Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

t22 hoan vi chinh hop to hop (t1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.96 KB, 2 trang )

Giáo án ĐS và GT 11
Ngày soạn: 11.10.2015
Ngày dạy: 14.10.2015 (11A1)

GV Nguyễn Văn Hiền
Tuần: 8
Tiết: 22

Bài 2: HOÁN VỊ - CHỈNH HỢP - TỔ HỢP ( T1)
A/. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết: Hoán vị của n phần tử;
2. Kĩ năng:
Tính được số các hoán vị của n phần tử .
3. Thái độ: Rèn luyện tính nghiêm túc khoa học, tính cần cù, chịu khó.
B/. Phương pháp dạy học: Gợi mở, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
C/. Chuẩn bị:
1. GV: Giáo án, Sgk, thước thẳng
2. HS: Sgk, thước kẻ, máy tính cầm tay.
D/. Tiến trình lên lớp:
I/. Ổn định lớp: Nắm sỉ số
II/. Kiểm tra bài cũ:
III/. Nội dung bài mới
1. Đặt vấn đề:
Xét ví dụ: Có 3 chữ số : 5,6,7. Hỏi lập được bao nhiêu số
gồm 3 chữ số khac nhau từ 3 chữ số trên?
2. Triển khai bài:
Hoạt động 1: Định nghĩa hoán vị
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS

GHI BẢNG – TRÌNH CHIẾU


I/. Hoán vị
Gv: Mỗi kết quả của việc sắp thứ tự 3 chữ số trên 1.
Định nghĩa: (Sgk)
được gọi là một hoán vị của tập hợp { 5, 6, 7} . Vậy,
một hoán vị của tập A gồm n phần tử ( n ≥ 1) là
gì?.
Gv cho học sinh phát biểu định nghĩa hoán vị theo
cách hiểu của mình.
HS phát biều theo cách hiểu của mình
Gv: Hãy liệt kê tất cả các hoán vị của tập A gồm 3
phần tử a, b, c?.
HS: Đứng tại chỗ nêu kết quả
Gv: Hai hoán vị abc và acb của ba phần tử a, b, c
được gọi là khác nhau. Vậy, hai hoán vị của n
phần tử chỉ khác nhau ở điểm nào?.
Gv: Nếu số phần tử càng lớn thì số hoán vị càng
lớn. Vậy, làm thế nào để đếm được số hoán vị của
chúng?.

Ví dụ 1: Các hoán vị của tập A là:
abc, acb, bca, bac, cab, cba.
Nhận xét:
Hai hoán vị của n phần tử chỉ khác nhau ở thứ tự
sắp xếp.

Hoạt động 2: Tính số hoán vị của n phần tử
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

1



Giáo án ĐS và GT 11

GV Nguyễn Văn Hiền

HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS

GHI BẢNG – TRÌNH CHIẾU

Gv: Có bao nhiêu cách sắp xếp 4 bạn A, B, C, D 2. Số các hoán vị
ngồi vào một bàn học gồm 4 chỗ?.
Ví dụ 2:
Gv: Liệt kê các cách sắp xếp?.
Cách 1: Liệt kê:
ABCD ABDC ACBD ACDB ADBC ADCB
HS: Lên bảng viết kết quả
Gv: Còn cách nào khác không?.
Hdẫn: Sử dụng quy tắc nhân.

BACD BADC BCAD BCDA BDAC BDCA
CABD CADB CBAD CBDA CDAB CDBA
DACB DABC DBAC DBCA DCAB DCBA

Vậy, có tất cả 24 cách.
Cách 2: Dùng quy tắc nhân:
Vị trí số 1 có 4 cách chọn.
Vị trí số 2 có 3 cách chọn.
Gv: Số các hoán vị của n phần tử bằng bao nhiêu?. Vị trí số 3 có 2 cách chọn.
Gv: Hướng dẫn học sinh đi chứng minh công thức Vị trí số 4 có 1 cách chọn.
Vậy, có tất cả 4.3.2.1.= 24 cách.

trên.
Gv nêu chú ý.
Kí hiệu Pn là số hoán vị của n phần tử, ta có:
Pn = n ( n − 1) ( n − 2 ) ( n − 3) ...3.2.1
Gv: Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được
bao nhiêu số tự nhiên có 6 chữ số khác nhau?. Có Chú ý:
bao nhiêu số chẳn khác nhau?.
Kí hiệu n ( n − 1) ( n − 2 ) ( n − 3) ...3.2.1 là n! (n giai
thừa), vậy ta có: Pn = n !
Ví dụ 3:
a) Mỗi số là một hoán vị của 6 phần tử. Vậy, có tất
cả 6! = 720 (số)
b) Chữ số hàng đơn vị là chữ số chẳn nên có 3 cách
chọn. 5 chữ số còn lại được sắp xếp theo thứ tự sẽ
tạo nên một hoán vị của 5 phần tử nên có 5! cách
chọn. Vậy có tất cả: 3.5! = 360 (số).
IV/. Củng cố:
• Định nghĩa hoán vị của n phần tử của một tập hợp. Chú ý kí hiệu n!.
• Công thức tính số hoán vị của n phần tử
• Bài tập trắc nghiệm : Số các số tự nhiên lẻ khác nhau được tạo nên từ tập các chữ số 1, 2, 3, 4, 5,
6 là:
a) 360
b) 720
c) 420
d) 630
V/. Dặn dò:
• Nắm định nghĩa hoán vị của n phần tử của tập hợp và công thức tính số hoán vị.
• Bài tập về nhà: 1c, 2 trang 54 Sgk. Tham khảo trước phần chỉnh hợp.
RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................................................................................


Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

2



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×