MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
PHỤ LỤC............................................................................................................5
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................1
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................2
6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài.....................................................................2
7. Kết cấu của đề tài......................................................................................3
Chương 1..............................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN......................................................................................................4
1.1. Khái quát chung về phòng Lao động – Thương binh và Xã hội............4
1.1.1. Vị trí, chức năng..................................................................................4
1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn.......................................................................4
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và biên chế..................................................................6
1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức..................................................................................6
1.1.3.2. Biên chế............................................................................................7
1.1.4. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới......................................9
1.1.5. Các hoạt động về công tác quản trị nhân lực của phòng trong thời
gian tới.........................................................................................................10
1.2. Cơ sở lý luận về đào tạo nghề..............................................................11
1.2.1. Lao động nông thôn và đặc điểm của lao động nông thôn................11
1.2.2. Các khái niệm về đào tạo nghề và đặc trưng của đào tạo nghề.........12
1.2.3. Ý nghĩa đào tạo nghề cho lao dộng nông thôn..................................12
1.2.4. Nội dung của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn...........13
1.2.4.1. Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề và nhu cầu
học nghề của người lao động.......................................................................13
1.2.4.2. Xác định ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn...................13
1.2.4.3. Lựa chọn phương thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn.......13
1.2.4.4. Đánh giá kết quả đào tạo................................................................14
1.2.3. Một số yếu tố tác động đến quá trình đào tạo nghề cho lao động nông
thôn nước ta hiện nay..................................................................................14
1.2.3.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................14
1.2.3.2. Quy mô, chất lượng lao động nông thôn........................................15
1.2.3.3. Cơ sở vật chất cho đào tạo nghề và đội ngũ giáo viên dạy nghề....15
1.2.3.4. Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động........15
1.2.3.5. Chính sách của Nhà nước...............................................................16
1.2.4. Kinh nghiệm của các nước và một số địa phương trong nước về phát
triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn..................................................16
1.2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nghề............................................16
1.2.4.2. Kinh nghiệm trong nước.................................................................17
Chương 2............................................................................................................18
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG NĂM 2014 VÀ
TRONG 5 NĂM (2010-2014) TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN.................................18
2.1. Tình hình chung về công tác đào tạo nghề trong năm 2104 và trong 5
năm (2010-2014) tại huyện Vân Đồn..........................................................21
2.1.1. Quan điểm:........................................................................................21
2.1.2. Mục tiêu năm 2014 và trong 5 năm (2010-2014) về công tác đào tạo
nghề cho lao động nông thôn tại huyện Vân Đồn.......................................22
2.1.2.1. Mục tiêu năm 2014.........................................................................22
2.1.2.2. Mục tiêu trong 5 năm (2010-2014)................................................22
2.2. Các hoạt động cụ thể............................................................................23
2.2.1. Công tác chỉ đạo điều hành...............................................................23
2.2.2. Hoạt động tuyên truyền; tư vấn học nghề và việc làm đối với lao
động nông thôn............................................................................................24
2.2.3. Hoạt động điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao
động nông thôn............................................................................................24
2.2.4. Các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả.............25
2.2.5. Đánh giá chất lượng các cơ sở dạy nghề tham gia đào tạo nghề cho
lao động nông thôn tại huyện......................................................................26
2.2.5.1. Thống kê, đánh giá cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động
nông thôn.....................................................................................................26
2.2.5.2. Hỗ trợ đầu tư cơ sở đào tạo nghề công lập cấp huyện....................26
2.2.6. Hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản
lý dạy nghề..................................................................................................26
2.2.7. Hoạt dộng kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án...27
2.3. Kết quả cụ thể đạt được năm 2014 và trong 5 năm (2010-2014) thực
hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn........................................27
2.3.1. Kết quả và hiệu quả dạy nghề trong năm 2014.................................27
2.3.2. Kết quả và hiệu quả dạy nghề trong 5 năm (2010-2014)..................28
2.4. Đánh giá chung về phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại
huyện Vân Đồn (2010-2014).......................................................................28
2.4.1. Ưu điểm.............................................................................................28
2.4.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.......................................................29
2.4.2.1. Tồn tại, hạn chế..............................................................................29
2.4.2. 2. Nguyên nhân..................................................................................30
2.4.3. Bài học kinh nghiệm..........................................................................30
Chương 3............................................................................................................32
CÁC GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN........................32
ĐẾN NĂM 2020.................................................................................................32
3.1. Nhiệm vụ và chỉ tiêu năm 2015 và trong 5 năm (2016-2020)..............32
3.1.1. Nhiệm vụ và chỉ tiêu năm 2015.........................................................32
3.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020......................................32
3.2. Các giải pháp thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
.....................................................................................................................32
3.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, xã hội, của
cán bộ, công chức xã và lao động nông thôn về vai trò của công tác đào tạo
nghề đối với tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực nông thôn......................................................................................32
3.2.2. Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề...........................................34
3.2.2.1. Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở đào
tạo nghề huyện Vân Đồn giai đoạn 2002-2010 theo Quyết định số
3447/QĐ-UB ngày 30/9/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh để
tiếp tục bổ sung, xây dựng Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa
bàn huyện đến năm 2020, trong đó chú trọng phát triển các cơ sở dạy nghề
cho lao động nông thôn theo nghề và cấp trình độ đào tạo đủ mạnh về số
lượng và chất lượng đào tạo........................................................................34
3.2.2.2. Hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường Chính trị
của tỉnh theo dự án đầu tư được duyệt; nâng cao năng lực đào tạo, bồi
dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện để thực hiện công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã; đồng thời huy động các
trường đại học, cao đẳng, trung cấp tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức xã theo hướng xã hội hoá có sự hỗ trợ của nhà nước (đặt
hàng đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu)........................................................35
3.2.3. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý...............35
3.2.3.1. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề...............35
3.2.3.2. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức xã................................................................................................36
3.2.4. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động
nông thôn; chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức xã.........................37
3.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án........37
3.2.6. Hỗ trợ cho lao động nông thôn học nghề:.........................................38
3.2.7. Hoàn thiện đánh giá kết quả đào tạo.................................................39
3.3. Một số khuyến nghị về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
tại huyện Vân Đồn.......................................................................................40
KẾT LUẬN........................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................42
PHỤ LỤC.............................................................................................................1
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những nội dung quan
trọng, không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc
gia hướng tới sự bền vững. Đảng và Nhà nước ta coi công tác đào tạo nghề là
nhiệm vụ quan trọng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của đất nước, thúc
đấy kinh tế phát triển, đáp ứng yêu cầu về học nghề của lao động tại huyện Vân
Đồn.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của tỉnh, huyện Vân Đồn đã
có sự chuyển biến về nhiều mặt. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải
thiện. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế hiện nay công tác đào tạo nghề cho lao
động nông thôn còn nhiều hạn chế, cơ cấu ngành đào tạo chưa thực sự phù hợp
với thị trường lao động, chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng
được nhu cầu thực tiễn nhiều lao động được đào tạo nghề nhưng vẫn khó tìm
được việc làm hoặc làm không đúng chuyên môn và ngành nghề được đào tạo.
Vì vậy, em lựa chọn đề tài: “Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tại huyện Vân Đồn đến năm 2020” trên cơ sở đó đưa ra một số
giải pháp giúp cho lao động tại huyện Vân Đồn được đào tạo nghề và có việc
làm ổn định.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá các lý luận về đào tạo nghề.
-Phân tích thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại
huyện Vân Đồn trong thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tại huyện Vân Đồn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: lao động nông thôn,
đặc điểm của lao động nông thôn, đào tạo nghề là gì, các hình thức đào tạo nghề
1
cho lao động nông thôn tại huyện Vân Đồn.
- Nghiên cứu thực trạng và đánh giá công tác đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tại huyện Vân Đồn.
- Trên cơ sở những chính sách của Đảng và Nhà nước đưa ra các giải
pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao công tác đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tại huyện Vân Đồn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng
Là những lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác đào tạo nghề tại
huyện Vân Đồn.
• Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung, báo cáo chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung của
công tác đào tạo nghề.
+ Về không gian: được tiến hành trên phạm vi huyện Vân Đồn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn
- Phương pháp sử dụng tài liệu thứ cấp
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
- Phương pháp so sánh, đánh giá
- Phương pháp phân tích, tổng hợp và các phương pháp khác….
6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài
Trên cơ sở những lý luận và thực tiễn của đề tài từ đó đưa ra những giải
pháp và khuyến nghị để huyện Vân Đồn có thể xem xét, vận dụng vào công tác
đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động
nông thôn, phát triển nguồn lao động chất lượng cao cho huyện Vân Đồn đến
2
năm 2020.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
tại huyện Vân Đồn.
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại
huyện Vân Đồn năm 2014 và trong 5 năm (2010-2014).
Chương 3: Các giải pháp và khuyến nghị về nâng cao công tác đào tạo
nghề cho lao động nông thôn tại huyện Vân Đồn đến năm 2020.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN
1.1. Khái quát chung về phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
Tên cơ quan: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Địa chỉ: Khu 5, Thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Số điện thoại: 033.3874.308.
1.1.1. Vị trí, chức năng
1. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn
thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề;
tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội; an toàn lao động; người có công; bảo trợ
xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới và
thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công, uỷ quyền của Uỷ
ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật.
2. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có
con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công
tác của Uỷ ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra,
thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Dự thảo, trình Uỷ ban nhân dân huyện ban hành các quyết định, chỉ thị
thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân huyện về lĩnh vực lao động người có
công và xã hội.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm Pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch, đề án, chương trình và các vấn đề khác về lao động, người có công và xã
hội sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt, ban hành; tổ chức thông tin tuyên
truyền, phổ biến giáo dục Pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của
ngành Laoo động thương binh xã hội.
3. Tổ chức thực hiện chương trình, giải pháp về việc làm trên cơ sở
chương trình về mục tiêu quốc gia về việc làm; thực hiện các quy định Pháp luật
4
về bảo hiểm thất nghiệp.
4. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách; Pháp luật của Nhà nước
về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
5. Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của Pháp
luật về dạy nghề.
6. Hướng dẫn việc việc thực hiện hợp đồng lao động, thực hiện chế độ
tiền lương, tiền công theo quy định của Pháp luật.
7. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Pháp luật về bảo
hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện theo thẩm quyền.
8. Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện chương trình quốc gia về bảo vệ lao
động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; tuần lễ quốc gia về an toàn lao động,
vệ sinh lao đông và phòng chống cháy nổ trên địa bàn huyện.
9. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của nhà nước đối với
người có công với cách mạng trên địa bàn.
10. Hướng dẫn việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với các đối
tượng bảo trợ xã hôi; Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo;
Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và các chương trình dự án, đề án
về trợ giúp xã hội.
Tổng hợp, thống kê về số lượng đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ
cân nghèo trên địa bàn huyện.
11. Hướng dẫn và thực hiện chương trình, kế hoạch hành động bảo vệ,
chăm sóc trẻ em trên địa bàn huyện; Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các
quy định của Pháp luật về bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
12. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và giải pháp
phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm.
13. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, chương trình, dự án, kế
hoạch về bình đẳng giới sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt , ban hành.
14. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Uỷ ban nhân dân các xã,
thị trấn về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
15. Tổ chức ứng dụng khoa học, công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ
5
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý Nhà nước và chuyên môn,
nghiệp vụ về lĩnh vực được giao.
16. Tổ chức việc kiểm tra thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người
có công và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng
phí trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của Pháp
luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân huyện.
17. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình
thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Uỷ ban nhân dân huyện và Sở
Lao động Thương binh Xã hội.
18. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độk, chính sách về
đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ
đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thộc phạm vi quản lý
theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, uỷ quyền của Uỷ ban nhân
dân huyện.
19. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách
được phân bổ theo quy định của Pháp luật và phân công, phân cấp của Uỷ ban
nhân dân huiyện và sở Lao động Thương binh Xã hội.
20. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân huyện giao và
theo quy định của Pháp luật.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và biên chế
1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có Trưởng phòng, Phó Trưởng
phòng và các công chức chuyên môn.
• Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân huyện, Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân huyện và trước pháp luật về việc thực hiện vhức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của cơ quan.
• Phó Trưởng phòn g giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một mặt
công tác; Khi Trưởng phòng đi vắng, một PhóTrưởng phòng được Trưởng
phòng uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của cơ quan, chịu trachs nhiệm trước
Trưởng phòng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công.
• Việc bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Uỷ ban
6
nhân dân huyện quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ do Uỷ ban
nhân dân tỉnh ban hành và theo quy định của pháp luật. Việc miễn nhiệm, cách
chức, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó
Trưởng Phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.
• Các công chức chuyên môn do Trưởng phòng phân công theo chức
năng, nhiệm vụ được giao.
1.1.3.2. Biên chế
Biên chế của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội do Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân huyện quyết định phân bổ trong tổng biên chế hành chính, sự
nghiệp của huyện được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao hàng năm.
Phân công nhiệm vụ cụ thể:
• Đồng chí Phạm Văn Bình – Trưởng Phòng: Chịu trách nhiệm trước Uỷ
ban nhân dân huyện về kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan theo chức năng
nhiệm vụ được giao. Nhiệm vụ cụ thể: Chỉ đạo điều hành chung mọi hoạt động
của cơ quan, trực tiếp phụ trách công tác người có công, công tác bảo trợ xã hội,
các chính sách xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội. Phụ trách công tác tổ chức
thi đua khen thưởng, thanh kiểm tra giải quyết, trả lời các đơn thư lien quan đến
công việc của phòng.Chủ tài khoản các tài khoản do phòng quản lý đăng ký tại
kho bạc.
• Đồng chí Trần Thị Tâm – Phó Trưởng phòng: Là người giúp Trưởng
phòng chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về
nhiệm vụ được phân công. Trực tiếp phụ trách công tác lao động, việc làm, dạy
nghề. Phụ trách công tác xoá đói giảm nghèo, công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ
em bình đẳng giới. Khi Trưởng phòng đi vắng được trưởng phòng uỷ nhiệm
điều hành các công việc của cơ quan.Tổng hợp và viết báo cáo công tác tháng,
quý, năm của cơ quan với văn phòng huyện uỷ, Hội động nhân dân, Uỷ ban
nhân dân huyện, Thống kê và ngành dọc cấp trên theo quy định.
Ngoài ra đảm nhiệm một số công việc của cơ quan, của cấp trên theo yêu
cầu của công việc.
• Đồng chí Trương Văn Quân: Theo dõi công tác lao động, việc làm, dạy
nghề, tiền lương tiền công, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, phòng chống tệ
7
nạn xã hội. Theo dõi việc thực hiện bộ Luật lao động đối với các Doanh nghiệp
và ngoài quốc doanh đóng trên địa bàn huyện kể cả nhà hàng có thuê mướn lao
động, công tác điều tra lao động theo thời điểm do ngành Lao động chỉ đạo.
Tổng hợp theo dõi các chương trình giải quyết việc làm. Giúp lãnh đạo phòng
xem xét xử lý các đơn thư khiếu nại tố cáo của tập thể, cá nhân liên quan đến
công tác Lao động – Việc làm.
Ngoài các nhiệm vụ trên có thể đảm nhiệm một số nhiệm vụ khác khi
được lãnh đạo phòng phân công.
• Đồng chí Nguyễn Thị Thảo: Theo dõi công tác bảo trợ xã hội, xoá đói
giảm nghèo. Tổng hợp danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng xã hội
theo quy định.
Ngoài các công việc trên còn đảm nhiệm một số công việc khác khi được
lãnh đạo giao.
• Đồng chí Đặng Thị Hồng Nhung: Theo dõi công tác Bảo vệ và chăm
sóc trẻ em, bình đẳng giới, xây dựng các chương trình mục tiêu về trẻ em. Theo
dõi hướng dẫn các xã, thị trấn quản lý các điểm vui chơi thanh thiếu niên. Kiêm
hành chính cơ quan, thủ quỹ cơ quan.
Ngoài các nhiệm vụ trên tuỳ theo tính chất công việc lãnh đạo có thể phân
công một số nhiệm vụ khác.
• Đồng chí Trần Thị Kim Duyên: Uỷ ban nhân dân Huyện điều động biệt
phái theo quy định số: 4098/QĐ-UBND ngày 29/11/2013 của Uỷ ban nhân dân
Huyện Vân Đồn. Tham mưu cho lãnh đạo giải quyết các thủ tục hành chính của
phòng tại Trung tâm Hành chính công.
• Đồng chí Trịnh Thị Nguyệt – Kế toán đơn vị: Kế toán các nguồn kinh
phí uỷ quyền, các nguồn kinh phí khác. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị
cá nhân thực hiện thu nộp quỹ đền ơn đáp nghĩa. Quản lý các nguồn kinh phí và
tài sản công theo quy định.
• Đồng chí Đặng Văn Tùng: Theo dõi công tác người có công, quản lý hồ
sơ, danh sách toàn bộ đối tượng người có công đang hưởng chế độ theo quy định
hiện hành. Tổng hợp danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng người
có công. Cùng với cán bộ quản trang quản lý nghĩa trang huyện và các Nhà bia
8
ghi tên liệt sỹ tại các xã. Giúp lãnh đạo xử lý các đơn thư khiếu nại tố cáo liên
quan đến chính sách người có công. Phối hợp cùng với kế toàn theo dõi chặt chẽ
việc tăng giảm hàng tháng các đối tượng chính sách, xây dựng kế hoạch vận
động quỹ đền ơn đáp nghĩa. Giúp lãnh đạo kiểm tra, hướng dẫn, giám sát cán bộ
thương binh cấp xã về thực hiện chính sách người có công.
Ngoài các nhiệm vụ trên có thể đảm nhiệm một số nhiệm vụ đột xuất khác
khi lãnh đạo giao.
1.1.4. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới
- Tham mưu cho giúp Uỷ ban nhân dân huyện về các lĩnh vực: lao động;
việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội; an toàn lao động;
người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng chống tệ nạn
xã hội; bình đẳng giới tại huyện Vân Đồn trong năm 2015.
- Tiếp tục hoàn hiện chương trình, giải pháp về việc làm trên cơ sở
chương trình về mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
- Xem xét xử lý các đơn thư khiếu nại tố cáo của tập thể, cá nhân liên
quan đến công tác Lao động – Việc làm địa bàn huyện.
- Tiếp tục kiểm tra giải quyết các chế độ, chính sách về lao động, người
có công và xã hội.
- Tiếp tục theo dõi công tác Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới,
xây dựng các chương trình mục tiêu về trẻ em, tổ chức các chương trình vui
chơi, học tập cho trẻ em trong dịp hè 2015.
- Tiếp tục theo dõi công tác bảo trợ xã hội, xoá đói giảm nghèo. Tổng hợp
danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng xã hội theo quy định.
- Tiếp tục theo dõi công tác lao động, việc làm, dạy nghề, tiền lương tiền
công, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn
huyện trong năm 2015.
- Báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện về các hoạt động: lao động; việc làm;
dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội; an toàn lao động; người có
công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng chống tệ nạn xã hội
trong 06 tháng năm 2015.
9
1.1.5. Các hoạt động về công tác quản trị nhân lực của phòng trong
thời gian tới
Hoạt động quản trị nhân lực là hoạt động quan trọng góp phần vào sự
thành công của một tổ chức, giúp cho tổ chức hoàn thiện hơn về bộ máy quản lý,
tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động của tổ chức.
Khâí quát hoạt động quản trị nhân lực tại Phòng Lao động – Thương binh
và Xã hội
- Công tác tuyển dụng nhân lực: Theo quy chế thi tuyển công chức của
Nhà nước
Do Phòng Lao động – Thương binh và Xã hộ là cơ quan hành chính nhà
nước, vì vậy mọi hoạt động tuyển dụng đều theo quy định của nhà nước về
tuyển dụng cán bộ, công chức phục vụ trong cơ quan nhà nước.
- Công tác phân tích công việc: công việc của cán bộ công chức được
phân công trách nhiệm rõ ràng theo từng mảng chuyên môn nghiệp vụ. Trưởng
phòng chịu trách nhiệm quản lý chung mọi hoạt động của phòng và chịu trách
nhiệm trước Uỷ ban nhân dân huyện về các nhiệm vụ được Uỷ ban nhân dân
huyện giao.
- Công tác bố trí sắp, xếp nhân lực
Cán bộ, công chức trong phòng được sắp xếp phù hợp với năng lực, trình
độ chuyên môn
- Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc
Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc được đánh giá qua số
lượng và chất lượng công việc hoàn thành được giao.
- Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Theo yêu cầu của công việc, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
huyện cử cán bộ trong phòng đi học lớp Chuyên viên chính do Uỷ ban nhân dân
tỉnh tổ chức, nhằm nâng cao trình độ, lý luận cho cán bộ quản lý để đáp ứng yêu
cầu của công việc và tổ chức.
- Công tác quản trị tiền lương và chế độ bảo hiểm
Chế độ trả lương và bảo hiểm cho cán bộ công chức của phòng theo quy
10
định của nhà nước về trả lương và các chế độ cho công chức.
- Công tác giải quyết quan hệ lao động
Thực hiện ký kết hợp đồng lao động đối với công chức làm theo hợp
đồng. Các chế độ nghỉ phép, nghỉ thai sản, … được thực hiện khoa học, không
ảnh hưởng tới hoạt động của tổ chức, vì vậy tránh được những mâu thuẫn trong
công việc và đời sống, tạo ra sự hài long, tâm lý thoải mái trong công việc.
- Chương trình tạo động lực cho người lao động
Cán bộ, công chức trong phòng luôn nhận được sự quan tâm, khuyến
khích, động viên của lãnh đạo. Cơ quan thường xuyên tổ chức các hoạt động văn
hoá, văn nghê, thể dục thể thao tổ chức các chuyến đi thăm quan, du lịch, nghỉ
dưỡng cho cán bộ, công chức đem lại sự thoải mái cuộc sống.
1.2. Cơ sở lý luận về đào tạo nghề
1.2.1. Lao động nông thôn và đặc điểm của lao động nông thôn
Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận của lao động xã hội bao gồm
toàn bộ những người lao động đang làm việc cho nền kinh tế quốc dân và những
người có khả năng lao động nhưng chưa tham gia hoạt động trong nền kinh tế
quốc dân thuộc khu vực nông thôn. Cụ thể hơn, nguồn lao động nông thôn bao
gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên sống ở nông thôn đang làm việc trong
các ngành, lĩnh vực: nông, lâm ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ hoặc
các ngành phi nông nghiệp khác và những người trong độ tuổi lao động có khả
năng lao động nhưng hiện tại chưa tham gia hoạt động kinh tế.
Đặc điểm của người nông dân và lao động nông thôn nước ta là cần cù,
chịu khó, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới để cải tạo thiện nhiên, giúp cho hoạt
động nông nghiệp của mình. Tuy nhiên, một trong những nhược điểm của lao
động nông thôn trong giai đoạn hiện nay là làm việc manh mún, do tập quán làm
việc theo cảm tính dẫn đến người nông dân không có định hướng phát triển hoạt
động nông nghiệp rõ ràng nếu như không có sự tư vấn chi tiết của các cơ quan
chuyên môn, của những người có kinh nghiệm. Thiếu việc làm, không tìm được
việc làm, thời gian nhàn rỗi, phần lớn chưa có nghề và chưa được đào tạo nghề
là những đặc trưng cơ bản của lao động nông thôn. Chính đặc điểm của người
11
lao động như trên làm cho vai trò đào tạo nghề càng trở nên qquan trọng, quyết
định sự thành công của việc hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và thành công
của xây dựng nông thôn mới nói riêng.
1.2.2. Các khái niệm về đào tạo nghề và đặc trưng của đào tạo nghề
Theo Điều 5, Luật dạy nghề thì đào tạo nghề được khái niệm là: “hoạt
động dạy và học nhằm trang bị những kiến thức, kĩ năng và thái độ nghề nghiệp
cần thiết cho người học nghề để có thể tìm đượcviệc làm và tự tạo việc làm sau
khi hoàn thành khoá học.”
Như vậy, đào tạo nghề có những đặc trưng cơ bản sau:
- Đào tạo nghề bao gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau, đó là:
+ Dạy nghề: “Là quá trình giáo viên truyền bá những kiến thức về lý
thuyết và thực hành để các học viên có được một trình độ kỹ năng, kỹ xảo, sự
khéo léo, thành thực nhất về một nghề nghiệp.”
+ Học nghề: “Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực
hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định.”
- Đào tạo nghề cho người lao động là giáo dục kỹ thật sản xuất cho người
lao động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn bao gồm đào tạo nghề mới,
đào tạo nghề bổ sung, đào tạo lại nghề.
Các hình thức đào tạo nghề:
- Kèm cặp trong sản xuất.
- Đào tạo nghề ở các trường chính quy.
- Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.
1.2.3. Ý nghĩa đào tạo nghề cho lao dộng nông thôn
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn có tầm quan trọng đặc biệt vừa có
tính nhân văn vừa có tính xã hội rất cao, có vai trò quan trọng đối với việc phate
triển vốn con người, nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Đào tạo nghề là một trong những giải pháp
đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhằm đào tạo nguồn nhân lực,
phát triển nhanh đội ngũ lao động kỹ thuật trực tiếp, phục vụ công nghiệp hoá –
12
hiện đại hoá; góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Thực tiễn quá trình phát triển
kinh tế tại Việt Nam, khi lao động nông thôn được sử dụng tốt thì kinh tế phát
triển nhanh và bền vững, tránh rơi vào “cái bẫy” đẩy nhanh công nghiệp hoá,
không chú trọng đến phát triển nông nghiệp, nông thôn đã có những thời điểm
rơi vào tình trạng khó khăn, gây lãng phí sức lao động nông thôn và kéo theo hệ
quả thu nhập của lao động nông thôn thấp, mất ổn định xã hội. Vì vậy, đào tạo
nghề và năng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nói chung và lao động
nông thôn nói riêng là yêu cầu cấp bách của nền kinh tế đào tạo nghề được coi là
quốc sách hàng đầu.
1.2.4. Nội dung của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.2.4.1. Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề và nhu
cầu học nghề của người lao động
- Thứ nhất, cần phải triển khai các hoạt động điều tra, khảo sát nhu cầu sử
dụng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề trong các ngành kinh tế, vùng kinh tế và
từng địa phương.
- Thứ hai, đồng thời với việc nắm thông tin về nhu cầu sử dụng lao động,
cần thiết phải khảo sát nhu cầu học nghè của đối tượng, nghĩa là cần có sự phân
nhóm đối tượng để tổ chức khoá đào tạo phù hợp. Hơn nữa cũng phải khảo sát
đặc điểm và thói quen canh tác của nông dân ở các vùng miền khác nhau để có
các hình thức đào tạo phù hợp.
1.2.4.2. Xác định ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn
Dựa trên kết quả điều tra nhu cầu sử dụng lao động nông thôn qua đào tạo
nghề và nhu cầu của các dối tượng lao động nông thôn học nghề, trên cơ sở
phân tích các yếu tố về kinh tế xã hội, đặc điểm của lao động nông thôn theo
từng vùng miền và từng thời điểm khác nhau để xác định ngành nghề đào tạo
cho lao động nông thôn, nhằm tạo cơ hội tìm được việc làm bao gồm cả việc
làm tự tạo và việc làm nhận lương, làm công.
1.2.4.3. Lựa chọn phương thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Để nâng cao hiệu quả đào tạo, việc tổ chức các khoá học với các hình
thức và phương thức khác nhau đối với lao động nông thôn rất quan trọng. Đào
13
tạo nhề cho lao động nông thôn có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau như tại các cơ sở dạy nghề; đào tạo nghề theo đơn đạt hàng của các tập
đoàn, Tổng công ty; đào tạo nghề lưu động (tại các xã, thôn, bản); đào tạo nghề
tại các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ; đào tạo nghề
gắn với các vùng chuyên canh, làng nghề;… Phương thức đào tạo cũng cần phải
đa dạng hoá, phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện của từng vùng
miền…, như đào tạo tập trung tại các cơ sở dạy nghề đối với những nông dân
chuyển đổi nghề nghiệp (trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, cao đẳng nghề,
các trường khác có tham gia dạy nghề,…); đào tạo nghề lưu động cho nông dân
làm nông dân hiện đại tại các làng, xã, thôn, bản; đào tạo tại nơi sản xuất….
1.2.4.4. Đánh giá kết quả đào tạo
Kết quả của việc đánh giá kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn là
đào tạo gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Đây là vấn đề cốt lõi
đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là đối với nhóm lao động cânf
phải chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp, công nghiệp. Nếu không gắn dạy
nghề được với việc làm thì người nông dân sẽ không tham gia học nghề nữa và
nguồn lực xã hội sẽ bị lãng phí. Do đó, trong quá trình đào tạo nghề rất cần thiết
có sự kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiêp, các cơ sở sản xuất để họ một mặt
tham gia vào quá trình đào tạo; mặt khác có thể tạo cơ hội cho người học được
tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp từ khi còn học và sau khi học
nghề xong là có thể làm được việc ngay với nghề nghiệp của mình.
1.2.3. Một số yếu tố tác động đến quá trình đào tạo nghề cho lao động
nông thôn nước ta hiện nay
1.2.3.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên các vùng có tác động đến sự phân bố lao động, chất
lượng lao đông từ đó ảnh hưởng tới đào tạo nghề. Điều kiện tự nhiên, khí hậu,
thời tiiết đã tạo ra các đặc điểm con người giữa các địa phương, vùng, miền như
lao động thuộc các dân tộc khác nhau, lao động ở các vùng sinh thái khác nhau,
lao động ở đồng bằng, miền núi, hải đảo, … đều có những đặc trưng về tập
quán, phương thức khác nhau. Tất cả các yếu tố về điều kiện tự nhiên đều ảnh
14
hưởng đến việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức, danh mục đào tạo
nghề…
1.2.3.2. Quy mô, chất lượng lao động nông thôn
Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông đạt hiệu quả, lao động nông
thôn cần có một điều kiện đó là phải có một trình độ học vấn nhất định. Điều
kiện này có sự khác biệt đáng kể giữa các ngành nghề đào tạo mà người lao
động mong muốn học cho bản thân. Như đối với đào tạo nghề trong lĩnh vực
nông nghiệp, điều kiện học vấn chỉ đòi hỏi ở mức độ tốt nghiệp THCS (chiếm
64%), nhưng đối với ngành công nghiệp và dịch vụ thì điều kiện về học vấn cao
hơn, tối thiểulà tốt nghiệp THPT (chiếm 61%), đối với việc làm trong ngành
dịch vụ thì điều kiện đòi hỏi về học vấn cao nhất (gần 81% yêu cầu tối thiểu tốt
nghiệp THPT).
1.2.3.3. Cơ sở vật chất cho đào tạo nghề và đội ngũ giáo viên dạy nghề
Do đặc điểm của giáo dục nghề nghiệp với phương châm lấy thực hành
rèn luyện kỹ thuật tay nghề và kỹ năng cho người học là chủ yếu nên cơ sở vật
chất và trang thiết bị phục vụ cho đào tạo nghề là điều kiện quan trọng để kế
hoạch đào tạo nghề đạt được mục tiêu cao nhất. Song song với điều kiện về xây
dựng chương trình, kế hoạch đào tạo và điều kiện cơ sở vật chất thì các điều
kiện lien quan đến đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý tại các cơ sở dạy nghề là
quan trọng, bởi họ là chủ thể trong quá trình dạy nghề, truyền thụ kiến thức, sử
dụng phương tiện, cơ sở vật chất, xây dựng chương trình đào tạo nghề …
1.2.3.4. Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
Có tác động rất lớn đến phát triển đào tạo nghề, phải đào tạo một đội ngũ
lao động nông thôn rất lớn do tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề ở
nông thôn,do quá trình đô thị hoá. Chiến lược đào tạo cùng lúc phải đáp ứng hai
yêu cầu là vừa đào tạo hoàn toàn mới, chuyển đổi ngành nghề đối với lao động
trước đây ggọ là nông dân, để cung ứng cho các nhà máy, dịch vụ công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, đồng thời phải đào tạo đội ngũ lao đông nông thôn có trình
độ cao để đáp ứng, tiếp cận các ngành nghề mới xuất hiện áp dụng công nghệ
sinh học, các loại giống mới và đào tạo nghề để xuất khẩu lao động.
15
1.2.3.5. Chính sách của Nhà nước
Dưới tác động của hệ thống chính sách liên quan đến công tác dạy nghề
đã làm cho mạng lưới dạy nghề bước đàu xã hội hoá, năng động linh hoạt, gắn
đào tạo với sử dụng lao động. Hệ thống chính sách đã quan tâm đến người học,
nhất là những người nghèo, người dân tộc, khu vực nông thôn và nông nghiệp
và các vùng đặc biệt khó khăn. Lao động qua đào tạo nghề đang từng bước đáp
ứng yêu cầu của thị trường lao động. Như vậy các hệ thống chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước đã góp phần mở rộng qui mô các cơ sở dạy nghề
với các loại hình khác nhau, đã hỗ trợ cho lao động nông thôn tham gia học nghề
với các đối tượng được ưu đãi, từ đó góp phần nâng cao nhận thức của người
dân trong việc tham gia học nghề.
1.2.4. Kinh nghiệm của các nước và một số địa phương trong nước về
phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nghề
Qua kinh nghiệm của một số nước: Malaysia, Nhậ Bản và Hàn quốc cho
thấy phát triển đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn
nói riêng luôn được Chính phủ các nước quan tâm đặc biệt với vai trò là một
thành tố chính trong Chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Qua đó Việt Nam
cũng cần nghiên cứu để vận dụng một cách hợp lý một số bài học kinh nghiêm
của các nước như:
- Chính phủ các nước có chính sách nhất quán và đồng bộ về đào tạo nghề
lồng ghép trong Chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Phân cấp rõ ràng về quản
lý đào tạo nghề theo ngành học và theo vùng địa lý để đảm bảo tính chủ động
của các cơ quan quản lý đồng thời tạo ra sự linh hoạt cho hoạt động đào tạo
nghề tại các vùng, địa phương theo quy hoạch tổng thể của cả nước.
- Phát triển nguồn đào tạo nghề được nhất quán từ khâu đào tạo, sử dụng,
bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đảm bảo cân bằng cung
cầu lao động trên thị trườngtheo các ngành kinh tế cũng như theo vùng địa lý.
- Kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo với thực
hành tại nơi sử dụng lao động, gắn kết chặt chẽ giữa “học” và “hành”, đào tạo
16
theo địa chỉ, gắn chặt với nhu cầu của nơi sử dụng lao động.
1.2.4.2. Kinh nghiệm trong nước
Hiện nay ở nhiều địa phương đã có những mô hình đào tạo nghề rất linh
hoạt. Tuy nhiên, hiện tại chủ yếu vẫn là các mô hình đào tạo nghề truyền thống
như đào tạo nghề tại cơ sở đào tạo, đào tạo nghề tại doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất. Ngoài ra đối với một số khoá học ngắn ngày được tổ chức dưới dạng
hướng dẫn, tập huấn phổ biến kiến thức và tiến bộ khoa học kĩ thuật.
17
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG NĂM 2014 VÀ
TRONG 5 NĂM (2010-2014) TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN
Huyện Vân Đồn có 12 đơn vị hành chính gồm thị trấn Cái Rồng và 11 xã:
• 6 xã trên đảo Cái Bầu và các đảo nhỏ trong vùng biển phụ cận đảo Cái
Bầu, ở phía Tây Bắc của huyện, là các xã: Đông Xá, Hạ Long, Bình Dân, Đoàn
Kết,Đài Xuyên, Vạn Yên;
• 5 xã thuộc tuyến đảo Vân Hải vòng ra ngoài khơi, ôm lấy rìa phía đông
của vịnh Bái Tử Long, là các xã: Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Bản
Sen, Thắng Lợi.
Vân Đồn là một quần đảo vòng quanh phía Đông và Đông Bắc vịnh Bái
Tử Long, nhưng lại nằm ở phía Đông và Đông Nam của tỉnh Quảng Ninh. Nó
gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo lớn nhất Cái Bầu, diện tích chiếm khoảng non
nửa diện tích đất đai của huyện, trước có tên là Kế Bào, ở phía Tây Bắc huyện
nằm kề cận đất liền lục địa, cách đất liền bởi lạch biển Cửa Ông và sông Voi
Lớn. Trong địa phận xã Vạn Yên còn có đảo Chàng Ngo cũng tương đối lớn.
Huyện lỵ là thị trấn Cái Rồng, nằm trên đảo Cái Bầu, cách thành phố Hạ Long
khoảng 50 km, cách Cửa Ông 7 km (theo đường tỉnh lộ 334 qua cầu Vân Đồn và
bến phà Tài Xá). Tuyến đảo Vân Hải, nằm ở rìa phía Đông Nam của huyện, gồm
các đảo lớn như: Trà Bàn, Cao Lô, Quan Lạn, Đông Chén, Thẻ Vàng, Ngọc
Vừng, Cảnh Tước, … và một loạt các đảo nhỏ khác, thành bức bình phong che
chắn ngoài khơi vịnh Bái Tử Long. Diện tích đất đai xã Bản Sen chiếm nửa già
diện của đảo Trà Bản, đảo lớn thứ hai trong huyện, cùng với đảo Đông Chén và
các đảo nhỏ lân cận.
Huyện Vân Đồn có các phía Tây Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và
Đông Bắc giáp vùng biển huyện Đầm Hà, phía Tây giáp thành phố cẩm Phả,
ranh giới với các huyện thị trên là lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn, phía
đông giáp vùng biển huyện Cô Tô, phía Tây Nam giáp vịnh Hạ Long, thành phố
Hạ Long, và vùng biển Cát Bà thuộc Thành phố Hải Phòng, phía Nam là vùng
biển ngoài khơi vịnh Bắc Bộ.
18
Huyện Vân Đồn có diện tích tự nhiên 551,3 km² . Trong tổng số 600
hòn đảo thuộc huyện thì có hơn 20 đảo có người ở. Lớn nhất là đảo Cái Bầu
rộng 17.212 ha, ở giáp địa phận thành phố Cẩm Phả. Các đảo đều có địa hình
núi đá vôi, thường chỉ cao 200 ÷ 300 m so với mặt biển, có nhiều hang
động Karst. Cũng giống như tất cả các đảo trong vịnh Bắc Bộ các đảo của huyện
Vân Đồn vốn trước kia là các đỉnh núi của phần thềm lục địa, ở vị trí Tây Bắc
vịnh Bắc bộ, phần kéo dài của dãy núi Đông triều. Sau thời kỳ biển tiến, hình
thành vịnh Bắc Bộ, các đỉnh núi này còn sót lại, nằm nổi trên mặt biển thành các
đảo độc lập thuộc hai vùng của vịnh Bắc Bộ là vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ
Long. Các đảo thuộc huyện Vân Đồn chỉ là một phần trong quần đảo Tây Bắc
vịnh Bắc Bộ.
Do địa hình là quần đảo chủ yếu là các đảo nhỏ, lại là núi đá vôi, nên
trong toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện, diện tích đất liền không lớn, chủ yếu
là diện tích mặt biển. Huyện đảo Vân Đồn có 68% diện tích đất tự nhiên trên các
đảo là rừng và đất rừng. Trên các đảo không có sông ngòi lớn mà chỉ có vài con
suối trên những đảo lớn. Người dân địa phương thường gọi các eo biển giữa các
đảo với nhau và với đất liền là sông như: sông Voi Lớn nằm giữa đảo Cái Bầu
với đất liền, sông Mang ở đảo Quan Lạn. Trên địa bàn huyện có hai hồ nhỏ là hồ
Vồng Tre và hồ Mắt Rồng.
Dân số huyện Vân Đồn vào khoảng 43.000dân, tập trung chủ yếu ở thị
trấn Cái Rồng và các xã Đông Xá, Hạ Long, Quan Lạn.(năm 2009)
Nền kinh tế của Vân Ðồn chủ yếu là kinh tế biển và khai thác khoáng
sản bao gồm: nuôi trồng và đánh bắt hải sản, trồng và khai thác lâm nghiệp, dịch
vụ du lịch biển, khai thác than, đá vôi, cát trắng, sắt, vàng sa khoáng. Nông
nghiệp trồng trọt thì nhỏ bé. Kinh tế lâm nghiệp suy giảm do khai thác cạn kiệt,
tốc độ trồng lại rừng không theo kịp tốc độ khai thác.
Vùng biển của huyện có nhiều chủng loại hải sản quý như: tôm he, cá
mực, sá sùng, cua, ghẹ, ngọc trai, bào ngư... Nghề khai thác hải sản có từ lâu
đời, song chủ yếu là đánh bắt trong lồng bè và ven bờ, chỉ từ năm 1995 tới nay
mới phát triển đánh bắt xa bờ. Việc nuồi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nghề nuôi
19
cấy ngọc trai, từ năm 1990 mới phát triển mạnh. Sản lượng hải sản đánh bắt và
nuôi trồng vào đầu những năm 1990 tăng từ 2-3 nghìn tấn/năm lên 5-6 nghìn
tấn/năm.
Công nghiệp khai khoáng gồm: than đá đã được khai thác từ thời Pháp
thuộc ở mỏ than Kế Bào. Trữ lượng hiện còn khoảng 107 triệu tấn. Mỏ quặng
sắt Cái Bầu có trữ lượng lớn khoảng 154.000 tấn. Mỏ cát trắng Vân Hải có trữ
lượng trên 13 triệu tấn, hiện đang khai thác với sản lượng 20.000 tấn/năm. Vàng
sa khoáng và vàng trong đới quặng sắt có ở đảo Cái Bầu.
Huyện đảo Vân Ðồn, nằm ôm trọn vùng vịnh Bái Tử Long, có nhiều đảo
đá vôi và những hang động đẹp, lại nối liền với vịnh Hạ Long, di sản thế giới.
Các xã đảo tuyến ngoài giáp vịnh Hạ Long (tuyến đảo Vân Hải) có nhiều bãi
tắm đẹp, nhiều hải sản ngon, khí hậu trong lành và những di tích lịch sử văn hóa,
có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế dịch vụ du lịch.
Rừng trên nhiều đảo xưa kia có nhiều lâm sản quý, trong đó có nhiều loại
cây gỗ quý như gỗ lim, gỗ táu, gỗ nghiến, gỗ mun... nhưng đang cạn kiệt do tốc
độ khai thác cao hơn tốc độ tái sinh. Cây gỗ mần lái là lâm sản đặc hữu ở đây.
Đình làng Quan Lạn được làm hoàn toàn từ loại gỗ này. Trong rừng có nhiều
chim thú quý (khỉ lông vàng, vẹt đầu bạc, đại bàng đất, công trĩ, hươu sao...),
nhiều loài có số lượng không nhiều được ghi vào sách đỏ thế giới. Nhưng ngày
nay, lâm sản đã suy giảm nghiêm trọng: Rừng Ba Mùn là một khurừng nguyên
sinh từng được quy định là vườn quốc gia, nhưng sau bị khai thác bừa bãi đã suy
giảm thể chất. Để thay thế và nâng cấp phạm vi bảo vệ nguồn sinh quyển quý
hiếm, Chính phủ quy định toàn bộ rừng nguyên sinh trên các đảo vùng vịnh Bái
Tử Long (kể cả các đảo thuộc thành phố Cẩm Phả và thành phố Hạ Long) mới
được gọi là vườn quốc gia, đó là vườn quốc gia Bái Tử Long. Toàn huyện có
trên 2.000 ha rừng trồng chủ yếu là rừng thông, sa mộc, bạch đàn. Việc trồng
rừng này không thể khôi phục hoàn toàn sự đa dạng sinh học đã mất do khai
thác rừng nguyên sinh, mà chỉ phần nào cải thiện cảnh quan môi trường.
Ðất nông nghiệp của toàn huyện rất hẹp (1.242 ha) trong đó: đất trồng lúa
chưa đến 600 ha, và gần 100 ha cây ăn quả. Ðất nông nghiệp lại là đất bạc màu,
20