Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐẶC ĐIỂM ĐÔ THỊ HOÁ TOÀN CẦU HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.14 KB, 6 trang )

ĐẶC ĐIỂM ĐÔ THỊ HÓA TOÀN CẦU HIỆN NAY
Ths. Tòng Thị Quỳnh Hương
Khoa Sử - Địa

Tóm tắt:
Đô thị hóa là một quá trình vận động, biến đổi phức tạp mang tính quy luật về các mặt kinh tế, xã
hội và môi trường, là một trong những đặc trưng nổi bật của nền văn minh nhân loại. Trải qua nhiều
bước phát triển thăng trầm, đến nay, đô thị hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, tạo nên bối cảnh một
thế giới đô thị với sự tương phản về trình độ phát triển giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát
triển. Đồng thời, quá trình đô thị hóa còn đi đôi với quá trình hình thành các siêu đô thị và các chùm đô
thị có số dân trên 1 triệu người. Bài viết này sẽ khái quát một số đặc điểm cơ bản của tình hình đô thị
hóa thế giới hiện nay.
1. Đặt vấn đề
Bất cứ thời kì nào, đô thị hóa và phát triển đô thị cũng là một trong những động lực phát triển quan
trọng của các quốc gia. Ở hầu khắp các nước trên thế giới hiện nay, đô thị hóa đang diễn ra nhanh
chóng và không ngừng tăng lên. Trải qua nửa thế kỉ, từ một thế giới mà trong đó hầu hết là dân cư
nông thôn đã chuyển sang một thế giới của dân cư đô thị. Năm 2008, lần đầu tiên trong lịch sử nhân
loại, tỉ lệ dân số sống trong các đô thị chiếm 50% tổng dân số sống trên Trái Đất, trong khi dân số nông
thôn trên thế giới không tăng, nghĩa là toàn bộ sự gia tăng dân số thế giới đã bị thu hút vào các đô thị.
Tuy vậy, trình độ đô thị hóa có sự khác biệt giữa các nước, các nhóm nước và các khu vực trên thế
giới. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa còn kéo theo sự gia tăng nhanh chóng của các siêu đô thị và các
chùm đô thị với số dân hàng triệu người, tạo nên bối cảnh một thế giới đô thị hóa đa dạng.
2. Đặc điểm đô thị hóa toàn cầu hiện nay
2.1. Dân cư thế giới ngày càng tập trung vào các đô thị, nhưng qui mô, tốc độ gia tăng, mức độ đô
thị hóa có sự khác biệt theo quốc gia, khu vực và theo nhóm nước
Vào cuối thế kỉ 19, đô thị hóa chỉ diễn ra ở một số khu vực nhất định như ở Anh, Tây Âu và Bắc
Mỹ. Cả thế giới lúc đó có chưa đến 3% dân số sống trong đô thị. Trong những thập kỉ gần đây, quá
trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, đặc biệt những năm cuối của thế kỉ XX. Năm 1975, tỉ lệ
dân đô thị của thế giới là 37,3%; đến năm 2003 tăng lên 48,3%; từ năm 2008 đến nay, tỷ lệ dân số đô
thị trên thế giới luôn chiếm trên 50% dân số toàn cầu.
Hình 1: Dân số đô thị và nông thôn phân theo nhóm nước, 1950 – 2050 (triệu người)


Nguồn: [4]

Số dân đô thị ở các nước phát triển

Số dân đô thị ở các nước đang phát triển

Số dân nông thôn ở các nước phát triển

Số dân nông thôn ở các nước đang phát triển

1


Các chuyên gia của United Nations dự báo rằng: trong giai đoạn 2011 – 2050 dân số đô thị sẽ tăng
khoảng 1,7 lần, từ 3,63 tỉ người lên 6,25 tỉ người. Vào giữa thế kỉ này, dân số đô thị sẽ đạt mức của
tổng dân số thế giới năm 2002. Nhưng dân số đô thị không phân bố đồng đều giữa các nhóm nước.
Năm 1970, các nước phát triển và đang phát triển có số lượng dân đô thị tương đương nhau, lần lượt là
676 triệu và 677 triệu. Năm 1970 được gọi là năm điểm cân bằng trong phân bố dân cư đô thị thế giới.
Trước năm 1970, hầu hết dân cư đô thị sống ở các nước phát triển (422 triệu/737 triệu dân đô thị thuộc
về các nước phát triển). Nhưng từ năm 1950 tỉ lệ này đang giảm xuống. Từ năm 1970 dân cư đô thị ở
các nước đang phát triển dần vượt qua các nước phát triển và ngày càng gia tăng khoảng cách này. Số
lượng và mức tăng tuyệt đối của dân số thành thị là điểm khác biệt lớn nhất chưa từng có trong lịch sử
ở các nước đang phát triển hiện nay. Hiện tại, sự tăng dân số đô thị thế giới tập trung hầu hết ở các
nước đang phát triển, khoảng 2,67 tỉ dân đô thị sống ở các nước này (chiếm khoảng 74% dân số đô thị
thế giới). Đến năm 2030, sẽ có 4 tỉ/5 tỉ dân đô thị sống ở các nước đang phát triển. Trong khi dân số đô
thị của các nước phát triển dự báo tăng chậm, từ 0,96 tỉ năm 2011 lên 1,13 tỉ năm 2050.
Hình 2: Tỉ lệ dân đô thị thế giới qua các năm (%) Nguồn: [4]

2



Tốc độ tăng của dân cư đô thị trên toàn thế giới đang giảm chậm (bảng 1). Giai đoạn 1950 – 2011
tốc độ tăng trung bình 2,6%/năm, dân số đô thị tăng gấp 5 lần, từ 0,75 tỉ lên 3,63 tỉ. Trong giai đoạn
2011 – 2030, dân số đô thị được dự báo tăng trung bình 1,7%/năm, điều này nếu được duy trì thì dân số
đô thị sẽ tăng gấp đôi trong 41 năm. Giai đoạn 2030 – 2050 tốc độ tăng dân số đô thị sẽ giảm xuống
còn 1,1%/năm và dân số đô thị sẽ tăng gấp đôi trong 63 năm.
Bảng 1: Dân số đô thị và nông thôn phân theo nhóm nước, 1950 – 2050 (Nguồn: [4])
Số dân (tỉ người)

Đô thị
Thế giới
Phát triển
Đang PT
Nông thôn
Thế giới
Phát triển
Đang PT

195
0

1970

2011

0.75
0.44
0.30

1.35

0.67
0.68

1.79
0.37
1.42

2.34
0.34
2.01

Tỉ lệ gia tăng hàng năm (%)

2030

2050

*

*

1950-1970

1970-2011

20112030*

2025-2050*

3.63

0.96
2.67

4.98
1.06
3.92

6.25
1.13
5.12

2.98
2.09
4.04

2.41
0.89
3.33

1.66
0.52
2.02

1.13
0.29
1.34

3.34
0.28
3.07


3.34
0.23
3.11

3.05
0.18
2.87

1.36
-0.48
1.74

0.87
-0.48
1.03

-0.01
-0.92
0.07

-0.44
-1.14
-0.40

(* Dự báo)
Sự tăng lên liên tục của dân số đô thị, cộng với sự giảm liên tục của dân cư nông thôn là kết quả
của quá trình đô thị hóa không ngừng trên thế giới, điều này cũng có nghĩa là tỉ lệ dân sống trong đô thị
đang ngày càng tăng lên. Trên toàn thế giới, mức độ đô thị hóa tăng lên từ 29,4% năm 1950 lên 52,1%
năm 2011 và dự báo đạt gần 70% năm 2050.

Bảng 2: Tỉ lệ dân đô thị phân theo nhóm nước giai đoạn 1950 – 2050 (Nguồn: [4])
Tỉ lệ dân đô thị (%)

Thế giới
Phát triển
Đang PT

1950

1970

2011

29.4
54.5
17.6

36.6
66.6
25.3

52.1
77.7
46.5

Tỉ lệ gia tăng hàng năm (%)

2030

2050


*

*

1950-1970

1970-2011

2011-2030*

2030-2050*

59.9
82.1
55.8

67.2
85.9
64.1

1.09
1.01
1.81

0.86
0.38
1.48

0.74

0.29
0.95

0.57
0.23
0.69

(* Dự báo)
Mức độ đô thị hóa có sự khác biệt trên thế giới. Trong lịch sử, quá trình đô thị hóa được bắt đầu từ
các nước phát triển ngày nay. Năm 1920 các nước này mới có dưới 30% dân số sống trong đô thị, đến
năm 1950 có hơn 1/2 dân số của các nước này là dân đô thị. Hiện nay, các nước phát triển đã đạt mức
đô thị hóa cao. Năm 2011, 77,7% dân số của các nước phát triển (châu Âu là 73%; Bắc Mỹ, Nhật Bản
và Ôxtrâylia vượt mức 80%) sống trong các đô thị. Dự báo đến năm 2050, Bắc Mỹ, Ôxtrâylia và
Niudilân sẽ đạt mức đô thị hóa 90%, trong khi mức đô thị ở châu Âu sẽ thấp hơn, đạt khoảng 82%
(bảng 3). Tuy nhiên quá trình đô thị hóa đang diễn ra chậm lại, các nước phát triển đã bước vào giai
đoạn “hậu đô thị hóa” với tỉ lệ dân gia tăng hàng năm ở mức dưới 0,5%/năm.
Ngược lại, các nước đang phát triển có mức đô thị hóa thấp nhưng tốc độ đô thị hóa đang tăng tốc
qua nhiều thập kỉ và mang tính bùng nổ. Nét đặc trưng cơ bản của quá trình này là sự thu hút dân cư nông
thôn vào các thành phố lớn, trước hết vào thủ đô. Quá trình đô thị hóa vượt trước tốc độ công nghiệp hóa
ở hầu hết các nước là nguyên nhân làm trầm trọng thêm các vấn đề đô thị như: giao thông, nhà ở, việc
làm, tệ nạn xã hội…Vào năm 1970, 25,3% dân số ở các nước đang phát triển sống trong đô thị, đến năm
2011 là 46,5%, dự báo đến năm 2025, hơn 50% dân số các nước đang phát triển là dân đô thị. Trong khi
dân số nông thôn trên thế giới không tăng, nghĩa là toàn bộ sự gia tăng dân số thế giới đã bị thu hút vào
các đô thị. Sự di cư ồ ạt từ nông thôn vào đô thị là nhân tố chính quy định tốc độ tăng trưởng cao của dân
cư đô thị các nước đang phát triển. Trong các nước đang phát triển, Mỹ Latinh và Caribê có mức độ đô
thị hóa cao khác thường (79,1%), cao hơn cả châu Âu. Ở Châu Phi và Châu Á, số dân nông thôn vẫn
chiếm chủ yếu, dân đô thị lần lượt chỉ chiếm 39,6% và 45%. Trong nhiều thập kỉ tới, mức độ đô thị hóa
của 2 cựu lục địa này được dự báo sẽ tăng nhanh nhưng vẫn sẽ thấp hơn các nước phát triển và khu vực
Mỹ Latinh và Caribê.


3


Bảng 3: Tỉ lệ thị dân đô thị phân theo châu lục giai đoạn 1950 – 2050 (%) Nguồn: [4]
Tỉ lệ dân đô thị (%)
Khu vực
Châu Phi
Châu Á
Châu Âu
Mĩ Latinh và Caribê
Bắc Mĩ
Châu Đại Dương

1950

1970

2011

14.4
17.5
51.3
41.4
63.9
62.4

23.5
23.7
62.8
57.1

73.8
71.2

39.6
45.0
72.9
79.1
82.2
70.7

Tỉ lệ gia tăng hàng năm (%)

2030

2050

*

*

47.7
55.5
77.4
83.4
85.8
71.4

57.7
64.4
82.2

86.6
86.6
73.0

19501970
2.47
1.52
1.02
1.61
0.72
0.66

19702011
1.27
1.57
0.36
0.80
0.26
-0.02

20112030*
0.98
1.10
0.31
0.28
0.22
0.05

20302050*
0.96

0.74
0.30
0.19
0.16
0.12

(* Dự báo)
Dân số thành thị đông ở các nước đang phát triển, nhưng phân bố không đồng đều giữa các quốc
gia. Năm 2011, 3/4 trong tổng số 3,63 tỉ dân số đô thị của thế giới sống ở 25 quốc gia. Ba nước Trung
Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì chiếm khoảng 37% trong tổng số dân đô thị của thế giới. 25 quốc gia có số dân
đô thị lớn nhất phấn lớn đều có mức độ đô thị hóa cao, trừ 8 nước có tỉ lệ dân đô thị từ 28-51%, đây
đồng thời cũng là các nước có số dân đông nhất thế giới: Bănglađét, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia,
Nigiêria và Pakistan.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng dân số đô thị cũng chỉ tập trung ở một số quốc gia. Dự báo trong
vài thập kỉ tới, Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nước đóng góp khoảng 1/3 số dân đô thị tăng thêm trên thế
giới. Thời kì 2011-2030, dân số sống trong các đô thị của thế giới sẽ tăng thêm khoảng 1,4 tỉ người,
gồm 276 triệu dân đô thị từ Trung Quốc, 218 triệu từ Ấn Độ, chiếm khoảng 37% tổng số dân đô thị
tăng thêm của thế giới. Ngoài hai cường quốc dân số này, một số nước cũng có tốc độ tăng trưởng dân
số đô thị cao trong thời kì 2011-2030 như: Cộng hòa Cônggô và Nigiêria (châu Phi), Bănglađet,
Inđônêxia, Pakistan và Philippin (châu Á), Braxin, Mexico và Hoa Kì (châu Mỹ). 9 nước này ước đoán
sẽ đóng góp khoảng 26% số dân đô thị tăng thêm của thế giới.
2.2. Quá trình đô thị hóa đi đôi với quá trình hình thành các siêu đô thị và các chùm đô thị có số
dân trên 1 triệu người
Năm 2011, 3,63 tỉ dân đô thị đang sinh sống trong các đô thị có quy mô khác nhau trên thế giới.
Quá nửa dân đô thị của thế giới (1,85 tỉ dân, khoảng 50,9%) sống trong các thành phố có quy mô dưới
500.000 người (ở các nước phát triển là 55%, các nước đang phát triển là 50,2%). Các thành phố có số
dân từ 500 nghìn – 1 triệu người chiếm số lượng đông đảo và đang tăng lên (525 thành phố năm 2011,
dự báo sẽ lên 750 thành phố vào năm 2025), nhưng chỉ chiếm 10% dân số đô thị thế giới. Số lượng các
thành phố có dân số dưới 5 triệu cũng rất lớn và đang tăng (394 thành phố năm 2011, tăng lên 573
thành phố năm 2025) và chiếm 21% dân số đô thị thế giới. Có 40 thành phố lớn (2011) với số dân từ 5

triệu – dưới 10 triệu và dự báo sẽ tăng lên 59 thành phố năm 2025, chiếm 9% dân số đô thị. 3/4 trong
số các đô thị lớn này (sẽ là các siêu đô thị trong tương lai “megacities in waiting”) tập trung ở các nước
đang phát triển.
Bảng 4: Dân cư đô thị thế giới theo các cấp đô thị và nhóm nước qua các năm (Nguồn: [4])
Cấp đô thị

Thế giới

Các nước
phát triển

Tổng
10 triệu trở lên
5 – 10 triệu
1 – 5 triệu
500.000 – 1 triệu
< 500.000
Tổng
10 triệu trở lên
5 – 10 triệu
1 – 5 triệu
500.000 – 1 triệu

Số dân (Triệu người)
1970 2011 2025*
1352 3632
4643
39
359
630

109
283
402
244
775
1128
128
365
516
833 1850
1967
671
964
1043
39
105
136
48
54
81
124
210
229
66
87
111

1970
100
2.9

8.0
18.0
9.4
61.6
100
5.9
7.1
18.5
9.9

Tỉ lệ (%)
2011
100
9.9
7.8
21.3
10.1
50.9
100
10.9
5.6
21.7
9.0

2025*
100
13.6
8.7
24.3
11.1

42.4
100
13.1
7.8
21.9
10.7

4


Các nước
đang phát
triển

< 500.000
Tổng
10 triệu trở lên
5 – 10 triệu
1 – 5 triệu
500.000 – 1 triệu
< 500.000

393
682
0
61
120
61
440


509
2668
255
229
567
278
1339

485
3600
494
321
900
404
1480

58.5
100
0.0
8.9
17.6
9.0
64.6

52.8
100
9.5
8.6
21.2
10.4

50.2

46.5
100
13.7
8.9
25.0
11.2
41.1

(* Dự báo)
Không một quốc gia nào phát triển mà không nhờ đến sự phát triển của các thành phố của mình.
Khu vực đô thị tạo ra 55% GDP của các nước có thu nhập thấp, 73% ở các nước có mức thu nhập trung
bình và tới 85% ở các nước có thu nhập cao. 30 thành phố đứng đầu về GDP đã đóng góp hơn 16% vào
GDP toàn cầu. [2]. Vì vậy, những thành phố năng động được coi là động lực thúc đẩy sự phát triển của
các quốc gia. Sự phát triển các thành phố lớn và cực lớn tạo ra lợi thế tập trung đầu tư, sản xuất, tăng
cường hợp tác giữa các doanh nghiệp, sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và khai thác thị
trường tại chỗ có sức mua cao hơn hẳn các vùng nông thôn và đô thị qui mô nhỏ [2]. Do đó, quá trình đô
thị hóa đi đôi với việc hình thành các siêu đô thị và các chùm đô thị có số dân trên 10 triệu người. Hiện
thế giới có 23 siêu đô thị (2011), đến năm 2025 là 37. Tỉ lệ người sống trong các siêu đô thị của thế giới
đang có xu hướng tăng lên. Năm 2011, 9.9% dân số đô thị thế giới sống trong các siêu đô thị và tỉ lệ này
dự báo đến năm 2025 là 13.6%. Châu Á có 13 siêu đô thị, Mĩ Latinh có 4, Bắc Mỹ, châu Phi và châu Âu
mỗi châu có 2. 13/23 các siêu đô thị là thủ đô của các nước. Năm 2025, khi số lượng siêu đô thị tăng lên
37, châu Á đóng góp thêm 9, Mĩ Latinh thêm 2, châu Phi, châu Âu và Bắc Mỹ mỗi châu thêm 1.
Bảng 5: Dân số ở các siêu đô thị với số dân từ 10 triệu người trở lên qua các năm (triệu người)
Stt
1
2

Năm 1970

Siêu đô thị
Quốc gia
Tokyo
Nhật Bản
New York

Hoa Kì

Số dân
23.3
16.2

Stt
1
2
3
4
5
6
7
8

Siêu đô thị
Tokyo
Đêli
Mêhicô City
New York
Thượng Hải
Sao Paulo
Mumbai

Bắc Kinh

Quốc gia
Nhật Bản
Ấn Độ
Mêhicô
Hoa Kì
Trung Quốc
Braxin
Ấn Độ
Trung Quốc

9
10
11
12

Đahaka
Cancutta
Karachi
Buenos Aires

Băng la đét
Ấn Độ
Pakistan
Achentina

Stt
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10

Năm 2011
Số dân
Stt
13
37.2
22.7
14
15
20.4
20.4
16
20.2
17
19.9
18
19.7
19
20
15.6
15.4
21

14.4
22
13.9
23
13.5

Năm 1990
Siêu đô thị
Quốc gia
Tokyo
Nhật Bản
New York
Mêhicô City
Sao Paolo
Bombay
Osaka-Kobe
Cancutta
Lốt Angiơlét
Sơun
Buenos Aires

Hoa Kì
Mêhicô
Braxin
Ấn Độ
Nhật Bản
Ấn Độ
Hoa Kì
Hàn Quốc
Achentina


Siêu đô thị
Lốt Angiơlét
Riode Janêrô
Manila
Matxcơva
Osaka-Kobe
Ixtanbun
Lagôt
Cairô

Quốc gia
Hoa Kỳ
Braxin
Philipin
LB Nga
Nhật Bản
Thổ Nhĩ Kỳ
Nigiêria
Ai Cập

Quảng Châu
Thâm Quyến
Pari

Số dân
32.5
16.1
15.3
14.8

12.4
11.0
10.9
10.9
10.5
10.5
Số dân

13.4

12.0
11.9
11.6
11.5
11.3
11.2
11.2
Trung Quốc
10.8
Trung Quốc
10.6
Pháp
10.6
(Nguồn: [4])

So sánh danh sách các siêu đô thị, chùm đô thị qua các năm 1970, 1990, 2011 có thể nhận thấy sự
phân bố các siêu đô thị đã chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và xu hướng
này vẫn tiếp tục trong tương lai. Năm 1990, có 5/10 siêu đô thị là của các nước đang phát triển, năm
2011 con số này là 17/23 và dự báo đến năm 2025 là 29/37.


5


Trong bối cảnh chung của thế giới đô thị hóa, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam cũng đang tăng
nhanh, tỉ suất gia tăng dân số đô thị hàng năm từ 3-4% (Tổng điều tra dân số năm 2009) song trình độ
đô thị hóa còn thấp, tỉ lệ dân đô thị so với tổng số dân chưa cao, mới chiếm khoảng 30% hiện nay. Đô
thị ở Việt Nam được cho là “bí hiểm và khó hiểu, không chắc chắn và hay thay đổi, đầy mâu thuẫn, vừa
ngẫu hứng vừa hình thức, vừa kỉ luật vừa vô kỉ luật…” [3]. Vì vậy, việc nghiên cứu, so sánh xu hướng
đô thị hóa đang diễn ra ở nước ta với xu hướng đô thị hóa đang diễn ra trên thế giới không chỉ có ý
nghĩa nhận thức, mà còn có ý nghĩa trong chỉ đạo thực tiễn, góp phần tránh được những hậu quả không
mong muốn về phát triển kinh tế - xã hội gắn với hiện tượng đô thị hóa không có kiểm soát.
3. Kết luận
Đô thị hóa là một quá trình vận động, biến đổi phức tạp mang tính quy luật qua từng giai đoạn lịch
sử, làm nâng cao vai trò của các đô thị trong sự vận động phát triển không ngừng của xã hội loài người.
Trải qua hàng thế kỉ với nhiều bước tiến thăng trầm, đến nay, đô thị hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ
trên phạm vi toàn cầu, với sự tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị. Tuy vậy, tốc độ, quy mô
và trình độ đô thị hóa có sự khác biệt giữa các quốc gia, các khu vực và các nhóm nước; đồng thời quá
trình đô thị hóa còn kéo theo sự hình thành và phát triển của các siêu đô thị và chùm đô thị với số dân
hàng triệu người, tạo nên bối cảnh một thế giới đô thị hóa phức tạp và nhiều màu sắc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] GS.TS Đỗ Thị Minh Đức, 2005. Phân tích mạng lưới đô thị Việt Nam và vấn đề phát triển
vùng. Tạp chí Khoa học số 2 – Trường ĐHSP Hà Nội.
[2] GS.TS Đỗ Thị Minh Đức, 2006. Đô thị hóa ở Việt Nam trong bối cảnh của thế giới đô thị hóa.
Tạp chí Khoa học số 2 – Trường ĐHSP Hà Nội.
[3] Nguyễn Thị Thiềng, 2006. Đô thị Việt Nam trong thời kì quá độ. NXB Thế giới.
[4] UN, 2012. World Urbanization Prospects The 2011 Revision.
[5] 2012 World population data sheet www.prb.org
URBANIZATION CHARACTERISTICS OF THE CURRENT GLOBAL
Abstract:
Urbanization is a process of complex movement and transformation rules of the economic, social

and environmental, is one of the salient features of human civilization. Through many ups and downs
developments, up to this time, ongoing urbanization is powerful, creating a world context of urban
which contrasts with the urban development level between the two groups of developing countries and
developed countries. At the same time, the process of urbanization is associated with the formation of
megacities and urban agglomerations with a population of over 1 million people. This article is going
to summarize some of the basic characteristics of urbanization in the world today.

6



×