Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phương pháp sử dụng lược đò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.15 KB, 5 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN BÌNH
ĐỀ TÀI:
SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG GIẢNG
DẠY PHÂN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 5
Người thực hiện : Phạm Thị Đào
Năm học : 2007-2008
1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài :
Đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu tất yếu của giáo dục hiện nay ,nhằm nâng
cao hiệu quả của việc dạy và học .Đổi mới chính là phải thực hiện phương pháp giảng
dạy tăng cường tính phát huy tính sáng tạo ,chủ động của học sinh trong lĩnh hội kiến
thức .
Tuy nhiên do quan niệm sai lệch về chức năng ,vị trí của môn địa lí là môn phụ ,môn
học thuộc lòng nên quá trình học các em chưa chịu khó tư duy sáng tạo ,tìm hiểu kiến
thức .Vì thế nhiệm vụ của giáo viện không những là phải nắm vững kiến thức mà phải
tìm ra phương pháp thích hợp để truyền thụ kiến thức cho học sinh hiệu quả nhất .
Trong quá trình giảng dạy môn địa lí ,tôi nhận thấy việc sử dụng kênh hình trong dạy
học nếu được khai thác tốt sẽ nâng cao hiệu quả học tập của học sinh ,Chính vì thế tôi
chọn đề tài này .
II. Đối tượng nghiên cứu và điều tra cơ bản :
*Nghiên cứu qua tình hình học sinh lớp 5/1
Tổng số học sinh 34 . Nữ
-Đầu năm học 2007-2008 ,tổ chức cuộc thảo luận điều tra :tổ ,nhóm ,lớp
-Đánh giá qua phần kiểm tra (thường xuyên –định kì )
*Qua khảo sát ban đầu kết quả như sau :
-Tổng số 34 học được khảo sát có 20 học sinh (tỉ lệ %) chưa có kinh nghiệm và
hứng thú học môn địa lí và 14 học sinh có thú
*Từ thực tế trên tôi quyết tâm tìm tòi nghiên cứu phương pháp giảng dạy làm sao cho
hiệu quả nhất đáp ứng yêu cầu dảy và học .


III/Phương pháp nghiên cứu :
-Sử dụng trực quan sinh động (Các loại tài liệu)
-Nghiên cứu qua thực tế giảng dạy
-Tổng kết kinh nghiệm của đồng nghiệm (Dự giờ 4 tiết )
-Trưng cầu ý kiến khảo sát những tiết dạy
PHẦN NỘI DUNG
I.Thuận lợi và khó khăn :
1/Thuận lợi :
-Được sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp và tổ khối - BGH
-Chương trình được cấu trúc một cách hợp lí ,thông qua các việc học các vùng cụ thể
của Việt Nam và các châu lục
-Hệ thống kênh hình của SGK được in màu rõ nét chú thích rõ ràng dễ quan sát
2/Khó khăn :
-Thiết bị phục vụ cho viêc dạy phân môn địa lí chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu dạy học
-Nhiều học sinh chưa thành thạo và hứng thú học môn địa lí
-Còn nhiều khó khăn nữa mà bản thân tôi cần nỗ lực khắc phục .
II/Một số biện pháp nhằm nâng cao sử dụng kênh hình trong SGK
*Muốn cho học sinh học tốt môn địa lí,tôi thấy cần thực hiện tốt một số biện pháp sau :
2
-Gv phải nắm rõ mục tiêu dạy học địa lí lớp 5 là hình thành cho hs một số biểu
tượng ,khái niệm ,quan hệ địa lí đơn giản
-Gv cần hình thành và rèn luyện cho hs một số kĩ năng địa lí như :Sử dụng bản đồ
,quan sát ảnh ,phân tích bảng số liệu và biểu đồ
-Ngừơi gv phải nắm vững các phương pháp đặc trưng của dạy học địa lí là :Phương
pháp hính thành biểu tượng , khái niệm và phương pháp sử dụng bản đồ
III/Hướng dẫn sử dụng kênh hình :
1/Hướng dẫn hs hình thành biểu tượng địa lí :
Việc hình thành biểu tượng địa lí được khai thác qua ảnh được in ấn trình bày khoa
học có tính thẩm mĩ trong SGK lớp 5 ,gv cần tiến hành cụ thể theo các bước sau :
-Xác định đối tượng quan sát

-Tổ chức hs quan sát qua hệ thống câu hỏi ,bài tập
Ảnh chụp ở đâu ,chủ đề bức ảnh là gì ?Mô tả bố cục bức ảnh ?
-Tổ chức hs báo cáo
*Ví dụ :hình thành biểu tượng xavan ở châu Phi cho hs lớp 5
-Đối tượng quan sát : tranh ảnh (hình 2c bài 23)
-Những đặc điểm của xavan mà hs quan sát từ ảnh là
+Đồng cỏ rộng mênh mông
+Cỏ cao, mọc rất dày
+Thỉnh thoảng nổi lên những khóm cây hoặc cây to
-Hệ tống câu hỏi bài tập hướng dẫn
+Câu 1 : Em hãy đọc chú thích dưới bức tranh và nhắc lại mục đích làm việc với tranh
(hình 2c)
+Câu 2 :Đánh dấu x vào ô trống những ý em cho là đúng :
Rừng rậm
Rừng thưa
Xavan là : Cánh đồng chỉ có cỏ mọc
Cánh đồng chỉ có cỏ cao ,thỉnh thoảng xen lẫn khóm cây hoặc cây to
+Câu 3 :Nhận xét các cây cỏ ở cánh đồng
2/Hướng dẫn hình thành khái niệm địa lí
Ngoài việc hình thành biểu tượng địa lí ,gv còn bước đầu hình thành cho hs một số
khái niệm đơn giản..Khái niệm địa lí là sự phản ánh trongtư duy những sự vật và hiện
tượng địa lí .Gv cần tiến hành theo các bước sau :
*Bước 1 :Gv cần
-Xác định dấu hiệu chung của đối tượng ở khu vực
-Lựa chọn nguồn tri thức có liên quan tới đối tượng
Từ đó xem xét những dấu hiệu nào của đối tượng có thể tổ chức cho hs tìm tòi phát
hiện;những đối tượng nào gv phải cung cấp cho hs
*Bước 2: Tùy theo trình độ hs ,gv soạn hệ thống câu hỏi ,bài tập nhằm hướng dẫn hs
làm việc với các nguồn tri thức đã lựa chọn để phát hiện ra dấu hiệu của đối tượng
*Bước 3: Tổ chức hs làm việc (cá nhân ,nhóm ,lớp )theo điều kiện thiết bị

*Bước 4 :Tổ chức báo cáo
Ví dụ : Hình thành khái niệm Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa (Bài
4 trang 74SGK)
-Gv yêu cầu hs làm việc theo nhóm với ảnh (hình 2,3)để nhận xét về lượng nước sông
trong mùa lũ và mùa cạn
-Phiếu bài tập :
3
Thời gian Đặc điểm Ảnh hưởng tới đời sống
và sản xuất
Mùa mưa
Mùa cạn
3/Hướng dẫn khai thác kiến thức từ bản đồ và lược đồ :
Tùy yêu cầu của từng bài ,từng phần mà việc sử dụng bản đồ ,lược đồ được tiến hành
theo nhiều cách khác nhau để bài học sinh động
a/Về phía gv :
-Xác định kiến thức trong bài mà hs cần nắm qua lược đồ sao cho phù hợp để hs có thể
sử dụng kiến thức ,kĩ năng tự phát hiện ra kiến thức
-Soạn câu hỏi dựa trên lược đồ SGK và trình độ hs .Các câu hỏi thể hiện dưới nhiều
hình thức :tự luận ,test (Câu đúng sai ,câu lựa chọn ,câu điền ..)
b/Về phía hs :
Cần phải được trang bị một số kiến thức tối thiểu cần thit61 để biết cách làm việc với
bản đồ (lược đồ):xác định phương hướng ,kí hiệu trong chú giải ,và có biểu tượng về
những sự vật đối tượng địa lí
c/gv cần hướng dẫn hs thực hiện các bước sau đối với bản đồ
*Bước 1:Nắm được mục đích làm việc với bản đồ .
*Bước 2:Xem chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ
*Bước 3:Tìm vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ dựa vào kí hiệu
*Bước 4 Quan sát đối tượng trên bản đồ ,nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối
tượng
*Bước 5:Xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản

Ví dụ minh họa :Bài 4 –Sông ngòi trang74 sgk
*Những kiến thức trong bài hs cần khai thác qua lược đồ :
-Nhận biết mạng lưới sông ngòi nước ta
-Nêu tên một số con sông ở miền Bắc ,Trung ,Nam
-Biết vị trí của 3 nhà máy thủy điện :Hòa Bình ,Y-a-li,Trị An
*Hệ thống câu hỏi để dẫn dắt hs làm việc với bản đồ : Quan sát lược đồ hình 1
Câu 1 :Đánh dấu x vào ô  ở ý đúng
-Thưa thớt 
-Dày đặc ;phân bố tập trung ở miền Bắc và miền Nam 
-Dày đặc ;phân bố rộng khắp cả nước 
Câu 2: Điền tên một số con sông vào bảng sau :
Miền Tên sông
Bắc
Trung
Nam
Câu 3:Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B để xác định nhà máy thủy điện đó nằm trên
sông nào
A .Tên nhà máy thủy điện B.Tên sông
1.Hòa Bình a.Xê Xan
2.Y-a-li b.Lô
4
3.Trị An c.Đà
d.Đồng Nai

Quá trình thực hiện tôi nhận thấy nếu chỉ dừng lại ở việc quan sát lược đồ ,bản đồ
rút ra kết luận thì ta chưa phát huy hết tác dụng của có .Vì thế gv cần phải hướng
dẫn gợi mở vấn đề giúp hs dần dần biết cách phát hiện mối quan hệ địa lí giữa các
yếu tố trên lược đồ kích thích sự quan sát ,tìm tòi kiến thức và yêu cầu gv phải nắm
vững kiến thức tổng hợp của bản đồ và cách chỉ bản đồ
IV. Kết quả :

Sau khi nghiên cứu việc sử dụng kênh hình trong giảng dạy địa lí 5 cho tối kết quả
sau :
*Học sinh hứng thú theo dõi bài ,lớp học trở nên sôi động ,giờ học không còn bị
khô khan nhàm chán
*Các kĩ năng quan sát ,so sánh ,phân tích ,tổng hợp tư duy sáng tạo chủ động lĩnh
hội kiến thức của học sinh được nâng lên rõ nét .Các em có thể nhận biết được các
sự vật hiện tượng địa lí ngoài thực tế
*Kết quả học tập của 34 em được khảo sát ban đầu như sau
-30/34 hs hứng thú khi học địa lí qua kênh hình chiếm tỉ lệ
-Kết quả kì thi kiểm tra cuối HKI đạt 100 % trên trung bình
PHẦN KẾT LUẬN
Bài học kinh nghiệm :
Việc dạy học địa lí ở lớp 5 để đạt hiệu quả cao hơn cần thực hiện tốt phương pháp
dạy học : lấy học sinh làm trung tâm và gv là người hướng dẫn chỉ đạo hoạt động
cho hs .Sẽ kích thích được thao tác tư duy ,năng lực nhận thức ,tính tích cực chủ
động ,động lập sáng tạo của hs
Theo tôi việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí lớp 5 phải vận dụng triệt để và
xuyên suốt .Ngoài ra gv phải tích cực nghiên cứu ,học tập ,cập nhật hóa kiến thức từ
các phương tiện thông tin ,phải chuẩn bị tốt phương tiện dạy học ,có định hướng
cho hs nội dung chuẩn bị bài
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong quá trình giảng dạy ,rất
mong sự đóng góp .
Xin chân thành cảm ơn !
An Bình ,ngày 1 tháng 3 năm 2008
Người viết
Phạm Thị Đào
5

×