Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi từ thực tiễn làng trẻ em SOS hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.27 KB, 94 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN SINH

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC
NUÔI DƯỠNG TRẺ EM MỒ CÔI TỪ THỰC TIỄN
LÀNG TRẺ EM SOS HÀ NỘI

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số : 60900101

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Võ Khánh Vinh

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong khoá luận là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả

Nguyễn Văn Sinh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỔ


CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG TRẺ MỒ CÔI....11
1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài..........................................................11
1.2. Lý luận về tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi....13
1.3. Cơ sở pháp luật về tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ
côi....................................................................................................................23
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC,
NUÔI DƯỠNG TRẺ MỒ CÔI TẠI LÀNG TRẺ EM SOS HÀ NỘI...........29
2.1. Khái quát về tổ chức Làng Trẻ em SOS...................................................29
2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi
trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc tại Làng trẻ em SOS Hà Nội..........34
2.3. Thực trạng các yếu tổ ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ em mồ côi........................................................................................51
CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC,
NUÔI DƯỠNG TRẺ MỒ CÔI TẠI LÀNG TRẺ EM SOS HÀ NỘI...........54
3.1. Giải pháp 1: Hoàn thiện tổ chức bộ máy hoạt động tại Làng trẻ em SOS
Hà Nội.............................................................................................................54
3.2. Giải pháp 2: Nâng cao năng lực của nhân viên công tác xã hội ở Làng. .57
3.3. Giải pháp 3: Đa dạng hóa hoạt động giáo dục đối với trẻ em mồ côi của
Làng.................................................................................................................59
3.4. Giải pháp 4: Tăng cường hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, tìm kiếm
việc làm cho trẻ em mồ côi tại Làng...............................................................62
3.5. Giải pháp 5: Tăng cường vận động nguồn lực, sự liên kết giữa Làng trẻ
và các cá nhân, tổ chức xã hội để hỗ trợ việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ
côi....................................................................................................................64


KẾT LUẬN........................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................68
PHẦN PHỤ LỤC...............................................................................................72



DANH MỤC BẢNG

BẢNG 2.1. NHẬN THỨC VỀ SỰ CẦN THIẾT CỦA TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG TRẺ EM MỒ CÔI.............................34
BẢNG 2.2: TỔNG HỢP KẾT QUẢ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NHÂN
VIÊN LÀNG TRẺ EM SOS HÀ NỘI..............................................................41
BẢNG 2.3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC
NUÔI DƯỠNG VỀ THỂ CHẤT CHO TRẺ EM MỒ CÔI...........................44
BẢNG 2.4: CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ GIÁO DỤC
HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MỒ CÔI TẠI LÀNG TRẺ EM SOS HÀ
NỘI.....................................................................................................................47
BẢNG 2.5: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG TRẺ EM MỒ CÔI..........51


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em luôn là niềm hy vọng, niềm tự hào của mỗi gia đình, là chủ
nhân tương lai của đất nước, là mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Để trẻ em
có thể phát triển được một cách đầy đủ cả về mặt thể chất lẫn tinh thần thì trẻ
cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương và giúp đỡ thường xuyên
của toàn xã hội. Điều đó càng quan trọng hơn với nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi... Giải quyết những vấn đề liên
quan đến trẻ em sẽ góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của Quốc gia. Đó
cũng chính là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức và nghĩa vụ của toàn xã hội.
Bảo vệ, chăm sóc trẻ em mồ côi luôn nhận được sự quan tâm của Đảng,
nhà nước, các tổ chức quốc tế và toàn thể xã hội. Nhằm thúc đẩy công cuộc
hỗ trợ trẻ tốt hơn, các mô hình được xây dựng, thử nghiệm trong đó Làng trẻ
em SOS là một mô hình nhà xã hội thể hiện những điểm ưu việt hơn hẳn so

với mô hình chăm sóc tập trung trong các trung tâm bảo trợ xã hội truyền
thống. Sự ưu việt của nó thể hiện qua những nền tảng triết lý sâu sắc và toàn
diện cũng như qua sự kế thừa kinh nghiệm thế giới. Đồng thời, qua quá trình
ứng dụng trong bối cảnh Việt Nam, chúng ta cũng nhận thấy những bài học
quan trọng để điều chỉnh và mở rộng mô hình theo hướng tích cực hơn.
Trẻ em luôn được coi là nhóm đối tượng can thiệp trọng tâm của Công
tác xã hội. Hệ thống an sinh xã hội của các quốc gia trên thế giới đều chú
trọng đầu tư vào bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tất cả đều vì một thế hệ
tương lai của đất nước. Tuy nhiên, trẻ em cần nhiều hơn là sự chăm sóc thể
chất tốt. Trẻ em còn cần tình yêu thương, sự quan tâm và mối quan hệ gắn bó
từ những ai bảo vệ chúng dựa trên những mối quan hệ được xây dựng.
Các nghiên cứu và thực tiễn trên thế giới đã cho thấy sự chăm sóc của
gia đình cung cấp môi trường tốt nhất cho sự phát triển và an sinh của trẻ.

1


Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em khẳng định cần ưu tiên chăm sóc
trẻ em trong môi trường gia đình, dù đó là gia đình của chính các em hay một
gia đình thay thế khác, chăm sóc trong các cơ sở tập trung chỉ được coi là giải
pháp cuối cùng.
Vậy nhưng, trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi mà các vấn đề xã hội
đang nảy sinh ngày càng phức tạp, số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn cần nhận sự chăm sóc thay thế ngày càng đông trong khi nguồn lực hỗ
trợ sẵn có vẫn rất hạn chế thì hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và việc đáp ứng
các nhu cầu cho trẻ em, vai trò của nhân viên công tác xã hội vẫn còn là một
câu hỏi lớn.
Bản thân người nghiên cứu là một cán bộ quản lý tại Làng trẻ em SOS
Hà Nội luôn trăn trở với những vấn đề đặt ra làm sao để cho cơ quan hoạt
động có hiệu quả; Làm sao để Làng trẻ em SOS Hà Nội là “Mái ấm yêu

thương cho mọi trẻ em” như phương châm của tổ chức đề ra nên tác giả quyết
định chọn đề tài: “Tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ
côi từ thực tiễn Làng trẻ em SOS Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ.
Đề tài này được xây dựng dựa trên những nền tảng triết lý vững chắc
và thể hiện những ưu, nhược điểm riêng biệt của mình trong bối cảnh kinh tế,
văn hóa xã hội Việt Nam. Thông qua đề tài này, chúng ta có một cái nhìn tổng
quan, biện chứng về chiến lược phát triển mô hình chăm sóc thay thế hiệu quả
cho trẻ em trong tương lai.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là đối tượng nhận được nhiều sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Trong phạm vi nghiên cứu
là trẻ em mồ côi trong các cơ sở nuôi dưỡng tôi lựa chọn và phân tích một số
công trình nghiên cứu, báo cáo, bài viết tiêu biểu.

2


Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ
em bị bỏ rơi.
Tài liệu Công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của
nhóm tác giả trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương năm 2012 đã chỉ ra các
quyền trẻ em, các nhu cầu thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của tình trạng
trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt, và nhóm tác giả đã chỉ ra các yếu tố tác động
làm gia tăng tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhất là nhóm trẻ em không
nơi nương tựa, lang thang, trẻ bị bạo hành. Từ đó, nhóm tác giả đã đưa ra
những hướng giải quyết theo phương pháp công tác xã hội vào tiến trình can
thiệp đối với nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt.
Trong tài liệu Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em: Đánh giá pháp luật
và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt

Nam của Vụ Pháp chế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2011), đã tập
trung đề cập đến các văn bản pháp luật đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,
so sánh với các chuẩn mực quốc tế, trên cơ sở đó kiến nghị, đề xuất nhằm
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,
đảm bảo từng bước hài hòa với chuẩn mực và pháp luật quốc tế. Đặc biệt, tài
liệu cũng chỉ ra nhiều vấn đề cần khắc phục như: chưa có khung pháp lý về
công tác đánh giá một cách hệ thống và chuyên nghiệp đối với trẻ em mồ côi
và trẻ em bị bỏ rơi để quyết định mô hình chăm sóc nào sẽ phù hợp với lợi ích
của các em, đảm bảo rằng trẻ em được nuôi trong một gia đình thay thế hợp
nhất với lợi ích của các em. Đây là một phát hiện quan trọng đối với việc bảo
vệ trẻ em mồ côi.
Tác giả Nguyễn Bích Hằng trong nghiên cứu Nghiên cứu các quy trình
chăm sóc trẻ em mồ côi, bỏ rơi, khuyết tật tại cộng đồng (2010) đã chỉ cách
tiếp cận và các quy trình chăm sóc nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tài

3


liệu không chỉ đề cập đến việc quan tâm đến vấn đề thể chất của các em mà
còn đề ra các cách tiếp cận, đánh giá tâm lý, nhu cầu tình thần của các em. Từ
đó, tác giả đưa ra những kết luận quan trọng phục vụ cho việc tiếp cận nhóm
trẻ có hoàn cảnh đặc biệt này.
Năm 2011 tác giả Nguyễn Thị Bích Hằng đã có bài Đánh giá tình hình
chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi tại Việt Nam trong thời gian qua.
Bài viết đã đưa ra các số liệu về thực trạng chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ em bị
bỏ rơi tại Việt Nam, các chính sách hỗ trợ cho trẻ em mồ côi và những định
hướng cụ thể cho hoạt động chăm sóc trẻ em mồ côi ở nước ta hiện nay. Đây
là những số liệu để các nhà quản lý xem xét để có thể hoàn thiện hơn cơ chế
chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi. Tuy nhiên, việc khảo sát với một địa
bàn rộng khắp cả nước thì đánh giá này còn chưa mang nhiều tính khách

quan, cụ thể đối với đặc thù của từng địa phương.
Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến trẻ em mồ côi
tại các trung tâm bảo trợ xã hội và tại các Làng Trẻ em SOS trên toàn
quốc.
Đề tài “Phân tích tình hình chăm sóc sức khỏe tại trung tâm và các
chương trình chăm sóc thay thế ở Việt Nam ” được thực hiện ở cấp quốc gia
trong tháng 7/2003 đã có nhiều phát hiện về việc chăm sóc trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt. Nghiên cứu này được Unicef hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật,
được thực hiện với sự hợp tác của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu và tổng hợp các nghiên
cứu có liên quan trước đó; sử dụng bảng hỏi gửi cho giám đốc của sở Lao
động – Thương binh và Xã hội của 61 tỉnh thành, phỏng vấn nhóm với cán bộ
của 10 trung tâm. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm tìm hiểu một cách
khái quát về hình thức chăm sóc tại các trung tâm và hình thức chăm sóc thay
thế khác dành cho trẻ cần được bảo vệ đặc biệt. Dựa trên những hướng dẫn

4


của Liên hợp quốc trong công ước về quyền trẻ em, nghiên cứu này nhằm hỗ
trợ và khuyến khích chính phủ Việt Nam đưa ra các chính sách và xây dựng
các chương trình và dành nhiều nguồn lực hơn nữa để hỗ trợ cho các hoạt
động chăm sóc trẻ dựa vào gia đình và cộng đồng. Theo hướng này, nghiên
cứu áp dụng kết hợp phương pháp môi trường bảo vệ với khuôn khổ dựa trên
quyền của trẻ nhằm có những tiếng nói trong quá trình xây dựng các chính
sách nhằm tiếp tục phát triển các hình thức chăm sóc khác ở Việt Nam thay
thế cho hình thức chăm sóc tập trung tại các trung tâm. Nghiên cứu tập trung
vào các chính sách và pháp luật xã hội hiện nay, các chính sách xã hội có liên
quan và việc phân bổ ngân sách nhà nước và tiêu chí cho các chương trình
chăm sóc tại các trung tâm và các chương trình chăm sóc thay thế khác. Tuy

nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ quốc gia mà chưa đi sâu cụ thể
vào đối tượng trẻ em mồ côi.
Năm 2006, hai tác giả Nguyễn Thị Thảo và Vũ Thị Lệ Thủy với công
trình Công tác chăm sóc và đáp ứng nhu cầu của trẻ em mồ côi tại Làng trẻ
Birla, thực trạng và giải pháp đã chỉ ra thực trạng chăm sóc và đáp ứng nhu
cầu của trẻ em mồ côi, chỉ ra những hạn chế cũng như đưa ra được những
phương hướng cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại đó.
Chuyên đề “Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào
cộng đồng-những cơ sở xã hội và thách thức”của tác giả Nguyễn Hồng Thái.
Chăm sóc thay thế trẻ em đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng-chuyển đổi từ
cách tiếp cận truyền thống sang cách tiếp cận trên cơ sở quyền trẻ em. Chăm
sóc trẻ đặc biệt khó khăn tại trung tâm bảo trợ xã hội và những trở ngại có thể
có trong việc thực hiện quyền trẻ em. Thách thức và trở ngại của chiến lược
chăm sóc trẻ em đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng. Với mạng lưới hỗ trợ
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt biệt hiện nay, các nguồn lực của công tác xã hội
cho lĩnh vực này còn rất nhiều hạn chế thể hiện về mặt luật pháp, nguồn nhân

5


lực và cụ thể là đội ngũ nhân viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác xã
hội, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật như các cơ sở xã hội, các trung tâm phục
hồi chức năng…Mạng lưới hỗ trợ xã hội còn non trẻ nên các trung tâm bảo
trợ xã hội đang thực sự gồng mình vì đối tượng.
Đề tài Công tác xã hội với trẻ bị nhiễm chất độc màu da cam tại Làng
trẻ Hữu Nghị - Hà Nội (2008) của nhóm tác giả trường Đai học Thăng Long
đã làm rõ hơn các khái niệm về trẻ em bị nhiễm chất độc da cam đioxin, trung
tâm bảo trợ, phương pháp công tác xã hội nhóm. Bên cạnh đó, tài liệu còn hệ
thống lại một cách toàn diện bức tranh về trẻ em nhiễm chất độc da cam thông
qua đó có thể nhìn thấy được cuộc đời, số phận của những mảnh đời bất hạnh.

Năm 2014, tác giả Nguyễn Thị Liên với luận văn thạc sĩ đã bảo vệ
thành công tại Viện hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam với tên đề tài là
Công tác xã hội với trẻ em mồ côi từ thực tiễn Làng trẻ em Birla Hà Nội đã
chỉ ra thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ chăm sóc, giáo dục
trẻ em mồ côi tại Làng trẻ em Birla Hà Nội. Trên cơ sở đó luận văn đề xuất
biện pháp giúp trẻ mồ côi tại Làng trẻ em Birla Hà Nội tiếp cận dịch vụ chăm
sóc và giáo dục tốt nhất.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng tổ chức, hoạt động chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ em mồ côi tại Làng Trẻ em SOS Hà Nội từ đó đề xuất các giải pháp
để hoàn thiện tổ chức, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại Làng
Trẻ em SOS Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và pháp lý về tổ chức, hoạt động
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi.

6


- Phân tích thực trạng tổ chức, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em
mồ côi tại Làng Trẻ em SOS Hà Nội
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức, hoạt động chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ em mồ côi tại Làng Trẻ em SOS Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp pháp để hoàn thiện tổ chức, hoạt động chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại Làng Trẻ em SOS Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Xem xét cách thức tổ chức bộ máy và vận hành bộ máy trong công tác
quản lý, xem xét việc tổ chức các hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em

mồ côi tại Làng trẻ em SOS Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu vấn đề Tổ
chức quản lý các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại Làng trẻ
em SOS Hà Nội.
- Giới hạn về khách thể nghiên cứu:
+ Điều tra bằng bảng hỏi: 7 cán bộ quản lý và 51 nhân viên Công tác xã
hội tại Làng trẻ SOS Hà Nội (Nhân viên giáo dục, nhân viên y tế, các bà mẹ,
bà dì trực tiếp chăm sóc trẻ) và 100 trẻ em mồ côi.
+ Phỏng vấn sâu: 20 cán bộ quản lý và nhân viên Công tác xã hội với
trẻ em mồ côi tại Làng.
- Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng
11 năm 2015 đến tháng 6 năm 2016.
- Giới hạn về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trong
phạm vi Làng trẻ em SOS Hà Nội.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu:

7


Trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác - Lênin và tưởng
Hồ Chí Minh khi nghiên cứu đề tài “ Tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng
trẻ em mồ côi từ thực tiễn Làng trẻ em SOS Hà Nội”. Luận văn nghiên cứu, xem
xét nội dung này trong mối liên hệ biện chứng tác động qua lại và vận động không
ngừng của tự nhiên lịch sử xã hội. Ngày nay khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới,
kinh tế xã hội tăng trưởng, lợi nhuận gia tăng, phúc lợi xã hội được nâng lên, các
chính sách xã hội đối với toàn xã hội được cải thiện nhưng hệ lụy của tăng trưởng
và phát triển nóng không chọn lọc làm gia tăng nhiều vấn đề xã hội; các loại tệ nạn
xã hội, tai nại, ùn tắc giao thông, phân hóa giàu nghèo, trẻ em không được quan tâm

đúng mức, nhóm người yếu thế trong xã hội gia tăng, trong đó nhóm trẻ em mồ côi
là đối tượng cần có những chính sách kịp thời phù hợp để chăm sóc, giáo dục các
em phát triển, trưởng thành là những công dân có ích cho xã hội đảm bảo các quyền
đối với trẻ em. Trên cơ sở của các chính sách công tác xã hội với trẻ em cần đặt nó
trong mối quan hệ với các chính sách trợ giúp khác và tình hình đặc điểm thực
trạng trẻ em mồ côi của Làng trẻ em SOS Hà Nội. Đồng thời, Luận văn thực hiện
trên các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà
nước và cụ thể là các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các chính sách pháp luật của nhà
nước về công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em trong đó có trẻ em mồ côi.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích thông tin, số liệu từ các báo cáo, văn bản pháp luật, ấn phẩm,
tài liệu liên quan đến lĩnh vực tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
em mồ côi.
5.2.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi:
Sử dụng các bảng câu hỏi để thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ quản
lý, nhân viên công tác xã hội với trẻ em mồ côi tại Làng trẻ SOS Hà Nội liên
quan đến tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi cũng như
8


các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em
mồ côi.
5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Thực hiện phỏng vấn sâu với: cán bộ lãnh đạo, nhân viên Công tác xã
hội tại Làng trẻ SOS Hà Nội, nhằm tìm hiểu nội dung tổ chức và hoạt động
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại Làng trẻ SOS Hà Nội. Bổ sung và làm
phong phú thêm cho kết quả định lượng về chức và hoạt động chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ em mồ côi tại Làng trẻ SOS Hà Nội.
5.2.3. Phương pháp quan sát

Sử dụng phương pháp quan sát nhằm: sử dụng phương pháp quan sát
nhằm đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em
mồ côi tại Làng trẻ SOS Hà Nội.
5.2.4. Phương pháp phỏng vấn nhóm
Thực hiện phỏng vấn nhóm với các đối tượng là các trẻ em tại Làng
Trẻ em SOS Hà Nội trong độ tuổi từ 06 tới 16 tuổi để tìm hiểu hoạt động
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại Làng Trẻ em SOS Hà Nội được thực
hiện như thế nào, ảnh hưởng của hoạt động đó đối với các trẻ em mồ côi tại
Làng Trẻ em SOS Hà Nội, các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ em mồ côi.
5.2.5. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng tần suất (%), điểm
trung bình, thứ bậc để đánh giá. Mục đích của phương pháp này là sử dụng
toán thống kê nhằm lượng hóa được kết quả nghiên cứu băng bảng hỏi với
các tiêu chí được xây dựng đảm bảo tính khoa học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài
Luận văn góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận về tổ chức,
hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi. Trên cơ sở đó phân tích, làm

9


rõ hơn những nội dung cơ bản về tổ chức, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
em mồ côi.
Luận văn cũng đã hệ thống được khung pháp lý liên quan đến tổ chức,
hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu đưa ra được thực trạng tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ em mồ côi từ thực tiễn Làng trẻ em SOS Hà Nội; cung cấp một số
mô hình, cách thức hoạt động giúp cho nhân viên công tác xã hội xã hội hoạt

động hiệu quả hơn trong quá trình tác nghiệp với trẻ em mồ côi trong Làng trẻ
em SOS Hà Nội.
Luận văn cũng đã đề xuất được 5 giải pháp để hoàn thiện tổ chức, hoạt
động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại Làng Trẻ em SOS Hà Nội
Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giúp các nhà chuyên
môn xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, chương trình hoạt động có
hiệu quả trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi. Mặt khác, tác giả
cũng hy vọng đề tài sẽ trở thành một tài liệu tham khảo giúp ích được trong
việc học tập, nghiên cứu của sinh viên ngành công tác xã hội.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về tổ chức và hoạt động
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi
Chương 2. Thực trạng tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ
côi tại Làng trẻ em SOS Hà Nội
Chương 3. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
em mồ côi tại Làng trẻ em SOS Hà Nội

10


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG TRẺ MỒ CÔI
1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.1.1. Khái niệm tổ chức
Có nhiều định nghĩa khác nhau về tổ chức, từ góc độ triết học người ta
quan niệm “ Tổ chức, nói rộng, là cơ cấu tồn tại của sự vật. Sự vật không thể
tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định các yếu tố thuộc nội

dung, là thuộc tính của bản thân các sự vật”. Định nghĩa này bao quát cả
phần tự nhiên và xã hội loài người.
Định nghĩa khác “Tổ chức có nghĩa là quá trình sắp xếp và bố trí các
công việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực của đơn vị sao cho
chúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào mục tiêu chung của
đơn vị”. Công tác tổ chức gồm có hai nội dung cơ bản:
+ Tổ chức cơ cấu: Tổ chức cơ cấu quản lý (chủ thế quản lý) và tổ chức
cơ cấu hoạt động.
+ Tổ chức quá trình: Tổ chức quá trình quản trị và tổ chức quá trình
hoạt động.
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng khái niệm tổ chức này là khái
niệm công cụ của đề tài.
1.1.2. Khái niệm hoạt động
Hiện nay hoạt động cũng là khái niệm được nhìn nhận ở nhiều góc độ
khoa học khác nhau, trong đề tài này chúng tôi sử dụng khái niêm hoạt động
dưới góc độ Tâm lý học đó là “Hoạt động là phương thức tồn tại của con
người trong thế giới. Hoạt động là sự tác động qua lại có định hướng giữa con
người với thế giới xung quanh, hướng tới biến đổi nó nhằm thỏa mãn nhu cầu

11


của mình. Trong quá trình đó, con người luôn tích cực sáng tạo tác động vào
thế giới khách quan, tạo sản phẩm về phía thê giới và tạo ra tâm lý của chính
mình.”.
1.1.3. Khái niệm trẻ mồ côi
Hiện nay ở nước ta tỉ lệ trẻ mồ côi ngày càng gia tăng. Khi nói đến khái
niệm trẻ mồ côi đã có nhiều ngành, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đưa ra
những cách hiểu khác nhau về trẻ mồ côi.
Theo Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, việc xếp trẻ em mồ côi,

không nơi nương tựa, bị bỏ vào một nhóm vì đặc điểm của nhóm trẻ này
không có bố mẹ hoặc vì một lý do nào đó không được sống cùng bố mẹ: “Trẻ
em tạm thời hoặc hoàn toàn không được sống trong môi trường gia đình hoặc
lý do ảnh hưởng đến lợi ích của một cá nhân không được quyền tiếp tục sống
trong môi trường gia đình sẽ có quyền nhận được sự trợ giúp và bảo vệ đặc
biệt của nhà nước” [19, tr. 3].
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004 quy định
trẻ em mồ côi được hiểu là những trẻ em có hoàn cảnh như sau:
- Mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và
không còn người thân thích ruột thịt (ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ nuôi hợp
pháp; anh, chị) để nương tựa [23, tr.134].
- Mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theo
quy định của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi
dưỡng (như tàn tật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại cải
tạo), không có nguồn nuôi dưỡng và không có người thân thích để nương tựa.
Theo Luật Nuôi con nuôi ban hành năm 2010 thì: Trẻ em mồ côi là trẻ
em mà cả cha mẹ đẻ đã chết hoặc một trong hai người đã chết và người kia
không xác định được.

12


Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xác định, trẻ em mồ côi
là những em dưới 16 tuổi và có hoàn cảnh: cả cha lẫn mẹ đã chết, hoặc cha
hoặc mẹ đã chết; cả cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đã mất tích theo quy định
của Pháp luật Dân sự (gồm có cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi hợp pháp).
1.1.4. Khái niệm tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ
côi
Hiện nay chưa có ai đưa ra khái niệm về tổ chức và hoạt động chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trong khuôn khổ luận văn của mình chúng tôi

mạnh dạn đưa ra khái niệm này như sau:
Tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi là quá trình
tổ chức cơ cấu quản lý và các hoạt động để kiện toàn bộ máy tổ chức, hoạt
động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi cả về mặt thể chất, lẫn tinh thần
giúp cho trẻ em mồ côi phát huy được tiềm năng của bản thân và kết nối với
các nguồn lực xã hội cần thiết để giải quyết được những vấn đề gặp phải,
vươn lên hòa nhập cộng đồng.
1.2. Lý luận về tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em
mồ côi
1.2.1. Các nguyên tắc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi
Trong phần này, do đối tượng hướng đến là trẻ em mồ côi là ở tại các
Làng trẻ SOS nên chúng tôi tập trung vào việc xác định các nguyên tắc chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại Làng bao gồm 4 nguyên tắc, là một hệ thống
hoàn chỉnh để thực hiện ý tưởng về Làng trẻ SOS, được đưa ra là dựa vào các
mối quan hệ tự nhiên, tất yếu mà mỗi con người sống trong xã hội cần có và
được quyền có. Đó là ổn định quan hệ mẹ con, anh chị em, quan hệ gia đình
với cuộc sống yên ổn và hạnh phúc, quan hệ cộng đồng. Bà mẹ chính là hạt
nhân của việc thực hiện 4 nguyên tắc đó. [37, tr. 6]

13


1.2.1.1. Nguyên tắc bà mẹ SOS
Trong xã hội có những trẻ mồ côi, những trẻ sống bơ vơ, bị bỏ rơi,
không người chăm sóc. Bên cạnh đó cũng có những phụ nữ góa bụa hoặc vì
một lý do nào đó mà không lập gia đình. Các bà mong muốn được nuôi những
đứa trẻ, qua đó được hưởng hạnh phúc của không khí gia đình, hạnh phúc của
người làm mẹ. Hoạt động của Làng trẻ em SOS giúp bù đắp cuộc sống của
những đứa trẻ và các bà mẹ làm quên đi những thiếu thốn của cả hai bên.
Việc làm đó hoàn toàn hợp với đạo lý và hợp tình người, phù hợp với phong

tục tập quán và truyền thống dân tộc.
- Tình mẫu tử thiêng liêng:
Chức năng sinh đẻ và nuôi dạy con cái là thiên chức của bà mẹ, để đảm
bảo chức năng đó các bà mẹ có được những bản năng bẩm sinh rất đặc biệt
trong quan hệ với đứa con là:
+ Tình thương bao la, trìu mến, lòng độ lượng, khoan dung vô bờ bến
đối với đứa con.
+ Sự hi sinh quên mình vì con.
+ Ý chí và sức mạnh bảo vệ con đến cùng.
+ Ý nguyện truyền thụ cho con mọi điều tốt đẹp nhất, sự hiểu biết, đức
độ, phong cách, lịch lãm trong giao tiếp xã hội.
+ Lòng tin yêu và ước muốn đứa con đạt tới cái thiện, cái mĩ và thành
đạt trong đường đời.
Những điều bà mẹ dành cho đứa con khơi dậy một cách tự nhiên trong
lòng đứa trẻ một tình cảm sâu xa và mạnh mẽ đối với bà mẹ, thể hiện ở một
số điểm tiêu biểu sau:
+ Tình cảm yêu thương sâu xa đối với bà mẹ.
+ Lòng biết ơn vô hạn đối với bà mẹ.

14


+ Sự tin cậy tuyệt đối ở bà mẹ, thấy ở bà mẹ nương tựa về tình cảm,
nơi có thể gửi gắm về tâm hồn.
+ Sự tự nguyện tuân theo lời dạy bảo, dìu dắt của bà mẹ với ý nguyện
đạt tới mọi điều tốt lành để đền đáp tấm lòng của mẹ với mình.
+ Lòng tôn kính đối với bà mẹ của mình, coi mẹ như thần tượng, tấm
gương sáng và niềm tự hào của mình.
Những nét tiêu biểu này nảy sinh từ hai phía nêu trên cộng với sự tận
tâm chăm sóc con trong cuộc sống thường ngày, tuy rất bình thường nhưng

quyết định sự sống còn và sự phát triển của những đứa trẻ.
Vai trò của tình mẫu tử trong giáo dục: Khoa học giáo dục từ lâu đã kết
luận, những động lực tạo nên nhân cách của đứa trẻ, ảnh hưởng tới cuộc sống
sau này của nó tùy thuộc ít từ nền giáo dục và rất nhiều vào tình mẫu tử vì
chính tình cảm này mới làm cho các động lực trên phát triển mạnh mẽ.
Đứa trẻ gia đình SOS khao khát trông đợi ở bà mẹ của chúng một tình
mẫu tử thực sự.
Hoàn cảnh của trẻ trước khi vào Làng: Trẻ trước khi vào Làng thường
sống trong cảnh ngộ éo le, mồ côi, bị bỏ rơi, không nơi nương tựa, thiếu
người chăm sóc…Chính do hoàn cảnh sống như vậy đã hình thành nên ở tâm
hồn các em những trạng thái bất bình thường về tình cảm, tâm lý, nếp sống.
Nhiều em khi về Làng thường mang theo những ấn tượng sâu đậm về cuộc
sống trước đây như bị hắt hủi, phải đi ăn xin, ngủ ngoài đường…hay những bi
kịch gia đình như bạo lực giữa cha mẹ với con cái, bố vào tù, mẹ bị nhiễm
HIV…
Với tâm lý không ổn định của nhiều trẻ khác nhau đặt ra yêu cầu cho
các bà mẹ SOS trong mỗi gia đình cần khéo léo dẫn dắt cuộc sống gia đình đi
vào nề nếp, dần xây dựng được tình mẫu tử, tình cảm anh chị em. Trên cơ sở
đó dần cân bằng được tâm hồn đã bị tổn thương của các em, khơi dậy những ý

15


nghĩ tốt đẹp tích cực về cuộc sống, xóa đi những mặc cảm trong kí ức về quá
khứ. Để làm được những việc nêu trên các bà mẹ SOS cần phải có tình cảm,
tình yêu thương thực sự xuất phát từ trái tim của người làm mẹ đối với mỗi
đứa con. Và như một lẽ tất nhiên trong tình yêu thương đó vẫn phải có sự kiên
quyết, phương pháp khoa học và kinh nghiệm giáo dục, nhưng không có
phương pháp giáo dục nào được coi là tốt nếu không có tình yêu thương.
Tình mẹ con được xuất phát từ hai phía. Trong gia đình SOS đàn con

có đặc điểm riêng khác với gia đình tự nhiên vì vậy mà người mẹ cần chủ
động xây dựng tình mẹ con với từng trẻ một, tránh để tình trạng thiên vị mà
dẫn tới những suy nghĩ tiêu cực từ trẻ. Luôn biết cách chia sẻ tháo gỡ những
khó khăn, chăm sóc khi ốm đau, chỉ bảo tận tình khi dạy dỗ khi trẻ sai sót…
Cùng với đó là thái độ luôn lạc quan, yêu đời, quan tâm tới hàng xóm láng
giềng…cũng là một điểm rất quan trọng để định hướng cho tâm hồn trẻ.
1.2.1.2. Nguyên tắc Anh chị em trong gia đình SOS
Nguyên tắc thứ hai của Làng trẻ SOS là việc nuôi dạy trẻ theo cơ cấu
anh chị em như một gia đình tự nhiên, chứ không chỉ theo cách tổ chức theo
lứa tuổi và cùng giới sống riêng với nhau. Theo nguyên tắc này mỗi gia đình
SOS có từ 8- 11 con, do một bà mẹ quản lý, bao gồm cả trai lẫn gái ở các độ
tuổi khác nhau dược chọn và sắp xếp như cơ cấu tự nhiên của một gia đình
bình thường theo độ tuổi lớn nhỏ mà hình thành trật tự anh chị em.
Tình anh em là một yếu tố giáo dục quan trọng bên cạnh tình mẫu tử.
Nhận thức, tình cảm, nhân cách của đứa trẻ được hình thành một phần được
bắt nguồn từ ảnh hưởng tương hỗ giữa các anh chị em trong gia đình. Các em
nhỏ được anh chị lớn dạy dỗ, chỉ bảo và bảo vệ các em nhỏ, qua đó các anh
chị lớn thấy được trách nhiệm của mình và càng có ý thức muốn làm tốt hơn
những công việc như vậy và cao hơn. Dần dần qua những công việc như vậy
mà tình cảm anh chị em càng gắn bó mật thiết hơn. Coi trọng và quan tâm

16


nuôi dưỡng tới tình cảm anh chị em, nên đối với những nhóm anh chị em ruột
không còn cha mẹ khi nhận về Làng trẻ SOS được đưa nguyên cả nhóm vào
một gia đình trừ khi có trường hợp quá lớn được giải quyết theo hướng khác.
Điều lưu ý khi dạy trẻ ở gia đình SOS: trong gia đình được sắp xếp có
nam và nữ ở các độ tuổi, khi các em trai đến độ tuổi dậy thì sẽ được chuyển
sang khu lưu xá thanh niên và tiếp tục học ở chương trình phổ thông, đại học

hoặc cao đẳng và học nghề. Các em gái thì vẫn tiếp tục ở với mẹ và kể cả sau
khi đã sang lưu xá như các em trai và ra tự lập cuộc sống ở cả hai giới các em
vẫn được coi là thành viên của gia đình SOS.
Sự cần thiết giới hạn tuổi cho trẻ khi vào Làng là rất cần thiết khi mà
việc thời gian giáo dục trẻ càng dài thì càng đảm bảo cho sự thành công. Do
đó cần giới hạn độ tuổi cao nhất khi vào Làng, độ tuổi nhỏ nhất thì không giới
hạn.
1.2.1.3. Nguyên tắc mái ấm gia đình
Bà mẹ và các trẻ được sử dụng và quản lý ngôi nhà riêng biệt, được xây
dựng và trang bị hoàn chỉnh để đáp ứng các yêu cầu sinh hoạt của gia đình.
Đây là cơ sở vật chất thiết yếu nhất để tạo lập một cuộc sống gia đình theo ý
niệm của Làng trẻ SOS. Về ý nghĩa giáo dục đây là nơi thực hiện các chức
năng bảo vệ, nuôi nấng và giáo dục con cái dưới sự chăm sóc của bà mẹ SOS.
Trong ngôi nhà mỗi trẻ có chỗ ăn, chỗ ngủ, chỗ học tập vui chơi riêng… Điều
đó dạy trẻ có ý thức trật tự ngăn nắp, ý thưc tập thể, trách nhiệm với gia đình.
Đối với những trẻ trước đây sống bơ vơ, lang thang, cơ nhỡ thì mái ấm gia
đình có ý nghĩa nâng đỡ tốt nhất tới tinh thần các em.
Tổ ấm gia đình là một cộng đồng xã hội thu nhỏ. Tại đây các thành
viên trong gia đình sống quây quần với nhau có tổ chức.
Căn phòng chung là nơi diễn ra các sinh hoạt của số đông thành viên
trong gia đình như: bữa cơm ăn hàng ngày, lúc vui chơi, quây quần mẹ con,

17


anh chị em, nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng trong gia đình như tiếp khách,
sinh nhật, liên hoan…Vì vậy mà mỗi thành viên cần phải có trách nhiệm tu
bổ, trang hoàng, vệ sinh cho căn phòng chung ấy.
Bếp ăn là nơi thu hút sự chú ý của mọi thành viên trong gia đình chính
vì đó là nguồn nuôi dưỡng cho tất cả mọi người, từ bếp ăn mọi người thấy gắn

bó với nhau về mặt vật chất. Cũng tại bếp ăn các con thấy được sự vất vả,
công sức, sự khéo léo, thu vén của bà mẹ trong việc tổ chức đảm bảo cuộc
sống của gia đình. Bếp ăn cũng là nơi người mẹ truyền dạy cho các con lớn
kinh nghiệm nấu nướng và là nơi các em lớn giúp mẹ các công việc như vậy.
1.2.1.4. Nguyên tắc Cộng đồng Làng
Có khoảng 10- 20 ngôi nhà SOS trong một Làng trẻ SOS. Làng là cầu
nối để mở rộng sự tiếp xúc của trẻ từ khuôn khổ từng gia đình ra ngoài xã hội.
Làng là tập thể lớn hơn gia đình, có quyền hạn và tư cách lớn hơn gia đình
trong quan hệ với các tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước, từ đó có thể tạo điều
kiện cho các gia đình thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giáo dục và nuôi dạy con trẻ
theo ý niệm của Làng trẻ em SOS. Là một tập thể, Làng có trách nhiệm tổ
chức giúp đỡ các trẻ em ngoài phạm vi gia đình. Làng hướng dẫn kiểm tra các
gia đình thực hiện những nguyên tắc giáo dục và nguyên tắc tổ chức của tổ
chức SOS, song không lẫn vào trách nhiệm và không làm hạn chế quyền hạn
của các gia đình. Bà mẹ có quyền tự chủ trong công việc quản lý và sử dụng
ngân sách gia đình, chỉ phải tuân theo một số quy định tổng quát có tính chất
định hướng. Trẻ cũng được hướng dẫn chia sẻ những lo âu trong cuộc sống
hàng ngày của các gia đình và trong tổ chức các sinh hoạt cộng đồng của
Làng.

18


1.2.2. Nội dung tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em
mồ côi
1.2.2.1. Tổ chức cơ cấu quản lý và các hoạt động để kiện toàn bộ máy
tổ chức, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi
* Tổ chức cơ cấu quản lý chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi
- Tổ chức nuôi dưỡng và giáo dục theo những nguyên tắc quy định.
- Thiết lập quản lý hồ sơ cá nhân của từng trẻ mồ côi.

- Tuân thủ sự hướng dẫn và chỉ đạo của ban chỉ đạo cấp trên.
- Tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân
viên công tác xã hội.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của đơn vị
theo đúng theo pháp luật quy định.
- Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác.
- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thông tin, báo cáo.
* Các hoạt động để kiện toàn bộ máy tổ chức, hoạt động chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ em mồ côi
- Hoạt động lấy ý kiến từ các thành viên trong ban lãnh đạo để có thể
thống nhất mọi hoạt động chỉ đạo, tổ chức.
- Hoạt động đánh giá mức độ hài lòng của đội ngũ nhần viên công tác
xã hội đối với trẻ em mồ côi.
1.2.2.2. Tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng về thể chất cho trẻ
em mồ côi
Tổ chức và hoạt động và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng về thể chất
cho trẻ em mồ côi bao gồm các nội dung cụ thể sau:
- Bố trí nơi ở đảm bảo an toàn cho trẻ mồ côi
- Tổ chức bữa ăn để đảm bảo điều kiện dinh dưỡng cho trẻ mồ côi
- Quần áo, tư trang đáp ứng nhu cầu cho trẻ em mồ côi

19


- Chăm sóc y tế cho trẻ mồ côi
1.2.2.3. Tổ chức và hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng về tinh thần cho
trẻ em mồ côi
Tổ chức và hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng về tinh thần cho trẻ em mồ
côi bao gồm các nội dung cụ thể sau:
- Tổ chức các hoạt động học tập cho trẻ em mồ côi

- Công tác giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ em mồ côi
- Công tác hướng nghiệp cho trẻ em mồ côi
- Tổ chức hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em mồ côi
- Hoạt động tư vấn, tham vấn cho trẻ em mồ côi
1.2.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ em mồ côi
1.2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý về tổ chức và hoạt động chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi
Để đáp ứng nhu cầu được trợ giúp của con người có vấn đề gặp phải
trong cuộc sống, một trong những ngành nghề chuyên nghiệp đã ra đời, đó là
công tác xã hội - một khoa học, một nghề nghiệp chuyên môn có tính ứng
dụng cao nhằm hướng đến hỗ trợ giải quyết rất nhiều vấn đề xã hội nảy sinh
và trợ giúp cho các đối tượng yếu thế trong xã hội trong đó có đối tượng trẻ
em mồ côi. Nếu cán bộ quản lý về tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng
trẻ em mồ côi nhận thức đúng đắn về nghề công tác xã hội, về ý nghĩa và tầm
quan trọng của nghề công tác xã hội trong việc giải quyết các vấn đề xã hội
trong đó có vấn đề trẻ em mồ côi thì họ sẽ dễ thành công hơn trong hoạt động
quản lý và ngược lại. Vì vậy, một trong những yêu cầu đặt ra đối với cán bộ
quản lý về tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi là bản
thân họ phải được trang bị những kiến thức cơ bản về nghề công tác xã hội.
Những năm gần đây, Cục bảo trợ xã hội – Bộ Lao động – Thương binh và Xã

20


×