Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tiểu luận những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa từ chức ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.47 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong quá trình phát triển và kiện toàn hệ thống chính trị, các tổ
chức của hệ thống chính trị mà đặc biệt là nguồn nhân lực làm việc trong các tổ
chức đó có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của thể chế chính trị và
có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, hưng thịnh của từng quốc gia.
Ở Việt Nam, hệ thống chính trị đã sớm hình thành và hoàn thiện cùng với
quá trình phát triển của đất nước, và với tính cách là một hệ thống chính trị cách
mạng, các tổ chức trong hệ thống chính trị như Đảng Cộng sản, Nhà nước xã hội
chủ nghĩa, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội luôn được nâng
cao chất lượng hoạt động, gắn kết trong một hệ thống vững chắc nhằm thúc đẩy
phát triển sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh vì lợi ích toàn dân.
Kể từ khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới - phát triển nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các mặt kinh tế - xã hội của nước ta đã
có những bước tiến đáng kể, đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành quả mà chúng ta gặt hái được, thì những tác động
mặt trái của cơ chế thị trường cũng lấy đi của chúng ta không ít: đó là sự tha
hóa, biến chất, vụ lợi, và đâu đó người ta không nhìn thấy "lương tri " và sự
"minh bạch" của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên....Từ những điều
không mong muốn ấy đã làm rơi vãi ít nhiều niềm tin của quần chúng, của nhân
dân vào Đảng, vào những cán bộ, đảng viên liêm khiết, trong sạch đang hàng
ngày, hàng giờ đóng góp sức lực của mình vì một xã hội Việt Nam dân giàu,
nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Từ sự " không minh bạch" của một số cán bộ, đảng viên khi nhân dân bàn
tán, báo chí lên tiếng, đồng nghiệp nghi ngờ...nhưng người cán bộ, người đảng
viên ấy " một thời đã từng nuôi mộng sẽ cống hiến hết sức lực của mình cho sự
phát triển chung của xã hội" - nay " vì một nghìn lẻ một lý do" cứ không chịu rời
khỏi vị trí mà Đảng và nhân dân đã từng tin tưởng giao phó. Đó cũng chính là
những lý do mà rất rất nhiều người dân Việt Nam và trong đó có cả những "
1



quan chức Việt Nam" muốn tìm hiểu. Vì những lý do trên tôi chọn đề tài:
Những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa từ chức ở Việt Nam.

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA TỪ CHỨC
1.1 Các khái niệm.
1.1.1 Văn hóa
" Văn hóa" là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy,
văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn
ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các
phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một
phần của văn hóa.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một
cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại
học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định
nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới . Văn hóa
được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại
học, dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học,...và trong mỗi lĩnh
vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau.
Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ
chữ Latinh "Cultus" mà nghĩa gốc là "gieo trồng", được dùng theo nghĩa Cultus
Agri là "gieo trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là
"sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người".
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa
nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật
chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó
chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống,

hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.
- Khái niệm về văn hóa, từ văn hóa có rất nhiều nghĩa:
+ Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học
thức, lối sống. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai

3


đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng, thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm
tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống...
+ Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt
Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa –
Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần
do con người sáng tạo ra trong lịch sử”.
+Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do NXB Đà Nẵng và
Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm về văn
hóa:
Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sng1 tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội.
Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời
sống tinh thần (nói tổng quát);
Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát);
Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh;
Văn hóa còn là cum từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ
xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm
giống nhau, ví dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn
+Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và

NXB Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng: Văn hóa – vô
sở bất tại: Văn hóa - không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả những
sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con
người nơi đó có văn hóa.
Như vậy có thể hiểu: Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được
tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính
văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật
4


tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá
trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và
tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và
của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành
động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người
tạo ra.
1.1.2 Văn hóa từ chức
Nói về văn hóa chức tức là nói về văn hoá chính trị. Khi thấy mình có
thiếu sót, khuyết điểm, hay nói cách khác là không còn xứng đáng đảm nhận
được nhiệm vụ thì nên từ chức. Hiện tượng từ chức chỉ có thể xảy ra ở người có
chức quyền, không làm tròn chức trách, có lòng tự trọng và biết xấu hổ. Người
có lòng tự trọng và biết xấu hổ chính là người có văn hóa.
Như vậy văn hóa từ chức được hiểu là tự nguyện xin thôi không làm chức
vụ hiện đang giữ. Như vậy từ chức chỉ có thể xảy ra ở những người có chức, có
quyền. Từ chức một cách tự nguyện, tự giác là thái độ trung thực với chính
mình, biết xấu hổ khi làm điều trái với đạo lý, đi ngược lại với nguyện vọng của
cơ quan, tổ chức và cộng đồng, là biểu hiện của sự cao thượng, dũng cảm, tự
trọng.
1.2 Văn hóa từ chức ở một số nước trên thế giới.
Ở các nước phát triển, từ chức là văn hóa hành xử của những người có

chức, có quyền và đã trở thành trách nhiệm của người có chức, có quyền, được
dư luận xã hội chấp nhận.
Nhìn vào nước Nhật, hàng năm số người làm chính trị từ chức là rất
nhiều: từ vị Thủ tướng “mấy tháng tuổi”, đến Bộ trưởng “hàng năm tuổi”…Họ
từ chức vì thấy mình chưa xứng đáng với trọng trách của mình, với niềm tin mà
dân dành cho họ hay vì chưa hoàn thành công việc hoặc đơn giản chỉ là lỡ
lời.Văn hóa luôn phải được đặt trong một môi trường nhất định về thời gian và
không gian chứ không thể tình cờ hay muốn là có. Nước Nhật có một bề dày văn
hóa Đức trị kết hợp với nền văn minh công nghiệp hàng trăm năm nay mới sản
5


sinh ra những vị Thủ tướng có "Văn hóa từ chức", điển hình như các ông
Hatoyama, Shinzo Abe, hay Naoto Kan...
Ở Hàn quốc, từ chức đã trở thành một nét đẹp không thể thiếu của văn
hóa chính trị điển hình như: Cựu Ngoại trưởng Yu Myung-hwan đã công khai
xin lỗi và quyết định từ chức sau khi bị tố cáo đã tuyển con gái vào một vị trí
được trả lương cao trong Bộ Ngoại giao;Cảnh sát trưởng Hàn Quốc Cho Hyunoh từ chức(chỉ vì cấp dưới khống đáp ứng cầu cứu của một phụ nữ trước khi bị
sát hại ); Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Hee-tae từ chức (vì bị tố cáo tham
nhũng); Bộ trưởng Giao thông Hàn Quốc đã từ chức khi một cây cầu qua sông
bị đổ hoặc Thủ tướng Hàn Quốc từ chức khi đi chơi golf trong ngày nghỉ nhưng
có cuộc đình công của công nhân.
Các nước phương Tây gần đây nhất như vụ ông Strauss-Kahn, 62 tuổi, đã
phải từ chức Giám đốc IMF hồi tháng 5 sau khi bị cáo buộc tấn công tình dục
một nữ nhân viên dọn phòng khách sạn ở Manhattan, New York. Trước khi bị
bắt, ông Strauss-Kahn được kỳ vọng sẽ trở thành đối thủ chính của Tổng thống
Pháp Nicolas Sarkozy trong cuộc bầu cử sắp tới. Vậy mà vụ bê bối về đạo đức
đã đặt dấu chấm hết cho ước mơ trở thành Tổng thống tương lai của ông lớn
này; Cũng giống như vậy Thủ tướng Hy lạp Lucas Papademos hay ở Italy là ông
Sivio Berlusconi cũng xin từ chức một cách đầy văn hóa.

Ở nước Mỹ như tổng thống Mỹ Richard Nixon đã tự nguyện từ chức;
Tháng 6-2012 Bộ trưởng Thương mại Mỹ John Bryson đã đệ đơn xin từ chức
lên Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ông đưa ra quyết định này sau khi xảy ra vụ
tai nạn ôtô liên hoàn ở California hồi đầu tháng mặc dù vụ tai nạn này không có
bất cứ một nạn nhân nào ngoài chính “thủ phạm”; Ông Bryson ý thức khó hoàn
thành tốt công việc khi sức khỏe không đảm bảo vì vậy cần phải để cho những
người có sức khỏe hơn, năng lực để gánh trên vai trọng trách của quốc gia. Có
thể nói nước Mỹ là là một nước có nền Pháp trị trên nền tảng của tự do và dân
chủ tối đa hàng trăm năm mới có những vị Tổng thống vĩ đại cả về tâm lẫn tầm
để làm nên một nước Mỹ như ngày hôm nay.
6


Trong các trường hợp đó, tất cả đều cùng chung một quan điểm: Nếu
không đảm đương được công việc hoặc để xảy ra những hậu quả, làm mất lòng
dân thì vì lợi ích của người dân và cũng vì lòng tự trọng của một người đã được
tin tưởng, họ sẵn sàng từ chức. Cũng người từ chức vì nhận thấy rằng sự việc
đáng tiếc xảy ra, dù chỉ liên quan một phần rất nhỏ, nhưng mình phải chịu trách
nhiệm với tư cách lãnh đạo cao nhất. Từ chức dù không phải là việc làm dễ dàng
nhưng đối với họ là cần thiết và nên làm. Nó đã trở thành một nét văn hóa trong
đời sống chính trị tại nhiều nước.
1.3 Văn hóa từ chức ở Việt Nam.
Văn hóa từ chức ở Việt Nam là một thuật ngữ khá mới mẻ, và được nhiều
người nhắc đến, quan tâm đến trong thời gian gần đây. Nói về văn hóa từ chức
tức là nói về văn hoá chính trị. Khi thấy mình có thiếu sót, khuyết điểm, hay nói
cách khác là không còn xứng đáng đảm nhận được nhiệm vụ thì nên từ chức.
Hành động đó được đánh giá cao vì nó thể hiện tự trọng cá nhân, sự tự ý thức về
trách nhiệm cá nhân của những người xin từ chức. Để có một xã hội thực sự tốt
đẹp thì danh dự, lòng tự trọng cần phải luôn được đặt ở vị trí cao nhất trong
thang giá trị làm người. Bởi vậy, những hành động ấy rất đáng được tôn trọng.

Tôi đồng tình với nhận xét của TS Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng
Quốc hội: "Từ chức là chuyện văn hóa hơn là chuyện pháp lý, chế tài ở đây
chính là lương tri. Nếu có một văn hoá chính trị dựa trên lương tri thì việc từ
chức khi không hoàn thành nhiệm vụ là điều gần như bắt buộc... " Nước Việt ta
từ xưa, các nhà nho, những người có tri thức, phẩm giá treo ấn từ quan rất nhiều,
như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Chu Văn An.… Thời kỳ sau
này, Tổng Bí thư Trường Chinh cũng đã có lúc từ chức.
Trong lá đơn từ chức của ông Nguyễn Văn Tuỳ - Chủ tịch UBND tỉnh
Nghệ An cách đây hơn 10 năm: “Hơn 30 năm theo Đảng làm cách mạng, tôi
không có lỗi gì với Đảng, với cách mạng, nhưng gần hai nhiệm kì làm Chủ tịch
tỉnh mà để một địa phương giàu tiềm năng như Nghệ An không vượt khỏi tốp
các tỉnh nghèo là tôi có tội với dân”. Mới đây, Tỉnh uỷ Quảng Ngãi vừa thông
7


báo việc ông Trần Đình Trọng – Bí thư Huyện uỷ Sơn Hà gửi đơn xin từ chức,
vì đã để nạn phá rừng ở Sơn Hà diễn ra ở mức rất trầm trọng. Còn Thường vụ
Tỉnh uỷ Quảng Ngãi cho báo chí biết: “Hiện chưa có kết luận nào về khuyết
điểm của ông Trần Đình Trọng cả”. Cách đây chưa lâu, năm 2004 trước Quốc
hội, ông Lê Huy Ngọ đã xin từ chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn vì những tiêu cực đã xảy ra trong lĩnh vực ông phụ trách, mặc dù Bộ
Chính trị chưa có kết luận gì về khuyết điểm của ông Lê Huy Ngọ. Cả 3 trường
hợp từ chức tôi vừa nêu ở trên đều không chờ kết luận của cấp uỷ. Ở nước ta,
mọi cán bộ có thể dùng cấp uỷ làm tấm áo giáp bất khả xâm phạm để bảo vệ
mình. Nếu cấp uỷ chưa kết luận gì thì mọi kết luận của các cơ quan khác đều
gần như vô nghĩa. Vì thế, ba trường hợp tự giác từ chức tôi vừa nêu ở trên đều
rất đáng hoan nghênh. Đó là những người có lòng tự trọng.
Cách đây ít năm Vụ trưởng Vụ Tiểu học thuộc Bộ Giáo dục và đào tạoTS. Nguyễn Kế Hào đã kiên quyết xin từ chức. Ông cho biết: " Tôi có thể tự tin
khẳng định rằng những gì mình làm đều không vì một động cơ nào hết. Nếu
nghĩ đến bản thân tôi đã không từ chức. Vì không thể nhắm mắt bỏ qua, chấp

nhận được những sai sót của chương trình tiểu học mới, tôi phải lên tiếng. Tôi
cũng muốn kiến nghị như một người làm quản lý, một nhà khoa học, nhưng ý
kiến không được để ý nên phải lựa chọn cách này, để mình được đứng về phía
quyền lợi của hàng triệu học sinh, của phụ huynh mà phát biểu. Tôi cũng tin
rằng khi đã nói để dân biết thì có thể thay đổi được vì dân trí bây giờ đã khác,
cao hơn, xã hội dân chủ hơn, không dễ gì buộc người dân phải chấp nhận một
sản phẩm chưa đạt. Không thể chỉ dùng những quyết định để biến mọi thứ thành
chuyện đã rồi."
"Nước ta là một nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong
bộ máy cách mạng, từ người quét nhà , nấu ăn, cho đến Chủ tịch một nước đều
là phân công làm đày tớ cho dân" - đó là lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí
Minh từ năm 1952 (HCM toàn tập, NXBCTQG, 1995, T.6, tr.515).
8


"Nhân dân biểu thị quyền làm chủ của mình thông qua lá phiếu của mình
trực tiếp bầu ra Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Chính vì vậy những
người được nhân dân tín nhiệm bầu ra phải ghi lòng, tạc dạ lời căn dặn của Bác:
Phải luôn luôn nhớ và thực hành câu: Vì lợi nước, quên lợi nhà, vì lợi chung,
quên lợi riêng. Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với Tổ
quốc" (HCM toàn tập, NXBCTQG, 1995, T.4, tr.145)
Rất tiếc, không phải mọi cán bộ, đảng viên đang giữ các chức vụ lãnh đạo
đã luôn làm đúng được như vậy. Chính vì thế Nghị quyết của Hội nghị Trung
ương 4 đã chỉ rõ: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những
đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai
nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo
danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô
nguyên tắc. Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị TƯ 4 Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng đã nêu rõ: "Chúng ta biết rằng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công

việc rất khó, rất phức tạp, vì nó liên quan đến xây dựng tổ chức, xây dựng con
người, là công tác con người, dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của
con người. Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của
Đảng và sự tồn vong của chế độ".
Từ chức chỉ nên được xem là một cử chỉ có văn hóa khi người ta tự
nguyện. Nhưng với những quan chức nhà nước không “phát huy tinh thần tự
nguyện” thì lại cần được xem xét văn hóa từ chức tại vị trí cận đáy của nó. Đơn
giản là ở Việt Nam, theo một “truyền thống” khó di dời về bản chất, hầu hết các
trường hợp bị cho thôi chức, miễn nhiệm đều trong tình trạng đang ở “đỉnh”. Cái
đỉnh đó, theo quan niệm thường thấy của người đời, được cấu thành từ quyền
lợi, bổng lộc cá nhân."
CHƯƠNG II: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC ĐẾN VĂN
HÓA TỪ CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

9


2.1 Những yếu tố về truyền thống.
2.1.1 Đặc điểm văn hóa truyền thống( văn hóa dân tộc)
Việt Nam là một nước có truyền thống văn hóa lâu đời, mang
những nét đặc trưng của văn hóa nông nghiệp lúa nước, tự cấp, tự túc. Trong
quá trình phát triển văn hóa Việt Nam đã có sự giao thoa, tiếp biến với những
nền văn hóa bên ngoài như Trung Hoa, Ấn Độ, Pháp, Nga, Hoa Kỳ...Văn hóa
Việt Nam đã tiếp thu những tiến bộ từ bên ngoài, đồng thời vẫn giữ gìn và phát
huy được bản sắc văn hóa của mình.
Theo GS.TS Lê Văn Quán( 2007), văn hóa Việt Nam mang những đặc
điểm cơ bản của văn hóa truyền thống phương Đông.
-Cội nguồn văn hóa: là nền văn hóa gốc nông nghiệp.
- Môi trường sống: xứ nóng( nhiều mưa)
- Lối sống chủ yếu: trồng trọt, định cư, trọng tĩnh, hướng nội, khép kín.

- Tư duy nhận thức: tổng hợp, biện chứng( trọng quan hệ), chủ quan, duy
linh.
- Ứng xử với môi trường tự nhiên: thuận theo tự nhiên, hòa hợp với tự
nhiên.
- Ứng xử với môi trường xã hội: nặng về cộng đồng, đề cao nghĩa vụ,
trách nhiệm, mềm dẻo, hiếu hòa, trọng tình, trọng đức, trọng phụ nữ, trọng văn.
- Tổ chức cộng đồng Việt Nam: linh hoạt, trọng tập thể, ý thức cộng đồng
cao.
2.1.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa truyền thống tới văn hóa
từ chức ở Việt Nam hiện nay.
10


- Xuất phát từ cội nguồn của văn hóa gốc nông nghiệp mà chủ yếu là
trồng trọt nên lối suy nghĩ của người Việt Nam chịu ảnh hưởng của phương thức
sản xuất nông nghiệp. Nét văn hóa cộng đồng, huyết thống, văn hóa vùng miền,
văn hóa làng đã tạo nên ý thức cộng đồng cao, trọng tập thể( Đông tay hơn hay
làm, xấu đều hơn tốt lỏi; Đông người thì sống, mống người thì chết).
Do ảnh hưởng của nền văn hóa cộng đồng, vai trò của cá nhân ít được đề
cao, cái tôi cá nhân ít được chú trọng dẫn đến tâm lý mọi người ỷ lại vào tập thể,
thiếu ý thức trách nhiệm trong công việc.Chính lối suy nghĩ và cách tư duy như
vậy, nên khi có có những vấn đề xảy ra trong công việc, mọi người coi đó là lỗi
chung của tập thể, không phải của riêng ai và như vậy không có ai phải chịu
trách nhiệm. Và khi lỗi không của riêng ai thì sẽ không ai phải 1 mình gánh chịu
trách nhiệm cũng như phải đứng ra từ chức.
- Do cách ứng xử của người Việt Nam là nặng về cộng đồng, mềm dẻo,
hiếu hòa, trọng tình, trọng đức, trọng phụ nữ, trọng văn. Với cách ứng xử như
vậy nên người Việt Nam luôn sống khiêm tốn và nhường nhịn. Các tổ chức
chính trị Việt Nam coi trọng tính ổn định và tránh xung đột.
Cái lý cao nhất của văn hóa cộng đồng hay văn hóa Làng là" thương

người như thể thương thân", "Tình làng, nghĩa xóm", "Người trong một nước
phải thương nhau cùng". Do ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa truyền thống, nên
văn hóa chính trị ở nước ta lấy tiêu chí đoàn kết, thống nhất, tinh thần đùm
bọc....làm quan trọng. Tuy nhiên, sự mềm dẻo, linh hoạt, thiên về cảm xúc trong
giải quyết công việc nhiều khi dẫn đến sự tùy tiện, cả nể, thậm chí thông cảm và
bao che cho đồng nghiệp ngay cả khi mắc những sai phạm trong công việc. Đây
cũng chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa từ chức
ở nước ta. Khi phạm sai lầm mà luôn được thông cảm, bao che, bỏ qua hoặc xử
lý một cáh nhẹ nhàng thì chính người mắc sai lầm cũng không tự mình ý thức
hết được tính chất cũng như hậu quả mà mình gây ra, vì vậy trong đầu họ có thể
11


cảm thấy áy náy, cảm thấy cần phải làm tốt hơn nhưng chưa chắc đã xuất hiện
khái niệm" từ chức" để phải rời bỏ một vị trí" ấm áp tình người" như vậy.
- Văn hóa Việt Nam xuất phát từ lối sống chủ yếu: trồng trọt, định cư,
trọng tĩnh, hướng nội, khép kín. Vì vậy người Việt Nam có xu hướng coi trọng
sự ổn định, lâu dài dẫn đến tâm lý ngại thay đổi, coi trọng kinh nghiệm, sống lâu
lên lão làng. Khi một cá nhân đã có việc làm trong một cơ quan nhà nước thì đó
chính là một sự ổn định tương đối của người đó về vấn đề công việc và thu
nhập. Khi đã có sự ổn định như vậy, bản thân người đó rất ngại phải thay đổi
sang một lĩnh vực mới, một ngành nghề mới và đặc biệt rất khó chấp nhận sự
thay đổi vị trí thứ bậc trong công tác đặc biệt là thứ bậc từ cao xuống thấp cũng
như một quan điểm mới mà tiền lệ hiếm,dư luận xã hội chưa ủng hộ như " văn
hóa từ chức".
- Xuất phát từ truyền thống ứng xử với môi trường tự nhiên: thuận theo tự
nhiên, hòa hợp với tự nhiên nên người Việt Nam thường có xu hướng né tránh
mâu thuẫn, đấu tranh thích sự tế nhị, kín đáo, ưa dĩ hòa, vĩ quí... Dẫn đến tâm lý
" Dám làm, không dám nhận", cấp dưới không dám tố cáo cấp trên, cấp trên bao
che cho cấp dưới, đồng nghiệp " đoàn kết" và " bảo vệ" lẫn nhau, " chuyện trong

nhà đóng cửa bảo nhau"...Đã ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa từ chức" dám
làm, dám nhận".
Người Việt Nam vốn coi trọng tính cộng đồng, tính tập thể, coi trọng văn
hóa " phòng cơ, tích cốc" nên khi đông nghiệp phạm phải những sai lầm nhiều
khi rất nghiêm trọng nhưng cả tập thể sẽ "nhiệt tình" bảo vệ để tránh tiền lệ
người đi trước thế nào, người đi sau phải làm theo như vậy. Tinh thần đoàn kết,
tương thân, tương ái của dân tộc ta đã giúp chúng ta chiến thắng được những kẻ
thù lớn mạnh hơn mình rất nhiều lần, nhưng phải chăng ngày nay chúng ta đã
vận dụng quá " sáng tạo" trong mọi trường hợp, và khi đã nói đến "quá" thì cho
dù có là những điều tốt nhất cũng trở nên tầm thường, nếu không muốn nói là tệ
hại - ít nhất điều đó đúng với văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay.
12


2.2. Những yếu tố dư luận xã hội.
2.2.1 Một số đặc điểm của dư luận xã hội.
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về dư luận xã hội( hay công luận xã
hội). Theo các nhà nghiên cứu dư luận xã hội Liên Xô( cũ ) định nghĩa dư luận
xã hội là sự phán xét, đánh giá của các giai cấp, tầng lớp, cộng đồng xã hội đối
với các vấn đề mà họ quan tâm. Nhiều nhà nghiên cứu Mỹ cũng đưa ra định
nghĩa tương tự, như "công luận là sự phán xét, đánh giá của các cộng đồng xã
hội đối với các vấn đề quan trọng có tầm quan trọng, được hình thành sau khi có
sự tranh luận công khai"
Như vậy có thể hiểu: Dư luận là hiện tượng tâm lý bắt nguồn từ một nhóm
người, biểu hiện bằng những phán đoán bình luân về một vấn đề nào đó kèm
theo thái độ, cảm xúc và sự đánh giá nhất định, được truyền từ người này đến
người khác này sang nhóm khác, nó có thể được truyền đi một cách tự phát hoặc
tạo ra một cách cố ý. Nếu được lan truyền rộng rãi và lặp lại thì trở thành dư
luận xã hội.
Dư luận có mặt tích cực và tiêu cực dựa vào các nguồn tin mà nó được

hình thành. Nếu nó được hình thành dựa vào nguồn tin xác thực thì sẽ trở thành
thông tin hữu ích khi nói lên những gì mà mọi người nghĩ về sự việc đó. Còn
nếu hình thành không có căn cứ hoặc dựa vào nguồn thông tin không rõ ràng
cho dù cố ý hay vô ý đều có thể tạo nên tin đồn nhảm và có thể sử dụng cho mục
đích nào đó. Dư luận đôi khi sâm phạm rất mạnh vào quyền riêng tư của cá nhân
cho dù là đúng hay không.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, dư luận xã hội đóng vai trò
điều hòa các mối quan hệ xã hội, hành vi xã hội. Trên cơ sở phán xét, đánh giá
các sự kiện, hiện tượng dư luận xã hội nêu ra các chuẩn mực xã hội, hướng dẫn
những việc nên làm, nên tránh. Nó làm cho những phong tục, tập quán đã hình
thành phát huy ảnh hưởng trong xã hội.
13


Ngoài vai trò điều hòa dư luận xã hội còn có vai trò giáo dục con người
nhiều khi mạnh hơn cả biện pháp hành chính. Dư luận xã hội một khi đã được
hình thành thì nó tác động vào ý thức con người, chi phối ý thức cá nhân. Về
phương diện này thì ý thức xã hội có thể động viên, khuyến khích, phê phán
những biểu hiện thiếu đạo đức hoặc hành vi cá nhân, của các nhóm người trong
xã hội phòng ngừa các hành vi phạm pháp, nó buộc từng cá nhân phải thu mình
vào lễ nghi, phong tục.
2.2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của dư luận xã hội tới việc hình
thành văn hóa từ chức ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Dư luận xã hội luôn là một vấn đề chiếm vị trí quan trọng trong việc điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội, nó đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử hình thành,
tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Những ảnh hưởng tích cực của dư
luận xã hội đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, đân tộc, là điều không thể
phủ nhận tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì đôi khi dư luận xã hội
cũng có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định.
Trong thời gian gần đây, một trong những vấn đề được dư luận xã hội

nhắc tới rất nhiều là cần phải có "văn hóa từ chức". Đó là những ai, những cán
bộ Nhà nước nào nếu trong thời gian dài không hoàn thành tốt công việc được
giao phó cần nhìn nhận rõ và đủ trách nhiệm cá nhân của mình và nên tự nguyện
từ chức, để người khác lên làm thay và nhất là để công việc chung tiến triển tốt
hơn.
Tuy nhiên, một vấn đề chúng ta nhìn thấy hiện nay là: Nhiều dẫn chứng
thường được đưa ra, chẳng hạn ở các nước phát triển, một quan chức dù ở cương
vị rất cao, nếu bản thân hoặc nhân viên dưới quyền hay cơ quan mình phụ trách
bị phát hiện làm không đúng chức năng hoặc không hoàn thành nhiệm vụ thì
thường phải nhận trách nhiệm về mình và từ chức khi thấy cần thiết. Còn ở ta,
những việc như vậy hiện khá hiếm. Chúng ta cũng thấy rằng ở các nước kể trên,
14


những quan chức sau khi từ chức (hoặc sau khi hết nhiệm kỳ hay khi một chính
phủ mới được thành lập sau một cuộc bầu cử) thường trở lại công việc trước kia
của mình (kinh doanh, hoạt động chính trị-xã hội, văn hóa-nghệ thuật hay giảng
dạy...). Tất nhiên cũng có nhiều người bắt tay vào làm những việc mới dựa vào
mối quan hệ được tạo dựng, các kinh nghiệm thu được trên chính trường, trong
quản lý công... Trong mọi trường hợp, họ vẫn thường có "công ăn việc làm"
đàng hoàng, và nhiều người vẫn có thể quay lại hoạt động chính trường, tham
gia chính phủ... khi thời cơ đến.
Ở Việt Nam ta, xuất phát từ tiền lệ ít người đi trước từ chức nên dư luận
xã hội chưa được định hướng để đồng tình hay ủng hộ việc tự nguyện từ chức.
Những quan chức mất chức (hoặc từ chức) vì nhiều lý do thường không tiếp tục
làm việc, hoạt động nữa; cuộc sống thường ngày của họ và gia đình cũng bị ảnh
hưởng. Trong một thời gian khá dài, dư luận xã hội thường quen nhìn một chiều
và hay có những đánh giá thái quá. Ca ngợi hay phê phán thường là đơn giản
một chiều, chỉ là hoặc tốt hoặc xấu. Khi khen thì khen hết lời, cái gì cũng ngợi
ca là tốt là đẹp. Khi chê thì cũng "nhiệt tình" chẳng kém, phê phán dìm xuống

tận bùn đen tất thảy… Trong nhiều trường hợp, danh tiếng, sinh mạng chính trị
của những người mất chức, đôi khi kể cả của một số người thân của họ, bị ảnh
hưởng khá nghiêm trọng. Theo một cách nói khá thông dụng hiện nay, trong
nhiều trường hợp có vẻ như việc từ chức cũng đã bị "hình sự hóa".
Chính từ những áp lực có phần thái quá do dư luận xã hội mang lại, mà ở
Việt Nam hiện nay có rất nhiều cán bộ khi nhận ra bản thân không đủ sức khỏe,
năng lực, phẩm chất để đảm nhận công việc mà Đảng và nhân dân giao phó,
nhưng những áp lực của dư luận xã hội đã khiến cho họ không dám tự mình
đứng ra nhận trách nhiệm và xin từ chức mà thay vào đó là tìm mọi cách để che
giấu và dẫn đến những sai lầm nối tiếp sai lầm hoặc sự trì trệ trong công việc
chung.
2.3 Những yếu tố về công tác tổ chức cán bộ và hệ thống pháp luật.
15


2.3.1 Những ảnh hưởng tiêu cực của công tác tổ chức cán bộ đến văn
hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay.
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị cán bộ toàn quốc
về công tác xây dựng Đảng 2012: Nếu nói xây dựng Đảng là then chốt thì công
tác tổ chức cán bộ là " then chốt" của "then chốt", đây vừa là vinh dự, vừa là
trọng trách rất nặng nề.
Tuy nhiên, công tác tổ chức cán bộ của chúng ta còn yếu kém, nhất là
trong việc giáo dục, lãnh đạo, quản lý đã làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ
lãnh đạo, quản lý các cấp thiếu rèn luyện, tu dưỡng, thực hành liêm chính và
thiếu gương mẫu, không làm tròn chức trách, gây tác hại lớn nhưng hầu như
không thấy ai có lời xin lỗi hoặc từ chức cả.
Trong công tác tổ chức cán bộ nhiều khi còn bị chi phối và ảnh hưởng
nặng nề bởi tâm lý "nhất thân, nhì quen"; sự vụ lợi do kinh tế mang lại đã dẫn
đến việc không lựa chọn được những cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất phù
hợp với công việc được giao.

Vì một số lý do như vậy nên trong đôi khi xuất hiện tâm lý ai cũng có thể
mắc sai lầm, cũng có thể mắc khuyết điểm trong quá trình làm việc. Vì vậy
không có lý do gì một ai đó phải nộp đơn xin thôi việc, xin từ chức cả, nếu có
lỗi, thì người ta cũng coi đó là lỗi của tổ chức khi đã không sắp xếp đúng người,
đúng việc.
2.3.2 1 Những thủ tục pháp luật có thể ảnh hưởng tiêu cực của đến văn
hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay.
Một khía cạnh khác có thể làm nản lòng bất cứ ai muốn từ chức, đó là thủ
tục. Nhiều khi anh cũng muốn từ chức, nhưng thủ tục miễn nhiệm phức tạp đến
độ anh không còn muốn từ chức nữa. Một bộ trưởng muốn từ chức sẽ phải trải
qua rất nhiều vòng xem xét, phê chuẩn, có khi còn phải trình ra Quốc hội bỏ
phiếu miễn nhiệm… Như vậy quá nặng nề và quá mất thời gian, khiến ngay cả
16


người có thiện chí xin từ chức cũng ngại. Thêm vào đó, quan chức của Việt
Nam lên chức cao thường là do Đảng phân công, nếu từ chức thì cũng có nghĩa
là chối bỏ sự phân công.
Hiện nay theo quy định của luật cán bộ công chức, viên chức và luật bảo
hiểm xã hội, người muốn về hưu nam phải đủ 60 tuổi, nữ phải đủ 55 tuổi, ngoài
ra thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm, chính những quy định ràng buộc
như vậy, nên những người có ý định từ chức muốn về hưu nhưng không đủ độ
tuổi nghỉ hưu, do vậy không làm đơn xin từ chức.
Trong một xã hội chưa thật sự có cái nhìn thiện cảm với những cán bộ từ
chức, kết hợp thêm những thủ tục xin từ chức quá rườm rà chắc hẳn sẽ có rất
nhiều cán bộ " cố đấm ăn xôi" còn hơn xin từ chức.
2.4 Những yếu tố về kinh tế
2.4.1 Một số cách nhìn về " kinh tế"
Theo các nhà kinh tế học, thì "kinh tế" là tổng hòa các mối quan hệ tương
tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao

đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn
nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực xác
định.
Nhưng ở Việt Nam, hai từ " kinh tế" còn được sử dụng khá phổ biến trong
giới chính trị. Chuyện bán cái biên chế, mua suất công chức không có gì là mới,
ai cũng biết vì nó quá phổ biến. Theo báo cáo của một số cơ quan nhà nước
trong những năm gần đây đã thừa nhận có hiện tượng " chạy" chức, " chạy "
quyền, " chạy" tội, "chạy " dự án, "chạy" bằng cấp, "chạy" khen thưởng và cả
"chạy" tuổi nữa.
2.4.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của yếu tố kinh tế đến văn hóa từ
chức ở Việt Nam hiện nay.
Những ảnh hưởng của " kinh tế" đến các mối quan hệ chính trị đã được
báo gới, các phương tiện truyền thông, các cán bộ làm việc trong cơ quan nhà
nước từ trung ương đến địa phương và nhân dân nhắc đến nhiều. Trong tiểu luận
17


này, tôi chỉ xin phép được nhìn nhận ở góc độ ảnh hưởng tiêu cực của "kinh tế"
đến văn hóa từ chức ở nước ta hiện nay.
Nếu một hệ thống chính trị được vận hành bởi những con người đi lên
bằng sự mua bán, thì hệ thống đó sẽ được điều hành bằng mối quan hệ tiền bạc.
Sự liêm khiết, minh bạch và tính chuyên nghiệp là một thứ quá " sa xỉ".
Tổng kết 5 năm chống tham những tại Hà Nội ngày 7.3.2012. Phó Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Chủ trương thi tuyển công khai để lựa chọn
cán bộ vẫn còn diễn ra lèo tèo. Đảng muốn cán bộ lãnh đạo khi phạm khuyết
điểm do thiếu trách nhiệm gây hậu quả xấu thì nên từ chức nhưng hầu như
không có ai chịu từ chức.
Điều này thật dễ hiểu khi, khi cái "ghế" có được bằng đồng tiền "đi đêm",
thì làm sao người cán bộ công chức có đủ tài, đủ đức để làm tốt công vụ? và làm
sao người như vậy có đủ lòng tự trọng để rời bỏ quyền và lợi khi họ chưa thu

được số vốn đã chi ra.

KẾT LUẬN
Như vậy có thể thấy văn hóa từ chức ở Việt Nam đã có nhưng chưa phổ
biến. Có rất nhiều lý do khiến cho văn hóa từ chức ở Việt Nam bị kéo chậm lại,
trong đó có những yếu tố nội tai xuất phát từ bản thân người cán bộ( năng lực,
18


phẩm chất, lòng tự trọng, tâm lý...), và cả những yếu tố khách quan do xã hội
mang lại( do truyền thống dân tộc, do nạn mua quan bán chức, do sự khắt khe
của dư luận xã hội...). Nhưng vượt qua được tất cả những thứ đó, trong lịch sử
nước ta đã và đang có những cán bộ dám đúng lên nhận khuyết điểm, xin từ
chức và dám đấu tranh để làm nảy nở, phát triển văn hóa từ chức - một nét đẹp
trong văn hóa chính trị mà ở các nước văn minh đã có từ rất lâu.
Ngày nay, nếu muốn văn hóa từ chức ở nước ta được phát triển và trở
nên phổ biến hơn, cần có sự chung tay, chung sức, chung lòng của cán bộ, đảng
viên và toàn thể nhân dân. Mỗi người cần nhìn thấy bản thân mình có tránh
nhiệm để xây dựng và phát triến và phổ biến nét đẹp văn hóa này như: Nhà
nước cần xây dựng những căn cứ pháp lý làm sao để thuận tiện và đảm bảo
được những lợi ích chính đáng cho cán bộ, đảng viên khi họ dũng cảm từ
chức...các cán bộ, đảng viên cần luôn luôn học hỏi và rèn luyện theo lời bác căn
dặn cán bộ, đảng viên: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư... Đối với nhân dân
nên nhìn những cán bộ từ chức đã dám nhận khuyết điểm và tụ nguyện từ chức
với cái nhìn thiện cảm hơn...có như vậy, văn hóa từ chức ở Việt Nam mới phát
triển, và trở nên phổ biến hơn.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA TỪ CHỨC
1.1 Các khái niệm
19


1.2 Văn hóa từ chức ở một số nước trên thế giới.
1.3 Văn hóa từ chức ở Việt Nam.
CHƯƠNG II: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC ĐẾN VĂN HÓA
TỪ CHỨC.
2.1 Những yếu tố về truyền thống.
2.1.1 Đặc điểm văn hóa truyền thống( văn hóa dân tộc)
2.1.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa truyền thống tới văn hóa từ
chức.
2.2. Những yếu tố dư luận xã hội.
2.2.1 Một số đặc điểm của dư luận xã hội
2.2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của dư luận xã hội tới việc hình thành văn
hóa từ chức ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2.3 Những yếu tố về công tác tổ chức cán bộ và hệ thống pháp luật.
2.3.1 Những ảnh hưởng tiêu cực của công tác tổ chức cán bộ đến văn hóa từ
chức ở Việt Nam hiện nay.
2.3.2 Những thủ tục pháp luật có thể ảnh hưởng tiêu cực của đến văn hóa từ
chức ở Việt Nam hiện nay.
2.4 Những yếu tố về kinh tế
2.4.1 Một số cách nhìn về " kinh tế"
2.4.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của yếu tố kinh tế đến văn hóa từ chức ở
Việt Nam hiện nay

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Lê Văn Quán, Nguồn văn hóa truyền thống Việt Nam, Nxb. Lao Đ
Động, Hà Nội 2007;

2. Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn hóa thông tin Hà Nội;

20


3. Những tuyên bố về chính sách văn hóa, Hội nghị Quốc tế do UNESCO chủ trì
từ 26/7 đến 06/8/1982 tại Mehico;
4. Giáo trình Tâm lý học xã hôi. Khoa Tâm lý - Giáo dục, ĐHSP Thái Nguyên
2009.
5. Tâm lý học đại cương, Nxb. Giao dục Hà Nội 2009.
6. Đảng cộng sản Việt Nam( 2011) - Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ XI, Nxb
Chính trị quốc gia - sự thật.
7. Đảng cộng sản Việt Nam(1991) văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII
8.
9. http: //lao động.com.vn.
10.
11. http://vietbao. Com.vn
12. www.doisongphapluat.com.vn
13.
14.

21



×