Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.97 KB, 31 trang )

VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
1. Khái niệm văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên
Có nhiều hướng tiếp cận khác nhau về mối quan hệ giữa con người và môi trường,
mỗi trường phái đều có cách tiếp cận và lịch sử phát triển khác nhau trong nghiên cứu
mối quan hệ này.
Thuyết quyết định luận môi trường cho rằng chính các điều kiện môi trường vật
chất (chứ không phải các điều kiện xã hội) có ảnh hưởng quyết định đến văn hóa. Ví dụ
tiêu biểu cho quan niệm này là việc khẳng định yếu tố khí hậu có ảnh hưởng đến tính
cách con người; cư dân vùng nhiệt đới thường lười, cẩu thả và bừa bãi, trong khi cư dân
vùng ô đới có khuynh hướng kiên định và chăm chỉ làm việc hơn. Học giả tiêu biểu cho
trường phái này là Ellsworth Hungtington (1921). Thuyết quyết định luận môi trường có
công trong việc cởi bỏ màu sắc huyền bí của Chúa trời mà nhà thờ Thiên Chúa giáo đã
khoác lên suốt thời trung cổ. Tuy nhiên, quan điểm của nó cũng bị phê phán một cách
gay gắt bởi nó nhìn nhận con người ở vai trò thụ động, bị chi phối hoàn toàn bởi các điều
kiện tự nhiên, lập luận khoa học của nó khá đơn giản và thiếu tính thuyết phục. Sự ra đời
của thuyết khả năng môi trường (environmental possibilism) vì thế được coi như là một
sự phản biện. Các học giả theo trường phái lý thuyết này cho rằng mặc dù môi trường có
ảnh hưởng nhất định đến văn hóa, nhưng con người mới là nhân tố quyết định nên bản
sắc của một nền văn hóa. Cơ sở thực tế để các học giả theo trường phái khả năng môi
trường bao gồm: (1) Có thể tìm thấy nhiều nền văn hóa khác nhau trong cùng một điều
kiện môi trường; (2) cũng có thể tìm thấy nhiều nền văn hóa tương đồng với nhau ở
những điều kiện môi trường khác nhau1. Một số học giả tiêu biểu cho trường phái này là
Franz Boas (1911) (được coi là cha đẻ của ngành Nhân học Mỹ, nổi tiếng với thuyết đặc
thù lịch sử - historical particularism) và học trò của ông Alfred Kroeber (1925) 2.
Trong thế kỷ 20 cũng đã xuất hiện một số trường phái nghiên cứu mối quan hệ
giữa con người và môi trường, như:
Nhân học sinh thái hướng tới việc khám phá cách thức văn hóa có ảnh hưởng đến
mối tương tác theo thời gian giữa con người và hệ sinh thái trong môi trường sống của
họ (Sponsel, 2001)3. Theo tinh thần đó, các nhà nhân học sinh thái đặc biệt quan tâm đến
việc một nền văn hóa cụ thể có ảnh hưởng như thế nào đến các quyết định hàng ngày
trong việc lựa chọn, đưa ra hành vi tác động đến các nguồn tài nguyên. Năm hướng tiếp


cận chính bao gồm:sinh thái học linh trưởng (primate ecology); sinh thái học văn hóa
(cultural ecology); sinh thái học lịch sử (historical ecology); sinh thái học chính trị
(political ecology); sinh thái học tín ngưỡng (spirtitual ecology).
Sinh thái học văn hóa- phát triển đỉnh cao những năm 1950-1960, gắn liền với tên
tuổi của Julian Steward. Trong khi Boas và nhiều đồng nghiệp bị phê phán cho rằng
những quan điểm của họ dựa trên “giả định ghế bành” hơn là trên quan sát thực nghiệm,
Steward khởi sướng việc nghiên cứu thực địa ở từng địa điểm cụ thể. Ông cho rằng có
nhiều cách mà con người có thể thích ứng với cùng một điều kiện môi trường (quan niệm
1

2

3

Environmental determinism - The
controversal topic, later replaced by environmental possibilism
Alfred Luis Kroeber (1925), Handbook of the Idians of California, Bureau of American Ethnology Bulletin, No.78.
- Leslie E. Sponsel, Ecological anthropology,

1


sau này được khái niệm hóa thành thuật ngữ tiến hóa đa tuyến- mutilineal evolution).
Trong suốt những năm 1920-1930, ông tiến hành nhiều nghiên cứu ở các tộc người khác
nhau: Paiute, Shoshone ở miền tây nước Mỹ; các tộc người thổ dân … Phương pháp
nghiên cứu của Steward dựa trên nguyên tắc: so sánh sự tương tác với môi trường tự
nhiên ở các xã hội có tương đồng về gắn kết văn hóa xã hội (cùng bộ tộc, chế độ tù
trưởng, hay đã có nhà nước hiện đại) và về đặc điểm môi trường (ở sa mạc, hoang mạc
hay rừng nhiệt đới). Những cộng đồng được Steward lựa chọn để nghiên cứu so sánh
luôn cách biệt về mặt địa lý nhằm tránh khả năng tồn tại sự tương đồng văn hóa do quá

trình lan tỏa văn hóa. Steward muốn chỉ ra rằng, những tương đồng văn hóa có thể xuất
phát từ những thích nghi giống nhau với các điều kiện môi trường tương đồng. Các
nghiên cứu của ông là những khảo cứu dân tộc học chi tiết về từng tộc người. Steward
hướng các nghiên cứu của ông vào (i) các nguồn tài nguyên có ảnh hưởng trực tiếp đến
cuộc sống tự cung, tự cấp của mỗi cộng đồng; (ii) kỹ thuật và việc tổ chức lao động nhằm
khai tác các nguồn tài nguyên đó; (iii) cách thức mà các yếu tố này ảnh hưởng đến các
khía cạnh khác của văn hóa. Cách tiếp cận của Steward nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa
môi trường sinh học, tài nguyên thiên nhiên, kỹ thuật, lao động, kinh tế và tổ chức xã hội.
Trong khi Boas cũng như một số học giả sau này như Kroeber cho rằng chỉ cần 2 yếu tố
văn hóa và lịch sử có thể diễn giải được văn hóa, Steward cũng như các nhà sinh thái học
văn hóa khác nhấn mạnh mối quan hệ qua lại giữa văn hóa và môi trường, coi đó như là
cơ sở quan trọng để có hiểu biết đầy đủ về văn hóa (Steward 1949,1972) 3. Bên cạnh
Steward, tên tuổi một số học giả khác cũng cần được nhắc đến: Fredrick Barth, Robert
Netting, …
Fredric Barth (1956) nổi tiếng với khái niệm về tộc người và ranh giới tộc người.
Nghiên cứu của ông về một số tộc người ở vùng Swat, Bắc Pakistan cho thấy các đặc
điểm sinh thái có vai trò quan trọng trong việc tạo nên ranh giới không chỉ giữa các tộc
người, mà còn giữa các nhóm trong bản thân một tộc người. Ropert Netting (1968) trong
“những người nông dân vùng đồi ở Nigeria” (Hill farmers of Nigeria) chỉ ra rằng mật độ,
dân số, lao động, quyền sở hữu đất là những nhân tố có quan hệ mật thiết với các khía
cạnh khác của một hệ sinh thái. Tiến hành các nghiên cứu so sánh văn hóa, ông đưa ra
một nguồn tư liệu định lượng phong phú về quy mô nông trang, thành phần lao động và
năng suất để kiểm chứng mối quan hệ giữa văn hóa và môi trường. Ông so sánh các thể
chế xã hội của người Kofyar ở vùng đồi và vùng rừng thấp và nhận thấy mô hình gia đình
mở rộng của người Kofyar ở vùng rừng thấp thích hợp hơn cho việc phát triển mùa vụ
mang tính thương mại, mặc dù họ canh tác nương rẫy. Netting kết luận, cơ chế thích nghi
của một cộng đồng nông nghiệp đối với môi trường sống thường dựa vào một số yếu tố:
mật độ dân số, cấu trúc gia đình, nguồn lực đất đai. Khi mở rộng nghiên cứu ở những
vùng nông thôn ở Trung Đông, Đông Nam Á, châu Phi, Netting (1968,1981) nhận thấy
các mô hình canh tác nhỏ ở đây thân thiện với môi trường, sử dụng lao động hợp lý, tiết

kiệm vốn đầu tư và hạn chế được rủi ro hơn so với các nông trang lớn, áp dụng khoa học
kỹ thuật. Điều mà Netting muốn nhấn mạnh ở đây là vai trò của văn hóa đối với quá trình
thích nghi với môi trường. Ở các cộng đồng nhỏ, rõ ràng có sự thống nhất cao hơn về tri
thức môi trường; và biên độ đa dạng của môi trường cũng nằm trong khả năng nhận thức,
điều chỉnh của con người4.
Dù có những ảnh hưởng nhất định, và có những thành tựu đáng ghi nhận trong
nhân học sinh thái, các nhà sinh thái học văn hóa cũng bị nhiều học giả phê bình. Cách
4

Ropert Netting (1968), Hill farmers of Nigeria, University of Washington Press

2


tiếp cận này được cho là giản đơn, chỉ phù hợp với các xã hội nhỏ. Steward và các đồng
sự bị cho là đã bỏ qua các yếu tố quan trọng khác như: môi trường sinh học, các thể chế
chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng, tính liên kết với mạng lưới xã hộ rộng hơn (Sponsel,
2006). Có học giả còn cho rằng Steward có thành kiến về giới trong các nghiên cứu của
mình. Ông và các cộng sự đã quá chú trọng đến văn hóa truyền thống của các cộng đồng
mà bỏ qua bối cảnh các cộng đồng ấy đang trở thành thuộc địa (Kerns, 2003).
Sinh thái học lịch sử- hướng tiếp cận này tập trung nghiên cứu mối quan hệ của
con người và môi trường tự nhiên trong một không gian và thời gian cụ thể mà qua đó
con người từng bước chi phối môi trường, và sau đó là cải biến cảnh quan sinh thái. Khác
với các cách tiếp cận trước đó, các nhà sinh thái học lịch sử tập trung nghiên cứu vào sự
đan xen, hòa hợp của con người và môi trường, chứ không phải hướng đến sự thích ứng
của con người đối với môi trường. (Balee, 1998) 5. Cũng chính Balee (2006)6 “đã đưa ra 3
định hướng nòng cốt, phụ thuộc lẫn nhau: (1) con người có tác động đến hầu hết các môi
trường trên trái đất, mỗi cộng đồng có cách ảnh hưởng lên cảnh quan sinh thái khác nhau;
(2) tác động của con người vào môi trường tự nhiên không nhất thiết dẫn đến những hậu
quả tiêu cực cho môi trường cũng như các loài động vật khác, cũng như không nhất thiết

tạo ra không gian sinh tồn tốt hơn cho bản thâu con người cũng như cho bản thân môi
trường và các loài vật khác (nhấn mạnh đặc điểm trung tính); (3) mối quan hệ giữa con
người và cảnh quan sinh thái có thể nhận thác được trong mối quan hệ tổng thể.
Theo những định đề trên, con người, bằng văn hóa của mình tạo ra những tác động
đối với môi trường, để rồi thích nghi chính văn hóa của mình đối với môi trường đã bị
thay đổi đó. Balee (1994) cho rằng “sự tác động của con người lên môi trường (cả hữu cơ
và vô cơ) đã tạo ra một môi trường đa dạng hơn rất nhiều so với môi trường sơ khai, khi
chưa có con người”. Chiều cạnh tích cực hay tiêu cực của những tác động này, tuy nhiên
đa dạng ở từng cộng đồng.
Phương pháp các nhà sinh thái học lịch sử thu thập tư liệu hướng đến 4 nguồn tư
liệu chính (i) dữ liệu sẵn có về môi trường và văn hóa; (ii) những tác động của môi
trường đối với các hoạt động sinh kế của con người; (iii) sự thích ứng của con người; (iv)
chính sách, phương tiện mà các thích nghi được tiến hành.
Sinh thái học chính trị- nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu tố xã hội, kinh tế,
chính trị đối với môi trường sống. Xuất hiện từ cuối năm 1980, sinh thái học chính trị
nhanh chóng phát triển và lan tỏa. Về mặt tổng quan, cách tiếp cận sinh thái học chính trị
giúp các nhà nghiên cứu làm rõ 3 vấn đề chính sau: (1) cách thức mà các cộng đồng đưa
ra quyết định về môi trường tự nhiên quanh họ đặt trong bối cảnh môi trường chính trị,
áp lực kinh tế và các quy tắc xã hội; (2) cách thức những mối quan hệ bất bình đẳng trong
các cộng đồng ảnh hưởng đến môi trường; (3) tính đa dạng và phức hợp của môi trường
tự nhiên, điều mà các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức liên quan cần nắm vững.
Sinh thái học tín ngưỡng3- xuất hiện trong một vài thập kỷ trở lại đây, sinh thái
học tín ngưỡng quan tâm đến việc xem xét mối quan hệ giữa tôn giáo, tín ngưỡng và môi
trường. Một trong những học giả tên tuổi đương đại đã đưa ra một định nghĩa khá hoàn
chỉnh khi cho rằng “sinh thái học tín ngưỡng là sự diễn giải về tính đa dạng và phức hợp
của tri thức, cảm xúc và tín ngưỡng, cùng với những hành động thực tế của sự giao thoa
giữa môi trường và tôn giáo, tín ngưỡng” (Sponsel, 2001). Sự ra đời của cách tiếp cận
5

Bleé, William (1998), Ecologic relationships of ethnic groups in Swat, North Pakistan, American Anthropologist

58, tr.1079-89
6
Bleé, William (2006), the research program of historical ecology, Annual review of Anthrology, Vol. 35, tr5.15.24

3


này như một sự phát triển bổ sung cho các cách tiếp cận trước, nhất là khi nhiều giải pháp
cho vấn đề suy thoái môi trường chưa mang lại hiệu quả tối ưu. Giống như các nhà sinh
thái học văn hóa, đối tượng nghiên cứu của các nhà sinh thái học tín ngưỡng thường là
các cộng đồng nhỏ, có sự biệt lập tương đối với thế giới bên ngoài. Những cộng đồng này
vẫn thực hành những tín ngưỡng truyền thống của họ. Sử dụng phương pháp quan sát
tham dự, dành thời gian dài ở thực địa, kết hợp các số liệu định lượng với phân tích định
tính là các phương pháp chủ đạo được các nhà sinh thái học tín ngưỡng sử dụng.
Cho đến những năm 1980-1990, trong sinh thái học tín ngưỡng xuất hiện một cách
tiếp cận mới, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật lịch sử (cách tiếp cận này còn được
gọi là chủ nghĩa duy vật văn hóa). Theo Marvin Harris (1979) 3, hệ thống văn hóa bao
gồm 3 hợp phần: (i) cơ sở hạ tầng (sản phẩm của mối tương tác giữa con người, môi
trường và khoa học công nghệ); (ii) cấu trúc xã hội (sự kết hợp của nền kinh tế địa
phương với nền kinh tế chính trị rộng lớn hơn) và (iii) thượng tầng cơ sở (ý thức hệ, bao
gồm cả tôn giáo, nghệ thuật và truyện thần thoại). Ông cho rằng cơ sở hạ tầng là quan
trọng nhất vì nó thể hiện cơ chế thích ứng trước nhất cho sự tồn tại của một xã hội. Khác
với phần lớn các trường phái trước, các nhà sinh thái học tín ngưỡng cho rằng ý thức ảnh
hưởng đến hành vi và sau đó đến lượt hành vi có tác động đến môi trường. Họ kêu gọi sự
thay đổi trong lối sống, hướng con người tới thái độ thân thiện hơn đối với môi trường.
Theo Sponsel (2001), cách tiếp cận sinh thái học tín ngưỡng cũng gặp một số trở
ngại, cũng như có một số hạn chế: quá duy tâm, không hòa nhập với thời đại, hạn chế về
tính khách quan (vì bị chi phối bởi thế giới quan tôn giáo, tín ngưỡng), tính tiêu cực (tôn
giáo, tín ngưỡng đã và đang bị cho là nguồn gốc của nhiều cuộc xung đột). Mặc dù vậy,
cũng theo học giả này “nếu tôn giáo, dưới hình thức sinh thái học tín ngưỡng không giúp

cải thiện cuộc khủng hoảng môi trường hiện nay, có lẽ sẽ không có giải pháp nào tối ưu
hơn nữa”.
Lịch sử môi trường- đây là hướng tiếp cận liên ngành: lịch sử, địa lý, nhân học và
một số ngành khoa học tự nhiên khác. Trường phái này xem xét mối quan hệ giữa con
người với những biến đổi môi trường trong tiến trình phát triển của lịch sử. Về cơ bản,
các nhà lịch sử môi trường tiếp cận các vấn đề nghiên cứu dưới 3 hướng: (i) những tác
động của môi trường đối với lịch sử loài người; (ii) những biến đổi môi trường do con
người gây ra và những ảnh hưởng của chúng trở lại xã hội con người; (iii) lịch sử về các
tư tưởng về môi trường của con người, cách thức mà các tư tưởng này ảnh hưởng đến thế
ứng xử với tự nhiên của con người (Worster, 1998).
Khác với các trường phái khác trong nhân học sinh thái, các nhà lịch sử môi
trường tiếp cận vấn đề nghiên cứu trong một không gian rộng hơn, xuyên suốt một quá
trình lịch sử xác định. Các nhà lịch sử môi trường có khuynh hướng sử dụng nhiều
phương pháp định lượng, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là biến đổi khí hậu, tình trạng đất
đai, biến đổi cảnh quan (William Cronon, 1992; Carolyn Merchant, 2005; Donald
Worster, 1998). Một trong những học giả quan trọng phải kể đến là Carolyn Merchant.
Ông đề xuất 5 hướng tiếp cận nghiên cứu lịch sử môi trường: (1) sự tương tác giữa con
người với các khía cạnh sinh thái học của môi trường, bao gồm cả hệ sinh thái; (2) phân
tích sự khác biệt giữa các mức độ tương tác: sinh thái học, sản xuất, tái sản xuất và ý thức
hệ; (3) các yếu tố chính trị, kinh tế, môi trường, đất và các nguồn lực khác; (4) lịch sử các
tư tưởng về môi trường (giống mức độ ba, theo quan điểm của Worster); (5) các câu
chuyện, kinh nghiệm dân gian liên quan đến mối quan hệ về môi trường.

4


Tóm lại, trong bất cứ một môi trường nào, con người đều chịu ảnh hưởng, chi phối
bởi điều kiện tự nhiên, môi trường sống và điều kiện sinh hoạt Tuy nhiên, trong hoàn
cảnh đó, con người không thể chống lại nó, cải tạo nó một cách thuần thục mà phải thích
nghi với môi trường sống để điều hòa nhịp sống của mình. Với môi trường tự nhiên đắp

đê phòng lũ lụt được phản ánh rõ nét trong truyện cổ tích "Sơn Tinh, Thủy Tinh, không
chỉ con người Việt Nam, mà hầu như tất cả các cộng đồng dân tộc quốc gia trên thế giới
đều phải tìm hiểu, lựa chọn thích nghi để tồn tại. Và quá trình đó đã nảy sinh những yếu
tó văn hóa mà ta gọi là " văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên". Và những yếu tố văn
hóa đó đã thể hiện rất rõ trong sinh hoạt của con người.
Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về môi
trường, trong đó có những nghiên cứu liên quan đến vấn đề văn hóa ứng xử với môi
trường tự nhiên. Tuy nhiên, các nghiên cứu về môi trường chủ yếu từ góc độ thực tiễn
hành vi bảo vệ môi trường của con người, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, văn hóa
với bảo vệ môi trường, còn những nghiên cứu về vấn đề lý luận và thực tiễn của văn hóa
ứng xử với môi trường tự nhiên hầu như còn vắng bóng. Chúng ta vẫn chưa có một công
trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về lý luận văn hóa ứng xử với môi trường tự
nhiên. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu này đều chỉ ra rằng, trong khai thác tài nguyên
và bảo vệ môi trường, yếu tố tri thức bản địa đóng vai trò rất quan trọng với tư cách là cơ
sở văn hóa ứng xử với tài nguyên và môi trường. Kinh nghiệm cho thấy rằng các dự án
khai thác tài nguyên và cải tạo môi trường mà bất chấp tri thức bản địa – yếu tố cơ bản
của văn hóa ứng xử với môi trường địa phương đều thất bại và đưa tới hậu quả cạn kiệt
tài nguyên, mất cân bằng sinh thái và suy thoái môi trường7.
Trên cơ sở phân tích những nghiên cứu về văn hóa ứng xử với môi trường tự
nhiên, chúng ta có thể rút ra những điểm cốt lõi trong quan niệm về văn hóa ứng xử với
môi trường tự nhiên, đó là:
- Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên là một bộ phận của văn hóa đạo đức
môi trường và nhân cách con người.
- Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc,
chuẩn mực nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình với môi trường sao cho
phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội và với sự phát triển
môi trường một cách bền vững.
- Nhờ những quy tắc và chuẩn mực này mà con người tự giác điều chỉnh hành vi
của mình với môi trường tự nhiên.
Như vậy, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên thể hiện hành vi của con người

đối với môi trường vừa mang tính bắt buộc và vừa mang tính tự giác. Nó mang tính bắt
buộc vì đó là chuẩn mực và quy tắc xã hội. Nó mang tính tự giác vì ở đây khi cá nhân và
cộng đồng thực hiện các quy tắc và chuẩn mực đối với môi trường do bị thôi thúc của
lương tâm, do tự ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với môi trường. Họ
nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường vì cuộc sống của mình, của cộng
đồng và xã hội.
2. Đặc điểm môi trường tự nhiên của Việt Nam
Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, với các tọa độ trên đất liền
23o23’ Bắc trên sơn nguyên Đồng Văn và 8 o31’ Bắc tại mũi Cà Mau, 102 o10’ Đông trên
7

Hà Huy Thành – Vũ Cao Đàm, Cơ sở xã hội nhân văn trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên, môi trường trong
quá trình CNH, HDH ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008

5


núi Pulasan và 109o24’ Đông tại bán đảo Hòn Gốm. Phần đất liền kéo dài 15 vĩ tuyến và
tương đối hẹp ngang, bù lại phần trên biển mở khá rộng về phía đông, đồng thời xuống
thêm một ít về phía nam. Diện tích phần đất liền là 330.991km 2 còn phần lãnh hải và
vùng đặc quyền kinh tế trên biển khoảng gần 1.000.000 km2.
Về mặt địa hình – địa hình Việt Nam rất đa dạng, phức tạp, thay đổi từ bắc chí
nam, từ tây sang đông, từ miền núi đến miền đồng bằng và bờ biển, hải đảo. Đồi núi là bộ
phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam, chiếm đến ¾ diện tích lãnh thổ.
Vùng đồi núi của nước ta tuy thấp nhưng lại rất hiểm trở, giao thông đi lại rất khó khăn,
vì bị chia cắt bởi một mạng lưới sông ngòi dày đặc, rất khó khai thác để phát triển kinh tế
và quần cư. Tương phản với vùng đồi núi là vùng đồng bằng, chỉ chiếm ¼ diện tích,
nhưng là vùng đất đai bằng phẳng, phù sa mầu mỡ, rất thuận tiện cho việc quần cư và
khai thác kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp, vì thế từ lâu đây là cái nôi của nền văn
minh lúa nước, nuôi được một mật độ dân cư lớn, có nơi tới 1000 người/km 2.

Về mặt khí hậu – khí hậu Việt Nam rất đặc sắc so với các nơi khác trên thế giới
nằm cùng vĩ độ, không khô hạn như Bắc Phi, không nóng ẩm quanh năm như ở các quần
đảo Đông Nam Á, mà lại có một mùa đông rõ rệt ở phía bắc, một mùa khô kéo dài ở phía
nam. Việt Nam là nơi gặp gỡ của nhiều hoàn lưu khí quyển. Tuy vậy, nếu nhìn chung
theo tính chất trội, thể hiện trong các trị số trung bình năm, phản ánh qua lớp phủ thổ
nhưỡng-sinh vật và trong diễn biến mùa thì có thể nói rằng khí hậu Việt Nam là khí hậu
nội chí tuyến gió mùa ẩm, đa dạng và thất thường.
Về mặt thủy văn- các lưu vực sông lớn đều có một bộ phận nằm ngoài lãnh thổ.
Đối với sông Hồng, diện tích lưu vực bên ngoài lãnh thổ Việt Nam chiếm 57,3%, đối với
sông Mã là 38%, sông Cả 34,8%, còn sông Cửu Long lên tới 91%. Trong tổng lượng
nước của Việt Nam là 839 tỷ m 3/năm thì phần từ bên ngoài chảy vào chiếm gần 60%,
riêng với sông Cửu Long tỷ lệ này là 89%. Tình hình này mang đến những hệ quả về hạn,
lụt, về nguồn cung ứng cho các nhu cầu về nước trên toàn quốc và cả về sự ô nhiễm
nước, mà chúng ta cần phải chú ý xem xét, nhất là khi nguồn nước càng ngày càng có xu
thế thiếu hụt, chủ yếu là về mùa khô.
Việt Nam là một quốc gia có vùng biển lớn ở khu vực Đông Nam Á. Theo Công ước
của Liên hiệp quốc về Luật biển (năm 1982) thì ngoài phần lục địa với diện tích trên 331,2
nghìn km2, Việt Nam còn có cả vùng biển thuộc chủ quyền gần 1 triệu km 2, gấp khoảng 3 lần
diện tích đất liền, có đường bờ biển dài 3260 km, trải dài 13 vĩ độ từ Bắc xuống Nam, có hơn
3 triệu ha đất ngập nước ven bờ với nhiều tài nguyên và các hệ sinh thái quý giá. Biển luôn
gắn bó chặt chẽ với hoạt động sản xuất, đời sống của dân tộc Việt Nam và ngày càng có vai
trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực kinh tế mũi nhọn đều gắn kết với biển như dầu khí, nuôi trồng, khai thác và
chế biến thuỷ hải sản, giao thông hàng hải và dịch vụ cảng biển, xuất-nhập khẩu, du lịch,…
Những điều kiện của môi trường tự nhiên nêu trên đã có ảnh hưởng rất lớn đến tập
quán sản xuất, đến đời sống sinh hoạt của người Việt. Để có thể thích nghi và khai thác có
hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên, người dân đã có những phương thức sống khác
nhau trong những thời kỳ lịch sử nhất định. Điều này được thể hiện rất rõ trong văn hóa ứng
xử của người Việt với môi trường tự nhiên.
3. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

Do tính đa dạng của môi trường sinh thái, là cơ sở cho việc phát triển một nền
nông nghiệp đa dạng phong phú, thu hút đại đa số lao động, quyết định đời sống của đại
bộ phận dân cư. Chính vì sự khác nhau của những điều kiện sinh khí hậu đã dẫn đến
6


những khác biệt trong tập quán sản xuất, trong lối sống, sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở
các khu vực khác nhau.
Con người sống trong mối quan hệ chặt chẽ với môi trường tự nhiên- cách thức
ứng xử với môi trường tự nhiên là thành tố quan trọng thứ 3 của mỗi hệ thống văn hóa.
Văn hóa ứng xử truyền thống của người dân Việt Nam với môi trường tự nhiên chính là
thái độ sống hài hòa với thiên nhiên. Văn hóa ứng xử hài hòa với thiên nhiên trước hết
được thể hiện trong tâm thức của người dân dưới dạng quan niệm vừa mang tính bác học,
vừa mang đậm tính triết lý sống dân gian: “Thiên –Nhân hợp nhất”, “Thiên – Địa – Nhân
hòa”… Đồng thời, lối sống hài hòa, nương nhờ vào thiên nhiên còn được thể hiện đậm
nét qua nếp làm, nếp ăn, xây cất nhà cửa, đi lại, tín ngưỡng,…
3.1. Văn hóa ứng xử truyền thống với môi trường tự nhiên
3.1.1. Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên trong đời sống, sinh hoạt
Văn hóa ẩm thực - văn hóa ẩm thực Việt Nam có quan hệ mật thiết với sinh thái
môi trường. Đặc biệt, người Việt đã biết tận dụng rất nhiều nguồn lương thực và thực
phẩm tự nhiên để chế biến thành những món ăn ngon, có tác dụng bổ trợ, nâng cao sức
khỏe và chữa một số bệnh thông thường.
Trong cơ cấu bữa ăn bộc lộ rất rõ dấu ấn của truyền thống văn hóa nông nghiệp
lúa nước. Đó là cơ cấu ăn thiên về thực vật, với thành phần và khối lượng theo thứ tự
giảm dần cơm – rau – cá, thịt.
Ngoài việc sử dụng lương thực, thực phẩm có sẵn trong tự nhiên, người dân còn
chế biến món ăn phù hợp với thời tiết, khí hậu, mùa nào thức nấy. Vào mùa nóng, người
dân thường ăn những món ăn thiên về hàn tính, như: rau quả, tôm, cá, cua,… để giải
nhiệt; mùa lạnh thích ăn những món giúp cơ thể giữ nhiệt, như: xào, rán,… Ẩm thực Việt
Nam còn đặc trưng với sự phối trộn và tổng hợp nhiều nguyên liệu, gia vị trong chế biến

thức ăn, đảm bảo cơ cấu đủ chất: bột – nước – khoáng – đạm –béo; đủ vị: chua – cay –
mặn – ngọt –đắng; đủ màu sắc: trắng – xanh –vàng –đỏ -đen. Các gia vị để chế biến món
ăn cũng rất phong phú, bao gồm nhiều loại rau thơm như húng thơm, tía tô, kinh giới,
hành, thìa là, mùi tàu, ….; gia vị thực vật như ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng, chanh quả;
các gia vị lên men như mẻ, mắm tôm, dấm, ….Các gia vị đặc trưng nói trên được sử dụng
một cách tương sinh hài hòa với nhau và thường thuận theo nguyên lý “âm dương phối
triển”, như món ăn dễ gây lạnh bụng thường đi kèm với gia vị cay nóng.
Tuy có những đặc điểm chung như trên, nhưng đối với mỗi vùng đều có phong
cách ẩm thực đặc trưng khá riêng biệt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của mỗi vùng.
Ẩm thực miền Bắc: thường không đậm các vị cay, béo ngọt bằng các vùng khác,
chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Sử dụng nhiều món rau và các loại thủy sản
nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá … mà đại diện tiêu biểu là phong cách ẩm thực của
người Hà Nội. Người Hà Nội nổi tiếng sành ăn, tinh tế trong lựa chọn và chế biến món
ăn. Ăn uống của người Hà Nội không đơn giản chỉ là cung cấp nguồn năng lượng duy trì
sự sống của con người mà nó đã được nâng lên thành một nghệ thuật. Vẫn là công thức
truyền thống của bữa cơm Việt Nam ở mọi miền đất nước: cơm + rau+cá, thịt … nhưng
với sự chế biến tinh tế tạo cho người ăn cảm giác ngon miệng, thích thú khó quên. Cách
ứng xử thanh lịch trong ẩm thực của người Hà Nội là biết cách chọn các cây gia vị của tự
nhiên trong khung cảnh Hà Nội.
Ẩm thực miền Trung so với những vùng miền khác thì đặc biệt hơn bởi quanh
năm mùa nóng thì hạn hán, nắng như đổ lửa; nhưng khi mùa mưa đến thì bão lụt khắp
7


nơi mang theo cái lạnh như cắt vào da thịt. Người miền Trung ưa dùng các món ăn có vị
đậm hơn, nồng độ mạnh, màu sắc hồng mộc mạc.
Ẩm thực miền Nam, với sự trù phú về các nguồn lợi tự nhiên, vùng đất “làm chơi
ăn thiệt” với việc sử dụng nhiều hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá,
tôm, cua, ốc biển). Nói đến Nam Bộ không thể không đề cập đến món mắm. Món mắm
thực sự là một sáng tạo độc đáo của người Nam Bộ. Mắm chủ yếu được chế biến từ cá,

ngoài ra còn có mắm rươi, mắm ba khía,…
Có thể nói, tính hoang dã và tính sáng tạo là những đặc trưng trong văn hóa ẩm
thực của người Việt, nhưng thể hiện rõ nét nhất là ẩm thực Nam Bộ, hầu hết các món ăn
đều gắn liền với môi trường tự nhiên, môi trường sông nước. Tính hoang dã thể hiện ở
khía cạnh con người tận dụng các nguồn lợi từ thiên nhiên để làm ra các món ăn cho
mình, đó là thái độ ứng xử với thiên nhiên. Tính sáng tạo thể hiện ở khía cạnh con người
cải tạo thiên nhiên, buộc thiên nhiên phải phục vụ nhu cầu của mình.
Cách uống của người Việt cũng rất đa dạng, thể hiện cách ứng xử hợp lý, tận dụng
luôn những cây lá có sẵn trong thiên nhiên, những sản phẩm thực vật đặc thù của nghề
trồng trọt, như: trầu cau, thuốc lào, rượu, nước chè… Mỗi vùng, tùy thuộc vào môi
trường tự nhiên mà có cách thức uống khác nhau. Như việc uống chè cũng thấy muôn
màu muôn vẻ. Chè là loại lá có tính mát, giải độc, là thức uống quen thuộc bên cạnh nước
vối, nước lá …. Cũng là cách uống chè tươi, nhưng người miền Bắc thường hãm lá chè
bằng nước sôi vào mùa đông có nơi còn cho vào ít gừng để giữ ấm. Người miền Nam, do
khí hậu nóng quanh năm nên họ thường có thói quen pha trà sẵn loãng trong bình to để
uống thường xuyên trong ngày, thường uống trà bằng những cái tô, cái chén to. Trong
khi đó, với thời tiết nhiều tháng lạnh và ẩm ướt, người dân miền Bắc lại ưa uống trà
nóng, đậm và xem trà như một thứ văn hóa tao nhã, từ tốn. Bởi vậy, với người dân miền
Bắc uống trà mang ý nghĩa thưởng thức nhiều hơn là mục đích giải khát như cư dân miền
Nam. Tục uống trà sở dĩ phổ biến và gắn bó với người Việt vì nhiều lý do, nhưng chủ yếu
có lẽ là vì đó là đồ uống của văn hóa nông nghiệp của những người ưa chuộng cuộc sống
ổn định, luôn bình thản. Ẩm thực đối với người Việt không chỉ đáp ứng yêu cầu dinh
dưỡng sinh học mà nó đã trở thành một nền văn hóa – văn hóa ẩm thực hài hòa với tự
nhiên, vừa điềm đạm vừa tinh tế, sáng tạo.
Kiến trúc nhà cửa - lối xây dựng nhà ở là một biểu hiện rõ nét về tính đa dạng của
khí hậu trên lãnh thổ Việt Nam, có liên quan đến môi trường sống, tập quán sinh hoạt, lối
sống của cư dân các vùng, thể hiện tính hài hòa, linh hoạt trong ứng xử với môi trường tự
nhiên.
Một ngôi nhà được xem là hợp lý khi đáp ứng được các yêu cầu sau: Thứ nhất là:
“nhà cao, cửa rộng”; cao ở đây là nền cao và mái cao để đối phó với ngập lụt, ẩm ướt,

côn trùng và tạo khoảng không gian thoáng mát trong nhà đối phó với cái nóng, nắng;
cửa rộng để đón gió thổi vào nhà cho thoáng mát và tránh cái nắng xiên khoai và tránh bị
mưa hắt. Theo kinh nghiệm dân gian tuyệt nhiên không làm cổng và cửa thẳng hàng để
tránh gió độc, gió mạnh. Thứ hai là lựa chọn hướng nhà và hướng đất: hướng điển hình là
hướng Nam làm cửa chính của ngôi nhà. Bởi vì Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa,
phía Đông là biển, phía Tây là núi, với hai mùa gió chính: gió Đông Bắc khô, lạnh về
mùa đông và gió Đông Nam mát mẻ về mùa hè. Vì vậy, hướng Nam là hướng tối ưu
nhất: buổi sáng và chiều không bị nắng chiếu xiên, tránh được cái nóng từ phía Tây, cái
bão từ phía Đông, gió lạnh từ phía Bắc, tận dụng được gió mát từ hướng Nam thổi đến
vào mùa nóng.
8


Chọn đất để làm nhà cũng là nhân tố rất quan trọng, nó tạo ra vi khí hậu cho ngôi
nhà, vị trí xây nhà thường thỏa mãn các tiêu chí “nhất cận thị, nhị cận lân, tam cận giang,
tứ cận lộ, ngũ cận điền”. Người Việt coi tính hợp lý gắn liền với ăn, ở, đi lại và các giao
tiếp thuận lợi. Sự thích ứng với môi trường tự nhiên trong nếp ở còn được thể hiện rất rõ
trong việc lựa chọn các nguyên vật liệu xây nhà và trong cách thiết kế cấu trúc nhà cửa.
Nguyên vật liệu để dựng nhà cửa thường được người dân tận dụng các nguyên vật liệu
sẵn có trong thiên nhiên. Tre, gỗ là nguyên liệu quan trọng trong xây dựng nhà cửa,
thường được sử dụng để làm cột kèo nó giúp cải thiện môi sinh, làm không khí mát mẻ,
che chắn gió bão. Mái nhà thường được lợp bằng các vật liệu thực vật: rơm, rạ, lá cọ, lá
dừa,… Tường nhà thường được làm bằng đất nung.
Nhìn chung, trong việc ở có sự hài hòa về môi trường tự nhiên, đặc biệt là phải hài
hòa về khí hậu: gió cần vừa phải, nước cũng cần vừa phải, không ít quá, không nhiều
quá, không tù đọng, nhưng cũng không chảy nhanh quá … một ngôi nhà tốt cần phải hài
hòa về vị trí phù hợp với phong thủy của từng địa điểm được chọn để xây nhà.
Tuy nhiên, kiến trúc nhà ở của người dân Việt Nam ở các vùng khác nhau cũng có
những nét đặc trưng. Điều đó xuất phát từ điều kiện sinh khí hậu của từng vùng có thể
đưa ra các giải pháp xây dựng thích hợp, tạo ra không gian ở có được những điều kiện tối

ưu của môi trường sống.
Nam Bộ ít có bão, lại nhiều kênh rạch, con người phải dồn sức vào chăm chút ghe
xuồng và vườn tược, nhà cửa đơn sơ. Mấy cây que làm cột, làm kèo, một ít lá dừa nước
vừa lợp mái vừa thưng vách.
Trung Bộ cát trắng, đất sỏi, gió Lào, mưa nhiều, bão lắm nên mái nhà thấp. Mái
lợp dày, cột lớn, mộng mạng chắc chắn, nhà có thể khiêng đi nơi khác mà không hư
hỏng.
Bắc Bộ nhà ở của người dân là một loại nhà không hoàn toàn để ở mà là vừa ở,
vừa sản xuất, vừa là nơi giao tiếp, vừa làm kinh tế vườn. Kỹ thuật làm nhà đầu tiên phải
đảm bảo phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương, khai thác triệt để tài nguyên vật
liệu xây dựng tại chỗ hoặc tự làm, tự trồng được, và thừa kế được các kinh nghiệm cổ
truyền nhiều mặt. Đối với những người dân vùng ven biển như vùng Hải Hậu không mở
cửa chính ở gian giữa mà lại mở ở hai gian bên, nhỏ hơn. Gian giữa xây kín lại để che cột
chính ở gian giữa này với hệ thống giằng chống bão. Người Bắc Bộ thường muốn xây
dựng ngôi nhà của mình theo kiểu bền chắc, to đẹp.
Miền núi xa biển gần rừng, sẵn mưa nhưng ít bão nên nhà sàn cao, mái doãng, lợp
ngói máng hoặc lợp bằng những mảng gỗ pơ mu, gỗ hoàng la chẻ mỏng. Hầu như nhà
nào cũng có một hàng rào nứa vót nhọn cao vây quanh để chống thú dữ. Ở Tây Nguyên,
nắng lửa, mái nhà được làm theo kiểu nhọn vút, kèo cột vững chãi, với hoa văn và tượng
gỗ trang trí cho nhà của người sống lẫn người chết.
Ở Huế lại có đặc trưng kiến trúc riêng: đó là nhà vườn. Mỗi nhà vườn gồm hai
bộ phận chính: ngôi nhà rường làm bằng gỗ (1, 3, hoặc 5 gian 2 chái) và khu vườn bao
bọc xung quanh. Trước khi xây dựng nhà cửa, người Huế thường cho quy hoạch kiến
trúc theo các nguyên tắc của thuật phong thủy. Ở những ngôi nhà vườn hoàn chỉnh,
những đường nét kiến trúc đã đạt đến mức quy chuẩn, tinh xảo, mang tính thẩm mỹ cao.
Giao thông- để đối phó với điều kiện tự nhiên – địa hình sông nước, giao thông
đường thủy phát triển và trở thành phương tiện vận chuyển chủ yếu và phổ biến của
người Việt. Từ ngàn xưa người Việt đã biết làm những con sông đào nối liền các phá và
sông lớn với nhau. Sông ngòi khiến cho giao thông đường bộ trở lên khó khăn hơn, bởi
vậy các cây cầu đã được xây dựng với đủ loại chất liệu: cầu tre, cầu gỗ, cầu đá, ….

9


Giao thông đường bộ ở Việt Nam xưa ít phát triển. Phương tiện đi lại và vận
chuyển, ngoài sức trâu, voi, ngựa, thì phổ biến là đôi chân.
Trang phục - nếu nền văn hóa ẩm thực là tận dụng môi trường tự nhiên thì văn
hóa mặc cùng với văn hóa đi lại là ứng phó với môi trường tự nhiên. Đối với con người,
mặc là một vấn đề hết sức quan trọng. Nhưng mặc không chỉ đơn thuần là ứng phó với
môi trường tự nhiên mà còn có ý nghĩa xã hội. Mặc trở thành một yếu tố không thể thiếu
trong mục đích làm đẹp. Sự thích ứng với thiên nhiên được thể hiện từ việc lựa chọn màu
sắc, chất liệu may mặc cho đến việc hình thành cách thức trang phục.
Từ xưa người Việt đã biết lựa chọn các chất liệu may mặc có sẵn trong tự nhiên,
các chất liệu thực vật đặc thù như tơ chuối, tơ đay, gai, sợi bông phù hợp với điều kiện
khí hậu nóng, ẩm, đem lại những sản phẩm độc đáo. Trong đó, nổi tiếng nhất phải kể các
loại vải được làm từ chất liệu tơ tằm. Trang phục bằng tơ tằm vốn được dân ta từ xưa đến
nay ưa thích, mùa hè mặc thì mát, mùa đông mặc thì ấm. Nghề trồng dâu nuôi tằm đã
xuất hiện ở nước ta từ rất lâu đời, với nhiều giống tằm khác nhau phù hợp với các loại
thời tiết nóng, lạnh, khô ẩm. Từ tơ tằm, nhân dân ta đã dệt nên nhiều loại sản phẩm rất
phong phú: tơ, lụa, lượt, là, gấm, vóc, nhiễu, the, …. mỗi loại có hàng chục mẫu mã khác
nhau.
Sắc màu trang phục của người Việt cũng nói lên cảm quan thẩm mỹ của con người
sống chan hòa giữa thiên nhiên. Trong điều kiện thời tiết nắng lắm, mưa nhiều màu sắc
trang phục của người Việt xưa thường chọn gam màu chủ đạo là đen, nâu sậm, ít khi mặc
màu trắng, màu nhuộm được lấy từ cây cỏ quanh nhà như lá sồi, lá bàng, vỏ trâm bầu …
vừa bền màu vừa dễ tìm. Cách thức trang phục của người Việt thể hiện tính linh hoạt và
chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên- đó là: khí hậu nóng bức của vùng nhiệt đới.
Miền Bắc có một mùa đông lạnh và để đối phó với cái lạnh thì trong trang phục
ngoài váy yếm, chiếc áo dài tứ thân người dân ở đây còn có thêm áo kép, áo mền, áo
bông. Ngoài ra, người dân còn sử dụng áo tơi để tránh mưa, tránh gió rét và tránh nóng
vào mùa hè. Đây là một trong những sản phẩm văn hóa tiêu biểu của cư dân nông nghiệp

ở Việt Nam được sản sinh trong quá trình lao động, nhằm thích ứng với những điều kiện
tự nhiên của vùng khí hậu nhiệt đới – gió mùa. Có thể nói, áo tơi là sự kết hợp hài hòa
giữa tính khoa học và thực tiễn đời sống của cư dân nông nghiệp. Để làm được một chiếc
áo tơi cần phải có tối thiểu hai loại vật liệu để làm khung và để kết áo. Vật liệu làm
khung được lấy từ nan tre cật, song mây hoặc cuống lá cọ. Những vật liệu này cần bền,
đàn hồi, chịu được mưa nắng và không bị mối mọt. Vì vậy, chúng thường được sơ chế
trước khi dùng bằng cách ngâm trong nước ao vài tháng, luộc bằng nước lá đắng hoặc
đơn giản là gác lên giàn bếp để được xông khói. Nhờ vậy mà bộ khung áo tơi có thể sử
dụng nhiều năm mà vẫn không hỏng. Vật liệu kết áo thường dùng là lá nón, lá cọ . Trước
khi kết, lá được chọn kĩ lưỡng và ép phẳng, lá càng phẳng thì áo tới càng nhẹ và kín. Sau
đó, lá áo được ken lại với nhau thành từng lớp, dài từ cổ tới gấu. Vào mùa đông rét,
người phụ nữ miền Bắc còn chít khăn vuông. Có nhiều cách chít khăn tùy theo thời tiết
và phong tục địa phương. Khi trời rét đậm, người phụ nữ đi ra đường thường chít khăn
xuống cằm hay chỉ chùm phần tóc vấn theo kiểu chít khăn mỏ quạ hoặc hình đồng tiền
vào mùa nóng. Bên cạnh màu thâm và nâu là màu nền, được ưa chuộng trong y phục cư
dân đồng bằng sông Hồng, nghề nhuộm cổ truyền cũng đã tạo ra từ các chất liệu tự nhiên
các màu sắc vải, lụa, phù hợp với từng lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, đẳng cấp, với cư
dân nông thôn hay đô thị, như màu tam giang của nhiễu, phù hợp với tuổi già, màu hoa
hiên mang dáng vẻ quê mùa, màu cánh kiến của các bà chịu phận góa bụa, các màu thanh
10


thiên, hồ thủy, nguyệt bạch dùng may các loại áo mớ ba mớ bảy mà các bà các cô ở đô
thị hay ưa dùng.
Người miền Nam trong điều kiện thời tiết hai mùa mưa nắng rõ rệt, trang phục
thường mát mẻ và tiện dụng mà điển hình là chiếc áo bà ba và chiếc khăn rằn. Người
miền Nam xưa, thường mặc áo bà ba đen. Bởi, nó vừa sạch vừa dễ giặt giũ. Vải may là
loại vải một, vải ú,… rất mau khô sau khi giặt. Bên cạnh đó, chiếc áo bà ba còn có nhiều
tiện dụng khác như: áo được xẻ hai bên hông làm cho người mặc cảm thấy thoải mái, gần
vạt áo lại có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ. Chính vì sự

tiện dụng và sự thoải mái này mà chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở miền Nam mặc
ngay cả lúc đi làm ruộng, đi chợ, đi chơi,… Cùng với chiếc áo bà ba, chiếc khăn rằn cũng
là hình ảnh hết sức quen thuộc của người miền Nam. Theo các nhà nghiên cứu thì chiếc
khăn rằn có nguồn gốc từ người Khmer. Khăn rằn có chiều dài khoảng 1,2 m, rộng
khoảng 40-50 cm, thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Chính vì sự tiện ích
của nó mà chiếc khăn rằn phổ biến không có sự phân biệt về dân tộc, giới tính khi sử
dụng nó.
Để đối phó với nắng mưa, dân ta rất coi trọng trang phục đội đầu, tiêu biểu là cái
nón. Ở Việt Nam cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều có những vùng làm nón nổi tiếng, và
mỗi loại nón ở từng địa phương đều mang sắc thái riêng. Nón Lai Châu của đồng bào
Thái; nón Cao Bằng của đồng bào Tày sơn đỏ; loại nón đặc trưng cho dân Kinh Bắc – Hà
Nội là nón thúng. Nón làm bằng lá, mặt phẳng và rộng, thành cao được ken bằng lá cọ
mỏng, khâu bằng móc trắng, phía trong thêu hoa văn hoặc dùng những mảnh gương nhỏ
xếp hình hoa và rồng phượng, vừa đẹp lại vừa là tấm gương soi để các cô kín đáo sửa tóc
sửa mày.
Chiếc nón Việt Nam được làm ra để che mưa, che nắng. Nó là vật dụng không thể
thiếu của những người lao động một nắng hai sương. Nhưng công dụng của nó không
dừng lại ở đấy, nó đã trở thành một phần cuộc sống của người Việt Nam. Trên đường xa
nắng gay gắt hay những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng tre cô gái có thể
dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Bên giếng nước trong, giữa cơn khát cháy cổ, nón có thể
trở thành chiếc cốc vại khổng lồ bất đắc dĩ, hay có thể thay chiếc chậu vục nước mà áp
mặt vào đó cho giải bớt nhiệt.
Một vật dụng nữa cùng với chiếc nón gắn bó mật thiết trong đời sống của người
Việt – đó là đôi guốc. Đôi guốc có vai trò quan trọng trong việc giữ ấm cho đôi chân.
Guốc thường được làm bằng gỗ, có mũi uốn cong để bảo vệ ngón chân, quai dọc thì tết
bằng mây, mỗi vùng đều có cách trang trí cho đôi guốc rất độc đáo, như: Phú Yên đuôi
guốc có thể dùng vải se lại, mềm, êm, cho khỏi đau chân, guốc sản xuất ở Phú Yên không
sơn, giữ nguyên màu trắng của gỗ, thường là cây lòng mực; Huế đôi guốc được sơn màu
(thường là màu đen hoặc màu nâu), phía bàn chân là một hình tam giác màu nhạt hơn; Hà
Nội đôi guốc thường được sơn, xì hoa. Đi guốc dưới màu xanh của những hàng cây sấu

cổ thụ đã là nét đẹp một thời của thiếu nữ thủ đô.
Ngày nay, xã hội phát triển, đời sống con người được nâng lên. Từ nhu cầu mặc
ấm đã được nâng lên thành mặc đẹp. Màu sắc đa dạng hơn, nhiều kiểu cách hơn …. Dù
vậy, chiếc áo tứ thân (miền Bắc), chiếc áo bà ba, chiếc khăn rằn (miền Nam), chiếc áo
chàm (Tây Bắc) không hề mất đi bởi đó là biểu tượng đặc trưng riêng của người dân mỗi
vùng – nhất là phụ nữ. Và nó cũng là một biểu tượng của bản sắc văn hóa cần lưu giữ.
Tóm lại, sống gắn bó, hài hòa với thiên nhiên là cách ứng xử thông minh và phù
hợp nhất của người Việt Nam với môi trường thiên nhiên trải qua hàng nghìn năm nay.
11


Họ vừa biết tận dụng thế mạnh của nền văn minh nông nghiệp để tạo ra những trang phục
rất linh hoạt vừa thích nghi vừa đối phó lại với những điều kiện khắc nghiệt của môi
trường tự nhiên, vừa biến trang phục thành những vật trang điểm làm đẹp cho con người.
Văn hóa tín ngưỡng cũng giống như các bộ phận khác của văn hóa Việt Nam đều
mang những đặc trưng của văn hóa nông nghiệp. Tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên
nhiên - thể hiện ở tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Đặc biệt, tín ngưỡng Việt Nam là tín
ngưỡng đa thần và âm tính, trọng tình cảm, trọng nữ giới. Các vị thần ở Việt Nam chủ
yếu là nữ giới, thường là các bà mẹ, các Mẫu, như: thờ Tam phủ (Bà Trời, Bà Đất, Bà
Nước); Tứ phủ (Bà Mây-Mưa-Sấm-Chớp). Ngoài ra, người Việt còn thờ động vật và thực
vật, những con vật và cây trồng gần gũi với cuộc sống của người dân, như: chim, rắn, cá
sấu, cây lúa, cây cau, cây đa, … Mỗi vùng, mỗi dân tộc tuy có chung các vị thần nhưng
mỗi nơi có một quan niệm, thờ cúng khác nhau, như thờ Thần Nước.
Lễ cúng Thần Nước là một lễ hội có tính truyền thống của dân tộc ta, nói lên tính
trọng nông của cư dân người Việt ngày xưa. Đồng thời nó cũng phản ánh tâm lý thờ các
thần tự nhiên trong thời buổi sơ khai của dân tộc.
Đối với người Êđê ở Tây Nguyên, hàng năm đều có phong tục cúng bến nước.
Đây là một trong những nghi lễ rất quan trọng đối với họ. Cúng bến nước là để cầu cho
nước sạch, nước trong, mang lại sức khỏe cho buôn làng. Ngay từ sáng sớm, chủ bến
nước đã đánh những hồi chuông dài báo cho buôn làng biết là sắp tổ chức lễ cúng bến

nước để ở nhà tham gia, không ai được đi rẫy.
Theo phong tục, vật cúng là một con lợn bao gồm cả đầu, mình, đuôi và nội tạng
được nấu chín. Lễ cúng có 3 phần: Phần thứ nhất là cúng tại bến nước để cầu cho thần
nước mang lại sức khỏe cho buôn làng, tiếp đó là cúng tại hàng rào trước khi mang nước
vào nhà và cuối cùng là cúng tại nhà của chủ bến nước.
Có thể nói, đây là một nghi lễ khá độc đáo của dân tộc Êđê cần bảo tồn và phát
huy. Vì bên cạnh tín ngưỡng, việc già làng kêu gọi con cháu trong buôn phải biết giữ gìn
cho nguồn nước sạch sẽ, trong lành, không được làm ô nhiễm môi trường nước là một
trong những chủ trương mà cả xã hội đang hướng tới8.
Với người Thái, Mường, … ở Tây Bắc có lễ hội cầu an. Lễ hội thường được tổ
chức vào cuối tháng giêng, đầu tháng hai âm lịch hàng năm (dịp tết Nguyên đán), gắn với
tục giết trâu hiến sinh cầu và tạ thần linh, được biểu hiện qua tiếng sấm, tức lời phán
quyết của vua trời, qua hình tượng thủy thần, thuồng luồng...Lễ hội cầu an cho bản
mường của một số tộc ít người sở dĩ thu hút được sự tham gia tổ chức, đóng góp... của
các bản, mường là bởi, trước hết nó gắn với nghi lễ hiến sinh thờ thần nước, nguồn nước,
vị thần gắn bó chặt chẽ với đời sống tâm linh của cộng đồng. Thứ nữa, theo quan niệm
lâu đời của người dân bản mường, nếu không tổ chức lễ cúng trong toàn bản, toàn
mường, không hiến lễ vật (trâu, cặp trâu) cho tổ tiên và các vị thần linh thì cuộc sống vật
chất và tâm linh của con người trong cộng đồng sẽ gặp những trắc trở, không thuận lợi,
thần không phù hộ cho được nhân khang, vật thịnh, cộng đồng bình an. Chính vì thế mà
để được bình yên, cộng đồng người Thái, Mường... sử dụng một thế ứng xử rất quen
thuộc của các cư dân Việt và cư dân các tộc ít người trên đất Việt, là hiến tế lễ vật (trâu,
bò, heo, gà... thảng hoặc kể cả người nữa) cho thần linh, mà ở đây là thủy thần, thần
nước, thần nguồn nước... dưới dạng con thuồng luồng, con giải, con giao long...
Các nghi lễ chính trong lễ hội cầu an bản mường vừa bộc lộ tín ngưỡng thờ phụng
thủy thần (thần nước, thần nguồn nước, sấm báo mưa) vừa thể hiện tín ngưỡng gắn với
8

nguồn:
12



thời săn bắn, hái lượm nguyên thủy. Tuy nhiên, bằng vào tục hiến sinh trâu, có thể thấy
nghi lễ chính là cầu thần nước, cầu tổ tiên cho làng bản bình an, làm ăn phát đạt, người
vật phát triển.
Đối với người Khmer- họ cho rằng, nước là một dạng vật chất, có mặt trong vũ trụ
từ rất sớm – nước kết hợp với ba dạng vật chất khác là đất, lửa và gió tạo nên mọi thứ
trên thế gian, trong đó có cả con người. Nói cách khác, bốn yếu tố đất, nước, lửa, gió đã
cấu thành nên vạn vật. Nước còn là biểu tượng của sự tinh khiết, trong trắng, mềm mại,
hiền hòa, tự do … Và, vì thế mà người phụ nữ trong cách nhìn của người Khmer được
xem như một biểu tượng của nước.
Trong quan niệm của họ, nước trong vũ trụ gồm ba loại cơ bản:
Tưk-om-rach: là loại nước của tầng trời, nước thiêng, nước của thánh thần. Nước của
cõi trần: đó là thứ nước của thế giới tự nhiên được “trời ban tặng” cho con người, như
nước mưa, nước sông suối, nước ngầm, nước trong các loại quả (dừa, thốt nốt) … Nước
của thế giới ma quỷ: là thứ nước chảy ra từ các cống rãnh, xác chết, dơ bẩn, những chất
thải mà con người vứt đi và chỉ dành cho loài ma quỷ sử dụng. Có thể nói trong cộng
đồng người Khmer nước đã gắn bó mật thiết với đời sống thường nhật và tâm linh. Nước
trong cách nhìn của người Khmer là một thứ rất hiền lành, nhưng cũng rất quyền năng,
luôn mang đến nguồn hạnh phúc cho con người. Chúng ta rất ít gặp, thậm chí chưa từng
thấy nước được hình tượng hóa bằng những điều ác, kẻ hủy diệt. Có chăng là hình ảnh
duy nhất về Neang-heng-pres-thô-ni (nữ thần Đất) xõa tóc biến thành biển nước mênh
mông dìm chết đội quân của Ma Vương mà ta thường thấy các họa sỹ Khmer vẽ hoặc đắp
nổi trên vách tường phía trước của ngôi Chánh Điện. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là hành
động trấn áp cái ác, cái vô minh để làm tăng thêm giá trị của cái thiện, cái tốt, cái đúng, là
biểu tượng cho sự chiến thắng của đạo Phật vừa mới định hình trong xã hội thời bấy giờ.
Rõ ràng nước ở đây có vai trò như một thứ phương tiện để thanh tẩy, diệt trừ cái xấu xa,
cũ kỹ và chứa đựng mầm móng của sự tái sinh (con người chết đi, tất phải được đầu thai,
tái sinh ở kiếp sống mới)9.
Sống trong khu vực có điều kiện địa lý khí hậu khắc nghiệt. Từ xa xưa, người

Chăm ở vùng Nam Trung Bộ đã thấy tầm quan trọng của nguồn nước trong đời sống sản
xuất nông nghiệp nói chung và nghề trồng lúa nước nói riêng. Bên cạnh việc xây dựng hệ
thống thuỷ lợi dẫn thuỷ nhập điền có tính khoa học cao, người Chăm đã có thái độ ứng
xử thân thiện, tôn thờ với môi trường tự nhiên nói chung và với nguồn nước nói riêng.
Với tín ngưỡng bản địa vạn vật hữu linh nằm chung trong cơ tầng văn hoá Đông Nam Á,
người Chăm quan niệm thế giới tự nhiên là thế giới của vô số các vị thần. Ngoài hệ thống
nhân thần, người Chăm còn thần thánh hoá những nhân vật có thật trong lịch sử đã có
công trong việc dẫn thuỷ nhập điền như Po Klongirai, Po Rame v.v…Quan niệm của
người Chăm về việc ứng xử với môi trường nước được thể hiện qua hệ thống nghi lễ
nông nghiệp khá hoàn chỉnh mà tiêu biểu là các lễ cầu mưa, lễ tế thần lửa để cầu mưa, lễ
khai mương đắp đập và lễ chặn nguồn nước. Những nghi lễ ấy thể hiện thái độ ứng xử
với môi trường nước từ khi cầu mưa xuống, khai mương cho nước vào đồng ruộng rồi
đắp đập ngăn không cho nước gây lũ lụt ngập úng. Những lễ diễn ra từ đầu nguồn nước,
trên đồng ruộng và cuối nguồn nước, nơi nguồn nước đổ ra biển cả và lại bốc hơi lên làm
mưa theo quy luật đất trời, vũ trụ và nhất quán thành một hệ thống. Những nghi lễ này
cũng thể hiện quan niệm của người Chăm Bàlamôn, con người là thực thể được hình

9

nguồn: (Hứa Sa Ny- Nước trong tâm thức của người Khmer)
13


thành từ vũ trụ, con người là Atman trong Brahman bao la vô vùng vô tận. Thế nhưng,
ngày nay, có một số nghi lễ đã không còn tồn tại.
Cho đến nay, về cơ bản, nước ta vẫn còn là một nước nông nghiệp, cho nên việc
cúng Thần Nước hàng năm cũng nhằm hướng đến một ước vọng an lành- mong cho mưa
thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Dù có quan niệm khác nhau về nước trong từng vùng
miền, từng nền văn hóa, từng truyền thống dân tộc, song, nước luôn chiếm vị trí hàng đầu
trong mọi thứ vật chất. Thiếu nước con người và các loài của thế giới tự nhiên sẽ phải đối

mặt với cái chết. Nhưng, nếu nước quá nhiều, bất bình thường cũng là điều tệ hại cho con
người, chưa kể đến những việc làm gây nên sự ô nhiễm môi trường nước đang diễn ra hết
sức nghiêm trọng như hiện nay, mà con người đang phải gánh chịu.
Lễ hội là nơi gìn giữ và phát huy được những yếu tố văn hoá cổ truyền, trong đó
có thái độ ứng xử vừa hoà mình thân thiện, vừa cải tạo và trân trọng, sùng bái thiên
nhiên,. Nguồn nước là cái đầu tiên của nền sản xuất nông nghiệp lúa nước nên luôn được
coi trọng. Việc có nên khôi phục lại các nghi lễ trong hệ thống nghi lễ đối với nguồn
nước của người Việt là vấn đề đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu và quản lý văn hoá,
nhất là trong giai đoạn phát triển văn hoá dân tộc gắn với phát triển du lịch như hiện nay.
Trong nhiều nghìn năm lịch sử, người dân Việt đã có nhận thức phong phú và kinh
nghiệm ứng xử nhìn chung đúng đắn đối với nước.
3.1.2 Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên trong tổ chức xã hội cộng đồng
Các tổ chức xã hội cộng đồng ở nước ta thường được hình thành và phát triển ở
những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc quần cư, giao thương và phòng thủ,
như: gần sông, biển với đất đai bằng phẳng và màu mỡ. Có hai loại tổ chức xã hội cộng
đồng chính, là: tổ chức xã hội nông thôn (làng), tổ chức xã hội đô thị.
Làng Việt (kẻ, thôn…) là một thiết chế xã hội, một đơn vị tổ chức chặt chẽ của
nông thôn Việt trên cơ sở địa vực, địa bàn cư trú; là sản phẩm tự nhiên phát sinh từ quá
trình định cư và cộng cư của người Việt; trồng trọt là điểm tập hợp cuộc sống cộng đồng
tự quản đa dạng và phong phú của người nông dân, ở đó họ sống, làm việc, quan hệ, vui
chơi, thể hiện mối ứng xử văn hoá với thiên nhiên của làng Việt, xã hội và bản thân họ.
Tổ chức xã hội tương ứng của những người nông dân đồng bằng sông Hồng tiêu
biểu nhất cho thiết chế làng xã của nước ta. Xét về hình thức, làng là một điểm tụ cư,
nhưng thực chất nó là một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp, một mặt nó được hình
thành trên cơ sở nền sản xuất nông nghiệp tiểu nông tự cấp tự túc, mặt khác nó là mẫu
hình xã hội phù hợp đảm bảo sự cân bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp ấy. Càng
đi xuống phía nam, cơ cấu làng Việt càng trở nên mờ hơn, lỏng lẻo dần ra, năng động
và bớt tính khép kín. Mô hình làng Bắc bộ bị đồng hoá kể từ Bắc Trung bộ, không giữ
tính chặt chẽ tới mức khép kín nữa mà mở rộng đến liên làng, chú trọng hơn đến dòng
họ, tộc họ. Càng cởi mở hơn, năng động hơn là làng Việt Nam Bộ. Làng Việt đồng

bằng sông Cửu Long, theo tác giả Nguyễn Phương Thảo, là làng khai phá, tuổi đời còn
trẻ (trên dưới ba trăm năm), định cư từ giồng xuống trũng, kéo dài trên diện rộng, lấy
kinh mương hay lộ giao thông làm trục (Khác làng Việt Bắc Bộ khép kín trên dỉa đất
ven sông, ven đồi, duyên hải…), nên thiếu chất kết dính chặt chẽ, phân vực cao và sớm
tiếp xúc với nền kinh tế hàng hoá. Như vậy, làng Việt ở các vùng khác nhau có những
khác biệt. Càng về phía Nam làng Việt càng mở, năng động, bớt những lệ làng.
Xét về cội nguồn, làng thời phong kiến và hiện tại, là sự phát triển mở rộng của
một gia đình lớn, một gia tộc từ thuở khởi đầu. Những cứ liệu điều tra cho tới gần đây
cho thấy hầu như các làng đều có một họ gốc, họ lớn nhất, rồi từ đó tiếp nhận thêm các
dòng họ mới bằng nhiều quan hệ khác nhau. Nhiều làng cho tới nay vẫn giữ lại tên một
14


dòng họ, một gia tộc nào đó, như Ngô Xá, Đặng Xá, Dương Xá, Đào Xá, Nguyên Xá, …
Dần dần, cùng với quá trình tăng trưởng dân số, xáo trộn dân cư, quan hệ hôn nhân, các
làng từ quan hệ thân tộc trở thành quan hệ láng giềng là chính. Điều đó hoàn toàn dễ
hiểu, vì cho tới nay, ta càng nhận thức rõ rằng cơ cấu xã hội mang tính tự nhiên- gia đình,
gia tộc là cơ cấu phù hợp nhất với sản xuất nông nghiệp, không thể tổ chức sản xuất nông
nghiệp theo kiểu xí nghiệp công nghiệp.
Để đảm bảo sản xuất nông nghiệp và công bằng xã hội cho những người làm nghề
nông, các hương khoán ước của làng xã quy định khá chặt chẽ về đời sống sản xuất, về tổ
chức và quan hệ xã hội, về sinh hoạt tinh thần và văn hóa của những người nông dân.
Trước hết, đó là những quy định về “lãnh thổ” của làng gồm thổ canh, thổ cư, sông suối,
đồi núi, ao đầm ….và những khoán ước về quyền sử dụng những đất đai ấy.
Hương khoán ước cũng quy định về sản xuất và bảo vệ môi trường, coi “việc nhà
nông là cái gốc lớn” của làng. Hương ước khuyến khích mọi người, mọi nhà, tận dụng
đất đai để sản xuất, quy định thể lệ đào kênh mương, đắp và tu bổ đê điều, bảo vệ công
cụ sản xuất, nhất là con trâu là “đầu cơ nghiệp”, ngăn ngừa phá hoại hay xâm phạm tới
thành quả sản xuất nông nghiệp của mỗi gia đình, chú trọng chống thú dữ, bảo vệ mùa
màng. Làng nào có nghề thủ công thì khoán ước liên quan tới ngành nghề và tổ chức

phường hội.
Trên cơ sở nghề trồng lúa nước, hình thành một xã hội của những người nông dân
sống trong cơ cấu tổ chức làng xã với những thiết chế và những mối quan hệ bền chặt,
được định vụ trong khu cảnh của Nhà nước quân chủ quan liêu.
Hương ước chính là những quy tắc ứng xử về mối quan hệ xã hội, nhiều khi cả
văn hóa giữa cá nhân với cộng đồng; về quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân với cộng đồng
và ngược lại, từ bao đời nay được người nông dân tuân thủ nguyên túc thành truyền
thống. Hương ước, lệ làng là tác nhân rất quan trọng tới việc hình thành lối sống của
người Việt Nam. Cùng với hương ước, các quan niệm về giá trị đạo đức, và dư luận xã
hội tạo nên một sức ép góp vào thế cộng đồng với lối sống và thế ứng xử của các cá nhân
với môi trường tự nhiên.
Các tổ chức xã hội đô thị của Việt Nam thường được hình thành và phát triển ở
những nơi thuận tiện đi lại như gần sông, biển. Ở những vị trí này, các đô thị dễ dàng
được phòng thủ như những thành lũy tự nhiên khi có chiến tranh, và có thể phát triển
kinh tế nhờ lưu thông thuận lợi thông qua đường thủy và đường biển. Điển hình như:
Kinh thành Thăng Long, nằm bên cạnh dòng sông Hồng với đất đai màu mỡ và thuận
tiện trong giao thương với các vùng trong nước và quốc tế. Thành Đại La được bao bọc
mặt ngoài bởi ba con sông: sông Nhị, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu và được tận dụng
như những con hào tự nhiên. Một đặc điểm nổi bật của cảnh quan thiên nhiên của thành
Thăng Long là nhiều sông hồ. Có thể nói Thăng Long - Hà Nội là một thành phố sông-hồ
và ngay từ khi kiến lập, nhà Lý đã biết tận dụng địa thế tự nhiên này trong qui hoạch xây
dựng nhằm biến những sông, hồ đó thành những con hào tự nhiên, những giao thông
đường thuỷ tiện lợi và một hệ thống thoát nước, điều tiết môi trường, bảo vệ sinh thái. Vì
vậy mặt bằng các vòng thành Thăng Long không coi trọng tính kỷ hà, đối xứng, vuông
vắn mà uốn mình theo địa hình, thích nghi và tận dụng điều kiện thiên nhiên.
Kinh thành Huế được hình thành bên bờ bắc sông Hương gồm phần đất của các
làng Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hòa, An Mỹ, An Bảo, Thế Lại cùng
một phần của hai con sông Bạch Yến và Kim Long làm nơi xây thành. Về mặt phong
thuỷ, tiền án của kinh thành là núi Ngự Bình cao hơn 100 mét, đỉnh bằng phẳng, dáng
15



đẹp, cân phân nằm giữa vùng đồng bằng như một bức bình phong thiên nhiên che chắn
trước kinh thành. Hai bên là Cồn Hến và Cồn Dã Viện làm tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ
(rồng xanh bên trái, hổ trắng bên phải) làm thế rồng chầu hổ phục tỏ ý tôn trọng vương
quyền. Minh đường thủy tụ là khúc sông Hương rộng, nằm dài giữa hai cồn cong như
một cánh cung mang lại sinh khí cho đô thành. Kinh thành Huế được đích thân Gia Long
chọn vị trí và cắm mốc, tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và
hoàn chình vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Trong lịch sử Việt Nam thời cận
đại, công trình xây dựng Kinh Thành Huế có lẽ là công trình đồ sộ, quy mô nhất với hàng
vạn lượt người tham gia thi công, hàng triệu mét khối đất đá, với một khối lượng công
việc khổng lồ đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ, đắp thành... kéo dài trong suốt 30 năm
dưới hai triều vua Bên ngoài vòng thành có một hệ thống hào bao bọc ngay bên ngoài.
Riêng hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà) vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng
giao thông đường thủy có chiều dài hơn 7 km (đoạn ở phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn
phía Bắc là sông An Hòa, đoạn phía Đông là sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa
vào sông Hương).
Có thể nói, các tổ chức xã hội cộng đồng của Việt Nam đều được hình thành và
phát triển ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, giúp con người có thể vừa tận
dụng được tự nhiên trong phát triển kinh tế - xã hội vừa phòng thủ khi có chiến tranh;
ngoài ra con người cũng biết thích ứng với tự nhiên bằng các hình thức khác nhau như
xây dựng các con đê chắn và phân bố kiến trúc phù hợp với cảnh quan tự nhiên để dễ
dàng thoát nước vào mùa mưa và mát mẻ vào mùa hè.
3.1.3. Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên trong hoạt động sản xuất.
Việt Nam với sự đa dạng về điều kiện tự nhiên ở các vùng miền khác nhau đã hình
thành các tập quán sản xuất phù hợp với mỗi vùng, mỗi dân tộc. Đặc biệt, với bản chất
thất thường của khí hậu, mà từ lâu đời nhân dân ta có truyền thống đề phòng, nhất là
truyền thống chống rét, hạn, úng, với biện pháp canh tác liên hoàn nước, phân, cần, giống
và các ca dao tục ngữ dự báo thời tiết. Kỹ thuật gieo, chăm sóc cùng với việc tuyển lựa
các giống năng suất cao và ổn định, đã đưa năng suất cây trồng nhất là cây lúa lên gấp 34 lần.

Vùng đồng bằng được hình thành nhờ sự bồi đắp của phù sa của các con sông.
Chính môi trường tự nhiên với những ưu điểm của một vùng đất màu mỡ, nguồn nước
ngọt dồi dào, khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho hoạt động nông nghiệp đặc biệt
là việc trồng lúa nước.
Trong những buổi đầu sơ khai, đất rộng, người thưa thì cách ứng xử của cư dân ở
đây với môi trường tự nhiên chủ yếu là thích nghi và lợi dụng tự nhiên. Họ tập trung khai
thác trên các sống đất cao, các đồi sót, các cồn cát nổi. Họ lợi dụng thủy triều để dẫn
nước vào ruộng và tháo nước ra sông biển. Nhân dân thời kì này chủ yếu là thích nghi
với chế độ triều và chế độ lũ mà canh tác, hoặc khi lấn vùng triều bãi tiền châu thổ thì
cũng chỉ đắp bờ bao cho một vùng nhỏ, ở vùng cửa sông, nước lũ không cao, phía biển
thường đắp bờ dựa vào các cồn cát, chỉ khi triều kết hợp với bão to mới phá hủy nổi.
Nhưng từ thế kỉ XV trở đi, dân số ngày càng nhiều và tăng nhanh thì nhu cầu thâm
canh, tăng vụ, mở rộng đất đai trở nên cấp bách. Cùng với việc quai đê lấn biển mở rộng
diện tích, cư dân đồng bằng sông Hồng thời kì này còn biết khai thác tính đa dạng của tài
nguyên thiên nhiên để bù đắp cho số lượng sản phẩm tương đối hạn chế của từng giống
loại.

16


Từ đầu thế kỉ XX, người nông dân vùng đồng bằng đã sử dụng những phương
pháp, kĩ thuật canh tác tinh vi phù hợp với các môi trường khác nhau nhằm một mục đích
duy nhất là sản xuất được tối đa trên một diện tích trồng trọt. Trong thời kì này đã có rất
nhiều giống lúa khác nhau, mỗi loại có một đặc tính riêng trong những hoàn cảnh riêng
biệt như khả năng chịu hạn, khả năng chịu úng sâu, chấp nhận được đất cằn hoặc chống
được mưa rào, trỗ sớm hay muộn, chịu được nước lợ, thích hợp với loại đất nặng hay
nhẹ. Người nông dân nắm được đầy đủ các đặc tính đó và họ đã chọn loại thích hợp nhất
cho mỗi nơi riêng biệt. Để tăng năng suất cây trồng, người nông dân hoàn toàn hiểu biết
về lợi ích của phân bón và cũng cố gắng bón nhiều phân cho đồng ruộng. Mặc dù không
có nhiều tiền để mua phân bón hóa học song người nông dân đã biết cách sử dụng mọi

nguồn phân hữu cơ có được từ môi trường tự nhiên: xác tôm cá làm nước mắm từ các
trung tâm đánh cá, bã tràm, tro rơm rạ… Nông dân cũng hiểu rõ giá trị của phân xanh, họ
đào hố để ủ lá thầu dầu, lá xoan, lá sắn, lá rụng của khoai lang, đậu, lục bình. Khi nguồn
phân xanh không đủ, họ còn biết tận dụng bùn ao để bón ruộng, họ dùng vôi để khử độ
chua quá nhiều của một số đất…Cách sử dụng nguồn phân bón lấy từ thiên nhiên như
trên vừa giảm được chi phí sản xuất vừa không gây ô nhiễm môi trường.
Vùng đồng bằng, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
có nhiều sông ngòi, kênh mương, hồ ao, diện tích phủ nước khá lớn, nhất là về mùa mưa,
cư dân từ lâu đời có truyền thống ưu tiên sử dụng đạm thủy sản, nên bên cạnh canh tác
lúa, ở đồng bằng đã phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, kể cả việc nuôi cá
ngay trên chân ruộng đang trồng lúa, cũng là một biện pháp thâm canh tăng năng suất cây
trồng. Họ đã đã biết cách kết hợp giữa làm ruộng với làm vườn, chăn nuôi gia súc, gia
cầm với thả cá vừa tận dụng được tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên vừa tăng năng
suất, đa dạng hóa được sản phẩm, phần nào đáp ứng được nhu cầu của gia đình. Cho nên,
cùng nhà ở, một số nông dân còn có cả vườn và ao với cách bố trí "trước cau, sau mít, cá
vít chân bèo", kết hợp với chuồng nuôi gia súc, gia cầm. Cùng với chăn nuôi, nghề thủ
công làm cho kinh tế tiểu nông càng thêm đa dạng nhằm giải quyết cái ăn, cái mặc, cái ở
cho nông dân. Cho tới cách mạng tháng Tám, có hàng trăm nghề thủ công khác nhau ở
đồng bằng sông Hồng, trong đó nổi lên ba nghề chính là dệt, gốm và luyện kim. Các nghề
thủ công ở đây có lịch sử từ rất lâu đời và chúng ra đời hầu hết là dựa trên các nguồn tài
nguyên sẵn có của đồng bằng, và phần nào đó tận dụng thời gian nhãn rỗi của người nông
dân, nhất là nông dân ở vùng đồng bằng chiêm trũng trong năm chỉ cấy có một vụ nên
thời gian nông nhàn nhiều.
Đến nay, các vùng đồng bằng đang chịu sức ép lớn về mật độ dân số, khả năng mở
rộng đất nông nghiệp thấp nên vùng đồng bằng đã đi vào thâm canh cây lúa và ngày càng
đạt trình độ cao, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng. Sự gia tăng mùa vụ (hệ số sử
dụng đất ngày một tăng) việc gieo trồng các lúa mới cho năng suất cao, ngắn ngày, chịu
sâu bệnh và môi trường khắc nghiệt, đi đôi với các biện pháp thủy lợi hóa, cơ giới hóa,
hóa học hóa đã tạo nên những biến đổi khá cơ bản trong nông nghiệp. Cùng với việc
thâm canh tăng vụ thì cơ cấu cây trồng ở đồng bằng đã được mở rộng và đa dạng hơn

trước rất nhiều. Cây lúa tuy chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cây trồng nhưng không còn
ở vị trí độc tôn như trước, bên cạnh sản xuất lương thực thì việc sản xuất rau, đậu, cây ăn
quả, cây công nghiệp cũng đang được chú trọng, nhằm khai thác có hiệu quả hơn các loại
tài nguyên thiên nhiên của đồng bằng.
Vùng miền núi – với điều kiện địa hình cao, dốc, hiếm đất bằng để canh tác, nhất
là trồng lúa nước, người miền núi đã khắc phục bằng cách chọn các sườn đồi, núi có đất
màu bạt tam cấp để tạo thành những vạt đất bằng. Ruộng bậc thang là phương thức canh
17


tác xây dựng đồng ruộng trồng lúa nước vùng đồi núi, đất ở sườn đồi, núi được san ủi
thành các vạt đất có cùng độ dốc theo đường đồng mức, tiếp nối nhau từ trên xuống theo
kiểu bậc thang. Mỗi ruộng bậc thang có bờ giữ nước và chắn đất khỏi bị xói mòn, bờ giữ
làm bằng đất, xếp bằng đá hộc hoặc trồng bằng cây cỏ. Ruộng bậc thang thường được
làm để trồng lúa vì khả năng giữ nước của ruộng khá tốt. Ở các tỉnh đồi núi phía bắc Việt
Nam, ruộng bậc thang thường được xây dựng ở chân đồi núi với độ dốc < 10 o, tuy nhiên
ở vùng đồi núi cao, người Mông làm ruộng trồng lúa trên cả sườn núi cao dốc > 25 o và
trên độ cao 1.500 m. Đồng thời với việc khai ruộng là làm mương để “dẫn thuỷ nhập
điền”. Hầu hết các dân tộc ở miền núi đều biết khai phá và làm ruộng bậc thang. Vẻ đẹp
của ruộng bậc thang mỗi vùng mỗi khác nhưng đều là những tuyệt tác do người nông dân
vùng cao tạo ra. Ruộng bậc thang ở vùng Tây bắc có từ hàng trăm năm nay và đều do
những đôi bàn tay tài hoa, cần mẫn của người Dao, Mông, Hà Nhì, Giáy, Tày, Xa Phó,
Nùng, Pa Dí… đời nối đời kiến tạo.
Ruộng bậc thang là phương thức canh tác nông nghiệp chính, được bảo tồn và
phát triển bền vững, đảm bảo cung cấp lương thực cho bà con vùng núi, đưa đặc sản nếp
nương, gạo tám vùng cao đến với người dân miền xuôi.
Bên cạnh ruộng bậc thang còn có nương rẫy mà chúng ta có thể xem như là ví dụ
thứ hai của loại hình thích ứng với môi trường tự nhiên. Trên nương rẫy, đồng bào
thường sản xuất một vụ vào thời kì mưa ẩm, phần thời gian còn lại bỏ hoá tự nhiên để đất
tự phục hồi. Do vậy, tuy đất nương rẫy đã được đồng bào sử dụng từ lâu đời trên các địa

hình dốc, nhưng nó vẫn có khả năng cho năng suất cao. Nhằm duy trì tốt hơn độ ẩm và
nhiệt độ thích hợp, đồng bào đã sớm có tập quán trồng trọt theo kĩ thuật xen canh, gối vụ.
Đất nương rẫy của người Tày, Nùng thường được quy hoạch thành một khu riêng. Công
việc hoạch định này là do tập thể thôn bản, mà đại diện là già làng, trưởng bản quyết định
và tiến hành trên cơ sở bàn bạc dân chủ cũng như dựa vào phong tục và kinh nghiệm thực
tiễn vốn có. Khu đất dành cho việc làm nương rẫy thường đảm bảo các yêu cầu tối thiểu
như:
- Nằm ở phía dưới và bên ngoài khu rừng đầu nguồn (khu rừng cấm).
- Không gần thôn bản quá để tránh hoả hoạn khi đốt nương rẫy và hạn chế tối đa
gia súc phá nương rẫy.
- Nằm ven các sông, suối, thuộc nửa dưới các sườn núi, không làm ở trên đỉnh núi
để bảo vệ đất, rừng.
- Có diện tích đủ để các nông hộ trong thôn bản quay vòng đất nương rẫy theo lối
luân khoảnh khép kín.
- Có độ dốc vừa phải để duy trì năng suất cây trồng, đồng thời hạn chế xói mòn
đất khi mưa.
- Trong trường hợp ở những khu đất có địa hình hiểm trở, có thể hoạch định đất
làm nương rẫy trên các sườn đồi núi ở phía đông nhằm giúp cây trồng đón được ánh nắng
mặt trời mát dịu vào buổi sáng, và hạn chế sự bốc hơi nước do ánh nắng gay gắt vào buổi
chiều.
Ở một số vùng, người Tày, Nùng đã có những quy định hết sức chi tiết và cụ thể
về vai trò quản lý, bảo vệ đất làm nương rẫy của thôn bản. Chẳng hạn, thôn bản nghiêm
cấm và phạt nặng các tội danh mua bán, lấn chiếm, bỏ hoang đất nương rẫy, đốt rẫy làm
cháy rừng, cháy bản, khai phá đất nương rẫy ở những nơi không đúng quy định, lấy cắp
hoa lợi hay để gia súc phá hoại hoa màu trên nương rẫy của người khác,...

18


Văn hóa nông nghiệp thung lũng Thái nổi tiếng với hệ thống tưới tiêu, được gói

gọn trong bốn từ văn vần “Mương – Phai – Lái – Lịn”. Lợi dụng độ dốc của dòng chảy,
người ta lấy đá ngăn suối làm nước dâng cao, đó là cái “Phai”. Phía trên “phai” xẻ một
đường chảy lớn dẫn vào cánh đồng, đó là “mương”. Từ “Mương” xẻ những rãnh chảy
vào, đó là “lái”. Còn “lịn” thì lại cách là cách lấy nước từ nguồn trên núi cao, dẫn về
ruộng, về nhà, bằng các cây tre đục rỗng mấu, nối tiếp nhau. Do chủ động tưới tiêu nên
người Thái nuôi cá ngay trong mực nước của ruộng lúa. Gặt lúa xong là tháo nước bắt cá.
Cá nuôi trong ruộng vừa ăn sâu bọ cỏ dại, vừa sục bùn cho lúa tốt. Nương rẫy là một bộ
phận bổ sung không thể thiếu. Với nương, đồng bào có lúa, rau quả như bàu bí, rau cải,
đậu, đu đủ,… Bông và chàm cũng trồng trên nương.
Ở các tộc người tại Tây Nguyên, sản xuất nông nghiệp, nương rẫy, chiếm vị trí
quan trọng hàng đầu. Các nghề khác như dệt vải, săn bắn, đánh cá… chỉ là nghề phụ,
thường làm vào mùa khô khi sản xuất nương rẫy chưa bắt đầu. Vì vậy, nhìn chung toàn
bộ hoạt động sản xuất, kinh tế xã hội của đồng bào còn chịu sự chi phối khá nhiều bởi
thời tiết hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Việc sử dụng hợp lý và hiệu quả đất rẫy
được thể hiện như sau:
- Chọn rẫy ở những nơi có:
+ Độ dốc thấp.
+ Hình thể đất ít lồi lõm.
+Cây to vừa phải.
+ Gần nước, ẩm độ cao.
+ Đón nắng buổi sáng, khuất nắng buổi chiều.
- Thực hiện phân công theo giới (nam chặt cây to và chọc lỗ, nữ chặt cành và bỏ
hạt) và làm tập thể theo lối vần công, đổi công giữa các hộ gia đình trong các công đoạn
phát rẫy và trỉa rẫy nhằm:
+ Khắc phục tình trạng lao động nam nữ không đều ở các hộ gia đình.
+ Bảo đảm rẫy khô đều, có thể đốt trong cùng một thời điểm, cũng như lúa có thể
chín đều và thu hoạch trong cùng một thời điểm.
- Trong khi phát rẫy, bớt lại một số cây rừng để sau này làm bóng mát cho lúa, hạn
chế quá trình bốc hơi nước của lúa trong điều kiện bức xạ ánh sáng cao ở Tây Nguyên.
- Sau khi phát rẫy, dọn một phần cây xung quanh rẫy đưa vào trong, tạo đường

biên để tránh cháy lan ra rừng trong khi đốt.
- Chỉ phát và đốt rồi dùng gậy chọc lỗ, tra hạt. Tuyệt đối không thực hiện các tác
động cơ học vào đất như cuốc, cày, xới, đào, nhằm mục đích vừa hạn chế tối đa xói mòn
đất do mưa, vừa bảo đảm để cây trồng có năng suất khả quan.
- Thực hiện xen canh đồng thời nhiều loại cây trồng trên rẫy (lúa, ngô, bông, cà,
ớt, thuốc lá, bầu, bí, rau) nhằm:
+ Tiết kiệm đất
+ Hạn chế xói mòn đất do mưa
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng đất (có được khối lượng lớn nhất sản phẩm trồng trọt
trên một đơn vị diện tích trồng trọt)
+ Cùng một lúc, có được nhiều loại sản phẩm trồng trọt, phù hợp với cuộc sống tự
cấp tự túc tại chỗ
- Thực hiện luân canh trên mỗi đám rẫy, theo trình tự: năm đầu đất còn tốt, trồng
lúa; năm thứ hai đất đã giảm độ phì trồng lúa xen ngô; năm thứ ba, nếu còn canh tác, do
đất đã bạc màu, trồng ngô xen lúa hay sắn; năm thứ tư bỏ hóa.
19


- Quay vòng đất rẫy theo lối luân khoảnh khép kín, trong đó, mỗi đám rẫy chỉ
được canh tác một năm (trước kia) hai, ba năm (ngày nay) rồi bỏ hóa, chuyển sang các
đám rẫy khác, để rồi 10 đến 15 năm sau, khi rừng đã mọc tốt, mới khai phá trở lại. Mục
đích của quay vòng rẫy luân khoảnh khép kín nhằm:
+ Không làm mất khả năng tái sinh rừng của đất
+ Khai thác hợp lý độ phì và chất dinh dưỡng của đất
+ Bảo đảm để có năng suất cây trồng cao và ít bấp bênh
+ Hướng tới định cư, hạn chế du cư
+ Duy trì và BVMT sinh sống
- Xác định nông lịch làm rẫy và các thời điểm bắt đầu các công việc quan trọng
trên rẫy (đốt rẫy, trỉa lúa, thu hoach) phù hợp với thời tiết và khí hậu địa phương, chủ yếu
căn cứ vào việc xem xét sự biến đổi tuần hoàn và có quy luật trong năm của các sinh vật

và hiện tượng trong tự nhiên như cỏ cây, côn trùng, trăng sao, mây, nước (Bùi Minh Đạo,
2000, tr.12-13).
Người Êđê ở Tây Nguyên có những kiêng kỵ khi tìm đất. Hôm đầu tiên được chọn
đất làm nương nếu nghe tiếng hươu nai kêu thì coi đó là điềm rất xấu, phải quay lại ngay.
Nếu tìm được mảnh đất tốt thì lấy lá đánh dấu, cắm xà gạc rồi đi thẳng về nhà. Trên
đường về không nói chuyện với bất kỳ ai để sau này chim muông thú rừng không phá
hoại hoa màu. Ngày chọn đất làm nương kiêng người lạ vào nhà, đến tối ngủ chủ nhà
theo dõi giấc mơ của mình, nếu mơ thấy đào nhà, đành được cá là điềm tốt; nếu thấy máu
chảy, heo đuổi cắn, ché vỡ và đặc biệt là con culy… là những điềm rất xấu, miếng đất đó
tốt bao nhiêu cũng bỏ. Vì vậy hôm đi chọn đất để khai phá nương, việc khấn và thỉnh cầu
sự phù hộ của thần linh được coi là điều cần thiết.
Người Êđê sản xuất nương rẫy theo lối xen canh và chế độ luân khoảnh. Theo đó
bên cạnh nương rẫy đang sử dụng, người ta còn có nương rẫy theo chu kỳ: 14-16 năm,
10-12 năm. Theo đồng bào trừ những nương bằng phẳng có thể sử dụng nhiều năm, còn
nương dốc chỉ dùng 1-3 năm rồi bỏ hoá, do đó họ cần có 2-10 đám nương rẫy khác nhau,
những nương rẫy này được dùng lần lượt từ nương thứ 1 đến nương cuối cùng. Sản xuất
theo chế độ luân khoảnh có ưu điểm là giúp được rừng tái sinh nhanh chóng, giữ và tái
tạo được độ màu mỡ của đất đai, nương ít cỏ, đảm bảo được năng suất cây trồng 10.
Trong quá trình làm nương rẫy người miền núi rất coi trọng việc bảo vệ rừng, rừng
bạt ngàn là nơi con người hái rau rừng, lấy thuốc chữa bệnh, thuốc nhuộm, săn bắt thú
rừng và khi thất bát mùa màng thì chính rừng, với củ mài, bột báng đã cứu họ khỏi chết
đói. Chẳng phải vì rừng có ma thiêng, mà vì rừng là nơi con người nương tựa để tồn tại.
Người Êđê coi việc bảo vệ rừng là quan trọng, tránh biến tất cả thành đồi trọc và
huỷ diệt giun đất. Luật tục Eđê cấm: Hạn chế việc chặt phá cây to như ktông kdjan (là
những cây thường có ong làm tổ), hrao (cây dầu) gier (cây sao) là những cây thường
được làm áo quan, kpan, cột nhà… và không được làm bẩn nguồn nước. Luật tục xử phạt
rất nghiêm khắc các vụ chặt cây to không đúng quy định của tập quán cũng như các vụ
làm cháy rừng, ô nhiễm nguồn nước.
Luật Thái có hàng chục điều quy định về việc khai thác rừng, săn bắt thú, đặc biệt
là những quy định về bảo vệ rừng đầu nguồn. Cách ứng xử đúng đắn ấy được tuân thủ

cho đến những năm 60. Nó chỉ bị vi phạm và dẫn đến nạn phá rừng không thương tiếc, từ
khi có phong trào “khai hoang” của người Kinh lên “xây dựng vùng kinh tế và văn hóa
10

nguồn:

20


miền núi”, được tiến hành một cách thiếu căn cứ khoa học. Thêm vào đấy là sự quản lý
“cha chung không ai khóc” của một chính quyền nhân danh “chủ nghĩa làm chủ tập thể”
mà trong thực tế là không ai phải chịu trách nhiệm về bất cứ điều gì. Ba mươi năm trước
hoa ban trắng rừng, sáng rực đất trời. Vậy mà, ngày nay thay vào đó những cây sắn còi
cọc bằng ngón tay, thấp ngang đầu gối, mọc thưa thớt trên nền đồi dốc đã đá ong hóa cao
độ. Người Thái bảo vệ rừng ban không chỉ vì nó là biểu tượng văn hóa của quê hương họ,
mà còn vì chỉ có ban mới mọc được ở nơi đất cằn. Nhờ có ban giữ lại mùn từ trên cao
chảy xuống, mà đất cằn tái sinh, mà mùn rác không lấp ruộng, nghẽn sông, mà nước mưa
ngấm vào lòng đất ngăn những cơn lũ ống. Chỉ riêng cách ứng xử với cây ban cũng đủ
thấy đặc trưng văn hóa Thái nói riêng, Tây Bắc nói chung có một trình độ khoa học như
thế nào, có tính nhân văn ra sao trong cái nhìn sinh thái học. Chẳng riêng gì người Thái,
cả người H’mông trên núi cao, người Khơ Mú, người Dao, người Kháng, người La Hả
v.v…trong rừng sâu đều tự nguyện tuân theo luật Thái. Điều đó không đơn thuần vì giai
cấp thống trị Tây Bắc là thuộc tộc Thái, mà điều quan trọng ở chỗ, đó cũng là quyền lợi
lâu dài của tất cả các dân tộc trong vùng.
Tóm lại, phương thức sản xuất truyền thống của người Việt, dù ở miền đồng bằng
hay miền núi đều hòa hợp với thiên nhiên, nương tựa vào thiên nhiên. Nhưng với sự gia
tăng của dân số và các phương thức khai thác triệt để tài nguyên, nhằm đáp ứng những
nhu cầu ngày càng tăng của con người đang làm cho thiên nhiên ngày càng suy thoái.
4. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên trong những năm gần đây
4.1. Thực trạng môi trường tự nhiên

Từ một nền văn hóa nông nghiệp, với cây lúa làm chủ đạo. Trong những năm trở
lại đây, đồng lúa xanh rờn với các hệ thống kênh mương và các quần cư nông thôn rợp
bóng cây không còn chiếm vị trí độc tôn trong cảnh quan nữa. Thêm vào đó, các đô thị
được mở rộng, các khu công nghiệp mọc lên với các hệ thống cơ sở hạ tầng bề thế kéo
theo mạng lưới giao thông, cầu cống, bến cảng hiện đại. Ngay trong nông thôn, nền nông
nghiệp độc canh với mật độ dân số ngày càng tăng, đặc biệt là vùng đồng bằng đã đòi hỏi
sự phục hồi và mở rộng các ngành nghề khác nhau với cơ sở hạ tầng yếu kém. Điều đó đã
làm cho bộ mặt của quần cư thay đổi và ảnh hưởng không ít tới môi trường.
4.1.1. Sự biến đổi của môi trường cảnh quan
Tự nhiên Việt Nam đã chịu tác động sâu sắc của hoạt động kinh tế- xã hội, đặc
biệt là các áp lực gia tăng dân số. Hầu như không còn cảnh quan nguyên thủy ở Việt
Nam, ngay cả các núi cao trên dải Hoàng Liên Sơn cũng in dấu vết chân con người. Vì
thế, các cảnh quan đẹp – một dạng tài nguyên tự nhiên quý giá đang bị biến đổi mạnh mẽ,
và gây ra những tác động tiêu cực tới tự nhiên và con người.
Vùng đồng bằng là vùng được khai phá sớm nhất nước ta, từ hàng nghìn năm
trước. Để chinh phục vùng đồng bằng đầm lấy với rừng rậm nhiệt đới và lau sậy mọc um
tùm khắp nơi và để phát triển được nghề trồng lúa nước, ông cha ta đã biết trị thủy và làm
thủy lợi. Việc đắp các đê sông, đê biển cải tạo đồng bằng quy mô lớn bắt đầu từ triều Lý
và kéo dài cho đến ngày nay. Hệ thống đê đã tách hai vùng địa hình trong đê và ngoài đê,
tạo nên các ô trũng bị ngừng bồi đắp theo quy luật tự nhiên. Trong đê lại diễn ra quá trình
san lấp, tạo thành các bậc ruộng to nhỏ, cao thấp. Đồng bằng sông Cửu Long lại nổi tiếng
về hệ thống kênh rạch chằng chịt có bàn tay cải tạo của con người, vừa là đường giao
thông vừa là nơi tiêu nước. Ra bờ biển thì diễn ra quá trình quai đê lấn biển mà điển hình
là sự khai phá hai huyện Kim Sơn và Tiền Hải do Nguyễn Công Trứ chỉ huy từ năm
1830.
21


Hiện nay, việc trị thủy các con sông đã được tiến hành tổng hợp: cả củng cố hệ
thống đê điều, nạo vét lòng sông và đặc biệt nhờ vai trò cắt lũ của công trình thủy điện:

thủy điện Hòa Bình, thủy điện Tuyên Quang, thủy điện Sơn La, thủy điện Trị An, thủy
điện Yaly …. Tuy các công trình cải tạo lớn, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát
triển kinh tế - dân sinh trong thời gian tới.Việc quy hoạch cụ thể sử dụng nguồn nước
trên nền tảng cảnh quan của lưu vực chưa thật hoàn chỉnh, cũng như việc tính toán so
sánh hiệu quả kinh tế giữa các giải pháp khác nhau vẫn chưa thật khách quan, khiến cho
một số công trình xuống cấp nhanh chóng.
Nền nông nghiệp lúa nước đã làm nền tảng cho sự hình thành nền văn minh Việt
cổ. Nền nông nghiệp lúa nước, định canh, định cư, với các hệ thống canh tác tạo ra năng
suất cây trồng cao đã cho phép nuôi sống khối dân cư đông đúc và làm cho vùng đồng
bằng trở thành vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước, đặc biệt là đồng bằng sông
Hồng. Sức ép dân số đòi hỏi cư dân đồng bằng không ngừng khẩn hoang, chinh phục
vùng đất nơi mình sống. Việc nuôi trồng lúa nước đã làm thay đổi căn bản đặc điểm của
đất lúa nước, thay đổi địa hình đồng bằng, làm thay đổi căn bản các khu hệ động thực vật
hoang dại, tạo ra các hệ sinh thái đồng ruộng lúa nước. Nền nông nghiệp lúa nước thâm
canh cao hiện nay sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và đang
đe dọa ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước, nhất là ở vùng nông nghiệp ngoại
thành.
Theo số liệu thống kê về số lượng khu công nghiệp thành lập mới và mở rộng năm
2008 cũng như những năm trước cho thấy, mặc dù sự phân bố khu công nghiệp đã được
điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện cho một số địa bàn đặc biệt khó khăn ở trung du
miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ nhằm phát triển công nghiệp để chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, song các khu công nghiệp vẫn tập trung ở 23 tỉnh, thành phố thuộc 4
vùng kinh tế trọng điểm. Đến cuối tháng 12/2008, với 167 khu công nghiệp, tổng diện
tích đất tự nhiên đạt 46.825 ha, các khu công nghiệp thuộc 4 vùng kinh tế trọng điểm
chiếm tới 74,9% tổng số khu công nghiệp và 81,8% tổng diện tích đất tự nhiên các khu
công nghiệp cả nước11.
Đồng bằng là vùng tập trung công nghiệp lớn nhất ở nước ta, đặc biệt là đồng
bằng sông Hồng với tốc độ tăng trưởng công nghiệp khá cao, nhất là ở vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ đã làm cho không gian công nghiệp,
giao thông và đô thị vùng có sự thay đổi rất lớn so với trước. Đồng bằng sông Hồng hiện

nay là vùng lãnh thổ có mật độ đô thị dày đặc nhất cả nước. Tính trung bình cứ 12km lại
gặp một đô thị. Đây cũng là vùng có cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thủy lợi… khá phát
triển. Trong vùng có đầy đủ các loại hình giao thông vận tải từ đường bộ, đường sắt,
đường thủy, đường biển đến đường hàng không. Các hệ thống đường này không chỉ tập
trung trong nội vùng mà còn tỏa rộng ra khắp các vùng khác và quốc tế tạo điều kiện
thuận lợi cho sự mở rộng giao lưu của vùng. Đồng bằng sông Hồng cũng là một trong
những vùng có nhiều khu công nghiệp với 58 khu công nghiệp tập trung, có diện tích
13.657 ha (tính đến năm 2009) . Các khu công nghiệp này đều được xây dựng trên đất
nông nghiệp đặc biệt là đất canh tác lúa nước khiến cho quỹ đất nông nghiệp của vùng bị
thu hẹp rất nhanh chóng. Vì vậy, đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ đất chuyên dùng và đất
thổ cư cao nhất trong cơ cấu sử dụng đất, trong khi đó bình quân đất nông nghiệp trên
đầu người lại thấp nhất cả nước. Các điểm dân cư đô thị, các trung tâm công nghiệp còn
là nguồn chủ yếu tạo ra các chất gây ô nhiễm. Đồng bằng sông Hồng chịu tác động của
môi trường do sự phát triển của công nghiệp ở vùng trung du, từ công trình thủy điện
11

Nguồn: Bộ KH&ĐT; TCMT tổng hợp, 2009

22


Hòa Bình đến các trung tâm công nghiệp dọc sông Hồng, sông Lô (Việt Trì, Lâm Thao,
Vĩnh Yên) và dọc sông Cầu (từ Thái Nguyên, Bắc Giang đến Hải Dương).
Vùng miền núi là nơi cách đây chưa lâu còn thưa người và có điều kiện thiên
nhiên nhiệt đới ưu đãi, do đó ở đây ngoài một số cư dân bản địa còn phần lớn là dân di cư
đến. Sự hội nhập của các luồng di cư đã làm xáo trộn bức tranh phân bố cư dân và làm
biến đổi môi trường cảnh quan của khu vực miền núi.
Miền núi với mật độ dân số gia tăng, những làn sóng nhập cư mới, thì vòng quay
đốt rừng làm rẫy ngày càng ngắn dần, đất đai trở nên cằn cỗi, chỉ còn cỏ tranh lau lách tại
nhiều vùng rộng lớn, như vùng thượng lưu sông Đà ở Lai Châu, vùng đồi núi sông Hiến

ở Cao- Bắc –Lạng. Tác động nhân sinh chủ yếu là đẩy nhanh tốc độ bóc mòn. Có số liệu
điều tra cơ bản cho thấy tác động nhân sinh đã làm tăng tốc độ bóc mòn đến 8-10 lần; vào
đầu kỷ Đệ tứ tốc độ đó chỉ khoảng 0,04 mm/năm, còn hiện nay lên tới 0,3 mm/năm, cá
biệt có nơi đến vài ba mm/năm.
Thảm rừng có vai trò quyết định nhất đến sự điều hoà khí hậu, điều tiết dòng chảy
mặt và dòng chảy ngầm. Những đột biến về thời tiết như dông bão, lốc, gió xoáy, lũ, lụt,
hạn hán thường liên quan chặt chẽ với độ phủ thực vật mặt đất. Khi lớp phủ thực vật quá
mỏng, nước mưa rơi xuống dễ hội tụ một cách nhanh chóng tạo dòng chảy mặt gây lũ, lụt
ở hạ lưu về mùa mưa. Ngược lại, trong mùa khô sự vắng mặt lớp phủ thực vật sẽ tạo ra
sự bốc hơi mạnh, đẩy mực nước ngầm xuống thấp. Rừng có vai trò quan trọng như vậy,
nhưng rừng của nước ta đang bị suy thoái nghiêm trọng, tới mức báo động. Hiện nay, tỷ
lệ che phủ rừng chỉ đạt 27% (50% vào nửa đầu thế kỷ XX) quá thấp so với yêu cầu. Nếu
biết rằng tỷ lệ đó ở Tây Bắc là 8,2% (so với 80% trước kia), ở Đông Bắc là 17,8% (so với
70% diện tích đất lâm nghiệp), thì mức độ nguy hiểm còn lớn gấp bội. Ở Tây Nguyên
trong vòng 2 thập kỷ, từ chỗ rừng che phủ phần lớn diện tích năm 1970 đến năm 2001
diện tích rừng ở Lâm Đồng chỉ còn 60%, ở Đắc Lắc chỉ còn 55%, ở Gia Lai còn 48%, ở
Kon Tum còn 50% (theo báo cáo của các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn các
tỉnh trên, 2000). Rừng không chỉ suy giảm về số lượng mà chất lượng rừng cũng suy
giảm nghiêm trọng, rừng tốt theo thống kê năm 1990 chỉ được có 6,7%. Tổng trữ lượng
gỗ của cả nước còn chừng 665 triệu m 3, bình quân gần 10 m3/người, trong đó lượng gỗ
khai thác là 110 triệu m3, chưa đầy 2 m3/người. Mất rừng đã kéo theo nhiều thiên tai lũ
lụt, hạn hán xảy ra nặng nề và liên tiếp trong những năm gần đây. Đất đai bị xói mòn
nghiêm trọng, có đến 10 triệu ha đất trống đồi núi trọc, 406.000 ha đất trơ cả sỏi đá,
ngoài ra còn hàng triệu ha đất bị bạc mầu do rửa trôi. Vì sự tàn phá rừng đã tới mức báo
động và sự khôi phục rừng rất tốn kém và mất nhiều thời gian, Nhà nước đã có chính
sách nghiêm cấm khai thác rừng ngoài kế hoạch, tổ chức việc đóng cửa rừng để khoanh
nuôi, đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, xây dựng các vườn quốc gia, bảo
vệ các khu rừng còn lại, nhất là những khu rừng đầu nguồn.
Tóm lại, các hoạt động của con người đã làm biến đổi mạnh mẽ môi trường cảnh
quan tự nhiên, thể hiện rõ nhất trong tập quán sản xuất nông nghiệp và phát triển công

nghiệp- đô thị của nước ta trong thời gian gần đây. Tác động tích cực là việc mở mang
diện tích, cải tạo giống cây trồng ở đồng bằng và xây dựng các ruộng bậc thang ở miền
núi. Tuy nhiên, tác động tiêu cực cũng rất lớn, như việc độc canh quá mức làm nghèo kiệt
đất, việc cày bừa không đúng kỹ thuật làm tăng cường độ xói mòn và rửa trôi và nhất là
việc phá rừng bừa bãi đã dẫn đến sự hủy hoại đất đai trên diện rộng, gây ra nhiều thiên
tai, bão lũ. Đặc biệt, trong giai đoạn phát triển hiện nay, giai đoạn công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước thì các nhu cầu về khai thác, sử dụng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên càng trở nên bức xúc, được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ trên phạm vi cả
23


nước, cả trên đất liền và trên biển. Trong điều kiện đó, rõ ràng cảnh quan Việt Nam đã,
đang và sẽ có những biến động lớn, những thay đổi hết sức sâu sắc về nhiều mặt, cả địa
hình, cả khí hậu và làm thủy văn địa phương và tất nhiên là tác động mạnh mẽ đến lớp
phủ thổ nhưỡng - thực vật.
4.1.2. Vấn đề ô nhiễm môi trường
Sự phát triển kinh tế, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, sự thoả mãn nhu cầu ngày càng
tăng của mình, con người ngày càng gia tăng khai thác tài nguyên thiên nhiên và tác động
đến môi trường làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ tài nguyên rừng đến
tài nguyên đất, nước, thuỷ sản, động vật…Sự ô nhiễm môi trường diễn ra ở tất cả các
vùng của đất nước từ đô thị đến nông thôn, miền núi, ven biển. Hành vi gây ô nhiễm môi
trường của con người là rất đa dạng và phong phú, ở các mức độ khác nhau.
Ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí ở nước ta ở hầu hết các địa phương,
nhất là ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung đều đang ở trong tình trạng từ
ô nhiễm trung bình đến ô nhiễm nặng. Trong đó, đáng báo động nhất là ô nhiễm môi
trường nước.
Nguồn nước đang bị ô nhiễm tới mức báo động, đặc biệt tại các đô thị và khu công
nghiệp. Hầu hết các nước thải công nghiệp và nước thải đô thị đều trực tiếp đổ ra sông
chưa qua xử lý. Nước thải từ các khu công nghiệp có thành phần đa dạng, chủ yếu là các

chất lơ lửng, chất hữu cơ, dầu mỡ và một số kim loại nặng. Đã tính toán sơ bộ hằng năm
hoạt động công nghiệp thải trên 300.000 tấn các chất độc hại vào môi trường nước. Khu
công nghiệp Việt Trì đã thải vào sông Hồng 2000 tấn SO 4H2, 542 tấn HF, 362 tấn lignin,
45 tấn H2S. Nhà máy phân đạm Bắc Giang thải vào sông Thương 1219 tấn cặn lơ lửng,
447 tấn N, 212 tấn H2S, 126 tấn P, 20 tấn dầu mỡ và 2,5 tấn As. Thành phố Hải Phòng
thải vào môi trường nước 13.940 tấn chất lơ lửng, 92 tấn Cl, 70 tấn dầu mỡ,…. Khu công
nghiệp TP. Hồ Chí Minh - Biên Hòa thì lượng nước thải hàng ngày lên đến 500.000m 3.
Hầu hết các kênh rạch ở TP Hồ Chí Minh bị ô nhiễm nặng nề, hàm lượng BOD 80-120
mg/l, COD 214-596 mg/l, NH3 21-35 mg/l12. Các sông hồ nội thị vùng đồng bằng sông
Hồng đã bị ô nhiễm ở mức báo động, do là nơi tiếp nhận nước thải chưa được xử lý, với
nồng độ các chất ô nhiễm gấp 5 - 10 lần, thậm chí 20 lần so với tiêu chuẩn cho phép .
Bảng 1: Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp (trước xử lý)
Ngành công nghiệp
Chế biến đồ hộp, thủy
sản, rau quả, đông lạnh
Chế biến nước uống có
cồn, bia, rượu
Chế biến thịt
Sản xuất bột ngọt
Cơ khí
Dệt nhuộm
Phân hóa học
Sản xuất phân hóa học
Sản xuất hóa chất hữu
cơ, vô cơ
12

Chất ô nhiễm chính
BOD, COD, pH, SS


Chất ô nhiễm phụ
Màu, tổng P, N

BOD, pH, SS, N, P

TDS, màu, độ đục

BOD, pH, SS, độ đục
BOD, SS, pH, NH4+
COD, dầu mỡ, SS, CN-, Cr, dầu mỡ,
phenol, sunfua
SS, BOD, kim loại nặng, dầu mỡ
pH, độ axit, F, kim loại nặng
NH4+, NO3-, ure
pH, tổng chất rắn, SS, Cl-, SO42-, pH

NH4+, P, màu
Độ đục, NO3-, PO43N,P, tổng Coliform
Màu, độ đục
Màu, SS, dầu mỡ, N,P
pH, hợp chất hữu cơ
COD, phenol, F, Silicat, kim
loại nặng

Vũ Tự Lập, Địa lý tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, 2004, tr 317

24


Sản xuất giấy


SS, BOD, COD, phenol, lignin,
tanin

pH, độ đục, độ màu

Nguồn: Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, Lê Trình, NXB KHKT,
1997

Hoạt động nông nghiệp cũng làm ô nhiễm nước nghiêm trọng. Hằng năm nước ta
sử dụng khoảng 15.000-25.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật, lượng phân hóa học trung bình
73,5 kg/ha (vùng rau thâm canh ở Hà Nội có khi dùng tới 372,5 kg/ha), các lượng thuốc
và phân dư thừa đã đi vào các sông, hồ, ao 4. Trong nhiều năm gần đây, cùng với sự phát
triển cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê, việc sử dụng hoá chất gia tăng nhanh ở Tây
Nguyên. Thực ra, cây cà phê có mặt ở vùng này từ khá lâu, song chỉ thực sự phát triển từ
những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Diện tích trồng cà phê tăng lên nhanh chóng,
như năm 1985 toàn tỉnh Đắk Lắk chỉ có 54.000 ha, đến năm 1997 đã lên 135.000 ha
(tăng 2,5 lần) và chiếm 53,24% tổng diện tích cà phê cả nước. Số hộ có trên 5 ha cà phê
mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng (thời điểm năm 1999). Phải nói rằng, nguồn lợi
mà cây cà phê mang lại cho mỗi hộ gia đình rất lớn nên nhiều hộ gia đình đã chuyển toàn
bộ diện tích trồng lúa rẫy sang trồng cây cà phê.
Có thể nói, sự phát triển diện tích của cây cà phê cũng là một nguyên nhân dẫn
đến những thay đổi tập quán sử dụng nước trong ăn uống, sinh hoạt và sản xuất. Cây cà
phê có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống người dân. Tại tỉnh Đắk Lắk, cả 18
huyện, thành phố đều có cà phê; có 162/184 xã trồng cà phê; bình quân mỗi xã có 700 ha,
mỗi huyện có 7.000 ha cà phê. Vì thế, người dân, trong đó có đồng bào dân tộc bản địa
đã đầu tư thời gian, tiền của với hệ thống giếng khoan, bơm nước và đường ống dẫn nước
hiện đại để tưới cà phê mà không tính đến khả năng nguồn nước có thể đáp ứng.
Bên cạnh những tác động tích cực, nhất là việc nâng cao đời sống kinh tế - xã hội,
sự thay đổi tập quán sử dụng nước trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người Ê

Đê cũng có tác động tiêu cực đối với môi trường.
Nước bị ô nhiễm trước hết tác hại trực tiếp đến sức khỏe của người dân, là nguồn
gốc gây ra các bệnh đường ruột như tả, lỵ, tiêu chảy, giun sán, ghẻ lở, dị ứng, ảnh hưởng
xấu đến sự sống của sinh vật ở các thủy vực, gia cầm, gia súc, và cả những công trình xây
dựng, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp cùng với
chất thải sinh hoạt là những nguồn chủ yếu gây ô nhiễm nói chung, ô nhiễm môi trường
nước nói riêng, khi nước thải của chúng chưa được xử lý đã đổ trực tiếp vào môi trường.
Qua khảo sát thực tế cho thấy có tới 90% số doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn nước thải
sạch do không có các công trình xử lý nước thải; có tới 60% số công trình xử lý nước thải
hoạt động, vận hành không đạt yêu cầu ... . Vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở
nước ta hiện nay là một trong những vấn đề sinh thái nhân văn bức xúc nhất và cũng vô
cùng nan giải.
Ô nhiễm môi trường đô thị cũng ngày càng lớn. Cả nước có 610 đô thị, trong đó
có 4 đô thị loại I, 8 đô thị loại II, 76 đô thị loại III-IV, còn lại là đô thị loại V. Các đô thị
đảm nhiệm vai trò trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại, trung tâm dịch vụ, phát
triển văn hóa-giáo dục, cho nên hoạt động sôi nổi, nhộn nhịp, vì thế khó tránh khỏi ô
nhiễm môi trường. Các nơi bị ô nhiễm nặng là các thành phố loại I đông dân và các thành
phố công nghiệp như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Vũng
Tàu, Biên Hòa. Một số khu công nghiệp bị ô nhiễm khí SO 2, như: khu Thượng Đình (Hà
Nội), dệt Nam Định có nồng độ SO 2 vượt tiêu chuẩn cho phép 3 - 4 lần. Một số khu công
nghiệp thải nhiều khí SO2 đã gây ra hiện tượng lắng đọng a xít cục bộ, làm môi trường
đất chung quanh bị a xít hóa, như:chất thải của nhà máy supe phốt phát Lâm Thao (Phú
Thọ) đã làm cho đất ở xung quanh bị axit hóa (ptt = 1,9-3,5). Nhìn chung, do quá trình
25


×