọi người. Các thành viên của mạng xã hội sẽ tạo ra
những cuộc thảo luận, bình luận , đưa ra các ý kiến chủ quan hay khách quan xung
quanh nội dung của bài báo, từ đấy các nhà báo có thể nhìn nhận, đánh giá và kiểm
chứng một cách khách quan nhất về chất lượng, nội dung thông tin mà bài báo của
mình. Chính vì vậy, sẽ hạn chế việc báo chí đưa thông tin một chiều, áp đặt ý kiến
chủ quan vào bài viết và dẫn đến định hướng dư luận không khách quan
Ngoài ra, sau khi thông tin được đăng tải trên mạng xã hội, nhiều thành viên
còn cung cấp thêm cho cơ quan báo chí những thông tin liên quan, bổ sung rộng
hơn cho nội dung mà bài báo đã đưa lên. Điều này lại có tác dụng phản hồi trở lại
với mỗi người cầm bút, và cơ quan báo chí, để từ đó nội dung bài báo sẽ đầy đủ
thông hơn, khai thác nhiều khía cạnh đa chiều hơn
Quan niệm về “bài báo mở” có lẽ cũng bắt nguồn từ chính sự tương tác này, qua
đó kiểm chứng và nâng cao chất lượng thông tin báo chí, để từ đó nâng cao hiệu
quả truyền thông báo chí đến công chúng
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra trong việc sử dụng Mạng xã hội quảng bá
truyền thông báo chí tại Việt Nam



Tính đến tháng 9-2011, Việt Nam có 130 mạng xã hội được phép cung cấp dịch
vụ. Trong tốp 100 website Việt Nam do Google Ad phanner công bố vào tháng 92010, đứng đầu là ZingMe với 5,1 triệu lượt người sử dụng; Facebook xếp thứ 2
với 2,9 triệu thành viên và 710 triệu lượt xem...
Mạng xã hội đã trở thành một phần tất yếu trong đời sống, thu hút mọi người
tham gia và sử dụng với nhiều tiện ích. Đặc biệt, mạng xã hội có mối quan hệ
tương tác với hoạt động báo chí hiện đại. Tận dụng lợi thế từ mạng xã hội vào hoạt
động báo chí truyền thống sẽ giúp nhà báo thể hiện được vai trò, trách nhiệm của
mình đối với những nội dung mà bài báo cung cấp. Mạng xã hội vừa là mảnh đất
màu mỡ cho báo chí cung cấp nội dung, đồng thời những thông tin nhanh nhạy,
phong phú, rộng lớn giúp báo chí tìm đến sự thật của thông tin khi tác nghiệp.
Báo chí nước ta hiện nay đã tận dụng được những lợi thế của mạng xã hội vào
việc quảng bá truyền thông báo chí. Báo chí đã biết sử dụng mạng xã hội như một
kênh quảng bá thông tin báo chí, cập nhật và đăng tải các thông tin báo chí thường
xuyên lên các trang mạng xã hội như các thông cáo báo chí, các bài bình luận báo
chí về các vấn đề đang được dư luận quan tâm, nhằm thu hút sự quan tâm của độc
giả thông tin tờ báo của mình. Đồng thời báo chí tiếp nhận, lựa chọn, kiểm chứng
và “chính thống hóa” thông tin trên mạng xã hội. Quá trình tương tác qua lại giữa
báo chí và mạng xã hội diễn ra mạnh mẽ
Khi những thông tin trên mạng xã hội được nhà báo tiếp nhận, lựa chọn, kiểm
chứng rồi đăng tải trên báo chí sẽ làm cho thông tin đó, vấn đề đó được “chính
thống hóa” và đương nhiên nó sẽ có được mức độ tin cậy cao hơn. Đối với những
thông tin trên mạng, báo chí đã kịp thời biểu dương, cổ vũ những thông tin đúng;


phê phán, lên án những thông tin sai và giải tỏa bằng những thông tin chính xác
của mình.
Báo chí nước ta đang thừa nhận sự nhanh nhạy của mạng xã hội và coi nó là
người bạn đồng hành của báo chí trong cuộc đua cập nhật thông tin. Và cũng có

nhiều ý kiến cho rằng, trong chừng mực nào đó, mạng xã hội đã “dẫn dắt” xu
hướng thông tin đối với báo chí.
Tuy nhiên, bên cạnh việc phát huy tốt vai trò của mạng xã hội trong việc quảng
bá truyền thông báo chí của các cơ quan báo chí nước ta hiện nay, thì vẫn còn
những vấn đề đặt ra cho các cơ quan báo chí:
3.1 Khai thác thông tin qua mạng xã hội, nhà báo cần thận trọng!
Trước hết, cần khẳng định thông tin trên mạng xã hội hoàn toàn không phải là
báo chí.
Những gì chúng ta đón nhận mỗi khi mở máy tính, truy cập internet, chia sẻ với
cộng đồng mạng chỉ đơn thuần là thông tin mang tính cá nhân mà thôi. Nó có thể
là những thông tin hay, chính xác, thông tin có giá trị nhưng cũng có thể là tin rác,
tin “vịt”. Nó có thể là sự nghiêm túc cũng có thể là trò đùa hoặc sự ác ý. Nó có thể
là nhìn nhận xã hội và con người một cách sắc sảo, hợp lý nhưng cũng có thể là
góc nhìn quy chiếu hẹp, thiển cận. Nó có thể là thông tin “kim cương” hoặc chỉ là
những thông tin thất thiệt, thiếu sự kiểm chứng.
Trên thực tế, bên cạnh một số trang mạng xã hội được cấp phép ở Việt Nam,
một số thế lực thù địch lợi dụng internet đã dùng thủ đoạn xây dựng các trang web,
đặt máy chủ ở nước ngoài, đăng tải các thông tin, luận điệu phản động, sai trái,
kích động, trái thuần phong mỹ tục… nhằm chống phá Đảng Cộng sản và Nhà


nước Việt Nam. Những thế lực này, với tư cách thành viên của các trang mạng xã
hội, đưa lên mạng những lời lẽ bình luận không khách quan hoặc thông tin sai sự
thật, thậm chí bịa đặt, nhằm gây nhiễu loạn thông tin, bôi nhọ hình ảnh, nói xấu
chế độ…
Bằng quá trình tác nghiệp cẩn trọng, tỉ mỉ, khách quan và chân thật, báo chí sẽ
“chính thống hóa” những thông tin trên mạng xã hội theo hai hướng: Nếu thông tin
từ mạng xã hội là đúng, báo chí sẽ kịp thời ngợi khen, cổ vũ và khai thác tốt hơn.
Còn ngược lại, khi thông tin từ mạng xã hội là sai, báo chí sẽ chấn chỉnh, phê phán
và kịp thời định hướng bằng thông tin chính xác. Chẳng hạn, vụ clip ghi lại hình

ảnh ném phao thi ở Đồi Ngô, Bắc Giang hồi tháng 5-2012 sau khi xuất hiện trên
các trang mạng xã hội đã được báo chí sử dụng để phân tích, làm sáng rõ hơn
những tiêu cực đã xảy ra, tạo được hiệu ứng xã hội mạnh mẽ.
Việc nhà báo khai thác, nắm bắt thông tin từ mạng xã hội hoàn toàn không phải
là việc xấu, thậm chí là cần thiết và mạng xã hội thực sự sẽ là nơi mỗi người cầm
bút có thể thu thập, phát hiện những vấn đề, phát hiện nhu cầu thông tin của công
chúng một cách nhanh nhất.
Tuy nhiên, mỗi người cầm bút cần cẩn trọng và kỹ càng khi khai thác hoặc lấy
thông tin từ mạng xã hội làm chất liệu cho bài báo của mình. Mỗi nhà báo, cơ quan
báo chí phải thực sự trở thành “người gác cổng thông tin”. Có như vậy mới tạo nên
tác phẩm báo chí có giá trị, góp phần định hướng cho người đọc. Mới đây, dư luận
xôn xao về việc MC - diễn viên Quyền Linh bị công an bắt vì vận chuyển và buôn
bán "hàng cấm" ma túy bởi một clip quay cảnh này được tung lên youtube. Một
loạt báo lớn đã vào cuộc và tìm hiểu, xác minh thông tin ngay khi xem clip và đọc
các phản hồi trên mạng xã hội. Thực chất đó chỉ là cảnh quay truyền hình nói về
hậu trường đằng sau những vụ án… Nếu báo chí không “tỉnh táo”, tin vào những


hình ảnh “mắt thấy” từ những clip trên mạng xã hội sẽ sa đà vào việc thông tin
không chính xác, bôi nhọ hình ảnh của cá nhân, vi phạm đạo đức nghề nghiệp báo
chí.
Chính vì vậy, việc sử dụng mạng xã hội để quảng bá truyền thông báo chí yêu
cầu các nhà báo phải hết sức thận trọng trong việc khai thác, nắm bắt và kiểm
chứng thông tin một cách chính xác nhất
3.2 Mạng xã hội tạo ra quy trình tác nghiệp mới cho người làm báo, đồng
thời đặt ra vấn đề đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp của
người làm báo.
Trong sự tương tác qua lại này, chính mạng xã hội - tự bản thân nó đã gián tiếp
thúc đẩy một quy trình tác nghiệp mới cho những người làm báo. Những nhà báo
hiện đại ngày nay, có thể lướt web hàng ngày, truy cập các trang mạng xã hội để

nắm bắt thông tin, tâm trạng và những vấn đề mà cư dân mạng đang quan tâm
Họ có thể trao đổi trực tiếp với các thành viên mạng và hình thành trong đầu
những ý tưởng cho nhiều bài báo mới của mình. Các tin tức mà báo chí đề cập
càng trở nên nhanh hơn, cụ thể hơn, sát thực hơn và đáp ứng nhu cầu công chúng
tốt hơn so với thời kỳ làm báo trước đây.
Nhiều tòa soạn, trước những vấn đề “nóng” có thể tập hợp đội ngũ nòng cốt để
triển khai ý tưởng. Hơn bao giờ hết, công chúng được quan tâm và ở một góc độ
nào đó, có khả năng “định hướng” thông tin của tờ báo, tham gia vào quá trình ra
đời một bài báo.


Các nhà báo cũng không thể dửng dưng với những thông tin nóng hổi trên
mạng. Chính họ chứ không phải ai khác sẽ phải đóng vai trò nắm bắt dư luận xã
hội và định hướng thông tin tạo ra sự ổn định trên cộng đồng mạng và trong xã hội.
Thời gian qua, nhiều thông tin trên báo chí được sử dụng từ mạng xã hội liên
quan đến đời tư của nghệ sỹ, chuyện sử dụng hàng hiệu đắt tiền, tình yêu tay ba,
tay tư hay chuyện nghệ sỹ “mạt sát”, hạ bệ nhau, rồi nghệ sỹ dùng mạng xã hội để
PR cho chính bản thân… Việc lên tiếng phê phán, từ đó định hướng lối sống lành
mạnh cho lớp trẻ là hướng đi của những người làm báo có đạo đức, trách nhiệm,
tuy nhiên không ít tờ báo, nhà báo lợi dụng thông tin này để tạo ra những bài viết
có tính “lá cải”, thuần túy câu “view”, cổ vũ cho lối sống vị kỷ, tôn sùng vật chất
trong một bộ phận giới trẻ
Mạng xã hội tạo ra quy trình tác nghiệp mới cho người làm báo, để nguời làm
báo định hướng dư luận đúng đắn, chính là phụ thuộc vào đạo đức, trách nhiệm
nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp của mình.
3.3 Cần tận dụng tốt hơn nữa ưu thế của sự tương tác giữa mạng xã hội và
báo chí
Tương tác giữa mạng xã hội và báo chí là điều tất yếu xảy ra. Vấn đề là phải
làm như thế nào để tận dụng được ưu thế về tính tương tác ấy cũng như hạn chế
những mặt tiêu cực của mạng xã hội, để góp phần đưa mạng xã hội phát triển đúng

hướng, và báo chí cũng tận dụng được điểm mạnh để nâng cao hiệu quả tuyên
truyền.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, trước
tiên, cần tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý báo chí, nhất là báo chí điện tử,
trang tin điện tử và trang mạng xã hội trên internet… Cần có biện pháp và hành


động kiên quyết nhằm giảm tối đa tác động tiêu cực của internet đối với đời sống
xã hội; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi sử dụng
internet, trang mạng xã hội, các trang thông tin điện tử có tên miền Việt Nam hoặc
tên miền quốc tế nhưng thuê máy chủ (hosting) trong nước để đăng tải tài liệu,
truyện, tranh, phim, ảnh có nội dung xấu, chống đối chế độ, trái thuần phong mỹ
tục của dân tộc
Nâng cao vai trò của lãnh đạo cơ quan chủ quản, lãnh đạo cơ quan báo chí, đặc
biệt là các báo mạng điện tử. Sự chỉ đạo đúng hướng, vạch ra chiến lược phát triển
đúng cho tờ báo của mình, đặc biệt trong việc khai thác, sử dụng, thẩm định thông
tin và cuối cùng là “chính thức hóa” thông tin trên trang báo sẽ góp phần tạo sự
thành công cho sản phẩm báo chí. Ngược lại, khi người đứng đầu “bật đèn xanh”
cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên sử dụng thông tin thiếu kiểm định, thiếu
chính xác, chỉ hướng tới câu “view”, chạy theo xu hướng “lá cải” thì chính họ đã
góp phần làm giảm uy tín của tờ báo, tất yếu người đọc chân chính sẽ tẩy chay.
Hơn ai hết, chính những người cầm bút cần nâng cao trách nhiệm, đạo đức và
kỹ năng nghề nghiệp của mình. Việc nắm bắt nhu cầu công chúng, sàng lọc, kiểm
chứng, xác minh độ tin cậy của thông tin cũng như mở rộng phân tích theo chủ đề
là việc làm tối cần thiết đối với mỗi nhà báo. Chính họ sẽ là “bộ lọc” đầu tiên và
cùng với bộ máy của tòa soạn trở thành “người gác cổng thông tin”. Tránh xu
hướng một số phóng viên chỉ chăm chăm lướt web, khai thác các “tin nóng” từ các
diễn đàn rồi cắt dán ý kiến của người nọ người kia để tạo ra những sản phẩm mà
họ cho là “báo chí”. Mỗi người cầm bút luôn nhớ một điều: Báo chí đòi hỏi tính
khách quan, chân thật và tính thẩm mỹ cao.

Mạng xã hội đã và đang trở thành một phần tất yếu mỗi ngày cho hàng trăm
triệu thành viên khắp thế giới. Muốn thu hút, lôi cuốn được độc giả, báo chí cần


phải thay đổi những phương thức truyền thống, phải nhanh nhạy hơn với xu thế
này. Theo thống kê của một chuyên gia nước ngoài, có tới 75% phóng viên thấy
blog hữu ích để phát triển ý tưởng, 21% trong số đó bỏ ra mỗi ngày 1 tiếng để đọc
blog và 16% trong số đó có trang blog riêng. Nhiều tòa soạn báo chí trên thế giới
và trong nước đã và đang tận dụng mạng xã hội để mở rộng phạm vi tác động, mở
rộng hơn lượng công chúng của mình.
Ở Việt Nam, một số báo mạng điện tử lớn như VnExpress, VietNamNet… đã
đưa sản phẩm của mình lên facebook, Twitter, Zing Me… cũng chính là nhằm khai
thác sự tương tác rộng hơn giữa công chúng và tờ báo, công chúng và tác giả, tác
phẩm báo chí, hướng tới mục đích nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên báo chí.
Ngày nay, trong bối cảnh cạnh tranh thông tin gay gắt, những người làm báo
một mặt, cần nhanh nhạy, tích cực và chủ động hơn nữa, mặt khác, phải luôn đề
cao đạo đức, trách nhiệm và tính chuyên nghiệp của người cầm bút. Tận dụng các
ưu thế của mạng xã hội không phải là bị nó cuốn theo để trở thành báo “lá cải”
hoặc “tin vịt”.
Báo chí đặc biệt là báo mạng điện tử cần tăng cường hơn các phương thức tạo
sự tương tác với công chúng, góp phần thu hút công chúng phản hồi, đối thoại và
chia sẻ với cơ quan báo chí cũng như người viết. Sự tương tác quý báu ấy vừa góp
phần tạo mối quan hệ gắn kết giữa người cung cấp thông tin và người tiếp nhận
thông tin, vừa góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí.
3.4 Nêu cao trách nhiệm của cơ quan báo chí khi sử dụng thông tin trên
mạng xã hội.
Thực tế mạng xã hội hoàn toàn mang tính cá nhân, nội dung thông tin dàn trải,
vụn vặt về nhiều vấn đề, từ đời tư một nhân vật nào đó, một sự việc cụ thể ngoài xã
hội, tới cả những lời kêu gọi, cuộc vận động của một cá nhân, nhóm người thuộc



mạng xã hội trước một vấn đề, một sự việc nào đó của xã hội… Thông tin trên
mạng xã hội có nhiều dạng: loại có bài, có tin mô tả trung thực, loại phản ánh một
chiều, hoặc thiếu đầy đủ, loại không có mục đích rõ ràng, thậm chí có loại mang
mục tiêu xuyên tạc, bôi nhọ, lừa đảo. Đó là tình trạng chung của mạng xã hội trên
toàn thế giới.
Tuy vậy, tới nay, thông tin trên mạng xã hội đều thiếu được kiểm chứng và
người đưa tin cũng chưa chịu sự chế tài của một đạo luật, một quy định nào mang
tính pháp lý. Và thực tế việc xử lý những thông tin không đúng sự thật, thậm chí
những thông tin bôi nhọ, nói xấu, hạ bệ có động cơ, mục đích xấu, lừa đảo… trên
mạng xã hội trong những năm vừa qua chưa được xử lý nghiêm minh, kịp thời.
Mạng xã hội ngày một phát triển, không ai cản được. Tác động của nó ngày
càng to lớn đối với xã hội, trong đó có báo chí. Nhưng, mạng xã hội không phải là
phương tiện thông tin đại chúng, không phải là nguồn thông tin chính thống, nó có
tính hai mặt, chưa có gì bảo đảm cho tính chính xác của nó.
Do vậy, khi tiếp nhận, lựa chọn và sử dụng thông tin trên mạng xã hội báo chí
phải kiểm chứng, khi thấy đúng sự thật mới chính thống hóa thông tin, đưa ra
những bình luận sắc sảo góp phần nâng cao năng lực tư duy và nhận thức của độc
giả. Chỉ có như vậy báo chí mới được xã hội tìm đọc, uy tín của tờ báo mới ngày
một được nâng cao, mới góp phần đắc lực phục vụ xã hội, tờ báo mới ngày càng
phát triển.
Điều kiện để làm được việc đó đòi hỏi trách nhiệm, đạo đức, năng lực của nhà
báo; tính nguyên tắc, kỷ cương, sự đứng đắn của cơ quan báo chí; tính nghiêm
minh của quy chế, pháp luật của nhà nước. Ngược lại, nếu nhà báo, cơ quan báo
chí lựa chọn thông tin, chủ đề thiếu chọn lọc, thiếu kiểm chứng dẫn tới thông tin
thiếu chính xác, sai lệch thì tờ báo sẽ bị xã hội đánh gía thấp, người đọc ít quan


tâm, đó là dạng báo mà bạn đọc gọi chung là “lá cải” và vô tình hoặc hữu ý nhà
báo, cơ quan báo chí đã tiếp tay cho sự lừa đảo, cho mục đích xấu.



C.Kết luận
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, mạng xã hội là một hiện tượng với
những đặc trưng cực nhanh, cực rộng và phạm vi tương tác đa chiều không phân
biệt thời gian và không gian, đang tác động mạnh mẽ tới toàn xã hội, trong đó có
báo chí. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để mạng xã hội và báo chí hỗ trợ nhau, phát
huy tác dụng lẫn nhau, cùng phục vụ đời sống xã hội ngày càng hiệu quả, chất
lượng hơn.



×