Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

LUẬN VĂN Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Bibica

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.44 KB, 76 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC BẢNG BIỂU

2


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như môi trường kinh doanh, trình độ quản lý
của các doanh nghiệp đặc biệt là trình độ quản lý tài chính. Vì vậy, có thể nói
phân tích tài chính là chức năng có tầm quan trọng số một trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh
nghiệp trong cuộc đời kinh doanh. Đặc biệt, trong điều kiện cạnh tranh đang
diễn ra khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, điều chỉnh kinh tế còn gặp nhiều khó
khăn, tăng trưởng kinh tế còn chậm thì quản lý tài chính là một vấn đề quan
trọng hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động tốt mang lại sự giàu
có cho chủ sở hữu khi nó được quản lý tốt về mặt tài chính.
Các quyết định và hoạt động của nhà hoạt động của nhà phân tích tài
chính đều nhằm vào các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp: đó là sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp, tránh được căng thẳng về tài chính và phá sản, có
khả năng cạnh tranh và chiếm được thị phần tối đa trên thương trường, tối thiểu
hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận và tăng trưởng thu nhập một cách vững chắc.
Trong thực tế, hiện nay, ở Việt Nam, các doanh nghiệp vẫn còn xem nhẹ
việc phân tích tài chính. Do đó, các nhà quản lý doanh nghiệp vẫn còn gặp khó


khăn trong việc đưa ra quyết định phù hợp với sự biến động của thị trường, hiệu
quả sử dụng vốn chưa cao, đồng thời việc khai thác các nguồn vốn vẫn còn
chậm trễ, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh. Để đứng vững được
trong môi trường cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp phải nghiên cứu và áp
dụng những phương pháp, chỉ tiêu phân tích tài chính phù hợp, mang lại những
thông tin tài chính chính xác, bổ ích. Cũng chính vì lẽ đó, đề tài của tôi hướng
về “Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Bibica” để từ đó có
3


thể giúp nhà quản trị một phần nào đó có những bước đi đúng đắn trong chiến
lược kinh doanh của mình.
2. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu

Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Bibica trong giai đoạn từ năm
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
3. Phương pháp nghiên cứu:

Trên cơ sở hệ thống chi tiết, số liệu & phương pháp phân tích, cần xác
định hệ thống chỉ tiêu phân tích & phương pháp phân tích phù hợp. Khi phân
tích tài chính, ta sử dụng các phương pháp chủ yếu:
-

Phương pháp tỷ lệ.

-

Phương pháp so sánh.

4. Kết cấu bài phân tích


Ngoài phần Mở đầu & Kết luận, bài phân tích gồm có 3 chương:
-

Chương I: Phân tích vĩ mô nền kinh tế & phân tích ngành
Chương II: Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần Bibica trong giai

-

đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính của Công
ty Cổ phần Bibica

4


CHƯƠNG I – PHÂN TÍCH VĨ MÔ NỀN KINH TẾ & NGÀNH SẢN
XUẤT BÁNH KẸO Ở VIỆT NAM

Một vài nét về kinh tế Việt Nam trong thời gian qua

1.1.

Trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ năm 2007,
niềm hân hoan này chưa kịp tồn tại lâu thì tác động của cuộc khủng khoảng tài
chính toàn cầu tháng 9/2008 đã ập đến. Đó là cơn lũ làm nghiêng ngả nhiều nền
kinh tế lớn, đã nhấn chìm nhiều định chế tài chính khổng lồ. Nhưng dường như
khó khăn của nền kinh tế Việt Nam mới chỉ thực sự bộc lộ vài năm gần đây. Bởi
đến nay tăng trưởng kinh tế vẫn chưa thể phục hồi, hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp bất ổn trong khi lạm phát và lãi suất cho vay cao, nợ

xấu trở nên nhức nhối, thu nhập tăng chậm và đời sống người dân khó khăn…
 Tăng trưởng kinh tế chưa thể phục hồi

Biểu đồ 1. 1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2006 – 6/2013
(đơn vị: %)

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

5


“Con hổ của châu Á” là cụm từ quen thuộc mà giới đầu tư quốc tế dành
để nói về Việt Nam những năm 2006 - 2007, gắn với nền kinh tế có tốc độ tăng
trưởng ấn tượng cùng triển vọng từ cánh cửa WTO vừa mở. Nhưng, ảnh hưởng
khủng hoảng ập tới, sự đứt gãy đến ngay trong năm 2008. Đến năm 2010, hướng
phục hồi gợi mở, nhiều nhận định đều chung lạc quan: những gì khó khăn nhất
đã qua, hay nền kinh tế đã chạm đáy. Thế nhưng, năm 2011 và 2012, triển vọng
phục hồi lại càng xấu đi. Đến nay, với những gì đã trải qua trong 2013, “tinh
thần” tăng trưởng GDP không đạt mục tiêu 5,5% dường như đã sẵn sàng.
 Lạm phát bùng nổ

Biểu đồ 1. 2: Chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013

(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu, Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam)
Đánh dấu năm đầu tiên chịu ảnh hưởng của khủng hoảng, lạm phát tại
Việt Nam bùng nổ trong năm 2008. Tình hình có vẻ nhanh chóng được kiểm
soát trong năm 2009, nhưng ngay sau đó là lại tăng mạnh trở lại vào năm 2010
và 2011. Năm 2012 và dự tính cả 2013, lạm phát đã hạ nhiệt nhanh.
6



 Lãi suất cho vay leo thang

7


Biểu đồ 1. 3: Tín dụng và lãi vay bình quân giai đoạn 2005 – 2013

(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu, Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam)
Cuộc khủng hoảng nổ ra, Việt Nam nhanh chóng có ứng xử mà điển hình là gói
kích cầu 1 tỷ USD qua bù lãi suất. Gói hỗ trợ này là tác động chính đối với lãi
suất cho vay khá mềm trong năm 2009. Tuy nhiên, những năm sau đó lãi suất
cho vay liên tục leo thang, đặc biệt là sự ngột ngạt năm 2011 khi chạm mốc
20%. Nửa cuối 2012 và đến 2013 lãi suất cho vay mới bắt đầu hạ nhiệt xuống
khoảng 12- 13% khi lạm phát được kiềm chế, cũng vì thế mà quy mô tín dụng
tăng cao lên trên mức 3000 tỷ.
 Điểm sáng xuất khẩu

Biểu đồ 1. 4: Giá trị xuất nhập khẩu giai đoạn 2005 – 2013

8


(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu, Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam)
Xuất khẩu là điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh của nền kinh tế trong 5
năm qua khủng hoảng. Sau năm 2009 suy giảm, đà phục hồi thể hiện rõ và vững
trong những năm gần đây. Đặc biệt, sau nhiều năm triền miên nhập siêu, lần đầu
tiên Việt Nam đã xuất siêu trong năm 2012. Qua 8 tháng 2013, tốc độ và cân đối
kim ngạch xuất nhập khẩu khá cân bằng và tương đối ổn định.
 Tỷ lệ thất nghiệp “miễn dịch” với khủng hoảng


Biểu đồ 1. 5: Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị (đơn vị: %)

9


(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Nhìn vào số liệu thống kê, có vẻ như tình hình lao động việc làm tại Việt
Nam đã “miễn dịch” với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Thậm chí trong những năm khó khăn nhất sau khủng hoảng, 2011 và 2012, tỷ lệ
thất nghiệp ở khu vực thành thị còn cải thiện rõ nét. Điều này dường như mâu
thuẫn với tình trạng phá sản của doanh nghiệp hay sa thải lao động nổi cộm
những năm gần đây.
 Thu nhập đầu người tăng khá

Biểu đồ 1. 6: Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2005 - 2013

(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu, Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam)
Thu nhập bình quân đầu người tăng khá cao trong 5 năm khủng hoảng,
nhưng ngược lại là sự mất giá của đồng tiền khiến đời sống dân cư không hẳn có
sự cải thiện tương ứng. Đồng VND mất giá khá mạnh so với USD trong giai
đoạn này khiến thu nhập bình quân đầu người tính bằng USD tăng chậm.
 “Mặt bằng mới” của tăng trưởng tín dụng
10


11


Biểu đồ 1. 7: Tăng trưởng tin dụng & lạm phát giai đoạn 2008 - 2013


(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu, Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam)
Một “mặt bằng mới” - vùng trũng tăng trưởng tín dụng đang được thiết
lập từ 2011, 2012 và triển vọng 2013. Một mặt nó gắn với định hướng điều hành
chính sách tiền tệ tập trung kiềm chế lạm phát, mặt khác phản ánh trở ngại đã
lớn dần từ nợ xấu, và là kết quả của cầu tín dụng yếu khi sản xuất kinh doanh
khó khăn, nhiều doanh nghiệp suy yếu qua ảnh hưởng khủng hoảng và hàng tồn
kho tăng cao.
 Cải thiện dự trữ ngoại hối

12


Biểu đồ 1. 8: Dự trữ ngoại hối giai đoạn 2001 – 6/2013

(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu, Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam)
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cú đảo chiều của
vốn ngoại đã thể hiện rõ ở cân đối cán cân tổng thể, khi sụt giảm mạnh trong
năm 2008 và thâm hụt năm 2009 và 2010. Đi cùng diễn biến này là dự trữ ngoại
hối giảm mạnh từ năm 2009 và đặc biệt trong năm 2010. Tuy nhiên, cán cân
tổng thể đã thặng dư trở lại trong năm 2011 và gần với mức kỷ lục (năm 2007)
vào năm 2012. Dự báo năm nay trạng thái thặng dư có thể nối tiếp với khoảng 5
tỷ USD. Thuận lợi này giúp dự trữ ngoại hối nhà nước phục hồi nhanh và mạnh,
dự tính đạt mức cao nhất trong lịch sử nửa đầu 2013.
 Niềm tin đối với VND suy giảm

13


Biểu đồ 1. 9: Mức tăng giảm bình quân trong năm của tỷ giá USD/VND


(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Có nhiều nguyên nhân, song ảnh hưởng khủng hoảng với cú đảo chiều
vốn ngoại là yếu tố góp thêm sự căng thẳng, xáo trộn và biến động mạnh của tỷ
giá USD/VND những năm 2010 - 2011. Phía sau đó là niềm tin đối với VND bị
suy giảm. Nhưng với trạng thái thặng dư trở lại của cán cân tổng thể, cùng nhiều
chính sách can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá USD/VND đã ổn định từ
cuối 2011 cho đến nay.
 Nhức nhối nợ xấu

Phải gần ba năm sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, khó
khăn của hệ thống ngân hàng Việt Nam mới thực sự bộc lộ khi tỷ lệ nợ xấu bắt
đầu tăng nhanh từ cuối 2010 đến đầu 2011. Từ 2012 đến nay, nợ xấu trở nên
nhức nhối khi vượt xa ngưỡng 3% và hiện vẫn chưa cho thấy một sự dịu bớt rõ
ràng và bền vững.

14


Biểu đồ 1. 10: Tăng trưởng tín dụng & Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2008 - 2012

(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu, Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam)
 Doanh nghiệp thua lỗ ngày càng tăng

Biểu đồ 1. 11: Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thu lỗ
(Đơn vị: %)

(Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát hàng năm của Tổng cục Thống kê)
15



Là những đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng, nhưng dường như tác động
của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt
Nam ban đầu khá mờ nhạt, xét ở mức độ kinh doanh thua lỗ. Dữ liệu khảo sát
hàng năm của Tổng cục Thống kê cho thấy, tình trạng thua lỗ của các doanh
nghiệp chỉ thực sự tăng vọt từ năm 2011, đặc biệt là ở khối ngoài quốc doanh.
Còn dữ liệu cập nhật gần nhất ở nguồn khác, theo báo cáo của Tổng cục Thuế,
trong quý 1/2012 có đến 70% số doanh nghiệp báo cáo thua lỗ.
→ Nhìn chung hiện tại, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang ổn định hơn
và doanh nghiệp hưởng lợi từ điều này, họ sẵn sàng đưa ra các quyết định đầu
tư. Kinh tế Việt Nam hiện đang có mối liên hệ chặt chẽ hơn với kinh tế thế giới
và nhiều khu vực kinh tế lớn của thế giới như Mỹ hay Nhật đang phục hồi, hai
thị trường này là điểm đến quan trọng cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Như vậy,
kinh tế Việt Nam năm 2013 đang bình ổn dần và sẽ phục hồi mạnh từ năm 2014.
1.2.

Phân tích ngành bánh kẹo

1.2.1. Đặc điểm & môi trường kinh doanh

Đặc điểm:
Thứ nhất: Nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành bánh kẹo bao gồm
bột mì, đường, còn lại là sữa, trứng và các nguyên vật liệu khác. Trong đó,
nguyên vật liệu phải nhập khẩu là bột mì (gần như toàn bộ), và đường (nhập 1
phần), hương liệu và 1 số chất phụ gia, chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành.
Chính vì vậy sự biến động của giá bột mì, đường trên thị trường thế giới sẽ có
những tác động nhất định đến giá thành của bánh kẹo.
Thứ hai: Thị trường bánh kẹo Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét.
Sản lượng tiêu thụ thường tăng mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch (Tết
Trung thu) đến Tết Nguyên Đán với các mặt hàng chủ lực mang hương vị

truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp,
16


các loại mứt, hạt. Trong khi đó, sản lượng tiêu thu bánh kẹo khá chậm vào thời
điểm sau Tết Nguyên đán và mùa hè do khí hậu nắng nóng.
Thứ ba: Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kẹo của các doanh nghiệp
khá hiện đại và đồng đều, đều được nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng về sản
xuất bánh kẹo như công nghệ cho bánh phủ socola (Hàn quốc), công nghệ bánh
quy (Đan mạch, Anh, Nhật)…
Thứ tư: Việt Nam là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng
cao (10-12%) so với mức trung bình trong khu vực (3%) và trung bình của thế
giới (1-1,5%). Nguyên nhân là do, mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của Việt
Nam hiện nay vẫn khá thấp (1,8 kg/người/năm) so với trung bình của thế giới là
2,8kg/người/năm.
Môi trường kinh doanh:
Sản xuất bánh kẹo tại Việt Nam là ngành có tốc độ tăng trưởng cao. Với
sản lượng năm 2012 đạt trên 600.000 tấn, tổng giá trị thị trường 1,4 tỷ USD,
tăng 10% so với năm 2011. Nhiều doanh nghiệp nội áp đảo đối thủ ngoại.
Cả nước hiện có khoảng 30 doanh nghiệp lớn và hàng trăm cơ sở sản xuất
nhỏ sản xuất bánh kẹo cùng một số công ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngoài.
Một số thương hiệu nội nổi tiếng trong nước như: Bibica, Tràng An, Bibica, Hải
Hà Kotobuki, CTCP Bánh mứt kẹo Hà Nội… Thị phần đang nghiêng về các
doanh nghiệp trong nước, với 70-75% thị phần, chỉ 25-30%cho sản phẩm nhập
khẩu.
Nguyên nhân để bánh kẹo nội thắng thế:
-

Giá cả ổn định và thấp hơn nhiều so với hàng nhập khẩu,


-

Khẩu vị phù hợp với người tiêu dùng

-

Có bước đột phá về mẫu mã, liên tục đưa sản phẩm mới ra thị trường.
17


-

Giá rẻ hơn 20-30% so với hàng ngoại nhập cùng chất lượng

-

Dịch vụ chăm sóc khách hàng như dịch vụ giao hàng tận nơi, mở rộng các
địa điểm bán hàng để vừa tăng hiệu quả kinh doanh cũng như thiết lập chỗ
đứng trên thị trường hiện khá tốt.

-

Mức độ nhận diện thương hiệu cao
Chính sự chủ động và lớn mạnh của các doanh nghiệp nội đã làm nên

bước ngoặt, khi thay đổi thói quen mua sắm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc,
Thái Lan, Malaysia… của người tiêu dùng thời gian qua.
Tỷ lệ tăng trưởng doanh số bán lẻ bánh kẹo ở thị trường Việt Nam trong
giai đoạn từ năm 2008-2012 tính theo USD ước tính khoảng 114,71%/năm,
trong khi con số tương tự của các nước trong khu vực như Trung Quốc là

49,09%; Philippines 52,35%; Indonesia 64,02%; Ấn Độ 59,64%; Thái Lan
37,3%; Malaysia 17,13%.
Theo thông tin từ các doanh nghiệp, sản lượng bánh kẹo của các công ty
năm nay có xu hướng tăng, đặc biệt là dịp tết Nguyên đán và rằm Trung thu.
Như vậy, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, người tiêu dùng vẫn
phải thắt chặt chi tiêu, kỳ vọng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, gia tăng đột biến lợi
nhuận trong dịp này của các DN không dễ thực hiện.
1.2.2. Các yếu tố tác động đến các công ty trong ngành sản xuất bánh kẹo

Áp lực từ phía nhà cung cấp
Nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất có khá nhiều các nhà cung
cấp trong và ngoài nước. Chỉ riêng có bột mì là nguyên liệu mà nước ta không
sản xuất được (80% nhập khẩu từ nước ngoài) nên giá cả dễ bị biến động bởi giá
thế giới và tỷ giá. Hiện nay BBC là công ty có lợi thế nhất về nguồn nguyên liệu
khi có tiền thân là xưởng sản xuất bánh kẹo của công ty cổ phần đường Biên
18


Hòa (BHS) nên đường nguyên liệu luôn được đảm bảo cung cấp ổn định. Một số
công ty khác như công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM), các công ty bao bì
trong nước cũng là nhà cung cấp nguyên liệu lớn cho các công ty bánh kẹo trong
ngành.
Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ lớn nhất đối với các công ty trong ngành hiện nay chính là các sản
phẩm nhập ngoại. Trong một vài năm trở lại đây những công ty lớn trong nước
như Công ty bánh kẹo Kinh Đô (KDC), hay Công ty bánh kẹo Hải Hà (HHC)
cũng liên tục đầu tư những dây chuyền sản xuất mới đưa chất lượng sản phẩm
có thể so sánh với hàng nhập ngoại mà giá cả lại rẻ hơn rất nhiều lần. Tuy nhiên
thị phần bánh kẹo nhập vẫn chiếm 30% thị phần trong nước mà chủ yếu là hai
dòng sản phẩm cao cấp hoặc giá rẻ hơn so với mức bình quân cũng sẽ là một

yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các công ty.
Sản phẩm thay thế
Bánh kẹo không phải là sản phẩm thiết yếu phục vụ cho đời sống mà chỉ
là sản phẩm bổ sung cho đời sống. Nên nếu giá thành, chất lượng và mẫu mã
không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì rất khó giữ chân được khách
hàng. Sản phẩm thay thế bánh kẹo có thể nhìn thấy như các loại mứt, hoa quả...
Áp lực từ phía khách hàng
Áp lực từ phía khách hàng đối với các công ty trong ngành là tương đối
lớn khi nhu cầu về chất lượng, mẫu mã sản phẩm liên tục được đòi hỏi đáp ứng
xu hướng, thị hiếu của người tiêu dùng ngày một gia tăng.
Trong ba công ty KDC, HHC và BBC mỗi công ty đều có một dòng sản
phẩm thế mạnh riêng cho mình nên sự cạnh tranh hiện tại giữa các công ty này
hiện nay không lớn. Tuy nhiên với tốc độ gia tăng số lượng các công ty sản xuất
cao như hiện nay thì cạnh tranh sẽ trở nên khó khăn hơn cho các công ty chưa có
thương hiệu và thị phần nhỏ trên cả nước.
19


 Đánh giá rủi ro:

Hai thành phần được sử dụng cho quá trình sản xuất phải nhập khẩu một lượng
tương đối lớn từ nước ngoài là bột mì và sữa bột. Tuy nhiên theo dõi diễn biến
giá các nguyên liệu này trong vòng 1 năm qua, chúng tôi

nhận thấy mức giá

luôn giao động lên xuống không theo xu hướng nào cả. Như vậy có thể thấy việc
dự báo là vô cùng quan trọng bởi nếu như công ty không nắm bắt được thời
điểm thích hợp để mua nguyên liệu sản xuất sẽ dễ dẫn đến tình trạng chi phí đầu
vào cao, giá bán chưa điều chỉnh theo kịp với tốc độ tăng chi phí sẽ ảnh hưởng

lớn đến lợi nhuận trong tương lai.
1.2.3. Phân tích SWOT ngành bánh kẹo

Điểm mạnh:
-

Lực lượng lao động dồi dào với chi phí nhân công thấp

-

Người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ, thu nhập cao rất
thích dùng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng. Chính vì vậy các sản phẩm
bánh kẹo nếu được hậu thuận bằng chiến lược đầu tư và khuyếch trương rầm
rộ sẽ có thể nhanh chóng thâm nhập được vào thị trường trong nước.

-

Khách hàng ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có khả năng tiếp
nhận thông tin và sản phẩm ở mức độ cao

Điểm yếu:
-

Cơ sở hạ tầng còn yếu: đường bộ, đường sắt, cảng biển chưa đáp ứng được
nhu cầu phát triển kinh tế và kết nối với thế giới.

-

Nguyên vật liệu đầu vào (bột mì, bánh kẹo) còn chưa chủ động được, phải
nhập khẩu nên phụ thuộc vào giá thế giới.


-

Có sự chênh lệch khá lớn về mức thu nhập giữa thành thị và nông thôn, trong
khi đó khuynh hướng tiêu dùng của người dân lại phụ thuộc rất nhiều vào thu
nhập.
20


Cơ hội:
-

Việc gia nhập vào WTO năm 2007 có thể sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các
nhà xuất khẩu do các nước bạn hàng dỡ bỏ dẫn các rào cản thương mại đối
với Việt Nam.

-

Việt Nam đang có những bước hồi phục kinh tế khá ổn định; tăng trưởng
GDP ổn định; lạm phát được duy trì ở mức 8% có thể sẽ làm tăng chi tiêu
của người dân nói chung, và chi tiêu cho bánh kẹo nói riêng.

-

Cơ hội mua bán, sát nhập hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp bánh kẹo được
cổ phần hóa.

-

Người dân có xu hướng tiêu dùng sản phẩm sản xuất trong nước.


-

Thị trường tiêu dùng nội địa lớn có tiềm năng tăng trưởng cao, nhiều cơ hội
xuất khẩu.

-

Thu nhập nguời dân ngày càng tăng và sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng
đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt tại khu vực thành thị đã làm tăng nhu cầu tiêu
dùng sản phẩm snacks, và các loại bánh kẹo cao cấp

Thách thức:
-

Các doanh nghiệp nhỏ, tiềm lực tài chính yếu khó có thể chống đỡ trong môi
trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt do việc gia nhập WTO mang lại.

-

Giá bột mì và đường đang có xu hướng tăng vào cuối năm 2010 và đầu 2011
do nguồn cung hạn chế, điều này sẽ làm tăng giá thành sản phẩm. Giá thành
sản phẩm tăng nhanh trong khi giá bán sản phẩm chỉ tăng chậm sẽ ảnh hưởng
đến tình hình lợi nhuận của các doanh nghiệp.

-

VND có xu hướng ngày càng giảm giá nên sẽ có những tác động nhất định
đến giá thành sản phẩm do phải nhập khẩu một số nguyên vật liệu đầu vào
như bột mì, đường, hương liệu, và một số chất phụ gia khác.


1.2.4. Triển vọng phát triển ngành
21


Không tăng trưởng quá mạnh trong những năm qua là đặc trưng của
ngành bánh kẹo VN. Tuy nhiên, đây lại chính là cơ sở cho thấy ngành bánh kẹo
VN vẫn chưa thực sự đạt đến đỉnh như nó có thể đạt tới trong tương lai. Sự tăng
trưởng ổn định trong mức bình quân 10-12%, ở một thị trường có dân số đông
đứng thứ 13 thế giới. Bên cạnh đó, cũng là một yếu tố cho thấy ngành bánh kẹo
đã đi vào chu kỳ kinh doanh phát triển, tốt hơn nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.
Báo cáo của BMI về ngành thực phẩm và đồ uống VN cho biết, tốc độ
tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo (bao gồm cả socola) trong giai đoạn
2010 - 2014 ước đạt 8 - 10%. Và thực tế là mức tăng trưởng (10 - 12%) so với
mức trung bình trong khu vực (3%) và trung bình của thế giới (1 - 1,5%), thực
sự rất ổn. Hiện nay, mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của VN vẫn khá thấp (1,8
kg/người/năm) so với trung bình của thế giới là 2,8 kg/người/năm.
Theo nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng của ngành kỹ nghệ thực phẩm thời
gian qua tương đối tốt, giai đoạn 2006 - 2010 tăng trên 17%, trong đó sản xuất
bánh kẹo tăng gần 35%, mỳ chính là 10% và mỳ ăn liền tăng xấp xỉ 10%. Giá trị
sản xuất của ngành cũng có mức tăng khá, từ 6.000 tỉ đồng (2005) lên gần
17.000 tỉ đồng (2011). Sự thay đổi cơ cấu của ngành kỹ nghệ thực phẩm nói
chung, từ mỳ ăn liền chiếm tỉ trọng lớn (và nay đã có phần bão hòa), nhường
chỗ cho bánh kẹo (chiếm 40% tỉ trọng ở năm 2011) cũng là cơ sở chứng minh
cho sự tăng trưởng của bánh kẹo theo thời gian. Bánh kẹo đã thực sự bắt được
nhịp quay của xu hướng tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng đang được dự báo sẽ
bùng nổ tại VN trong thời gian tới.
Do đó, không lạ khi các đại gia trong nhà, ngoài nước đều đã đang muốn
bành trướng trên thị trường bánh kẹo Việt Nam.


22


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ
PHẦN BIBICA GIAI ĐOẠN 2010 – 6/2013

2.1.

Tổng quan về Công ty cổ phần Bibica

Một số thông tin cơ bản:

-

Tên giao dịch Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA.
Tên giao dịch đối ngoại: BIBICA CORPORATION.
Tên giao dịch viết tắt: BIBICA.

-

Địa chỉ: 443 Lý Thường Kiệt, Phường 8, Quận Tân Bình, TP.HCM

-

Điện thoại: +84-(0)8-971.79.20

-

Fax: +84-(0)8-971.79.21


-

Email:

-

Website:

Lịch sử hình thành & phát triển:
-

Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa được thành lập theo quyết định số:
234/1998/QĐ-TTg ngày 01/12/1998 của Thủ Tướng Chính Phủ cổ phần hóa

-

từ 03 phân xưởng: bánh, kẹo, nha thuộc Công ty Đường Biên Hòa.
Giấy phép Đăng ký kinh doanh số 059167 do Sở Kế Hoạch Đầu tư Tỉnh
Đồng Nai cấp ngày 16/01/1999 với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất
kinh doanh các sản phẩm đường, bánh, kẹo, nha, rượu (nước uống có cồn).
23


-

Công ty đã được Ủy ban Chứng khóan Nhà nước cấp phép niêm yết ngày
16/11/2001 và chính thức giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khóan

-


TP.HCM từ đầu tháng 12/2001.
Từ 17/1/2007, CTCP Bánh kẹo Biện Hòa chính thức đổi tên thành “Công Ty

-

Cổ Phần Bibica”.
Ngày 4/10/2007, lễ ký kết Hợp đồng Hợp tác chiến lược giữa Bibica và Lotte
đã diễn ra, Bibica chuyển nhượng cho Tập đoàn Lotte – Hàn Quốc, một trong
những công ty bánh kẹo lớn nhất ở châu Á – 30% tổng cổ phần (khoảng 4.6

-

triệu cổ phần).
Tháng 4/2009, Bibica khởi công xây dựng dây chuyền sản xuất bánh
Chocopie tại Bibica Miền Đông. Dây chuyền chính thức đưa vào hoạt động

-

từ tháng 2/2010.
Tháng 4/2012, Nhà máy Bánh kẹo Biên Hòa 2 được đưa vào hoạt động tại
khu công nghiệp Sài Đồng B, Long Biên, Hà Nội.
Biểu đồ 2. 1: Quá trình tăng vốn điều lệ (Đơn vị: Tỷ đồng)

Lĩnh vực kinh doanh:
Ngành nghề kinh doanh chính:
-

Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo.
Xuất khẩu các sản phẩm bánh kẹo và các hàng hoá khác.
Nhập khẩu các trang thiết bị, kỹ thuật và nguyên vật liệu phục vụ quá trình

sản xuất của công ty.

Vị thế công ty:
24


Thương hiệu Bibica luôn được người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn đạt
danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1997-2006. Thương hiệu
Bibica được chọn là thương hiệu mạnh trong top 100 thương hiệu mạnh tại Việt
Nam năm 2006 do báo Sài Gòn tiếp thị bình chọn, đồng thời là 1 trong 500
thương hiệu nổi tiếng do Tạp chí Việt Nam Business Forum thực hiện. Qua đó
cho thấy Bibica luôn có vị trí nằm trong Top Five của ngành hàng bánh kẹo tại
Việt Nam và giữ vị trí dẫn đầu thị trường về sản phẩm bánh kẹo

2.2.

Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty

2.2.1. Hoạt động kinh doanh chính

Hoạt động sản xuất kinh doanh của BBC tập trung vào 5 nhóm sản phẩm chính
bao gồm: bánh, kẹo, nha, socola, và nhóm sản phẩm dinh dưỡng.
Cơ cấu sản lượng tiêu thụ:
Biểu đồ 2. 2: Cơ cấu sản lượng tiêu thụ

Trong các nhóm sản phẩm này, dòng sản phẩm bánh mang lại doanh thu
lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của BBC, với hơn 40% (trong đó, riêng bánh
25



×