Tải bản đầy đủ (.ppt) (64 trang)

SLIDE QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ THỰC HIỆN ĐƠN HÀNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.72 KB, 64 trang )

CHƯƠNG 4
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
VÀ THỰC HIỆN ĐƠN HÀNG
TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Biên soạn: GV Chử Bá Quyết
Bộ môn QTTN TMĐT
1

Khoa TMDT © 2014

Electronic Commerce


NỘI DUNG CHÍNH
1. Chuỗi cung ứng điện tử,
2. Các vấn đề và giải pháp chuỗi cung ứng
3. Thương mại cộng tác,
4. Tích hợp theo chuỗi cung ứng,
5. Thực hiện đơn hàng
6. ERP

2

Khoa TMDT © 2014

Electronic Commerce


Chuỗi cung ứng điện tử
 Khái niệm


Chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là dòng các nguyên liệu, thông tin, tiền, các dịch
vụ từ các nhà cung cấp nguyên liệu, qua các nhà máy, kho dự
trữ/kho hàng và đến các khách hàng cuối cùng. Một chuỗi cung
ứng cũng bao gồm các tổ chức và các quá trình tạo ra và phân phối
sản phẩm, thông tin, và các dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng.
Thuật ngữ chuỗi cung ứng có nguồn gốc từ khái niệm về việc các
tổ chức hợp tác liên kết với nhau như thế nào.
Chuỗi cung ứng điện tử
Một chuỗi cung ứng được quản trị điện tử hóa/tự động, thường với
các công nghệ Web, dược gọi là chuỗi cung ứng điện tử.
3

Khoa TMDT © 2014

Electronic Commerce


Hình 4.1. Một chuỗi cung ứng
đơn giản

4

Khoa TMDT © 2014

Electronic Commerce


Các bộ phận cấu thành chuỗi cung ứng
 Chuỗi cung ứng đầu vào

 Chuỗi cung ứng bên trong và chuỗi giá trị
 Chuỗi cung ứng đầu ra
 Chuỗi cung ứng đầu vào:

- Bao gồm các hoạt động của công ty với các nhà cung ứng (các
nhà sản xuất, các nhà lắp ráp, các nhà cung ứng dịch vụ...). Các
quan hệ này có thể thực hiện qua nhiều tầng nấc.
- Trong chuỗi cung ứng đầu vào, hoạt động chủ yếu nhất là hoạt
động mua sắm. Mua sắm bao gồm các hoạt động qua đó doanh
nghiệp tiếp cận và đạt được các nguồn lực (nguyên vật liệu, nhân
lực, các trang thiết bị...) cần thiết để thực hiện các hoạt động
kinh doanh cốt lõi của mình.
5

Khoa TMDT © 2014

Electronic Commerce


 Chuỗi cung ứng bên trong và chuỗi giá trị

- Bao gồm tất cả các quá trình bên trong công ty được thực hiện
để biến đổi đầu vào đã nhận được từ các nhà cung ứng thành
đầu ra của công ty. Trong chuỗi cung ứng bên trong (nội bộ),
mối quan tâm chủ yếu dành cho quản trị sản xuất, chế biến và
tồn kho.
- Các hoạt động dọc theo chuỗi cung ứng nội bộ được gọi là
chuỗi giá trị
- Trong chuỗi cung ứng đầu vào, hoạt động chủ yếu nhất là hoạt
động mua sắm. Mua sắm bao gồm các hoạt động qua đó doanh

nghiệp tiếp cận và đạt được các nguồn lực (nguyên vật liệu, nhân
lực, các trang thiết bị...) cần thiết để thực hiện các hoạt động
kinh doanh cốt lõi của mình.

6

Khoa TMDT © 2014

Electronic Commerce


Quản trị chuỗi cung ứng điện tử

 Quản trị chuỗi cung ứng điện tử (e-SCM) là một qua trình phức tạp,

yêu cầu phối hợp nhiều hoạt động sao cho việc di chuyển hàng hóa và
dịch vụ từ nhà cung ứng tới khách hàng được thực hiện một cách hiệu
quả và hiệu lực cho tất cả các bên liên quan
 Quản trị chuỗi cung ứng điện tử (e-SCM) là sự cộng tác sử dụng công

nghệ để tăng cường các quá trình B2B và cải tiến tốc độ, tiến độ, kiểm
soát thời gian thực, và sự thỏa mãn của khách hàng. Nó bao gồm việc sử
dụng CNTT để cải tiến các hoạt động của chuỗi cung ứng (ví dụ như
mua sắm) cũng như quản trị chuỗi cung ứng (ví dụ như lập kế hoạch,
hợp tác và kiểm soát).
 E-SCM không là sự thay đổi công nghệ đơn lẻ, mà bao gồm việc chuyển

đổi trong chính sách quản trị, văn hóa tổ chức, quá trình triển khai, các
7


quá trình kinh doanh và cấu trúc tổ chức thông qua chuỗi cung ứng.
Khoa TMDT © 2014

Electronic Commerce


Các yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công chuỗi
cung ứng điện tử
 Khả năng của các đối tác chuỗi cung ứng xem xét hợp tác cộng tác như

một tài sản chiến lược. Đó là một sự tích hợp chặt chẽ và tin cậy giữa các
thành viên tạo ra tốc độ, tiến độ và chi phí thấp hơn.
 Thông tin thông suốt dọc toàn bộ chuỗi cung ứng. Thông tin về dự trữ
tại các giai đoạn khác nhau của chuỗi, nhu cầu về sản phẩm, thời điểm
giao hàng, và các thông tin liên quan khác có thể được xác định rõ đối với
tất cả các thành viên của chuỗi cung ứng tại bất kì thời điểm cụ thể nào.
 Tốc độ, chi phí, chất lượng và dịch vụ khách hàng. Đó là bốn công cụ
đo lường của chuỗi cung ứng. Các công ty phải xác định rõ ràng các thước
đo cho mỗi công cụ đo với các cấp độ mục tiêu cần đạt được.
 Tích hợp chuỗi cung ứng chặt chẽ hơn. Một chuỗi cung ứng điện tử sẽ
sinh lợi từ sự tích hợp chặt chẽ, cả trong công ty và giữa các đối tác, nhà
cung ứng, nhà cung cấp dịch vụ logistics và các kênh phân phối.

8

Khoa TMDT © 2014

Electronic Commerce



Các hoạt động của E-SCM
 Sự bổ sung chuỗi cung ứng: bao gồm các quá trình sản xuất và các

quá trình phân phối được tích hợp
 Mua sắm điện tử: mua sắm điện tử (được trình bày trong chương 3)
 Theo dõi và kiểm soát chuỗi cung ứng sử dụng RFID: (trình bày ở

phần sau).
 Quản trị dự trữ sử dụng thiết bị không dây: sử dụng PDAs để nhập
dữ liệu và sau đó truyền dữ liệu trực tiếp tới hệ thống mua sắm trung
tâm (mainframe procuremant system). Quy trình này nhanh hơn và ít
xảy ra lỗi, dữ liệu được xử lý theo thời gian thực và các đơn đặt hàng
(nếu cần thiết) được tự động hóa. Nếu các đơn đặt hàng là cần thiết
(dựa trên tính toán dự trữ), hệ thống tự động tạo ra các đơn đặt hàng,
gửi emails đến các nhà cung cấp phù hợp, tạo ra các hóa đơn, và xử lý
thanh toán.
9

Khoa TMDT © 2014

Electronic Commerce


Các hoạt động của E-SCM
 Lập kế hoạch cộng tác: lập kế hoạch cộng tác đòi hỏi người mua và người bán

phát triển dự báo nhu cầu chia sẻ và các kế hoạch cung ứng để đáp ứng nhu cầu
(trình bày ở phần sau).
 Thiết kế và phát triển sản phẩm cộng tác: phát triển sản phẩm cộng tác bao
hàm việc sử dụng thiết kế sản phẩm và các kỹ thuật phát triển trên nhiều công

ty để cải tiến sản phẩm và rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Trong
phát triển sản phẩm, các kĩ thuật và thiết kế được chia sẻ thông qua mạng an
toàn giữa các thành viên, thuận tiện trong việc thử nghiệm, marketing, các nhà
sản xuất đầu vào, và các công ty dịch vụ. Chi phí phát triển sản phẩm có thể
được cắt giảm.
 Logistics điện tử: là việc sử dụng các công nghệ dựa trên web để hỗ trợ hoạt
động mua sắm nguyên liệu, dự trữ, các quá trình vận chuyển. (xem trình bày
chi tiết ở phần sau)
 Sử dụng sàn giao dịch B2B và các web cung ứng: sàn giao dịch có vai trò
quan trọng trong quản trị chuỗi cung ứng (được gọi là web cung ứng). Web
cung ứng thể hiện như là cấu hình nổi bật với các chuỗi cung ứng truyền thống.
Tất cả các dòng thông tin, các giao dịch, các sản phẩm và dòng tiền đến và từ
nhiều điểm khác nhau trên cùng một web cung ứng. Web cung ứng đáp ứng
các lĩnh vực kinh doanh khác nhau bằng việc tích hợp các hệ thống chuỗi cung
ứng của nhiều người bán và nhiều người mua tạo ra các cộng đồng thương mại
ảo.
10

Khoa TMDT © 2014

Electronic Commerce


Cơ sở hạ tầng của E-SCM
 Trao đổi dữ liệu điện tử: Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao








11

thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện
điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc thông tin
EDI là một công cụ chủ yếu được sử dụng bởi nhiều công ty lớn nhằm tạo
thuận lợi hóa các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng. Một số công ty chuyển
từ việc áp dụng EDI nội bộ sang EDI dựa trên Web.
Mạng ngoại bộ Extranet: Mục đích chủ yếu là hỗ trợ truyền thông liên tổ
chức và cộng tác).
Mạng nội bộ: đó là mạng nội bộ trong doanh nghiệp về truyền thông và cộng
tác. Nội dung này được trình bày trong mục W7A.
Cổng thông tin doanh nghiệp: cung cấp một cổng tới website của doanh
nghiệp và các nguồn thông tin khác, phục vụ cho cộng tác bên trong và bên
ngoài, truyền thông và tìm kiếm thông tin. Cổng thông tin doanh nghiệp khác
với cổng thông tin công cộng (Yahoo, MSN...truy cập tới thông tin tổng quát),
cổng thông tin doanh nghiệp là một điểm truy cập duy nhất (cá nhân hóa) tới
thông tin và các ứng dụng có trên mạng nội bộ và ngoại bộ của một doanh
nghiệp cụ thể.
Cổng thông tin cung cấp cho các nhân viên của công ty, các đối tác, các khách
hàng một đầu mối để tương tác với công ty. Các công ty lớn thường tổ chức
cổng thông tin doanh nghiệp.
Khoa TMDT © 2014

Electronic Commerce


Cơ sở hạ tầng của E-SCM
 Hệ thống dòng công việc và các công cụ:


Dòng công việc (workflow) là sự chuyển động của các tài liệu và các nhiệm vụ (do
vậy là thông tin) theo một trình tự các bước tạo nên các quá trình và các thủ tục
công việc của tổ chức các hệ thống quản trị dòng thông tin trong các tổ chức.
Dòng công việc mô tả các nhiệm vụ được cấu trúc và thực hiện như thế nào, ai thực
hiện chúng, chúng được sắp xếp logic them trình tự như thế nào, các nhiệm vụ
được theo dõi kiểm tra như thế nào, và quan trong nhất, những thông tin nào được
yêu cầu và tạo ra từ tất cả các nhiệm vụ này, và chúng cần được ghi chép ở đâu.
Có hai loại dòng công việc chủ yếu: các hệ thống dòng công việc và quản lý dòng
công việc.
Các hệ thống dòng công việc là các công cụ giúp tổ chức phân tích, mô hình hóa, tự
động hóa, và bằng phương tiện điện tử chỉ ra các vấn đề về thực hiện dòng công
việc và nhiệm vụ đối với các nhân viên trong tổ chức và dọc theo chuồi cung ứng.
Quản trị dòng công việc là hoạt động nhằm tới việc làm sao cho các tài liệu, thông
tin hoặc các nhiệm vụ được truyền từ người tham gia này tới người tham gia khác
theo đúng các quy định hoặc thủ tục của tổ chức, nhằm đảm bảo thời hạn định
trước.
12

Khoa TMDT © 2014

Electronic Commerce


Cơ sở hạ tầng của E-SCM
 Phần mềm nhóm và các công cụ cộng tác khác

Phần mềm nhóm là các sản phẩm phần mềm hỗ trợ các nhóm
người chia sẻ các nhiệm vụ hoặc mục đích chung và cộng tác
trong việc thực hiện chúng.

Ngoài các phần mềm nhóm, có rất nhiều công cụ phục vụ cho
mục đích này.

13

Khoa TMDT © 2014

Electronic Commerce


Các vấn đề của chuỗi cung ứng và giải pháp
 Các vấn đề chính dọc theo chuỗi cung ứng
 Vấn đề chất lượng với nguyên liệu và các bộ phận có thể cấu

thành những thiếu thốn trong chuỗi cung ứng
 Các công ty TMĐT thuần gặp nhiều khó khăn hơn trong chuỗi
cung ứng bởi họ không có cơ sở hạ tầng logistics và bắt buộc sử
dụng các dịch vụ logistics bên ngoài
 Các vấn đề khác xuất phát chủ yếu từ nhu cầu phối hợp một số
hoạt động và các đơn vị nội bộ và các đối tác kinh doanh
 Hiệu ứng cái doi da (bullwhip effect): đó là sự thay đổi thất
thường trong chuỗi cung ứng đầu ra và đầu vào

14

Khoa TMDT © 2014

Electronic Commerce



Các vấn đề của chuỗi cung ứng và giải
pháp
 Sự cần thiết chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng
 Chuỗi cung ứng bao hàm dòng thông tin đến và đi tới tất cả

các bộ phận tham gia
 Nó bao gồm:
 Giá cả
 Dự trữ, kho hàng
 Hiện trạng giao vận
 Thông tin tài chính và tín dụng
 Các công nghệ mới

15

Khoa TMDT © 2014

Electronic Commerce


Các giải pháp TMĐT dọc theo chuỗi cung
ứng
 Xử lý đơn hàng (Order taking) có thể thực hiện qua Internet, EDI,

EDI/Internet, hoặc extranet, và hoàn toàn tự động
 Thực hiện đơn hàng (Order fulfillment) có thể ngay lập tức đối với

các sản phẩm số/được số hóa
 Thanh toán điện tử (Electronic payments) có thể tiến hành trước khi


thực hiện đơn hàng hoặc tại thời điểm giao hàng
 Quản trị rủi ro để tránh đứt vỡ chuỗi cung ứng

 Dự trữ có thể được tối thiểu bởi áp dụng quy trình sản xuất theo

đơn đặt hàng được thiết kế, cũng như cung cấp thông tin nhanh
chóng và chính xác tới các nhà cung ứng
 Thương mại cộng tác giữa các thành viên của chuỗi cung ứng
16

Khoa TMDT © 2014

Electronic Commerce


Công nghệ RFID
 Một trong những giải pháp mới nhất và cách mạng nhất để giải quyết

các vấn đề chuỗi cung ứng là RFID.
 RFID (Radio frequency identification) là công nghệ nhận dạng đối

tượng bằng sóng vô tuyến. Công nghệ này cho phép nhận biết các
đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giám
sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng
 Hình 4.2 mô tả quy trình 7 bước sử dụng RFID trong chuỗi cung ứng

tại Wal-Mart. Sơ đồ cho thấy không cần thiết kiểm tra tồn kho, và tất
cả các đối tác có thể theo dõi thông tin dự trữ theo thời gian thực. Sự
minh bạch thông suốt này có thể đi qua nhiều lớp trong chuỗi cung
ứng. Các ứng dụng bổ sung, như kiểm tra nhanh chóng, loại bỏ kiểm

kê mỗi mặt hàng, cũng sẽ được cung cấp bởi RFID trong tương lai.
17

Khoa TMDT © 2014

Electronic Commerce


Hình 4.2. Quy trình 7 bước RFID tại Wal-Mart và các nhà cung ứng của


18

Khoa TMDT © 2014

Electronic Commerce


Công nghệ RFID
 Các công nghệ RFID đóng góp giá trị ở ba cấp bậc
 Giá trị trung hạn (Immediate value)
 Giá trị ngắn hạn (Short-term value)
 Giá trị dài hạn (Long-term value)

 Hạn chế của RFID
 Đối với công ty nhỏ, chi phí hệ thống là quá lớn
 Vấn đề giới hạn khoảng cách từ 30 – 50 feet

19


Khoa TMDT © 2014

Electronic Commerce


Thương mại cộng tác
Thương mại cộng tác (c-commerce)
Thương mại cộng tác đề cập đến việc sử dụng các công nghệ số
để các công ty có thể lập kế hoạch cộng tác, thiết kế, phát triển,
quản trị, nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ, các ứng dụng mới của
TMĐT. Ví dụ như một công ty có thể cộng tác điện tử với bên
bán trong thiết kế sản phẩm hay một bộ phận cho nhà sản xuất,
cũng như trường hợp điển hình là công ty Boeing. Thương mại
cộng tác ngụ ý việc truyền thông, chia sẻ thông tin, lập kế hoạch
cộng tác được điện tử hoá thông qua các công cụ như phần
mềm nhóm, trang tin cá nhân (blogs), (wikis), và các công cụ
cộng tác TMĐT thiết kế đặc biệt.

20

Khoa TMDT © 2014

Electronic Commerce


Thương mại cộng tác
Lợi ích của Thương mại cộng tác (c-commerce)
Lợi ích chính của thương mại cộng tác là giảm chi phí, tăng thu
nhập, gia tăng sự gắn bó của khách hàng. Những lợi ích đó là
kết quả của một số hoạt động dự trữ ngoài, các quá trình được

loại bỏ, giảm thiểu tồn kho trong chuỗi cung ứng, chi phí nguồn
nguyên vật liệu thấp hơn, gia tăng khối lượng bán hàng, tăng sự
thuận lợi trong cạnh tranh. Hai kiểu thương mại cộng tác là:
 Trung tâm cộng tác (Hubs) và
 Mạng cộng tác

21

Khoa TMDT © 2014

Electronic Commerce


Thương mại cộng tác
Trung tâm cộng tác (c-hub)
là trung tâm kiểm soát thị trường điện tử. Một trung tâm cộng
tác đại diện bởi một chủ sở hữu thị trường điện tử, có thể cho
thuê không gian cộng tác (c-spaces) trong đó các đối tác thương
mại có thể sử dụng các công cụ cộng tác (c-enablers) để trao đổi
dữ liệu với trung tâm cộng tác (c-hub)
Trung tâm cộng tác có thể được thực hiện trong các tổ chức;
giữa trụ sở và các công ty con; giữa các đại lý… Hạ tầng cung
cấp các công cụ truyền thông hỗ trợ: E-mail, bảng thông báo và
phòng chat, truy cập cơ sở dữ liệu chung trực tuyến bất kỳ từ
đâu.
22

Khoa TMDT © 2014

Electronic Commerce



Thương mại cộng tác
Mạng cộng tác
 Trong truyền thống, cộng tác thường diễn ra giữa các đối tác gẫn gũi nhau

trong chuỗi cung ứng (ví dụ giữa nhà sản suất và nhà phân phối, giữa nhà
phân phối và nhà bán lẻ…). Cộng tác truyền thống diễn ra trong chuỗi cung
ứng theo chiều dọc, thậm chí ngay cả khi có nhiều đối tác tham gia vào
chuỗi cung ứng, thì sự hợp tác cũng hướng tới việc cải thiện dòng thông tin
và sản phẩm giữa các điểm chốt đã có.
 Chuỗi cung ứng truyền thống có cấu trúc đơn tuyến (linear). Công nghệ Web

làm thay đổi cấu trúc chuỗi cung ứng: từ cấu trúc đơn tuyến chuyển sang cấu
trúc mạng (Network). Sự so sánh giữa chuỗi cung ứng truyền thống và chuỗi
cung ứng mới mà có thể được tạo ra bởi công nghệ web, được minh hoạ
trong hình 4.3
23

Khoa TMDT © 2014

Electronic Commerce


Hình 4.3. Quy trình và các yếu tố của hệ thống thương mại cộng
tác
Các dịch
vụ logistics

Hợp đồng

sản xuất
CPFR
CPFR
VMI

Nhà cung
ứng

Nhà sản xuất

Nhà phân
phối

Nhà bán lẻ

Khách hàng

VMI
Nhà tập hợp
nhu cung

24

Khoa TMDT © 2014

Các DV
tài chính

Nhà tập hợp
nhu cầu


Electronic Commerce


Thương mại cộng tác
Mạng cộng tác
Đáng chú ý là chuỗi cung ứng truyền thống là tuyến tính. Tuy
nhiên, nó đã bao gồm những tính năng hiện đại như là CFPR
(xem phần sau). Mạng cộng tác trên hình 4.4 biểu diễn các đối
tác tại bất kì điểm nào trong hệ thống mạng có thể tương tác với
nhau, vượt qua các đối tác truyền thống. Sự tương tác này có
thể xảy ra giữa một số nhà sản xuất hoặc nhà phân phối, cũng
như với các thành viên tham gia mới như các hãng phần mềm
hoạt động như nhà tập hợp, các sàn giao dịch B2B, Hubs, hoặc
các nhà cung ứng dịch vụ logistics.
25

Khoa TMDT © 2014

Electronic Commerce


×