Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tiểu luận về thông tin bất cân xứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.26 KB, 27 trang )

Môn Hệ Thống Tài Chính

Giảng viên: Ts Dương Như Hùng

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

BÀI LÀM CASE STUDY
“Moral Hazard, Adverse
Selection,Government regulations”

Môn: Hệ Thống Tài Chính
Giảng viên: Ts Dƣơng Nhƣ Hùng

Danh sách nhóm 1:
Nguyễn Văn Tứ

70802567

Bùi Anh Khoa

70804298

Nguyễn Quang Thái

70801957

1


Môn Hệ Thống Tài Chính



Giảng viên: Ts Dương Như Hùng

MỤC LỤC
A. Giới thiệu lý thuyết và cơ sở lý thuyết phân tích bài case:………………………....3
I. Mở đầu………………………………………………………………………………3
II. Khái quát về thông tin bất cân xứng………………………………………...….…..3
1. Khái niệm về thông tin bất cân xứng………………………………………….…….3
2. Hai hệ quả của thông tin bất cân xứng……………………………………………...4
2.1 Lựa chọn bất lợi…………………………………………………………………...4
2.1.1 Khái niệm lựa chọn bất lợi…………………………………………………… ..4
2.1.2 Biểu hiện của lựa chọn bất lợi…………………………………………………..4
2.2 Rủi ro đạo đức……………………………………………………………………..7
2.2.1 Khái niệm……………………………………………………………………….7
2.2.2 Biểu hiện của Rủi ro đạo đức…………………………………………………...7
3. Giải pháp lý thuyết hạn chế thông tin bất cân xứng………………………………...8
3.1Cơ chế phát tín hiệu………………………………………………………………..8
3.2 Cơ chế sàng lọc……………………………………………………………………9
3.3Cơ chế giám sát…………………………………………………………………...10
4. Tình hình trong nƣớc:……………………………………………………………...11
4.1 Tình hình nợ xấu ở các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam……………………..11
4.1.1 Nợ xấu và các vấn đề về nợ xấu………………………………………………..11
4.1.2 Nợ xấu ở các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam………………………………..11
4.2 Bất cân xứng thông tin trong hoạt động cho vay………………………………...16
B. Phân tích bài case:…………………………………………………………………….18
C. Kết luận……………………………………………………………………………….25
Tài liệu tham khảo

2



Môn Hệ Thống Tài Chính

Giảng viên: Ts Dương Như Hùng

A. Giới thiệu lý thuyết và cơ sở lý thuyết phân tích bài case:
I. Mở đầu
Thông tin bất cân xứng là một trong những nguyên nhân gây nên thất bại thị trƣờng, trạng
thái mà ở đó thị trƣờng không đạt đƣợc sự phân phối các nguồn lực tối ƣu.
Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào
những năm 1970 và đã khẳng định đƣợc vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại
bằng sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof,
Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải Nobel kinh tế.
George Akerlof đã lần đầu tiên nêu lên khái niệm “thông tin bất cân xứng” trong nghiên
cứu của mình về thị trƣờng mua bán ô tô cũ tại Mỹ, nơi mà ông gọi là “Lemon Market”.
Từ việc phát triển lý thuyết mà Akerlof nêu ra, các nhà kinh tế học Michael Spence và
Joseph Stiglitz đã phân tích biểu hiện cũng nhƣ biện pháp khắc phục vấn đề thông tin bất
cân xứng trong thị trƣờng lao động.
Ngày nay, vấn đề thông tin bất cân xứng gần nhƣ xuất hiện ở hầu khắp các thị trƣờng và
đòi hỏi mỗi thị trƣờng cần có các cơ chế đặc thù riêng trong việc xử lý thông tin bất cân
xứng nhằm hạn chế tác động của nó đến hoạt động của các bên tham gia cũng nhƣ hoạt
động của toàn bộ nền kinh tế.
II. Khái quát về thông tin bất cân xứng
1. Khái niệm về thông tin bất cân xứng
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thông tin bất cân xứng:
 Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có nhiều thông tin hơn
một bên khác. Điển hình là ngƣời bán biết nhiều về sản phẩm hơn đối với
ngƣời mua hoặc ngƣợc lại.
 Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên đối tác nắm giữ thông tin còn
bên khác thì không biết đích thực mức độ thông tin ở mức nào đó

 Thông tin bất cân xứng là khái niệm mô tả các tình huống trong đó những
ngƣời tham gia tƣơng tác trên thị trƣờng nắm đƣợc thông tin khác nhau về
giá trị hoặc chất lƣợng của một tài sản đang đƣợc giao dịch (trao đổi) trên
thị trƣờng đó. Nói một cách khác, nếu nhƣ không tồn tại tình trạng bất cân
xứng đối với việc tiếp cận các thông tin về tài sản, thì các bên tham gia thị
trƣờng đƣợc hiểu là "cân xứng" về thông tin.
Tóm lại, thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có ít thông tin hơn bên đối
tác hoặc có thông tin nhƣng thông tin không chính xác. Điều này khiến cho bên có ít
thông tin hơn có những quyết định không chính xác khi thực hiện giao dịch đồng thời bên
có nhiều thông tin hơn cũng sẽ có những hành vi gây bất lợi cho bên kia khi thực hiện
nghĩa vụ giao dịch.

3


Môn Hệ Thống Tài Chính

Giảng viên: Ts Dương Như Hùng

Hai hành vi phổ biến nhất do thông tin bất cân xứng gây ra là lựa chọn bất lợi (adverse
selection) và rủi ro đạo đức (moral hazard). Lựa chọn bất lợi là hành động xảy ra trƣớc
khi ký kết hợp đồng của bên có nhiều thông tin có thể gây tổ hại cho bên ít thông tin hơn.
Rủi ro đạo đức là hành động của bên có nhiều thông tin hơn thực hiện sau khi ký kết hợp
đồng có thể gây tổn hại cho bên có ít thông tin hơn.
2. Hai hệ quả của thông tin bất cân xứng
2.1 Lựa chọn bất lợi
2.1.1
Khái niệm lựa chọn bất lợi
Lựa chọn bất lợi là kết quả của thông tin bị che đậy, nó xảy ra trƣớc khi thực hiện giao
dịch hay nói cách khác trƣớc khi ký hợp đồng.

Lựa chọn bất lợi là hành động xảy ra trƣớc khi thực hiện giao dịch mà bên có nhiều thông
tin có thể gây ra tổn hại cho bên có ít thông tin hơn.
Lựa chọn bất lợi là trục trặc của yếu tố cơ hội chủ nghĩa trƣớc hợp đồng; nó nảy sinh vì
thông tin riêng mà ngƣời thực hiện "giao dịch" có trƣớc khi họ ký hợp đồng, trong lúc
đang tính toán xem việc thực hiện "giao dịch" thì có lợi hay không.
Lựa chọn bất lợi là kết quả của thông tin bị che đậy, nó xảy ra trƣớc khi thực hiện giao
dịch hay nói cách khác trƣớc khi ký hợp đồng.
Lựa chọn bất lợi là một tình trạng kinh tế có thể nảy sinh do tồn tại tình trạng thông tin
bất cân xứng, ngƣời lựa chọn thứ tốt lại chọn phải thứ không tốt.
Trong điều kiện thông tin đối xứng, các bên trong giao dịch nắm thông tin ngang nhau và
đầy đủ về thứ đƣợc giao dịch. Khi đó, ngƣời ta có thể tìm đƣợc thứ tốt hoặc thứ tƣơng
xứng với cái giá mà họ phải bỏ ra. Nhƣng trong điều kiện thông tin phi đối xứng, nghĩa là
một bên trong giao dịch có nhiều thông tin về đối tƣợng giao dịch hơn bên kia, ngƣời có
ƣu thế về thông tin có thể cung cấp những thông tin không trung thực về đối tƣợng đƣợc
giao dịch cho bên kém ƣu thế thông tin. Kết quả là, bên kém ƣu thế về thông tin đồng ý
hoàn thành giao dịch và nhận đƣợc thứ không nhƣ mình mong muốn.
2.1.2
Biểu hiện của lựa chọn bất lợi
Lựa chọn bất lợi xảy ra ở hầu khắp các thị trƣờng mà biểu hiện của nó có thể đƣợc nhận
thấy ở các thị trƣờng tiêu biểu nhƣ thị trƣờng mua bán đồ cũ, thị trƣờng lao động, thị
trƣờng bảo hiểm, thị trƣờng chứng khoán…
a) Lựa chọn bất lợi trong thị trƣờng mua bán đồ cũ

4


Môn Hệ Thống Tài Chính

Giảng viên: Ts Dương Như Hùng


Thị trƣờng mua bán đồ cũ (hay những sản
phẩm chất lƣợng kém) đƣợc nhà kinh tế học
ngƣời Mỹ George Akerlof nghiên cứu và
công bố trong bài "The Market for 'Lemons':
Trong quá trình nghiên cứu tình
Quality Uncertainty and the Market
huống mua bán xe Ô tô trên thị
Mechanism" trên tạp chí Quarterly Journal of
trƣờng, Akerlof giả định rằng: xác
suất để mua xe tốt là q thì xác suất
Economics. Trong bài viết của mình, Akerlof
mua xe xấu là (1-q) (thị trƣờng đƣợc
đã gọi thị trƣờng mua bán đồ cũ là “Lemon
phân loại xe tốt và xấu). Khi đó mức
Market”.
giá trung bình(P) đƣợc giả định mua
Trên thị trƣờng lemon, ngƣời bán là phía có
xe là:
P = P1q + P2(1-q)
đủ thông tin về chất lƣợng hàng hóa trong khi
Trong
đó:
P1 là giá xe tốt; P2 là giá xe
ngƣời mua là phía không có đủ thông tin.
xấu.
Ngƣời bán biết đến sự tồn tại của vấn đề
Ông lại cho rằng ngƣời mua xe tiềm
thông tin bất cân xứng này và nó kích thích
năng xem mức giá của các loại xe tốt
hay xấu là ngang nhau, vì họ không

anh ta mạo hiểm bán hàng hóa cũ mất chất
thể phân biệt đặc tính của xe nên họ
lƣợng với giá nhƣ hàng hóa chất lƣợng còn
chỉ có thể mua xe (bất kể tốt hay xấu)
tốt. Ngƣời mua cũng biết đến sự tồn tại của
tại mức giá trung bình trên thị
vấn đề thông tin phi đối xứng nên cố gắng để
trƣờng. Thực tế, đối với xe tốt thì giá
cao hơn mức giá trung bình. Vì thế
khỏi bị hớ bằng cách chọn mua các hàng hóa
tại mức giá trung bình đó chỉ có
cũ giá trung bình với lập luận rằng trong
những xe xấu đƣợc giao dịch. Khi đó
trƣờng hợp bị mắc lừa thì cũng không đến nỗi
xác suất để mua xe tốt bây giờ là q’ <
thiệt hại lắm. Hậu quả là, cả hàng hóa cũ chất
q. Nhƣ vậy ngƣời mua thƣờng là mua
đƣợc những chiếc xe xấu, việc lựa
lƣợng tốt và giá cao với hàng hóa mất chất
chọn xe để mua trong trƣờng hợp này
lƣợng đƣợc bán với giá cao nhƣ của hàng còn
gọi là sự lựa chọn bất lợi vì họ có thể
tốt đều khó bán đƣợc. Xét trên bình diện toàn
trả giá cao hơn đối với xe xấu và
xã hội, cả ngƣời bán lẫn ngƣời mua đều
ngƣời bán lại không thể bán đƣợc do
bán chứng
thấp hơncủa
chấtviệc
lƣợng

tốt.thị
không đƣợc lợi; phúc lợi xã hội bị giảm. Đây là mộtgiá
minh
cơxechế
trƣờng không phải lúc nào cũng tối đa hóa phúc lợi. Nói cách khác, đây là một thất bại thị
trƣờng.
b) Lựa chọn bất lợi trong thị trƣờng lao động
Trong thị trƣờng lao động, việc thuê lao động là một quyết định đầu tƣ không chắc chắn.
Tính không chắc chắn ở đây là việc thuê lao động mà ngƣời tuyển dụng không biết đƣợc
khả năng đóng góp, khả năng tạo ra năng suất của ngƣời lao động là bao nhiêu. Vì thế
việc thuê lao động có thể thuê đƣợc lao động có chất lƣợng hoặc không. Kết quả là cả
ngƣời lao động có trình độ thấp và trình độ cao đều đƣợc thuê với mức lƣơng trung bình.
Với mức lƣơng đó, ngƣời lao động có trình độ cao trở nên khó tìm việc hơn do tính cạnh

5


Môn Hệ Thống Tài Chính

Giảng viên: Ts Dương Như Hùng

tranh cũng nhƣ mức lƣơng không tƣơng xứng trong khi ngƣời lao động có trình độ thấp
lại dễ dàng đƣợc nhà tuyển dụng chấp nhận do không đòi hỏi quá nhiều.
Nhƣ vậy, nhà tuyển dụng rơi vào tình trạng lựa chọn bất lợi do không có đầy đủ thông tin
và đƣa ra những quyết định sai lầm khi tuyển dụng lao động có trình độ thấp với mức
lƣơng cao hơn mức lƣơng mà họ đáng đƣợc nhận.
c) Lựa chọn bất lợi trong thị trƣờng bảo hiểm
Trong thị trƣờng bảo hiểm, bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm chấp nhận mức trả bảo hiểm
cao cho khách hàng ít nguy cơ. Song họ lại có ít thông tin về thứ họ đƣợc đề nghị bảo
hiểm hơn so với ngƣời mua bảo hiểm. Nếu ngƣời mua bảo hiểm cung cấp những thông tin

không trung thực, thì công ty bảo hiểm có thể sẽ ký hợp đồng trả tiền cao cho đối tƣợng
bảo hiểm nhiều nguy cơ. Ví dụ, ngƣời mua bảo hiểm nhân thọ có thể dấu thông tin về tình
trạng sức khỏe tồi (ung thƣ) của mình, cam đoan với công ty bảo hiểm rằng mình có sức
khỏe tốt, dẫn tới công ty bảo hiểm có thể đi ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho một
ngƣời sắp chết.
Một kết quả tƣơng tự cũng có thể xảy ra theo chiều hƣớng ngƣợc lại. Nhà bảo hiểm vì
một lẽ gì đó không cung cấp đầy đủ thông tin cho ngƣời đƣợc bảo hiểm (có thể do ý nghĩ
ngƣời đƣợc bảo hiểm đã hiểu rõ về loại sản phẩm bảo hiểm đó rồi hay cũng có thể do cố
tình che dấu những hạn chế của hợp đồng bảo hiểm đó)...trong khi ngƣời đƣợc bảo hiểm
lại hiểu theo một nghĩa khác về ngôn từ, điều khoản bảo hiểm do tính khó hiểu của bảo
hiểm, vì thế xuất hiện mâu thuẫn về thông tin. Kết quả là ngƣời mua bảo hiểm có thể lựa
chọn những nhà cung cấp bảo hiểm không thực sự uy tín do những công ty này cung cấp
thông tin không đầy đủ (vô ý hoặc cố ý) cho ngƣời mua.
Dù xảy ra theo chiều hƣớng nào thì bên có ít thông tin đều vấp phải sự lựa chọn đối
nghịch do vấn đề thông tin bất cân xứng gây ra.
d) Lựa chọn bất lợi trong thị trƣờng chứng khoán
Điều mà bất kỳ nhà đầu tƣ nào cũng mong muốn là lợi nhuận, đối với thị trƣờng chứng
khoán lợi nhuận đƣợc thể hiện thông qua việc mua cổ phiếu giá thấp bán với giá cao (lợi
vốn) hoặc đạt đƣợc giá trị cổ tức (lợi tức) kỳ vọng mà nhà đầu tƣ dự kiến. Nếu kết quả
đầu tƣ của nhà đầu tƣ không hiệu quả tức nhà đầu tƣ vi phạm những điều đã nói trên, thì ít
nhiều đã tồn tại thông tin bất cân xứng trong hoạt động đó và hệ quả của nó là chi phí lựa
chọn bất lợi mà nhà đầu tƣ phải gánh chịu.
Thông thƣờng trong hoạt động mua bán, ngƣời bán là ngƣời nắm rõ thông tin về sản
phẩm của mình và dĩ nhiên khi đó chi phí lựa chọn bất lợi sẽ do ngƣời mua gánh chịu.
Trên thị trƣờng chứng khoán cũng vậy công ty niêm yết luôn nắm thế chủ động hơn so
với nhà đầu tƣ. Cụ thể, căn cứ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực kinh
doanh và các hợp đồng kinh doanh, các công ty niêm yết sẽ biết rõ khả năng đạt đƣợc lợi
nhuận kỳ vọng của mình là bao nhiêu nên các công ty này sẽ biết chắc chắn giá bán trên

6



Môn Hệ Thống Tài Chính

Giảng viên: Ts Dương Như Hùng

 Định giá cổ phiếu bằng giá trị tài
mỗi cổ phiếu đó bao nhiêu là hợp lý. Vì
sản: Giá cổ phiếu bằng giá trị tài sản
ngoài phƣơng pháp xác định giá cổ phiếu
ròng chia cho tổng số cổ phiếu phát
bằng giá trị tài sản, còn có phƣơng pháp xác
hành
định giá cổ phiếu theo cổ tức. Thế nên, nếu
 Định giá cổ phiếu theo cổ tức: Giá
nhà đầu tƣ không xác định chính xác cổ tức
cổ phiếu bằng D1/r hoặc D1/(r-g).
kỳ vọng của công ty niêm yết thì sẽ định giá
Trong đó D1 là cổ tức năm 1, r là
cổ phiếu không chính xác và nếu định giá
suất chiết khấu, g tốc độ tăng trƣởng
cao hơn giá trị thực của cổ phiếu thì sự bất
đều của cổ tức.
lợi hoàn toàn thuộc về nhà đầu tƣ.
2.2 Rủi ro đạo đức
2.2.1
Khái niệm
Rủi ro đạo đức là kết quả của hành vi bị che đậy và xuất hiện sau khi ký hợp đồng.
Rủi ro đạo đức là một thuật ngữ kinh tế học và tài chính đƣợc sử dụng để chỉ một loại rủi
ro phát sinh khi đạo đức của chủ thể kinh tế bị suy thoái. Tâm lý ỷ lại là một kiểu thất bại

thị trƣờng nảy sinh trong môi trƣờng thông tin bất cân xứng.
Rủi ro đạo đức là hình thức cơ hội chủ nghĩa sau hợp đồng, phát sinh do các hành động có
tác động đến hiệu quả nhƣng lại không dễ dàng quan sát đƣợc và vì thế những ngƣời thực
hiện các hành động này có thể chọn theo đuổi những lợi ích cá nhân của mình trên cơ sở
gây tổn hại cho ngƣời khác.
Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ƣu thế thông tin hiểu đƣợc tình thế thông tin phi đối
xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo hƣớng làm
lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ƣu thế thông tin. Hành
vi tha hóa theo hƣớng nhƣ thế của bên có ƣu thế thông tin đƣợc bên kém ƣu thế thông tin
cho là không đứng đắn, là một thứ nguy hiểm, rủi ro cho mình.
Để có sự tồn tại của rủi ro đạo đức, ba điều kiện phải đƣợc thỏa mãn:
- Thứ nhất, phải có sự khác biệt về quyền lợi giữa các bên;
- Thứ hai, phải có một cơ sở nào đó để tạo ra trao đổi có lợi hay một hình thức hợp
tác khác nhau giữa các cá nhân (tức là có lý do để đồng ý giao dịch) từ đó làm lộ
ra mâu thuẫn về quyền lợi;
- Thứ ba là phải tồn tại những khó khăn trong việc xác định xem các điều kiện thỏa
thuận có đúng là đƣợc tuân thủ và thực hiện hay không.
2.2.2
Biểu hiện của Rủi ro đạo đức
Với ba điều kiện cho sự tồn tại của Rủi ro đạo đức, biểu hiện của nó có thể đƣợc nhận
thấy trong các thị trƣờng mà tại đó các điều kiện thỏa thuận trong giao dịch cần có thời
gian để thực hiện, tức là những thị trƣờng có độ trễ về thời gian giữa việc ký kết hợp đồng
và việc thực hiện hợp đồng.
a) Rủi ro đạo đức trong thị trƣờng lao động

7


Môn Hệ Thống Tài Chính


Giảng viên: Ts Dương Như Hùng

Ở thị trƣờng lao động, khi tuyển dụng lao động, ta nhận đƣợc những bản đăng kí rất hấp
dẫn từ phía những ngƣời đi xin việc. Xét duyệt những bản đăng kí đó ta chọn ra những
ngƣời có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao và hứng thú với công việc của công ty rồi
thực hiện kí hợp đồng với họ. Tuy nhiên, những ngƣời đó sau khi đã đƣợc nhận vào làm
đã phát sinh Rủi ro đạo đức, họ không đặt lợi ích công ty gắn với lợi ích cá nhân, không
thật sự nhiệt tình với công việc nhƣ trong các bản đăng kí. Họ sẵn sàng làm những công
việc mang lại lợi ích riêng cho mình dù có tổn hại đến lợi ích chung của công ty và công
ty chính là phía gánh chịu những thiệt hại phát sinh từ tâm lý ỷ lại đó của những lao động
mà công ty đã tuyển dụng.
b) Rủi ro đạo đức trong thị trƣờng bảo hiểm
Với các hợp đồng mua bảo hiểm thì Rủi ro đạo đức phát sinh từ phía ngƣời đi mua bảo
hiểm. Cụ thể là những ngƣời mua bảo hiểm có thể sẽ chủ quan hơn, bất cẩn hơn đối với
các khoản đã đƣợc bảo hiểm. Chính vì thế mà phía công ty bảo hiểm sẽ bị thiệt vì phải bồi
thƣờng cho những rủi ro không đáng có đƣợc sinh ra từ tâm lý ỷ lại của khách hàng.
Chẳng hạn, Công ty A mua 1 chiêc tàu biển để phục vụ mục đích kinh doanh và công ty
cũng đã đóng bảo hiểm thân tàu cho chiếc tàu này, tức là những rủi ro gặp phải liên quan
đến thân tàu sẽ đƣợc bồi thƣờng thiệt hại. Điều đó làm nảy sinh tâm lý ỷ lại từ phía ngƣời
sở hữu chiếc tàu. Họ có thể chủ quan hơn và không ý thức cao trong việc bảo vệ, giữ gìn
chiếc tàu so với trƣờng hợp không đóng bảo hiểm cho chiếc tàu đó.
c) Rủi ro đạo đức trong thị trƣờng chứng khoán
Ở thị trƣờng chứng khoán, Rủi ro đạo đức phát sinh nếu những ngƣời đại diện điều hành
công ty không sử dụng nguồn vốn hiệu quả và đúng mục đích. Do tính chất của đầu tƣ
trên thị trƣờng là đầu tƣ gián tiếp nên việc quản lý, giám sát vốn đầu tƣ của các nhà đầu tƣ
phải thông qua một số ngƣời đại diện để điều hành công ty. Rủi ro đạo đức của những
ngƣời đại diện đó sẽ gia tăng nếu nhƣ tỷ lệ cổ phần mà họ sở hữu thấp bởi vì nếu hoạt
động sản xuất kinh doanh không hiệu quả thì trách nhiệm của họ không cao và sự thiệt hại
trên vốn góp là thấp. Và trong trƣờng hợp những ngƣời đại diện vì theo đuổi mục đích
nào đó để làm lợi riêng cho bản thân mà gây tổn hại đến lợi ích của các nhà đầu tƣ thì các

nhà đầu tƣ-bên kém ƣu thế về thông tin sẽ là ngƣời gánh chịu những rủi ro phát sinh từ
tâm lý ỷ lại của những ngƣời đại diện đó.
3. Giải pháp lý thuyết hạn chế thông tin bất cân xứng
Trong nhiều lĩnh vực xuất hiện thông tin bất cân xứng thì các giải pháp thƣờng đƣợc áp
dụng chung để hạn chế mức độ thông tin bất cân xứng là cơ chế phát tín hiệu, cơ chế sàng
lọc và cơ chế giám sát.
3.1 Cơ chế phát tín hiệu

8


Môn Hệ Thống Tài Chính

Giảng viên: Ts Dương Như Hùng

Michael Spence là ngƣời đầu tiên nêu lên cơ chế phát tín hiệu trong việc xử lý tác động
của thông tin bất cân xứng.
Cơ chế phát tín hiệu là việc bên có nhiều thông tin có thể phát tín hiệu đến những bên ít
thông tin một cách trung thực và tin cậy. Với việc phát tín hiệu này, ngƣời bán những sản
phẩm chất lƣợng cao phải sử dụng những biện pháp đƣợc coi là quá tốn kém với ngƣời
bán hàng hóa chất lƣợng thấp.
Spence lấy ví dụ bằng thị trƣờng lao động. Ngƣời bán là những ứng cử viên đi xin việc và
ngƣời mua là nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng không thể trực tiếp quan sát các khả năng
của ứng cử viên mà chỉ có thể đánh giá gián tiếp thông qua bằng cấp của họ. Nếu những
ngƣời kém năng lực phải mất nhiều thời gian và nỗ lực hơn những ngƣời có năng lực để
đạt đƣợc cùng trình độ học vấn thì những ngƣời có năng lực có thể phát tín hiệu bằng
cách đạt đƣợc những bằng cấp mà ngƣời kém năng lực không thể đạt đƣợc.
Đối với thị trƣờng tài chính, để giao dịch đƣợc hiệu quả thì ngƣời đi vay có thể vay đƣợc
vốn với chi phí thấp, ngƣời cho vay chắc chắn khả năng thu hồi đƣợc nợ hay ngƣời cho
vay và đi vay phải nắm rõ quyền lợi và trách nhiệm của riêng mình. Thông thƣờng ngƣời

đi vay là ngƣời nắm rõ thông tin về mình nhất thế nên họ sẽ đƣợc lợi nhiều hơn trong giao
dịch. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ không dễ dàng cho vay nếu nhƣ họ không biết rõ về khách
hàng của mình. Thế nên, ngƣời đi vay phải phát tín hiệu rằng mình là ngƣời có khả năng
trả đƣợc nợ tốt. Vấn đề phát tín hiệu trong trƣờng hợp này là: Uy tín của công ty, qui mô
và danh tiếng công ty, năng lực tài chính, tài sản đảm bảo vv, ngƣợc lại ngân hàng cũng
phải phát tín hiệu để ngƣời đi vay thực hiện trách nhiệm của mình trong hợp đồng vay
nhƣ cơ chế xử lý tài sản, lãi suất cho vay…
Cũng giống nhƣ thị trƣờng tài chính, nhà đầu tƣ khi mua cổ phiếu của một công ty niêm
yết trên thị trƣờng chứng khoán, ít nhiều họ cũng cần biết công ty đó hoạt động ra sao,
sản xuất cái gì…Vì thế công ty muốn nâng cao vị thế, bán cổ phiếu với giá cao và hợp lý,
nó phải cho nhà đầu tƣ thấy đƣợc danh tiếng, hiệu quả hoạt động và tiềm năng phát triển
của nó.
Hay một ví dụ khác, việc triển khai các chƣơng trình quảng cáo đắt tiền, việc duy trì chế
độ bảo hành cho sản phẩm, việc chia cổ tức cho cổ đông... đó đều là những cách phát tín
hiệu trên thƣơng trƣờng.
3.2 Cơ chế sàng lọc
Trên cơ sở lý thuyết của Michael Spence về vấn đề thông tin bất cân xứng trong thị
trƣờng lao động, J. Stiglitz đã phát triển lý thuyết của mình và nêu lên biện pháp khắc
phục những hạn chế do thông tin bất cân xứng gây ra.
Theo Stiglitz, bất cứ hàng hóa nào cũng đều có những đặc tính khác nhau nhƣ chất lƣợng
khác nhau, mẫu mã khác nhau nên cần phải phân loại chúng. Đối với lao động cũng có
lao động có khả năng, tay nghề cao và lao động có khả năng, tay nghề thấp. Vì vậy không

9


Môn Hệ Thống Tài Chính

Giảng viên: Ts Dương Như Hùng


thể trả lƣơng theo một mức lƣơng cân bằng. Để khuyến khích ngƣời có khả năng cao, tạo
ra năng suất lao động cao thì cần phải trả lƣơng cao để khuyến khích họ. Đối với ngƣời có
khả năng thấp, việc cố gắng đạt đƣợc một mức năng suất sản xuất để nhận đƣợc lƣơng
cao sẽ tốn chi phí rất lớn so với ngƣời có khả năng cao. Vì vậy việc phân nhóm lao động
để trả lƣơng là việc làm cần thiết để khuyến khích những ngƣời có khả năng nâng cao
trình độ và mang lại hiệu quả cao cho xã hội.
Cơ chế sàng lọc mà Stiglitz nêu lên không chỉ đƣợc ứng dụng trong thị trƣờng lao động
mà còn đƣợc ứng dụng rộng rãi trong nhiều thị trƣờng khác nhau.
Để hạn chế sự lựa chọn bất lợi của mình, các ngân hàng thƣờng áp dụng hạn mức tín dụng
khác nhau đối với mỗi đối tƣợng vay, dự án vay và thời hạn vay. Đối với tổ chức bảo
hiểm, cơ chế sàng lọc đƣợc thể hiện qua việc chỉ bảo hiểm một phần, điều này cho thấy
ngay cả đối với nhóm bất cẩn cũng phải có trách nhiệm một phần của mình trong sự cố
bồi thƣờng có thể xảy ra. Ở thị trƣờng chứng khoán, ngoại trừ một số nhà đầu cơ, đa phần
nhà đầu tƣ mong muốn mình sẽ đầu tƣ vào những công ty có khả năng mang lại hiệu quả
cao và bền vững. Vì vậy cơ chế sàng lọc đối với nhà đầu tƣ là đầu tƣ vào các công ty có
thông tin minh bạch, uy tín, làm ăn hiệu quả và có tiềm năng phát triển cao.
3.3 Cơ chế giám sát
Cơ chế giám sát đƣợc áp dụng nhằm mục đích kiểm soát rủi ri đạo đức.
Trong thị trƣờng tài chính, ngƣời cho vay thƣờng thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn vay
sau khi giải ngân, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay theo định
kỳ. Trong các hợp đồng tín dụng, luôn có điều khoản yêu cầu khách hàng vay cung cấp
đầy đủ và kịp thời các thông tín liên quan đến tình hình hoạt động, những thay đổi tác
động nhiều đến bên vay…
Ngoài ra, bên cho vay còn sử dụng các hệ thống giám sát khác nhƣ hệ thống thông tin tín
dụng, thông tin trên thị trƣờng chứng khoán, thông tin từ các đối thủ cạnh tranh, các cơ
quan quản lý....
Trong hệ thống giám sát nêu trên, đối với các tổ chức tín dụng, quan trọng nhất là hệ
thống thông tin tín dụng (hệ thống này thƣờng do ngân hàng trung ƣơng hoặc cơ quan
giám sát hoạt động ngân hàng làm thiết lập và tổ chức hoạt động). Hệ thống thông tin tín
dụng làm nhiệm vụ thu thập tất cả các thông tín liên quan đến hoạt động của tất cả cá đối

tƣợng đƣợc cấp tín dụng và sẽ cung cấp cho các thành viên trong hệ thống thông tin này
hoặc cung cấp (bán) cho những đối khác có nhu cầu. Ngoài ra, ở các thị trƣờng tài chính
phát triển, còn có một hệ thống giám sát khác rất hiệu quả đó là các tổ chức đánh giá, xếp
loại độc lập nhƣ S&P, Moody ... Vì kết quả xếp loại của các tổ chức độc lập này có ảnh
hƣởng rất lớn đến ví trị của một doanh nghiệp trên thị trƣờng.
Trong thị trƣờng chứng khoán, cơ chế giám sát bao gồm: giám sát trực tiếp và giám sát
gián tiếp:

10


Môn Hệ Thống Tài Chính

Giảng viên: Ts Dương Như Hùng

- Giám sát trực tiếp: nhà đầu tƣ sẽ bỏ ra nguồn lực để đạt đƣợc kiểm soát thông tin,

cơ chế giám sát này tốn nhiều chi phí và sức lực, khả năng giám sát của nhà đầu
tƣ muốn giám sát công ty niêm yết sẽ bị hạn chế.
- Giám sát gián tiếp: thông qua các qui định của các nhà tổ chức thị trƣờng
(UBCK, Sở GDCK), mặc nhiên các công ty niêm yết phải có trách nhiệm thông
báo trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhà đầu tƣ và nhà đầu tƣ cũng thông qua các
quyền lợi đã đƣợc qui định mà có thể tiếp cận giám sát gián tiếp công ty niêm yết.
Ngoài ra còn có giám sát thị trƣờng: căn cứ đánh giá của thị trƣờng để biết nhiều
thông tin hơn về các công ty niêm yết sau khi thực hiện giao dịch.
Cơ chế giám sát đƣợc thực hiện rất chặt chẽ trên thị trƣờng chứng khoán. Vì nhà đầu tƣ
không thể bỏ ra một số tiền mà không biết số tiền đó đƣợc sử dụng nhƣ thế nào.
Ngoài 3 cơ chế nêu trên, Rủi ro đạo đức còn đƣợc giảm thiểu bằng cơ chế khuyến khích.
Đây là một cơ chế rất hữu hiệu trên cơ sở chính sách cây gậy và củ cà rốt. Các tổ chức tín
dụng sẽ cấp tín dụng với những điều kiện ƣu đãi về lãi suất, phí, hạn mức tín dụng, tài sản

đảm bảo....cho những khách hàng có uy tín trong quan hệ, vay trả sòng phẳng. Ngƣợc lại,
đối với các khách hàng không có uy tín trong quan hệ sẽ bị hạn chế hạn mức tín dụng
(thậm chí chấm dứt quan hệ tín dụng), phải chịu lãi suất cao và những điều kiện khắt khe
hơn về đảm bảo tiền vay...
4. Tình hình trong nước:
4.1 Tình hình nợ xấu ở các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
4.1.1
Nợ xấu và các vấn đề về nợ xấu
a) Khái niệm về nợ xấu
Nợ xấu - là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại đƣợc và
bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với các ngân hàng, nợ
xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thƣờng là các doanh nghiệp, mà không thể
thu hồi lại đƣợc do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản,...
Nợ xấu đƣợc coi là chi phí khác của doanh nghiệp cho vay, chính vậy nên làm giảm thu
nhập dòng. Nhìn chung, một doanh nghiệp luôn phải ƣớc tính trƣớc những khoản nợ xấu
trong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kì trƣớc. Đa số các công
ty đều cho phép một tỉ lệ nợ xấu nhất định trên tổng nợ vì chắc chắn một điều là không
thể thu hồi đƣợc mọi khoản nợ một cách đầy đủ nhất.
 Điều 6 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN quy định Tổ chức tín dụng thực hiện
phân loại nợ như sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy
đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;

11


Môn Hệ Thống Tài Chính

Giảng viên: Ts Dương Như Hùng


- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2, Điều này.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại;
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản
4 Điều này.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ
cấu lại;
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản
4 Điều này.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời
hạn đã cơ cấu lại;
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản
4 Điều này.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
- Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã
được cơ cấu lại;
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản
4 Điều này.
Nợ xấu bao gồm nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn.
b) Nguyên nhân
Nợ xấu là hệ quả của rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
Ràng buộc tài chính

thƣơng mại. về nguyên nhân tồn tại, nợ xấu đƣợc hình
“mềm”: tình trạng một
thành từ hai nhóm nguyên nhân cơ bản là nguyên nhân
doanh nghiệp không
khách quan và nguyên nhân chủ quan.
quan tâm nghiêm túc đến
Nguyên nhân khách quan xuất phát từ sự thay đổi của môi
việc thua lỗ tài chính và
luôn luôn kỳ vọng rằng
trƣờng tự nhiên (thiên tai, dịch bệnh,…), sự biến động quá
chính phủ hay một bên
nhanh và không dự đoán đƣợc của thị trƣờng thế giới, sự
thứ ba sẽ đứng ra cứu
tấn công của hàng nhập lậu, rủi ro do môi trƣờng pháp lý
giúp khi phải đối mặt với
chƣa thuận lợi và sự kém hiệu quả của các cơ quan quản
phá sản. Chính sách bao
cấp của chính phủ đối
lý nhà nƣớc, hệ thống thông tin quản lý còn bất cập…

với doanh nghiệp, đặc
biệt là doanh nghiệp Nhà
nƣớc là cơ sở cho tình
trạng này.
12


Môn Hệ Thống Tài Chính

Giảng viên: Ts Dương Như Hùng


Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ sự quản lý yếu kém của ngân hàng cũng nhƣ từ phía
khách hàng. Các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh chỉ bị ràng buộc tài chính “mềm” ,
dẫn đến việc các ngân hàng không quan tâm đến việc đánh giá sát sao năng lực tài chính
của ngƣời vay, gây ra và tích đọng nợ xấu.
Lãi suất huy động vốn quá cao dẫn đến lãi suất cho các doanh nghiệp vay tăng lên, các
doanh nghiệp mạnh sẽ không chấp nhận mức lãi suất quá cao, họ có khả năng tìm đến
những nguồn vốn khác. Nghi vấn đặt ra đối với những doanh nghiệp dám chấp thuận mức
lãi suất cao. Phần lớn sự chấp thuận đó xuất phát từ sự thiếu vốn trầm trọng, năng lực tài
chính hạn chế, độ tín nhiệm thấp nên không tiếp cận đƣợc những nguồn vốn khác. Và tất
nhiên, nguy cơ nợ xấu ngân hàng tăng lên từ nhóm đối tƣợng này.
Nguyên nhân chủ quan còn là hệ quả của việc thiếu thông tin về ngƣời đi vay của các
ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ thiếu cơ chế giám sát quá trình thực hiện dự án sau khi
vay. Đây đều là hệ quả của vấn đề thông tin bất cân xứng gây nên.
c) Hậu quả
Nợ xấu ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của cả chủ nợ và doanh nghiệp.
Chủ nợ mất nhiều thời gian, công sức thu hồi nợ. Trong khi đó, doanh nghiệp gần nhƣ
mất khả năng trả nợ, chủ nợ có nguy cơ mất trắng.
Tuy nhiên, việc loại trừ nợ xấu gần nhƣ là điều không thể. Việc phản ánh tình trạng nợ
xấu trong báo cáo tài chính của các ngân hàng thƣơng mại càng đầy đủ và chi tiết càng
phản ánh tình trạng tín dụng càng đảm bảo thông qua việc trích lập các khoản dự phòng
chính xác và mang tính thực tế.
4.1.2
Nợ xấu ở các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tình trạng nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nhìn chung vẫn cao hơn nhiều
nƣớc trong khu vực.
Tỷ lệ nợ xấu của một số nƣớc Châu Á năm 2008 (Đơn vị: %)
Quốc gia

Tỷ lệ nợ xấu tính trên %

tổng dƣ nợ

Trung Quốc

2,4

Hồng Kông

0,9

Hàn Quốc

1,1

Ấn Độ

2,3

13


Môn Hệ Thống Tài Chính

Giảng viên: Ts Dương Như Hùng

Malaysia

1,9

Indonesia


3,2

Singapore

1,4

Việt Nam

2,2

Tuy vậy, sang năm 2009, tỷ lệ nợ xấu, trong đó nợ xấu ở các nhóm nợ có rủi ro tín dụng
cao (nhóm 3-5) lại có xu hƣớng tăng mạnh. Điều này là kết quả của sự gia tăng tín dụng
quá mức của các NHTM, đặc biệt là các NHTM khối nhà nƣớc. Theo Trung tâm Thông
tin Tín dụng (CIC), tỷ trọng dƣ nợ nhóm 3, 4 và 5 của khối ngân hàng quốc doanh trên
tổng dƣ nợ toàn ngành ngân hàng tính đến tháng 5/2009 lần lƣợt là 57,58%, 35,95% và
59,69%.
Tính đến hết tháng 10/2009, vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống các TCTD tăng 31,09%,
tổng tài sản tăng 26,49%, chênh lệch thu-chi tăng 53,09% so với cuối năm 2008; dƣ nợ
xấu của toàn hệ thống chiếm 2,2% tổng dƣ nợ cho vay, cao hơn so với năm ngoái (nợ xấu
năm 2008 ở mức 2,17%).

Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại
Tại phiên giải trình về lãi suất sáng nay (25/12) do Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Nguyễn Văn Giàu cho biết tính đến cuối năm 2010 nợ
xấu của hệ thống ngân hàng VN vào khoảng 2,5%.
Con số nợ xấu 2,5% này chƣa tính số nợ của Tập đoàn Công nghiệp và Tàu thuỷ VN
(Vinashin). Theo thống đốc, toàn bộ dƣ nợ của hệ thống ngân hàng đối với Tập đoàn
Công nghiệp và Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) chỉ dƣới 26 nghìn tỷ đồng và hiện đang cơ


14


Môn Hệ Thống Tài Chính

Giảng viên: Ts Dương Như Hùng

cấu lại 16 nghìn tỷ đồng. Số này chƣa đƣa vào nợ xấu, và nếu tính vào thì nợ xấu toàn hệ
thống ngân hàng VN cũng chỉ tăng 0,7%.
Cũng trong năm 2010, tín dụng tăng 27,65% (đã loại trừ hƣ số tăng của tỷ giá vàng), tín
dụng bằng VND tăng 25,34%, bằng ngoại tệ tăng 37,76%.
STT

Ngân hàng

2004

2005

2006

2007

2008

1

Agribank

1,74


2,3

1,9

2,5

2,75

2

BIDV

14,56

11,64

11,9

4,8

2,7

3

Vietinbank

1,96

2,4


1,38

1,02

1,81

4

VCB

-

3,64

2,65

2,66

4,61

5

MHB

-

-

-


0,4

-

6

Techcombank -

-

3,1

1,4

-

7

ACB

0,43

0,3

0,2

0,08

0,9


8

Sacombank

1,07

0,55

0,72

0,24

0,62

9

DongAbank

-

-

0,8

0,4

-

10


Eximbank

-

1

0,8

0,88

4,71

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của một số NHTM (ĐVT: %)
Đến hết tháng 6-2011, nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng vào khoảng 75.000 tỉ đồng,
tăng 50% so với cùng kì năm 2010. Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ ngân hàng là 2,16% vào
cuối năm 2010 thì đến hết tháng 6-2011 đã tăng lên 3,1%. Đáng chú ý là nợ có khả năng
mất vốn (nhóm 5) chiếm tới gần một nửa (47%) tổng nợ xấu và chủ yếu rơi vào các khoản
nợ bất động sản. Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, ông Lê Xuân
Nghĩa, nợ bất động sản chiếm 10,8% tổng dƣ nợ của các tổ chức tín dụng trong nƣớc. Tỉ
lệ này là cao so với nhiều nƣớc trong khu vực (Thái Lan là 6%, Ma-lai-xi-a là 7%).Thực
tế nhiều ngân hàng cũng đã bắt đầu lo lắng về tình hình nợ xấu. Với lãi suất cho vay cao,
sẽ không ít doanh nghiệp làm không đủ tiền trả lãi ngân hàng làm gia tăng nợ xấu. Những
ngân hàng có truyền thống kiểm soát tốt cũng tiết lộ, nợ xấu tăng khoảng 0,5% so với
cuối năm trƣớc. Theo đánh giá của các ngân hàng, với tỉ lệ nợ xấu 3,2%, nợ xấu của ngân
hàng nay vào khoảng 84.000 tỉ đồng. Tuy nhiên nhiều phản ánh cho thấy, nợ xấu có khả
năng không dƣới 100.000 tỉ đồng, tƣơng đƣơng 5 tỉ USD. Ông Nguyễn Văn Bình, Thống
đốc Ngân hàng Nhà nƣớc mới đƣợc bổ nhiệm cho biết: "Tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng
có tăng từ mức 2% lên 3% và kịch bản xấu nhất thì năm nay tỉ lệ này sẽ ở mức 5% - mức
15



Môn Hệ Thống Tài Chính

Giảng viên: Ts Dương Như Hùng

có thể kiểm soát đƣợc". Nhiều chuyên gia rất lo ngại về tỉ lệ nợ xấu này. Đặc biệt đánh
giá về nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam theo chuẩn quốc tế, các tổ chức nhƣ Fich
Ratings đƣa ra dự đoán nợ xấu của ngân hàng Việt Nam ở mức 13% tổng dƣ nợ.
4.2 Bất cân xứng thông tin trong hoạt động cho vay
Trò chuyện với ngƣời viết, Tổng giám đốc Techcombank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận,
điểm mấu chốt của rủi ro đạo đức là yếu tố con ngƣời. Vì vậy, trƣớc hết ngân hàng này
chú trọng xây dựng môi trƣờng làm việc, trong đó, các cán bộ lãnh đạo thƣờng xuyên đào
tạo, hƣớng dẫn để nâng cao năng lực và kiến thức cho cán bộ cấp dƣới, giúp phát hiện
những rủi ro có thể xảy ra. Nhƣng đồng thời, ngân hàng này cũng xây dựng một mô hình
quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn ngân hàng hiện đại. Cụ thể, bất kỳ hoạt động nghiệp vụ nào
cũng có hai ngƣời cùng tiến hành (một thực hiện, một duyệt) theo nguyên tắc “4 mắt”; các
bộ phận kiểm soát làm nhiệm vụ kiểm tra chéo phần việc của các bộ phận khác; thêm nữa
định kỳ bộ phận kiểm toán nội bộ kiểm tra hoạt động của tất cả các phòng ban và cuối
cùng là nhóm làm việc về rủi ro nhóm họp hàng tháng nhằm thảo luận và đƣa ra phƣơng
hƣớng giải quyết các vấn đề rủi ro hoạt động trọng yếu của ngân hàng. Đây cũng gần nhƣ
là ngân hàng đầu tiên áp dụng mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, phân luồng và phân
cấp phê duyệt hồ sơ tín dụng theo các mức từ chi nhánh, đến các khối chức năng và hội
đồng tín dụng cao cấp. Mô hình này có thể đảm bảo cho ngân hàng luôn kiểm soát đƣợc
rủi ro, đồng thời hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra.Ngoài ra, ngân hàng cũng chú trọng
vào công tác truyền thông định kỳ cập nhật các thông tin liên quan tới các vụ việc vi
phạm đạo đức nghề nghiệp trong ngành ngân hàng cùng với những bài học kinh nghiệm
để gửi tới toàn bộ cán bộ nhân viên, đặt hòm thƣ góp ý tại các điểm giao dịch; thiết lập
đƣờng dây nóng để tiếp nhận những thông tin tố giác gian lận; sử dụng phần mềm hiện
đại để kiểm tra logic trong mọi nghiệp vụ để đƣa ra những trƣờng hợp nghi vấn

sớm...Quan điểm của Techcombank, ông Vinh nói, là những trƣờng hợp vi phạm dù nhỏ
tại ngân hàng cũng sẽ đƣợc xử lý nghiêm khắc. Với những sai phạm nghiêm trọng, ngân
hàng chủ động hợp tác với cơ quan pháp luật, đƣa ra xử lý công khai.
TS. Võ Trí Thành nêu rõ, việc đầu tƣ cho vay không hiệu quả sẽ khiến nợ xấu gia tăng.
Rủi ro bất ổn vĩ mô do doanh nghiệp bên bờ vực phá sản, nợ xấu trong hệ thống ngân
hàng lớn. Đồng thời thâm hụt ngân sách, kéo theo nợ công, có nguy cơ gia tăng, gây bất
ổn kinh tế vĩ mô. Giải pháp trƣớc mắt phải bắt đầu từ tƣ duy, xác định lại đúng vai trò của
Nhà nƣớc, của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng. Bên cạnh từng dự
án riêng biệt trong thị trƣờng, Nhà nƣớc cần phải có cái nhìn tổng thể quan tâm đến ổn
định kinh tế vĩ mô. Phải xem doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)
là một lực lƣợng cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của Việt Nam, để từ đó có
những chính sách thích hợp để phát triển khu vực kinh tế này.
Doanh nghiệp Nhà nƣớc (DNNN) vẫn là nơi đƣợc hƣởng lợi nhất từ cung tín dụng của
ngân hàng. Trƣớc đây, tín dụng đối với khu vực DNNN chiếm tỷ trọng rất lớn, tới 80%
tổng tín dụng. Mặc dù những năm gần đây tỷ trọng này giảm đáng kể, hiện chỉ còn

16


Môn Hệ Thống Tài Chính

Giảng viên: Ts Dương Như Hùng

khoảng 35% nhƣng đó vẫn là một con số rất đáng bàn.Bên cạnh đó, nguồn vốn ngân hàng
cũng đổ nhiều vào trái phiếu Chính phủ. Hàng năm Chính phủ phát hành một lƣợng trái
phiếu rất lớn, rồi trái phiếu công trình, trái phiếu các tỉnh,… Ngân hàng chính là những
nhà đầu tƣ lớn nhất, thƣờng xuyên trên thị trƣờng trái phiếu. Có hiện tƣợng nhƣ vậy, là do
ba nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, liên quan đến tƣ duy phát triển. Mặc dù Việt Nam đã và đang xây dựng một
nền kinh tế trong đó môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, nhƣng trên

thực tế vẫn xem kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, DNNN là nòng cốt.
Thứ hai, “cách chơi” của ngân hàng. Nếu đứng góc độ ngân hàng có hai loại hình “dễ
chơi” vì rủi ro ít và dễ có lợi nhuận. Đó là cho vay DNNN, đƣợc chỉ định hay bảo lãnh
“ngầm”, và mua trái phiếu Chính phủ. Lẽ đƣơng nhiên khi tập trung đầu tƣ vào khu vực
này thì nguồn lực dành cho khu vực tƣ nhân và DNNVV bị thu hẹp. Có thể thấy điều này
là trong hệ thống ngân hàng, hiện khu vực tƣ nhân và DNNVV vay nhiều tại các
NHTMCP.
Nguyên nhân thứ ba, xuất phát từ chính sự yếu kém của DNNVV. Ngân hàng không
muốn dành nguồn lực của mình cho DNNVV một phần cũng do những doanh nghiệp này
thƣờng có năng lực tài chính thấp, không có tài sản thế chấp, thiếu minh mạch... nên rủi
ro cao. Trong khi đó, Nhà nƣớc cũng thiếu những chính sách nhất định hỗ trợ DNNVV.
TS. Võ Trí Thành cho rằng, bên cạnh hỗ trợ về nâng cao năng lực, tạo điều kiện thuận lợi
cho khởi nghiệp và gia nhập thị trƣờng,.. đƣợc xem là những chính sách tốt, còn nhiều
chính sách khác cần phải xem xét kỹ lƣỡng cả về mô hình và cách thức thực thi để đảm
bảo tính hiệu lực và hiệu quả của chúng.

17


Môn Hệ Thống Tài Chính

Giảng viên: Ts Dương Như Hùng

B. Phân tích bài case:
CONCEPTS IN THIS CASE:
Moral Hazard
Adverse Selection
Government regulations
Financial intermediaries as part of the financial system are very important for a vibrant
economy to move funds from surplus units to the deficit units in order to finance a

productive investment. The financial system includes banks, insurance companies, mutual
funds, stock and bond markets, and so on. All of these are regulated by government.
However, the role of information in the financial system plays a critical part in the
transfer of funds.
You are a manager of a financial institution that gave a loan to a large corporation
involved in trading in the energy market. It has a successful operation, making it among
the largest corporation at the time. However, the company crashed and came with large
amounts of losses. You as a manager found out that the company has been involved in a
complex set of transactions by which it was keeping substantial amounts of debts and
financial contracts off of its balance sheet and you were not aware of these transactions.
Even after securing additional new financing from other institutions, the company was
forced to declare bankruptcy and large numbers of people were laid off at the time that the
economy was suffering from a downturn in economic activities. You as a manager are
involved in answering several questions in order to minimize the chance of defaults on
your loans.
1.What is moral hazard? Do you think in this case moral hazard was an issue, or we need
to have more information?
2.In case this was an example of moral hazard, explain how the manager could reduce the
problem.
3.What are the adverse economic consequences of moral hazard?
4.What is asymmetric information?
5.Do you think that further government regulations could reduce the existence of
asymmetric information of financial institutions? If so, what type of regulation do you
suggest for this case?
Phần dịch:
Những nội dung chính trong đề tài bao gồm: rủi ro đạo đức, lựa chọn ngƣợc và quy định
của chính phủ

18



Môn Hệ Thống Tài Chính

Giảng viên: Ts Dương Như Hùng

Các trung gian tài chính trong hệ thống tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong một
nền kinh tế phát triển, giúp luân chuyển nguồn vốn từ những nơi dƣ thừa vốn sang những
nơi thiếu vốn để tài trợ cho những dự án đầu tƣ hiệu quả. Hệ thống tài chính bao gồm
ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ hỗ tƣơng, thị trƣờng cổ phiếu trái phiếu… Tất cả những
tổ chức này đều đƣợc nhà nƣớc quản lý. Tuy nhiên, vai trò của thông tin trong hệ thống
tài chính lại hết sức quan trọng trong việc luân chuyển nguồn vốn.
Bạn là giám đốc trong một định chế tài chính và cho một doanh nghiệp lớn hoạt động
trong lĩnh vực năng lƣợng vay. Trong thời điểm đó, công ty này làm ăn rất thành công và
điều này giúp công ty trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu. Tuy nhiên, công
ty đã phá sản và chịu một khoản lỗ rất lớn. Bạn, với tƣ cách là giám đốc, nhận ra rằng
công ty đã thực hiện nhiều thủ thuật phức tạp nhằm loại bỏ các hợp đồng vay nợ và tài
chính ra khỏi bảng cân đối kết toán và bạn đã không hề biết về những hành động này.
Thậm chí sau khi đã củng cố các khoản tài trợ mới từ các ngân hàng khác, công ty vẫn
buộc phải tuyên bố phá sản và rất nhiều ngƣời đã bị buộc thôi việc vào thời điểm mà nền
kinh tế đang suy thoái. Bạn, với tƣ cách là giám đốc, cần trả lời nhiều câu hỏi để tối thiểu
hóa khả năng không trả nợ của các khoản vay.
Bài làm:
1/ Rủi ro đạo đức là gì? Bạn có nghĩ rằng trong tình huống này rủi ro đạo đức thực sự là
một vấn đề hay bạn cần phải có thêm thông tin để khẳng định điều trên hay không?
Rủi ro đạo đức là kết quả của hành vi bị che đậy và xuất hiện sau khi ký hợp đồng.
Rủi ro đạo đức là một thuật ngữ kinh tế học và tài chính đƣợc sử dụng để chỉ một loại rủi
ro phát sinh khi đạo đức của chủ thể kinh tế bị suy thoái. Rủi ro đạo đức là một kiểu thất
bại thị trƣờng nảy sinh trong môi trƣờng thông tin bất cân xứng.
Rủi ro đạo đức là hình thức cơ hội chủ nghĩa sau hợp đồng, phát sinh do các hành động có
tác động đến hiệu quả nhƣng lại không dễ dàng quan sát đƣợc và vì thế những ngƣời thực

hiện các hành động này có thể chọn theo đuổi những lợi ích cá nhân của mình trên cơ sở
gây tổn hại cho ngƣời khác.
Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ƣu thế thông tin hiểu đƣợc tình thế thông tin phi đối
xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo hƣớng làm
lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ƣu thế thông tin. Hành
vi tha hóa theo hƣớng nhƣ thế của bên có ƣu thế thông tin đƣợc bên kém ƣu thế thông tin
cho là không đứng đắn, là một thứ nguy hiểm, rủi ro cho mình.
Để có sự tồn tại của rủi ro đạo đức, ba điều kiện phải đƣợc thỏa mãn:
- Thứ nhất, phải có sự khác biệt về quyền lợi giữa các bên;
- Thứ hai, phải có một cơ sở nào đó để tạo ra trao đổi có lợi hay một hình thức hợp
tác khác nhau giữa các cá nhân (tức là có lý do để đồng ý giao dịch) từ đó làm lộ
ra mâu thuẫn về quyền lợi;

19


Môn Hệ Thống Tài Chính

Giảng viên: Ts Dương Như Hùng

- Thứ ba là phải tồn tại những khó khăn trong việc xác định xem các điều kiện thỏa

thuận có đúng là đƣợc tuân thủ và thực hiện hay không.
Tình huống trên thật sự là một ví dụ về rủi ro đạo đức. Nguyên nhân gây ra rủi ro đạo đức
trong trƣờng hợp này là vấn đề thông tin không đầy đủ, bất cân xứng giữa các thành viên
trong nội bộ doanh nghiệp. Thiếu những thông tin chính xác về khả năng tài chính, tình
hình hoạt động kinh doanh, thiếu giám sát tài chính từ ban lãnh đạo, cũng nhƣ tính trung
thực của báo cáo tài chính, kế toán trong nội bộ doanh nghiệp. Với cƣơng vị là giám đốc
của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho vay, nhận ra rằng công ty đã thực
hiện nhiều thủ thuật phức tạp nhằm loại bỏ các hợp đồng vay nợ và tài chính ra khỏi bảng

cân đối kết toán và ngƣời giám đốc đã không hề biết về những hành động này. Sự quản lý
không chặt chẽ, thiếu những thông tin chính xác về khả năng tài chính, tình hình hoạt
động kinh doanh và hiện tƣợng tha hóa đạo đức, thiếu trung thực và minh bạch trong báo
cáo tài chính là những vấn đề cốt lõi trong quá trình gây ra rủi ro đạo đức trong nội bộ
doanh nghiệp. Đồng thời hệ thống quản trị rủi ro yếu kém, hệ thống giám sát nội bộ hoạt
động kém hiệu quả khiến rủi ro hoạt động, rủi ro đạo đức tăng cao trong hệ thống tổ chức
doanh nghiệp.
2/ Tình huống này là một ví dụ về rủi ro đạo đức, hãy giải thích giám đốc ngân hàng nên
làm như thế nào để giảm thiểu rủi ro này?
- Xây dựng và không ngừng nâng cao chất lƣợng hệ thống trang thiết bị, công nghệ

để thu thập, lƣu trữ, phân tích, xử lý thông tin khách hàng
+ Hoàn thiện bộ máy giám sát rủi ro hoạt động của ngân hàng trên cơ sơ hình
thành một bộ phận độc lập không tham gia vào quá trình tạo ra rủi ro, có chức
năng quản lý, giám sát rủi ro cho ngân hàng; nhận diện và phát hiện rủi ro; phân
tích và đánh giá các mức độ rủi ro trên cơ sơ các chỉ tiêu, tiêu thức đƣợc xây
dựng đồng thời đề ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn giảm thiểu rủi ro.
+ Xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản chế độ quy chế quy trình
nghiệp vụ, cụ thể: Ban hành đầy đủ các quy chế quy trình nghiệp vụ trên nguyên
tắc tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc, của ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam; Kịp
thời hƣớng dẫn các văn bản chế độ có liên quan để áp dụng thống nhất trong toàn
hệ thống ngân hàng. Đồng thời, hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy trình...
phải đƣợc tổ chức nghiên cứu, tập huấn và quán triệt để đảm bảo mọi cán bộ phải
nắm vững và thực thi đầy đủ, chính xác.
+ Cần phải có có các giải pháp để đối phó với các yếu tố từ bên ngoài nhƣ sự thay
đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc, sức ép từ việc thực hiện các cam kết
theo thông lệ, các diễn biến phức tạp của xu thế thị trƣờng, tác động tiêu cực của
các thông tin truyền thống bất cân xứng...

20



Môn Hệ Thống Tài Chính

Giảng viên: Ts Dương Như Hùng

+ Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại, ổn định. Thƣờng
xuyên kiểm tra bảo trì, bảo dƣỡng kịp thời thay bổ sung khi cần thiết để đảm bảo
hoạt động ổn định trong mọi trƣờng hợp.
+ Tuân thủ các điều kiện bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Nhà nƣớc và Ngân
hàng trung ƣơng.
+ Thƣờng xuỵên cập nhật thông tin liên quan từ bên ngoài, kiểm soát đƣợc và hiệu
chỉnh kịp thời các văn bản nội bộ khi phát sinh các thay đổi hoặc chủ động xây
dựng các lộ trình để thực hiện các cam kết theo thông lệ.
+ Hƣớng tới hình thành bộ phận chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực kinh tế.
Nhiệm vụ của nhóm chuyên gia này là định kỳ đƣa ra các báo cáo phân tích,
đánh giá tổng quan về nền kinh tế thế giới và trong nƣớc, xu hƣớng phát triển và
những tác động của nó đến hoạt động NH. Từ đó có những tham mƣu kịp thời
trong xây dựng, điều chỉnh chính sách và định hƣớng chiến lƣợc phù hợp.
- Xây dựng và hoàn chỉnh cơ chế tuyển dụng, đào tạo:
+ Thi tuyển nhân viên
+ Đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ tín dụng
+ Nâng cao công tác tổ chức
+ Khuyến khích đãi ngộ
+ Biện pháp hành chính
+ Kiểm tra nội bộ

3/ Bất cân xứng thông tin là gì?
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thông tin bất cân xứng:
- Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có nhiều thông tin hơn một

bên khác. Điển hình là ngƣời bán biết nhiều về sản phẩm hơn đối với ngƣời mua
hoặc ngƣợc lại.
- Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên đối tác nắm giữ thông tin còn bên
khác thì không biết đích thực mức độ thông tin ở mức nào đó
- Thông tin bất cân xứng là khái niệm mô tả các tình huống trong đó những ngƣời
tham gia tƣơng tác trên thị trƣờng nắm đƣợc thông tin khác nhau về giá trị hoặc
chất lƣợng của một tài sản đang đƣợc giao dịch (trao đổi) trên thị trƣờng đó. Nói
một cách khác, nếu nhƣ không tồn tại tình trạng bất cân xứng đối với việc tiếp
cận các thông tin về tài sản, thì các bên tham gia thị trƣờng đƣợc hiểu là "cân
xứng" về thông tin.
Tóm lại, thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có ít thông tin hơn bên
đối tác hoặc có thông tin nhƣng thông tin không chính xác. Điều này khiến cho bên có

21


Môn Hệ Thống Tài Chính

Giảng viên: Ts Dương Như Hùng

ít thông tin hơn có những quyết định không chính xác khi thực hiện giao dịch đồng
thời bên có nhiều thông tin hơn cũng sẽ có những hành vi gây bất lợi cho bên kia khi
thực hiện nghĩa vụ giao dịch.
Hai hành vi phổ biến nhất do thông tin bất cân xứng gây ra là lựa chọn bất lợi
(adverse selection) và rủi ro đạo đức (moral hazard). Lựa chọn bất lợi là hành động
xảy ra trƣớc khi ký kết hợp đồng của bên có nhiều thông tin có thể gây tổn hại cho
bên ít thông tin hơn. Rủi ro đạo đức là hành động của bên có nhiều thông tin hơn thực
hiện sau khi ký kết hợp đồng có thể gây tổn hại cho bên có ít thông tin hơn.

4/ Bạn có nghĩ rằng các quy định của chính phủ có thể giúp giảm bớt sự hiện hữu của bất

cân xứng thông tin trong các định chế tài chính? Nếu có, bạn đề nghị cần có quy định nào
trong tình huống này?
Các quy định của chính phủ hoàn toàn có thể giúp giảm bớt sự hiện hữu của bất cân xứng
thông tin trong các định chế tài chính.
Ngoài việc yêu cầu các công ty tham gia vào thì trƣờng chứng khoán phải công bố kết quả
hoạt động kinh doanh, báo cáo thuế, thực hiện chặt chẽ việc kiểm toán đối với tất cả các
công ty. Nƣớc ta cũng cần có các công ty chuyên đánh giá hạn mức tín nhiệm, đƣa ra mức
cảnh báo,giúp nhà đầu tƣ có thể nhận biết năng lực “bản thân” của cty ở mức độ nào, để
giảm bất cân xứng thông tin. Phạt nặng đối với các công ty không làm rõ rang trong thu
chi tài chính nhằm làm đẹp bản báo cáo, gây hậu quả xấu cho các nhà đầu tƣ. Nhà nƣớc
cần mạnh tay trong việc “thanh lý” các công ty bên bờ vực phá sản, không để hoạt động
cầm chừng, gây trì trệ cho nền kinh tế, và có khả năng tự thu hút vốn, gây bất cân xứng
thông tin đối với nhà đầu tƣ. Khuyến khích việc tố giác các công ty làm ăn phi pháp.
Xây dựng một hệ thống đăng ký quyền sở hữu tài sản rõ ràng là vô cùng quan trọng cho
phát nền kinh tế nói chung, hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng. Nếu tất cả các tài sản
đƣợc đăng ký và xác nhận quyền sở hữu, thì ngƣời chủ sở hữu tài sản đó có thể đem tài
sản này thế chấp, cầm cố vay vốn ngân hàng. Hay nói cách khác, nếu tất cả các tài sản
(nhất là các bất động sản) đƣợc đăng ký quyền sở hữu (hay quyền sử dụng) khi đó mới
thực sự là tài sản, nếu không chỉ là một công cụ của ngƣời có nó vì việc chuyển nhƣợng,
thế chấp, cầm cố sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Hệ thống đăng ký giao dịch đảm bảo: Để tránh tình trạng khách hàng sử dụng một tài sản
thế chấp, cầm cố vay vốn nhiều ngân hàng hoặc tạo điều kiện cho khách hàng có một tài
sản có giá trị lớn có thể vay vốn nhiều tổ chức tín dụng, hiện nay có các cơ quan đăng ký
giao dịch bảo đảm bao gồm: Cơ quan đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm và chi nhánh;
Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực; Cục Hàng không dân dụng Việt Nam;
Sở Tài nguyên môi trƣờng; Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn. Mỗi cơ quan nêu trên
thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo mỗi loại tài sản theo quy định.

22



Môn Hệ Thống Tài Chính

Giảng viên: Ts Dương Như Hùng

Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng (hệ thống này thƣờng do ngân hàng trung ƣơng
hoặc cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng làm thiết lập và tổ chức hoạt động). Hệ thống
thông tin tín dụng làm nhiệm vụ thu thập tất cả các thông tín liên quan đến hoạt động của
tất cả cá đối tƣợng đƣợc cấp tín dụng và sẽ cung cấp cho các thành viên trong hệ thống
thông tin này hoặc cung cấp (bán) cho những đối khác có nhu cầu. Ngoài ra, ở các thị
trƣờng tài chính phát triển, còn có một hệ thống giám sát khác rất hiệu quả đó là các tổ
chức đánh giá, xếp loại độc lập nhƣ S&P, Moody ... Vì kết quả xếp loại của các tổ chức
độc lập này có ảnh hƣởng rất lớn đến ví trị của một doanh nghiệp trên thị trƣờng.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng phát
triển và ổn định:
- Ban hành Các Luật về Ngân hàng; Quyết định, Chỉ thị, Thông tƣ của NHNN; Chỉ thị,
Nghị quyết của Bộ Chính trị; Chỉ thị, Nghị định, Quyết định, Nghị quyết của Chính phủ,
Thủ tƣớng Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị, Thông tƣ của các Bộ, ngành về Ngân hàng.
- Xây dựng, hoàn thiện và phát triển Trung tâm Thông tin Tín dụng CIC nhằm cung cấp
đầy đủ thông tin cho các tổ chức tín dụng trong việc đƣa ra các quyết định cấp tín dụng
- Cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho tƣ nhân tham gia xây dựng các trung tâm thông
tin tín dụng, từ đó tạo đƣợc nhiều kênh thông tin cho các ngân hàng thƣơng mại.
- Hỗ trợ các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm bảo thực hiện đúng vai trò của mình

Một số câu hỏi thảo luận ở trên lớp:
 Tại sao hệ thống pháp luật của Mỹ áp dụng rất nhiều các công cụ, chính
sách mà vẫn xãy ra hiện tƣợng nợ xấu:
Một số nhóm ngƣời vẫn lợi dụng đƣợc những kẻ hỡ trong các công cụ quản lý tài chính
để lách luật. Nên các luật lệ thƣờng xuyên đƣợc cập nhật, bổ sung hằng năm
Vì lợi ích của một nhóm ngƣời trong xã hội Mỹ, họ đƣa ra các chính sách và có thể các

chính sách để có lợi cho họ.
Các chính khách Mỹ thƣờng đại diện cho các doanh nghiệp lớn của Mỹ nên họ phải
đứng trên lợi ích của các doanh nghiệp này.
 Theo quan điểm bất cân xứng thông tin thì nên cứu công cứu công ty
“phá sản” nhƣ thế nào:
Với một số vốn nhất định nhà nƣớc không thể cứu hết các daonh nghiệp nên phải lựa
chọn một số trong đó, phải cứu doanh nghiệp lớn vì nó ảnh hƣởng đến nền kinh tế,
không tạo hiệu ứng dây chuyền.
Nhà nƣớc sợ rủi ro nếu cứu các doanh nghiệp trên bờ vực phá sản có thể dẫn đến rủi ro
là trong tƣơng lai các doanh nghiệp này lại ỷ vào có sự hỗ trợ của nhà nƣớc nên từ đó
doanh nghiệp đầu tƣ dàn trãi với các rủi ro cao hơn, lợi nhuận thu đƣợc thì các doanh
nghiệp này hƣởng còn nếu lỗ thì nhà nƣớc phải gánh.

23


Môn Hệ Thống Tài Chính

Giảng viên: Ts Dương Như Hùng

 Việt Nam ta sao chƣa áp dụng các công cụ, biện pháp nhƣ ở mỹ để hạn
chế bất cân xứng thông tin:
Do nền kinh tế của chúng ta còn yếu chƣa đủ để đầu tƣ cơ sở vật chất, hệ thống thông
tin…nhƣ ở Mỹ.
Do hoàn cảnh xã hội, tài chính, kinh tế ở Mỹ và Việt Nam khác nhau nên các công cụ,
chính sách áp dụng khác nhau, linh hoạt theo từng nƣớc,
Do yếu tố con ngƣời, chúng ta còn hạn chế trong vận dụng tri thức mới, tƣ duy cải
tiến…Ngoài ra lợi ích của một bộ phận lãnh đạo dựa trên bất cân xứng thông tin để làm
giàu cho bản thân họ.


24


Môn Hệ Thống Tài Chính

Giảng viên: Ts Dương Như Hùng

C. Kết luận
Từ thực tiễn môi trƣờng thông tin cũng nhƣ điều kiện tồn tại trong bản thân các ngân
hàng thƣơng mại, nhóm chúng tôi đề xuất một số giải pháp trong việc hạn chế ảnh hƣởng
của thông tin bất cân xứng sau:
 Về phía Nhà nƣớc:
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng
phát triển và ổn định
- Ban hành Các Luật về Ngân hàng; Quyết định, Chỉ thị, Thông tƣ của NHNN; Chỉ
thị, Nghị quyết của Bộ Chính trị; Chỉ thị, Nghị định, Quyết định, Nghị quyết của
Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị, Thông tƣ của các Bộ, ngành
về Ngân hàng.
- Xây dựng, hoàn thiện và phát triển Trung tâm Thông tin Tín dụng CIC nhằm cung
cấp đầy đủ thông tin cho các tổ chức tín dụng trong việc đƣa ra các quyết định cấp
tín dụng
- Cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho tƣ nhân tham gia xây dựng các trung tâm
thông tin tín dụng, từ đó tạo đƣợc nhiều kênh thông tin cho các ngân hàng thƣơng
mại.
- Hỗ trợ các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm bảo thực hiện đúng vai trò của mình
 Về phía các ngân hàng:
- Xây dựng và không ngừng nâng cao chất lƣợng hệ thống trang thiết bị, công nghệ
để thu thập, lƣu trữ, phân tích, xử lý thông tin KH
+ Hoàn thiện bộ máy giám sát rủi ro hoạt động của NH trên cơ sơ hình thành một
bộ phận độc lập không tham gia vào quá trình tạo ra rủi ro, có chức năng quản lý,

giám sát rủi ro cho các NH; nhận diện và phát hiện rủi ro; phân tích và đánh giá
các mức độ rủi ro trên cơ sơ các chỉ tiêu, tiêu thức đƣợc xây dựng đồng thời đề ra
các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn giảm thiểu rủi ro.
+ Xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản chế độ quy chế quy trình
nghiệp vụ, cụ thể: Ban hành đầy đủ các quy chế quy trình nghiệp vụ trên nguyên
tắc tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc, của NHNN Việt Nam; Kịp thời hƣớng
dẫn các văn bản chế độ có liên quan để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống
NH. Đồng thời, hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy trình... phải đƣợc tổ chức
nghiên cứu, tập huấn và quán triệt để đảm bảo mọi cán bộ phải nắm vững và
thực thi đầy đủ, chính xác.

25


×