Tải bản đầy đủ (.pptx) (25 trang)

Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 25 trang )

BÀI THẢO LUẬN

ề Tài: SỰ SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH V
SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC SAU CÁCH
MạNG THÁNG 8


LỜI MỞ ĐẦU
      
Hồ Chí Minh – người cha già vĩ đại của dân tộc Việt nam đứng vượt hẳn
lên những người đương thời ở tầm tư duy và cái nhìn biện chứng. Bôn ba
khắp năm châu bốn biển, hiểu rõ ngọn ngành những tinh hoa cũng như
những khuyết tật mà phong trào cách mạng đã trải qua, để khi về đến Tổ
quốc, hôn nắm đất quê hương đang đói nghèo, đau khổ, Người hiểu rõ cần
phải làm gì cho nhân dân mình. Tiếp nhận tinh hoa của nền văn minh
phương Tây mà Người đã có nhiều năm chiêm nghiệm để rồi gắn kết với bản
lĩnh và tri thức cách mạng, Hồ Chí Minh thấy được những vấn đề mà có thể
những người khác chưa thấy hoặc thấy chưa rõ, nghiên cứu, tiếp thu có
chọn lọc tinh hoa của nhân loại để từ đó lãnh đạo thành công sứ mệnh giải
phòng dân tộc, xây dựng nước một Việt Nam độc lập.
Cách mạng Tháng Tám thành công, Nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà ra đời, đưa nhân dân ta từ
thân phận nô lệ lên làm chủ đất nước, làm chủ
vận mệnh của mình. 


Đó là thành quả cách mạng do Đảng
Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, đã vận dụng
sáng tạo lý luận Mác - Lê-nin về nhà
nước kiểu mới của giai cấp công nhân,


kế thừa những tinh hoa trong truyền
thống dựng nước của dân tộc và tiếp thu
những giá trị tốt đẹp nhất của nhân loại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh


NỘI DUNG
I. Nhà nước Việt Nam là thành quả của sự chắt lọc,
vân dụng những quan điểm tích cực khi Chủ tịch Hồ
Chí Minh tìm hiểu, khảo sát sâu sắc các mô hình Nhà
nước khác.
Ngay từ những năm 20 của thế kỷ trước, trong tư
tưởng Hồ Chí Minh đã hình thành những nét đầu tiên về
mô hình tổng thể của nhà nước mới. Đó không thể là nhà
nước quân chủ phong kiến lỗi thời hay nhà nước thuộc địa
do thực dân Pháp đặt ra ở Việt Nam, hoặc là nhà nước tư
sản mà Người đã nhiều lần vạch trần bản chất xấu xa của
nó, Người xác định Nhà nước mới phải là một nhà nước
dân chủ, đem lại lợi ích cho đa số nhân dân lao động. Nhà
nước mới là sự tiếp thu những tích cực, những tốt đẹp từ
các nhà nước khác.


1.1. Kế thừa và sáng tạo từ mô hình nhà nước Xô Viết

Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917
dưới sự lãnh đạo của Lê Nin thành công đã mở ra thời đại
mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội trên phạm vi toàn thế giới. Chính tính chất của thời đại
mới đã tạo ra khả năng hiện thực cho những dân tộc đang

còn lạc hậu giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc và từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Những
khả năng hiện thực này đã đem lại nhận thức mới mẻ và
triệt để trong quan niệm cũng như giải pháp để giải quyết
vấn đề độc lập dân tộc.
Khi xây dựng Nhà nước, trong điều kiện Đảng cầm quyền, V.I.Lênin
nhấn mạnh tính tất yếu phải xây dựng Đảng cộng sản trong sạch vững
mạnh, Người khẳng định: “Không có một Đảng sắt thép được tôi
luyện trong đấu tranh, không có một Đảng được sự tín nhiệm của tất
cả những phần tử trung thực trong giai cấp… thì không thể tiến hành
thắng lợi cuộc đấu tranh ấy được”.


Yêu cầu phải xây dựng các tổ chức
chính trị - xã hội khác như đoàn thanh
niên, hội phụ nữ, hội nông dân…vững
mạnh, vì các tổ chức đó đại diện cho
quyền lợi của các tầng lớp nhân dân và
thông qua đó để thực hiện quyền làm
chủ của nhân dân lao động. quan niệm
của V.I.Lênin về hệ thống chuyên chính
vô sản là hết sức khoa học, đó là sự phát
triển sáng tạo quan điểm của Mác và
Ăngghen về chuyên chính vô sản vào
tình hình mới, gắn với đòi hỏi của thực
tiễn quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
trên nước Nga. Quan điểmnày là được
Hồ Chí Minh vận dụng vào khi xây
dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
của đất nước ta.



Trong quá trình hình thành và phát triển, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã
đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt, từng là chỗ dựa cho phong trào hòa bình
và cách mạng thế giới, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, về sau do những nguyên nhân khách quan
nằm trong mô hình chủ nghĩa xã hội trước đây cũng như những sai lầm chủ quan và sự
chống phá của các thế lực thù địch, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu bị
sụp đổ. Chứng kiến lịch sử, tiếp thu bài học kinh nghiệm từ lịch sử, Nhà nước ta tiếp
tục đi lên chủ nghĩa xã hội nhưng không phải rập khuôn theo mô hình của Liên Xô mà
là mô hình mới, trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo và đầy đủ chủ nghĩa Mác –
Lênin. Người nhìn thấy ở Nhà nước Xô-viết, về bản chất, là nhà nước của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân, là mẫu hình của Nhà nước Việt Nam mới cần xây dựng.
Nhưng trong tổ chức cụ thể thì Người đã vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều
kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam.


1.2. Nghiên cứu nhà nước Phong kiến và sự
vận dụng tư tưởng lấy dân làm gốc
Thời nào cũng vậy, muốn quốc gia hưng thịnh, các nhà lãnh đạo
phải dựa vào nhân dân, lấy dân làm gốc, hành động theo ý dân,
vì tương lai dân tộc. Đó cũng chính là tư tưởng đặt căn bản trên
tinh thần quốc gia, dựa vào lập trường dân tộc và quyền tự do
bình đẳng của người dân.
Mạnh Tử đã có câu nói lịch sử: “Dân là quý, sau mới đến xã tắc,
vua thì xem nhẹ”. Tuân Tử cũng có câu nói rất nổi tiếng: “Vua là
thuyền, dân là nước, nước chở thuyền, nước cũng lật thuyền”.
Từ đó, Nho gia thấy được một điểm hết sức quan trọng là: “Dân
là gốc nước, gốc vững, nước yên” . Chủ tịch Hồ Chí Minh của
chúng ta cũng có quan điểm tương tự như Nho gia, khi Người

nói: “Trong bầu trời không có gì quý hơn bằng nhân dân. Trong
thế gian không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” .
Tuy nhiên tư tưởng lấy dân làm gốc của Người đã vượt qua
những hạn chế còn tồn tai trong tư tưởng Nho giáo phong kiến.


Mục đích của Nho gia là để làm dịu mâu thuẫn giữa
giai cấp thống trị và tầng lớp bị trị. Giai cấp thống trị
mong muốn, nếu người dân được “bề trên” “quan tâm”
thì yên bề ở vị trí nô lệ của mình, không đụng chạm đến
quyền lợi, địa vị của chúng.
Ngược lại, mục đích thực hiện quan điểm “lấy dân làm
gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là để giải phóng người
dân thoát khỏi tình trạng bị nô lệ về chính trị, bị kiệt
quệ về kinh tế, bị tối tăm về tinh thần, tư tưởng, văn
hóa, giáo dục do xã hội cũ gây nên. Người nói: “Tôi chỉ
có ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta
hoàn toàn được độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành”. Quan điểm “lấy dân làm gốc” hay lý tưởng sống
vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thể hiện
bằng chính hoạt động của Người. Người không chỉ nói
mà còn làm. Người suốt đời phấn đấu không ngừng cho
lý tưởng đó.


NhìnNghiên
2.2.
lại lịch cứu
sử nhà

nhànước
nước
phong
Phong
kiến
kiến
Việtvà
Nam,
sự vận
dễ dàng
dụng
nhận
ra tưlấy
tưởng
dân
tư tưởng
dânlấy
làm
gốclàm gốc luôn thấm nhuần trong
các triều đại. Nhà Vua làm điều gì, nhất là những đổi thay

thểnào
ảnhcũng
hưởng
tương
laigia
củahưng
giốngthịnh,
nòi, đều
cân lãnh

Thời
vậy,đến
muốn
quốc
các nhà
nhắc
chíndựa
chắnvào
và nhân
quyếtdân,
địnhlấy
thay
đổilàm
vì lợi
íchhành
chung
củatheo ý
đạo phải
dân
gốc,
động
dân
dân,tộc.
vì tương lai dân tộc. Đó cũng chính là tư tưởng đặt căn
-bản
Nhàtrên
Trần,
hậuthần
Lê (Nguyễn
Trãi),

luật
Đức….
tinh
quốc gia,
dựabộ
vào
lậpHồng
trường
dân tộc và
Phongtựkiến
đứngđẳng
trên của
lập người
trườngdân.
của giai cấp bó của Lê
quyền
do bình
thanhc
lột.đã
Tưcó
tưởng
nhưsử:
những
luận sau
của mới
họ dùđến xã
Mạnh Tử
câu cũng
nói lịch
“Dântriết

là quý,
về
càng
hơn Tuân
nhưngTử
nhìn
chung
mang
tắc,sau
vua
thì tiến
xembộ
nhẹ”.
cũng
có câu
nóitính
rất chất
nổi tiếng:
an
dân,
nhằm điều
mâu nước
thuẫnchở
giaithuyền,
cấp, bênh
“Vua
là thuyền,
dân hòa
là nước,
nước vực

cũng lật
quyền
lợi Từ
và địa
bọngia
thống
Chủmột
tịch điểm
Hồ Chí
thuyền”.
đó, vị
Nho
thấytrị.
được
hếtMinh
sức quan
thì
đứng
trên lập
trường
cấpnước
côngyên”
nhân.. Chủ
Người
trọng
là: “Dân
là gốc
nước,của
gốcgiai
vững,

tịch Hồ
bênh
vực cho
dân điểm
lao động.
Cơtựsởnhư
tư Nho
Chí Minh
của quyền
chúng lợi
ta của
cũngnhân
có quan
tương
tưởng
Người
là “Trong
chủ nghĩa
Lênin,có
học
về bằng
gia, khicủa
Người
nói:
bầuMác
trời–không
gì thuyết
quý hơn
cách
xóa bỏ

bứckhông
giai cấp,
đưa người
địa đoàn
nhân mạng,
dân. Trong
thếápgian
gì mạnh
bằng dân
lực từ
lượng
vị
lệ, bị
áp bức
lột thành
nhân của
hộilàm
mớigốc của
kếtnôcủa
nhân
dân”bóc
. Tuy
nhiênchủ
tư tưởng
lấy xã
dân
Người đã vượt qua những hạn chế còn tồn tai trong tư tưởng
Nho gì
giáo
Việc

có phong
lợi chokiến.
dân ta hết sức làm.
Việc gì có hại cho dân ta hết sức tránh.
Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta"


1.3. Phân tích, nghiên cứu Nhà nước Tư sản

Giai cấp tư sản xây dựng một nhà nước pháp quyền và xã hội công dân của mình
với một số quan điểm cụ thể: nhà nước dân chủ dựa trên cơ sở đa nguyên về chính
trị, đảm bảo xuất hiện nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau để tạo ra tự do,
công khai và cân bằng quyền lực; xây dựng một xã hội công dân được thực hiện
bằng một “khế ước xã hội”, đảm bảo mọi công dân đều có quyền tự do, bình đẳng,
dân chủ, hạnh phúc…; thực hiện việc phân lập các quyền nhằm “lấy quyền lực
ngăn cản quyền lực”. Tuy nhiên, với cái nhìn toàn diện và sâu sắc, Chủ tịch Hồ
Chí minh đã nhận ra rằng nếu xét về bản chất giai cấp, nhà nước pháp quyền tư
sản hiện đại là công cụ chuyên chính của giai cấp tư sản độc quyền. Nếu xét về
hình thức, nhà nước pháp quyền tư sản hiện đại đều được tổ chức theo nguyên tắc
phân quyền và dựa trên chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, nhưng thực
chất sự phân quyền chỉ là cơ chế để thực hiện quyền lực duy nhất của giai cấp tư
sản. Còn về hệ thống pháp luật, nhà nước pháp quyền tư sản có hệ thống pháp
luật khá hoàn chỉnh và về hình thức nó mang nặng tính công quyền


Trên cơ sở phân tích những ưu, nhược điểm đó,
Người đã chắt lọc và vận dụng một cách sáng
tạo, độc lập vào việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vẫn là dân
chủ, vẫn là các cơ quan Nhà nước có sự phân

công, vẫn la trân trọng phát huy các quyền con
người,…nhưng dưới tư tưởng của Người mọi
thứ đã mang màu sắc mới – đúng nghĩa và tốt
đẹp hơn.

Về tính dân chủ
Về tổ chức Đảng
Được thể hiện qua:

Về bộ máy Nhà nước
Về phát huy quyền con người


II. Sáng tạo trong quan điểm xây dựng nhà nước của dân, do dân,
quyền lực thuộc về nhân dân.
Chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng về
quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân,
mà nội dung cơ bản là quyền lực thuộc về nhân dân. Hồ Chí Minh quan niệm dân
chủ nghĩa là dân là chủ Theo Người, nếu vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn
đề chính quyền thì vấn đề cơ bản của một chính quyền là ở chỗ nó thuộc về ai, phục vụ
cho quyền lợi của ai.
Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Người đã chỉ rõ: Nhà nước Việt
Nam dân chủ kiểu mới là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Cơ sở xã hội của nhà
nước đó là toàn thể dân tộc Việt Nam, dựa trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công
nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam.


2.1. Xây dựng nhà nước của dân
Đó là nhà nước mà tất cả quyền bính đều thuộc về nhân

dân, những vấn đề quan hệ đến vận mệnh quốc gia do nhân
dân phán quyết, tức là nhân dân phải là người thực hiện
quyền lực, hoặc là trực tiếp, hoặc là gián tiếp thông qua các
đại biểu của mình. Vì vậy, trong bản Hiến pháp đầu tiên
của nước ta (1946) do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo,
ngay từ điều 1 đã khẳng định: “Tất cả quyền bính trong
.nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt
nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Điều 32
của Hiến pháp 1946 cũng quy định: “Những việc quan hệ
đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phán quyết”.
Thực chất đó là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân
chủ trực tiếp được đề ra khá sớm ở nước ta. Sau khi giành
được chính quyền, nhân dân ủy quyền cho các đại diện do
mình bầu ra “Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung
ương do dân cử ra. Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân
tổ chức nên”. Đồng thời: “Nhân dân có quyền bãi miễn đại
biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những
đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của
nhân dân”.


2.2. Xây dựng nhà nước do dân
  Đó là nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những
đại biểu của mình. Nhà nước đó do dân ủng hộ,
giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt
động; Nhà nước đó lại do dân phê bình, xây dựng.
Do đó, Người yêu cầu: “Tất cả các cơ quan nhà
nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với
nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát
của nhân dân”. “Hễ Chính phủ nào mà có hại cho

dân chúng, thì dân chúng phải đập đổ Chính phủ
ấy đi, và gây nên Chính phủ khác”. Nghĩa là khi
các cơ quan đó không đáp ứng được lợi ích và
nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân sẽ bãi
miễn nó. Theo Người, “Lực lượng bao nhiêu là
nhờ dân hết” nhà nước muốn điều hành quản lý xã
hội có hiệu quả thì phải dựa vào dân, Người nói
“dân như nước, mình như cá”, phải “đem tài dân,
sức dân, của dân làm lợi cho dân”. Cho nên, Đảng
ta luôn chủ trương dựa vào dân, tạo điều kiện để
nhân dân phát huy cao nhất quyền làm chủ, tham
gia tích cực vào việc quản lý nhà nước.
Bầu cử


2.3. Xây dựng nhà nước vì dân
Đó là nhà nước mà mọi hoạt động phải xuất phát và vì lợi ích
của nhân dân. Trong nhà nước đó, cán bộ từ Chủ tịch trở xuống
đều là công bộc của dân. Vì vậy, “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết
sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”, chỉ có một
nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm
soát trên thực tế mới có thể là nhà nước vì dân được. Người chỉ
rõ, chế độ ta là chế độ dân chủ, nhân dân là chủ, Chính phủ là
đầy tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình
Chính phủ, Chính phủ thì việc to, việc nhỏ đều nhằm mục đích
phục vụ lợi ích của nhân dân. Xây dựng một nhà nước vì dân là
một nhà nước không có đặc quyền, đặc lợi, phục vụ nhân dân
tận tụy, vì lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, thực sự trong
sạch, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải xây dựng một
nền chính trị liêm khiết, phải kiên quyết đấu tranh với ba thứ

giặc nội xâm là; tham ô, lãng phí, quan liêu. Một mặt nhà nước
phải thực hành dân chủ rộng rãi với nhân dân mặt khác phải
thực hành chuyên chính với mọi hành động xâm hại đến lợi ích
của Tổ quốc, quyền làm chủ của nhân dân. Người thường nhấn
mạnh vấn đề bản chất xã hội chủ nghĩa, tính dân chủ, tính nhân
dân, tính nhân đạo của nhà nước mà nhân dân ta xây dựng.


Bình dân học vụ (Giáo dục)

Tăng gia sản xuất (Kinh tế)

Tổ chức lạc quyên, lập hũ gạo (Kinh tế)

Bầu cử (chính trị)



III. Quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp công
nhân với tính nhân dân và tính dân tộcc của nhà nước
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được coi là nhà
nước của dân, do dân, vì dân nhưng tuyệt nhiên nó không phải là “Nhà nước toàn
dân”, hiểu theo nghĩa nhà nước phi giai cấp. Nhà nước Việt Nam mới, theo quan điểm
của Hồ Chí Minh, là một nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân. Vì:
Một là, Nhà Nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Điều này được thể hiện:
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước giữ vững và tăng cương bản chất giai
cấp công nhân.
Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng phương thức thích hợp.
+ Đảng lãnh đạo bằng đường lối,quan điểm, chủ trương để nhà nước thể chế hóa
thành pháp luật, chính sách, kế hoạch.

+ Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên của
mình trong bộ máy, cơ quan nhà nước.
+ Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng công tác kiểm tra.
Hai là, bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện ở tính định hướng xã hội chủ nghĩa
của sự phát triển đất nước.
Ba là, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và
hoạt động cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ.


3.2 Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân,
tính dân tộc của Nhà nước
Hồ Chí Minh là người giải quyết rất thành công mối quan hệ giữa
các vấn đề giai cấp – dân tộc trong xây dựng nhà nước Việt Nam
mới. Người đã giải quyết hài hòa,thống nhất bản chất giai cấp với
tính nhân dân, tính dân tộc và được biểu hiện rõ trong những quan
điểm sau:
Nhà nước ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ
của rất nhiều thế hệ người Việt Nam.
Tính thống nhất còn biểu hiên ở chỗ Nhà nước ta bảo vệ lợi ích của
nhân dân, lợi ích của dân tộc làm cơ bản.
Trong thực tế, Nhà nước ta đã đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc
giao phó, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến để
bảo vệ nền độc lập, tự do của tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam
hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích
cực vào sự tiến bộ của thế giới.


IV. Sáng tạo trong quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền
có đủ phẩm chất, năng lực quản lý, điều hành đất nước.
Tiếp xúc với nền văn minh Âu - Mỹ, nhất là kinh

nghiệm tổ chức, hoạt động của nhà nước trong
quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, Hồ Chí
Minh cho rằng, quản lý xã hội bằng pháp luật là
dân chủ, tiến bộ và có tính chất phổ biến đối với
các xã hội hiện đại.
Nhận thức được tầm quan trọng của luật pháp,
từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã đề cập đến vai trò
của chúng trong điều hành và quản lý xã hội.
- Phân tích bản yêu sách của nhân dân An Nam
( Hồ Chí Minh) trong hội nghị Véc-xây


Sau Cách mạng Tháng Tám, năm 1945, Hồ Chí Minh đề ra một trong
sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là:
Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Ngày 20/9/1945, Chủ tịch
lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ký Sắc lệnh thành lập Ban
dự thảo Hiến pháp gồm 7 thành viên do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm
trưởng ban. Bản dự thảo Hiến pháp hoàn thành khẩn trương và
nghiêm túc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hồ Chủ tịch. Đó là bản hiến
pháp đầu tiên của nước Việt Nam: Hiến pháp năm 1946. Trong phiên
họp Quốc hội thông qua hiến pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát
biểu: “… Hiến pháp đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các
dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai
cấp”. Và nhấn mạnh rằng: “Chính phủ cố gắng làm theo đúng 3 chính
sách: dân sinh, dân quyền và dân tộc”.


Sau năm 1954, khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đất nước
đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhiều quy định trong Hiến pháp năm 1946
không còn phù hợp, Hồ Chí Minh đã chủ trương sửa đổi và ban hành Hiến pháp

mới - Hiến pháp năm 1959. Trong tư duy Hồ Chí Minh, một khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi thì pháp luật, nhất là đạo luật “gốc” - Hiến pháp, cũng phải thay đổi
để bảo đảm khả năng điều chỉnh hợp lý các quan hệ xã hội đã phát sinh và định
hình.
Ngoài hai bản Hiến pháp năm 1946, 1959, từ năm 1945 đến 1969, Hồ Chí Minh còn
chỉ đạo soạn thảo, ký quyết định công bố 16 đạo luật và 1.300 văn bản dưới luật,
trong đó có 243 Sắc lệnh quy định về tổ chức nhà nước đã hình thành một thể chế bộ
máy nhà nước có nhiều nhân tố cơ bản của một nhà nước pháp quyền


Nét đặc sắc trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về tổ chức nhà nước là các cơ
quan nhà nước hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp
luật nhưng trong điều kiện của một nước thuộc địa nửa phong kiến ở phương
Đông, Hồ Chí Minh sử dụng linh hoạt pháp trị và đức trị trong tổ chức hoạt
động của Nhà nước và quản lý nhà nước. Với Hồ Chí Minh, pháp luật không
phải là để trừng trị con người mà là công cụ bảo vệ, thực hiện lợi ích của con
người. Tư tưởng pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước thông qua đội ngũ cán bộ, công chức của Người thấm đượm một tấm
lòng thương yêu nhân dân, chăm lo cho ấm no, hạnh phúc của nhân dân
Ngày nay, trong bối cảnh phát triển mới của đất nước, dưới tác động mạnh
mẽ của thời đại và thế giới, trong xu thế toàn cầu hoá, nhiều điểm đã thay đổi,
nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì
dân vẫn còn nguyên giá trị, tiếp tục định hướng cho các nỗ lực nghiên cứu,
tìm kiếm giải pháp đổi mới mô hình bộ máy nhà nước trong các điều kiện
phát triển mới.
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước pháp quyền của dân tộc,
do dân tộc và vì dân tộc.


Kết luận
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ ngày lập nước

đến nay của Đảng và nhân dân ta là quá trình không
ngừng vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong
cách mạng Việt Nam. Đó cũng là quá trình không ngừng
tổng kết thực tiễn, bao gồm các tư tưởng tích cực, tiến bộ
về nhà nước pháp quyền, tổ chức nhà nước và kinh
nghiệm áp dụng các học thuyết đó của các nước trên thế
giới để đưa vào thử nghiệm và từng bước xây dựng, hoàn
thiện ở Việt Nam. Là quá trình tìm tòi, nghiên cứu, tiếp
thu có chọn lọc, không sao chép, rập khuôn, giáo điều mà
luôn luôn sáng tạo để xây dựng chủ nghĩa xã hội thành
công trong hiện thực.


×