Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Phân tích thực trạng thị trường bán lẻ ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.61 KB, 27 trang )

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khi đổi mới nền kinh tế, nhất là bắt đầu từ những năm 90, Việt Nam
chuyển mạnh sang nền kinh tế thi trường và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế
thế giới và khu vực thì bộ mặt của nền kinh tế có nhiều chuyển biến. Thị
trường bán lẻ là một trong những thị trường có nhiều thay đổi sâu sắc nhất
trong toàn bộ nền kinh tế. Khi nền kinh tế còn trong giai đoạn tập trung quan
liêu bao cấp thì phương thức phân phối của thị trường bán lẻ chủ yếu là tem
phiếu. Số lượng, chủng loại, giá cả hàng hóa đều do sự chỉ đạo mang tính chủ
quan của Nhà nước. Sau những năm 90 thì hình thức phân phối này hoàn toàn
bị thay thế. Thay vào đó là hình thức phân phối mang tính thị trường. Giá cả,
số lượng, chủng loại hàng hóa sản xuất hay nhập khẩu đều xuất phát từ nhu
cầu của thi trường. Đồng thời là sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống chợ và
các doanh nghiệp bán lẻ thuộc thành phần kinh tế ngoài Nhà nước. Các doanh
nghiệp bán lẻ Nhà nước mất dần vai trò chủ đạo của mình trên thị trường bán
lẻ. Lúc này, thị trường bán lẻ thực sự thể hiện được vai trò của mình là đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và góp phần thúc đẩy sản xuất, tái sản
xuất.
Những năm gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam luôn được xếp vào top
những thị trường tiềm năng thế giới, thị trường bán lẻ nội địa vốn đã sáng giá
lại càng trở nên hấp dẫn hơn. Các thương hiệu bán lẻ quốc tế xuất hiện ngày
càng nhiều, đồng thời các kế hoạch mở rộng địa bàn hoạt động của các doanh
nghiệp trong và ngoài nước liên tiếp được công bố. Điều này càng tạo sự phân
hóa giữa các hình thức phân phối hàng hóa truyền thống và hiện đại.
Trong tình hình kinh doanh hiện nay, kênh phân phối ngày càng có vai trò
quan trọng trong việc đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu
dùng. Ngày nay, kênh phân phối hiện đại ngày càng phát triển mạnh mẽ. Năm
2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế
giới WTO. Đặc biệt là sự kiện thị trường bán lẻ Việt Nam mở cửa hoàn toàn
cho các doanh nghiệp bán lẻ 100% có vốn đầu tư nước ngoài, theo cam kết


với WTO, kể từ ngày 01. 01. 2009. Nghiên cứu sự phát triển của thị trường
bán lẻ hiện đại Việt Nam để đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp là
việc rất cần thiết. Chính vì lẽ đó mà tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích
thực trạng thị trường bán lẻ của Việt Nam”.

1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng của thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam
trong ba năm (2012 – 2014) và qua đó đưa ra những nhận định, giải pháp để
nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Mục tiêu 1: Tìm hiểu về tình hình hoạt động và thực trạng của thị
trường bán lẻ Việt Nam.
 Mục tiêu 2: Phân tích, đánh giá thực trạng của thị trường bán lẻ Việt
Nam.
 Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp để khắc phục điểm yếu năng cao
hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi thời gian
 Thời gian nghiên cứu số liệu: 2012 – 2014
 Thời gian thực hiện đề tài: tháng 9-11/2015
1.3.2 Phạm vi không gian: Ở Việt Nam
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Hình thức bán lẻ hiện đại

2



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ HÌNH THỨC BÁN LẺ
2.1 QUAN NIỆM CHUNG VỀ BÁN LẺ
Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng
hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất
tiêu dùng nội bộ. Bán hàng theo phương thức này có đặc điểm là hàng hoá đã
ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị và giá trị sử
dụng của hàng hoá đã được thực hiện. Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc bán
với số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định. Người bán lẻ là các cá nhân hay tổ
chức làm công việc bán lẻ thông qua các hình thức đa dạng như bán hàng trực
tiếp, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua internet…
2.1.1 Các hình thức bán lẻ chính
 Cửa hàng bán lẻ
Cửa hàng chuyên doanh: là cửa hàng kinh doanh chuyên sâu, chỉ cung
cấp một hay một nhóm hàng hóa nhất định hay chỉ phục vụ chỉ một nhóm
người tiêu dùng nhất định. Ví dụ: cửa hàng quần áo, cửa hàng dụng cụ thể
thao…
Cửa hàng bách hóa tổng hợp: bán một số loại sản phẩm thường là quần
áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ trang sức, đồ gia dụng và đồ trang trí nội thất.
Trong đó mỗi loại được bán ở những gian riêng biệt do chuyên viên thu mua
hay bán hàng quản lý.
Siêu thị: đây là một loại cửa hàng tự phục vụ được chia ra nhiều khu vực,
bộ phận cung cấp nhiều loại mặt hàng khác nhau như: thức ăn, quần áo, mỹ
phẩm, đồ dùng gia đình… có quy mô lớn và có nhiều sự lựa chọn hơn là cửa
hàng bách hóa truyền thống.
Cửa hàng bán lẻ độc lập: loại hình bán lẻ này tồn tại rất phổ biến. Các
cửa hàng này thường được sở hữu cá nhân hay hộ gia đình. Nó tồn tại dưới
hinh thức của các cửa hàng, cửa tiệm nhỏ tại các mặt phố, khu dân cư. Các
loại hàng hóa tại các cửa hàng này thường là các hàng tiêu dùng, dân dụng
phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày

Cửa hàng bán lẻ dạng hợp tác xã: hợp tác xã bán lẻ được hình thành bởi
một nhóm người bán lẻ liên kết với nhau để cùng buôn bán, phân phối hàng
hóa.
Cửa hàng đại lý: các cửa hàng hàng này được người quản lý hoặc người
phân phối trung gian cho việc tiêu thụ hàng hóa trên cơ sở hợp đồng đại lý.
3


Hoạt động của các cửa hàng này thường độc lập và hưởng một khoảng hoa
hồng nhất định.
Cửa hàng nhượng quyền thương mại: đây là một hình thức mới mẻ, nó
bắt đầu xuất hiện tại Mỹ từ đầu thế kỷ 20 và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Cửa hàng này thường được kí hợp đồng để được nhượng quyền kinh doanh
một loại hàng hóa dịch vụ nhất định từ nhà sản xuất. Các cửa hàng này nhận
được sự tư vấn, cung cấp bí quyết về marketing, tổ chức quản lý, đào tạo
nguồn nhân lực… từ đơn vị trao quyền kinh doanh.
Cửa hàng giảm giá, hạ giá: cửa hàng này bán hàng hóa với giá thấp hơn
với giá bán lẻ của sản phẩm theo yêu cầu của nhà sản xuất hoặc tính chất của
sản phẩm.
Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm: cửa hàng thuộc sở hữu của nhà sản
xuất, đây là kênh phân phối trực tiếp của nhà sản xuất tới người tiêu dùng.
 Bán lẻ không qua cửa hàng
Theo đó, tổ chức và cá nhân bán lẻ không cần thiết phải có một địa điểm
bán hàng cố định. Loại hình bán lẻ này ngày càng phát triển nhanh chóng và
chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong doanh số bán lẻ. Những hình thức chủ yếu
của bán lẻ không qua cửa hàng bao gồm:
Marketing nhiều cấp: được gọi là bán hàng trực tiếp hay hình thức bán
hàng hình tháp. Theo đó một doanh nghiệp tuyển mộ những người kinh doanh
độc lập làm người phân phối cho sản phẩm của mình. Tiền thù lao của người
phân phối gồm tỷ lệ phần trăm doanh thu của toàn bộ nhóm bán hàng cũng

như số tiền bán được trong mọi trường hợp bán trực tiếp cho khách bán lẻ.
Đây là hình thức bán hàng rất tốn kém và phải chi vào những việc thuê, huấn
luyện, quản lý và động viên lực lượng bán hàng.
Marketing trực tiếp: marketing đơn hàng qua bưu điện, đến tại nhà hay
công sở, marketing qua điện thoại, marketing giải đáp trực tiếp trên sóng
truyền hình và mua hàng qua hệ thống internet.
Bán lẻ dịch vụ: hàng hóa lúc này là dịch vụ chứ không phải là hàng hóa
đơn thuần. Các loại hình bán lẻ dịch vụ như: cho thuê phòng ở, cho thuê
phương tiện…
Cùng với sự phát triển của cuộc sống thì các loại hình bán lẻ không qua
cửa hàng ngày càng phổ biến. Do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, công
nghệ viễn thong đặc biệt là mạng internet thì các hoạt động thương mại điện tử
hiện nay như giới thiệu, bán hàng và thanh toán qua mạng đang rất phát triển.

4


Đồng thời thu nhập của người tiêu dùng tăng lên dẫn tới nhu cầu đi lại, nghỉ
ngơi, ăn uống… tăng lên kéo theo các loại hình dịch vụ tăng lên không ngừng.
2.1.2 Vai trò của hoạt động bán lẻ
Khi hoạt động bán lẻ tốt, lành mạnh thì nhờ đó sản xuất tăng, phục vụ
được nhu cầu của người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hoạt động bán lẻ có vai trò điều tiết hàng hóa từ nhà sản xuất tới người tiêu
dùng, từ thành phố, nông thôn, vùng sâu vùng xa bất kể nơi đâu có nhu cầu.
Hoạt động bán lẻ phát triển đảm bảo cung cấp hàng hóa công bằng cho mọi
người dân trên khắp cả nước.
Cơ cấu thương mại có những biến đổi sâu sắc khi mà hoạt động bán lẻ
phát triển. Khi đó thị trường ngày càng lành mạnh, cạnh tranh hiệu quả hơn.
Sự phát triển của hoạt động bán lẻ cũng tăng cường khả năng điều tiết ít chịu
ảnh hưởng Nhà nước của thị trường hơn. Khi hoạt động bán lẻ phát triển tức là

hàng hóa phong phú với nhiều nhà phân phối cộng với các quy định cạnh
tranh lành mạnh thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ nhận được những hàng hóa
tốt nhất với giá cả hợp lý nhất.
Trong nền sản xuất hàng hóa kinh tế thị trường có xuất hiện mâu thuẫn
cơ bản giữa một nên sản xuất hàng hóa lớn và nhu cầu đa dạng của người tiêu
dùng. Sở dĩ có mâu thuẫn đó là do vô số người tiêu dùng khác nhau lại có
những nhu cầu, sở thích khác nhau. Khi xã hội càng phát triển thì sự đa dạng
của những nhu cầu này ngày càng tăng. Trong khi đó các doanh nghiệp phải
tăng quy mô sản xuất để tối đa hóa các lợi nhuận. Và hoạt động bán lẻ có vai
trò giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản đó.
2.1.3 Chức năng của hoat động bán lẻ
Hoạt động bán lẻ có rất nhiều chức năng, nhưng các chức năng chính của
bán lẻ là mua, bán, vận chuyển, lưu kho, phân loại, tài chính, chịu rủi ro và
thông tin thị trường.
Chức năng cơ bản nhất của hoạt động bán lẻ là mua và bán: chức năng
mua tức là tìm kiếm, so sánh, đánh giá giá trị các loại hàng hóa và dịch vụ.
Chức năng bán tức là tiêu thụ, phân phối các loại sản phẩm này. Lợi nhuận của
các nhà bán lẻ chính là sự chênh lệch giữa giá hàng hóa bán ra và mua vào.
Do đó để tối đa hóa lợi nhuận, các nhà bán lẻ cố gắng mua hàng hóa với giá rẻ
và bán ra số lượng lớn với giá cao.
Chức năng cung cấp tài chính: chức năng này thể hiện ở việc các nhà bán
lẻ cung cấp tài chính tín dụng cần thiết cho một hoạt động sản xuất hàng hóa
nào đó. Có thể nhà bán lẻ cung cấp tài chính trước một phần cho nhà sản xuất.
5


Việc thực hiện chức năng này tùy thuộc vào khả năng tài chính của nhà bán lẻ
và mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất.
Chức năng thông tin: chức năng này được thể hiện ở hai chiều, thong qua
các hoạt động quảng bá, marketing của các nhà bán lẻ thì các thông tin về sản

phẩm được giới thiệu tới người tiêu dùng. Họ là những người hiểu rõ nhu cầu,
thị hiếu, thu nhập của người tiêu dùng nhất. Qua đó, nhà bán lẻ sẽ cung cấp
thông tin phản hồi tới nhà sản xuất để nhà sản xuất có thể điều chỉnh sản xuất
để đưa ra những sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất vơi nhu cầu của người tiêu
dùng.
Chức năng vận tải: dựa vào việc mua bán hàng hóa của nhà sản xuất để
bán cho người tiêu dùng thì nhà bán lẻ có thể tự mình thực hiện chức năng vận
tải hàng hóa trong hệ thống phân phối của mình.
Chức năng phân loại và tiêu chuẩn các hàng hóa: người tiêu dùng có nhu
cầu và thu nhập rất đa dạng. Người tiêu dùng ở nông thôn có mức thu nhập
khác với người tiêu dùng của thành thị. Người trẻ có nhu cầu về mẫu mã, chất
lượng hàng hóa khác với người già. Hoạt động bán lẻ đã thực hiện chức năng
sắp xếp, phân loại số lượng hàng hóa gần nhất với nu cầu của người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn hóa là công việc tìm kiếm những sản phẩm đồng nhất giữa các nhà
sản xuất có thể thay thế cho nhau.
Chức năng lưu kho, bảo quản sản phẩm: mọi hàng hóa đều có thời hạn
và điều kiện bảo quản nhất định. Chức năng này của hoạt động bán lẻ là đảm
bảo hàng hóa, đảm bảo chất lượng nguyên gốc nhất có thể khi đến tay người
tiêu dùng. Thước đo của chức năng này là khả năng đảm bảo sự ăn khớp về
thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng.
Chức năng chia sẻ rủi ro: mức độ chia sẻ rủi ro tùy thuộc vào mối quan
hệ giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất. Nếu nhà sản xuất tự phân phối hàng hóa
của mình thì sự chia sẻ rủi ro bằng không. Nếu nhà bán lẻ mua đứt hàng hóa
của nhà sản xuất thì sau đó họ sẽ tự chịu trách nhiệm về bảo hành, vận chuyển
hàng hóa cho khách hàng. Khi đó rủi ro đối với nhà sản xuất đã được chuyển
tới nhà bán lẻ tại thời điểm bán xong sản phẩm đó. Trong trường hợp các nhà
sản xuất gửi bán sản phẩm, hay nhà bán lẻ là đại lý hoa hồng, tiêu thụ cho nhà
sản xuất thì rủi ro được chia sẻ giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ đến khi bán,
bảo hành xong sản phẩm.
Môt số chức năng khác: các nhà bán lẻ như các siêu thị hiện đại còn thực

hiện chức năng chế biến nhất là đối với hàng thực phẩm. Ngoài ra, các nhà bán
lẻ còn thực hiện các công việc khác như đóng gói, gắn nhãn mác…

6


Tóm lại, hoạt động bán lẻ có chức năng, vai trò vô cùng quan trọng. Nó
được coi là một mắc xích không thể thiếu của quá trình tái sản xuất mở rộng,
đảm bảo cho quá trình này thông suốt, từ đó đem lại hiệu quả kinh tế xã hội.
2.2 THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ
2.2.1 Khái niệm về thị trường bán lẻ
Thị trường bán lẻ là thị trường ở đó diễn ra hoạt động bán lẻ. Những nhà
bán lẻ và người tiêu dùng là hai tác nhân chính của thị trường. Những nhà bán
lẻ (cá nhân, tổ chức) và người tiêu dùng tiến hành hoạt động mua bán hàng
hóa trong một khuôn khổ pháp lý nhất định.
2.2.2 Kênh phân phối của thị trường bán lẻ
2.2.2.1 Khái niệm kênh phân phối
Kênh phân phối là nhóm các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình đưa
sản phẩm từ nhà sản xuất đến ngươi tiêu dùng.
Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy sản phẩm từ nhà sản xuất đến
người mua cuối cùng. Tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia vào kênh phân
phối được gọi là thành viên của kênh. Những thành viên nằm giữa nhà sản
xuất và người tiêu dùng cuối cùng được gọi là các trung gian phân phối. Có
thể có các loại trung gian phân phối sau đây:
Nhà bán buôn: là các trung gian phân phối mua sản phẩm của nhà sản
xuất và bán cho các trung gian khác hoặc cho các khách hàng công nghiệp.
Nhà bán lẻ: là các trung gian phân phối mua sản phẩm của nhà sản xuất
hoặc nhà bán buôn và bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng.
Đại lý và môi giới: là các trung gian phân phối có quyền thay mặt nhà
sản xuất để bán sản phẩm. Các đại lý và môi giới không có quyền sở hữu sản

phẩm.
Nhà phân phối: là các trung gian phân phối trên thị trường công nghiệp,
hoặc các nhà bán buôn.
2.2.2.2 Cấu trúc kênh phân phối của thị trường bán lẻ
Dù hàng hóa được phân phối như thế nào thì kênh phân phối của thị
trường bán lẻ về cơ bản gồm 3 thành viên: người sản xuất, người trung gian và
người tiêu dùng cuối cùng.
Người sản xuất: là người trực tiếp sản xuất ra hàng hóa đó.
Người trung gian: là những người tham gia vào việc phân phối hàng hóa
tới người tiêu dùng. Người trung gian có thể gồm: đại lý môi giới, người bán
7


buôn, người bán lẻ (cửa hàng tiện dụng, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng
hạ giá, cửa hàng chuyên doanh…).
Người tiêu dùng: là người cuối cùng nhận được hàng hóa và nhận hàng
hóa với mục đích để tiêu dùng
2.2.2.3 Các dạng kênh phân phối
Nhà sản xuất trực tiếp đưa hàng hóa của mình đến tận tay người tiêu
dùng mà không qua một khâu trung gian nào khác. Lực lượng bán hàng của
doanh nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp bán hàng đến tận tay người tiêu dùng.
Đây là dạng kênh phân phối trực tiếp.
Ưu điểm: hàng hóa tiêu thụ nhanh chóng. Vì àng hóa đến thẳng tay
người tiêu dùng nên giá thành sẽ thấp hơn. Đồng thời, do không phải qua
khâu trung gian nên nhà sản xuất có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ưu
điểm lớn nhất đó là nhà sản xuất dê dàng nắm bắt, nhận biết nhu cầu của
khách hàng.
Nhược điểm: để thực hiện đưa hàng hóa theo con đường này và đảm bảo
được nguyên tắc lợi nhuận thì người tiêu dùng ở đây thì phải là người có nhu
cầu tiêu thụ lớn và ổn định. Trên thực tế, rất khó để doanh nghiệp nào có thể

tìm kiếm được những người tiêu dùng đáp ứng được nhu cầu đó. Dễ gây xung
đột giữa nhà bán sản phẩm cho doanh nghiệp và doanh nghiệp.
Trường hợp hàng hóa phân phối theo con đường ngắn chỉ có một trung
gian, trong đó doanh nghiệp bán hàng của mình cho ngươi tiêu dùng thông qua
các người mua trung gian (nhà bán buôn, nhà bán lẻ). Tùy theo từng trường
hợp, khách hàng trực tiếp của doanh ngiệp là nhà bán buôn hoặc nhà bán lẻ.
Doanh nghiệp không trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng. Đây là dạng
kênh phân phối gián tiếp.
Ưu điểm: trong trường hợp này thì nhà sản xuất có thể tận dụng được vị
trí hàng, hệ thống phân phối của nhà bán lẻ. Qua đó, nhà sản xuất có thể tăng
được uy tín của hàng hóa. Ngoài ra, nhà sản xuất cũng dễ dàng điều chỉnh hoạt
động bán hàng của mình.
Nhược điểm: rõ ràng trong trường hợp này lợi nhuận đã bị phân chia một
phần cho nhà bán lẻ. Người sản xuất cũng khó điều phối hàng hóa của mình
do các địa điểm bán hàng thuộc sở hữu của nhiều nhà bán lẻ khác nhau.
Trường hợp hàng hóa phân phối qua nhà bán buôn đến nhà bán lẻ rồi đến
người tiêu dùng.

8


Ưu điểm: để mở rộng được thị trường của mình thì nhà sản xuất cần phải
có vốn lớn, quan hệ rộng rãi, có bí quyết trong sản xuất, phân phối, bảo quản
hàng hóa. Không phải nhà sản xuất nào cũng có thể đáp ứng được nhu cầu đó.
Khi đó, để mở rộng thị trường thì những nhà sản xuất này sẽ nhờ đến vai trò
của nhà bán buôn.
Nhược điểm: chi phí sản xuất hàng hóa chắc chắn sẽ tăng lên, từ đó nhà
sản xuất bị chia sẻ lợi nhuận nhiều hơn. Nhà sản xuất cũng không thể tự mình
điều chỉnh được thị trường phân phối mình do còn phải phụ thuộc vào nhà bán
buôn.

Ngoài ra, hàng hóa có có thể đến tay người tiêu dùng qua những con
đường dài hơn. Hàng hóa đi từ nhà môi giới đến những nhà bán buôn rồi đến
những nhà bán lẻ cuối cùng mới đến tay người tiêu dùng.
Ưu điểm: nhà sản xuất có thể chuyên tâm vào sản xuất, khâu phân phối
được giao cho các nhà môi giới.
Nhược điểm: chi phí tăng lên rất nhiều.
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bán lẻ
 Các chính sách của nhà nước
Đây là yếu tố có tác động quyết định tới sự hình thành và phương thức
hoạt động của thị trường bán lẻ. Các chính sách của Nhà nước thông qua các
văn bản pháp luật sẽ quyết định phương thức hoạt động của thị trường bán lẻ.
Hiện nay, chính sách của Nhà nước Việt Nam là thị trường bán lẻ phát triển
theo kiểu kinh tế thị trường có quản lý. Chính sách của Nhà nước cũng thể
hiện định hướng, chiến lược phát triển thị trường bán lẻ theo từng nhóm hàng,
nhóm đối tượng… tham gia vào thị trường. Ví dụ như ở Việt Nam các chính
sách liên quan tới thị trường bán lẻ đều có những quy định hạn chế tiêu dùng
những mặt hàng cáo cấp hay hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp và cơ sở
bán lẻ trong nước.
Các chính sách của Nhà nước còn có vai trò trong việc tạo ra môi trường
cạnh tranh giữa các nhóm đối tượng tham gia vào thị trường bán lẻ. Các thị
trường bán lẻ càng phát triển thì các chính sách của Nhà nước càng có xu
hướng thông thoáng và tạo ra môi trương kinh doanh công bằng hơn. Ngoài ra,
các chính sách của Nhà nước cũng thể hiện mức độ can thiệp vào các hoạt
động kimh doanh thương mại.

9


 Các yếu tố kinh tế
Đối với thị trường bán lẻ thì các yếu tố kinh tế được gọi là tổng cung và

cầu về hàng hóa dịch vụ bán lẻ. Một số yếu tố kinh tế có liên quan tới thị
trường bán lẻ:
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: thể hiện mức độ gia tăng lượng hàng
hóa dịch vụ trên thị trường bán lẻ.
Lạm phát: tác động đến giá cả hàng hóa.
Tình hình thu hút vốn FDI: thể hiện lượng vốn, sức cạnh tranh trên thị
trường bán lẻ.
 Người tiêu dùng (dân cư)
Đây là yếu tố tác động tới sự sống còn của thị trường bán lẻ. Thị trường
bán lẻ được coi là thị trường trung gian giữa các nhà sản xuất cung ứng với
người tiêu dùng. Do vậy, sức mua, thị hiếu mua sắm của người tiêu dùng là
yếu tố định hướng sự phát triển của thị trường. Rõ ràng, nơi có mật độ dân cư
đông thì thì thị trường bán lẻ phát triển thuận lợi hơn nơi có mật độ dân cư
thưa. Nơi người dân giàu có, mức chi tiêu lớn thì thị trường bán lẻ sẽ phát
triển hơn nơi dân cư nghèo đói, mức chi tiêu nhỏ bé.
 Cơ sở hạ tầng
Các yếu tố cơ sở hạ tầng có liên quan sản xuất kinh doanh trong hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân tham gia thị trường
bán lẻ. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng góp phần to lớn vào sự phát triển của
thị trường bán lẻ. Cơ sở hạ tầng của nên kinh tế liên quan tới sự phát triển của
thị trường bán lẻ bao gồm một số yếu tố sau: Trình độ hiện đại của hệ thống
giao thông, bến bãi, thông tin liên lạc…
Chi phí vận chuyển, bảo quản hàng hóa.
Chi phí xây mới, thuê, mua mặt bằng kinh doanh.
 Yếu tố khoa học – kỹ thuật
Các yếu tố khoa học – kỹ thuật quyết định và chi phối việc ứng dụng
khoa học – kỹ thuật trên thị trường. Quyết định sự ra đời của sản phẩm mới,
hình thành phương thức kinh doanh mới, ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng của
người dân. Một số yếu tố khoa học – kỹ thuật tác động đến thị trường bán lẻ:
Trình độ trang thiết bị, cơ sở vật chất của nền kinh tế.

Mức độ đầu tư khoa học công nghệ và tốc độ triển khai của ứng dụng
mới trên nền kinh tế.
10


Chiến lược phát triển khoa học – kỹ thuật của quốc gia.
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp từ trang web của Tổng cục thống kê Việt Nam
để phục vụ cho việc phân tích.
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích số liệu liên quan đến
hoạt động bán lẻ để đánh giá thực trạng của thị trường bán lẻ Việt Nam.
Sử dung ma trận SWOT để phân tích hoạt động cúa các doanh nghiệp
bán lẻ ở Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam.

11


CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM
3.1 TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM
Việt Nam gia nhập WTO vào gày 07/11/2006 và được công nhận là
thành viên chính thức của tổ chức này vào ngày 11/01/2007. Việc gia nhập
WTO đã mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với thị
trường rộng lớn, gồm 155 nước thành viên, chiếm 97% GDP toàn cầu.
Từ năm 2005 tới nay, thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển nhanh chóng
với tốc độ tăng 20% mỗi năm. Trong giai đoạn này có sự tham gia của các tập
đoàn bán lẻ lớn trên thế giới. Chính những doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài

này đã đem tới động lực mới, phương thức thức kinh doanh mới… cho thị
trường bán lẻ Việt Nam cùng với cu kì suy thoái kinh tế thế giới đã tạo ra một
bức tranh muôn màu về th trường bán lẻ trong nước.
3.1.1 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Theo số liệu của tổng cục thống kê, thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch
vụ của cả nước từ năm 2012-2014 đều đạt trên 2 triệu tỷ đồng.

Nguồn: Tổng cục thống kê 2009 - 2014

Hình 3.1 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Lấy năm 2009 là năm thị trường Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho các
doanh nghiệp bán lẻ 100% có vốn đầu tư nước ngoài đặt làm mốc so sánh. Tốc
độ tăng trưởng hàng năm từ năm 2012-1014 đều đặt trên 60%. Mức tăng trung
12


bình của thời kì này là 87%. Đặc biệt năm 2014 tốc độ tăng đạt kỷ lục 109%
với tổng giá trị đạt được là 2,951,498. 3 tỷ đồng gấp 2 lần so với tổng mức bán
lẻ năm 2009. Tuy nhiên tổng mức bán lẻ này không có sự đóng góp đồng đều
từ các vùng miền trên cả nước. Do điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nên
hoạt động bán lẻ ở vùng miền trên cả nước cũng có sự khác biệt.
Bảng 3.1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ phân theo các vùng trên cả
nước năm 2009 và từ năm 2012 – 2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Khu vực

2012

2013


2014

Đông Nam Bộ

863,089. 5

892,483. 1

1,008,907. 1

Đồng bằng sông Hồng

513,143. 1

585,147. 3

651,414. 3

Đồng bằng sông Cửu Long

419,492. 6

479,071. 9

544,392. 0

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

356,184. 2


409,152. 1

468,675. 2

Trung du và miền núi phía Bắc

114,033. 6

129,288. 1

143,134. 1

Tây Nguyên

103,187. 6

120,061. 1

134,975. 6

2,369,130. 6

2,651,230. 6

2,951,498. 3

Cả nước

Nguồn: Tổng cục thống kê 2012 - 2014


Tốc độ tăng trưởng trung bình từ năm 2012 – 2014 của khu vực Tây
Nguyên là 23. 58% cao nhất trong các vùng kinh tế và thấp nhất là khu vực
Đông Nam Bộ 10. 15%. Nhưng tổng trị giá bán lẻ của Đông Nam Bộ luôn
chiếm gần bằng 1/3 tổng mức bán lẻ cả nước Do đây là khu vực có nhiều khu
đô thị lớn với các thành phố mà mức tiêu dùng cao. Trong đó, thành phố Hồ
Chí Minh là trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất nhì cả nước. Tổng mức bán
lẻ khu vực Đông Nam Bộ gần bằng tổng mức bán lẻ tại Đồng bằng sông Hồng
và Đồng bằng sông Cửu Long cộng lại. Như vậy, tổng mức bán lẻ ở ba khu
vực này đã chiếm tới 2/3 tổng mức bán lẻ trên cả nước. Số lượng siêu thị ở cả
a vùng này chiếm gần 1/2 tổng số siêu thị trên cả nước. Giải thích cho vấn đề
này có hai lý do chính. Thứ nhất, đây là những vùng có nhiều thuận lời về giao
thông đường bộ lẫn đường thủy, thuận lợi cho việc vận chuyển và lưu thong
hàng hóa. Thứ hai, tại đây có những trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước,
mật độ dân số dày đặc, thu nhập của người dân cũng cao hơn các vùng khác
nên sức tiêu thụ sẽ lớn hơn. Ngược lại, tại những vùng giao thông khó khăn,
đời sống của người dân còn nhiều thiếu thốn như Tây Nguyên hay miền núi
phía Bắc thì tổng mức bán lẻ đạt được rất thấp.
13


3.1.2 Mạng lưới phân phối
Mạng lưới bán lẻ ở Việt Nam chủ yếu được phân phối theo các kênh
truyền thống như chợ (cả nước có 8,568 chợ trong năm 2014), các cửa hàng
bán lẻ truyền thống và cửa hàng tạp hóa chiếm trên 80%. Hàng hóa lưu thông
qua kênh bán hàng hiện đại là trung tâm thương mại, siêu thị chiếm khoảng
13% với 762 siêu thị và 139 trung tâm thương mại tập trung chủ yếu ở Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh. Hàng hóa ở các vùng sâu, vùng xa thuộc các tỉnh
phía nam, miền trung và miền bắc thì vai trò vai trò phân phối chủ yếu là các
tiểu thương. Nếu đem so sánh với các nước trên thế giới thì càng thấy rõ rằng
hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam vẫn còn lạc hậu. Tại các nước phát

triển thị phần của siêu thị trong lĩnh vực bán lẻ chiếm tới 80- 90%.
3.1.3 Giá cả hàng hóa
Các mặt hàng trên thị trường bán lẻ chủ yếu là các mặt hàng thuộc nhóm
hàng tiêu dùng. Do điều kiện kinh tế, sản xuất phát triển cộng với chính sách
mở cửa nền kinh tế khá thông thoáng cua Nhà nước nên trong những năm gần
đây hàng hóa trên thi trường rất phong phú và đa dạng. Người tiêu dùng đã
ngày càng được tiếp cận, tiêu dùng những sản phẩm hiện đại, mẫu mã hợp thời
trang và chất lượng đảm bảo. Đồng thời khối lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu cung ứng trên thị trường cũng luôn luôn dồi dào đủ đảm bảo cung ứng
nhu cầu của người tiêu dùng.
Ngoài số lượng và chất lượng hàng hóa thì giá cả cũng là một yếu tố
được người tiêu dùng rất chú trọng. Giá cả hàng hóa trên thị trường bán lẻ
Việt Nam trong những năm gần đây biến động mạnh. Chỉ số giá tiêu dùng
được thể hiện qua bảng sau:

\

14


Bảng 3.2: Chỉ số giá tiêu dùng 2012 - 2014
Đơn vị tính: %
Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

106,81


106,04

101,84

Lương thực

94,34

101,98

101,30

Thực phẩm

100,95

106,02

102,84

May mặc, giày dép, mũ nón

109,08

106,20

103,77

Dược phẩm, y tế


145,23

118,97

102,25

Giao thông

106,76

102,60

94,43

Giáo dục

116,97

111,71

108,25

Văn hóa, thể thao, giải trí

104,97

103,02

101,86


Hàng hóa và dịch vụ khác

109,80

105,02

103,27

Chỉ số giá tiêu dùng

Nguồn: Tổng cục thống kê 2012 - 2014

3.1.4 Hệ thống siêu thị, các trung tâm thương mại ở Việt Nam
Trong những năm qua, hệ thống siêu thị đã phát triển với tốc độ khá
nhanh ở nước ta. Nếu như trước đây, sự xuất hiện của các siêu thị chỉ là vài cái
ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thị hiện nay đã trở
nên phổ biến và đầu tư chuyên sâu hơn.

15


Bảng 3.3: Số lượng siêu thị và trung tâm thương mại có đến 31/12 trong năm
2009 và năm 2014
Đơn vị tính: Cái
Năm 2009

Năm 2014

Siêu thị


Trung tâm
thương mại

Siêu thị

Trung tâm
thương mại

Hà Nội

78

13

103

19

Đà Nẵng

24

2

39

5

Thành phố Hồ Chí Minh


87

21

173

33

Các địa phương khác

262

49

447

82

Cả nước

451

85

762

139

Nguồn: Tổng cục thống kê 2009 - 2014


Từ năm 2009 là năm thị trường Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho các
doanh nghiệp bán lẻ 100% có vốn đầu tư nước ngoài, cả nước chỉ 451 siêu thị,
85 trung tâm thương mại. Nhưng đến năm 2014, đã là 762 siêu thị và 139
trung tâm thương mại tăng 1,6 lần so với năm 2009, có thể thấy tốc độ tăng
trưởng là khá nhanh.
Về tính chất của hoạt động kinh doanh, có thể chia các siêu thị ở Việt
Nam hiện nay thành hai loại chủ yếu là: siêu thị kinh doanh tổng hợp (Sài Gòn
Co.opmart, Big C, Metro…) và các siêu thị chuyên doanh ( các siêu thị điện
máy, siêu thị dệt may…).
Về nguồn vốn và chủ thể đầu tư các siêu thị ở Việt Nam thời gian qua
cũng rất đa dạng, từ các doanh nghiệp nội địa có thương hiệu lâu năm như
tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro, công ty TNHH MTV Sài Gòn Co.op,
công ty TNHH Phú Thái… cho đến các tập đoàn bán lẻ lớn của các nước trên
thế giới như: Aeon (Nhật Bản), Metro (Đức), Big C (Mỹ), Lotte (Hàn Quốc)…
3.2. PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC
NGOÀI
3.2.1 Điểm mạnh (Strengths)
 Vốn
Đây chính là điểm mạnh nổi bật nhất của các doanh nghiệp bán lẻ nước
ngoài. Nhờ đó, các doanh nghiệp nước ngoài xây dựng các trung tâm thương
mại, các đại siêu thị với diện tích lớn. Với lợi thế mặt bằng rộng, các trung tâm
thương mại, đại siêu thị không chỉ tạo ra các bãi đậu xe lớn mà còn có thể xây
16


dựng các khu ăn uống, vui chơi. Các khách hàng đến đây có thể thực hiện
“mua ở đây, ăn ở đây, chơi ở đây”. Với nguồn vốn dồi dào, các doanh nghiệp
có thể đa dạng hóa các sản phẩm, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, tại
hai siêu thị Bic C (Mỹ) và hệ thống Metro Việt Nam (Thái Lan) có tới hơn
50.000 chủng loại hàng hóa các loại từ quần áo, mỹ phẩm, điện từ đến các loại

thực phẩm hàng ngày như rau, củ, quả, thịt, cá. Ngược lại, tại các doanh
nghiệp bán lẻ Việt Nam các mặt hàng còn ít và đơn điệu.
 Quản lý và tổ chức kinh doanh:
Kinh nghiệm quản lý và tổ chức kinh doanh được thể hiện khá rõ ở kết
quả triển khai các hoạt động kinh doanh hết sức nhanh chóng và chuyên
nghiệp của các tập đoàn phân phối nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian
qua. Chỉ không lâu sau khi có mặt tại Việt Nam, tập đoàn Metro đã thiết lập
được mối liên kết chặt chẽ với khoảng hơn 1.000 nhà cung cấp hàng hóa và
khoảng 15.000 hộ dân, 15 lò mổ gia súc ở Việt Nam. Công tác quản lý chất
lượng và bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đã được Metro phối hợp với Sở
Y tế và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện ngay từ đầu thông
qua quy trình công nghệ sạch với các nhà cung ứng sản phẩm theo tiêu chuẩn
Metro dựa trên các quy định hiện hành của Việt Nam.
 Thương hiệu:
Thêm một điểm mạnh cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đó là
thương hiệu. Đây là yếu tố sống còn dẫn đến sự thành công của các doanh
nghiệp. Là những tập đoàn toàn cầu với kinh nghiệm lâu năm, Metro và Big C
không chỉ trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam mà còn với người dân ở
nhiều nước trên thế giới. Metro và Big C đã hấp dẫn một lượng lớn khách
hàng nhờ vào thương hiệu của mình.
3.2.2 Điểm yếu (Weaknesses)
Điểm yếu của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài khi hoạt động tại Việt Nam
là mất nhiều thời gian để nghiên cứu thị trường. Các doanh nghiệp phải tìm
hiểu về dân số, thu nhập, các chính sách, luật pháp Việt Nam. Đặc biệt các
doanh nghiệp sẽ phải nghiên cứu rất kĩ tâm lí tiêu dùng của người Việt Nam.
Nếu không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về tâm lý người tiêu dùng thì các doanh
nghiệp nước ngoài có thể thất bại ngay từ những ngày đầu tiên.
3.2.3 Cơ hội (Opportunities)
Việt Nam là một thị trường lớn với hơn 90 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ
với 73.8% dân số trong độ tuổi lao động, có 37.43% dân số có độ tuổi lao

động dưới 35 tuổi và thu nhập của người dân ngày càng cao.
17


3.2.4 Thách thức (Threats)
 Cơ sở hạ tầng:
Vấn đề lớn nhất mà các tập đoàn nước ngoài gặp phải là cơ sở hạ tầng.
Theo đáng giá của các chuyên gia nước ngoài, cơ sở hạ tầng ở Việt Nam còn
quá yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế.
 Giao thông:
Người Việt Nam di chuyển chủ yếu bằng xe mô tô rất linh hoạt trong
việc đi lại. Nên khách hàng có tâm lý thích mua hàng hóa tại các cửa hàng tạp
hóa ven đường, vì không phải lo gửi xe, đỗ xe như trong các trung tâm mua
sắm, siêu thị để chỉ cần dựa xe ngoài vỉa hè là có thể mua được hàng hóa mình
cần một cách nhanh chóng.
 Thói quen mua sắm tại các chợ truyền thống:
Phần lớn người dân Việt Nam vẫn còn thói quen mua sắm tại các chợ.
Hiện nay, có trên 8.500 chợ đang hoạt động hiệu quả tại Việt Nam. Tại các
chợ người tiêu dùng có thể mua trực tiếp các loại thực phẩm tươi sống như rất
nhiều loại hải sản, gia cầm… Bên cạnh đó, nhiều người vẫn thích được mặc cả
tại các chợ. Họ xem mặc cả là một phần không thể thiếu và đã là thói quen của
rất nhiều người tiêu dùng. Vì thế, chợ vẫn là sự lựa chọn của nhiều người dân
Việt Nam.
 Chính sách đất đai:
Các doanh nghiệp nước ngoài thường chậm một bước so với các doanh
nghiệp trong nước trong khi các doanh nghiệp nội địa đã có giải pháp khôn
ngoan đó là nhanh chóng chiếm lấy những vị trí mặt bằng chiến lược trước.
Trường hợp siêu thị Co.opmart Cần Thơ trực thuộc công ty TNHH MTV Sài
Gòn Co.op nằm trong trung tâm thương mại Sense City Cần Thơ tọa lạc ngay
trung tâm thành phố Cần Thơ là giao lộ giữa đại lộ Hòa Bình và 3 con đường

là Ngô Quyền, Phan Đình Phùng và Ngô Văn Sở, tối ưu hóa cao nhất lợi thế
về giao thông so với 3 siêu thị còn lại là Metro, Big C và Lotte tại Cần Thơ.
3.3 PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG
NƯỚC
3.3.1 Điểm mạnh (Strengths)
 Khả năng phát triển:
Số lượng các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng,
đi kèm là quá trình không ngừng chú trọng xây dựng chiến lược, năng động,
sáng tạo, đa dạng hóa các hoạt động. Thị trường Việt Nam đang trong quá
18


trình gia tăng nhanh về số lượng và chủng loại các loại hình bán lẻ như: siêu
thị, trung tâm thương mại, bán hàng qua internet hay truyền hình… Trong
những năm qua, sự phát triển của những doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam khá
nhanh vơi những tên tuổi như: Sài Gòn Co.op, Vissan, Maxi Mart… và hiện
tại các doanh nghiệp này vẫn đang chiếm ưu thế thị phần với những cuộc tiến
công khá liên tục đến các tỉnh, thành khác, ngoài Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh.
 Tính thích nghi:
Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có khả năng cập nhật thông tin
nhanh, am hiểu thị hiếu người tiêu dùng, nhà bán lẻ cũng là người tiêu dùng,
có cơ hội gần gũi để hiểu rõ về nhu cầu cũng như đặc điểm văn hóa, truyền
thống và tâm lý của từng phân khúc khách hàng
 Sự hỗ trợ từ Nhà nước:
Các doanh nghiệp được sự sự hỗ trợ từ Nhà nước và Hiệp hội các nhà
bán lẻ Việt Nam AVR. Nhà nước đưa ra nhiều chính sách khuyến khích sự
phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa.
 Nguồn nhân lực:
Các doanh nghiệp đã tận dụng rất tốt nguồn nhân lực dồi dào và giá rẻ,

một số thương hiệu bán lẻ đã được khẳng định với người tiêu dùng, có thể
mạnh về nên tảng cơ sở mặt bằng ban đầu.
3.3.2 Điểm yếu (Weaknesses)
 Vốn:
Trái ngược với các doanh nghiệp nước ngoài, năng lực tài chính của các
doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn yếu. Quy mô lượng vốn thấp, khả năng tiếp
cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác
còn rất khó khăn. Phần lớn các nhà bán lẻ Việt Nam là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, số lượng cửa hàng không nhiều nên không cạnh tranh về giá cả với các
doanh nghiệp nước ngoài. Điều này khiến các doanh nghiệp hạn chế khả năng
mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư cho các dự án, chiến dịch quảng cáo,
nghiên cứu thị trường…
 Hậu cần:
Hệ thống hậu cần của các doanh nghiệp Việt còn rất yếu, chưa đáp ứng
được yêu cầu. Từ hệ thống xe vận tải, các kho chứa hàng, các phương thức
bảo quản đến hệ thống bảo vệ và quản lý hàng hóa đều lạc hậu, không đủ sức

19


cạnh tranh. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu hàng khi nhu cầu dâng cao
và không bảo quản tốt hàng hóa khi dư thừa.
 Tính chuyên nghiệp:
Phong cách làm việc thiếu chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn của đội
ngũ quản lý, kinh doanh còn hạn chế, thiếu kỹ năng quản trị doanh nghiệp,
thiếu kiến thức thực tiễn và kinh nghiệm. Đội ngũ nhân viên có trình độ cao
còn quá ít, chủ yếu là chưa được qua đào tạo bài bản, phục vụ chưa chuyên
nghiệp, khả năng chịu áp lực công việc kém.
 Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ:
Trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ của các doanh nghiệp Việt

Nam còn thấp. Nhiều doanh nghiệp sử dụng trang thiết bị, công nghệ cũ,
phương thức thanh toán lạc hậu, phần nhiều không sáng tạo, đổi mới gây khó
khăn cho người mua hàng. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào quá
trình kinh doanh còn thấp.
3.3.3 Cơ hội (Opportunities)
 Thị trường lớn:
Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay vẫn còn đang trong giai đoạn hình
thành
và phát triển, số lượng các siêu thị và các cửa hàng bán lẻ hiện đại còn
ít, chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Ngay cả ở hai thành phố này thì số lượng các cửa hàng bán lẻ hiện đại vẫn còn
thiếu nhiều. Theo tính toán của các chuyên gia, trung bình cứ 100,000 ngàn
dân thì có 1 đại siêu thị, 1 trung tâm thương mại; cứ 10,000 ngàn dân cần 1
siêu thị cỡ trung bình; còn 1,000 dân thì cần 1-3 cửa hàng tiện ích. Việt Nam
có tiềm năng phát triển rất lớn về sức mua với hơn 60% dân số đang ở độ tuổi
lao động và có khả năng chi trả cao.
 Khả năng học hỏi:
Việc tiến hành hội nhập thế giới, sự xuất hiện của hàng loạt các doanh
nghiệp bán lẻ nước ngoài ở thị trường Việt Nam đem tới cơ hội học hỏi những
kinh nghiêm quản lý và các ứng dụng công nghệ khoa học hiện đại. Khi tập
đoàn Metro Cash and Carry xuất hiện ở Việt Nam, họ đã đem tới phương thức
thanh toán hàng hóa bằng việc sử dụng các thiết bị, phần mềm máy tính cùng
công nghệ mã vạch giúp cho việc thanh toán nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm
rất nhiều chi phí và thời gian cho doanh nghiệp. Nắm bắt được sự thuận tiện

20


đó, rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cũng đã sử dụng công nghệ tính
tiền bằng mã vạch, tạo sự hài lòng cho khách hàng trong quá trình thanh toán.

3.3.4 Thách thức (Threats)
 Sự cạnh tranh:
Việc mở cửa thị trường, cùng với sự xuât hiện của nhiều tập đoàn bán lẻ
thế giới tại Việt Nam đã đem lại áp lực cạnh tranh rất lớn cho các doanh
nghiệp nội địa. Trước kia, các doanh nghiệp bán lẻ Việt ít quen với việc cạnh
tranh do thị trường quá rộng. Tuy nhiên, khi các siêu thị nước ngoài vào ngày
một nhiều như Big C, Metro, Parkson… với sức mạnh chiếm lĩnh thị trường
rất lớn, các nhà bán lẻ nội địa mới càng cảm thấy được sức nóng của sự cạnh
tranh. Việc làm thế nào để cạnh tranh với doanh nghiệp bán lẻ ngoại, làm sao
để có thể tồn tại và phát triển ngay trên sân nhà đã và đang trở thành thách
thức lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp
có quy mô vừa và nhỏ.
 Hoàn thiện về chất lượng và dịch vụ:
Thị trường bán lẻ mở cửa đem tới cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn
mua sắm, qua đó yêu cầu về chất lượng, giá cả sản phẩm cũng như dịch vụ của
người tiêu dùng ngày càng cao. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt chưa
quan tâm nhiều đến những điều trên. Do đó, hình thành những áp lực từ phía
người tiêu dùng lên các doanh nghiệp nội địa. Việc người tiêu dùn Việt Nam
có ủng hô các doanh nghiệp bán lẻ Việt được hay không phụ thuộc rất nhiều
vào việc các nhà bán lẻ nội địa có chịu tích cực thay đổi để cung cấp những
dịch vụ khách hàng tốt, cũng như những sản phẩm có chất lượng mà giá cả
phải chăng hay không.

21


CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN
CHO CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
4.1 SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Nguồn vốn hạn chế đã góp phần không nhỏ cản trở năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Trong điều kiện khó có thể tăng một
cách nhanh chóng về lượng vốn, thì vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn vốn là con đường phù hợp nhất để giải quyết những khó khăn về tài
chính của doanh nghiệp thông qua một số đề xuất sau:
 Xem xét lại cơ cấu và quy mô vốn trong điều kiện thị trường nhất định
của doanh nghiệp, lựa chọn cơ cấu vốn hợp lý, tăng nhanh vòng quay của vốn.
 Lựa chọn các nguồn vốn phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, có
thể huy động thông qua đội ngũ lao động trong doanh nghiệp để tạo nguồn
vốn kịp thời phí tổn thấp cho doanh nghiệp và tăng cường gắn bó quyền lợi
của người lao động với doanh nghiệp.
 Đối với tài sản cố định đòi hỏi không chỉ tính hao mòn hữu hình mà
còn cần tính hao mòn vô hình. Tiến hành kiểm kê và đánh giá toàn bộ vốn cố
định hiện có của doanh nghiệp, đối chiếu so sánh giữa số bảo toàn tại doanh
nghiệp, từ đó tìm ra nguyên nhân để giải quyết.
 Đối với vốn lưu động cần thường xuyên hoạch toán đúng giá trị vật tư,
hàng hóa theo giá cả thị trường. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần chọn
những nhà cung ứng có khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu về hàng hóa ngay
khi cần đến. Cần điều chỉnh tỷ trọng vốn lưu động nằm trong quá trình kinh
doanh của các khâu cho hợp lý.
 Cần tạo ra quan hệ tài chính lành mạnh mạnh giữa các doanh nghiệp
(người cần vay vốn) với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng (người cho vay
vốn), trong đó đặc biệt quan trọng là sự phối hợp bằng nhiều hình thức và
giám sát hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp.
4.2 CẢI THIỆN KHÂU HẬU CẦN
Chọn địa bàn kinh doanh, xây dựng hệ thống kho hàng, cửa hàng, cửa
hiệu hợp lý nhằm đảm bảo chi phí vận chuyển, dự trữ vŕ bảo quản hàng hóa
thấp, đồng thời thuận tiện cho việc mua bán, đi lại thuận tiện của khách hàng.
Rút ngắn quãng đường vận tải bình quân và lựa chọn đúng phương tiện vận tải
hàng hóa; kết hợp chặt chẽ mua và bán, chủ động tiến hành các hoạt dộng dịch

vụ; phân bố hợp lý mạng lưới kinh doanh tạo cho hàng hóa con đường vận
22


chuyển hợp lý và ngắn nhất; chuẩn bị tốt chào hàng, đóng gói hàng hóa và bao
bì phù hợp; tổ chức tốt công tác bốc dở hàng hóa ở hai đầu tuyến vận chuyển
và hợp tác chặt chẽ với cơ quan vận chuyển, sư dụng phương thức vận chuyển
tiên tiến.
Tổ chức bộ máy kinh doanh và mạng lưới kinh doanh có quy mô phù
hợp với khối lượng hàng hóa luân chuyển, tăng cường quản lý và sử dụng tốt
tài sản dùng trong kinh doanh, thực hiện đúng kỹ thuật tài chính tín dụng; áp
dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong bảo quản hàng hóa, tăng cường bồi
dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ của những người làm công tác
kho.
Để giảm hao hụt hàng hóa, có thể áp dụng những biện pháp sau: kiểm tra
chặt chẽ số lượng, chất lượng hàng hóa nhập kho; có sự phân loại hàng hó và
biện pháp bảo quản thích hợp ngay từ đầu; cải tiến kỹ thuật bảo quản hàng hóa
ở kho, trạm, cửa hàng; củng cố và hoàn thiện kho hàng; xây dựng các định
mức hao hụt và quản lý chặt chẽ các khâu, các yếu tố có liên quan đến hao hụt
tự nhiên.
4.3 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
Con người là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của doanh
nghiệp trên thương trường, nhưng muốn phát huy được nguồn nhân lực này
cần làm tốt công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng một cách hợp lý,
khoa học.Để có được đội ngũ cán bộ và nhân viên kinh doanh thương mại đủ
khả năng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong môi trường cạnh
tranh ngày càng gay gắt của thị trường, cần tập trung thực hiện các biện pháp
sau:
 Tiến hành sắp xếp, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên
kinh doanh hiện có ở các doanh nghiệp bán lẻ. Cần phát hiện người có năng

lực, bố trí họ vào những công việc phù hợp với trình độ và năng lực sở trường.
 Đa dạng hóa các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứng của người lao
động khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ doanh nghiệp.
 Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ bán hàng bởi nhân viên bán hàng là
người đại diện cho doanh nghiệp để giáo tiếp với khách hàng. Trình độ và thái
độ của đội ngũ bán hàng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu
dùng. Để có nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, các doanh nghiệp phải tiếp
tục đầu tư cho việc đào tạo không những đáp ứng yêu cầu chung về nghiệp vụ
bán hàng mà còn phải đáp ứng yêu cầu cụ thể của ngành nghề kinh doanh.

23


 Phát triển các hình thức đào tạo ngắn hạn, từ xa về kinh doanh bán lẻ,
quản trị doanh nghiệp bán lẻ, về marketing, tiếp thị… cho nhẵng người tham
gia kinh doanh bán lẻ.
 Các doanh nghiệp bán lẻ vừa phải tuyển dụng, bồi dưỡng, đầu tư chi
phí dào tạo để có những cán bộ hiểu biết sâu sắc và có khả năng qản lý hoạt
động phân phối bán lẻ hiện đại; vừa phải huần luyện đội ngũ nhân viên lành
nghê trong từng khâu: lưu thông, bán hàng, chăm sóc khách hàng…
4.4 ỨNG DỤNG KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ MỚI
Sử dụng công nghệ mới nói chung và công nghệ thông tin nói riêng, các
doanh nghiệp bán lẻ có thể tổng hợp các số liệu, dữ kiện để đưa ra những dự
báo tốt hơn về thị trường, kiểm soát hàng tồn kho, kiểm soát chi phí, đặt hàng
tự động từ các nhà sản xuất..
Do lợi ích của thương mại điện tử ngày càng rõ rệt (tăng năng suất do
đạt hiệu quả cao hơn trong việc quản lý mua sắm và dự trữ, do cải thiện được
hệ thống kênh phân phối; tiết kiệm chi phí; giảm bớt rào cản; quảng cáo trực
tuyến với các khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới…), nên các doanh
nghiệp rất chú trọng triển khai để áp dụng và phát triển. Để tiết kiệm thời gian,

giảm chi phí và nâng cao hiệu quả chi phí hoạt động, các doanh nghiệp trên
toàn cầu đã triển khai áp dụng thương mại điện tử ngày càng rộng rãi. Doanh
nghiệp phân phối và bán lẻ của Việt Nam tuy quy mô còn nhỏ bé và hoạt động
trên một thị trường hạn chế nhưng cũng phải chủ động áp dụng và phát triển
thương mại điện tử nếu không sẽ bị cô lập với thế giới bên ngoài. Việc triển
khai áp dụng thương mại điện tử có thể tiến hành theo từng bước, từ thấp tới
cao. Giai doạn đầu tư có thể triển khai chủ yếu ở khâu xúc tiến hoạt động kinh
doanh, dưới hình thức mở trang web quảng cáo trên mạng, timg kiếm thông
tin về thị trường và bán hàng trên mạng, tiến hành giao dịch trước khi ký kết
hợp đồng và sử dụng cho các mục đích quản trị bên trong doanh nghiệp. Khi
điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở pháp lý cho phép thì có thể tiến tới ký kết hợp
đồng và thực hiện thanh toán trên mạng.
Để phát triển thương mại điện tử, các doanh nghiệp phân phối bán lẻ cần
chủ động xây dựng và triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc
tế ISo 9000, HACCP và ISO 14.000… vì kinh doanh trên mạng đòi hỏi rất cao
về tiêu chuẩn hóa sản phẩm và chất lượng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp bán lẻ cần phát triển hệ thống thanh toán
bằng máy quét, theo dõi cửa hàng qua camera, trao đổi dữ liệu điện tử, cải
thiện hệ thống xử lý hàng hóa… Việc thanh toán tiến tới hạn chế dùng tiền

24


mặt mà dùng các phương tiện thanh toán hiện đại để giảm thời gian thanh
toán, quản lý tốt hơn doanh thu…
4.5 TIẾP TỤC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
Từ năm 2009 các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài sẽ được phép
hoạt động tại Việt Nam.Tức là việc mở cửa là không thể tránh khỏi.Thực tế thì
việc các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam mang lại rất nhiều
lợi ích. Tuy nhiên, theo dự báo của nhiều chuyên gia, nếu chúng ta cho phép

các doanh nghiệp lớn nước ngoài mở chuỗi siêu thị thì gàn hết các doanh
nghiệp bán lẻ Việt Nam mất đi thị phần. Vậy việc mở cửa là bắt buộc nên
muốn các doanh nghiệp Việt Nam đứng vững thì chúng ta cần có những giải
pháp mở cửa khôn khéo:
Thay vì cho doanh nghiệp nước ngoài mở chuỗi siêu thị một cách nhanh
chóng thì ta nên cho phép các doanh nghiệp này mở rộng các địa điểm kinh
doanh của mình một cách từ từ theo quy hoạch của chính phủ. Đầu tiên, điều
này khiến cho các doanh nghiệp lớn không thể lũng đoạn thị trường thông qua
quy mô chuỗi siêu thị của mình. Thứ hai là để cho các doanh nghiệp nhỏ bé
của Việt Nam có them thời gian chuẩn bị tăng tính cạnh tranh thông qua địa
điểm chiến lược sẵn có của mình.
Hay bên cạnh việc cho phép mở cửa thị trường, chúng ta có thể quy định
về quy mô, địa điểm… của các địa điểm kinh doanh mới. Quy định này có thể
hạn chế phần nào sức cạn tranh quá mạnh của các doanh nghiệp lớn nước
ngoài. Đồng thời có thể cân bằng thị trường thông qua việc xuất hiện các siêu
thị ở vùng sâu, vùng xa.

25


×