Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Chuyên đề Quản trị nguồn vốn của ngân hàng thương mại Á Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 55 trang )

CHUYÊN ĐỀ

QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

Á CHÂU

1


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính trung gian, kinh doanh tiền tệ
dựa vào nguồn vốn vay mượn. Ngân hàng tiến hành nhận tiền gửi của các cá
nhân, tổ chức sau đó cho vay lại với đối tượng có nhu cầu sử dụng. Qua thời
gian, hoạt động của ngân hàng ngày càng được mở rộng, các nghiệp vụ kinh
doanh của ngân hàng cũng ngày càng đa dạng hơn, tuy nhiên chức năng nhận
tiền gửi và cho vay vẫn đóng vai trò chủ yếu. Cho vay là một nghiệp vụ sử
dụng nguồn vốn tạo ra thu nhập cho ngân hàng, trong khi việc nhận tiền gửi là
nghiệp vụ tạo nguồn vốn làm phát sinh chi phí trong hoạt động của ngân hàng.
Chính vì vậy, quản lý được hai vấn đề này có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng
lợi nhuận của ngân hàng. Ở đây, chúng ta tập trung xét khía cạnh chi phí của
ngân hàng. Quản lý chi phí tốt không chỉ làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng
mà còn giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro. Chi phí hoạt động của ngân hàng
tập trung chủ yếu ở nguồn vốn của nó. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại
gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn vay và các nguồn vốn khác. Quyết
định sử dụng loại nguồn vốn nào và cấu trúc nguồn vốn ra sao sẽ tác động rất
lớn đến chi phí và rủi ro của ngân hàng. Việc quản trị nguồn vốn hiệu quả sẽ
làm giảm chi phí, tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng và duy trì được sự an
toàn của người ký thác cũng như của ngân hàng.


Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Á Châu (ACB), là một
trong những NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam với 346 chi nhánh và phòng
giao dịch đang hoạt động tại 47 tỉnh thành trong cả nước. So với một số ngân
hàng thương mại Nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần khác, ngân hàng
Á Châu có nguồn vốn không bằng nhưng Ngân hàng Á Châu (ACB) đã được
Global Financial Market Review (GFM) – cổng thông tin trực tuyến hàng đầu
về thị trường tài chính trao giải thưởng “Ngân hàng Việt Nam có dịch vụ
khách hàng tốt nhất 2015” và đạt được nhiều giải thưởng như: Ngân hàng bán
lẻ tiến bộ nhất Châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2015 bởi Tạp chí The
Asian Banker, Top 30 Doanh nghiệp niêm yết minh bạch nhất Sàn giao dịch
Chứng khoán Hà Nội … Kết quả này là xứng đáng cho những cố gắng không
ngừng của ngân hàng, đặc biệt là trong vấn đề quản trị nguồn vốn. Bằng
những chính sách hợp lý, ngân hàng Á Châu đã quản lý tốt nguồn vốn góp
2


phần mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Vì vậy, việc quản trị nguồn vốn
của ngân hàng Á Châu có nhiều vấn đề cho chúng ta học hỏi. Nhận thức được
điều đó, nhóm chúng tôi chọn đề tài “Quản trị nguồn vốn của ngân hàng
thương mại cổ phần Á Châu” để tìm hiểu, phân tích và có thể nhận thức rõ vai
trò của việc quản trị nguồn vốn đối với sự an toàn, phát triển vửng mạnh của
ngân hàng. Từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn
vốn cho ngân hàng.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình quản trị nguồn vốn của Ngân Hàng TMCP Á Châu
(ACB) nhằm đề ra biện pháp giúp cho ngân hàng quản lý nguồn vốn một cách
có hiệu quả hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích tình hình nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Á

Châu.
Phân tích cấu trúc vốn của ngân hàng Á Châu.
Đánh giá phương pháp quản trị nguồn vốn của ngân hàng thương mại cổ
phần Á Châu.
Đề xuất biện pháp nhằm giúp cho Ngân hàng thương mại cổ phần Á
Châu nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ngân hàng.
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Không gian: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.
1.3.2 Thời gian:
Thời gian thu thập số liệu: Từ năm 2012 đến tháng 6 năm 2015
Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu: Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2016.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Bảng báo cáo tài chính từ năm 2012 đến
tháng 6 năm 2015.

CHƯƠNG 2
3


PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái quát về nguồn vốn
Vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập
hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh
doanh khác. Nó chi phối toàn bộ hoạt động của NHTM. Nó quết định sự tồn
tại và phát triển của Ngân hàng .
2.1.1.1 Vốn tự có
• Vốn tự có của NH là bao gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ
dự trữ và một số nguồn vốn khác của ngân hàng theo quy định của ngân hàng
trung ương.
• Theo thông tư 22/2011/TT-NHNN của NHNN thì VTC gồm:

Vốn cấp 1 (vốn cơ bản) và vốn cấp 2 (vốn bổ sung).
 Vốn cấp 1:
• Vốn điều lệ (gồm vốn đã góp, vốn đã được cấp).
• Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
• Quỹ đầu tư phát triển nghiệp
• Thặng dư vốn cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật,
trừ đi phần mua cổ phiếu quỹ (nếu có).
• Lợi nhuận chưa phân phối.


Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 gồm:

a. Lợi thế thương mại;
b. Khoản lỗ kinh doanh, bao gồm các khoản lỗ lũy kế;
c. Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác;
d. Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con;
e. Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một quỹ đầu tư,
một dự án đầu tư vượt mức 10% tổng các khoản quy định tại các khoản tính
vào vốn cấp 1. Điều này sau khi đã trừ các khoản phải trừ quy định tại a, b, c,
d của các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1.
4


f. Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần sau khi đã trừ phần vượt mức
10% quy định tại e của các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 vượt mức 40% của
tổng các khoản quy định tại vốn tự có. Điều này sau khi đã trừ các khoản phải
trừ quy định tại a, b, c và d của các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1, phần vượt
mức đó sẽ bị trừ.



Vốn cấp 2:

a. 50% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của
pháp luật;
b. 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định
của pháp luật;
c. Quỹ dự phòng tài chính;
d. Trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các
điều kiện sau:
i.Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm;
ii.Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng;
iii.Tổ chức tín dụng không được mua lại theo đề nghị của người sở hữu
hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp, hoặc tổ chức tín dụng chỉ được mua lại
sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản với điều kiện việc
mua lại không ảnh hưởng đến các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định;
iv.Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp
theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ;
v.Trong trường hợp thanh lý tổ chức tín dụng, người sở hữu trái phiếu
chuyển đổi chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất
cả các chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm khác;
vi.Việc điều chỉnh tăng lãi suất, kể cả việc điều chỉnh tăng phần lãi suất
cộng thêm vào lãi suất tham chiếu chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày
phát hành và được điều chỉnh một (01) lần trong suốt thời hạn trước khi
chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.
e. Các công cụ nợ khác thỏa mãn tất cả những điều kiện sau:
i.Là khoản nợ mà trong mọi trường hợp, chủ nợ chỉ được thanh toán sau
khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm và không
có bảo đảm khác;
5



ii.Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm;
iii.Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng;
iv.Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp
theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ;
v.Chủ nợ chỉ được tổ chức tín dụng trả nợ trước hạn sau khi được Ngân
hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản;
vi.Việc điều chỉnh tăng lãi suất, kể cả việc điều chỉnh tăng phần lãi suất
cộng thêm vào lãi suất tham chiếu chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày ký
kết hợp đồng và được điều chỉnh một (01) lần trong suốt thời hạn của khoản
vay.
 Giới hạn khi xác định vốn cấp 2:
a. Tổng giá trị các khoản quy định tại d và e của các khoản để tính vốn
cấp 2 tối đa bằng 50% giá trị vốn cấp 1.
b. Quỹ dự phòng tài chính tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro.
c. Trong thời gian 5 năm cuối cùng trước khi đến hạn chuyển đổi, thanh
toán, sau mỗi năm gần đến hạn chuyển đổi, thanh toán, giá trị các khoản quy
định tại d và e của các khoản để tính vốn cấp 2 phải khấu trừ 20% giá trị ban
đầu.
d. Tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% giá trị vốn cấp 1.
2.1.1.2 Vốn huy động
Tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế.
Các tổ chức kinh tế trong quá trình hoạt động muốn thực hiện giao dịch
với Nguồn vốn của Ngân Hàng Thương Mại nào đòi hỏi họ phải mở tài khoản
tại Nguồn vốn của Ngân Hàng Thương Mại đó. Việc mở tài khoản này giúp tổ
chức kinh tế bảo quản an toàn tiền vốn đồng thời qua đó tổ chức kinh tế có thể
nhận được các dịch vụ tài chính từ Nguồn vốn của Ngân Hàng Thương Mại.
Về phía Nguồn vốn của Ngân Hàng Thương Mại, việc mở và gửi tiền vào tài
khoản của các tổ chức kinh tế giúp cho Nguồn vốn của Ngân Hàng Thương
Mại có thể sử dụng được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để bổ sung nguồn vốn

tín dụng. Tiền gửi thanh toán của khách hàng bao gồm tiền gửi thanh toán
không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán có kỳ hạn.

6


Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn: là hình thức tiền gửi mà khách hàng
có thể rút vốn ra bất kỳ lúc nào không cần báo trước cho ngân hàng. Mục đích
của loại tiền gửi này là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản, thực hiện các khoản
chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các
khoản thanh toán trong tiêu dùng của cá nhân đồng thời hạn chế được chi phí
tổ chức thanh toán, bảo quản tiền và vận chuyển tiền. Đối với bộ phận vốn này
không ổn định nên ngân hàng phải thường dự trữ lại với số lượng rất lớn để
đáp ứng yêu cầu của khách hàng do đó ngân hàng thường áp dụng lãi suất thấp
cho loại tiền gửi này.
Tiền gửi thanh toán theo kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi
tiền vào ngân hàng có sự thỏa thuận với ngân hàng để chọn một loại thời hạn
gửi tiền thích hợp. Theo nguyên tắc, đối với loại tiền gửi này, người gửi tiền
chỉ được rút ra khi đến hạn. Tuy nhiên, trên thực tế do áp lực cạnh tranh mà
ngân hàng cho phép khách hàng rút trước kỳ hạn. Trong trường hợp này,
người gửi không được hưởng lãi như tiền gửi có kỳ hạn mà sẽ được áp dụng
với lãi suất không kỳ hạn nếu rút ra truớc khi đáo hạn. Đây là nguồn vốn rất
ổn định vì ngân hàng biết trước thời điểm mà khách hàng sẽ rút tiền ra nên
ngân hàng thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu
gởi tiền của khách hàng.
Tiền gửi tiết kiệm:
Đây là hình thức huy động tiền gửi theo kiểu truyền thống của ngân
hàng. Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền gửi của cá nhân được gửi vào tài khoản
tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo qui
định của ngân hàng nhận gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo qui định của

pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Mục đích của người gửi tiết kiệm là để hưởng
lãi và tích lũy.
Xét về tính chất kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm cũng được chia thành hai loại:
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền
có thể gửi tiền, rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày
làm việc nào của ngân hàng nhận gửi tiền. Do đó ngân hàng không chủ động
được nguồn vốn nên loại tiền gửi này có lãi suất thấp. Khi gửi tiền gửi tiết
kiệm không kỳ hạn, khách hàng sẽ được ngân hàng cấp một sổ tiền gửi tiết
kiệm. Sổ tiền gửi tiết kiệm này sẽ phản ánh tất cả các giao dịch gửi tiền, rút
tiền, tiền lãi được hưởng, số dư hiện có.
7


Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi chỉ rút
tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với ngân hàng nhận gửi
tiết kiệm. Trường hợp người gửi tiền rút tiền trước hạn thì tùy theo sự thỏa
thuận giữa người gửi tiền và ngân hàng khi gửi mà người gửi tiền được hưởng
theo lãi suất không kỳ hạn. Khi gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn thì ngân hàng
cũng được ngân hàng cấp một sổ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
Tiền gửi khác: Tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi của các tổ chức tín
dụng khác, tiền gửi của Kho bạc nhà nước…
Vốn huy động bằng các chứng từ có giá
Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động
vốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian
nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa các tổ chức
tín dụng và người mua. Ở Việt Nam hiện nay, khi các ngân hàng cần huy động
số vốn lớn trong thời gian ngắn thì ngân hàng có thể phát hành các loại giấy tờ
có giá như kỳ phiếu ngân hàng có mục đích, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ
tiền gửi.
2.1.1.3 Nguồn vốn đi vay

Khi cần vốn gấp với số lượng lớn hoặc mang tính cấp bách để bù đắp
những thiếu hụt tạm thời thì NHTM sẽ đi vay các NHTM khác hoặc vay
NHTW. Nguồn vốn đi vay bao gồm:
Vay của các tổ chức tín dụng: Khi nguồn vốn huy động vào ít không
đáp ứng được nhu cầu thanh khoản của NH thì NH sẽ đi vay những NH khác.
Cũng có khi vốn huy động của NH quá lớn nhưng đầu ra hạn chế nên NH cho
các NH khác vay để hạn chế thiệt hại chi phí trả lãi. Khi đi vay các tổ chức tín
dụng NH sẽ có được nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn nhưng kèm theo đó
là phải trả lãi cao hơn so với việc huy động vốn.
Vay của NHTW: Khi có nhu cầu, NHTM sẽ được NHTW cho vay vốn.
NHTW còn cho vay bổ sung thanh toán bù trừ giữa các NHTM.
2.1.1.4 Nguồn vốn khác
Ngoài các nguồn vốn trên thì ngân hàng có thể huy động từ:
 Vốn trong thanh toán: Trong quá trình thanh toán qua NH giữa các
khách hàng, do có sự chênh lệch giữa thời điểm trích tài khoản của người phải
trả và thời điểm ghi có cho người hưởng thụ nên NH có thể huy động được
nguồn vốn nhàn rỗi từ những nghiệp vụ này. Bên cạnh đó NH còn có thể huy
8


động được vốn nhờ vào một số hình thức thanh toán lưu ký số tiền gởi vào tài
khoản riêng.
 Vốn tiếp nhận: là số vốn ngân hàng thương mại tiếp nhận từ ngân hàng
nhà nước do tài trợ, ủy thác đầu tư, làm đại lý để cấp phát và cho vay các công
trình tập trung trọng điểm của Nhà nước.
2.1.2 Chi phí cho nguồn vốn của ngân hàng
Chi phí vốn là số tiền mà NH phải trả để có được quyền sử dụng trong
một thời gian nhất định mà ở đây chính là tất cả các khoản chi phí về lãi suất
như: chi phí trả lãi tiền gửi, lãi vay và chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá và
phi lãi suất (trả lương và chi phí quản lý gián tiếp, dự trữ bắt buộc theo qui

định, chi phí bảo hiểm tiền gửi).
Mỗi ngân hàng thương mại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày
nay cần phải biết mỗi khoản mục chi phí bao gồm những gì. Điều này đặc biệt
chính xác đối với huy động vốn bởi vì đối với hầu hết các ngân hàng và tổ
chức tín dụng, chi phí trả lãi cho nguồn vốn là cao nhất trên cả chi phí nhân
viên, chi phí quản lý gián tiếp và các khoản chi phí nghiệp vụ khác.
2.1.3 Các loại rủi ro của nguồn vốn
2.1.3.1 Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất xảy ra khi biến động lãi suất thị trường gây tổn thất cho
ngân hàng. Rủi ro này xuất hiện trong trường hợp lãi suất của thị trường tăng
lên, khi đó, các khoản cho vay và đầu tư của ngân hàng sẽ sụt giảm giá trị và
ngân hàng sẽ gặp tổn thất. Một trường hợp khác của rủi ro lãi suất là khi lãi
suất thị trường giảm, làm cho ngân hàng phải chấp nhận đầu tư và cho vay
các khoản tiền huy động với lãi suất cao vào các tài sản với mức sinh lời thấp
2.1.3.2 Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản xảy ra khi những thay đổi trên thị trường thứ cấp
gây khó khăn cho ngân hàng trong việc chuyển đổi các tài sản thành tiền để
đáp ứng các nhu cầu chi trả. Khả năng này xảy ra khi chi phí giao dịch tăng,
hoặc thời gian giao dịch bị kéo dài. Tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu là
chi phí phát sinh do phải tìm kiếm các nguồn chi trả khác
2.1.3.3 Rủi ro vốn chủ sở hữu
Trong hỗn hợp nguồn vốn của ngân hàng gồm có vốn huy động, vốn vay
và vốn chủ sở hữu. Mặc dù vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
9


nguồn vốn của ngân hàng nhưng đây là bộ phận vốn tạo sự ổn định cho ngân
hàng. Bởi vì nguồn vốn đi vay làm tăng rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng
nên cần phải phân bổ kết cấu nguồn vốn đi vay và vốn chủ sở hữu. Một khi tỷ
lệ giữa nguồn vốn đi vay vốn chủ sở hữu có sự tăng lên thì sẽ tạo cảm giác

không an toàn cho khách hàng khi gởi tiền làm ảnh hưởng đến khả năng huy
động vốn của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần phải có nhiều chính sách huy
động vốn đa dạng hơn.
Chính vì vậy, thách thức chủ yếu đối với người quản trị ngân hàng trong
việc chọn một hỗn hợp nguồn vốn bao gồm việc cân đối các mức độ rủi ro
thích hợp ở mỗi nguồn vốn và điều chỉnh theo chi phí thích hợp đối với nguồn
vốn.
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá nguồn vốn

2.1.4.1 Các chỉ số đánh giá tính hợp lý trong cơ cấu vốn
(2.1)

Chỉ số 1 = Vốn huy động / vốn chủ sở hữu

Chỉ số này nhằm đánh giá hiệu quả của việc huy động vốn của một ngân
hàng, chỉ số này càng cao đều đó cho thấy ngân hàng đó có một chính sách
huy động vốn rất tốt so với nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Chỉ số 2 = Vốn chủ sở hữu / tổng tài sản rủi ro qui đổi

(2.2)

Chỉ số này nhằm giúp cho ngân hàng xác định được tính an toàn đối với
các khoản vay gặp rủi ro bằng VCSH của ngân hàng để từ đó có thể đưa ra các
biện pháp quản lý tốt đối với nguồn vốn cũng như hiệu quả của việc huy động
vốn.
Theo qui định cụ thể trong thông tư số 13/2010/TT-NHNN, một ngân
hàng có hệ số vốn chủ sở hữu so với tài sản rủi ro quy đổi tối thiểu là 9% thì
mới được coi là an toàn.
Số dư
Tỷ trọng

từng loại nguồn vốn
x 100% (2.3)
từng loại nguồn vốn =
Tổng nguồn vốn
(%)
Số dư
Tỷ trọng
từng loại tiền gửi
(%)

=

từng loại tiền gửi
Tổng vốn huy động
10

x 100% (2.4)


Hai chỉ số này nhằm xác định % số dư từng loại nguồn vốn cũng như số
dư từng loại tiền gửi trên tổng vốn huy động để từ đó ngân hàng có chính sách
để quản lý tốt các khoản này để đưa ra được các chính sách sử dụng một cách
hiệu quả các khoản này.

2.1.4.2 Các chỉ số đánh giá rủi ro thanh khoản của nguồn vốn
Chỉ số 3

=

Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD


(2.5)

Tiền gửi khách hàng
Chỉ số này càng lớn thì tính thanh khoản của ngân hàng càng cao qua đó
tạo được cảm giác an tâm cho khách hàng cũng như các nhà đầu tư.
Chỉ số 4

Dư nợ

=

(2.6)

Tiền gửi khách hàng
Chỉ số này cho biết khả năng sử dụng vốn của ngân hàng để cho vay. Chỉ
số này ở các ngân hàng thường lớn hơn hoặc bằng 105%.

2.1.4.3 Các chỉ số đánh giá chi phí nguồn vốn
Chỉ số 5 = Chi phí trả lãi / Tổng vốn huy động
Tỷ lệ chi phí

Chi phí lãi

trên tổng vốn huy động =
bình quân (%)

x 100%

(2.7)


Tổng vốn huy động bình quân

Chỉ số này cho ta biết khả năng huy động vốn của ngân hàng mạnh hay
yếu. Dựa vào chỉ số này ta có thể đo lường được chi phí của một đồng vốn huy
động được, tức là để có một đồng vốn huy động thì ngân hàng phải trả bao
nhiêu chi phí lãi.

Chỉ số 6 = Tỷ lệ chi phí huy động vốn / Tổng chi phí
Tỷ lệ chi phí trên
tổng chi phí
(%)

Chi phí lãi
=

x 100%
Tổng chi phí
11

(2.8)


Chỉ số này giúp đánh giá hợp lý trong cơ cấu chi phí của ngân hàng. Chỉ
số này quá cao hay quá thấp sẽ không tốt.
Chỉ số 7 = Tỷ lệ lãi thu từ hoạt động cho vay / lãi chi cho hoạt động
huy động vốn
Thu nhập lãi trên
Chi phí lãi
(%)


Thu nhập lãi
=

x 100%

(2.9)

Chi phí lãi

Chỉ số này cho biết bao nhiêu đồng thu nhập lãi được tạo ra khi ngân
hàng bỏ ra một đồng chi phí lãi. Chỉ số này càng cao càng tốt vì ngân hàng
kinh doanh với mưc sinh lợi cao

2.1.4.4 Các chỉ số đánh giá rủi ro lãi suất
Độ lệch nhạy cảm lãi suất (GAP) = Tài sản nhạy cảm – Nguồn vốn
(2.10)
nhạy cảm
Trong đó, tài sản nguồn vốn nhạy cảm lãi suất là tài sản và nguồn vốn
mà thu nhập hay chi phí về lãi biến đổi theo sự biến động của lãi suất hiện tại.
Tài sản nhạy cảm với lãi suất bao gồm: cho vay ngắn hạn, tiền gửi tại các
tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng trung
ương…
Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất bao gồm: tiền gửi của các tổ chức tín
dụng khác, tiền gửi ngắn hạn của cá nhân và các tổ chức kinh tế…
- GAP = 0, không có rủi ro lãi suất;
- GAP > 0, rủi ro lãi suất xảy ra khi lãi suất giảm;
- GAP < 0, rủi ro lãi suất xảy ra khi lãi suất tăng.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu phục vụ cho chuyên đề này chủ yếu là dạng số liệu thứ cấp được
lấy từ các bảng báo cáo tài chính trong ba năm (2012 - 2014) của ngân hàng
được công bố chính thức trên website của ACB.
12


2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
So sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa
trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp
được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến
động của chỉ tiêu phân tích. Gồm so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số
tương đối.
a. So sánh tuyệt đối là kết quả các phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích
với kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện
tượng kinh tế.
(2.11)

Công thức
Trong đó:
F1 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích
F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc
là phần tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế

b. So sánh tương đối là tỷ lệ phần trăm kết quả của phép chia giữa trị số
của kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh này biểu hiện tốc độ phát
triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế.
Công thức:

(2.12)


Trong đó:
F1 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích
F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc
là biểu hiện tốc đọ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB)
- Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
- Tên giao dịch quốc tế: Asia Commercial Joint Stock Bank
13


- Tên viết tắt: ACB
- Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
- Website: www.acb.com.vn
- SWIFT code: ASCBVNVX
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Pháp lệnh về ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh về ngân hàng thương
mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm
1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động của ngân hàng thương mại
tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
(ACB) đã được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do ngân hàng nhà
nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, giấy phép số 533/GP-UB do Uỷ ban
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngân hàng Thương
mại cố phần Á Châu ra đời với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Ngày
04/06/1993 ACB chính thức đi vào hoạt động.
Cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của cả nước ngân hàng
thương mại cổ phần Á Châu ra đời nhằm hỗ trợ đắc lực cho sản xuất kinh
doanh với tầm nhìn từ ngày đầu hoạt động là trở thành ngân hàng thương mại

cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội vào thời
điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp
vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là
một ngân hàng mới thành lập như ACB.
Đến 31/12/2014, ACB có 346 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt
động tại 47 tỉnh thành trong cả nước.

3.2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Giai đoạn 1993 - 1995: Giai đoạn hình thành
• Nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an
toàn và hiệu quả.”
• Hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu
vực tư nhân.
14


Giai đoạn 1996 - 2000: Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt
Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa.
• Tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại: Tham gia chương trình đào tạo
toàn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân
hàng thực hiện.
• Hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng: Xây dựng hệ thống mạng
diện rộng và vận hành hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete
Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện).
• Tái cơ cấu Hội sở theo hướng phân biệt đơn vị kinh doanh và hỗ trợ.
• Thành lập Công ty Chứng khoán ACB.
Giai đoạn 2001 - 2005: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn
hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại
Hội sở.

• Ngân hàng Standard Chartered Bank (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ
thuật toàn diện; và trở thành cổ đông chiến lược của ACB.
• Triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân
hàng: (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ có khả
năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có, và (iii) lắp đặt hệ thống máy
ATM.
Giai đoạn 2006 - 2010: Niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán
Hà Nội
• Đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động: Thành lập mới và đưa
vào hoạt động cả thảy 223 chi nhánh và phòng giao dịch, tăng từ 58 đơn vị
vào cuối năm 2005 lên 281 đơn vị vào cuối năm 2010.
• Thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB.
• Phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được
là hơn 1.800 tỷ đồng (2007); và tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng (2008).
• Xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn ở tỉnh Đồng Nai.
• Được Nhà nước Việt Nam tặng hai huân chương lao động và được
nhiều tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là
ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
Giai đoạn 2011 – 2014: Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai
đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn 2020 được ban hành; trong đó nhấn mạnh đến
việc chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp
luật Việt Nam và hướng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất.

15


• Đưa vào hoạt động Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (enterprise module
data center), xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, với tổng
giá trị đầu tư gần 2 triệu USD.
• Trung tâm Vàng ACB là đơn vị đầu tiên trong ngành cùng một lúc

được Tổ chức QMS Australia chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đáp
ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Tổ chức Công nhận Việt Nam
(Accreditation of Vietnam) công nhận năng lực thử nghiệm và hiệu chuẩn (xác
định hàm lượng vàng) đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005.
• Sự cố tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến hoạt động của ACB, đặc
biệt là huy động và kinh doanh vàng. ACB đã ứng phó tốt sự cố rút tiền xảy ra
trong tuần cuối tháng 8; nhanh chóng khôi phục toàn bộ số dư huy động tiết
kiệm VND chỉ trong thời gian ngắn sau đó; và thực thi quyết liệt việc cắt giảm
chi phí trong 6 tháng cuối năm. • Năm 2013, hiệu quả hoạt động không như kỳ
vọng nhưng ACB vẫn có mức độ tăng trưởng khả quan về huy động và cho
vay, lần lượt là 18% và 15%. Nợ xấu của ACB được kiểm soát dưới mức 3%.
Quy mô nhân sự cũng được tinh giản. Thực hiện lộ trình tái cơ cấu 2013 –
2015 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
• Năm 2014 ACB nâng cấp hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi (core banking) từ
TCBS lên DNA, thay thế hệ cũ đã sử dụng 14 năm. Hoàn tất việc thay đổi
logo, bảng hiệu mặt tiền trụ sở cho toàn bộ các chi nhánh và phòng giao dịch
và ATM theo nhận diện thương hiệu mới (công bố ngày 05/01/2015). Hoàn tất
việc xây dựng khung quản lý rủi ro nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định mới về
tỷ lệ đảm bảo an toàn. Quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của kênh
phân phối được nâng cao.
3.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG Á
CHÂU TỪ NĂM 2012 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2015
Mục tiêu kinh doanh của ngân hàng là tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu
rủi ro. Vì vậy việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng để
thấy được tình hình chi phí và mức độ lãi lỗ trong hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng, qua đó giúp các nhà quản trị hạn chế được những chi phí không
hợp lý từ đó có biện pháp, từ đó có biện pháp tăng cường các khoản thu nhằm
nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.

16



Bảng 3.1: Khái quát kết quả hoạt động của Ngân hàng Á Châu giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Khoản mục
Tổng thu nhập
Thu nhập từ lãi
Thu nhập ngoài lãi
Tổng chi phí
Chi phí từ lãi
Chi phí ngoài lãi
Lợi nhuận trước thuế

2012
21.543.016
22.269.055
(726.039)
15.708.288
15.398.127
310.161
1.042.676

Năm
2013
16.739.408
15.205.073
1.534.335
11.089.821
10.818.660
271.161

1.035.560

2014
15.301.277
13.702.832
1.598.445
9.244.980
8.937.199
307.781
1.215.401

2013-2012
Số tiền
(4.803.608)
(7.063.982)
2.260.374
(4.618.467)
(4.579.467)
(39.000)
(7.116)

So sánh
2014-2013
%
Số tiền
(22,30) (1.438.131)
(31,72) (1.502.241)
311,33
64.110
(29,40) (1.844.841)

(29,74) (1.881.461)
(12,57)
36.620
(0,68)
179.841

Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân Hàng Á Châu, 2012, 2013, 2014

17

%
(8,59)
(9,88)
4,18
(16,64)
(17,39)
13,50
17,37


Trong mấy năm vừa qua, đặc biệt là năm 2012. Trong thời gian này đã
có nhiều biến động cực kỳ nghiêm trọng đối với hệ thống ngân hàng nói chung
và ACB nói riêng. Do hàng loạt các vấn đề bất ổn kinh tế vĩ mô, trong đó đặc
biệt là nợ xấu đã dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp
cận vốn, làm giảm mạnh tăng trưởng tín dụng và các ảnh hưởng trưc tiếp đến
thu nhập lãi thuần của hệ thống ngân hàng. Chính sách tiền tệ và hoạt động
ngân hàng trong năm 2012 bị chi phối bởi những mục tiêu và sức ép chính trị xã hội trái ngược nhau. Từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt đông kinh doanh
của ngân hàng.
Kết thúc năm 2012, ACB đạt 1.042.676 triệu đồng LNTT, giảm 75,2%,
chỉ hoàn thành 19% kế hoạch đặt ra. Nguyên nhân do: (1) Lỗ lớn từ hoạt động

kinh doanh vàng; (2) Chi phí hoạt động và dự phòng tăng mạnh; (3) Những
việc làm gây xáo trộn của ban lãnh đạo cũ làm suy giảm niềm tin của khách
hàng và người gửi tiền từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động huy động vốn
và cho vay của ngân hàng. (4) Rủi ro tín dụng liên ngân hàng cao cùng với áp
lực từ các quy định mới của NHNN trong hoạt động liên ngân hàng khiến các
khoản thu từ cho vay, tiền gửi liên ngân hàng sụt giảm mạnh.
Đến năm 2013, tuy vẫn còn chịu ảnh hưởng của biến cố tháng 8/2012,
ACB đã trụ vững, tiếp tục lành mạnh hóa bảng tổng kết tài sản, củng cố các
hoạt động ngân hàng và thu hẹp đầu tư. Nguyên nhân đầu tiên của sự sụt giảm
lợi nhuận đồng loạt ở ngành này chính là bắt nguồn từ việc lãi suất bị cắt giảm
mạnh. Trong khi thu nhập từ lãi vẫn là nguồn thu chính của các nhà băng thì
năm vừa qua, lãi suất cho vay đã giảm 2,3%, giảm nhanh hơn so với lãi suất
huy động (giảm 1,8%), khiến cho thu nhập từ lãi vay giảm 12% so với năm
2012. ACB cho biết là do chi phí hoạt động tăng cao trong khi các hoạt động
khác không lãi nhiều. Bên cạnh đó còn do thua lỗ trong hoạt động kinh doanh
vàng, ngoại hối và chứng khoán.
Lợi nhuận ròng sau thuế của ACB trong năm 2013 bất ngờ giảm 11% so
với năm 2012 xuống còn 826.493 triệu đồng. Kết quả này là do chi phí dự
phòng rủi ro tăng cao cùng với tăng trưởng tín dụng thấp ở mức 4% (so với
mức 14% của các ngân hàng khác và 12% của toàn ngành) khiến cho tài sản
sinh lợi giảm 2,3% (so với mức tăng 10% của các ngân hàng khác).
Về kết quả kinh doanh, lợi nhuận trước thuế năm 2013 đạt 1.035.560
triệu đồng, giảm 7.116 triệu đồng (0,68%) so với năm 2012. Do lãi suất đi
xuống ảnh hưởng đến thu nhập từ lãi. Song song với đó, nợ xấu tăng khiến
18


tăng trưởng tín dụng gặp hạn chế, đồng thời làm tăng chi phí trích lập dự
phòng rủi ro tín dụng.
Đến năm 2014 là năm thứ hai trong giai đoạn ba năm ACB thực hiện lộ

trình tái cơ cấu ngân hàng. ACB đã đạt được kết quả khả quan trong hoàn
cảnh kinh tế khó khăn và trong điều kiện ACB phải khắc phục, xử lý các vấn
đề tồn đọng.
Cụ thể, Lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn năm 2014 đạt 1.215.401 triêu
đồng, tăng 17,37% so với năm 2013 và hoàn thành 102% kế hoạch lợi nhuận.
Do chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng 14% so với năm 2013, lên 977.289
triệu đồng, nên lợi nhuận sau thuế hợp nhất của ACB chỉ đạt 951.802 triệu
đồng, tăng 15% so với năm trước. Các mảng thu nhập từ lãi và ngoài lãi, đặc
biệt là thu nhập từ hoạt động dịch vụ đều có mức tăng trưởng cao hơn so với
năm 2013. Trong năm, ACB đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo
quy định; và chủ động đẩy nhanh lộ trình trích lập dự phòng cho các tài sản
tồn đọng, nhằm thực hiện nhất quán mục tiêu xây dựng một cơ cấu tài chính
vững mạnh.
Tổng thu nhập hoạt động của ACB năm 2014 đạt 6.056.297 triệu đồng
(bao gồm lãi và ngoài lãi) . Trong khi đó chi phí hoạt động ở mức 3.863.607
triệu đồng. Sự suy giảm của các nguồn thu nhập lãi trong các năm gần đây đối
với một ngân hàng chuyên về bán lẻ cần chi phí vận hành lớn là nguyên nhân
chính khiến CIR của ACB cao vượt trội so với trung bình ngành..
Về việc chi phí hoạt động của ngân hàng năm nay giảm nhẹ so với năm
trước, sở dĩ chi phí giảm nhẹ được do chi phí thuê mặt bằng của các phòng
giao dịch được giảm xuống theo xu hướng chung của thị trường.

Bảng 3.1: Khái quát kết quả hoạt động của Ngân hàng Á Châu 6 tháng đầu
năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015
Đơn vị tính: Triệu đồng
19


Khoản mục
Tổng thu nhập

Thu nhập từ lãi
Thu nhập ngoài lãi
Tổng chi phí
Chi phí từ lãi
Chi phí ngoài lãi
Lợi nhuận trước thuế

6 tháng đầu năm
2014
2015
7.687.273
7.396.925
7.000.350
6.828.125
686.923
568.800
4.702.901
4.201.988
4.577.521
4.071.176
125.380
130.812
730.539
730.878

So sánh
Số tiền
%
(290.348)
(3,78)

(172.225)
(2,46)
(118.123) (17,20)
(500.913) (10,65)
(506.345) (11,06)
5.432
4,33
339
0,05

Nguồn: Bảng báo cáo tài chính ngân hàng á châu, 6/2014, 6/2015

Về tình hình kinh doanh, trong nữa đầu năm 2015, lợi nhuận thuần trước
khi trích lập rủi ro đạt 1.221.882 triệu đồng, sau khi trích lập, lợi nhuận trước
thuế đạt 730.878 triệu đồng. Chi phí trích lập rủi ro trong kì đạt 491.004 triệu
đồng, chiếm 40% lợi nhuận thuần của ACB. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế 6
tháng đầu năm 2015 lại giảm nhẹ so với cùng kì năm 2014 do chi phí trích lập
dự phòng rủi ro tăng lên.
Lợi nhuận trước thuế tăng do doanh thu tăng và chi phí được kiểm soát
với tốc độ tăng, thu nhập lãi thuần tăng. Các khoản thu nhập ngoài lãi giảm do
ACB trích lập dự phòng cho các khoản chứng khoán đầu tư, ngoài ra, thu nhập
từ phí tăng
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2015, thu nhập lãi thuần của ACB đạt
2.756.949 triệu đồng đồng (thu nhập từ lãi – chi phí từ lãi), tăng 13,79% so với
cùng kỳ. Điều này chủ yếu là nhờ vào sự sụt giảm của chi phí lãi suất tiền gửi
là 16.3% so với cùng kỳ. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ACB
nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng huy động. thu nhập ngoài lãi (bao gồm
chi phí) đạt 437.988 triệu đồng, giảm 22% so với cùng kỳ do hầu hết các thành
phần cấu thành đều ghi nhận tăng trưởng âm. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn
570,605 triệu đồng (giảm 0,5%).

Lợi nhuận quý này được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng cao của thu nhập lãi
thuần. Kết quả này một phần do sự thay đổi trong phương thức phân loại thu
nhập như chúng tôi đã đề cập ở trên.

3.4 MỘT SỐ THÀNH TỰU NỔI BẬT

20


- ACB nhận chứng nhận quốc tế về năng lực giám định chất lượng vàng.
Trung tâm Vàng Ngân Hàng Á Châu (ACB) là đơn vị đầu tiên trong ngành
vàng Việt Nam được nhận cùng lúc hai Giấy chứng nhận ISO 9001:2008 và
ISO/IEC 17025:2005.
- ACB được Euromoney bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm
2012.
- ACB nhận giải thưởng top 10 Báo cáo thường niên.
Tại lễ kỷ niệm 5 năm và trao giải cuộc bình chọn Báo cáo thường niên
2012 do Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Báo Đầu tư
Chứng khoán tổ chức.
- Ngày 25/7/2013, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã vinh dự nhận được Giải
thưởng “Tốp 10 Báo cáo thường niên 2012 tốt nhất” do Sở giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngày 16/08/2013, Ngân hàng Á Châu (ACB) là một trong 30 doanh
nghiệp được trao giải Doanh nghiệp minh bạch nhất HNX 2012 -2013 do Sở
giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trao tặng tại “Hội nghị Doanh nghiệp
Niêm Yết thường niên 2013”.
- Công ty chứng khoán ACB được vinh danh với giải thưởng
ASIAMONEY Brokers Poll 2011.
- ACB leasing được vinh danh trong bảng xếp hạng FAST500 năm 2013.
- Đạt Top 20 dịch vụ hoàn hảo do người tiêu dùng bình chọn năm 2014.

- Ngày 13/08/2014, Ngân hàng ACB vinh dự nhận giải thưởng xuất sắc
về tỉ lệ điện chuẩn trong thanh toán thương mại quốc tế do Ngân hàng JP
Morgan Chase trao tặng.
- Năm 2014 ACB được bầu chọn là Ngân hàng có dịch vụ Internet
Banking được yêu thích.
- Trong 2 tháng cuối năm, ACB đã liên tiếp đạt 2 giải thưởng - “Ngân
hàng bán lẻ tốt nhất” và “Ngân hàng có dịch vụ Ngân hàng điện tử yêu thích
tại Việt Nam năm 2014”.
- Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) nhận giải thưởng “Ngân
hàng bán lẻ tiến bộ nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương năm 2015” (Most

21


Improved Retail Banking in Asia Pacific 2015) do tạp chí uy tín The Asian
Banker bình chọn.
- Với tỉ lệ điện chuẩn thanh toán quốc tế đạt trên 98%, ACB đã vinh dự
nhận Giải thưởng xuất sắc về tỉ lệ điện chuẩn trong thanh toán thương mại
quốc tế của Ngân hàng Standard Chartered.
- ACB nhận giải thưởng Best Customer Service Bank Vietnam 2015
Ngân hàng Việt Nam có dịch vụ khách hàng tốt nhất 2015.

CHƯƠNG 4
22


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN
HÀNG TMCP Á CHÂU 2012– 2014
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN
4.1.1 Tổng quan cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Á Châu

Ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức tài chính trung gian, nguồn vốn
có tính quyết định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, làm cơ sở cho
mọi hoạt động kinh doanh, đầu tư sinh lời cũng như đầu tư mở rộng quy mô
và cơ sở hạ tầng. Thiếu vốn ngân hàng không thể giải ngân nhanh chóng để
đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng. Khả năng huy động vốn
của ngân hàng cao sẽ góp phần nâng cao lợi nhuận của ngân hàng và ngược lại
khả năng huy động vốn thấp sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động tín dụng của
ngân hàng. Ta thấy trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thì nguồn vốn và
cơ cấu nguồn vốn giữ vai trò rất quan trọng. Do đó để đáp ứng nhu cầu vay
vốn ngày càng cao của khách hàng thì ngân hàng cần có nguồn vốn ổn định.
Để có một cơ cấu nguồn vốn hợp lý nhằm giúp ngân hàng mở rộng hoạt
động kinh doanh và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các tổ chức kinh tế. Đó
là vấn đề luôn được các nhà quản trị quan tâm hàng đầu. Việc thừa vốn hay
thiếu vốn đều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngân hàng.
Để hiểu rỏ hơn về cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần
Á Châu ta xét bảng số liệu sau:

23


Năm 2012
Khoản mục
1. Vốn chủ sở
hữu
2. Nguồn vốn
huy động
3. Nguồn vốn
đi vay
Tổng nguồn
vốn


Số tiền

Năm 2013

Tỷ trọng
(%)

Số tiền

Năm 2014

Tỷ trọng

Số tiền

(%)

Chênh lệch 13/12

Tỷ trọng
(%)

Số tiền

%

Chênh lệch 14/13
Số tiền


%

12.624.452

7.16

12.504.202

7.51

12.397.303

6.90

(120.250)

(0.95)

(106.899)

(0.85)

159.183.607

90.29

149.404.612

89.68


163.836.826

91.22

(9.778.995)

(6.14)

14.432.214

9.66

4.499.548

2.55

4.690.175

2.81

3.375.642

1.88

190.627

4.24

176.307.607


100

166.598.989

100

179.609.771

100

(9.708.618)

(5.51)

(1.314.533
)
13.010.782

(28.03)
7.81

Bảng 4.1: Nguồn vốn của Ngân hàng Á Châu giai đoạn 2012-2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: tổng hợp các báo cáo tài chính của ACB qua 3 năm 2012-2014

24


Cơ cấu các nguồn vốn của ACB qua 3 năm có tỷ trọng không đều nhau.
Trong đó, nguồn vốn huy động là nguồn vốn hoạt động chủ yếu chiếm tỷ

trọng cao nhất, là nguồn vốn ngân hàng chú trọng nâng cao tỷ trọng. Bên cạnh
đó huy động vốn của ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng cũng phát triển
mạnh, uy tín của ACB trên thị trường liên ngân hàng được các ngân hàng đánh
giá tốt. Ngân hàng nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách quan trọng
nhằm mở rộng thị trường tài chính, nhờ áp dụng những chính sách tài chính
hợp lý ACB đã phần nào ổn định hoạt động nguồn vốn của ngân hàng.
Ngân hàng đã triển khai hàng loạt những chương trình tiếp thị, khuyến
mãi, triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn mới nên đã đảm bảo được tính
thanh khoản giúp vốn huy động tăng cao vào năm 2014. Các chính sách quản
lý tín dụng và quản lý thanh khoản đã được ban hành một cách nhanh chóng,
kịp thời với quyết định điều chỉnh lãi suất phù hợp, những chương trình
khuyến mãi vừa đảm bảo tính thanh khoản vừa tiếp tục tăng trưởng nguồn vốn
để phục vụ cho kế hoạch sử dụng vốn tiếp theo.
Vào tháng 8/2012 ACB gặp sự cố về vấn đề thanh khoản chầm trọng nên
làm ảnh hưởng mạnh về tài chính của ngân hàng. Vào năm 2012 ngân hàng đã
vay một số tiền lớn để đảm khả năng rút tiền cho khách hàng nên vào năm
2012 nguồn vốn đi vay của ngân hàng khá cao.
ACB đã ứng phó tốt và khắc phục nhanh sự cố rút tiền xảy ra trong tuần
cuối tháng 8/2012. Thanh khoản được đảm bảo; tài sản không thất thoát. Số
dư huy động tiết kiệm VND khôi phục trong thời gian ngắn. Trạng thái vàng
được xử lý theo đúng tiến độ và chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. Các chủ
trương về tín dụng của Ngân hàng Nhà nước được ACB triển khai nghiêm túc:
giảm dần lãi suất cho vay; tăng trưởng tín dụng thận trọng, tăng cường kiểm
soát chất lượng tín dụng; cơ cấu danh mục tín dụng theo hướng ưu tiên lĩnh
vực sản xuất, hạn chế cấp vốn tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất, kinh
doanh chứng khoán, bất động sản. Chính vì thế tình hình vay vốn của ngân
hàng được khắc phục và giảm dần vào năm 2013-2014.
Với sự tăng trưởng của nguồn vốn, ACB đã duy trì và phát triển được
một lượng khách hàng lớn trong những năm qua.


25


×