DỰ ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN KIÊN GIANG
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHU HỆ CHIM
VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG
ThS. Trần Văn Thắng
Tháng 7- 2013
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Lời cám ơn.................................................................................................................. 3
1. Giới thiệu ............................................................................................................. 5
2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ....................................................................... 5
3. Mô tả khu vực và các sinh cảnh nghiên cứu ........................................................ 6
3.1. Rừng tràm ............................................................................................................................. 6
3.2. Trảng Sậy.............................................................................................................................. 7
3.3. Trảng trống ........................................................................................................................... 8
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 8
4.1. Phương pháp chung .............................................................................................................. 8
4.2. Đếm số loài theo thời gian .................................................................................................... 9
4.3. Đếm điểm ............................................................................................................................. 9
4.4. Những nghiên cứu dành cho đối tượng chuyên biệt ............................................................. 9
4.5. Thời gian thực hiện ............................................................................................................. 10
4.6. Những người tham gia thực hiện ........................................................................................ 10
5. Dụng cụ khảo sát ................................................................................................ 10
6. Kết quả ................................................................................................................. 12
6.1. Tóm tắt về khu hệ chim ...................................................................................................... 12
6.2. Sân chim ............................................................................................................................. 14
6.3. Các loài chim có giá trị quan trọng trong bảo tồn .............................................................. 18
6.4. Những đe dọa đến khu hệ chim và những kiến nghị bảo tồn ............................................. 24
7. Kết luận ................................................................................................................ 25
8. Đề nghị ................................................................................................................. 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 27
2
Lời cám ơn
Tư vấn xin chân thành cảm ơn những người đã hỗ trợ trong khi thực hiện nhiệm vụ này. Đặc biệt tôi
xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Sharon Brown - Cố vấn trưởng Dự án GTZ Khu dự trữ sinh quyển
Kiên Giang và Ông Lê Hoàng Hưởng - Giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Thượng đã tạo điều kiện
cho tôi hoàn thành tư vấn này. Tôi muốn gởi lời cám ơn chân thành đến những cán bộ của Dự án GIZ
đã hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện hoạt động tư vấn này.
3
Từ viết tắt
Bộ NN-PTNT - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Hvn - Chiều cao trung bình
TSC - Đếm số loài theo thời gian
D1.3 - Đường kính ngang ngực
NT - Gần bị đe dọa (Near-Threatened)
HST - Hệ sinh thái
EN - Nguy cấp (Endangered)
VU - Sắp nguy cấp (Vulnerable)
UBND tỉnh - Ủy Ban Nhân Dân tỉnh
VQG - Vườn Quốc gia
VQGUMT - Vườn Quốc Gia U Minh Thượng
4
1. Giới thiệu
Báo cáo này trình bày kết quả khảo sát khu hệ chim ở Vườn Quốc gia U
Minh Thượng. Báo cáo này do dự án GIZ khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang thực
hiện.
2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
Vườn Quốc Gia U Minh Thượng (VQGUMT) thuộc khu dự trữ sinh quyển
Kiên Giang có diện tích 21,107 ha gồm vùng lõi 8,038 ha, vùng đệm 13,069 ha.
Khu vực này là một trong những vùng đất ngập nước quan trọng nhất ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Ở Việt Nam, trong hệ sinh thái (HST) rừng tràm ngập phèn
chỉ còn duy nhất hệ thực vật rừng của VQGUMT có những đặc điểm của rừng cực
đỉnh nguyên sinh, đó là các ưu hợp của rừng hỗn giao và rừng tràm trên đất than
bùn với diện tích trên 3.000 ha. HST rừng tràm trên đất than bùn trở thành một
HST có tầm quan trọng đặc biệt, là nơi nuôi dưỡng, trú ngụ của nhiều loài động vật
hoang dã, quý hiếm, đặc trưng và nguy cấp.
VQGUMT là nơi rất đa dạng về các thảm thực vật tự nhiên và bán tự nhiên.
Dạng thảm thực vật tự nhiên chủ yếu Tràm và các quần xã thực vật phát triển trên
đất than bùn và trên đất khoáng. Ở các khu vực đã bị cháy hết lớp than bùn sau trận
cháy rừng năm 2002 và những lần trước đây đã hình thành HST ngập nước tự
nhiên quanh năm được che phủ bởi các loài thực vật ưu thế như Sậy Phragmites
sp., Súng ma Nymphaea nouchali, Bèo cái Pistia stratiotes, Bèo tai chuột Salvinia
cucullata và Bồn bồn Typha domingensis.
HST rừng Tràm, trảng cỏ ngập nước ở VQGUMT chứa một trong những khu
hệ chim phong phú nhất của vùng châu thổ sông Cửu Long. Theo Buckton et al
(BirdLife Quốc tế, 1999), khi so sánh mười khu vực đất ngập trong vùng châu thổ
sông Cửu Long, VQGUMT có thành phần khu hệ chim phong phú nhất và có thể là
sân chim sinh sản lớn nhất cho các loài chim nước trong khu vực.
Trận cháy rừng năm 2002 đã tàn phá và làm suy thoái nhiều rừng tràm ở Vườn
Quốc gia. Tiếp theo là phương án giữ nước ngập sâu để phòng cháy chữa cháy rừng
kéo dài nhiều năm đã làm biến đổi đáng kể sự phát triển tự nhiên của rừng tràm kéo
theo giảm tính đa dạng sinh học của các loài khác (Vương Văn Quỳnh, 2009).
Trước tình hình thực tế trên, các nhà khoa học và nhà quản lý tham dự hội thảo
Quốc tế về Bảo tồn và phát triển bền vững VQGUMT được tổ chức bởi Bộ NNPTNT, UBND Tỉnh Kiên Giang, Sở NN-PTNT Kiên Giang và VQGUMT do Dự
án GIZ Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang tài trợ đã thống nhất phương án quản lý
nước mới cho phép giảm mực nước trong vùng lõi Vườn Quốc gia để đảm bảo sự
phát triển bình thường của rừng tràm và đáp ứng mục tiêu phòng cháy chữa cháy
rừng.
5
Sau khi thay đổi phương án quản lý nước vào năm 2010, hệ sinh thái rừng
Tràm đã được phục hồi và đa dạng sinh học rừng Tràm đã có những thay đổi theo
hướng tích cực. Tuy nhiên, khi thay đổi phương án quản lý nước tác động đến khu
hệ chim như thế nào cần phải có những khảo sát một cách hệ thống.
Hoạt động khảo sát khu hệ chim VQGUMT được áp dụng những phương pháp
khảo sát trước đây do dự án CARE U Minh Thượng và năm 2011 thực hiện với mục tiêu
nhận biết những thay đổi do tác động của lửa rừng và hoạt động quản lý thủy văn, đánh
giá những mối đe dọa đến khu hệ chim, và kiến nghị dành cho các loài chim có giá trị
trong bảo tồn cũng như các nghiên cứu trong tương lai.
3. Mô tả khu vực và các sinh cảnh nghiên cứu
Ba sinh cảnh chính của vùng lõi VQG được tập trung khảo sát là rừng Tràm,
trảng Sậy và trảng Trống để có được một danh sách hoàn chỉnh về số loài chim, sự
hiện diện của chúng trên mỗi sinh cảnh và các quần thể chim nước trú đêm, sinh
sản tại sân chim trong VQG. Theo Lê Phát Quới (2009), diện tích trảng Năng hiện
nay ở VQGUMT là không đáng kể nên không được đề cập trong đợt khảo sát này.
3.1. Rừng tràm
Rừng tràm trên đất than bùn
Đây là khu rừng Tràm còn lại sau trận cháy năm 2002 với diện tích 1,595.04
ha. Hầu hết Tràm có mật độ trung bình và có độ tàn che khoảng 70%. Đường kính
ngang ngực (D1.3) trung bình 18 cm. Chiều cao trung bình (Hvn) 17 m. Rừng tràm
trên than bùn là loại thảm thực vật đặc thù của vùng ngập nước than bùn U Minh.
Tràm (Melaleuca cajuputi) là cây chiếm ưu thế. Một vài loại cây khác cũng xuất
hiện nhưng kém phong phú hơn như là Mốp (Alstonia spathulata), Bùi (Ilex
cymosa), Dấu dầu ba lá (Euodia lepta), và Trâm (Syzygium cumini). Loại rừng này
được đặc trưng bởi sự phong phú của dớn. Có hai loài dớn thông dụng nhất: Dây
choại (Stenochlaena palustris) và Dớn (Nephrolepis falcata).
Hình 01: HST rừng tràm không bị cháy năm 2002
6
Tại sinh cảnh này cây Tràm bị đổ ngả nhiều do ảnh hưởng của hoạt động giữ
nước để phòng cháy chữa cháy rừng kéo dài trong nhiều năm (2004-2009).
Rừng tràm tái sinh trên đất than bùn
Rừng tràm tái sinh trên đất than bùn sau trận cháy rừng năm 2002 có diện
tích 2.248,4 ha. Tràm có mật độ tương đối dày, trung bình 22.000 cây/ha. Đường
kính ngang ngực (D1.3) trung bình 6,5 cm. Chiều cao trung bình (Hvn) 7 m. Tại
những khu vực than bùn còn mỏng, tràm có chiều cao thấp hơn (3,5 - 4m), tán phát
triển. Dưới tán rừng tràm tái sinh, các loài thảm tươi đang phát triển.
Hình 02: HST rừng Tràm tái sinh trên đất than bùn
Rừng tràm trên đất khoáng
Loại rừng này thường xuất hiện ở cạnh của đĩa than bùn. Đây có lẽ là rừng
tràm thứ sinh sau các trận hoả hoạn làm cháy hết lới than bùn nguyên thủy. Tràm
Melaleuca cajuputi gần như là loại cây duy nhất trong rừng. Trong đất khoáng dớn
ít phong phú hơn so với ở đất than bùn. Sậy Phragmites vallatoria là loài khá phổ
biến dưới tán rừng.
3.2. Trảng Sậy
Trong khu vực U Minh Thượng, các trảng Sậy (Phragmites vallatoria) là một
hệ thứ cấp xuất hiện trên đất rừng sau khi rừng bị lửa tàn phá và cây tràm không có
khả năng tái sinh. Sậy Phragmites vallatoria hình thành nên các khu vực rộng lớn
bên trong vùng lõi. Sậy Phragmites vallatoria có thể đạt độ cao 3 mét, hình thành
các khu vực đặc chủng. Các loài thông dụng khá được tìm thấy trong sậy là Dây
vác Cayratia trifolia, Cương Scleria sumatrensis, Mây nước Flagellaria indica, Cỏ
bắc Leersia hexandr, Hòa thảo Leptochloa chinensis, U du Cyperus digitatus, Thúi
địt Paederia consismilis và Năng Eleocharis dulcis. Hiện nay, Sậy đang phát triển
trở lại sau khi VQG thay đổi chế độ giữ nước vừa đảm bảo mục tiêu PCCC rừng
vừa đảm bảo sự phát triển của rừng.
7
3.3. Trảng trống
Thuật ngữ “đất ngập nước mở” hay trảng trống được sử dụng để chỉ các khu vực
ngập nước tự nhiên quanh năm mà không có các loại cây gỗ lớn. Các khu vực đất ngập
nước mở được bao phủ bởi các loài thảo mộc thường nhất với sự hiện diện của khu vực
nước mở. Ba loại đất ngập nước khác nhau tại VQGUMT được nhận dạng dựa vào các
loài thực vật ưu thế: đất ngập nước Súng ma Nymphaea nouchali, Bèo cái Pistia
stratiotes, Bèo tai chuột Salvinia cucullata và Bồn bồn Typha domingensis.
Các khu vực đất ngập nước lớn trong vùng lõi được tạo ra do lửa tàn phá tất cả
các thân gỗ và than bùn được bao phủ bởi các loại thực vật thủy sinh nổi. Trong ba
loại trảng trống nói trên thì trảng trống che phủ bởi Bèo cái chiếm diện tích lớn
nhất do tính chất phát tán bằng khả năng trôi nổi và phát triển nhanh của loài này.
Bèo cái phát triển thành các mảng dày đặc nổi trên mặt nước bao phủ hầu như
100% diện tích bề mặt nước tại các khu vực trống có Tràm hay Sậy đan xen.
Hình 03 : Sinh cảnh trảng Trống
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp chung
Hai phương pháp thực địa được áp dụng, do tính chất đơn giản và phù hợp với điều
kiện hiện trường là phương pháp Đếm số loài theo thời gian (Timed Species-Counts) và
phương pháp Đếm điểm (Point Counts). Một số quan sát khác cũng đã được áp dụng để
đếm chim nước tại nơi trú đêm, sinh sản.
Trong mỗi sinh cảnh khảo sát, một số địa điểm ô mẫu nhất định được lựa chọn. Khi
điều kiện cho phép, các địa điểm này được đặt sao cho mang tính đại diện nhất cho sinh
cảnh khảo sát. Tuy nhiên điều này không phải luôn thực hiện được do những hạn chế trên
thực địa. Mỗi sinh cảnh được khảo sát được thực hiện hoàn tất trong khoảng thời gian
nhất định. Quan sát chim trên mỗi sinh cảnh được thực hiện trong khoảng thời gian từ
8
0600-1000 sáng và 1300-1830 chiều. Các điểm khảo sát trong đợt khảo sát này được thực
hiện tại những điểm khảo sát đã được thực hiện trong năm 2011.
Tài liệu định danh dựa trên sách hướng dẫn định loại chim Đông Nam Á “A Field
Guide to The Birds of South-East Asia”, Craig Robson (2011) và sách “Giới thiệu một số
loài Chim Việt Nam”, Lê Mạnh Hùng (2012).
4.2. Đếm số loài theo thời gian
Phương pháp Đếm số loài theo thời gian Timed Species-counts (TSC) được áp dụng
cho các dạng sinh cảnh mở và cây bụi (Pomeroy & Tengecho 1986). Để thực hiện khảo
sát trong một ô mẫu, người đếm di chuyển chậm trong khu vực ô mẫu trong khoảng thời
gian đúng 60 phút để ghi nhận tất cả các loài chim. Trong mười phút đầu, ghi nhận một
lần tất cả các loài chim quan sát thấy hay nghe thấy được. Trong mười phút thứ hai, tiếp
tục ghi nhận những loài chưa quan sát thấy trong mười phút trước đó. Quá trình này tiếp
tục lặp lại cho các mười phút tiếp theo đến khi 60 phút khảo sát kết thúc.
Phương pháp TSC được áp dụng để khảo sát thành phần các loài chim trên sinh
cảnh là rừng Tràm và trảng Trống trong vùng lõi. Số ô mẫu được lựa chọn để khảo sát tại
sinh cảnh rừng Tràm là 16 ô, được khảo sát 2 lần/ô, sinh cảnh trảng Trống 16 ô. (Hình
04).
Phương pháp TSC cũng được áp dụng để khảo sát thành phần loài chim trong vùng
đệm. Các ô khảo sát được tiến hành dọc theo các tuyến kênh gồm: kênh 3, kênh 4, kênh
5, kênh 10, kênh 14 và kênh 17.
4.3. Đếm điểm
Phương pháp Đếm điểm - Point counts được áp dụng cho sinh cảnh trảng Sậy do
không thể di chuyển trên sinh cảnh này để thực hiện phương pháp TSC. Mỗi điểm đếm
bao gồm tất cả các loài và cá thể quan sát thấy hoặc nghe thấy cùng với ước lượng
khoảng cách từ đối tượng đếm đến trung tâm của điểm đếm. Mỗi điểm đếm được thực
hiện trong mười phút từ một bục quan sát là thang nhôm ba mét với 30 điểm được thực
hiện trong đợt khảo sát này. (Hình 04).
Những kết quả ghi nhận được cho danh sách các loài chim hiển diện tại mỗi sinh
cảnh. Tuy nhiên, những kết quả này chưa đủ cơ sở dữ liệu để đánh giá độ phong phú của
mỗi loài tại sinh cảnh khảo sát mà là nguồn dữ liệu để đánh giá độ phong phú thành phần
loài chim tại mỗi sinh cảnh cho những lần khảo sát tiếp theo.
4.4. Những nghiên cứu dành cho đối tượng chuyên biệt
Hai phương pháp áp dụng trên không thích hợp cho một số đối tượng chim chuyên
biệt như là đếm số lượng cá thể của quần thể Hạc và các quần thể chim nước trú đêm và
sinh sản tại sân chim trong vùng lõi VQG. Những phương pháp chuyên biệt cho các
nhóm đối tượng trên là:
9
Đếm nhóm Hạc: Quần thể Hạc được đếm trực tiếp 4 lần từ một tháp quan sát 13 m ở
trung tâm vùng lõi VQG. Nhóm Hạc, chủ yếu là loài Già đẫy Java Leptoptilos javanicus
được đếm khi có hoạt động bay lượn nhờ làn không khí nóng bắt đầu từ giữa trưa (trong
khoảng thời gian từ 1000-1200). Số cá thể quan sát thấy được trong cùng một thời điểm
đếm được coi như là số cá thể hiện diện của quần thể.
Đếm chim nước tại nơi trú đêm: Nơi trú đêm của các loài chim nước được trực tiếp
3 lần tại sân chim. Hoạt động đếm thực hiện trong khoảng thời gian từ 1600-1830 giờ là
thời điểm chim nước quay về sân chim trú đêm sau một ngày kiếm ăn ở nơi khác. Để ghi
nhận quần thể các loài chim nước tại các sân chim chúng tôi tiến hành khảo sát vị trí các
sân chim. Tiếp theo là lựa chọn địa điểm đếm làm sao tại vị chí đếm ghi nhận được nhiều
nhất các loài chim nước bay về sân chim. Do hạn chế về nhân lực nên trong đợt khảo sát
này chỉ tiến hành đếm các loài chim nước bay về sân chim từ 2 hướng bay chính tại tháp
quan sát chim tạm cao 10 m dành cho khách tham quan. Các cá thể được định danh đến
mức loài và tổng số cá thể chim được ghi nhận lại. Việc định danh các cá thể chim loài
Cò Ngàng lớn Ardea alba và Cò ngàng nhỏ Egretta intermedia được ghi chung là một
nhóm. Số liệu cao nhất trong các ngày đếm được ghi nhận là số lượng quần thể các loài
chim nước tại sân chim.
Để ghi nhận được tầm quan trọng của VQGUMT trong bảo tồn các loài chim nước,
số liệu đếm chim nước tại nơi trú đêm, sinh sản được so sánh với số liệu tương ứng của
những vùng khác trong vùng châu thổ sông Cửu Long, số liệu đếm cao nhất của các ngày
sẽ được so sánh với số liệu ghi nhận tối đa do BirdLife thực hiện (Buckton et al, 2000).
4.5. Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện khảo sát này bắt đầu từ tháng 22/5 đến ngày 22/7/2013.
Trong đó;
- Khảo sát ngoài hiện trường: từ ngày 27/5 đến ngày 14/6/2013.
-
Nội nghiệp: từ ngày 15/6 đến ngày 22/7/2013.
4.6. Những người tham gia thực hiện
1. ThS. Trần Văn Thắng, Vườn Quốc gia U Minh Thượng
2. KS. Nguyễn Văn Điện, Vườn Quốc gia U Minh Thượng cộng tác đếm
chim nước tại Sân chim.
5. Dụng cụ khảo sát
• Ống nhòm Nikon 8x56 dùng quan sát ngoài thực địa.
• Máy GPS Garmin 60 CSX.
• Thiết bị phát tiếng chim dùng để dụ chim đến gần để dễ quan sát, ghi hình và hỗ
trợ định loại.
10
• Máy ảnh Nikon D90, lens 80-400, f 4,5-5.6 dùng để ghi hình hỗ trợ phân loại và
làm tư liệu.
Hình 04: Sơ đồ vị trí các điểm khảo sát
11
6. Kết quả
6.1. Tóm tắt về khu hệ chim
Tổng số có 159 loài chim thuộc 51 họ đã được ghi nhận quá trình khảo sát này. Kết
hợp với những kết quả của những lần khảo sát trước đây, có thêm 14 loài (09 loài do
Safford, 1996 - 1997 ghi nhận, 03 loài do Buckton et al, 1999 ghi nhận, 01 loài do
Nguyễn Phúc Bảo Hòa và Trần Văn Thắng, 1999 - 2003 ghi nhận, 01 loài do tác giả ghi
nhận trong đợt khảo sát năm 2011) không được ghi nhận trong đợt khảo sát này cũng
được bổ sung trong danh lục (Phụ lục 01). Tổng cộng thành phần loài chim ở VQGUMT
tính đến thời điểm này lên đến 173 loài thuộc 52 họ. Phụ lục 01 không những cung cấp
chi tiết về thành phần loài ghi nhận mà còn bao gồm độ phong phú tương đối của mỗi loài
tại sinh cảnh khảo sát tại VQG.
Trong 159 loài chim được ghi nhận trong đợt khảo sát này có 01 loài mới được ghi
nhận bổ sung cho khu hệ chim VQGUMT. Đó là loài Le khoang cổ Nettapus
coromandelianus, (Hình 05). Năm loài chim gồm: Cốc Ấn Độ Phalacrocorax fuscicollis,
Nhát hoa Rostratula benghalensis, Rẽ giun Gallinago gallinago, Cu ngói Streptopelia
tranquebarica, do Safford ghi nhận năm 1996 - 1997 và loài Sáo sậu đầu trắng Sturnus
burmannicus do Buckton et al ghi nhận năm 1999 cũng được ghi nhận trong đợt khảo sát
này mà không được ghi nhận trong các đợt khảo sát và giám sát khu hệ chim trước đây.
Tuy nhiên, loài Cốc đế Phalacrocorax carbo được ghi nhận trong đợt khảo sát năm 2011
nhưng không được ghi nhận trong đợt khảo sát này.
Hình 05: Le khoang cổ Nettapus coromandelianus
Trong ba dạng sinh cảnh khảo sát theo phương pháp hệ thống, trảng Trống có độ
phong phú về thành phần loài chim cao nhất, tiếp theo là trảng Sậy, trong khi rừng Tràm
có độ phong phú chim thấp nhất (Bảng 01 và Hình 02).
12
Bảng 01: Thành phần loài tại các dạng sinh cảnh
Sinh cảnh
rừng
Tràm
trảng Sậy
(loài)
(loài)
Thành phần loài
Sân
trảng
Trống
chim
Vùng
đệm
(loài)
(loài)
(loài)
Số loài thực sự ghi nhận
68
81
121
26
96
Số loài chỉ ghi nhận tại sinh cảnh
này
21
4
16
0
1
8
8
17
5
9
Số loài bị đe dọa trên toàn cầu
Số loài chim chỉ tìm thấy phân bố trong rừng Tràm là cao hơn hẳn so với những
loài chỉ tìm thấy phân bố trên các sinh cảnh khác. Rừng Tràm có độ phong phú thành
phần loài thấp nhất trong khi số loài chuyên biệt cao nhất có lẽ được quy định do thành
phần của thảm thực vật nơi đây. Trảng Sậy và sân chim không sử dụng cùng phương
pháp khảo sát nên không thể áp dụng so sánh trực tiếp. Chi tiết xem danh sách các loài
chim ghi nhận tại các sinh cảnh. (Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4, Phụ lục 5 và Phụ lục 6).
Trong tổng số 159 loài chim được ghi nhận trong suốt quá trình điều tra, 121 loài
được ghi nhận tại sinh cảnh trảng Trống, chiếm 75.47%. Những loài chim được ghi nhận
ở trảng Trống, có 72 loài “chim nước” theo cách phân loại của Công ước Ramsar, tuy
nhiên có 24 loài được xác định là những loài “phụ thuộc vào đất ngập nước” (bao gồm
Bồng chanh Alcedo atthis, Bói cá Ceryle rudis và một số loài thuộc bộ Sẻ như các loài
Chích Acrocephalus spp).
Hình 06: Thành phần loài chim tại các sinh cảnh
13
So sánh thành phần loài chim và các loài chỉ ghi nhận tại các sinh cảnh giữa các
đợt khảo sát được thống kê ở bảng 02.
Bảng 02: Thành phần loài chim tại các sinh cảnh qua hai đợt khảo sát
(1999-2003, 2011 và 2013)
Sinh
cảnh
rừng Tràm
trảng Sậy
trảng Trống
Sân chim
Vùng đệm
1999-2003
2011
2013
1999-2003
2011
2013
1999-2003
2011
2013
1999-2003
2011
2013
1999-2003
2011
2013
Số loài
thực sự
ghi nhận
62
62
68
79
80
81
93
102
121
28
27
26
95
97
96
Số loài chỉ
ghi nhận
tại sinh
cảnh này
24
22
21
6
5
5
6
12
16
2
0
0
6
6
1
Thành
phần loài
Qua Bảng 02 cho thấy thành phần loài chim ghi nhận tại sinh cảnh rừng Tràm trong
đợt khảo sát này nhiều hơn 6 loài so với những đợt khảo sát trước đây, nhưng số loài chỉ
ghi nhận tại sinh cảnh này lại thấp hơn. Số loài chim ghi nhận tại sinh cảnh trảng Trống
và số loài chim chỉ ghi nhận tại sinh cảnh này cao hơn so với những lần khảo sát trước.
Tại sinh cảnh trảng Sậy, sân chim và vùng đệm sự thay đổi thành phần loài là không đáng
kể. Sau khi thay đổi phương án quản lý nước vào năm 2010, hệ sinh thái rừng tràm đã
phục hồi, cây tràm sinh trưởng phát triển tốt, diện tích tái sinh tự nhiên tăng làm cho các
loài chim thích nghi với sinh cảnh rừng tràm tăng. Qua đợt khảo sát này đã ghi nhận
nhiều loài chim nước tại Sân chim như Quắm đen Plegadis falcinellus, Cò nhạn, trước
đây chỉ kiếm ăn ngoài vùng đệm nhưng hiện nay đã ghi nhận chúng kiếm ăn tại sinh cảnh
trảng trống bao gồm cả những loài chim quý hiếm như Quắm đầu đen Threskiornis
melanocephalus, Cò lạo Ấn độ Mycteria leucocephala, Bồ nông chân xám Pelecanus
philippensis, … điều này là một tín hiệu đáng mừng là làm giảm đi một phần tác động đối
với chúng.
6.2. Sân chim
Hiện nay, qua khảo sát chỉ còn một sân chim nằm ở góc Đông Nam vùng lõi của
VQGUMT được gọi là “sân chim kênh 13”. Sân chim này đã di chuyển sang khu vực
khác, cách sân chim năm 2011 khoảng 2 km. Sân chim này bao gồm 26 loài chim nước
trú đêm và sinh sản (Phụ lục 6). Sân chim kênh 13 có các loài chính là Cốc đen
Phalacrocorax niger, Cốc Ấn Độ Phalacrocorax fuscicollis, Cổ rắn Anhinga
melanogaster, Diệc lửa Ardea purpurea, Diệc xám Ardea cinerea, Cò bợ Ardeola
14
bacchus, Cò bợ Java Ardeola speciosa, Cò ruồi Bubulcus ibis, Cò ngàng lớn Ardea alba,
Cò ngàng nhỏ Mesophoyx intermedia, Cò trắng Egretta garzetta, Vạc Nycticorax
nycticorax, Cò hương Dupetor flavicollis, Cò lạo Ấn Độ Mycteria leucocephala, Cò nhạn
Anastomus oscitans, Quắm đen Plegadis falcinellus và Cò quắm đầu đen Threskiornis
melanocephalus. Thực chất sân chim kênh 13 là một phức hợp bao gồm nhiều địa điểm
chim trú đêm và sinh sản khác nhau nằm rải rác theo các khu Tràm.
Vào thời điểm cuối tháng Năm, chúng tôi quan sát thấy trong các loài kể trên có ít
nhất 14 loài có hoạt động sinh sản tại sân chim (trừ Quắm đầu đen Threskiornis
melanocephalus và Cò lạo Ấn Độ Mycteria leucocephala). Tổng hợp kết quả của những
lần khảo sát trước đây cùng với đợt khảo sát này cho thấy tháng Tư - Năm là thời điểm
các quần thể chim trong các sân đạt mức đỉnh. Các loài chim nước tập chung tại sân chim
bắt đầu cho một mùa sinh sản mới. Số lượng chim nước đếm được tại sân chim là 19,164
cá thể, con số này còn thấp hơn nhiều so với con số thực do chỉ dựa trên kết quả đếm khi
thấy chim bắt đầu tập trung bay về sân chim, còn số lượng cá thể chim nước hiện có tại
sân chim là không đếm được. Mật độ quần thể của các loài chim nước trong sân chim cao
nhất là Cốc đen Phalacrocorax niger (6,861 cá thể, chiếm 34.12%), tiếp theo là Cò trắng
Egretta garzetta (5,946 cá thể, chiếm 29.57%) và thấp nhất là Cò quắm đầu đen (12 cá
thể, chiếm 0.06 %). (Bảng 03, Hình 07).
Bảng 03: Quần thể chim nước tại sân chim
5,946
38
2,674
28/5/2013
71
318
6,597
247
62
76
256
1,429
5,496
35
2,141
30/5/2013
82
298
6,065
313
73
116
184
1,612
3,215
45
3,419
Quần thể
đỉnh
85
318
6,861
313
73
116
385
1,612
5,946
45
3,419
15
-
Tổng
1,578
Cò quắm đầu đen
385
Cò Quắm
Cò trắng
76
Cò nhạn, cò ốc
Cò ngàng lớn/Cò ngàng nhỏ
34
Cò lạo Ấn độ
Cò ruồi
269
Vạc
Diệc lửa
6,861
Cò hương
Cốc đen
282
Cò bợ/cò bợ Java
Cổ rắn
85
Ngày
Tháng
năm
Diệc xám
Cốc đế
27/5/2013
Loài
488
436
12
19,164
414
363
7
17,512
444
225
8
16,099
488
436
12
20,109
Hình 07: Thành phần các loài chim chính tại Sân chim
So sánh số lượng chim nước tại sân chim trong VQG với kết quả đếm trước đây,
vào thời điểm tháng Năm năm 2013 số lượng chim nước chỉ thấp hơn năm 2004 và cao
hơn cùng thời điểm năm 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2009 và 2011. Đặc biệt, số lượng
chim nước tại sân chim đếm được trong đợt khảo sát này cao hơn số liệu chim nước đếm
được năm 2009 là 4,768 cá thể, tương đương 33.12% và cao hơn năm 2011 là 1,570 cá
thể, tương đương 8.92%. (Bảng 04, Hình 08).
Bảng 04: Quần thể chim nước tại sân chim ghi nhận qua các năm
16
Diệc xám
Cò bợ/Cò bợ Java
Cò ruồi
Cò ngàng lớn/Cò ngàng nhỏ
Cò trắng
Cò hương
Cò lạo Ấn Độ
Cò nhạn
Cò quắm
Cò quắm đầu đen
976
986
1,254
24
37
-
28
644
2
5,094
1,215
37
12
21
469
1,355
1,193
38
47
-
23
586
17
5,013
972
239
43
116
324
951
872
43
669
11
64
78
32
4,418
5-02
196
27
4
15
193
68
458
42
49
-
31
16
32
1,131
5-03
452
284
37
42
451
478
1,224
73
1,457
34
124
213
6
4,875
5-00
Thời điểm
5-01
4
Tổng
Diệc lửa
3
2
Vạc
Cốc đen
4
5-99
Cổ rắn
32
Cốc đế
1,102
LOÀI
5-04
268
4,062
483
178
614
1,363
1,284
10,748
427
3,127
18
326
472
32
23,402
5-09
127
1,342
374
168
742
665
1,124
5,852
327
2,959
12
259
436
9
14,396
4-11
22
170
2,051
467
185
397
1,111
2,477
6,842
412
2,631
37
512
259
21
17,594
5-13
85
318
6,861
313
73
116
385
1,612
5,946
45
3,419
0
488
436
12
19,164
Hình 08: Biến động quần thể chim nước tại sân chim qua các năm
17
Sau khi thay đổi phương án quản lý nước vào năm 2010, hệ sinh thái rừng tràm
phát triển trở lại là nơi an toàn cho các loài chim nước ngủ đêm, làm tổ và sinh sản. Bên
cạnh đó các loài thủy sinh bị chết đi một phần làm cho diện tích mặt nước trống tăng lên
cùng với mực nước ngập thích hợp cho chúng kiếm ăn là nguyên nhân thu hút đông đảo
các loài chim nước đến kiếm ăn, trú đêm và sinh sản.
6.3. Các loài chim có giá trị quan trọng trong bảo tồn
Trong 173 loài chim ghi nhận tại VQG U Minh Thượng, 26 loài được xem là có
giá trị quan trọng trong bảo tồn (Bảng 5). Trong 26 loài này, 9 loài nằm trong danh sách
đang hoặc sắp bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu do IUCN đề cử, trong đó 2 loài thuộc
cấp đánh giá “VU”, 7 loài thuộc cấp đánh giá “NT”. Bảy loài nằm trong Sách đỏ Việt
Nam (2007), 6 loài ở mức “Vu”, 01 loài ở mức “En”. Mười một loài nằm trong phụ lục
CITES-IIB. Năm loài có số lượng cá thể trong quần thể vượt quá ngưỡng 1% so với quần
thể của chúng trong vùng Đông Nam Á và trên Thế giới. Quần thể vùng Đông Nam Á và
thế giới dựa trên con số ước tính của Wetlands International (2000).
Bảng 05: Những loài chim quan trọng trong bảo tồn
Tình trạng bảo tồn
Stt
Tên khoa học
Tên Việt Nam
Tên tiếng Anh
Ước lượng
quần thể
khu vực
Quẩn
thể
đỉnh
tại
VQG
UMT
(2013)
Danh
lục
IUCN
2012
Sách
đỏ Việt
Nam
2007
NT
Vu
2
Vu
488
CITES
% so
với
quần
thể
Mycteria
leucocephala
Anastomus
oscitans
Leptoptilos
javanicus
Cò lạo Ấn độ
Painted Stork
Cò nhạn
Asian Openbill
Già đẫy Java
Lesser Adjutant
VU
4
Threskiornis
melanocephalus
Quắm đầu đen
Black-headed Ibis
NT
5
Plegadis
falcinellus
Quắm đen
Glossy Ibis
15.00025.000
436
1.74 2.9
6
Dupetor flavicollis
Cò hương
Black Bittern
10.000100.000
45
0.45
7
Ardea purpurea
Diệc lửa
Purple Heron
10.000100.000
313
0.313.13
8
Ardea alba
Cò ngàng lớn
Great Egret
25,000
537
2.10
9
Egretta intermedia
Cò ngàng nhỏ
Intermediate Egret
100.0001.000.000
1075
0.010.11
Pelecanus
philippensis
Phalacrocorax
niger
Anhinga
melanogaster
Bồ nông chân
xám
Spot-billed Pelican
Cốc đen
Little Cormorant
30000
6861
22.87
Cổ rắn
Oriental Darter
1
2
3
10
11
12
NT
NT
18
42
Vu
12
Vu
Vu
318
Pandion haliaetus
Aviceda leuphotes
Elanus caeruleus
Milvus migrans
Haliastur indus
Ó cá
Diều mào
Diều trắng
Diều hâu
Diều lửa
Osprey
Black Baza
Black-winged Kite
Black Kite
Brahminy Kite
Diều cá đầu
xám
Diều
Grey-headed Fish
Eagle
Western Marsh
Harrier
Hen Harrier
Diều mướp
Pied Harrier
IIB
22
Ichthyophaga
ichthyaetus
Circus
aeruginosus
Circus cyaneus
Circus
melanoleucos
Accipiter badius
Ưng xám
IIB
23
Aquila clanga
Đại bàng đen
24
Limosa limosa
Choắt mỏ
thẳng đuôi đen
Shikra
Greater Spotted
Eagle
Black-tailed
Godwit
26
Ploceus
hypoxanthus
Rồng rộc vàng
13
14
15
16
17
18
19
20
21
Diều đầu trắng
IIB
IIB
IIB
IIB
IIB
NT
Vu
IIB
IIB
IIB
VU
En
IIB
NT
Asian Golden
Weaver
NT
Cò lạo Ấn Độ Mycteria leucocephala -Painted Stork
Tình trạng bảo tồn: NT (IUCN, 2012), Vu (SĐVN, 2007)
Theo những kết quả khảo sát trước loài này
được ghi nhận sự hiện diện tại VQG từ tháng
Mười đến tháng Tư hàng năm. Tuy nhiên,
trong đợt khảo sát này chỉ ghi 02 cá thể tại
sinh cảnh trảng trống (ô số 9)
Photo: Trần Văn Thắng, 2013
Cò nhạn Anastomus oscitans - Asian Openbill
Tình trạng bảo tồn: Vu (SĐVN, 2007)
19
Đây là loài đến sinh sản tại VQG U
Minh Thượng. Kết quả đếm chim
nước tại sân chim ghi nhận 488 cá
thể, thấp hơn so với quần thể năm
2011 (512 cá thể).
Photo: Trần Văn Thắng, 2013
Già đẩy Java Leptoptilos javanicus - Lesser Adjutant
Tình trạng bảo tồn: NT (IUCN, 2012), Vu (SĐVN, 2007)
Đây là loài định cư sinh sản tại
VQGUMT. Tại khu rừng Tràm trên
đất than bùn không bị cháy năm
2002 (gần trạm bảo vệ rừng kênh
14) quan sát thấy 7 tổ Già đẫy Java,
4 tổ có con non, mỗi tổ có từ 2-4 cá
thể chim non. Hoạt động sinh sản
của loài này từ tháng 2 đến tháng 4.
Đợt khảo sát này ghi nhận 42 cá thể.
Quần thể đỉnh là 114 cá thể được
ghi nhận vào tháng 6/2003.
Photo: Trần Văn Thắng, 2013
Quắm đầu đen Threskiornis melanocephalus - Black-headed Ibis
Tình trạng bảo tồn: NT (IUCN, 2012), Vu (SĐVN, 2007)
Loài này đến VQG U Minh Thượng sinh
sản. Đợt khảo sát này ghi nhận 21 cá thể tại
sân chim, thấp hơn so với quần thể ghi
nhận năm 2001, 2002 và 2004.
Photo: Phạm Quốc Dân, 2000
Quắm đen Plegadis falcinellus - Glossy Ibis
Tình trạng bảo tồn: Không
20
Kích thước quần thể: Số lượng lớn
Loài này đến VQGUMT sinh sản. Kết quả
đếm chim tại sân chim ghi nhận 436 cá thể
bằng 1.74 - 2.9% quần thể Đông Nam Á.
Số lượng cá thể Quắm đen được ghi nhận
trong đợt khảo sát này thấp hơn so với kết
quả của những lần khảo sát trước đây
(Quần thể đỉnh là 1.368 cá thể ghi nhận
tháng 04/1999). Loài này chủ yếu kiếm ăn
ngoài vùng đệm VQG và những vùng lân
cận nên bị săn bắt mạnh.
Photo: Trần Văn Thắng, 2013
Diệc lửa Ardea purpurea - Purple Heron
Tình trạng bảo tồn: không
Quần thể có số lượng lớn.
Photo: Trần Văn Thắng, 2013
Diệc lửa là loài chim định cư tại VQGUMT với
hoạt động sinh sản diễn ra quanh năm. Từ năm
1999 đến năm 2004 chúng tập chung ngủ đêm,
sinh sản tại góc Tây Bắc trong vùng lõi VQG
(gần trạm bảo vệ rừng kênh 21). Do khu vực này
có cao trình thấp, cây tràm bị ngập nước trong
thời gian dài và chết cục bộ làm mất nơi làm tổ
của chúng. Hiện nay, Diệc lửa làm ngủ đêm,
sinh sản cùng với các loài chim nước khác. Số
lượng quần thể Diệc lửa đếm được vào ngày
30/5/2013 là 313 cá thể ít hơn so với quần thể
loài này được ghi nhận năm 2011 (467 cá thể).
Bồ nông chân xám Pelecanus philippensis - Spot-billed Pelican
Tình trạng bảo tồn: NT (IUCN, 2012), Vu (SĐVN, 2007)
21
Photo: Trần Văn Thắng, 2013
Loài này sinh sản tại VQGUMT. Ngày
24/5/2013 trong khi khảo sát sân chim đã ghi
nhận 01 cá thể chim non. Quần thể đỉnh là 14
cá thể tại sinh cảnh trảng Trống (ô số 8) trong
lần khảo sát này. Cho đến thời điểm hiện nay
đây là số lượng cá thể lớn nhất của loài này
được ghi nhận tại VQG. (chương trình giám
sát chim 1999 - 2003 ghi nhận 01 cá thể,
4/2004 ghi nhận 4 cá thể, 6/2009 ghi nhận 3
cá thể, 4/2011 ghi nhận 9 cá thể).
Cốc đen Phalacrocorax niger - Little Cormorant
Tình trạng bảo tồn: không
Quần thể có số lượng lớn
Đây là loài định cư sinh sản. Số lượng cá
thể đếm được của quần thể tại Sân chim
vào ngày 27/5/2013 là 6,861 cá thể bằng
22.87% quần thể Đông Nam Á.
Pho to: Trần Văn Thắng, 2013
Cổ rắn Anhinga melanogaster - Oriental Darter
Tình trạng bảo tồn: NT (IUCN, 2012), Vu (SĐVN, 2007)
Loài định cư sinh sản tại VQGUMT. Mùa
sinh sản bắt đầu từ tháng Tư đến tháng
Mười hàng năm. Trước trận cháy rừng
năm 2002 chỉ quan sát thấy một cá thể, từ
sau trận cháy rừng năm quần thể loài này
tăng lên rất nhiều. Ngày 28/5/203 ghi
nhận 318 cá thể. Đây là quần thể lớn nhất
được ghi nhận từ trước đến nay (năm
2009 ghi nhận 02 cá thể, năm 2001 ghi
nhận 4 cá thể, năm 2004 ghi nhận 268 cá
22
Photo: Trần Văn Thắng, 2013
thể, năm 2009 ghi nhận 170 cá thể, năm
2011 ghi nhận 170 cá thể .
Diều cá đầu xám Ichthyophaga ichthyaetus - Grey-headed Fish Eagle
Tình trạng bảo tồn: NT (IUCN, 2012), Vu (SĐVN, 2007), CITES-IIB
Được ghi nhận hai lần khảo sát đều tại sinh
cảnh rừng Tràm tái sinh trên đất than bùn
(ô số 5). Tại điểm khảo sát này ghi nhận 02
cá thể. Loài này chỉ ghi nhận duy nhất tại
sinh cảnh rừng Tràm trong VQG.
Photo: Trần Văn Thắng, 2013
Đại bàng đen Aquila clanga - Greater Spotted Eagle
Tình trạng bảo tồn: VU (IUCN, 2012), En (SĐVN, 2007), CITES-IIB)
Được ghi nhận ba lần (một lần tại sinh cảnh
rừng Tràm - ô số 7 và một lần tại sinh cảnh
trảng Trống - ô số 8, một lần khi quan sát
nhóm Hạc tại kênh Trung tâm). Những lần
ghi nhận tại rừng Tràm và Trảng trống đều
thấy một cá thể chim trưởng thành. Khi
quan sát nhóm Hạc (ngày 29/5/2013) quan
sát thấy 02 cá thể chim trường thành tại
kênh Trung tâm. Loài này đều được ghi
nhận trong những lần khảo sát trước đây.
Photo: Trần Văn Thắng, 2011
Rồng rộc vàng Ploceus hypoxanthus - Asian Golden Weaver
Tình trạng bảo tồn: NT (IUCN, 2012)
Loài này được ghi nhận một lần duy nhất tại sinh cảnh trảng Sậy vào ngày
28/5/2013 với 4 cá thể quan sát được. Đây là số lượng cá thể lớn nhất được quan sát từ
trước đến nay.
23
6.4. Những đe dọa đến khu hệ chim và những kiến nghị bảo tồn
VQGUMT là một trong những vùng quan trọng nhất đối với bảo tồn đa dạng sinh
học ở đồng bằng sông Cửu Long. Vùng lõi VQG hiện đã được bảo vệ nghiêm ngặt theo
quy chế quản lý rừng đặc dụng, nhưng vùng đệm và những vùng lân cận cũng cần được
bảo vệ. Tuy nhiên, vào mùa sinh sản tại sân chim vẫn cò hiện tượng người dân địa
phương vào lấy trứng chim và bắt chim non làm cho chúng hoảng sợ và bỏ đi nơi khác.
Trong thời gian điều tra đã ghi nhận những loài chim nước ngủ đêm, sinh sản tại sân chim
và một số loài chim rừng thường sử dụng các khu vực canh tác ngoài vùng đệm và khu
vực nuôi thủy bên ngoài để kiếm ăn. Sự phụ thuộc vào diện tích canh tác, nuôi trồng thủy
sản của các loài chim nước dẫn đến những ảnh hưởng đối với người dân địa phương. Hệ
quả là người dân sử dụng lưới, bẫy, bả thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt chim. Đây là
nguyên nhân quan trọng làm giảm quần thể của các loài chim nước tại sân chim.
Một chương trình nâng cao nhận thức của các bên liên quan về các giá trị đa dạng
sinh học và kinh tế xã hội, xây dựng tinh thần trách nhiệm của cộng đồng dân cư địa
phương trong việc bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo vệ các loài chim nói riêng.
Ban quản lý VQG tăng cường phối hợp với các bên liên quan ngăn chặn việc người dân
sử dụng lưới bẫy chim. Lồng ghép việc bảo vệ môi trường trong quy hoạch nuôi trồng
thủy sản trong tương lai.
Trảng trống được xem là có độ phong phú về thành phần chim cao nhất trong vùng
lõi lại chịu tác động của các hoạt động khôi phục rừng Tràm và sự phát triển lan tràn của
cỏ dại. Những diện tích này được xem như là vùng đất không có giá trị và do đó được
quy hoạch để trồng lại Tràm dẫn đến mất đi đa dạng sinh học trong khu vực. Bên cạnh đó
một số loài cỏ dại, đặc biệt là loài Bèo cái Pistia stratiotes, Lục bình Eichhornia crassipes
phát triển với tốc độ nhanh đã lan tràn thành một lớp thủy thực vật dày đặc che phủ các
diện tích mặt nước làm các loài chim và thú bị mất nơi kiếm ăn. Xa hơn nữa, những loài
phụ thuộc vào các sinh cảnh này, đặc biệt là các loài có giá trị như Già đãy Java và Quắm
đen, phải kiếm ăn ngoài vùng đệm và xa hơn, càng phải chịu áp lực của các hoạt động săn
bắn nên có thể dẫn đến tuyệt diệt, làm giảm giá trị của VQG.
Không nên trồng tràm tại những khu vực trảng Trống không còn đất than bùn làm
mất đi sinh cảnh thích hợp cho các loài chim nước. Cần duy trì những sinh cảnh này và
thường xuyên kiểm soát cỏ dại bằng các phương tiện cơ giới.
Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái chưa được quản lý chặt chẽ.
Việc sử dụng phương tiện vỏ máy để đưa đón khách tham quan Sân chim và các trảng cỏ
ngập nước đã gây lên những nhiễu động tại khu vực này. Mặt khác, du khách câu cá giải
trí thường vào khu vực sân chim, trảng trống để câu đã gây nên những tác động lớn đối
với sân chim đặc biệt là vào mùa sinh sản và nơi kiếm ăn của các loài chim nước.
Nên khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào việc đưa đón du khách đến
tham quan du lịch sinh thái và sử dụng chèo xuồng để không gây tiếng ồn. Đối với hoạt
24
động câu cá giải trí cần quy định những khu vực được câu cá giải trí và thời điểm được
câu trong năm để bảo vệ nguồn lợi thủy sản của VQG.
7. Kết luận
VQG U Minh Thượng là khu vực đất ngập nước quan trọng nhất trong vùng đồng
bằng sông Cửu Long về mặt bảo tồn chim, nơi đây không chỉ có thành phần loài chim
phong phú hơn các khu bảo tồn thiên nhiên và VQG khác mà còn có 14 loài chim nước
sinh sản tại sân chim lớn nhất trong vùng với nhiều loài đe dọa và gần đe dọa. Tổng cộng
173 loài chim thuộc 52 họ được ghi nhận trong VQG. Mười chín loài được xem là có giá
trị quan trọng trong bảo tồn. Trong 27 loài này, 9 loài nằm trong danh lục IUCN (2012),
Bảy loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007), 5 loài có có số lượng cá thể trong quần thể
vượt quá ngưỡng 1% so với quần thể của chúng trong vùng Đông Nam Á và trên Thế
giới.
Đa dạng về thành phần loài chim tại VQG U Minh Thượng có thể là phản ánh của
đa dạng các dạng sinh cảnh, từ sinh cảnh rừng Tràm chưa thành thục cho đến sinh cảnh
trảng Trống và sinh cảnh trảng Cỏ. So sánh trực tiếp giữa các dạng sinh cảnh cho thấy
trảng Trống có độ phong phú nhất về thành phần loài chim. Mặc dù rừng Tràm không có
thành phần loài chim phong phú nhất trong VQG, nhưng dạng sinh cảnh này cũng đóng
vai trò rất quan trọng do là nơi cư trú của một lượng lớn của các loài chim rừng và chim
phụ thuộc vào rừng. Hơn một phần ba trong số 68 loài chim trong rừng Tràm là những
loài chỉ ghi nhận duy nhất tại dạng sinh cảnh này. Bên cạnh đó, với các loài chim có giá
trị quan trọng trong bảo tồn như Già đãy Java, Diều cá đầu xám và Hạc cổ trắng có mặt
trong rừng Tràm, đã nói lên vai trò quan trọng của dạng sinh cảnh này trong vùng châu
thổ sông Cửu Long.
Sau khi thay đổi phương án quản lý nước năm 2010, hệ sinh thái rừng Tràm đã
được phục hồi, các loài chim nước tập chung trở lại. Số lượng các loài chim nước trú
đêm, sinh sản tại sân chim tăng 33,12% so với năm 2009. Tuy nhiên, đợt khảo sát này
được thực hiện trong thời gian ngắn nên các loài chim rừng chưa có đủ cơ sở dữ liệu để
so sánh và đánh giá.
8. Đề nghị
1. Lựa chọn thêm 01 cán bộ phòng Nghiên cứu khoa học và Môi trường của
VQG (trong lần khảo sát này đã tập huấn cho 01 cán bộ nhận dạng và kỹ năng đếm
chim nước tại sân chim) để triển khai đào tạo kỹ thuật về giám sát, kỹ năng nhận
dạng, định danh các loài chim qua quan sát và nghe tiếng kêu tại VQG.
2. Điều tra, khảo sát, đánh giá sự phục hồi của thảm thực vật rừng, xác định
ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến sinh trưởng cây rừng và đa dạng sinh học
thực vật rừng tràm nói chung và khu hệ chim nói riêng.
3. Triển khai chương trình giám sát khu hệ chim để có đầy đủ cơ sở dữ liệu
đánh giá, phân tích nhằm xem xét hiện trạng, những tác động để đề xuất các
25