Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

tIET 30 xac suat cua bien co (t1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.66 KB, 3 trang )

Giáo án ĐS và GT 11
Ngày soạn: 27.10.2015
Ngày dạy: 30.10.2015

GV Nguyễn Văn Hiền
Tuần: 10
Tiết: 30
Bài 5: XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ ( T1 )

A. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh nắm được
1. Về kiến thức:
Biết : Định nghĩa xác suất của biến cố.
2. Về kỹ năng:
- Vận dụng công thức tính xác suất để tính xác suất của các biến cố
- Biết dùng máy tính bỏ túi hỗ trợ tính xác suất.
3. Về tư duy, thái độ
- Nghiêm túc, tự giác, hứng thú trong nhận thức tri thức mới.
- Liên hệ giữa bài tóan thực tế và lí thuyết.
B. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu chuẩn Kt-Kn, văn bản giảm tải của Bộ GD-ĐT,…
- Súc sắc, đồng tiền xu.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu SGK, máy tính bỏ túi.
C. Phương pháp dạy học
Gợi mở vấn đáp thông qua hoạt động điều khiển tư duy.
D. Tiến trình lên lớp
1.Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số.
- Ổn định trật tự.
2. Kiểm tra bài cũ


Xét phép thử:” Gieo một con súc sắc”
a. Xác định không gian mẫu.
b. Xác định biến cố A: “Xuất hiện mặt chẵn chấm”
3. Bài mới
Hoạt động 1: Định nghĩa cổ điển của xác suất.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
G: (Tiếp phần kiểm tra bài cũ) trình bày: Khả
năng xuất hiện mặt có số chấm chẵn? Xảy ra hay
không? …Một đặc trưng định tính quan trọng
của biến cố liên quan đến phép thử là nó có thể
xảy ra hay không? Khả năng xảy ra bao nhiêu?
Vấn đề là gắn cho biến cố một con số hợp lí để
đánh giá khả năng xảy ra của nó. Ta gọi số đó là
xác suất.
H: Theo dõi.
G: Xét tiếp ví dụ trong phần kiểm tra bài cũ.
Trình bày: Do con súc sắc cân đối và đồng chất,
được gieo ngẫu nhiên nên khả năng xuất hiện
từng mặt là như nhau. Ta nói chúng đồng khả
năng xuất hiện. Vậy khả năng xuất hiện mỗi mặt

Ghi bảng – Trình chiếu
I. Định nghĩa cổ điển của xác suất
1. Định nghĩa
a. Ví dụ

Ví dụ1: Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối đồng
chất. Ω= {1, 2, 3, 4, 5}

Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng


1


Giáo án ĐS và GT 11
là bao nhiêu?
H: 1/6
G: KHả năng xảy ra của biến cố A?
H: 1/2.

GV Nguyễn Văn Hiền

Khả năng xuất hiện mỗi mặt như nhau (bằng 1/6), ta nói
chúng đồng khả năng.
Khả năng xảy ra biến cố A = {2, 4, 6} là:
1 1 1 3 1
+ + = = .
G: Yêu cầu HS làm HĐ 1 – SGK.
6 6 6 6 2
H: Hiểu và thực hiện nhiệm vụ.
Số này được gọi là xác suất của biến cố A
Ví dụ 2: HĐ1 – SGK
- Khả năng xảy ra A: ½
- Khả năng xảy ra B: ¼
- Khả năng xảy ra C: ¼
G: Trình bày định nghĩa.
b. Định nghĩa
H: Theo dõi, nắm định nghĩa, Cách tính xác suất Giả sử A là biến cố liên quan đến một phép thử chỉ có
của một biến cố.
một hữu hạn kết quả đồng khả năng xuất hiện. Xác suất

n ( A)
của biến cố A, kí hiệu là P(A), là tỉ số
n ( Ω)
n ( A)
,
n ( Ω)
Trong đó: n(A) là số phần tử của A hau cũng là số
các kết quả thuận lợi cho biến cố A, n( Ω) là số các kết
quả có thể xảy ra của phép thử.
P ( A) =

Hoạt động 2: Củng cố định nghĩa
Hoạt động của giáo viên và học sinh
G: Yêu cầu HS đọc đề, suy nghĩ cách làm.
H: Hiểu và thực hiện nhiệm vụ
Muốn tính xác suất của một biến cố A ta cần
tìm n(A) và n(Ω).
G: Gọi HS trình bày lời giải.
H: Trình bày lời giải.
G: CHính xác hoá lời giải.

Đối với VD 2, 3, GV yêu cầu HS đọc, phân tích
đề bài, chuẩn bị lời giải.

H: Trao đổi, phát biểu, trình bày ý kiến.

Ghi bảng – Trình chiếu
2. Ví dụ
VD1: Gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất.. Tính
xác suất của các biến cố sau:

A: “Mặt lẻ xuất hiện”
B: “Xuất hiện mặt có số chấm bằng chia hết cho 2”
C: “Xuất hiện mặt có số chấm nhỏ hơn 5”
ĐS: P(A) = 1/2; P(B) = ½; P(C) = 4/6
VD2: Gieo một đồng tiền cân đối, đồng chất 2 lần. Tính
xác suất của các biến cố:
a.A: “Mặt ngửa xuất hiện hai lần”
b. B: “Mặt ngửa xuất hiện đúng một lần”
c. C: “Mặt ngửa xuất hiện ít nhất 1 lần”
BG: Ω = {NN, NS, SN, SS}. n(Ω) = 4
a. A = {NN}, n(A) = 1.
n ( A) 1
P ( A) =
=
n ( Ω) 4
b. B = {NS, SN}. n(B) = 2.

Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

2


Giáo án ĐS và GT 11

GV Nguyễn Văn Hiền

n ( B) 2 1
= =
n ( Ω) 4 2
c. C = {NS, SN, NN}. n(C) = 3

n( C) 3
P (C ) =
=
n ( Ω) 4
VD3: Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối và đồng
chất 2 lần. Tính xác suất của các biến cố
A: “ Mặt 6 chấm xuất hiện ở lần gieo đầu tiên”
B: “Số chấm ở 2 lần gieo như nhau”
C: “Tổng số chấm xuất hiện ở hai lần gieo bằng 9”
ĐS:
6 1
1
4 1
P ( A) =
= ; P ( B ) = ; P (C ) =
=
36 6
6
36 9
P( B) =

G: Chính xác hoá lời giải.
G: KL: Muốn tính xác suất của một biến cố ta
cần tính số kết quả thuận lợi cho biến cố đó và
số phần tử của không gian mẫu.

4. Củng cố
- Nhắc lại định nghĩa cổ điển xác suất của biến cố.
- Công thức tính xác suất của biến cố
5. Dặn dò - Hướng dẫn học ở nhà.

- Làm BT 1 ( SGK)
- Xem phần còn lại của bài.

RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………

Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

3



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×