Tải bản đầy đủ (.docx) (137 trang)

PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM THUỶ SẢN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2000 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.76 KB, 137 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là sự hợp thành của trồng trọt và chăn nuôi, còn
theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Tựu chung lại, toàn bộ nền
kinh tế có thể được chia thành 3 khu vực, trong đó khu vực 1 bao gồm nông - lâm ngư nghiệp.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất của xã hội loài
người. Từ khi ra đời cho đến nay, nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong
việc phát triển nền kinh tế nói chung và đảm bảo sự sinh tồn của loài người nói
riêng. Ph.Ănghen đã khẳng định: nông nghiệp là ngành có ý nghĩa quyết định đối
với toàn bộ thế giới cổ đại và hiện nay nông nghiệp lại càng có ý nghĩa như thế.
Đóng góp trên 20% trong GDP và thu hút trên 50% lao động, nông nghiệp
đang là ngành kinh tế quan trọng ở nước ta. Trong công cuộc CNH - HĐH đất nước,
vị thế của nông nghiệp không hề suy giảm mà ngược lại, những vấn đề liên quan
đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn lại được quan tâm hàng đầu, không xa rời
kinh nghiệm ông cha đã dạy: “phi nông bất ổn”.
Ngành nông nghiệp nước ta trong những năm qua phát triển khá nhanh
chóng và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập
WTO. Nông nghiệp đang dần trở thành ngành sản xuất hàng hóa; trong nội bộ
ngành đang có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực và hiện đại; nhiều mặt
hàng nông sản của nước ta đã có sức cạnh tranh và tìm được chỗ đứng cũng như đủ
tiêu chuẩn chất lượng vào các thị trường khó tính. Trong xu thế phát triển chung của
ngành nông nghiệp cả nước, sản xuất nông nghiệp tỉnh Sơn La cũng bước đầu
khẳng định được vị thế của mình trong cơ cấu nông nghiệp của tiểu vùng Tây Bắc,
vùng nông nghiệp Trung du miền núi phía Bắc nói riêng, trong cơ cấu nông nghiệp
cả nước nói chung. Tuy vậy, dù Sơn La có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp song sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn nhiều hạn chế, phát triển chưa
tương xứng với tiềm năng.

1



Vì vậy, xuất phát từ mục đích khoa học là đánh giá tổng hợp các nguồn lực
cũng như đi sâu phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La, từ đó đề
xuất các giải pháp phù hợp, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng nông nghiệp nói
riêng, nền kinh tế của tỉnh nói chung tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển nông - lâm
- thủy sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2000 - 2009” cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nông nghiệp và các khía cạnh của Địa lí nông nghiệp đã được nhiều tác giả
nghiên cứu từ lâu. Có thể kể ra một số công trình như:
- Hai tác phẩm Giáo trình kinh tế nông nghiệp của các tác giả Nguyễn Thế
Nhã, Vũ Đình Thắng và Kinh tế nông nghiệp của Phạm Đình Vân, Đỗ Thị Kim
Chung đã đề cập đến các vấn đề cơ bản của nông nghiệp như: đặc điểm, các nguồn
lực phát triển nông nghiệp chủ yếu, lý thuyết cung và cầu trong nông nghiệp và các
vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững.
- Kinh tế học nông nghiệp bền vững của tác giả Đinh Phi Hổ, NXB Phương
Đông, năm 2008 đã đưa ra phương hướng tiếp cận mới trong đánh giá phát triển sản
xuất nông nghiệp theo phương pháp định lượng trên nền tảng lý thuyết kinh tế học.
- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của tác giả Đặng Văn Phan, NXB Giáo dục
Việt Nam, năm 2008, đề cập đến các vấn đề lí luận và thực tiễn của tổ chức lãnh thổ
nông nghiệp như: khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng và các hình thức tổ chức lãnh
thổ nông nghiệp nói chung, thực trạng tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam nói
riêng.
- Địa lí kinh tế - xã hội đại cương, Địa lí các vùng kinh tế do PGS.TS
Nguyễn Minh Tuệ chủ biên, Giáo trình Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam của GS.TS
Nguyễn Viết Thịnh và GS.TS Đỗ Thị Minh Đức, Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam,
Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam do GS.TS Lê Thông chủ biên. Trong các
công trình này, các tác giả đã nêu ra những vấn đề lí luận và thực tiễn của Địa lí
kinh tế - xã hội nói chung, Địa lí nông nghiệp nói riêng như: vai trò, các nhân tố ảnh
hưởng, sự phân bố Địa lí của sản xuất nông nghiệp, đặc điểm phát triển sản xuất
nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam.


2


- Trong quá trình đào tạo sau đại học của khoa Địa lý - Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, Địa lí nông nghiệp cũng được nghiên cứu sâu và đã có một số luận
văn thạc sĩ nghiên cứu theo hướng này như:
 Địa lí nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa của tác giả Bùi Thị Liên, năm 2005.
 Địa lí nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì CNH-HĐH của tác giả
Trịnh Văn Thơm, năm 2006.
 Địa lí nông - lâm - ngư Nghệ An của tác giả Ngô Anh Tuấn, năm 2008.
 Địa lí nông nghiệp Đồng Tháp của tác giả Hoàng Thị Việt Hà, năm 2009.
Các đề tài này đã đề cập đến một số vấn đề Địa lí nông nghiệp của từng lãnh
thổ nói chung, nhưng hầu hết chưa đưa ra được chỉ tiêu đánh giá phát triển nông
nghiệp.
- Ở địa bàn của tỉnh Sơn La thực tế chưa có nhiều đề tài nghiên cứu sâu về
vấn đề Địa lí nông nghiệp. Các công trình nghiên cứu chủ yếu là các đề án Quy
hoạch vùng như Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH vùng Tây Bắc thời kỳ
1996- 2010 của Bộ NN&PTNT. Hay trong báo cáo khoa học tổng kết đề tài: Nghiên
cứu cơ sở khoa học phục vụ tổ chức lãnh thổ và đề xuất các giải pháp phát triển KT
– XH vùng Tây Bắc dưới tác động của thuỷ điện Sơn La - 2006 của Viện chiến lược
phát triển - Bộ kế hoạch và đầu tư. Gần đây có công trình: Nghiên cứu góp phần
hoàn thiện hệ thống giống cây trồng trên đất gốc (đại diện Mộc Châu – Sơn La) của
tác giả Cầm Minh Trung, luận văn thạc sĩ tại trường Đại học Nông nghiệp I. Song
các tác phẩm này vẫn chưa đi sâu tìm hiểu thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Sơn La nói chung, ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La nói riêng.
Tuy vậy, các nghiên cứu trên vẫn có những ý nghĩa nhất định đối với sự phát
triển KT-XH của tỉnh và cũng là nguồn tư liệu quý giá cho công tác nghiên cứu Địa
lí tỉnh Sơn La trong thời gian tới.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lí luận về Địa lí kinh tế - xã hội nói chung, Địa lí nông nghiệp
nói riêng, đề tài tập trung đánh giá các nguồn lực, phân tích thực trạng phát triển

3


nông nghiệp, từ đó đề ra các giải pháp hợp lí góp phần đẩy mạnh phát triển sản xuất
nông nghiệp của tỉnh Sơn La.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lí luận về nông nghiệp và Địa lí nông nghiệp để vận dụng vào địa
bàn tỉnh Sơn La.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
của tỉnh Sơn La.
- Phân tích thực trạng sản xuất nông nghiệp theo ngành và sự phân hóa theo
lãnh thổ của tỉnh Sơn La. Trên cơ sở đó, làm rõ bức tranh phát triển nông nghiệp
của một tỉnh miền núi trong giai đoạn 2000 - 2009.
- Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh
Sơn La hiệu quả và bền vững.
3.3. Giới hạn của đề tài
- Về nội dung: Nghiên cứu nông nghiệp Sơn La (nghĩa rộng) trên các mặt:
+) Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
của tỉnh Sơn La.
+) Phân tích thực trạng sản xuất, cơ cấu ngành và sự phân hóa lãnh thổ sản
xuất nông nghiệp của tỉnh Sơn La, có nghiên cứu đến các hình thức tổ chức lãnh thổ
nông nghiệp.
- Về phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu lãnh thổ của toàn tỉnh, có sự phân hóa
tới cấp huyện. Bao gồm 11 đơn vị hành chính: thành phố Sơn La, các huyện: Mộc
Châu, Yên Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn, Mường La, Thuận Châu, Quỳnh
Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp.
- Về thời gian: Tập trung phân tích các số liệu giai đoạn 2000 – 2009 và dự

báo đến 2010.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống và lãnh thổ
Quan điểm hệ thống là một trong những quan điểm rộng rãi trong nghiên cứu

4


Địa lý. Theo quan điểm này, khi nghiên cứu một lãnh thổ nào đó phải đặt nó trong
hệ thống các thể tổng hợp tự nhiên và thể tổng hợp KT – XH. Khi nghiên cứu một
vấn đề cụ thể nào đó phải đặt nó trong mối tương quan với những vấn đề xung
quanh (các yếu tố trong cấp phân vị cao hơn và thấp hơn nó). Vì vậy, nghiên cứu
kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La phải được xác định là một mắt xích, một bộ phận
có mối quan hệ chặt chẽ với các phần khác trong nền kinh tế của tỉnh Sơn La, của
vùng kinh tế Tây Bắc, vùng Trung du miền núi phía Bắc, trong nền kinh tế cả nước.
Đồng thời, cũng phải xem kinh tế nông nghiệp Sơn La như 1 hệ thống lãnh
thổ kinh tế với nhiều thành phần, không những là sự phát triển kinh tế trên các
phương diện ngành, thành phần nông nghiệp mà còn là sự phát triển toàn diện của
cả nền kinh tế theo một hệ thống bao gồm các bộ phận khác nhau về chính sách mở
cửa, thu hút đầu tư, thông thương trên địa bàn nhằm tạo điều kiện thu hút sự trao
đổi, mở rộng giao lưu phát triển.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp là quan điểm truyền thống của khoa học Địa lý. Nội
dung của quan điểm này được xem xét dưới 2 góc độ khác nhau:
- Nghiên cứu đồng bộ, toàn diện các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên, tài nguyên nhân văn, các yếu tố KT – XH, sự phân bố, quy luật phân bố và
biến động của chúng, những mối quan hệ tương tác, chế ngự lẫn nhau giữa các hợp
phần của thể tổng hợp Địa lý.
- Nghiên cứu sự kết hợp, phối hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân

tích đồng bộ và toàn diện các yếu tố hợp phần của thể tổng hợp lãnh thổ kinh tế,
phát hiện và xác định các đặc điểm đặc thù của chúng.
Vì đối tượng nghiên cứu của đề tài phân bố trên phạm vi không gian lãnh thổ
nhất định và có đặc trưng riêng nên việc áp dụng quan điểm tổng hợp cho phép xem
xét các yếu tố tác động đến sự phát triển nền kinh tế trong phạm vi lãnh thổ đề tài
nghiên cứu cũng như mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận lãnh thổ khác.
4.1.3. Quan điểm bền vững
Phát triển bền vững vừa được coi là quan điểm vừa được coi là mục tiêu nghiên

5


cứu trong các nghiên cứu Địa lý KT – XH. Đây cũng là mục tiêu của việc phát triển
nông nghiệp nói riêng, kinh tế - xã hội nói chung ở các vùng lãnh thổ đặc biệt khó
khăn, nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch về phát triển KT – XH giữa các địa
phương trong tỉnh, trong vùng và giữa các vùng trong cả nước.
Sơn La là tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh chưa được đánh thức và khai
thác triệt để cho phát triển KT – XH, đặc biệt là phát triển nông nghiệp - ngành kinh
tế vốn phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên - song những vấn đề như khai thác bất hợp
lý, phí phạm, cạn kiệt tài nguyên hay ô nhiễm môi trường cũng đã và đang nảy sinh.
Vì vậy, cần phải đảm bảo phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi
trường.
4.1.4. Quan điểm lịch sử
Sơn La là vùng đất có bề dày lịch sử, là nơi cư trú của nhiều đồng bào dân
tộc ít người với bản sắc văn hoá lâu đời. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử với những
bước phát triển thăng trầm, đến nay, vùng đất này vẫn giữ được những đặc điểm
riêng biệt về tự nhiên, văn hoá và con người. Những đặc thù này là điều kiện cho
phát triển KT – XH trên địa bàn. Sử dụng quan điểm lịch sử để nghiên cứu truyền
thống sản xuất, đặc trưng văn hóa của các dân tộc để từ đó có thể hoạch định những
chiến lược phát triển KT – XH hợp lý, giúp cho việc tổ chức các hoạt động kinh tế

xã hội trên địa bàn có hiệu quả và bền vững.
Ngoài ra, quá trình nghiên cứu, đề tài còn sử dụng một số quan điểm khác
như quan điểm kinh tế, quan điểm sinh thái, quan điểm dự báo…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được sử dụng phổ biến hầu như trong tất cả các nghiên
cứu. Việc vận dụng phương pháp này đảm bảo tính kế thừa các nghiên cứu trước
đó, sử dụng các thông tin đã được kiểm nghiệm, công nhận và xã hội hoá, tiết kiệm
được thời gian và công sức. Việc phân loại, phân nhóm và phân tích dữ liệu sẽ giúp
phát hiện nhiều vấn đề trọng tâm và nhiều khía cạnh cần được tiếp cận của vấn đề.
Tài liệu cần thu thập gồm các tài liệu trong phòng và tài liệu ngoài thực địa.

6


Trên cơ sở những tài liệu thu thập được, việc phân tích, tổng hợp sẽ giúp hệ
thống hoá 1 cách toàn diện và khái quát về vấn đề nghiên cứu.
4.2.2. Phương pháp thực địa
Thực địa là phương pháp đặc thù trong nghiên cứu đối tượng địa lý. Việc tiếp
cận trực tiếp các đối tượng nghiên cứu cho phép thu thập các thông tin cập nhật, cụ
thể và chính xác mà các tài liệu thành văn và các bản đồ không có ưu thế bằng.
Với phương pháp này, chúng ta có thể chủ động quan sát, điều tra, thu thập,
phỏng vấn về những vấn đề mình quan tâm và nghiên cứu. Các kết quả kiểm tra
thực địa là cơ sở quan trọng để thẩm định lại tài liệu cũng như một số vấn đề thế
giới quan trong quá trình nghiên cứu.
4.2.3. Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, đề tài còn sử dụng một
số công cụ hỗ trợ như các phần mềm Mapinfo, Microsoft (Word, Excel…), các
công cụ này hỗ trợ đắc lực trong việc xử lý các số liệu thông tin để làm cơ sở cho
việc đánh giá hiện tượng và xu hướng phát triển của hiện tượng, đồng thời là cơ sở

dữ liệu để thành lập hệ thống bản đồ, biểu đồ nhằm góp phần xác định các đặc điểm
phân bố, mức độ tập trung của đối tượng nghiên cứu theo không gian và thời gian.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp như: Điều tra xã hội học,
phương pháp dự báo, phương pháp thông kê, phương pháp so sánh…
5. Những đóng góp chủ yếu của đề tài
- Kế thừa, bổ sung, cập nhật và làm sáng tỏ thêm các cơ sở lý luận và thực
tiễn về phát triển và phân bố nông nghiệp.
- Làm rõ được những lợi thế, cơ hội cũng như những khó khăn thách thức
của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện KT-XH cho sự
phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Sơn La.
- Đưa ra bức tranh phát triển nông nghiệp theo ngành và các hình thức
TCLTNN của Sơn La trong giai đoạn 2000 - 2009.
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La có hiệu quả
và bền vững trong tương lai.

7


6. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khoá luận gồm 4 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển và phân bố nông nghiệp
Chương II: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
tỉnh Sơn La
Chương III: Thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Sơn La
Chương IV: Định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La đến
năm 2020.
Phụ lục
Tài liệu tham khảo

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I

8


CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lí luận về Địa lí nông nghiệp
1.1.1. Vai trò của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp. Nó
không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học - kỹ thuật,
bởi vì một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng sinh học cây trồng, vật nuôi. Chúng phát triển theo qui luật sinh học nhất định, con người
không thể ngăn cản các quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chúng, mà
phải trên cơ sở nhận thức đúng đắn các qui luật để có những giải pháp tác động
thích hợp với chúng. Mặt khác quan trọng hơn là phải làm cho người sản xuất có sự
quan tâm thoả đáng, gắn lợi ích của họ với sử dụng quá trình sinh học đó nhằm tạo
ra ngày càng nhiều sản phẩm cuối cùng hơn.
Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, chăn nuôi và
dịch vụ trong nông nghiệp. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng nó còn bao gồm
cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản.
Vai trò to lớn của nông nghiệp được thể hiện ở các điểm sau:
a) Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản
của con người
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất của xã hội loài
người. Sản phẩm quan trọng hàng đầu mà con người làm ra để nuôi sống mình là
lương thực. Cách đây khoảng 1 vạn năm, con người đã biết thuần dưỡng động vật
hoang, trồng các loại cây rừng và biến chúng thành vật nuôi, cây trồng. Sự ổn định
bước đầu của dân số thế giới từ khi loài người biết trồng trọt và tạo được cơ sở
lương thực, thực phẩm. Các Mác đã khẳng định, con người trước hết phải có ăn rồi
sau đó mới nói đến các hoạt động khác. Ông đã chỉ rõ: nông nghiệp là ngành cung

cấp tư liệu sinh hoạt cho con người và việc sản xuất ra tư liệu sinh hoạt là điều kiện
đầu tiên cho sự sống của họ và của mọi lĩnh vực sản xuất nói chung.

9


Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong việc
phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Ở những
nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, ngay cả những
nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không
lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng lên,
đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con người những sản phẩm tối cần thiết đó là
lương thực, thực phẩm. Những sản phẩm này cho dù trình độ khoa học - công nghệ
phát triển như hiện nay, vẫn chưa có ngành nào có thể thay thế được. Lương thực,
thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con
người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì
nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số
lượng, chất lượng và chủng loại. Điều đó do tác động của các nhân tố đó là: Sự gia
tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người. Các nhà kinh tế học đều
thống nhất rằng điều kiện tiên quyết cho sự phát triển là tăng cung lương thực cho
nền kinh tế quốc dân bằng sản xuất - hoặc nhập khẩu lương thực. Có thể chọn con
đường nhập khẩu lương thực để giành nguồn lực làm việc khác có lợi hơn. Nhưng
điều đó chỉ phù hợp với các nước như: Singapore, Arập Xêut hay Brunây mà không
dễ gì đối với các nước như: Trung Quốc, Indonexia, Ấn Độ hay Việt Nam - là
những nước đông dân. Các nước đông dân này muốn nền kinh tế phát triển, đời
sống của nhân dân được ổn định thì phần lớn lương thực tiêu dùng phải được sản
xuất trong nước. Indonexia là một thí dụ tiêu biểu, một triệu tấn gạo mà Indonexia
tự sản xuất được thay vì phải mua thường xuyên trên thị trường thế giới đã làm cho
giá gạo thấp xuống 50 USD/tấn. Giữa những năm của thập kỷ 70-80 Indonexia liên

tục phải nhập hàng năm từ 2,5-3,0 triệu tấn lương thực. Nhưng nhờ sự thành công
của chương trình lương thực đã giúp cho Indonexia tự giải quyết được vấn đề lương
thực vào giữa những năm 80 và góp phần làm giảm giá gạo trên thị trường thế giới.
Các nước ở Châu Á đang tìm mọi biện pháp để tăng khả năng an ninh lương thực,
khi mà tự sản xuất và cung cấp được 95% nhu cầu lương thực trong nước. Thực tiễn

10


lịch sử của các nước trên thế giới đã chứng minh chỉ có thể phát triển kinh tế một
cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lương thực. Nếu không
đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ
sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển.
Điều này khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của nông nghiệp trong việc
nâng cao mức sống dân cư, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như sự ổn
định chính trị- xã hội của đất nước. Từ đó, chúng ta có thể khẳng định ý nghĩa to
lớn của vấn đề lương thực trong chiến lược phát triển nông nghiệp và phân công lại
lao động xã hội. Cho đến nay, chưa có ngành nào dù hiện đại đến đâu, có thể thay
thế được sản xuất nông nghiệp.
b) Cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị
Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào
cho công nghiệp và khu vực thành thị. Điều đó được thể hiện ở các mặt sau:
- Nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu
vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị. Trong giai
đoạn đầu của công nghiệp hoá, phần lớn dân cư sống bằng nông nghiệp và tập trung
sống ở khu vực nông thôn. Vì thế khu vực nông nghiệp, nông thôn thực sự là nguồn
dự trữ nhân lực dồi dào cho sự phát triển công nghiệp và đô thị. Quá trình nông
nghiệp hoá và đô thị hoá, một mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác nhờ đó
mà năng suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động từ
nông nghiệp được giải phóng ngày càng nhiều. Số lao động này dịch chuyển, bổ

sung cho phát triển công nghiệp và đô thị. Đó là xu hướng có tính qui luật của mọi
quốc gia trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn và quý cho
công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá
trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của
nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường ...
- Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển
kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, bởi vì

11


đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ
nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệm của nông dân đầu tư
vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất
khẩu nông sản... trong đó thuế có vị trí rất quan trọng. Việc huy động vốn từ nông
nghiệp để đầu tư phát triển công nghiệp là cần thiết và đúng đắn trên cơ sở việc
thực hiện bằng cơ chế thị trường, chứ không phải bằng sự áp đặt của Chính phủ.
Những điển hình về sự thành công của sự phát triển ở nhiều nước đều đã sử dụng
tích luỹ từ nông nghiệp để đầu tư cho nông nghiệp. Tuy nhiên vốn tích luỹ từ nông
nghiệp chỉ là một trong những nguồn cần thiết phát huy, phải coi trọng các nguồn
vốn khác nữa để khai thác hợp lý, đừng quá cường điệu vai trò tích luỹ vốn từ nông
nghiệp.
c) Nông nghiệp và nông thôn là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm hàng
hoá của cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của các ngành kinh tế
khác. Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu
tiêu dùng và tư liệu sản xuất được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trường trong nước
mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Sự thay đổi về cầu trong khu
vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi

nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho dân cư nông
nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công
nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng cao chất lượng có thể
cạnh tranh với thị trường thế giới.
d) Nông nghiệp là ngành cung cấp khối lượng hàng hoá lớn để xuất khẩu,
mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước
Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các
loại nông, lâm thuỷ sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng
hoá công nghiệp. Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ
chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm thuỷ sản. Xu hướng chung ở các nước trong quá
trình công nghiệp hoá, ở giai đoạn đầu giá trị xuất khẩu nông lâm, thuỷ sản chiếm

12


tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng đó sẽ giảm dần cùng với sự
phát triển cao của nền kinh tế. Tuy nhiên xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản thường bất
lợi do giá cả trên thị trường thế giới có xu hướng giảm xuống, trong lúc đó giá cả
sản phẩm công nghiệp tăng lên, tỷ giá chênh lệch giữa hàng nông sản và hàng công
nghệ ngày càng mở rộng, làm cho nông nghiệp, nông thôn bị thua thiệt.
Ở một số nước chỉ dựa vào một vài loại nông sản xuất khẩu chủ yếu, như
Coca ở Ghana, đường mía ở Cuba, cà phê ở Braxin... đã phải chịu nhiều rủi ro và sự
bất lợi trong xuất khẩu. Vì vậy gần đây nhiều nước đã thực hiện đa dạng hoá sản
xuất và xuất khẩu nhiều loại nông lâm thuỷ sản, nhằm đem lại nguồn ngoại tệ đáng
kể cho đất nước.
e) Nông nghiệp trực tiếp tham gia vào việc giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền
vững của môi trường. Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như phân bón hoá học,
thuốc trừ sâu bệnh... làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Trong quá trình canh tác dễ

gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích
đất rừng... Vì thế, trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm những
giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường.
Tóm lại, nền kinh tế thị trường, vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển
bao gồm hai loại đóng góp: thứ nhất là đóng góp về thị trường - cung cấp sản phẩm
cho thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm tiêu dùng cho các khu vực khác, thứ
hai là sự đóng góp về nhân tố diễn ra khi có sự chuyển dịch các nguồn lực (lao
động, vốn...) từ nông nghiệp sang khu vực khác.
Tại các nước đang phát triển như ở nước ta, nông nghiệp là ngành có liên
quan trực tiếp đến việc làm, thu nhập và đời sống của đại đa số dân cư. Vì vậy, nông
nghiệp có tầm quan trọng hàng đầu đối với sự ổn định kinh tế và chính trị - xã hội.
1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
a) Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế

13


Trong công nghiệp, giao thông, đất đai chỉ là nơi xây dựng nhà xưởng, hệ
thống đường giao thông. Còn trong nông nghiệp, đất đai trực tiếp tham gia vào quá
trình sản xuất như là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế.
Thường thì, không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Quy mô sản
xuất, trình độ phát triển, mức độ thâm canh, phương hướng sản xuất và cả việc tổ
chức lãnh thổ nông nghiệp lệ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng của đất đai
(thổ nhưỡng). Trong quá trình sử dụng, đất đai ít bị hao mòn, bị hỏng đi như các tư
liệu sản xuất khác. Nếu con người biết sử dụng hợp lý, biết duy trì và nâng cao độ
phì trong đất, thì sẽ sử dụng được lâu dài và tốt hơn. Tất nhiên, việc duy trì, nâng
cao độ phì trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đầu tư vốn, lao động, phương
tiện sản xuất hiện đại, áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học kĩ thuật và kinh
nghiệm sản xuất tiên tiến.
Trong lịch sử phát triển nông nghiệp có hai hình thức sử dụng đất là quảng

canh và thâm canh. Quảng canh là biện pháp tăng sản lượng nông nghiệp chủ yếu
do mở rộng diện tích đất trồng trọt (đặc trưng của nền nông nghiệp ở trình độ thấp),
còn mức độ sử dụng máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu... trên một đơn vị diện tích
rất thấp. Hình thức quảng canh phổ biến ở những nước có nền kinh tế chậm phát
triển. Thâm canh là biện pháp tăng sản lượng nông nghiệp do tăng năng suất cây
trồng và sức sản xuất của vật nuôi, đặc trưng của nền nông nghiệp tiên tiến hiện đại.
Nền nông nghiệp thâm canh áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông
nghiệp, như máy móc, tưới tiêu khoa học, lai tạo giống, phân bón, thuốc trừ sâu...
Nhìn chung, hình thức thâm canh phổ biến ở những nơi bị hạn chế về diện tích đất
canh tác, ít có khả năng khai hoang, mở rộng diện tích, bình quân đất nông nghiệp
trên đầu người thấp.
b) Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật, cơ thể sống
Trong khi đối tượng sản xuất của công nghiệp phần lớn là các vật vô tri, vô
giác thì nông nghiệp có đối tượng sản xuất là các cây trồng, vật nuôi, nghĩa là các
cơ thể sống. Cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển theo các qui luật sinh học
và đồng thời cũng chịu tác động rất nhiều của quy luật tự nhiên (điều kiện ngoại

14


cảnh như thời tiết, khí hậu, môi trường). Quá trình sản xuất ra sản phẩm nông
nghiệp là quá trình chuyển hóa về vật chất và năng lượng thông qua sự sinh trưởng
của cây trồng và vật nuôi. Quá trình phát triển của sinh vật tuân theo các quy luật
sinh học không thể đảo ngược. Ví dụ như hạt giống được nẩy mầm rồi mới sinh
trưởng, phát triển và ra hoa kết trái, hoặc sự thụ thai, sinh đẻ, lớn lên và trưởng
thành của vật nuôi.
Các quy luật sinh học và điều kiện ngoại cảnh tồn tại độc lập với ý muốn chủ
quan của con người. Vì vậy, nhận thức và tác động phù hợp với quy luật sinh học và
quy luật tự nhiên là một yêu cầu quan trọng nhất của bất cứ một quá trình sản xuất
nông nghiệp nào.

c) Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ
Tính thời vụ là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp, đặc biệt
là ngành trồng trọt, bởi vì, một mặt, thời gian lao động không trùng với thời gian
sản xuất của các loại cây trồng và mặt khác, do sự biến đổi của thời tiết, khí hậu,
mỗi loại cây trồng có sự thích ứng khác nhau.
Thời gian lao động là khoảng thời gian mà lao động có tác động trực tiếp tới
việc hình thành sản phẩm. Còn thời gian sản xuất được coi là thời gian sản phẩm
đang trong quá trình sản xuất.
Quá trình sinh học của cây trồng, vật nuôi diễn ra thông qua hàng loạt giai
đoạn kế tiếp nhau: giai đoạn này là sự tiếp tục của giai đoạn trước và tạo tiền đề cần
thiết cho giai đoạn sau. Vì vậy, sự tác động của con người vào các giai đoạn sinh
trưởng của chúng hoàn toàn không phải như nhau. Từ đây nảy sinh tình trạng có lúc
đòi hỏi lao động căng thẳng và liên tục, nhưng có lúc lại thư nhàn, thậm chí không
cần lao động. Việc sử dụng lao động và các tư liệu sản xuất không giống nhau trong
suốt chu kỳ sản xuất là một trong các hình thức biểu hiện của tính thời vụ.
Tính thời vụ thể hiện không những ở nhu cầu về đầu vào như lao động, vật
tư, phân bón, mà còn ở cả khâu thu hoạch, chế biến, dự trữ và tiêu thụ sản phẩm
trên thị trường. Chu kỳ sản xuất các loại sản phẩm nông nghiệp tương đối dài và
không giống nhau. Trong nông nghiệp, thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời

15


gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm đó, kể cả sản phẩm trồng trọt và sản
phẩm chăn nuôi.
Sự không phù hợp giữa thời gian lao động và thời gian sản xuất là nguyên
nhân nảy sinh tính mùa vụ. Thời gian nông nhàn và thời gian bận rộn thường xen kẽ
nhau. Tất nhiên, trong giai đoạn hiện nay bằng nhiều biện pháp kinh tế- tổ chức,
người ta đã hạn chế tính thời vụ tới mức thấp nhất. Chẳng hạn để khắc phục tính
thời vụ, chúng ta có thể xây dựng một cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, thực hiện

đa dạng hóa sản xuất (tăng vụ, rải vụ...), phát triển các ngành nghề dịch vụ ở nông
thôn.
d) Nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nhất là vào đất đai
và khí hậu. Đặc điểm này bắt nguồn từ chỗ đối tượng lao động của nông nghiệp là
cây trồng và vật nuôi. Chúng chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi có đủ 5 yếu tố
cơ bản của tự nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và chất dinh dưỡng,
trong đó yếu tố này không thể thay thế yếu tố kia. Các yếu tố trên kết hợp và cùng
tác động với nhau trong một thể thống nhất. Chỉ cần thay đổi một yếu tố là có hàng
loạt các kết hợp khác nhau và dĩ nhiên, điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nông
nghiệp.
Mỗi yếu tố và sự kết hợp của các yếu tố thay đổi từ nơi này sang nơi khác.
Những thay đổi ấy phụ thuộc vào tính quy luật theo lãnh thổ và theo thời gian
(mùa). Đất, khí hậu, nước với tư cách như tài nguyên nông nghiệp quyết định khả
năng (tự nhiên) nuôi trồng các loại cây, con cụ thể trong từng lãnh thổ và khả năng
áp dụng các quy trình kỹ thuật để sản xuất ra nông phẩm.
Do những đặc điểm trên, sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên không
gian rộng lớn, liên quan tới khí hậu, thời tiết, đất đai của từng vùng cụ thể, do đó
sản xuất nông nghiệp mang tính khu vực rất rõ nét. Trong cơ chế thị trường, việc bố
trí sản xuất nông nghiệp sao cho phù hợp với từng vùng sinh thái sẽ tăng thêm khả
năng cạnh tranh của sản phẩm. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, cần xem xét, vận
dụng các đặc điểm trên của sản xuất nông nghiệp một cách linh hoạt.

16


1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp
a) Vị trí địa lí kết hợp cùng khí hậu, thổ nhưỡng qui định sự có mặt của các
hoạt động nông nghiệp
Vị trí địa lí của lãnh thổ với đất liền, với biển, với các quốc gia trong khu

vực và nằm trong một đới tự nhiên nhất định sẽ có ảnh hưởng tới phương hướng
sản xuất, tới việc trao đổi và phân công lao động trong nông nghiệp.Ví dụ, vị trí của
Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa đã qui định nền nông nghiệp nước
ta là một nền nông nghiệp nhiệt đới với các sản phẩm đặc trưng là lúa gạo, cà phê,
cao su, điều... Các nông sản trao đổi trên thị trường thế giới tất nhiên chủ yếu là sản
phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới.
b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên là tiền đề cơ bản để phát triển và
phân bố nông nghiệp
Từ những đặc điểm đặc thù của sản xuất nông nghiệp, có thể thấy rằng sự
phát triển và phân bố của ngành này tuỳ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên. Sự phân đới nông nghiệp trên thế giới phụ thuộc vào sự phân
đới tự nhiên. Sự tồn tại của các nền nông nghiệp gắn liền với các đặc trưng của từng
đới tự nhiên. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, trong việc sử dụng lao động
và các nguồn lực khác, trong việc trao đổi sản phẩm cũng chịu sự tác động của điều
kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Tính bấp bênh, không ổn định của nông
nghiệp phần nhiều là do tai biến thiên nhiên và thời tiết khắc nghiệt. Mỗi loại cây
trồng, vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện tự nhiên
nhất định. Rõ ràng, các nhân tố tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó nổi
lên hàng đầu là đất, nước và khí hậu.

 Đất đai
Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu, là cơ sở để tiến hành trồng trọt và chăn
nuôi. Không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Quĩ đất, cơ cấu sử
dụng đất, các loại đất, độ phì của đất có ảnh hưởng rất lớn đến qui mô và phương
hướng sản xuất, cơ cấu và sự phân bố cây trồng, vật nuôi, mức độ thâm canh và
năng suất cây trồng. Đất đai không chỉ là môi trường sống, mà còn là nơi cung cấp

17



các chất dinh dưỡng cho cây trồng (các chất khoáng trong đất như N, P, K, Ca,
Mg... và các nguyên tố vi lượng).
Những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu trên thế giới đều là những vùng nông
nghiệp trù phú. Chẳng hạn những vùng đất đen có tầng mùn dày, độ phì cao ở
những vùng ôn đới của châu Âu, Bắc Mỹ trở thành vựa lúa mỳ lớn trên thế giới.
Những kho lúa gạo của nhân loại thuộc về các vùng phù sa châu thổ sông Mê Công,
Trường Giang, sông Hằng, sông Hồng của châu Á gió mùa.
Kinh nghiệm dân gian đã chỉ rõ vai trò của đất đối với việc phát triển và
phân bố nông nghiệp như đất nào, cây ấy; tấc đất, tấc vàng.
Tài nguyên đất nông nghiệp rất hạn chế, chỉ chiếm 12% diện tích tự nhiên
của toàn thế giới. Ở nước ta tương ứng là 28,5% với 9,3 triệu ha. Xu hướng bình
quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người ngày một giảm do gia tăng dân số, do
xói mòn, rửa trôi, do hoang mạc hoá và chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất công
nghiệp, đất đô thị và đất cho cơ sở hạ tầng. Vì vậy con người cần phải sử dụng hợp
lí diện tích đất nông nghiệp hiện có, duy trì và nâng cao độ phì cho đất.

 Khí hậu
Khí hậu với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, chế độ gió và
cả những bất thường của thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán, gió nóng… có ảnh hưởng
rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khả năng xen
canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tính mùa của khí hậu quy định
tính mùa trong sản xuất và cả trong tiêu thụ sản phẩm.
Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ thích hợp với những điều kiện khí hậu nhất
định (nghĩa là trong điều kiện đó cây trồng, vật nuôi mới có thể phát triển bình
thường). Vượt quá giới hạn cho phép, chúng sẽ chậm phát triển, thậm chí bị chết.
Những vùng dồi dào về nhiệt, ẩm và lượng mưa, về thời gian chiếu sáng và
cường độ bức xạ có thể cho phép trồng nhiều vụ trong năm với cơ cấu cây trồng,
vật nuôi phong phú, đa dạng, có khả năng xen canh gối vụ, chẳng hạn như vùng
nhiệt đới. Còn như vùng ôn đới, với một mùa đông tuyết phủ nên có ít vụ trong
năm. Trên thế giới, sự hình thành 5 đới trồng trọt chính (đới nhiệt đới, đới cận nhiệt,


18


đới ôn hoà có mùa hè dài và nóng, đới ôn hoà có mùa hè mát và ẩm và đới cận cực)
phụ thuộc rõ nét vào sự phân đới khí hậu.

 Nguồn nước
Muốn duy trì hoạt động nông nghiệp cần phải có đầy đủ nguồn nước ngọt
cho cây trồng, nước uống, nước tắm rửa cho gia súc. Nước đối với sản xuất nông
nghiệp là rất cần thiết như ông cha ta đã khẳng định “Nhất nước, nhì phân”.
Nước có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và
hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Những nơi có nguồn cung cấp nước dồi dào, thường
xuyên đều là những vùng nông nghiệp trù phù, chẳng hạn như vùng hạ lưu các con
sông lớn như Mêkông, Hoàng Hà… Ngược lại, nông nghiệp không thể phát triển
được ở những nơi khan hiếm nước như các vùng hoang mạc, bán hoang mạc…
Do ảnh hưởng của khí hậu và địa hình, nên nguồn nước trên thế giới phân bố
không đều và thay đổi theo mùa. Ở nước ta, mùa mưa lượng nước tập trung quá lớn,
làm dư thừa nước, còn mùa khô, ngược lại rất khan hiếm nước. Điều đó gây ra
nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Để khắc phục tình trạng thiếu nước trong
mùa khô và dư thừa nước trong mùa mưa, người ta đã xây dựng các công trình thuỷ
lợi, hồ chứa nước… để phục vụ tưới tiêu một cách chủ động. Sự suy giảm nguồn
nước ngọt cạn kiệt là một nguy cơ đe doạ sự tồn tại và phát triển nông nghiệp nói
riêng và nền kinh tế nói chung. Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm
và bảo vệ nguồn nước.

 Sinh vật
Sinh vật trong tự nhiên xưa kia là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống
cây trồng, vật nuôi. Sự đa dạng về thảm thực vật và hệ động vật, hay nói cách khác,
các loài cây, con là tiền đề hình thành và phát triển các giống vật nuôi, cây trồng và

tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên
và sinh thái.
Trên thế giới, sản lượng lương thực (lúa, ngô, khoai...) và các cây công
nghiệp quan trọng (cao su, cà phê, ca cao, bông, đay, dầu cọ, lạc…) tập trung ở
vùng nhiệt đới vì tại đây đã có tới 6 trên 10 trung tâm phát sinh cây trồng.

19


Các diện tích đồng cỏ, bãi chăn thả và diện tích mặt nước tự nhiên là cơ sở
thức ăn tự nhiên để phát triển ngành chăn nuôi. Ngày nay, mặc dù ngành chăn nuôi
được đẩy mạnh nhờ ứng dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp dựa trên nguồn
thức ăn được chế biến theo phương pháp công nghiệp, nhưng nguồn thức ăn tự
nhiên vẫn còn vai trò quan trọng.
Những vùng đồng cỏ tươi tốt, chẳng hạn như preri ở Hoa Kỳ hay pampa ở
Achentina, hoặc các đồng cỏ ở Anh, Pháp… nổi tiếng với hướng chuyên môn hoá
thịt, sữa bò và các sản phẩm chế biến từ thịt, sữa bò. Trong khi đó ở Mông Cổ và
các nước Tây Á, trên các vùng đồng cỏ khô cằn chỉ thích hợp cho việc nuôi cừu, dê,
ngựa…
c) Các nhân tố kinh tế- xã hội có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển và
phân bố nông nghiệp

 Dân cư và lao động ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp dưới hai góc
độ: là lực lượng sản xuất trực tiếp và là nguồn tiêu thụ các nông sản.
- Dưới góc độ là lực lượng sản xuất trực tiếp để tạo ra các sản phẩm nông
nghiệp, nguồn lao động được coi là nhân tố quan trọng để phát triển theo chiều rộng
(mở rộng diện tích, khai hoang…) và theo chiều sâu (thâm canh, tăng vụ…). Các
cây trồng, vật nuôi đòi hỏi nhiều công chăm sóc thường được phân bố ở các vùng
đông dân, nhiều lao động. Không phải ngẫu nhiên, vùng lúa gạo được thâm canh
cao nhất của nước ta lại xuất hiện ở đồng bằng sông Hồng. Các cây trồng, vật nuôi

tốn ít công chăm sóc hơn có thể phân bố ở các vùng thưa dân. Nguồn lao động
không chỉ được xem xét về mặt số lượng, mà còn cả về mặt chất lượng, như trình
độ học vấn, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề nghiệp, tình trạng thể lực của người
lao động... Nếu nguồn lao động đông và tăng nhanh, trình độ học vấn và tay nghề
thấp, thiếu việc làm sẽ trở thành gánh nặng cho nông nghiệp nói riêng và cả nền
kinh tế nói chung.
- Dưới góc độ là nguồn tiêu thụ, cần quan tâm đến truyền thống, tập quán ăn
uống, quy mô dân số với khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm.

20


Chăn nuôi lợn ở các nước Nam Á và Trung Đông không phát triển, thậm chí
không có như ở Bănglađet và Pakixtan do các quốc gia Hồi giáo không ăn thịt lợn.
Ở Ấn Độ, một nước đa dân tộc và tôn giáo, ngành chăn nuôi lợn và bò cũng bị ảnh
hưởng bởi tập quán kiêng ăn thịt bò của đạo Hinđu và không ăn thịt lợn của tín đồ
Hồi giáo. Ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Á- Phi, dân số đông và tăng
nhanh. Trong cơ cấu nông nghiệp luôn có sự mất cân đối. Tỷ trọng chăn nuôi rất
nhỏ bé so với trồng trọt, vì lương thực sản xuất ra chủ yếu để dành cho người.

 Khoa học- công nghệ đã thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự tăng
trưởng và phát triển nông nghiệp. Nhờ nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật,
con người hạn chế được những ảnh hưởng của tự nhiên, chủ động hơn trong hoạt
động nông nghiệp, tạo ra nhiều giống cây, con mới cho năng suất và hiệu quả kinh
tế cao, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh, thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá.
Các biện pháp kỹ thuật như điện khí hoá (sử dụng điện trong nông nghiệp và
nông thôn), cơ giới hoá (sử dụng máy móc trong các khâu làm đất, chăm sóc và thu
hoạch), thủy lợi hoá (xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu hoặc áp dụng tưới tiêu theo
khoa học), hoá học hoá (sử dụng rộng rãi phân hoá học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các

chất kích thích cây trồng, vật nuôi), sinh học hoá (áp dụng công nghệ sinh học như
lai giống, biến đổi gien, cấy mô…) nếu được áp dụng rộng rãi thì năng suất trên một
đơn vị diện tích và của một người lao động sẽ thực sự được nâng cao.
Trên thế giới có sự chênh lệch rất lớn về năng suất lao động. Ở các nước phát
triển, bình quân một lao động nông nghiệp có thể sản xuất từ 8 đến 14 tấn lương
thực, từ 1,5 đến 2,0 tấn thịt các loại, đủ nuôi sống cho 30 đến 80 người, trong khi đó
ở các nước đang phát triển tương ứng chỉ là 1 tấn lương thực, 50- 100 kg thịt, đủ
cho nhu cầu 2- 4 người.

 Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới con
đường phát triển và các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. Chính sách khoán
10 ở Việt Nam từ năm 1988 là một thí dụ sinh động. Hộ nông dân được coi là một
đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài để phát triển sản

21


xuất, được tự do trao đổi hàng hoá, mua bán vật tư. Kinh tế hộ nông dân đã tạo đà
cho việc khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng sẵn có, sản xuất nông nghiệp nước ta
tăng lên rõ rệt. Có thể nói chính sách khoán hộ đã tạo động lực cho tăng trưởng
nông nghiệp trong những năm 90 của thế kỉ XX.
Ngoài ra các chương trình giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân đã thúc
đẩy nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.

 Nguồn vốn và thị trường tiêu thụ có tác động mạnh đến sản xuất nông
nghiệp và giá cả nông sản.
- Nguồn vốn có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển và phân bố nông
nghiệp, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Nguồn vốn tăng
nhanh, được phân bố và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ tác động đến tăng trưởng
và mở rộng sản xuất, đáp ứng các chương trình phát triển nông nghiệp (như nuôi

trồng thuỷ sản, đánh bắt xa bờ), đưa tiến bộ khoa học- công nghệ vào nông
nghiệp…
- Sự phát triển của thị trường trong và ngoài nước không chỉ thúc đẩy sự phát
triển nông nghiệp và giá cả nông sản, mà còn có tác dụng điều tiết đối với sự hình
thành và phát triển các vùng nông nghiệp chuyên môn hoá.
Ngoài các nhân tố kể trên còn có nhiều nhân tố khác nữa như cơ sở hạ tầng
và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp... Tất cả đã tạo thành một hệ thống
cùng thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh tế quan trọng này.
1.1.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển và phân bố nông nghiệp cấp tỉnh
1.1.4.1. Nhóm tiêu chí đánh giá phát triển và phân bố nông nghiệp theo ngành
● GDP nông nghiệp và tỉ trọng GDP nông nghiệp so với tổng giá trị GDP
toàn nền kinh tế
Chỉ tiêu này phản ánh vị trí của ngành nông nghiệp trong cơ cấu toàn bộ nền
kinh tế của một vùng, quốc gia hay khu vực, đồng thời cũng là thước đo để đánh giá
trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với các nước đang phát triển có
điểm xuất phát thấp, nền kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tỉ trọng

22


của nông nghiệp thường chiếm từ 20% – 30% GDP. Trong khi đó, ở các nước phát
triển, nông nghiệp chỉ chiếm từ 1% – 7%.
Theo xu hướng phát triển hiện nay sẽ có sự chuyển dịch theo hướng giảm
dần tỉ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng của công nghiệp và dịch vụ. Nông
nghiệp sẽ ngày càng chiếm một tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế, song quy mô giá
trị sản xuất vẫn không ngừng tăng lên nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT
vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Vì vậy, chỉ tiêu này không
chỉ đánh giá vai trò của nông nghiệp mà còn phản ánh xu hướng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của tỉnh.
● Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp

Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp là một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh
mức độ phát triển, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Tốc độ này thường thấp hơn
rất nhiều so với các ngành công nghiệp và dịch vụ, bởi vì: nông nghiệp phụ thuộc
nhiều vào điều kiện tự nhiên, hàm chứa nhiều rủi ro; tiềm năng khai thác từ các yếu
tố tự nhiên (như đất đai, nguồn nước) là có giới hạn; giá trị của các sản phẩm nông
nghiệp thường thấp hơn nhiều so với các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ. Do vậy,
để GDP nông nghiệp tăng lên được 1% thì khó hơn rất nhiều so với mức tăng 5 –
6% của ngành công nghiệp hay dịch vụ.
Chính vì vậy, trong đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp, chỉ tiêu tốc
độ tăng GDP nông nghiệp còn phản ánh trình độ cơ giới hóa, hiện đại hóa và hiệu
quả của việc ứng dụng KHKT trong sản xuất nông nghiệp, bởi vì giá trị tăng thêm
của ngành nông nghiệp được tạo ra chủ yếu nhờ nâng cao năng suất lao động trong
điều kiện các yếu tố tự nhiên là có giới hạn.
Để tính tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp thường lấy giá so sánh của một
năm cố định hoặc so với năm gốc – đó là năm mà nền kinh tế đất nước có ít biến
động nhất, nhưng không nên quá cách xa thời điểm so sánh. Ở Việt Nam, tính tốc
độ tăng trưởng theo giá so sánh 1994.
● Giá trị sản xuất (GTSX) nông nghiệp và cơ cấu giá trị sản xuất nông
nghiệp phân theo ngành (nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp)

23


- Giá trị sản xuất nông nghiệp là tổng giá trị sản xuất và dịch vụ nông nghiệp
được tạo ra trên một đơn vị lãnh thổ, trong một thời kì nhất định.
- Cơ cấu GTSX nông nghiệp: được hiểu là tương quan về GTSX giữa các bộ
phận (nông nghiệp - lâm nghiệp - ngư nghiệp) trong tổng thể hoạt động kinh tế
nông nghiệp, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại cả về số lượng và
chất lượng giữa các bộ phận đó với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành
trong những điều kiện KT-XH nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những

mục tiêu cụ thể. Nếu các thước đo về tăng trưởng (như: GTSX, GDP) phản ánh sự
thay đổi về lượng thì xu thế chuyển dịch cơ cấu thể hiện những chuyển biến về chất
trong trong quá trình phát triển của ngành nông nghiệp.
Cơ cấu GTSX nông nghiệp tùy thuộc vào chiến lược phát triển và điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên theo xu hướng chung, cơ cấu
nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của ngành ngư nghiệp, giảm tỉ
trọng của nông nghiệp và lâm nghiệp.
Cơ cấu GTSX trong nội bộ ngành nông nghiệp hiện có sự chuyển dịch theo
hướng:
- Trong nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành
chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
- Trong ngư nghiệp, giảm tỉ trọng ngành đánh bắt, tăng tỉ trọng của ngành
nuôi trồng và dịch vụ thủy sản.
- Trong lâm nghiệp, giảm tỉ trọng ngành khai thác rừng, tăng dần tỉ trọng
ngành trồng rừng. Lâm nghiệp phát triển theo hướng ưu tiên trồng và bảo vệ tài
nguyên rừng.
Như vậy, chỉ tiêu GTSX và cơ cấu GTSX nông nghiệp phân theo ngành vừa
phản ánh sự tăng lên về sản lượng nông nghiệp vừa thể hiện sự chuyển biến về mặt
chất lượng của sự phát triển nông nghiệp.
P
S

● Giá trị được tạo ra trên một ha đất nông nghiệp (còn gọi là hiệu quả sử
dụng đất)

24


Công thức tính: G =
Trong đó:

P: Giá trị sản xuất (triệu đồng)
S: Diện tích gieo trồng (ha)
G: GTSX/ha đất nông nghiệp (triệu đồng/ha)
Hoặc: GTSX của các phân ngành (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản)/ diện
tích đất sử dụng của từng phân ngành.
Đây là chỉ tiêu cụ thể nhất phản ánh hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, thể
hiện khả năng tăng năng suất bằng việc áp dụng các biện pháp KHKT, cải tiến kĩ
thuật sản xuất, cải tạo đất. Tiềm năng về diện tích cũng như độ phì tự nhiên là có
giới hạn, vì vậy, trên cùng một diện tích đất nông nghiệp, giá trị sản phẩm nông
nghiệp được tạo ra càng nhiều khi càng sử dụng có hiệu quả các biện pháp KHKT,
thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất và việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp
lí. Chính vì vậy, ở các nước phát triển, tuy diện tích nông nghiệp không còn nhiều
và ngày càng bị thu hẹp nhưng giá trị mà ngành nông nghiệp tạo ra lại ngày càng
tăng, đó chính là kết quả của sự phát triển nền nông nghiệp hiện đại công nghệ cao.
P
L

● Năng suất lao động nông nghiệp
Công thức tính: N =
Trong đó:
P: Giá trị sản xuất nông nghiệp (triệu đồng)
L: Số lao động nông nghiệp (người)
N: Năng suất lao động nông nghiệp (triệu đồng/lao động)
Hoặc: GTSX của từng phân ngành (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản)/ lao
động của mỗi phân ngành (triệu đồng/người)
Năng suất lao động nông nghiệp là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc sử
dụng lao động và khả năng áp dụng KHKT trong sản xuất nông nghiệp. Hoạt động
sản xuất nông nghiệp cần nhiều sức lao động của con người nhưng giá trị tạo ra lại
không cao nên năng suất lao động nông nghiệp thường thấp hơn nhiều so với các


25


×