Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Báo cáo kiến tập quản trị nhân lực: Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.88 KB, 46 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian kiếp tập vừa qua, để có thể hoàn thành tốt báo cáo kiến
tập, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ
của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Lãnh đạo khoa, các thầy
giáo, cô giáo Khoa Tổ chức và quản lý nhân lực – Trường Đại học Nội vụ Hà
nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong quá trình kiến tập.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Phòng Lao động – Thương binh và
xã hội huyện Hiệp hòa, các anh chị là chuyên viên của phòng, đã tạo điều kiện
giúp đỡ em trong quá trình kiến tập tại phòng.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy Nguyễn Văn Tạo –
Giảng viên khoa Tổ chức và quản lý nhân lực, cùng Phó trường phòng Lao động
– thương binh và xã hội huyện Hiệp Hòa – Ông Ngô Văn Trung đã tận tình
hướng dẫn em trong quá trình kiến tập ngành nghề.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã cổ vũ, khích lệ, tạo điều kiện
cho em hoàn thành báo cao thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................1
MỤC LỤC............................................................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài...........................................................................................................1
2.Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................1
3.Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................................1
4.Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................2
5.Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................2
6.Ý nghĩa, đóng góp của đề tài........................................................................................3
7.Kết cấu của đề tài......................................................................................................... 3



PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................4
CHƯƠNG I..........................................................................................................4
TỔNG QUAN “PHÒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH& XÃ HỘI
HUYỆN HIỆP HÒA TỈNH BẮC GIANG” VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ “
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN”...................................4
1.1Khái quát chung về phòng Lao động – Thương binh & xã hội huyện Hiệp hòa tỉnh
Bắc Giang........................................................................................................................ 4
1.1.1Đặc điểm, tình hình chung của phòng Lao động - TB & XH.....................................4
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức của Phòng Lao động
TB&XH huyện Hiệp Hòa:.................................................................................................5
1.2 Cơ sở lý luận về “ đào tạo nghề cho lao động nông thôn”..........................................7
1.2.1Một số khái niệm......................................................................................................7
1Khái niệm nghề.............................................................................................................. 7
2 Khái niệm đào tạo nghề................................................................................................8
3Lao động và lao động nông thôn....................................................................................9
1.2.1.3 Khái niệm việc làm.............................................................................................10
3.2.1Nội dung công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.......................................11

CHƯƠNG II.......................................................................................................14
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN HUYỆN HIỆP HÒA TỈNH BẮC GIANG..........................................14
2.1 Các yếu tổ ảnh hưởng tới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn..............14
2.1.1 Điều kiện tự nhiên................................................................................................14
2.1.2 Kinh tế - xã hội.....................................................................................................16


2.1.3 Dân số và lao động..............................................................................................18
2.2 Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
hiện nay......................................................................................................................... 19

2.2.1 Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn....................................................19
2.2.2 Thực trạng về mạng lưới cơ sở đào tạo nghề.......................................................22
2.2.3 Hệ thống cơ sở vật chất hỗ trợ đào tạo................................................................23
2.2.4 Ngành nghề và hình thức đào tạo tại địa phương................................................28
2.3 Đánh giá chung về kết quà đào tạo..........................................................................30
2.3.1 Kết quả đạt được..................................................................................................30
2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân.........................................................................................32

CHƯƠNG III.....................................................................................................33
GIẢI PHÁP VÀ KHUYÊN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN HIỆP HÒA..................33
TỈNH BẮC GIANG...........................................................................................33
3.1.1Các giải pháp từ phía Nhà nước, chính quyền địa phương...................................33
3.1.2 Phát triền mạng lưới đào tạo nghề........................................................................34
3.1.3 Nâng cao năng lực đào tạo tại các cơ sở dạy nghề..............................................35
3.1.4 Đào tạo nghề gắn liền với việc làm cho lao động..................................................36
3.1.5 Đa dạng hóa hình thức đào tạo nghề....................................................................38
3.1.6 Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề.............................................38
3.2 Khuyến nghị............................................................................................................ 39

PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................40
DANH MỤC TÀO LIỆU THAM KHẢO........................................................43


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đang là vấn đề
được Đảng và Nhà nước đặt biệt quan tâm. Giải quyết việc làm còn là vấn đề
nóng bỏng cấp thiết của từng ngành, từng địa phương, từng gia đình. Vấn đề lao
động việc làm có ảnh hưởng to lớn đến việc hiện đại hóa của Huyện Hiệp Hòa.

Giải quyết được việc làm cho người lao động sẽ thúc đẩy sự phát triển của kinh
tế - xã hội. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, nhu
cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi lực lượng lao động đáp ứng đủ về
số lượng, đảm bảo về chất lượng. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động
là hoạt động thường xuyên, đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là với lao động
nông thôn.
Hiện nay, do được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính quyền huyện
Hiệp Hòa, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với
giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo có nhiều biến chuyển. Công tác đào
tạo – giải quyết việc làm đã và đang đạt được những chuyển biến tích cực, góp
phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong toàn huyện. Tuy nhiên, việc đào tạo
nghề còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại, trên cơ sở đó cùng với sự hướng dẫn của
Khoa Tổ chức và quản lý nhân lục, em lựa chọn đề tài “ Công tác đào tạo nghề
cho lao động nông thôn huyện Hiệp hòa - Tỉnh Bắc Giang”, đề tài phân tích
thực trạng và đưa ra hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề
cho lao động nông thôn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá, phân tích nghiên cứu, nguồn lao động có nhu cầu đào
tạo, tình hình thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện
Hiệp Hòa, để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho
lao động nông thôn trên toàn huyện.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề tài cần thực hiện những mục tiêu sau:
Một là: hệ thống hóa các cơ sở lý luận về đào tạo nghề cho lao động nông
1


thôn.
Hai là: Quan sát, phân tích, đánh giá đúng đắn về thực trạng công tác đào
tạo nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng, liên hệ với việc

giải quyết việc làm.
Ba là: Từ việc phân tích thực trạng, đề xuất những giải pháp giúp nâng cao
chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Hiệp Hòa.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu những nội dung chủ yêu như
Hệ thống hóa các cơ sở lý luận, các khái niệm liên quan tới công tác đào
tạo nghề cho lao động nông thôn.
Nội dung hình thức đào tạo nghề, từ đó phân tích thực trạng đào tạo nghề
cho lao động nông thôn.
Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Về phạm vi không gian
Đề tài tập chung nghiên cứu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện
Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang.
- Về phạm vi thời gian
Đề tài phân tích tình hình đào tạo nghề, nghiên cứu công tác đào tạo nghề
cho lao động nông thôn chủ yếu ở năm 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở quan điểm duy vật biên chứng của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng kết hợp cả
phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu thứ cấp, phương pháp so sánh, phân tích,
giải thích, quan sát.
Phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu thứ cấp được tác giả sử dụng trong
nghiên cứu thông qua việc thu thập và xử lý các dữ liệu có sẵn trong các công
trình nghiên cứu của các tác giả khác. Phương pháp này được tác giả sử dụng cụ
thể thông qua việc thu thập dữ liệu từ Website của Đảng, Nhà nước, Bộ Lao
động – Thương binh & Xã hội.., các báo cáo sơ kết, tổng kết và số liệu của bộ
phận Quản lý việc làm,; số liệu thống kê của Phòng Dân số, Tài chính – kế
hoạch. Tuy nhiên, trong khuôn khổ có hạn cả về thời gian và năng lực nghiên
cứu của sinh viên, tác giả chỉ sử dụng một số phương pháp đặc thù và phù hợp
với đối tượng nghiên cứu, gồm: phương pháp quan sát và phương pháp so sánh,

2


phân tích.
6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài
Về lý luận: Đề tài làm rõ cơ sở lý luận thông qua nghiên cứu khái niệm, đặc
điểm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Từ đó, đề tài thống nhất khung lý
thuyết làm cơ sở cho việc phân tích công tác đào tạo nghề cho lao động nông
thôn.
Về thực tiễn: Từ hệ thống cơ sở lý luận, phân tích thực trạng đào tạo nghề
cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hiệp Hòa hiện này, đánh giá đúng về
các vẫn đề đào tạo. Đề xuất giải pháp, khuyến nghị với cơ quan chức năng giúp
nâng cao chất lượng đào tạo.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài “ Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Hiệp Hòa
Tỉnh Bắc Giang” gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về Phòng Lao động – thương binh và xã hội huyện
Hiệp Hòa và cơ sở lý luận về “ đào tạo nghề cho lao động nông thôn”
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động
nông thôn huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc giang

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN “PHÒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH& XÃ HỘI
HUYỆN HIỆP HÒA TỈNH BẮC GIANG” VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ “

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN”
1.1

Khái quát chung về phòng Lao động – Thương binh & xã hội

huyện Hiệp hòa tỉnh Bắc Giang
1.1.1 Đặc điểm, tình hình chung của phòng Lao động - TB & XH
- Sơ lược về sự hình thành và phát triển của phòng Lao động - TB& XH
huyện Hiệp Hoà:
Năm 1987 thực hiện Quyết định số 227/HĐBT (nay là TTCP) ngày
29/12/1987 về việc sắp xếp, tổ chức, tinh giảm biên chế ở các cơ quan hành
chính sự nghiệp. Trong đợt sắp xếp này 3 phòng: Tổ chức chính quyền, lao động
và TBXH được sát nhập thành phòng Tổ chức - LĐTBXH. Thời gian đầu còn
nhiều khó khăn phức tạp nhưng đội ngũ cán bộ của phòng luôn phấn đấu không
phụ sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân từ đó phòng dần đi vào nề
nếp ổn định.
Tháng 01 năm 1988 UBND tỉnh Bắc Giang đã có quyết định tách phòng
Tổ chức - LĐTBXH thành 2 phòng tổ chức chính quyền và Phòng LĐTBXH.
Mặc dù có sự thay đổi nhưng các cán bộ vẫn cố gắng để tiếp nhận và xử lý nhu
cầu, nguyện vọng của người dân một cách kịp thời.
Theo tinh thần Nghị định 12/CP của Chính phủ tháng 11 năm 2001,
UBND tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện do vậy Phòng
Tổ chức chính quyền lại được sát nhập với Phòng LĐTBXH thành Phòng Tổ
chức - LĐTBXH.
Ngày 1/3/2005 theo NĐ 172 ngày 29/9/04 của Chính phủ và Quyết định
140 ngày 29/12/2004 của UBND tỉnh Bắc Giang đổi tên phòng TC - LĐTBXH
thành phòng LĐ TBXH chịu sự quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của Sở
LĐTBXH và Sở Nội vụ.
Ngày 04/02/2008 theo Nghị định số 14/2008/NĐ- CP và Quyết định số 21
4



ngày 31/3/2008 của UBND tỉnh Bắc Giang đổi tên phòng Nội vụ- Lao động
TBXH thành phòng Lao động thương binh và xã hội kể từ ngày 01/5/2008 và
chịu sự quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của sở Lao động TB&XH.
Như vậy trải quả hơn 20 năm tái lập và phát triển phòng LĐTBXH đã ổn
định đội ngũ nhân sự, hoạt động hiệu quả cao, góp sức cho quê hương Hiệp Hòa
ngày một phát triển hơn.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức của Phòng
Lao động TB&XH huyện Hiệp Hòa:
-

Chức năng:

Phòng LĐTBXH Hiệp Hòa là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND
huyện có chức năng tham mưu giúp huyện uỷ, UBND huyện thực hiện quản lý
nhà nước về công tác chính sách xã hội, bảo trợ xã hội, giới thiệu việc làm
XKLĐ, Phòng LĐ TBXH chịu sự chỉ đạo của Sở LĐ TBXH tỉnh Bắc Giang về
chuyên môn nghiệp vụ và chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước.

- Nhiệm vụ:
Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh,
huyện, hướng dẫn của Sở LĐTBXH, xây dựng trình UBND huyện, phương
hướng nhiệm vụ công tác LĐTBXH trên địa bàn huyện và triển khai thực hiện
phương hướng, nhiệm vụ đã được quyết.
Hướng dẫn chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan để hướng dẫn thực
hiện pháp luật , chính sách, chế độ về lĩnh vực hoạt động, tiền lương, tiền công,
việc làm, bảo hộ lao động, điều kiện lao động, nghĩa vụ lao động công ích, di
dân phát triển vùng kinh tế mới, chương trình xoá đói giảm nghèo.

Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách chế độ đối
với thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người và gia đình có công với cách mạng,
quân nhân phụ viên chuyên ngành, người tàn tật trẻ mồ côi, người già yếu không
có thân nhân chăm sóc, người gặp khó khăn hiểm nghèo, các nạn nhận chiến
tranh và các hoạt động xã hội cần có sự trợ giúp của nhà nước và xã hội. Kiểm
tra việc thực hiện chế độ BHXH cho đối tượng chính sách thuộc diện quản lý.
5


Quản lý chỉ đạo các cơ sở sự nghiệp lao động TBXH trên địa bàn: Nhà
bảo trợ xã hội, đơn vị dạy nghề, dịch vụ việc làm, cơ sở sản xuất của thương
binh và người tàn tật, các cơ sở giáo dục chữa trị người cai nghiện ma tuý, mại
dâm.
Quản lý các nguồn kinh phí về lĩnh vực LĐTBXH của huyện theo quy
định quản lý các nghĩa trang liệt sỹ, các công trình bia ghi công liệt sỹ ở huyện.
Phối hợp với các ngành các đoàn thể trên địa bàn huyện chỉ đạo xây dựng
phong trào toàn dân, chăm sóc giúp đỡ các đối tượng chính sách xã hội, các hình
thức chăm sóc đời sống vật chất tinh thần, thăm hỏi động viên thương bệnh
binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng.
Phối hợp chỉ đạo thực hiện chương trình phòng chống các tệ nạn xã hội
trước hết là tệ nạn mại dâm, ma tuý.
Thực hiện kiểm tra, thanh tra Nhà nước trên địa bàn huyện về việc chấp
hành pháp luật, chính sách thuộc lĩnh vực LĐ - TBXH.
Xem xét quyết định kịp thời các đơn thư khiếu nại và tố cáo của công dân
về lĩnh vực Lao động -TBXH.
Tổ chức sơ kết và tổng kết các mặt công tác LĐ-TBXH hàng năm và từng
thời kỳ.
Đề nghị khen thưởng các tổ chức cá nhân có thành tích trong công tác
LĐ TBXH. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác
LĐ - TBXH trên địa bàn huyện.

- Hệ thống tổ chức, bộ máy:
Phòng Lao động - TB&XH huyện Hiệp Hoà là đơn vị trực thuộc UBND
huyện có cơ cấu bộ máy được tổ chức theo kiểu trực tuyến bao gồm: 1 trưởng
phòng, 2 phó phòng và 6 chuyên viên.

6


Sơ đồ tổ chức bộ máy của phòng Lao động -TB&XH huyện Hiệp Hoà

Sở LĐTBXH

UBND Huyện

Phòng LĐTBXH
(Trưởng phòng)

Phó Trưởng phòng

Bộ phận
chính
sách
NCC

Bộ phận
bảo trợ
xã hội

Phó Trưởng phòng


Bộ phận tiền
lương, tiền công,
BHXH, BHTN,
ATLĐ

Bộ phận làm
công tác giảm
nghèo, Việc
làm,dạy nghề,
XKLĐ

Bộ phận kế
toán, tài vụ

Cán bộ LĐTBXH 26 xã, thị trấn

Phòng Lao động- TB&XH huyện Hiệp Hoà được biên chế 9 người theo
thông báo số 12/TB-UBND ngày 02/3/2007 của UBND huyện, gồm 1 trưởng
phòng, 2 phó phòng, 6 chuyên viên và các cán bộ Lao động – thương binh và xã
hội thuộc 26 xã.
Số lượng đội ngũ cán bộ công chức của Phòng còn ít so với lượng công
việc, chủ yếu có trình độ đại học, số lượng cán bộ trẻ nhiều đây là yếu tố thuận
lợi để phòng hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn.
1.2 Cơ sở lý luận về “ đào tạo nghề cho lao động nông thôn”
1.2.1Một số khái niệm
1

Khái niệm nghề
Theo quan điểm ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau nhất định, cho đến
7



nay thuật ngữ “ Nghề “ được hiểu và định nghĩ theo nhiều cách khác nhau.
Ở Nga nghề được định nghĩa: Nghề là một hoạt động có sự đào tạo nhất
định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn.
Ở Pháp: Nghề là một loại lao động có thói quen và kỹ năng, kỹ xảo của con
người để từ đó tìm được phương tiện sống.
Còn ở Đức, khái niệm nghề được định nghĩa: Nghề là một hoạt động cần
thiết trong xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định, đòi hỏi phải được đào tạo ở
một trình độ nào đó.
Như vậy, có thể thấy nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử phổ
biến, gắn chặt với sự phân công lao động, với tiến độ khoa học kĩ thuật và văn
minh nhân loại. Ở Việt Nam cũng có nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về
nghề có khái niệm cho rằng : nghề là chuyên môn hay kỹ năng của một người,
nghề là do thói quen làm việc của con người tạo nên. Xong định nghĩa được ghi
nhận nhiều nhất là: Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ
được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các
loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của
xã hội.
2

Khái niệm đào tạo nghề
Đào tạo được hiểu là quá trình hoạt động có tổ chức, có mực đích nhằm
hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ...đề
hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân để họ có thể làm việc một cách năng xuất
và hiệu quả.
Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằm thay
đổi hành vi và thái độ làm việc của con người tạo cho họ khả năng đáp ứng tiêu
chuẩn và hiệu quả của công việc chuyên môn.
Đào tạo nghề là quá trình trang bị các kiến thức nhất định về trình độ

chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận một công việc
nhất định. Hay nói cách khác đó là quá trình truyền đạt lĩnh hội kiến thức, kỹ
năng cần thiết để cho người lao động thực hiện một công việc nào đó trong
tương lai. Sau khi được trang bị lý thuyết cũng như thực hành về công việc,
người lao động có thể làm việc một cách thành thạo hoặc tiếp tục học tập nâng
8


cao trình độ, tay nghề theo những chuẩn mực mới.
Luật dậy nghề năm 2006 định nghĩa: Dạy nghề là hoạt động dạy và học
nhằm trang bị kiếm thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người
học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành
khóa học. Có thể thấy dậy nghề và đào tạo nghề về cơ bản không có sự khác
nhau về nội dung.
Đào tạo nghề hướng tới mực tiêu pháp triển kinh tế xã hội tạo cho người
học có cơ hội tìm kiếm việc làm và tự phát triển năng lực của bản thân.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là quá trình kết hợp giữa dạy nghề và
học nghề, trong đó quá trình giảng viên truyền bá kiến thức về lý thuyết và thực
hành để người lao động nông thôn có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự
khéo léo thành thục nhất định về nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triền kinh tế
- xã hội nông thôn.
3

Lao động và lao động nông thôn.
- Lao động
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra của cải vật
chất và giá trị tinh thần trong xã hội.
Theo khái niệm được đưa ra bởi Liên hợp quốc: Lao động là tổng thể sức
dự trữ, những tiềm năng những lực lượng thể hiện sức mạnh và sự tác động của
con người vào cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.

Hay theo Tổ chức lao động thế giới ( ILO ): Lực lượng lao động là một bộ
phận dân số trong độ tuối quy định, thực tế có tham gia lao động và những
người không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm.
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật
chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình. Trong quá
trình sản xuất, con người sử công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động
nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người. Lao động là điều kiện
chủ yếu cho tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn
hoá và xã hội. Nó là nhân tố quyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào. Như
vậy động lực của quá trình phát triển kinh tế, xã hội quy tụ lại là ở con người.
Con người với lao động sáng tạo của họ đang là vấn đề trung tâm của chiến lược
9


phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, phải thực sự giải phóng sức sản xuất, khai
thác có hiệu quả các tiềm năng thiên nhiên, trước hết giải phóng người lao động,
phát triển kiến thức và những khả năng sáng tạo của con người. Vai trò của
người lao động đối với phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và kinh tế nông
thôn nói riêng là rất quan trọng. Nguồn lao động là toàn bộ những người trong
độ tuổi lao động có khả năng lao động ( theo quy định của nhà nước: nam có
tuổi từ 16-60; nữ tuổi từ 16-55). Lực lượng lao động là bộ phận của nguồn lao
động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, đang có việc làm trong nền
kinh tế quốc dân và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm
-

Lao động nông thôn
Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc ở

nông thôn trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật (nam từ 16 đến 60
tuổi, nữ từ 16 đến 55 tuổi) có khả năng lao động. Lực lượng lao động ở nông

thôn là bộ phận của nguồn lao động ở nông thôn bao gồm những người trong
độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang có việc làm và những người thất
nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm. Tuy nhiên do đặc điểm, tính chất, mùa
vụ của công việc ở nông thôn mà lực lượng tham gia sản xuất nông nghiệp
không chỉ có những người trong độ tuổi lao động mà còn có những người trên
hoặc dưới độ tuổi lao động tham gia sản xuất với những công việc phù hợp với
mình.Từ khái niệm nguồn lao động ở nông thôn mà ta thấy lao động ở nông
thôn rất dồi dào, nhưng đây cũng chính là thách thức trong việc giải quyết việc
làm ở nông thôn
1.2.1.3 Khái niệm việc làm
Trước đây trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung người lao động được coi là
có việc làm và được xã hội thừa nhận là ngưới làm việc trong thành phần kinh tế
quốc doanh, khu vực nhà nước và khu vực kinh tế tập thể. Trong cơ chế đó nhà
nước bố trí việc làm cho người lao động.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, quan niệm về việc làm đã thay đổi một cách căn bản. Theo điều 13
chương 3 Bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994
10


đã ban hành: "Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật
cấm đều được thừa nhận là việc làm". Với quan niệm về việc làm như trên sẽ
làm cho nội dung của việc làm được mở rộng và tạo ra khả năng to lớn để giải
phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người.
Việc làm đầy đủ: theo định nghĩa việc làm đầy đủ trong cuốn sử dụng lao
động và giải quyết việc làm ở Việt Nam (trang 23- Nhà xuất bản sự thật), việc
làm đầy đủ là sự thoả mãn nhu cầu việc làm của bất cứ ai có khả năng lao động
trong nền kinh tế quốc dân. Hay nói cách khác việc làm đầy đủ là trạng thái mà
mỗi người có khả năng lao động, muốn làm việc thì đều có thể tìm được việc
làm trong thời gian ngắn.

Thiếu việc làm: được hiểu là không tạo được điều kiện cho người lao động
sử dụng hết thời gian lao động của mình.
3.2.1

Nội dung công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nội dung của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được hiểu
theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, nội dung của công tác đào tạo
nghề gồm đào tạo tay nghề và đào tạo các kiến thức tổng hợp. Theo nghĩa hẹp,
Đào tạo nghề theo chuyên môn của người lao động, trong đó đào tạo nghề tập
chung vào đào tạo chuyên môn theo từng nghề nghiệp của người lao động. Tuy
nhiên dù được hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì đào tạo nghề cho lao
động nông thôn cũng bao gồm những nội dung sau:
- Nhu cầu học nghề, đào tạo nghề, sử dụng lao động sau đào tạo nghề
Nhu cầu đào tạo nghề là cơ sở quan trong trọng để hệ thống đào tạo nghề
chuẩn bị các điều kiên đào tạo nghề như: xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo, chuẩn
bị các điều kiện vật chất, đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên tương ứng. Ngược
lại nhu cầu đào tạo cũng có thể tính toán từ việc xem xét các điều kiện vật chất và
con người có thể huy động cho đào tạo nghề với nhu cầu tự sự phát triển kinh tế xã hội. Việc xem xét mối tương quan giữa nhu cầu xã hội và khả năng về các điều
kiện có thể huy động là quy trình hợp lý nhất để xác định nhu cầu đào tạo nghề ở
mỗi quốc gia, mỗi vùng mỗi địa phương trong một thời gian nhất định.
- Hình thức đào tạo nghề
11


Đào tạo nghề cho lao động nông thôn với đối tượng đa dạng, có những đặc
điểm đặc thù. Đây là hoạt động rất phong phú và phức tạp, có thể phân thành
nhiều hoạt động khác nhau, dựa vào các tiêu chí có thể phân loại đào tạo nghề
theo các hình thức như sau:
+ Theo đối tượng, đào tạo nghề có thể phân thành đào tạo nghề cho đối

tượng quản lý: Giám đốc, tổ trưởng... và đào tạo nghề cho lao động trực tiếp:
đào tạo nghề cho nông dân, thợ thủ công và lao động dịch vụ...
+ Theo phương thức có thể phân thành: Dạy nghề và truyền nghề. Dạy
nghề là hoạt đông truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để người
lao động nông thôn có được một trình độ kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo thành
thục nhất định về nghề nghiệp, nhờ đó người học có thể vận dụng những điều
học được vào làm việc. Truyền nghề là truyền bá kỹ năng thực hành để người
lao động nông thôn có được sự khéo léo, kỹ năng, kỹ xảo, sự thành thục nhất
định về nghề nghiệp. Dạy nghề và truyền nghề thường được áp dụng trong đào
tạo nghề cho các lao đông trực tiếp với các kỹ năng nghề nghiệp mang tính kỹ
thuật.
+ Xét theo thời gian của đào tạo nghề và các kết quả mà người học đạt
được có : Cao đẳng nghề, trung cấp nghề và bồi dưỡng nghề, tương ứng với các
cấp độ của dạy nghề có bằng cao đằgr nghề, trung cấp nghề và chứng chỉ nghề.
Hề thống đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo nghề lập thành một hệ thống từ trên
đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp đến bồi dưỡng nghề, trong đó đào
tạo nghề được xác lập từ cao đẳng nghề đến bồi dưỡng nghề. Vì vậy mà người
lao động có nhiều cơ hội tham gia vào quá trình học nghề đáp ứng yêu cầu phát
triển nông nghiệp, nông thôn.
- Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề.
Là hệ thống các trường nghề, bao gồm các trường cao đẳng nghề, trung cấp
nghề và các trung tâm dạy nghề. Đó cũng là các tổ chức khuyến nông, lâm, ngư,
công...làm nhiệm vụ chung là khuyến khích các hoạt động gắn với các ngành
phát triển, trong đó các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ và
dạy nghề gắn với quá trình chuyển giao đó.
Quy hoạch và thiết kế hệ thống cơ sở đào tạo nghề theo từng cấp học, từng
12


hình thức đào tạo, ngành nghề đào tạo là nội dung mang tính tiền đề quan trọng.

Xác định chức năng nhiệm vụ đào đạo và việc liên hệ, hỗ trợ gắn kết cơ sở đào
tạo với thị trường việc làm đóng vai trò cốt lõi, cần thiết trong việc giải quyết
như cầu việc làm cho lao động sau đào tạo.
- Hệ thống cơ sở vật chất
Hệ thống cơ sở vật chất là những điều kiện cần thiết cho hoạt động dạy
nghề. Dạy nghề là dạy và rèn luyện kỹ năng cho lao động, vì vậy để hoạt động
dạy nghề có được kết quả tốt thì đỏi hỏi hệ trống trang thiết bị phục vụ dạy nghề
cần được trang bị đầy đủ, đầu tư kinh phí trang bị máy móc, thiết bị dạy học.
Khi đó, người lao động có điều kiện làm việc trực tiếp với máy móc, thiết bị sử
dụng trong lao động, nhớ vậy mà người lao động có thể thành thạo trong thực
hành công việc, có thể đi làm ngay khi đào tạo xong.
- Chương trình đào tạo
Là cơ sở để các cơ sở đào tạo nghề thực hiên công tác dậy nghề, không có
hệ thống chương trình đào tạo, công tác dạy nghề không thể được thực hiên. Các
chương trình đào tạo phải rất cụ thể với từng nghề và nhóm nghề. Các chương
trình hướng tới hai mục tiêu là: trang bị cho người học những kiến thức cơ bản
và rèn luyện kỹ năng nghề một cách cụ thể. Để xây dựng được chương trình dạy
nghề, các cơ sở dạy nghề phải xác định được hệ thống ngành nghề cơ sở tham
gia đào tạo. Xác định hình thức đào tạo và khả năng của người lao động để hoạt
động dạy nghề tại cơ sở đạt được kết quả tối ưu nhất.
Để xây dựng chương trình đào tạo nghề có chất lượng, đơn vị là cơ sở đào
tạo cần dựa theo quy định của Nhà nước, Bộ giáo dục, xây dựng chương trình
theo chuẩn chung, Ngoài ra, các cơ sở đào tạo có thể bổ sung các chương chình
đào tạo mang tính chất đặc thù cho từng nghành nghề, từng địa phương và cơ sở
đào tạo, đảm bảo được chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo.
- Đội ngũ cán bộ đào tạo
Hệ thống cán bộ đào tạo bao gồm các cán bộ quản lý đào tạo tại các cơ sở
dạy nghề và đội ngũ giáo viên dạy nghề. Đối với đội ngũ giáo viên dạy ngề, đây
là lực lượng trực tiếp tham gia vào công tác giảng dạy, truyền bá kiến thức, rèn
luyện kỹ năng cho các học viên tại cơ sở dạy nghề. Đội ngũ giáo viên dạy nghề

phải là những người nắm vững lý thuyết giỏi về thực hành.
13


Để có được đội ngũ cán bộ đào tạo có chất lượng các cơ sở dạy nghề cần
chú trọng tuyển dụng những người có đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, có nền tảng
về lý thuyết, biết vận dụng lý thuyết vào thực hành và phải có lòng nhiệt huyết
với nghề, yêu nghề. Không chỉ vậy, các cơ sở đào tạo nghề cần có những chính
sách, chế độ thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội
ngũ giáo viên, tạo được sự yên tâm với nghề nhất là ở những nơi có sự cạnh
tranh về đội ngũ cán bộ đào tạo nghề.

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN HUYỆN HIỆP HÒA TỈNH BẮC GIANG
2.1 Các yếu tổ ảnh hưởng tới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Hiệp Hòa là một huyện trung du thuộc tỉnh Bắc Giang, nằm ở phía Tây
14


Nam của tỉnh Bắc Giang. Huyện lỵ là thị trấn Thắng cách thành phố Bắc
Giang 30 km và cách thủ đô Hà Nội 50 km theo đường bộ. Phía Đông Bắc giáp
huyện Tân Yên, phía Đông giáp huyện Việt Yên, phía Nam giáp vùng đồng
bằng châu thổ Yên Phong của tỉnh Bắc Ninh, phía Tây Nam giáp huyện Sóc
Sơn của Hà Nội, phía Tây Bắc giáp các thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình của
tỉnh Thái Nguyên.
Theo quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Bắc Giang đến năm 2015, huyện Hiệp
Hòa được xác định là thị xã - đô thị loại 3 trực thuộc tỉnh Bắc Giang
Huyện chia thành 26 đơn vị hành chính: thị trấn Thắng, xã Bắc Lý,

xã Châu Minh, Đại Thành, Danh Thắng, Đoan Bái, Đông Lỗ, Đồng Tân, Đức
Thắng, Hòa Sơn,Hoàng An, Hoàng Lương, Hoàng Thanh, Hoàng Vân, Hợp
Thịnh, Hùng Sơn, Hương Lâm, Lương Phong, Mai Đình, Mai Trung, Ngọc
Sơn, Quang Minh, Thái Sơn, Thanh Vân, Thường Thắng, Xuân Cẩm.
Các cơ quan hành chính của huyện nằm ở thị trấn Thắng. Các đơn vị trực
thuộc.Ủy ban nhân dân huyện: Văn phòng Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân
dân huyện, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài nguyên
và môi trường, Phòng Hạ tầng kinh tế, Phòng Công thương, Phòng Văn hóa –
Thông tin – Thể thao, Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh xã hội, Phòng
Giáo dục và đào tạo, Phòng y tế, Phòng Tư pháp, Thanh tra huyện, Trung tâm
Dân số, Ban quản lý dự án, Đài truyền thanh huyện, Trung tâm khoa học và
công nghệ, Trạm khuyến nông.
- Địa hình đất đai
Hiệp hòa là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng, độ nghiêng theo
hướng tây bắc xuống đông nam, đồi núi và gò thấp ở một số xã phía bắc, vùng
đồng bằng tập trung ở phía đông nam và giữa huyện. Tổng diện tích đất tự nhiên
của huyện là 20.110 ha (tức 201 km2), trong đó đất nông nghiệp là 13.479 ha
chiếm 67%, đất lâm nghiệp 190,3 ha chiếm 0,9%, đất chưa sử dụng 1.653,2 ha
chiếm 8,2% . Đất đai đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng về lương thực,
thực phẩm, công nghiệp.
- Sông ngòi
15


Dòng sông Cầu có chiều dài 50 km ôm lấy phía Tây và phía Nam của Hiệp
Hòa có giá trị kinh tế rất lớn, tạo luồng chuyên chở khách và hàng hóa khá thuận
tiện. Nước của dòng sông Cầu qua hệ thống mương máng được xây dựng từ thời
Pháp tưới cho các cánh đồng trong huyện. Thuyền bè có thể theo sông Cầu lên
Thái Nguyên, về Đáp Cầu, Phả Lại và ra biển. Sông Cầu bồi đắp phù xa màu mỡ
cho các soi bãi ven sông và có trữ lượng cát sỏi hàng triệu mét khối cung cấp

cho các công trình xây dựng.
- Tài nguyên thiên nhiên
Đất sét chịu lửa ở Đức Thắng có chất lượng tốt, trắng mịn, có thể làm đồ
sứ. Đất sét dùng làm gốm sành ở xã Châu Minh, xã Lương Phong có trữ lượng
lớn. Cát sỏi dọc sông Cầu. Vùng đồi núi có đá ong làm vật liệu xây dựng. Qua
khảo sát địa chất có than và sắt nhưng chưa đến tuổi khai thác.
Hiệp hòa không còn rừng tự nhiên, rừng trồng rải rác ở các xã phía bắc
huyện và được giao cho các hộ, các tổ chức quản lý. Tổng diện tích rừng toàn
huyện là 167ha.
- Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình 23- 24 0C,
lượng mưa trung bình mỗi năm 1.650 - 1.700mm, nhiệt lượng bức xạ mặt trời
khá lớn khoảng 1.765 giờ nắng một năm
- Môi trường
Nước sông Cầu và hệ thống mương máng của huyện (cũng lấy từ nước
sông Cầu) trong vài chục năm gần đây bị ô nhiễm nặng do các nhà máy công
nghiệp của Thái Nguyên thải ra. Nhiều dự án cải tạo ô nhiễm sông Cầu đưa ra
nhưng vẫn chỉ nằm trên giấy. Một đặc sản nổi tiếng một thời của Hiệp Hòa là
Cá Cháy của sông Cầu (như cá Anh Vũ của sông Thao) hiện nay hoàn toàn
không còn. Việc sản xuất nông nghiệp dùng nhiều thuốc trừ sâu, phân hóa học,
thuốc diệt cỏ nên các động vật sống ở ruộng như ếch, nhái, cá, tôm, cua, rắn, đỉa
gần như không còn.
2.1.2 Kinh tế - xã hội
Hiệp Hòa chủ yếu sản xuất lương thực, rau màu, chăn nuôi gia súc gia cầm,
nuôi trồng thủy sản. Nhờ hệ thống mương máng người dân có thể trồng hai vụ
16


lúa và một vụ hoa màu trong một năm.Trong những năm gần đây Hiệp Hòa đã
chú trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng các

cụm công nghiệp nhằm thu hút đầu tư, nâng cấp hệ thống chợ nông thôn để phát
triển thương mại.
- Kinh tế.
Năm 2014 giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng trên
địa bàn huyện đạt 200 triệu USD, tăng 56,5% so với năm 2013. Sản lượng may
mặc, bia hơi, khai thác cát sỏi, gạch đều vượt kế hoạch từ 9-10%. Hiện huyện đã
quy hoạch được 7 cụm công nghiệp, trong đó có 4 cụm đã được đưa vào sử dụng
với tổng diện tích 124,5 ha. Năm 2014 toàn huyện đã thu hút 6 dự án đầu tư lớn
với tổng vốn đăng ký hàng trăm tỷ đồng.
Theo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện trình đại biểu
Đảng bộ lần thứ 23 nhiệm kỳ 2005-2010: Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình
hàng năm của huyện đạt 11%. Thu nhập bình quân đầu người từ 4.520.000đ
(năm 2005) lên 6.320.000đ năm 2010.
Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực: nông nghiệp 53,2% giảm xuống 40%;
thương mại dịch vụ từ 33% tăng lên 42,1%; công nghiệp và xây dựng từ 13,8%
tăng lên 21,2%.
Điện lưới: Tính đến năm 2013 điện lưới quốc gia đã đến tất cả các xã, mọi
hộ gia đình được sử dụng điện. Toàn huyện hiện có 124 máy biến áp. Điện lưới
ở Hiệp Hòa rất hay bị cắt, từ năm 2013 đến nay điện thường bị cắt đúng lúc dân
cần điện sinh hoạt từ 17h đến 20h30, nhất là vào tháng 5, 6 - lúc các học sinh
chuẩn bị ôn thi tốt nghiệp và đại học.
Thông tin: Đường dây điện thoại cố định đã tới tất cả các thôn xóm trong
huyện, mỗi gia đình đều có vô tuyến. Điện thoại di động được dùng rất phổ biến
trong người dân. Tại trung tâm các xã đều có cơ sở bưu điện và Nhà văn hóa xã.
Nước sinh hoạt: Dân cư chủ yếu dùng nước sinh hoạt từ giếng đào còn
một phần từ sông và nước mưa. Nước giếng vùng đồi núi của Hiệp Hòa nổi
tiếng trong và mát. Khoảng trên 70% dân cư có nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Khu
vực thị trấn được dùng nước máy.
17



Y tế: Toàn huyện có một bệnh viện lớn, các xã đều có trạm y tế xã, các
thôn đều có y tá chăm sóc sức khỏe cho người dân. Ngoài ra còn có các phòng
khám tư nhân.
Giao thông: Đường bộ của Hiệp hòa khá thuận tiện, có ba tuyến chính: quốc
lộ 37 từ Đình Trám qua Thắng (huyện Hiệp Hòa) dài 17 km), đường 295(chuẩn bị
khởi công) nối bến đò Đông Xuyên qua Thắng lên Cao Thượng (đoạn qua huyện
dài 20 km), đường 296 nối Thắng qua cầu Vát tới phố Nỉ (đoạn qua huyện dài
9,5 km). Ngoài ra còn hai tuyến chỉ ở trong nội huyện: từ Thắng đi Lữ và bến
Gầm dài 9 km, từ Thắng đi bến đò Quế Sơn dài 5 km. Năm tuyến đường trên đều
đã rải nhựa. Quốc lộ 295 đoạn Thắng - Đông Xuyên đã được cải thiện,đặc biệt
Cầu Mai Đình - Đông Xuyên đã được hoàn thành.
- Văn hóa xã hội
Lĩnh vực văn hoá xã hội đạt kết quả cao, sự nghiệp giáo dục đào tạo được
quan tâm.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã mang lại
hiệu quả 70% đạt gia đình văn hoá, 46 làng, 21 cơ quan được công nhận là đơn vị
văn hoá cấp tỉnh, công tác chăm sóc sức khoẻ người dân được chú trọng.
Công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chính sách đối với người
có công được quan tâm thực hiện tốt, tạo việc làm mới cho hơn 9.000 lao động,
xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, quỹ vì người nghèo hơn 13 tỷ đồng, cơ bản
xoá bỏ nhà tranh tre dột nát và ngói hoá nhà ở cho các gia đình chính sách hộ
nghèo. Chính sự phát triển của nền kinh tế và các chính sách xã hội được thực
hiện trong những năm gần đây đời sống của người lao động trên địa bàn huyện
Hiệp Hoà đã từng bước được cải thiện.
2.1.3 Dân số và lao động
Dân số được coi là yếu tố cơ bản ảnh hưởng lớn tới tình hình phát triển kinh
tế - xã hội. Năm 2014 dân số toàn huyện là 135.750 người trong đó số người có
khả năng lao động là 72.585 người chiếm 53,5% tổng dân số. Tốc độ tăng dân số
bình quân hàng năm là 1%. Toàn huyện có 38.060 hộ trong đó 86,3% là số hộ

nông nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 11,5% với 4.329 hộ. Dân số phân bố không
đồng đều giữa các đơn vị hành chính trong huyện.
18


Bảng 2.1 Tình hình dân số, lao động huyện Hiệp hòa
STT
I
1
2
II
1

Tiêu chí
Tổng số hộ
Hộ nông nghiệp
Hộ nghèo
Tổng số dân
Số người trong

ĐVT
Hộ
Hộ
Hộ
Người
Lao động

Số lượng
38.060
32.835

4392
135.750
72.585

Tỷ lệ %
100
86,2
13,8
100
53,4

2

độ tuổi lao động
Lao động có

Lao động

67.143

49,4

3
III

khả năng làm việc
Lao động nông nghiệp
Hệ số sử dụng thời gian

Lao động


31.154

23
85

Từ số liệu ở bảng 2.1 cho ta thấy số dân số của huyện vẫn chủ yếu làm
nông nghiệp, với lượng lao động nông nghiệp chiếm tới 46,4% lực lượng tham
gia lao động trong toàn huyện. Ban quản lý huyện cần đẩy mạnh thực hiện các
chính sách, giúp huyện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tao thêm công ăn việc làm
cho nguời lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. Tạo động lực thúc đẩy công
tác đào tạo nghề trên địa bàn toàn huyện, không ngừng nâng cao chất lượng tay
nghề của người lao động trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu thị trường lao
động trong và ngoài huyện.
Hiệp Hòa là một huyện trung du miền núi với rất nhiều khó khăn, còn
nghèo nàn lạc hậu, nhưng dưới sự lãnh đạo của các cơ quan nhà nước cùng sự
nỗ lực vươn lên của toàn dân Hiệp Hòa đang từng bước phát triển mạnh về mọi
mặt.
2.2 Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Hiệp Hòa tỉnh
Bắc Giang hiện nay
2.2.1 Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Mối quan hệ giữa đào tạo nghề - giải quyết việc làm sau đào tạo nghề phát triển kinh tế - xã hội là mỗi tương quan mật thiết. Trên thực tế ở huyện
Hiệp hòa mối tương quan này thể hiện khá rõ ràng, sự phát triển của hệ thống cơ
sở hạ tầng và các yếu tố kinh tế khác đã thúc đẩy kinh tế toàn huyện tăng trưởng
trong những năm qua. Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn
19


riêng của huyện có sự chuyển dịch tích cực. Sự chuyển dịch đó có sự đóng góp
của đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên toàn huyện. Cùng với sự phát triển

của su hướng kinh tế mới, yêu cầu đặt ra đối với các cơ sở đào tạo là không
ngừng phát triển để đáp ứng được nhu cầu kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, sự
phát triển của các khu công nghiệp mới, các ngành công nghiệp mới, tạo ra nhu
cầu công việc mới, đồng thời cũng đặt ra các yêu cầu mới đối với cơ sở dạy
nghề.
Để bắt kịp được xu hướng thay đổi của kinh tế thị trường, bắt kịp được
khoa học công nghệ hiện đại, tạo ra nguồn lao động phù hợp, đáp ứng được nhu
cầu của thị trường lao động, lãnh đạo HĐND, UBND huyện cùng các cơ sở đào
tạo nghề cần xác định đúng, đủ nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Về phương pháp xác định:
Xác định tổng nhu cầu đào tạo nghề dựa trên số lượng lao động từng năm,
chất lượng lao động hiện tại,nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất,
doanh nghiệp, nhu cầu của từng địa phương theo yêu cầu và mục tiêu đào tạo
nghề các địa phương lựa chọn trên địa bàn toàn huyện. Xác định nhu cầu đòa tạo
theo từng ngành nghề nông thôn theo mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mức
độ công nghiệp hóa – hiện đại hóa của huyện. Quy hoạch đào tạo nghề của cả
nước giai đoạn 2011-2015 đã xác định: “ Tăng quy mô tuyển sinh hàng năm trên
8% để đạt 8,7 triệu người được đào tạo nghề giai đoạn 2011- 2015, nâng tỷ lệ
lao động qua đào tạo lên 32% vào năm 2014 trong đó chình độ trung cấp nghề
chiếm khoảng 22.5% và cao đăng nghề là 9.5%”
Đối với huyện Hiệp hòa, do chất lượng nguồn lao động nói chung và nguồn
lao động nông thôn nói riêng chưa được cao, mức độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế
ở mức trung bình, vì vậy nhu cầu đòa tạo sẽ ở mức bình quân chung.
- Về nhu cầu đào tạo nghề của huyện Hiệp hòa.
Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2013 – 2014 là
18.726 người, bình quân trên 9.000 người/ năm. Bao gồm đào tạo nghề bậc cao
đẳng giai đoạn 2013-2014 chiếm 8.4% tổng số nhu cầu đào tạo, trung cấp nghề
giai đoạn 2013-2014 chiếm 8,7% tổng số nhu cầu đào tạo, sơ cấp nghề và đào
20



tạo thường xuyên chiếm 82,4%. ( Bảng 2.2)
Riêng với năm 2013, nhu cầu đào tạo bậc cao đẳng chiếm 3,1% tổng nhu
cầu đào tạo, trung cấp nghề chiếm 3,7% tổng nhu cầu đào tạo, sơ cấp nghề và
đào tạo thường xuyên chiếm 39,2% tổng nhu cầu đào tạo. ( Bảng 2.2)
Năm 2014 Nhu cầu đào tạo bậc cao đẳng chiếm 5,3% tổng nhu cầu đào tạo,
trung cấp nghề chiếm 5% tổng nhu cầu đào tạo, sơ cấp nghề và đào tạo thường
xuyên chiếm 43,2% tổng nhu cầu đào tạo. ( Bảng 2.2)
Nhu vậy có thể thấy nhu cầu được đào tạo nghề của lao động nông thôn
tăng qua từng năm. Đối với nhu cầu đào tạo bậc cao đẳng nghề tăng 2,2%, trung
cấp nghề tăng 1,3%, sơ cấp nghề và đào tạo thường xuyên tăng 4% năm 2014 so
với năm 2013. Nhu cầu đào tạo tăng do kinh tế thị trường phát triển, các ngành
nghề được mở rộng về quy mô đào tạo, hệ thống mạng lưới cơ sở đào tạo được
củng cố phát triển. Đặc biết nhu cầu đào tạo của lao động nông thôn tăng cao là
do nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các cơ sở đào tạo tăng, các cơ sở
đào tạo đòi hỏi chất lượng lao động của người lao động cao hơn.

21


Bảng 2.2 Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Hiệp hòa
giai đoạn 2013-2014
STT

Ngành nghề

I
1
2
3

II
1
2
3
4
5
III

Cao đẳng nghề
Quản lí dữ liệu
Điện tử điện lạnh
Kỹ thuật
Trung cấp nghề
Tin học
Điện tử - điện lạnh
Kỹ thuật
May
Nông lâm thủy sản
Sơ cấp nghề và đào

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tổng

tạo thường xuyên
Tin học
Ngoại ngữ
Kỹ thuật
May
Tiểu thủ công nghiệp
Nông lâm thủy sản
Sức khỏe
Vận tải
Xây dựng
Khác

Nhu cầu

Năm 2013

Năm 2014

giai đoạn
0
0
0
0
1968
150
210
380
944

284
16.758

0
0
0
0
830
80
107
170
366
107
7711

0
0
0
0
1138
70
103
210
578
177
9006

1068
0
742

6287
3156
2300
41
398
0
2784
18726

600
0
301
3061
1780
955
20
104
0
890
8541

468
0
441
3226
1376
1345
21
294
0

1894
10.185

2.2.2 Thực trạng về mạng lưới cơ sở đào tạo nghề
- Về mạng lưới cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh Bắc giang.
Theo kết quả tống kê mới nhất của Phòng Lao động – Thương binh và xã
hội huyện Hiệp hòa, năm 2014 có tổng số 77 cơ sở đào tạo, số cơ sở đào tạo
tăng so với năm 2013. Trong đó, có 3 cơ sở thuộc trường đại học, 11 cơ sở đào
tạo cao đẳng nghề, 21 cơ sở đào tạo trung cấp nghề, và 42 trung tâm dạy nghề
trên địa bàn toàn tỉnh Bắc giang. ( Bảng 2.3 )
Hệ thống cơ sở đào tạo chưa nhiều, nhưng bước đầu cũng đáp ứng được
22


×