Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC DIOXIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.52 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

VĂN THỊ HUỆ

HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC DIOXIN
(Nghiên cứu trường hợp quận Đống Đa, thành phố Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Công tác xã hội

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

VĂN THỊ HUỆ

HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC DIOXIN
(Nghiên cứu trường hợp quận Đống Đa, thành phố Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
Mã số: 60 90 01 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà


Hà Nội – 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
1. Những nội dung trong luận văn tốt nghiệp “Hoạt động thực hiện
chính sách đối với người nhiễm chất độc hóa học dioxin” (Nghiên cứu trường
hợp quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) là công trình nghiên cứu do tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà.
2. Các nội dung tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ
ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian và địa điểm công bố.
3. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Người thực hiện

Văn Thị Huệ


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ “Hoạt động thực hiện chính sách đối với người nhiễm
chất độc hóa học dioxin” (Nghiên cứu trường hợp quận Đống Đa, thành phố
Hà Nội) được hoàn thành sau hai năm học tập, nghiên cứu sau đại học của tôi.
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình
của PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà – người hướng dẫn khoa học đã chỉ bảo và
đóng góp ý kiến giúp tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Vinh quang thuộc về thầy cô, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo,
cô giáo trong và ngoài khoa Xã hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong những năm học, cho tôi có được
kiến thức để hoàn thành luận văn này.

Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Cục Người có
công; Phòng Người có công Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố
Hà Nội; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Đống Đa, cán bộ
thực hiện chính sách lao động thương binh và xã hội tại các phường trên địa
bàn quận và cá nhân người nhiễm chất độc hóa học dioxin đã giúp tôi trong
quá trình khảo sát, thu thập số liệu để thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè những
người luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn
thiện luận văn.
Hà Nội, ngày tháng
năm 2014
Người thực hiện

Văn Thị Huệ


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG VÀ DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 3
3. Ý nghĩa của nghiên cứu................................................................................. 8
4. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 9
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 9
6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 10
7. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ............................................. 10
8. Phương pháp nghiên cứu ............................. Error! Bookmark not defined.

NỘI DUNG CHÍNH ...................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Các khái niệm liên quan ........................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Chính sách ............................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Chất độc hóa học dioxin ........................ Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Người nhiễm chất độc hóa học dioxin .. Error! Bookmark not defined.
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ...... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Lý thuyết nhu cầu .................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Lý thuyết vai trò .................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Lý thuyết hệ thống ................................ Error! Bookmark not defined.
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Khái quát về thành phố Hà Nội và quận Đống ĐaError!
not defined.

Bookmark


1.3.2. Bộ máy tổ chức thực hiện chính sách tại quận Đống Đa ............... Error!
Bookmark not defined.
1.3.3. Phối hợp hoạt động ............................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI
NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC DIOXIN TẠI QUẬN ĐỐNG ĐA....... Error!
Bookmark not defined.
2.1. Những căn cứ pháp lý để thực hiện chế độ đối với người nhiễm chất độc
hóa học dioxin ................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Hoạt động rà soát đối tượng thụ hưởng chính sách trên địa bàn quận
Đống Đa .......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Các hoạt động thường xuyên hàng tháng đối với người thụ hưởng chính
sách và mức độ hài lòng của họ ...................... Error! Bookmark not defined.

2.3.1. Các hoạt động thực hiện chế độ trợ cấp, phụ cấp hàng tháng ....... Error!
Bookmark not defined.
2.3.2. Các hoạt động thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, cấp phương tiện trợ
giúp, dụng cụ chỉnh hình ................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Các hoạt động thực hiện chế độ ưu đãi giáo dục đối với con người
nhiễm chất độc hóa học dioxin........................ Error! Bookmark not defined.
2.4. Các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa trong dịp tết và các ngày lễ lớn ... Error!
Bookmark not defined.
2.5. Những mong muốn tiếp theo của người đã được thụ hưởng chính sách
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CTXH CÁ NHÂN TRONG
VIỆC TRỢ GIÚP NGƯỜI NHIỄM CĐHH TIẾP CẬN CHÍNH SÁCH
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Mục đích của can thiệp ............................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Tiếp cận thân chủ, thu thập thông tin và thống nhất kế hoạch trợ giúp ... Error!
Bookmark not defined.
3.2.1. Tiếp cận thân chủ .................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Thu thập thông tin ................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Thống nhất kế hoạch trợ giúp ............... Error! Bookmark not defined.


3.3. Các hoạt động trợ giúp trực tiếp .............. Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Hoạt động cung cấp nội dung chi tiết của chính sách được thực hiện đối
với người HĐKC bị nhiễm CĐHH trên địa bànError!

Bookmark

not

defined.

3.3.2. Giải đáp những thắc mắc của thân chủ về chính sách và hoàn thiện hồ sơ
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Gửi hồ sơ, kết với cán bộ LĐTBXH trên địa bànError! Bookmark not
defined.
3.4. Lượng giá và chuyển giao ........................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ ..................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 11


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Nội dung đầy đủ

1.

CĐHH

Chất độc hóa học

2.

CTXH

Công tác xã hội

3.


HĐKC

Hoạt động kháng chiến

4.

LĐTBXH

Lao động – Thương binh và Xã hội

5.

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG VÀ DANH MỤC BIỂU ĐỒ
1. DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng khảo sát người HĐKC bị nhiễm CĐHHError!

Bookmark

not defined.
Bảng 2.2. Bảng khảo sát con người HĐKC bị nhiễm CĐHH ................. Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp đối tượng người HĐKC bị nhiễm CĐHH trên địa
bàn quận Đống Đa ........................................... Error! Bookmark not defined.
2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của người
HĐKC bị nhiễm CĐHH .................................. Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của con người
HĐKC bị nhiễm CĐHH .................................. Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.3. Hình thức tiếp cận thông tin chính sách của người HĐKC bị
nhiễm CĐHH................................................... Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.4. Mức độ hài lòng của người dân đối với hoạt động thực hiện chế
độ trợ cấp, phục cấp hàng tháng ...................... Error! Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công tác xã hội hiện nay đang là một nghề khá mới ở Việt Nam nói
chung và ở các lĩnh vực xã hội nói riêng, nó đang được nhìn nhận dưới nhiều
góc độ khác nhau. Có ý kiến cho rằng, CTXH là việc thực hiện các công việc
từ thiện, nhân đạo nhưng bên cạnh đó cũng có ý kiến CTXH là một nghề
nghiệp chuyên môn, trợ giúp những đối tượng yếu thế trong xã hội khi họ
không tự giải quyết được vấn đề của mình. Đối tượng của CTXH gồm nhiều
nhóm người yếu thế khác nhau như người già cô đơn, lang thang không nơi
nương tựa; trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; người khuyết tật; thương, bệnh
binh, gia đình liệt sĩ, người nhiễm chất độc hóa học dioxin; gái mại dâm,
người nghiện ma túy và những người bị ảnh hưởng bởi HIV…. Nói chung,
đối tượng cần sự trợ giúp của CTXH là rất nhiều và đa dạng nhưng trong
phạm vi nghiên cứu của mình, tôi xin đề cập và làm rõ vai trò của nhân viên
CTXH đối với đối tượng người nhiễm chất độc hóa học dioxin.
Cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam từ
năm 1961 – 1971 là rất tàn bạo và để lại hậu quả nặng nề không chỉ môi
trường, hệ sinh thái bị hủy hoại nghiêm trọng mà hàng triệu người Việt Nam
đã trở thành nạn nhân của thứ chất độc quái ác “Chất độc da cam”, nhiều
người đã chết, nhiều người đang sống trong bệnh tật hiểm nghèo và còn di

nhiễm tới cả thế hệ con, cháu những người đã từng tham gia chiến đấu bảo vệ
Tổ quốc. Chất độc hóa học dioxin đang gây đau khổ cho biết bao thế hệ người
Việt Nam.
Đảng và Nhà nước ta có chủ trương về khắc phục hậu quả CĐHH do
Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Chính sách đối với người HĐKC và
con đẻ của họ bị nhiễm CĐHH từng bước được hoàn thiện sửa đổi, bổ sung
phù hợp hơn nhằm góp phần nâng cao mức sống của nạn nhân. Hiện nay, cả

1


nước có trên 236.137 người HĐKC và con đẻ bị nhiễm CĐHH đang hưởng
trợ cấp; trong đó: người hoạt động kháng chiến: 149.771 người; con đẻ:
86.336 người (Nguồn Hội nạn nhân Chất độc da cam Việt Nam)
Thời gian qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương chính
sách, giải pháp trợ giúp người bị nhiễm CĐHH (Quỹ bảo trợ nạn nhân
chất độc da cam), ban hành chế độ đối với người HĐKC và con đẻ của
họ bị nhiễm CĐHH (Quyết định số 26/2000/QĐ-TTg ngày 23/2/2000;
Quyết định số 120/2004/QĐ-TTg ngày 5/7/2004; Pháp lệnh ưu đãi
người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH ngày
29/6/2005; Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006; Nghị định số
31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013).
Sau một quá trình thực hiện chính sách đối với các đối tượng yếu
thế trong xã hội nói chung và đối với đối tượng người nhiễm chất độc
hóa học dioxin nói riêng cần có sự đánh giá hoạt động thực hiện chính
sách để rút ra bài học kinh nghiệm, góp phần nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của người thực hiện chính sách, để xem xét mức độ hài lòng của
người được thụ hưởng đối với chính sách nhằm đề xuất một số khuyến
nghị về giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện chính sách. Vì vậy,
tôi đã chọn hướng nghiên cứu “Hoạt động thực hiện chính sách đối với người

nhiễm chất độc hóa học dioxin” (Nghiên cứu trường hợp quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội) làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành công
tác xã hội của mình.
Thực hiện nghiên cứu này, bản thân tôi mong muốn góp một phần công
sức nhỏ bé cùng với các cấp, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trong nỗ lực
giảm thiểu nỗi đau da cam; thông qua phương pháp CTXH cá nhân tạo điều
kiện giúp người nhiễm CĐHH và gia đình họ tiếp cận chính sách. Từ đó, giúp
người nhiễm chất độc hóa học dioxin và gia đình ổn định cuộc sống vật chất,

2


tinh thần và hòa nhập cộng đồng góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội
quận Đống Đa nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Nhiều nhà khoa học của Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Úc cũng đang tiếp tục
nghiên cứu hậu quả của chiến dịch Rand Hand. Tại Hoa Kỳ ngày 22/6/2001
thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ West Viginia John Rokerfeller IV đã đưa ra dự
luật tại Thượng nghị viện đề nghị để Học viện khoa học quốc gia NAS
(National Academy of Science) tiếp tục các nghiên cứu hai năm một lần về
ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
Thượng nghị sỹ Rokerfeller nói ông đưa ra dự luật S.1091 này để đáp
lại “một số lo ngại của các cựu chiến binh Mỹ tiếp xúc với chất độc da cam
trong thời gian phục vụ trong quân ngũ tại Việt Nam”.
Dự luật S.1091 với sự đồng bảo trợ của lãnh đạo đa số Thượng viện
Tom Daschle (Đảng dân chủ, bang South Dakota) và Thượng nghị sỹ Arlen
Specter (Đảng Cộng hòa, ban Pennsylyvania) cũng bãi bỏ tất cả các quy định
hạn chế về thời gian đối với các cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam
trong việc đưa ra yêu cầu trợ cấp thương tật do bị bệnh bởi thuốc diệt cỏ sử

dụng trong chiến tranh Việt Nam liên quan đến thời gian họ phục vụ tạ i
Việt Nam.
Theo Thượng nghị sỹ Rokerfeller, Đạo luật chất độc da cam năm 1991
(the Agent Orange Act of 1991) chỉ thị NAS nghiên cứu lại các bằng chứng
khoa học về ảnh hưởng đối với sức khỏe do việc tiếp xúc với dioxin và các
hóa chất khác trong thuốc diệt cỏ sử dụng tại Việt Nam. Ông cho biết bốn báo
cáo khoa học “đã tìm thấy bằng chứng về mối liên quan giữa việc tiếp xúc với
dioxin và một số bệnh như ung thư đường hô hấp, đái đường dạng 2, bẩm
sinh mất đốt sống”. Hiện nay, tất cả những căn bệnh liên quan đến hoạt động
phục vụ trong quân ngũ. Theo đạo luật này, báo cáo khoa học cuối cùng sẽ

3


được đưa ra vào năm 2002. Dự luật S.1091 sẽ gia hạn tiếp cho các nhà nghiên
cứu được thực hiện hai năm một lần.
Thượng nghị sỹ Rokerfeller nói “Đơn giản là chúng ta không biết một
cách đầy đủ về những ảnh hưởng lâu dài do việc tiếp xúc với dioxin để nói
rằng các bằng chứng khoa học là hoàn chỉnh. Dự luật S.1091 sẽ yêu cầu Bộ
Cựu chiến binh gia hạn thỏa thuận hiện nay với NAS để đưa thêm năm báo
cáo khoa học nữa (được thực hiện hai năm một lần). Dự luật này cũng bác bỏ
quy định mà theo đó một căn bệnh được xem là có liên quan đến hoạt động
phục vụ trong quân ngũ của cựu chiến binh nếu căn bệnh đó phát ra trong thời
hạn là 30 năm kể từ ngày phục vụ tại Việt Nam.
Thượng nghị sỹ Rokerfeller nói “báo cáo gần đây nhất của NAS khẳng
định rằng không có cơ sở khoa học nào để cho rằng căn bệnh ưng thư liên
quan đến việc tiếp xúc với dioxin sẽ phát ra trong một khoảng thời gian nhất
định nào đó”. Dự luật S.1091 sẽ bác bỏ “hạn định độc đoán này”.
Từ thực tế trên, việc nghiên cứu đề xuất giải pháp hỗ trợ các đối tượng
bị nhiễm chất độc hóa học dioxin đang đặt ra rất bức xúc và cần thiết. Việc

nghiên cứu đề tài này sẽ đưa ra những nhận thức cơ bản về cuốc sống hiện tại
của người dân bị hậu quả chất độc hóa học dioxin. Đồng thời đề xuất những
giải pháp khắc phục, hỗ trợ mang tính khả thi đối với người dân bị hậu quả
chất độc hóa học dioxin do chiến tranh.
2.2. Các nghiên cứu trong nước
Chất độc da cam, một loại chất độc được tạp chí Time của Mỹ liệt vào
danh sách “50 phát minh tồi tệ nhất của loài người”, cho thấy những tác hại
không những trước mắt và về lâu dài của nó đối với con người và môi trường.
Nghiên cứu về chất độc da cam, những ảnh hưởng của chất độc da cam tới
sức khỏe đời sống con người, những hậu quả mà chất độc da cam để lại cho
môi trường và cho con người là một đề tài mà từ lâu đã được nhiều nhà khoa
học nghiên cứu. Hiện nay, các nhà khoa học tiếp tục có nhiều đề tài nghiên

4


cứu về tác hại của CĐHH tới sức khỏe con người, những bệnh, tật mà con
người mắc phải nguyên nhân là do nhiễm chất độc da cam và những ảnh
hưởng tới môi trường sống và sản xuất. Bên cạnh đó còn có những công trình
nghiên cứu nhằm mục đích “tẩy rửa” chất độc da cam ở những địa bàn mà
trước kia Mỹ đã đổ chất độc da cam xuống như: sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa,
Playku, Phù Cát, Nha Trang, Tân Sơn Nhất những nơi có nồng độ dioxin rất
cao. Những nghiên cứu này đều nhằm mục đích làm sáng tỏ tính chất nguy
hại của chất độc da cam đối với con người từ đó lên án, tố cáo tội ác mà quân
đội Mỹ và các công ty hóa chất của Mỹ đã gây ra đồng thời đưa ra những biện
pháp nhằm khắc phục, giảm thiểu tác hại của chất độc da cam. Thời gian gần
đây các nhà khoa học, các bác sỹ đã có nhiều công trình nghiên cứu với mục
đích tìm biện pháp chữa trị cho những nạn nhân chất độc da cam giảm bớt nỗi
đau mà họ phải gánh chịu.
Công việc nghiên cứu hậu quả CĐHH để có giải pháp khắc phục vẫn

đang được Đảng và Nhà nước tiếp tục chỉ đạo tiến hành. Ngày 01/3/1999,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 33/1999/QĐ-TTg về việc
thành lập Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử
dụng trong chiến tranh Việt Nam (gọi tắt là Ban chỉ đạo 33). Các đề tài khoa
học trong lĩnh vực này đang được triển khai nhằm đưa ra được những giải
pháp khả thi khắc phục hạn chế tác hại của CĐHH dùng trong chiến tranh đối
với môi trường – sinh thái và sức khỏe của nhân dân Việt Nam.
Có khá nhiều tạp chí, sách, báo hay báo cáo liên quan về đề tài người
nhiễm chất độc hóa học như: Ngày 30/01/2008, tại Đà Nẵng đại diện
UNICEP của Hoa Kỳ, văn phòng Ban chỉ đạo 33 (Bộ Tài nguyên môi trường)
phối hợp với UBND thành phố Đà Nẵng, các cơ sở ban ngành và Hội nạn
nhân chất độc da cam tổ chức hội thảo tìm hiểu tình hình, nhu cầu và những
hoạt động hỗ trợ đang được thực hiện cho trẻ em bị nhiễm CĐHH nhằm cung
cấp những thông tin cần thiết để lập kế hoạch về chiến dịch gây quỹ ủng hộ

5


trẻ bị nhiễm CĐHH da cam tại Việt Nam, giúp đỡ người nhiễm CDHH cả về
đời sống vật chất cũng như tinh thần.
Trong bài viết “Chất độc hóa học – Tội ác còn đó!” của tác giả Vũ
Công Phong có đề cập nhiều đến quá trình CĐHH bị rải ở Việt Nam, các loại
hóa chất và mức độ nguy hiểm của CĐHH. Trong bài viết của mình, tác giả
đã đưa ra rất nhiều số liệu và minh chứng bằng những số liệu rõ ràng để bạn
đọc thấy tác hại mà CĐHH mang lại. Những tác hại này không chỉ ảnh hưởng
tới người HĐKC mà còn ảnh hưởng lâu dài tới những thế hệ sau này. Con số
người nhiễm CĐHH đang thực sự đáng báo động. Bài viết cũng là lời kêu gọi
toàn xã hội hãy quan tâm tới những người nhiễm CĐHH nâng cao chất lượng
cuộc sống hơn nữa.
Bài viết “Chất da cam và những nỗi đau hiện tại” trên trang web

vietnamconghoa2012.blogspot.com như một lần nữa tố cáo tội ác của CĐHH
mà nạn nhân Việt Nam phải nhận. Bài viết tập trung phân tích tác hại và hậu
quả của CĐHH tới đời sống của người nhiễm và ảnh hưởng của CĐHH. Với
những hình ảnh về đời sống thực trạng hiện nay của người nhiễm CĐHH.
Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài chất độc da cam như:
“Thực trạng ô nhiễm đất tại phía Nam và sân bay Đà Nẵng” do Văn phòng 33
cùng với công ty tư vấn Hatfield dưới sự tài trợ của Quỹ Ford đã thực hiện
nghiên cứu lấy mẫu môi trường và con người tại khu vực sân bay Đà Nẵng.
“Chất độc da cam và tỷ lệ ung thư của người Việt Nam sau 30 năm” của tác
giả Đỗ Quý Toàn. “Nghiên cứu biến đổi một số chỉ tiêu sinh học về di truyền,
sinh hóa, miễn dịch, huyết học ở bệnh nhân có nguy cơ phơi nhiễm dioxin”
của nhóm tác giả Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Thị Phi Phi. Đề tài: “Nghiên
cứu tẩy độc đất nhiễm nặng chất dioxin bằng phân hủy sinh học ở căn cứ quân
sự của Mỹ trước đây tại Đà Nẵng” của các nhà khoa học thuộc Viện Công
nghệ sinh học tiến hành….Hầu hết các đề tài này đều nghiên cứu về tác hại và
ảnh hưởng của chất da cam tới sức khỏe, đời sống con người, những căn bệnh

6


mắc phải do nhiễm chất độc da cam. Một số nghiên cứu hướng tới thế hệ thứ
hai tức là con những người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam,
đó là những nghiên cứu về các dạng bệnh, tật, dị dạng, dị tật mà họ gặp phải,
những biện pháp chữa trị, điều trị các bệnh, tật đó.
Ngày 01 tháng 6 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt Quyết
định số 651/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục cơ bản hậu
quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020. Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch là giải
quyết cơ bản hậu quả CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.
Theo đó, sẽ xử lý triệt để CĐHH tại các vùng ô nhiễm nặng và đảm bảo để

100% người tham gia kháng chiến và con của họ được hưởng chính sách ưu
đãi người có công; các hộ gia đình nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn được trợ
cấp đời sống và bảo hiểm y tế; quản lý thai nghén cho trên 95% thai phụ tại
các vùng ô nhiễm nặng và nạn nhân chất độc hóa học; trồng mới rừng trên
vùng đất trọc và nâng cao năng lực nghiên cứu và phân tích dioxin….
Trong 2 năm 1998 - 1999 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã
tiến hành điều tra nạn nhân bị hậu quả chất độc hóa học bằng phương pháp
thực chứng (Quyết định số 74/1998/QĐ-TTg ngày 4/3/1998).
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có đề tài nghiên cứu như “Thực
trạng về đời sống vật chất và tinh thần của người tham gia kháng chiến và con
đẻ của họ bị hậu quả CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam và
các chính sách giải pháp hỗ trợ”; báo cáo tổng hợp đề tài “Điều tra khảo sát
thực trạng nạn nhân bị hậu quả CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt
Nam và những kiến nghị về giải pháp, chính sách hỗ trợ”; báo cáo chuyên đề
“Thực trạng và những kiến nghị về giải pháp hỗ trợ người dân bị hậu quả
CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam”. Tuy nhiên, nhìn chung,
các nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở tính chất những điều tra khảo sát. Kết

7


quả nghiên cứu định lượng mới đưa ra số liệu thống kê số lượng nạn nhân,
thực trạng về sức khỏe, tình trạng các dạng bệnh tật của người bị hậu quả
CĐHH, khả năng tự phục vụ trong đời sống hàng ngày của người dân bị hậu
quả CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam....
Thời gian qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương chính sách,
giải pháp trợ giúp người bị nhiễm CĐHH như ban hành chế độ đối với người
HĐKC và con đẻ của họ bị nhiễm CĐHH nhưng chưa có một nghiên cứu
khoa học nào đánh giá về việc thực hiện chính sách và mức độ hài lòng của
người được thụ hưởng các chính sách đó ra sao mà chỉ dừng lại ở góc độ đưa

ra các chính sách về chế độ ưu đãi đối với người bị nhiễm chất độc hóa học
dioxin do vậy chưa có sự đánh giá hoạt động thực hiện chính sách. Tôi đã
chọn hướng nghiên cứu “Hoạt động thực hiện chính sách đối với người nhiễm
chất độc hóa học dioxin” (Nghiên cứu trường hợp quận Đống Đa, thành phố
Hà Nội) làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành CTXH của mình.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ vận dụng một số lý thuyết Xã hội học và CTXH
như: thuyết nhu cầu, thuyết vai trò, thuyết hệ thống…
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đối với Nhà nước: kết quả nghiên cứu có thể giúp cho quá trình hoạch
định, điều chỉnh, bổ sung những chính sách, chiến lược về các đối tượng đặc
biệt quan tâm trong xã hội. Đặc biệt là nạn nhân của hậu quả chiến tranh như
nạn nhân tai nạn bom mìn, người bị nhiễm chất độc hóa học dioxin, người
khuyết tật, người nghèo….
Đối với địa phương: nghiên cứu đưa ra cái nhìn tổng thể về thực trạng
hoạt động thực hiện chính sách đối với người nhiễm CĐHH tại địa phương,
góp phần giúp địa phương có những điều chỉnh, quy hoạch, hỗ trợ phù hợp

8


trong quá trình ban hành các chính sách phát triển kinh tế xã hội, chính sách
an sinh xã hội, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Đối với bản thân nhà nghiên cứu: qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu
thực tế nhà nghiên cứu có cơ hội áp dụng những lý thuyết và phương pháp đã
được học vào thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là những kỹ năng thực hành
CTXH nói chung và CTXH cá nhân nói riêng. Từ đó giúp nhà nghiên cứu
nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng và có thêm nhiều kinh nghiệm trong
những nghiên cứu tiếp theo và quá trình công tác của bản thân.

4. Câu hỏi nghiên cứu
Những hoạt động thực hiện chính sách đối với người nhiễm chất độc
hóa học dioxin tại quận Đống Đa được thực hiện như thế nào?
Mức độ hài lòng của người nhiễm CĐHH với hoạt động thực hiện chính
sách ra sao?
Những mong muốn tiếp theo của người đã được hưởng chính sách
là gì?
Nhân viên CTXH có vai trò như thế nào trong việc giúp người nhiễm
chất độc hóa học dioxin tiếp cận chính sách?
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu các hoạt động thực hiện chính sách đối với người nhiễm chất
độc hóa học dioxin tại quận Đống Đa.
Đánh giá mức độ hài lòng của người nhiễm CĐHH.
Những mong muốn tiếp theo của người nhiễm chất độc hóa học dioxin
đã được thụ hưởng chính sách.
Bước đầu xem xét vai trò của nhân viên CTXH qua hoạt động thực tiễn
hỗ trợ người nhiễm chất độc hóa học dioxin tiếp cận chính sách.
Đề xuất một số khuyến nghị về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động thực hiện chính sách đối với người nhiễm chất độc hóa học dioxin.

9


6. Giả thuyết nghiên cứu
Về cơ bản các hoạt động thực hiện chính sách đối với người nhiễm chất
độc hóa học dioxin tại quận Đống Đa theo đúng quy trình, thủ tục thực hiện
chính sách.
Người nhiễm chất độc hóa học dioxin chưa hoàn toàn hài lòng với
những gì được thụ hưởng từ hoạt động thực hiện chính sách tại địa phương cụ
thể là thủ tục hành chính còn rườm rà, thái độ của người thực hiện chính sách.

Người dân có nhiều mong muốn như đơn giản hóa thủ tục hành chính;
nâng cao mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng…
Nhân viên CTXH có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp người
nhiễm chất độc hóa học dioxin tiếp cận chính sách.
7. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
7.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thực hiện chính sách đối với người
nhiễm chất độc hóa học dioxin trên địa bàn quận Đống Đa.
Khách thể nghiên cứu: Người nhiễm chất độc hóa học dioxin; người thực
hiện chính sách; hoạt động thực hiện chính sách đối với người nhiễm chất độc
hóa học dioxin; nhân viên CTXH trên địa bàn quận Đống Đa.
7.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Quận Đống Đa – thành phố Hà Nội
Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 03 năm 2013 đến tháng
6 năm 2014.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Người nhiễm chất độc hóa học dioxin là
người trực tiếp tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng
8/1961 đến ngày 30/4/1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc
hóa học; con đẻ của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
dioxin; người gián tiếp tiếp xúc với chất độc hóa học dioxin tại các vùng chứa

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Chí An (1999), Nhập môn Công tác xã hội cá nhân, Đại học Mở
Bán công, thành phố Hồ Chí Minh.
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2001), Báo cáo chuyên đề
thực trạng và những kiến nghị về giải pháp hỗ trợ người dân bị hậu quả

chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2001), đề tài nghiên cứu khoa
học “Thực trạng về đời sống vật chất và tinh thần của người tham gia
kháng chiến và con đẻ của họ bị hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử
dụng trong chiến tranh Việt Nam và các chính sách giải pháp hỗ trợ”.
4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2000), Báo cáo tổng hợp đề
tài điều tra khảo sát thực trạng nạn nhân bị hậu quả chất độc hóa học do
Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam và những kiến nghị về giải pháp,
chính sách hỗ trợ.
5. Vũ Cao Đàm (2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học , NXB
Khoa ho ̣c và kỹ thuâ ̣t, Hà Nội.
6. Ronal B.Frankum Jr và Stephen F.Maxner (2003), Tìm hiểu về cuộc
chiến tranh Việt Nam, Nxb Wiley, USA. (Phiên bản tiếng Việt)
7. Bùi Thị Xuân Mai (2012), Giáo trình nhập môn công tác xã hội, Nxb
Lao động xã hội, Hà Nội.
8. Nguyễn Duy Nhiên (2008), Nhập môn Công tác xã hội, Nxb Lao động
xã hội, Hà Nội.
9. Nguyễn Xuân Nghiã (2010), Phương pháp và kỹ thuật trong nghiên
cứu xã hội học, NXB Phương Đông.
10. Lê Văn Phú (2004), Công tác xã hội, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

11


11. Malcolm Payne (1997), ThS Trầ n Văn Kham (dịch giả ), Lý thuyết
Công tác xã hội hiê ̣n đại, Đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c xã hô ̣i và Nhân văn Hà Nô ̣i.
12. Phạm Văn Quyế t , TS Nguyễn Quý Thanh

(2011), Phương pháp


nghiên cứu xã hội học, NXB Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i, Hà Nội.
13. Mai Kim Thanh (2010), Nhập môn Công tác xã hội, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
14. Đoàn Thị Phương Liên (2011) “Ứng dụng Công tác xã hội cá nhân
trong việc làm hồ sơ hưởng chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước với
người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học”, Khóa luận tốt
nghiệp.
15. Nguyễn Thị Xuân Trang (2014) “Hoạt động thực hiện chính sách ưu
đãi người có công tại huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc (gian đoạn 2000 –
2013)
16. Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
17. Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ hướng
dẫn một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công
18. Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07/4/2009 của Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện
chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
19. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy
đinh chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người
có công với cách mạng.
20. Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý
hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân
nhân.
21. Nghị định số 101/2013/NĐ-CP ngày 04/9/2013 của Chính phủ quy
định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng.

12


22. Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày

28/11/2013 của Liên Bộ Y tế - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dang, dị tật có liên quan đến
phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và
con của họ.
Tài liệu tiếng nước ngoài
1. Barker, R.L (1999), Social Work Dictionary, NASW Press, 4th Edition,
New York.
2. Marilyn B. Young (1991), The Vietnam Wars 1945 - 1990, Harper
Perennial, NewYork, USA.
Tài liệu website
1. Website: www.hanoi.gov.vn
2. Website: www.dongda.gov.vn
3. Website:
4.
5. Trọng Kha – An Điền “Chất độc da cam phát
minh tồi nhất thế giới”.
6.
7. Nguyễn Đình “Di sản của chiến tranh: Bằng
chứng về mối quan hệ giữa chất độc da cam với dị tật bẩm sinh”.

13



×