Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

KIỂM KÊ QUỸ ĐẤT CỦA TỔ CHỨC ĐANG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.38 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

-------  -------

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

KIỂM KÊ QUỸ ĐẤT CỦA TỔ CHỨC ĐANG QUẢN LÝ,
SỬ DỤNG ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ
ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
TỈNH ĐỒNG NAI

SVTH : VŨ NGỌC LINH
MSSV : 04124040
LỚP
: DH04QL
KHÓA : 2004 – 2008
NGÀNH : Quản lý đất đai

- TP.Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2008 -


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HOẠCH
-------  -------

Vũ Ngọc Linh


KIỂM KÊ QUỸ ĐẤT CỦA TỔ CHỨC ĐANG QUẢN LÝ,
SỬ DỤNG ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ
ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
TỈNH ĐỒNG NAI

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Trần Duy Hùng
Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Ký tên:

- Tháng 08 năm 2007 -


Lời Cảm Ơn
Chân thành gửi lòng biết ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm đã tạo mọi điều kiện cho em trong
thời gian học tập. Bốn năm học tại trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, đối
với em là một khoảng thời gian vô cùng quý báu, vì qua đó em được các thầy cô
truyền dạy cho những kiến thức hết sức hữu ích giúp em tự tin hơn khi bước vào đời.
Con xin cảm ơn cha mẹ, người đã chịu nhiều nhọc nhằn, vất vả nuôi dạy con
nên người.
Quý thầy, cô khoa Quản lý đất đai & Bất động sản nói riêng và trường Đại học
Nông Lâm nói chung đã truyền đạt cho em những kiến thức cần thiết về chuyên ngành
và một số vấn đề có liên quan trong suốt thời gian học tập tại trường.
Thầy Trần Duy Hùng đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Các cô chú và các anh chị trong đội quy hoạch Trung tâm Kỹ thuật Địa chính
Nhà đất Đồng Nai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại cơ quan.
Tập thể lớp quản lý đất đai khoá 30 đã giúp đỡ, động viên tôi trong những năm
học vừa qua.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2008
Sinh viên

Vũ Ngọc Linh


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Vũ Ngọc Linh, Khoa Quản lý đất đai & Bất động sản,
Trường Đại học Nông Lâm.
Đề tài: “Kiểm kê quỹ đất của tổ chức đang quản lý, sử dụng được nhà nước
giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai”.
Giáo viên hướng dẫn: Ths Trần Duy Hùng, Bộ môn Quy hoạch, Khoa Quản lý
đất đai & Bất động sản, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
Nội dung tóm tắt của báo cáo:
Quỹ đất của các tổ chức được nhà nước giao đất cho thuê đất trên địa bàn thành
phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai là rất lớn, trong đó có nhiều khu đất của tổ chức đã sử
dụng qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau nhưng chưa có sự xắp xếp phù hợp với
điều kiện mới trong nền kinh tế hội nhập hiện nay. Việc quản lý và sử dụng đất của một
số tổ chức còn chưa chặt chẽ, hiệu quả sử dụng thấp, còn để xảy ra nhiều tiêu cực như:
sử dụng không đúng diện tích, không đúng mục đích; chưa sử dụng hoặc bị chậm tiến
độ theo dư án, bị lấn, chiếm; cho mượn, chuyển nhượng trái pháp luật, cho thuê trái
phép.
Để thực hiện đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê và
phương pháp Điều tra thực địa.
Trong quá trình thực hiện, đề tài đã tập trung vào nội dung: Thống kê lại diện
tích và số lượng tổ chức đang quản lý, sử dụng được phân loại theo 8 nhóm tổ chức,
theo các hình thức mà nhà nước giao quản lý, sử dụng và loại đất phân theo thông tư
08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 kết quả đạt được như sau:
Diện tích cho thuê trái pháp luật 5,27 ha.
Diện tích đất chưa sử dụng là 4,47 ha/24 tổ chức

Diện tích đang sử dụng phù hợp với quy hoạch: 1.824,65 ha.
Diện tích nằm trong lộ giới quy hoạch giao thông: 5,69 ha
Diện tích quy hoạch sử dụng cho các mục đích khác: 12,88 ha.
Diện tích tranh chấp: 0,10 ha .
Diện tích bị lấn chiếm 0,09 ha.
Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức là 1843,22 ha, tăng 45,35 ha so
với diện tích được giao, cho thuê.
Từ kết quả trên đây cho thấy, tình hình quản lý, sử dụng vẫn còn nhiếu bất cập
các tổ chức được giao đất, cho thuê đất chưa chấp hành đúng pháp luật đất đai nên để
xảy ra những tình trạng trên gây nên những tranh chấp về đất đai diện ra liên tục. Vì
vậy mà Nhà nước cần có biện pháp xử lý những trường hợp trên để công tác quản lý
đất đai trên địa bàn thành phố Biên Hòa đạt hiệu quả tốt hơn, đồng thời bảo vệ lợi ích
hợp pháp của người sử dụng đất.


MUÏC LUÏC
Đặt vấn đề................................................................................................................... Trang 1
Phần I. TỔNG QUAN..........................................................................................................
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu................................................................................
I.1.1 Hệ thống kiểm kê đất đai ở Việt Nam.....................................................................
I.1.1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu....................................................
I.1.1.2 Lược sử vấn đề nghiên cứu....................................................................................
I.1.2 Cơ sở pháp lý .........................................................................................................
I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu .....................................................................................
I.2.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................
I.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội .......................................................................................
I.2.3 Tình hình quản lý đất đai .......................................................................................
I.3 Nội dung, phương pháp nghiên cứu ............................................................................
I.3.1Nội dung nghiên cứu................................................................................................
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................................
II.1 Đánh giá nguồn tài liệu, hồ sơ đại chính liên quan đến công tác kiểm kê....................
II.1.1.Hồ sơ địa chính......................................................................................................
II.1.2. Bản đồ số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2005.................................................
II.1.3. Hồ sơ quy hoạch sử dụng đất ..............................................................................
II.1.4. Hồ sơ giao đất và cho thuê đất của các tổ chức...................................................
II.1.5. Hồ sơ địa giới Hành chính....................................................................................
II.2 Các bước tiến hành ........................................................................................................
II.3 Kết quả kiểm kê..............................................................................................................
II.3.1. Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức...............................................................
II.3.1.1. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức..........................................
a. Hình thức giao quản lý, sử dụng.........................................................................
b. Tình hình sử dụng đất..........................................................................................
II.3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất theo các mục đích....................................................
II.3.1.3. Mục đích sử dụng đất so với quy hoạch..................................................................
II.3.2 Tình hình biến động sử dụng đất của tổ chức.......................................................
II.3.2.1 Biến động về diện tích....................................................................................
II.3.2.2 Biến động về mục đích sử dụng.....................................................................
II.3.2.3 Đánh giá tinh hình biến động.........................................................................
II.3.3 Tình hình tranh chấp lấn chiếm.............................................................................
II.3.4. Tình hình cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức.......................................................
II.3.4.1 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, những khó khăn
trong việc thực hiện cấp giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức...........


II.3.4.2 Kiến nghị đề xuất các giải pháp đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho các tổ chức........................................................................................
II.3.4 Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất..............................................................
II.3.4.1 Các bước tiến hành.........................................................................................
II.3.4.2 Kết quả............................................................................................................

II.3.5 Một số vấn đề rút ra tử công tác kiểm kê đất của tổ chức được nhà nước giao
đất cho thuê đất......................................................................................................................
Phần III. KẾT LUẬN, KẾN NGHỊ...................................................................................
III.1 Kết Luận........................................................................................................................
II.2 Kiến nghị ........................................................................................................................


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
 Bảng biểu.
Bảng 01: Bảng so sánh Thông tư 28/2004/TT-BTNMT ngày 20 tháng 04 năm
2004 và Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 về mục đích sử
dụng và ký hiệu kiểm kê.
Bảng 02: Quy định tỷ lệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Bảng 03: Diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính.
Bảng 04: Tổng hợp diện tích của các tổ chức quản lý, sử dụng đất theo đơn vị
hành chính thành phố Biên Hòa năm 2008
Bảng 05: Phân loại tổ chức đang quản lý, sử dụng theo mục đích sử dụng trên
địa bàn thành phố.
Bảng 06: Diện tích của các tổ chức sử dụng đất theo đơn vị hành chính năm
2008.
Bảng 07: Hình thức giao quản lý, sử dụng.
Bảng 08: Tình hình sử dụng đất của các nhóm tổ chức.
Bảng 09: Diện tích đất phi nông nghiệp của tổ chức quản lý, sử dụng trên địa
bàn thành phố Biên Hòa năm 2008
Bảng 10: Diện tích đất công cộng của tổ chức quản lý, sử dụng trên địa bàn
thành phố Biên Hòa năm 2008
Bảng 11: Diện tích đất của tổ chức quản lý, sử dụng so với quy hoạch theo
nhóm tổ chức.
Bảng 12: Diện tích đất tổ chức quản lý, sử dụng so với quy hoạch theo địa giới
hành chính

Bảng 13: Biến động đất đai theo hiện trạng quản lý, sử dụng và hồ sơ giao đất
Bảng 14: Diện tích tranh chấp, bị lấn, bị chiếm theo các nhóm tổ chức.
Bảng 15: Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức.
 Biểu đồ.
Biểu đồ 01: Cơ cầu các nghành kinh tế năm 2007 thành phố Biên Hòa
Biểu đố 03: Cơ cấu đất tổ chức theo đối tượng quản lý, sử dụng.
Biểu đố 04: Cơ cấu đất phi nông nghiệp.
Biểu đồ 05: cơ cấu đất công cộng.
 Sơ đồ.
Sơ đồ 01: Sơ đồ vị trí thành phố Biên Hòa.
Sơ đồ 02: Bản đồ hành chính thành phố Biên Hòa.
Sơ đồ 03: Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp
bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở.
Sơ đồ 04: Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp
tổng hợp bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp dưới trực thuộc.



Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Vũ Ngọc Linh

PHẦN MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trường sống. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tạo ra các nhu cầu sử
dụng đất ngày càng tăng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ và nhu cầu khác
trong đô thị và cộng đồng dân cư, trong đó đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất giữ một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội.

Quỹ đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành
phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai là rất lớn, trong đó có nhiều khu đất của tổ chức đã sử
dụng qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau nhưng chưa sử dụng phù hợp với điều
kiện mới trong nền kinh tế hội nhập hiện nay. Việc quản lý và sử dụng đất của một số
tổ chức còn chưa chặt chẽ, hiệu quả sử dụng thấp, còn để xảy ra nhiều tiêu cực như: sử
dụng không đúng diện tích, không đúng mục đích, chưa sử dụng hoặc bị chậm tiến độ
theo dự án, bị lấn, bị chiếm, cho mượn, chuyển nhượng trái pháp luật, cho thuê trái
phép.
Kết quả kiểm kê quỹ đất của tổ chức đang quản lý, sử dụng được nhà nước giao
đất cho thuê đất năm 2008 là một trong những cơ sở, khắc phục những hạn chế trong
quản lý sử dụng đất ở thành phố Biên Hòa, xác định tính minh bạch trong quản lý sử
dụng đất, đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất, thiết lập dữ liệu đất
đai của tổ chức trên từng đơn vị hành chính cấp xã, phường ở thành phố Biên Hòa nói
riêng và cho cả thành phố Biên Hòa nói chung, để đề xuất các biện pháp quản lý nhằm
sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả quỹ đất đã giao cho tổ chức quản lý, sử dụng nhằm từng
bước hoàn thiện và đưa công tác quản lý, sử dụng đất của tổ chức ngày càng chặt chẽ và
hiệu quả hơn và nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về đất đai đồng thời góp phần thực
hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương
Thực hiện Chị thị 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ,
thành phố Biên Hoà bắt đầu thực hiện kiểm kê từ 01/05/2008 dự kiến đến ngày
31/09/2008 sẽ hoàn thành.Vì đợt kiểm kê này trùng với đợt thực tập của tôi nên chúng
tôi đã thực hiện đề tài:
“KIỂM KÊ QUỸ ĐẤT ĐANG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CỦA CÁC TỔ
CHỨC ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI”
Mục tiêu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm xác định rõ diện tích đất mà các tổ chức đang quản lý, sử
dụng, diện tích đất lấn, chiếm, diện tích đất bị lấn,bị chiếm, diện tích đất sử dụng sai
mục đích, diện tích đất chuyển nhượng trái pháp luật, cho thuê trái phép, diện tích chưa
đưa vào sử dụng làm cơ sở để đánh giá đúng thực trạng tình hình và đề xuất các biện

pháp quản lý nhằm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đối với quỹ đất đã được giao cho tổ
chức quản lý, sử dụng trên địa bàn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai.
Yêu cầu
Kết quả kiểm kê quỹ đất của tổ chức đang quản lý sử dụng được Nhà nước giao
đất cho thuê đất phải được thể hiện trên bảng số liệu và trên bản đồ hiện trạng sử dụng
đất của tổ chức.
Trang: 1


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Vũ Ngọc Linh

Nắm và phân biệt được hệ thống chỉ tiêu phân loại đất và đối tượng sử dụng, quản
lý đất theo quy định của thông tư 08/2007/TT-BTNMT.
Các tài liệu thu thập phải đầy đủ, trung thực, cập nhật các thông tin mới nhất,
chính xác nhất.
Đối tượng kiểm kê
Kiểm kê các loại đất của các tổ chức đang quản lý, sử dụng gồm: Cơ quan nhà
nuớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ
chức sự nghiệp công, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao (gồm: cơ quan đại
dịên ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng
ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận, cơ quan đại diện của tổ chức thuộc
Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên Chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên
Chính phủ), tổ chức nước ngoài đầu tư vào Việt Nam (sau đây gọi chung là các tổ chức)
đang quản lý, sử dụng đất dược Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất).
Đối với các loại đất sau: Đất Quốc phòng, Đất An ninh, Đất của ban quản lý rừng
nông, lâm trường, công ty nông, lâm nghiệp có nguồn gốc từ nông, lâm trường thì thực
hiện theo quy định tại các Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2004 về

xắp xếp, đổi mới, và phát triển nông trường quốc doanh, số 200/2004/NĐ-CP ngày 03
tháng 12 năm 2004 về xắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh và theo
ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 198/TB-VPCP ngày 28 tháng
11 năm 2006 và Công văn số 3100/VPCP-NN ngày 07 tháng 06 năm 2007 sẽ do Bộ
Quốc phòng, Bộ An ninh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện kiểm kê
và tổng hợp chung toàn tỉnh (theo chỉ thị 31/2007/CT-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2007
của thủ tướng chính phủ) do vậy không tổng hợp vào số liệu kiểm kê đất của các tổ
chức trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
Phạm vi nghiên cứu
Kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được tiến hành đối với
từng khu đất của từng tổ chức đang quản lý, sử dụng trên địa bàn thành phố Biên Hòa
tỉnh Đồng Nai.
Thành phố Biên Hòa với diện tích là 15.508,57 ha bao gồm 23 phường là An
Bình, Bình Đa, Bửu Hòa, Bửu Long, Hòa Bình, Hố Nai, Long Bình, Long Bình Tân.
Quang Vinh, Quyết Thắng, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tân Biên, Tân Hiệp, Tân Hòa, Tân
Mai, Tân Phong, Tân Tiến, Tân Vạn, Thanh Bình, Thống Nhất, Trảng Dài, Trung Dũng
và 3 xã là Hóa An, Hiệp Hòa, Tân Hạnh.

Trang: 2


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Vũ Ngọc Linh

PHẦN 1: TỔNG QUAN
I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
I.1.1 Hệ thống kiểm kê đất đai ở Việt Nam.
I.1.1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên

thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai
giữa hai lần kiểm kê. Kiểm kê đất đai được tiến hành 5 năm một lần.
Thống kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện
trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần
thống kê. Thống kê đất đai được tiến hành 1 năm một lần.
Phân biệt thống kê và kiểm kê.
Về cơ bản kiểm kê và thống kê đều giống nhau về bản chất, đều dựa trên cơ sở
tổng hợp đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất đai tại
thời điểm thống kê, kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai kỳ thống kê, kiểm
kê nhưng điểm khác biệt là cơ sở lý luận. Theo đó thống kê là dạng điều tra không toàn
bộ, mang tính chất tương đối và được tiến hành hàng năm. Kiểm kê là dạng điều tra
toàn bộ, mang tính chất tuyệt đối và được tiến hành 5 năm một lần bởi do tính chất chi
tiết, cụ thể, tốn kém thời gian, vật chất.
Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng đất đai,
bao gồm bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất
đai.
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại thời đểm xác định,
được lập theo đơn vị hành chính.
Sổ địa chính là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi người sử
dụng đất và các thông tin về sử dụng đất của người đó.
Sổ mục kê đất đai là sổ được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn
để ghi các thông tin thửa đất và các thông tin liên quan đến thửa đất đó.
Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ được lập để theo dõi trong các trường hợp thay
đổi sử sụng đất bao gồm thay đổi kích thước và hình dạng thửa đất, người sử dụng đất,
mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ sử dụng đất.
Thửa đất là phần diện tích bị giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc
được mô tả trên hồ sơ.
Nội dung hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin về thửa đất như số liệu thửa, kích
thước hình thể, diện tích, vị trí, người sử dụng đất nguồn gốc, thời hạn, sử dụng đất giá
đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính đã và chưa thực hiện, giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, quyền và hạn chế về quyền của người sử dụng đất, biến động trong
quá trình sử dụng đất và các thông tin có liên quan.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một
thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hành chính.
Bản đồ địa giới hành chính là bản đồ thể hiện mốc địa giới hành chính và các yếu
tố địa vật, địa hình có liên quan đến mốc địa giới hành chính.

Trang: 3


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Vũ Ngọc Linh

Bản đồ nền là tên gọi chung của bản đồ gốc được đo vẽ bằng phương pháp trực
tiếp ở thực địa bằng phương pháp sử dụng ảnh máy bay kết hợp với đo vẽ bổ sung thực
địa được biên tập biên vẽ ở cùng tỷ lệ bản đồ xuất bản.
I.1.1.2. Lược sử vấn đề nghiên cứu.
a. Lược sử công tác kiểm kê đất đai.
Thống kê kiểm kê đất đai, chỉnh lý xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một
trong những nhiệm vụ thường xuyên của Ủy ban nhân các cấp nhằm thực hiện chức
năng quản lý về đất đai. Thống kê, kiểm kê đất đai nhằm thống kê đầy đủ và phân tích,
đánh giá đúng tình hình hiện trạng sử dụng quỹ đất của từng đơn vị hành chính cấp xã,
huyện, tỉnh, cả nước làm cơ sở cho hoản thiện chính sách pháp luật đất đai thực hiện
quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đáp ứng yêu cầu xây dựng chiến lược, kế hoạch phát
triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của cả nước.
b. Đối tượng của thống kê đất đai.
Thống kê đất đai trước hết nghiên cứu về mặt lượng trên cơ sở sử dụng hệ thống
các phương pháp thu thập, sử lý và phân tích các con số từ đó tìm ra bản chất và tính
quy luật vốn có của chúng liên quan đến đất đai trong những điều kiện, thời gian cụ thể.

Khi nghiên cứu về mặt lượng trong mối quan hệ với mặt chất của hiện tượng và quá
trình kinh tế xã hội phải chú ý đến quy luật số lớn trong thống kê đất đai. Điều đó có
nghĩa là nếu không nắm bắt được bản chất của hoạt động kinh tế xã hội trong quá trình
quản lý và sử dụng đất đai thì không thể chỉ ra chính xác về mặt số lượng và cơ cấu của
nó hoặc ngược lại, không có phương pháp thu thập, xử lý phân tích số liệu về đất đai
chính xác thì không rút ra những kết luận đúng đắn, có tính khoa học.
Thống kê đất đai chuyên nghiên cứu một trong những ngồn lực chủ yếu của sự
phát triển kinh tế xã hội, đó là đất đai. Thống kê đất đai chỉ sự nghiên cứu hiện tượng
và quá trình phát triển kinh tế xã hội diễn ra trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai
mà không nghiên cứu hiện tượng tự nhiên có liên quan. Tuy vậy đất đai là một yếu tố tự
nhiên cho nên các điều kiện tự nhiên có ảnh hường và tác động rất lớn đến đất đai, do
đó tuy không xem xét đến các bản chất điều kiện tự nhiên đến sự biến đổi đất đai, đến
quá trình và kết quả của quản lý, sử dụng đất.
c. Nhiệm vụ của thống kê đất đai.
Xác định quy mô đất đai của các đơn vị kinh tế, đơn vị hành chính, các vùng kinh
tế.
Xác định quy mô, cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng,
quản lý đất để phục vụ cho công tác quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo việc quản lý, sử
dụng đất đai của các cấp quản lý.
Đảm bảo việc cải tạo đất đai hiệu quả nâng cao chất lượng sự biến đổi mục đích
sử dụng giữa các loại đất.
Thu thập tài liệu để phục vụ cho việc đánh giá chất lượng đất đai và định giá đất
trong nền kinh tế thị trường.
Phân tích quá trình sử dụng đất đai, phát hiện khả năng tiềm tàng để nâng cao
hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo sự bền vững tài nguyên đất đai.
d. Yêu cầu của thống kê đất đai.
Chính xác: Phản ánh trung thực thực tế, khách quan, không trùng lặp, thiếu thừa,
không tùy tiện thêm bớt, xác định chính xác chỉ tiêu các loại đất và loại đối tượng sử
Trang: 4



Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Vũ Ngọc Linh

dụng đất theo quy định, tính toán tổng hợp biểu mẫu chính xác làm căn cứ tin cậy cho
việc phân tích thống kê và xây dựng kế hoạch.
Đầy đủ: thu thập tài liệu và số liệu đúng với nội dung và số lượng đã được quy
định, không bỏ sót chỉ tiêu loại đất, chủ sử dụng hay thửa đất nào, tổng hợp biểu mẫu
theo quy định.
Kịp thời: Điều tra, thu thập đúng thời điểm, tổng hợp và nộp biểu mẫu đúng thời
gian quy định, cung cấp tài liệu đúng lúc cho người sử dụng, nhất là đối với người quản
lý.
e. Đặc điểm cơ bản của thống kê đất đai.
Thống kê muốn chính xác phải dựa trên cơ sở bản đồ được đo đạc chính xác diện
tích. Thửa đất tuy có vị trí cố định nhưng trong quá trình sử dụng, do tác động của con
người và thiên nhiên luôn có biến động về loại đất, chủ sử dụng và hình thể … vì vậy
thường xuyên chỉnh lý bản đồ.
Thống kê đất đai có ý nghĩa pháp lý chặt chẽ, số liệu thống kê gắn liền cơ sở pháp
lý về quyền sử dụng đất đối với từng thửa đất cụ thể, do đó công tác thống kê muốn
chính xác phải dựa trên cơ sở đăng ký đất đai. Kết quả đăng ký càng tốt, sự phối hợp
thực hiện các nội dung nhiệm vụ quản lý đất càng đồng bộ thì giá trị pháp lý số liệu
thống kê đất càng cao.
f. Phân loại thống kê đất đai.
- Báo cáo thống kê định kỳ.
Đây là hình thức tổ chức thống kê đất đai thường xuyên, định kỳ theo nội dung,
phương pháp, chế độ báo cáo đã được quy định thống nhất. Hiện nay công tác thống kê
đất đai được tiến hành một năm một lần theo quy định điều 53 luật đất đai 2003.
- Điều tra chuyên về đất đai.
Đây là hình thức tổ chức điều tra đất đai không thường xuyên, được tiến hành

theo một kế hoạch, nội dung, phương pháp quy định riêng cho mỗi lần điều tra, hình
thức này được áp dụng khi chưa có quyết định về báo cáo thống kê định kỳ và khi cần
nghiên cứu sâu vào một nội dung nào đó mà trong báo cáo định kỳ không có.
g. Ý nghĩa của thống kê đất đai.
Phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai.
Phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân.
h. Nguyên tắc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai.
Việc thu thập số liệu trong thống kê đất đai được thực hiện trực tiếp trên hồ sơ địa
chính trên địa bàn đơn vị hành chính phường, xã, thị trấn.
Việc thu thập số liệu trong kiểm kê đất đai được thực hiện trực tiếp từ thực địa đối
chiếu với hồ sơ địa chính trên địa bàn hành chính phường, xã, thị trấn.
Việc thu thập số liệu trong thống kê đất đai trên địa bàn đơn vị hành chính cấp
huyện trở lên đươc tổng hợp số liệu từ số liệu thu thập trong thống kê đất đai của các
đơn vị hành chính trực thuộc .
Tổng diện tích các loại đất theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai phải bằng diện
tích tự nhiên của đơn vị hành chính thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai, trường hợp
diện tích tự nhiên theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai khác với diện tích tự nhiên đã
công bố thì phải giải trình rõ nguyên nhân.
Trang: 5


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Vũ Ngọc Linh

Số liệu thống kê, kiểm kê phản ánh đầy đủ tình trạng sử dụng đất thể hiện trong
hồ sơ địa chính, số liệu kiểm kê đất đai phản ánh đầy đủ hiện trạng sử dụng đất thực tế,
diện tích đất đai không được tính trùng, không được bỏ sót trong số liệu thống kê, kiểm
kê đất đai.
Diện tích đất trong biểu thống kê kiểm kê đất đai được xác định theo mục đích thì

ghi theo mục đích sử dụng vào nhiều mục đích sử dụng chính, diện tích đất trong các
biểu thống kê, kiểm kê đất đai được xác định rõ diện tích thuộc đô thị và diện tích thuộc
khu đô thị và diện tích thuộc khu dân cư nông thôn.
i. Thống kê kiểm kê đất đai qua các thời kỳ.
 Đầu thế kỷ XVIII, chế độ tư hữu ruộng đất đã bắt đầu chiếm ưu thế. Năm
1806 vua Gia Long ra lệnh đạc điền và lập sổ địa bạ cho mỗi xã, trong đó ghi rõ đất của
ai, diện tích bao nhiêu tứ cận. Tại Nam Bộ còn thấy địa bạ thời Minh Mạng 1836 có sổ
mô tả ruộng đất do chủ ruộng khai và có làng, tổng, huyện sở tại chứng nhận (có nơi
gọi là sổ trích lục) hàng năm có tiến hành kiểm tra đối chiếu bổ sung địa bộ vào tháng 1
âm lịch.
 Đến thời Pháp thuộc chính quyền thực dân xây dựng công tác địa chính quy củ
hơn. Năm 1806 ở Nam Kỳ thực dân Pháp thành lập sổ địa chính tiến hành đo đạc cho
từng làng và lập biểu thuế điền thổ .
 Sau cách mạng tháng tám năm 1945 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
được thành lập các luật lệ quy định về ruộng đất trước đây bị xóa bỏ. Tháng 01/1953
Trung ương họp hội nghị lần IV đã quyết định “Tiêu diệt chế độ sở hữu ruộng đất của
thực dân Pháp và bọn đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến sở
hữu ruộng đất của địa chủ Việt Nam và ngoại xâm thực hiện chế độ sở hữu đất của
nông dân”.
 Cuộc điều tra thống nhất cơ bản về ruộng đất lần thứ nhất, năm 1958-1960
Nhằm phục vụ xây dựng kế hoạch 5 năm lần nhất. Lúc này tài liệu về ruộng đất
nước ta rất ít nên nội dung điều tra còn hạn chế, chỉ điều tra đất nông nghiệp, việc thống
kê đất trồng cây hàng năm, đồng cỏ, ao hồ còn rất sơ lược.
 Cuộc điều tra cơ bản lần hai, năm 1964-1965
Nhằm tạo cơ sở cho các nghành nông-lâm nghiệp và các nghành khác, Nhà nước
tiến hành quy hoạch sử dụng ruộng đất theo hướng ổn định, tránh tình trạng tranh chấp
giữa các nghành. Thời kỳ này nghành Quản lý ruộng đất đã tiến hành đo đạc được hầu
hết các xã ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Khu Bốn cũ. Việc sử dụng bản đồ địa chính ở
các địa phương đã trở nên quen thuộc, do đó Nhà nước tiến hành điều tra cơ bản toàn
bộ diện tích ruộng đất theo địa giới hành chính.

 Cuộc điều tra cơ bản lần ba trên phạm vi toàn miền Bắc năm 1966-1968
Trong giai đoạn này, quyền sở hữu ruộng đất đã có nhiều biến động, sở hữu toàn
dân ngày càng mở rộng, sở hữu tư nhân ngày càng thu hẹp. Do đó ngày 10/06/1966 Thủ
tướng Chính phủ ra Chỉ thị 161/TTg về điều tra thống nhất đất nông nghiệp.
Tháng 04/1975 thống nhất đất nước chính quyền đã kịp thời ban hành một số văn
bản để điều chỉnh các quan hệ đất đai cho phù hợp với tình hình mới, Nhà nước đã
nhanh chóng kiểm tra thống kê đất đai trong cả nước bằng Quyết định số 169/QĐ-CP
ngày 20/06/1977 của Chính phủ về thống nhất ruộng đất và tăng cường quản lý ruộng
đất trong cả nước nhằm đưa việc quản lý, sử dụng đất đi vào quy chế chặt chẽ, nâng cao
Trang: 6


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Vũ Ngọc Linh

ý thức trách nhiệm của mọi người, mọi nghành trong việc quản lý thật tiết kiệm và đạt
hiệu quả cao lợi nhuận từ đất.
Tại Điều 19, Điều 20 Hiến pháp năm 1980 cũng quy định “Đất đai thuộc sở hữu
toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý” Vì thế để quản lý đất đai tốt hơn Nhà nước
đã quy định tại mục IV của Quyết định 201/QĐ-CP ngày 01/07/1980 với nội dung “để
tăng cường thống nhất quản lý ruộng đất tất cả tổ chức, cá nhân sử dụng đất phải khai
báo chính xác và đăng ký các loại ruộng đất mình sử dụng vào sổ Địa chính của Nhà
nước, Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm kiểm tra việc khai báo này …”
Căn cứ vào Quyết định 201/QĐ-CP ngày 01/07/1980 của Chính phủ, Tổng cục
Quản lý ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ra Quyết định 56/ĐKTTTCQLRĐ ngày 05/11/1981 quy định trình tự, thủ tục đăng ký ruộng đất.
Tiếp theo đó luật đất đai năm 1988 cũng khẳng định công tác thống kê, kiểm kê
đất đai là một trong nững nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Khắc phục những thiếu
sót của luật đất đai năm 1988. Năm 1993 Luật Đất đai 1993 mới ra đời thay thế cho luật
cũ, trong đó tại điều 13 cũng nêu lên bẩy nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, cũng

khẳng định “Thống kê, kiểm kê đất đai là một trong những nội dung mà công tác quản
lý đất đai phải thực hiện”.
 kiểm kê năm năm lần nhất năm 1995
Luật đất đai vừa ra đời và Thành lập Tổng cục Địa chính (năm 1994). Theo Chỉ
thị 382/CT-ĐC ngày 31/03/1995 của Tổng cục Địa chính về việc tổng kiểm kê, xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1995. Nội dung chính của đợt kiểm kê lần này
là:
Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đến năm 1995.
Kiểm kê diện tích các loại đất theo đối tượng sử dụng.
Đánh giá tình hình sử dụng quỹ đất đến năm 1995.
Xây dựng nề nếp thống nhất trong việc thống kê, kiểm kê đất đai, xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất định kỳ.
 Kiểm kê 5 năm lần 2- năm 2000.
Mục đích chính là rà soát lại quỹ đất chưa sử dụng để phục vụ cho trương trình
năm triệu ha rừng theo Chỉ thị 24/1999/CT-TTg ngày 18/08/1999 của Thủ tướng Chính
phủ về việc tổng kiểm kê đất đai năm 2000.
Trong đợt kiểm kê này hệ thống biểu mẫu cũng được xây dựng mới tránh những
sai sót trước đây đã gặp khi kiểm kê đất đai năm 1995 đồng thời hoàn thiện chỉ tiêu cụ
thể :
Chỉ tiêu loại đất gồm: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng, đất chuyên dùng,
đất ở, đất chưa sử dụng, đất sông suối, núi đá.
Chỉ tiêu đối tượng sử dụng: đất đã giao, cho thuê sử dụng và đất chưa giao, cho
thuê sử dụng.
 Kiểm kê 5 năm lần thứ ba - năm 2005.
Trên cơ sở luật đất đai năm 2003, Thông tư 28/2004/TT-BTNMT vừa ra đời có
nhiều điểm thay đổi về nội dung cũng như hệ thống chỉ tiêu phân loại đất và đối tượng
sử dụng, quản lý. Mục đích chính của kiểm kê lần này là:
Trang: 7



Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Vũ Ngọc Linh

Xác định rõ quỹ đất đang quản lý, sử dụng quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn
để hoang hóa, quỹ đất chưa sử dụng, hiện trạng mặt nước ven bờ.
Đánh giá thực trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai so với kỳ kiểm kê
năm 2000, năm 1995.
Đánh giá về việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt,
hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010, đề xuất việc hoàn chỉnh
chính sách, pháp luật về đất đai.
Số liệu kiểm kê diện tích đất đai được tính đến từng loại đất, theo các đối tượng
sử dụng đất và các thông tin về quản lý, sử dụng của mỗi xã, phường, thị trấn được điều
tra, thống kê theo các biểu đã được quy định tại Thông tư 28/2004/TT-BTNMT và
hướng dẫn nghiệp vụ kiểm kê diện tích đất đai năm 2005.
Chỉ tiêu các loại đất.
Theo mục đích sử dụng được chia làm 3 nhóm:
Nhóm đất nông nghiệp.
Nhóm đất phi nông nghiệp.
Nhóm đất chưa sử dụng.
Chỉ tiêu theo đối tượng sử dụng và quản lý.
Đối tượng sử dụng đất gọi chung là người sử dụng đất là người được Nhà nước
giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
Đối tượng được giao để quản lý gọi chung là người được giao để quản lý là những
người được Nhà nước giao đất cho chỉ để quản lý và không có quyền lợi, nghĩa vụ gì về
đất mình được giao để quản lý.
Trong đợt kiểm kê đất đai năm 2005 cần xác định chi tiết đối với một số loại đất
sau đây:
Đất đã được quy hoạch trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng nhưng chưa giao
hoặc cho thuê để đưa vào sử dụng, chưa giao hoặc cho thuê để đưa vào sử dụng nhưng

đang bị khoanh bao, lấn chiếm trái pháp luật, đã giao hoặc cho thuê nhưng người sử
dụng đất còn để hoang hóa.
Đất trống, đồi núi trọc có khả năng sử dụng vào mục đích trồng rừng, khoanh
nuôi tái sinh rừng nhưng chưa được quy hoạch để sử dụng vào mục đích này.
Đất có mặt nước đã được quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản nhưng chưa giao hoặc
cho thuê để đưa vào sử dụng, chưa giao hoặc cho thuê để đưa vào sử dụng nhưng đang
bị khoanh bao, lấn chiếm trái pháp luật, đã giao hoặc cho thuê nhưng người sử dụng
đất còn để hoang hóa.
Đất có mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nhưng chưa được quy hoạch để
sử dụng vào mục đích này.
Đất do các tổ chức đang sử dụng bao gồm nông trường, lâm trường quốc doanh,
tổ chức quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, doanh nghiệp Nhà nước đã được Nhà
nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có
thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp đang sử dụng đất, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức khác được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất,
giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất. Số liệu kiểm kê cần xác định rõ diện tích
Trang: 8


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Vũ Ngọc Linh

đất do Nhà nước đã giao cho doanh nghiệp Nhà nước không thu tiền sử dụng đất
nhưng nay đã chuyển quyền hoặc cho thuê quyền sử dụng đất.
Đất thuộc khu dân cư đô thị, khu dân cư nông thôn bao gồm diện tích của tất cả
các loại đất.
Đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh bao gồm các diện tích đất sử
dụng cho từng mục đích cụ thể quy định tại Điều 89 của Luật Đất đai năm 2003.
 Thực hiện kiểm kê quỹ đất tổ chức đang quản lý, sử dụng được Nhà nước giao

đất, cho thuê đất theo chỉ chị số 245/1996CT-TTg ngày 22 tháng 4 năm 1996 của Thủ
tướng Chính phủ Về tổ chức thực hiện một số việc cấp bách trong quản lý, sử dụng đất
của các tổ chức trong nước nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
 Thực hiện kiểm kê quỹ đất tổ chức đang quản lý, sử dụng được Nhà nước giao
đất, cho thuê đất.
Kiểm kê quỹ đất năm 2008 của các tổ chức đang quản lý, sử dụng được Nhà
nước giao đất, cho thuê đất theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14 tháng 12 năm
2007 của Thủ tướng Chính phủ nhằm xác định rõ diện tích đất mà các tổ chức đang
quản lý, sử dụng, diện tích lấn chiếm, diện tích bị lấn chiếm, diện tích sử dụng sai mục
đích, diện tích đất chuyển nhượng, cho thuê trái phép, diện tích đất chưa đưa vào sử
dụng làm cơ sở để đánh giá đúng thực trạng tình hình và đề xuất các biện pháp quản lý
nhằm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đối với quỹ đất đã giao cho các tổ chức quản lý,
sử dụng.
Thiết lập cơ sở dữ liệu đất đai của các tổ chức trên từng đơn vị hành chính các
cấp xã, huyện, tỉnh và cả nước để từng bước hoàn thiện và đưa công tác quản lý, sử
dụng quỹ đất của các tổ chức ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Biểu tổng hợp, kiểm kê diện tích đất năm 2008 của các tổ chức.
Biểu 01a-KKTC: Tổng hợp tình hình sử dụng đất của các tổ chức.
Biểu 01b-KKTC: Tổng hợp tình hình sử dụng đất của các tổ chức theo mục đích
sử dụng.
Biểu 02a- KKTC: Kiểm kê hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị cơ quan Nhà
nước.
Biểu 02b-KKTC: Kiểm kê hiện trạng sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Biểu 02c-KKTC: Kiểm kê hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế.
Biểu 03a-KKTC: Tổng hợp hình thức sử dụng đất của các tổ chức theo đơn vị
hành chính.
Biểu 03b-KKTC: Tổng hợp tình hình sử dụng đất của các tổ chức theo đơn vị
hành chính.
Biểu 04-KKTC: Tổng hợp tình hình sử dụng đất của các tổ chức theo mục đích
sử dụng đất.

Biểu 05-KKTC: Tổng hợp tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của
các tổ chức.
Biểu 06a-KKTC: Thống kê tình hình sử dụng quỹ đất của các tổ chức sử dụng
đất có nguồn gốc đất nông, lâm trường quốc doanh.
Biểu 06b-KKTC: Tổng hợp tình hình sử dụng quỹ đất của các tổ chức sử dụng
đất có nguồn gốc đất nông, lâm trường quốc doanh theo mục đích sử dụng đất.
Trang: 9


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Vũ Ngọc Linh

Biểu 07a-KKTC: Thống kê tình hình sử dụng quỹ đất của các tổ chức an ninh,
quốc phòng.
Biểu 07b-KKTC: Tổng hợp tình hình sử dụng quỹ đất của các tổ chức an ninh,
quốc phòng theo mục đích sử dụng đất.
Chỉ tiêu các loại đất
Theo mục đích sử dụng được chia làm 3 nhóm:
- Đất nông nghiệp (NNP) Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất,
nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và
mục đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp (SXN), đất lâm
nghiệp (LNP), đất nuôi trồng thuỷ sản (NTS), đất làm muối (LMU) và đất nông nghiệp
khác (NKH).
+ Đất sản xuất nông nghiệp (SXN) là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp, bao gồm đất trồng cây hàng năm (CHN) và đất trồng cây lâu năm
(CLN).
+ Đất lâm nghiệp (LNP) là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng
đạt tiêu chuẩn rừng, đất đang khoanh nuôi phục hồi rừng, đất để trồng rừng mới, bao
gồm đất rừng sản xuất (RSX), đất rừng phòng hộ (RPH), đất rừng đặc dụng (RDD).

+ Đất nuôi trồng thủy sản (NTS) là đất đươc sử dụng chuyên vào mục đích nuôi
trồng thủy sản, bao gồm đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn (TSL) và đất nuôi trồng
thủy sản nước ngọt (TSN).
+ Đất làm muối (LMU) là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
+ Đất nông nghiệp khác (NKH) là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà
kýnh và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt
không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại
động vật khác được pháp luật cho phép, xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm
nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống,
con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ
thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuât nông nghiệp.
- Nhóm đất phi nông nghiệp (PNN)
Đất phi nông nghiệp (PNN) là đất đang được sử dụng không thuộc nhóm đất
nông nghiệp, bao gồm đất ở (OTC), đất chuyên dùng (CDG), đất tôn giáo (TON), tín
ngưỡng (TIN) đất nghĩa trang (NTD), đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối (SON) và mặt
nước chuyên dùng (MNC), đất phi nông nghiệp khác (PNK).
+ Đất ở (OTC) là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho
đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư được công nhận là đất ở,
bao gồm đất ở tại nông thôn (ONT) và đất ở tại đô thị (ODT).
+ Đất chuyên dùng (CDG) bao gồm đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
(CTS) đất quốc phòng (CQP), an ninh (CAN), đất sản xuất kinh doanh phi nông
nghiệp (CSK), đất có mục đích công cộng (CCC).
+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng (TTN) là đất do cơ sở tôn giáo, sử dụng và đất có cơ
sở tín ngưỡng dân gian bao gồm đất tôn giáo (TON) và đất tín ngưỡng (TIN).
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa (NTD) là đất để làm nơi mai táng tập trung.

Trang: 10


Ngành: Quản lý đất đai


SVTH: Vũ Ngọc Linh

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng (SMN) là đất có mặt nước không phải
là đất nuôi trồng thủy sản, thủy điện, thủy lợi bao gồm sông, ngòi, kênh, rạch, suối
(SON) và đất có mặt nước chuyên dùng (MNC).
+ Đất phi nông nghiệp khác bao gồm đất làm nhà nghỉ, lán trại, nhà tạm (không
phải là nhà ở) để người lao động sử dụng tại các trang trại ở nông thôn, đất để xây
dựng cơ sở sản xuất dịch vụ nông, lâm, ngư nghiệp tại đô thị như xây dựng nhà kính
và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt (kể cả các hình thức trồng trọt không
trực tiếp trên đất), xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động
vật khác được pháp luật cho phép, xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng
kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,
máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp
- Nhóm đất chưa sử dụng (DCS)
+ Đất bằng chưa sử dụng (BCS) là đất chưa sử dụng tại vùng bằng phẳng ở vùng
đồng bằng, thung lũng, cao nguyên.
+ Đất đồi núi chưa sử dụng (DCS) là đất chưa sử dụng tại vùng đồi núi.
+ Núi đá không có rừng cây (NCS) là đất chưa sử dụng ở dạng núi đá mà trên đó
không có rừng cây.
+ Đất có mặt nước ven biển (MVB) là đất mặt biển ngoài đường mép nước,
không thuộc địa giới hành chính của tỉnh, đang được sử dụng; bao gồm đất mặt nước
ven biển nuôi trồng thuỷ sản (MVT), đất mặt nước ven biển có rừng (MCR), đất mặt
nước ven biển có mục đích khác (MVK).
 Theo đối tượng sử dụng và quản lý
- Đối tượng sử dụng, quản lý đất (còn gọi là người sử dụng, quản lý đất) là đối
tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng; đang sử dụng đất được Nhà
nước công nhận quyền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất để quản lý. Đối tượng sử
dụng, quản lý đất được phân chia từ khái quát tới chi tiết, một nhóm đối tượng có thể

được phân chia thành nhiều nhóm nhỏ chi tiết hơn, cụ thể được phân thành 2 nhóm :
+ Người sử dụng đất (NSD)
Người sử dụng đất là người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận
quyền sử dụng đất, tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài.
Tổ chức, cơ sở tôn giáo (TCC) là tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo được Nhà
nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; bao gồm Ủy ban nhân dân
cấp xã, tổ chức kinh tế.
Ủy ban nhân dân cấp Xã (UBS) là người sử dụng đất được giao đất nông nghiệp
để sử dụng vào mục đích công ích, đất làm trụ sở ủy ban, đất xây dựng các cơ sở sử
dụng vào mục đích công cộng tại xã.
Tổ chức kinh tế (TKT) là tổ chức trong nước được thành lập theo Luật Doanh
nghiệp, Luật Công ty, Luật Hợp tác xã sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh
nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Tổ chức khác (TKH) là cơ sở tôn giáo, tổ chức khác trong nước sử dụng đất
ngoài Ủy ban nhân dân xã, tổ chức kinh tế.

Trang: 11


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Vũ Ngọc Linh

Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài (NNG) là nhà đầu tư nước ngoài hoặc
tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất, bao gồm
doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, tổ chức nước ngoài có
chức năng ngoại giao.
Doanh nghiệp liên doanh (LTD) là tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư
nước ngoài với tổ chức kinh tế Việt Nam thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước cho
thuê đất hoặc doanh nghiệp phía Việt Nam góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (VNN) là tổ chức kinh tế của nhà đầu tư
nước ngoài thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước cho thuê đất.
Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao (TNG) là cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãng sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao
được Chính phủ Việt Nam thừa nhận, cơ quan đại diện của tổ chức Liên hợp quốc, cơ
quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ được
Nhà nước cho thuê đất.
+ Người được giao quản lý đất (NQL)
Người được giao quản lý đất là tổ chức trong nước, cộng đồng dân cư, doanh
nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được Nhà nước giao đất để
quản lý; bao gồm tổ chức được giao quản lý đất.
Tổ chức được giao quản lý đất (TCQ) là tổ chức trong nước, doanh nghiệp liên
doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được Nhà nước giao đất để quản lý bao
gồm Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức phát triển quỹ đất, tổ chức khác.
Ủy ban nhân dân cấp xã (UBQ) là người được Nhà nước giao quản lý đất chưa
sử dụng, đất đã có mục đích sử dụng nhưng chưa giao, chưa cho thuê, đất doanh
nghiệp Nhà nước thu hồi tại khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị.
Tổ chức phát triển quỹ đất (TPQ) là tổ chức được Nhà nước giao quản lý đất thu
hồi tại khu vực đô thị và khu vực nông thôn đã được quy hoạch phát triển đô thị.
Bảng 01: Bảng so sánh Thông tư 28/2004/TT-BTNMT ngày 20 tháng 04
năm 2004 và Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 về mục
đích sử dụng và ký hiệu kiểm kê.

TT

Ký hiệu
kiểm kê
theo
Thông


Mục đích sử dụng 28/2004
/TTBTNM
T

TT

Ký hiệu
kiểm kê
theo
Thông

Mục đích sử dụng 08/2007
/TTBTNM
T

1

Tổng diện tích đất
nông nghiệp

NNP

1

Tổng diện tích đất
nông nghiệp

NNP

1.1


Đất sản xuất nông
nghiệp

SXN

1.1

Đất sản xuất nông
nghiệp

SXN

1.1.1

Đất trồng cây hàng
năm

CHN

1.1.1

Đất trống cây hàng
năm

CHN

1.1.1.1

Đất trồng lúa


LUA

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

1.1.1.1.1

Đất chuyên trồng lúa
nước

LUC

1.1.1.1.1

Đất chuyên trồng lúa
nước

LUC

Trang: 12

Ghi chú


Ngành: Quản lý đất đai


SVTH: Vũ Ngọc Linh

1.1.1.1.2

Đất trồng lúa còn lại

LUK

1.1.1.1.2 Đất trồng lúa còn lại

LUK

1.1.1.1.3

Đất trồng lúa nương

LUN

1.1.1.1.3 Đất trồng lúa nương

LUN

1.1.1.2

Đất cỏ dùng vào chăn COC
nuôi

1.1.1.2.1

Đất trồng cỏ


COT

Không sử dụng

1.1.1.2.2

Đất cỏ tự nhiên có cải CON
tạo

Không sử dụng

1.1.1.3

Đất trồng cây hàng
năm khác

HNK

1.1.1.3

Đất trồng cây hàng
năm khác

HNK

1.1.1.3.1

Đất bằng trồng cây
hàng năm khác


BHK

bằng trồng cây
1.1.1.3.1 Đất
hàng năm khác

BHK

1.1.1.3.2

Đất nương rẫy trồng
cây hàng năm khác

NHK

nương rẫy trồng
1.1.1.3.2 Đất
cây hàng năm khác

NHK

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm CLN

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm


CLN

1.1.2.1

Đất trồng cây công
nghiệp lâu năm

LNC

1.1.2.1

Đất trồng cây công
nghiệp lâu năm

LNC

1.1.2.2

Đất trồng cây ăn quả
lâu năm

LNQ

1.1.2.2

Đất trồng cây ăn quả
lâu năm

LNQ


1.1.2.3

Đất trồng cây lâu năm LNK
khác

1.1.2.3

Đất trồng cây lâu năm LNK
khác

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

1.2.1


Đất rừng sản xuất

RSX

1.2.1.1

Đất có rừng tự nhiên
sản xuất

RSN

1.2.1.1

Đất có rừng tự nhiên
sản xuất

RSN

1.2.1.2

Đất có rừng trồng sản
xuất

RST

1.2.1.2

Đất có rừng trồng sản
xuất


RST

1.2.1.3

Đất khoanh nuôi phục RSK
hồi rừng sản xuất

1.2.1.3

Đất khoanh nuôi phục
hồi rừng sản xuất

RSK

1.2.1.4

Đất trồng rừng sản
xuất

RSM

1.2.1.4

Đất trồng rừng sản
xuất

RSM

1.2.2


Đất rừng phòng hộ

RPH

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

1.2.2.1

Đất có rừng tự nhiên
phòng hộ

RPN

1.2.2.1

Đất có rừng tự nhiên
phòng hộ

RPN

1.2.2.2

Đất có rừng trồng
phòng hộ

RPT


1.2.2.2

Đất có rừng trồng
phòng hộ

RPT

1.2.2.3

Đất khoanh nuôi phục RPK
hồi rừng phòng hộ

1.2.2.3

Đất khoanh nuôi phục
hồi rừng phòng hộ

RPK

1.2.2.4

Đất trồng rừng phòng RPM
hộ

1.2.2.4

Đất trồng rừng phòng
hộ


RPM

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

RDD

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

RDD

1.2.3.1

Đất có rừng tự nhiên
đặc dụng

RDN

1.2.3.1

Đất có rừng tự nhiên
đặc dụng

RDN

1.2.3.2


Đất có rừng trồng đặc RDT
dụng

1.2.3.2

Đất có rừng trồng đặc
dụng

RDT

1.1.1.2

Đất cỏ dùng vào chăn
nuôi

Trang: 13

COC


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Vũ Ngọc Linh

1.2.3.3

Đất khoanh nuôi phục RDK
hồi rừng đặc dụng

1.2.3.3


Đất khoanh nuôi phục RDK
hồi rừng đặc dụng

1.2.3.4

Đất trồng rừng đặc
dụng

RDM

1.2.3.4

Đất trồng rừng đặc
dụng

RDM

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ
sản

NTS

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ
sản


NTS

1.3.1

Đất nuôi trồng thuỷ
sản nước lợ, mặn

TSL

1.3.1

Đất nuôi trồng thuỷ
sản nước lợ, mặn

TSL

1.3.2

Đất chuyên nuôi trồng TSN
thuỷ sản nước ngọt

1.3.2

Đất chuyên nuôi trồng TSN
thuỷ sản nước ngọt

1.4

Đất làm muối


LMU

1.4

Đất làm muối

LMU

1.5

Đất nông nghiệp khác NKH

1.5

Đất nông nghiệp khác

NKH

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

2

Đất phi nông nghiệp

PNN


2.1

Đất ở

OTC

2.1

Đất ở

OTC

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

2.1.2

Đất ở tại đô thị

ODT


2.1.2

Đất ở tại đô thị

ODT

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

2.2.1

Đất trụ sở cơ quan,
công trình sự nghiệp

CTS

2.2.1

Đất trụ sở cơ quan,
công trình sự nghiệp


CTS

2.2.1.1

Đất trụ sở cơ quan, tổ
chức

DTS

2.2.1.1

Đất trụ sở cơ quan,
công trình sự nghiệp
Nhà nước

TSC

2.2.1.1.1

Đất trụ sở cơ quan

TS0

2.2.1.1.2

Đất trụ sở khác

TS1

2.2.1.2


Đất công trình sự
nghiệp

DSN

Không sử dụng

2.2.1.2.1

Đất công trình sự
nghiệp không kinh
doanh

SN0

Không sử dụng

2.2.1.2.2

Đất công trình sự
nghiệp có kinh doanh

SN1

Không sử dụng

2.2.2

Đất quốc phòng, An

ninh

CQA

Không sử dụng

2.2.2.1

Đất quốc phòng

QPH

2.2.2

Đất quốc phòng

CQP

Thay đổi

2.2.2.2

Đất an ninh

ANI

2.2.3

Đất an ninh


CAN

Thay đổi

2.2.3

Đất sản xuất, kinh
doanh phi nông nghiệp CSK

2.2.4

Đất sản xuất, kinh
doanh phi nông nghiệp CSK

2.2.3.1

Đất khu công nghiệp

SKK

2.2.4.1

Đất khu công nghiệp

SKK

2.2.3.2

Đất cơ sở sản xuất,
kinh doanh


SKC

2.2.4.2

Đất cơ sở sản xuất,
kinh doanh

SKC

2.2.3.3

Đất cho hoạt động
khoáng sản

SKS

2.2.4.3

Đất cho hoạt động
khoáng sản

SKS

Thay đổi
Không sử dụng

2.2.1.2

Đất trụ sở khác


Trang: 14

TSK

Thay đổi


Ngành: Quản lý đất đai

2.2.3.4

Đất sản xuất vật liệu
xây dựng, gốm sứ

2.2.4

SVTH: Vũ Ngọc Linh

2.2.4.4

Đất sản xuất vật liệu
xây dựng, gốm sứ

SKX

Đất có mục đích công CCC
cộng

2.2.5


Đất có mục đích công
cộng

CCC

2.2.4.1

Đất giao thông

2.2.5.1

Đất giao thông

DGT

2.2.4.1.1

Đất giao thông không GT0
kinh doanh

Không sử dụng

2.2.4.1.2

Đất giao thông có kinh GT1
doanh

Không sử dụng


2.2.4.2

Đất thuỷ lợi

DTL

2.2.4.2.1

Đất thủy lợi không
kinh doanh

TL0

Không sử dụng

2.2.4.2.2

Đất thủy lợi có kinh
doanh

TL1

Không sử dụng

2.2.4.3

Đất công trình năng
lượng

DNT


2.2.4.3.1

Đất công trình năng
lượng không kinh
doanh

NT0

Không sử dụng

2.2.4.3.2

Đất công trình năng
lượng có kinh doanh

NT1

Không sử dụng

SKX

DGT

2.2.5.2

2.2.5.3

Đất thuỷ lợi


Đất công trình năng
lượng

DTL

DNL

2.2.5.4

Đất công trình bưu
chính viễn thông

DBV

2.2.5.5

Đất cơ sở văn hoá

DVH

Thay đổi

Thêm

2.2.4.4

Đất cơ sở văn hoá

DVH


2.2.4.4.1

Đất cơ sở văn hoá
không kinh doanh

VH0

Không sử dụng

2.2.4.4.2

Đất cơ sở văn hoá có
kinh doanh

VH1

Không sử dụng

2.2.4.5

Đất cơ sở y tế

DYT

2.2.4.5.1

Đất cơ sở y tế không
kinh doanh

YT0


Không sử dụng

2.2.4.5.2

Đất cơ sở y tế có kinh YT1
doanh

Không sử dụng

2.2.4.6

Đất cơ sở giáo dục đào tạo

DGD

2.2.4.6.1

Đất cơ sở giáo dục đào tạo không kinh
doanh

GD0

Không sử dụng

2.2.4.6.2

Đất cơ sở giáo dục đào tạo có kinh doanh GD1

Không sử dụng


2.2.4.7

Đất cơ sở thể dục - thể DTT
thao

2.2.4.7.1

Đất cơ sở thể dục - thể TT0
thao không kinh doanh

Không sử dụng

2.2.4.7.2

Đất cơ sở thể dục - thể TT1
thao có kinh doanh

Không sử dụng

2.2.5.6

2.2.5.7

2.2.5.8

2.2.5.9

Đất cơ sở y tế


Đất cơ sở giáo dục đào tạo

DYT

DGD

Đất cơ sở thể dục - thể DTT
thao

Đất cơ sở nghiên cứu
khoa học

Trang: 15

DKH

Thêm


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Vũ Ngọc Linh

2.2.5.10

Đất cơ sở dịch vụ về
xã hội

DXH


2.2.5.11

Đất chợ

DCH

Thêm

2.2.4.8

Đất chợ

2.2.4.8.1

Đất chợ được giao
không thu tiền

CH0

Không sử dụng

2.2.4.8.2

Đất chợ khác

CH1

Không sử dụng

2.2.4.9


Đất có di tích, danh
thắng

LDT

2.2.5.12

Đất có di tích, danh
thắng

DDT

Thay đổi

2.2.4.10

Đất bãi thải, xử lý chất RAC
thải

2.5.2.13

Đất bãi thải, xử lý
chất thải

DRA

Thay đổi

2.3


Đất tôn giáo, tín
ngưỡng

TTN

2.3

Đất tôn giáo, tín
ngưỡng

TTN

2.3.1

Đất tôn giáo

TON

2.3.1

Đất tôn giáo

TON

2.3.2

Đất tín ngưỡng

TIN


2.3.2

Đất tín ngưỡng

TIN

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa NTD
địa

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa NTD
địa

2.5

Đất sông suối và mặt
nước chuyên dùng

SMN

2.5

Đất sông suối và mặt
nước chuyên dùng

SMN


2.5.1

Đất sông, ngòi, kênh,
rạch, suối

SON

2.5.1

Đất sông, ngòi, kênh,
rạch, suối

SON

2.5.2

Đất có mặt nước
chuyên dùng

MNC

2.5.2

Đất có mặt nước
chuyên dùng

MNC

2.6


Đất phi nông nghiệp
khác

PNK

2.6

Đất phi nông nghiệp
khác

PNK

2.6.1

Đất cơ sở tư nhân
không kinh doanh

CTN

Không sử dụng

2.6.2

Đất làm nhà tạm, lán
trại

NTT

Không sử dụng


2.6.3

Đất cơ sở nông nhiệp
tại đô thị

DND

Không sử dụng

3

Nhóm đất chưa sử
dụng

CSD

3.1

3

Nhóm đất chưa sử
dụng

CSD

Đất bằng chưa sử dụng BCS

3.1


Đất bằng chưa sử
dụng

BCS

3.2

Đất đồi núi chưa sử
dụng

DCS

3.2

Đất đồi núi chưa sử
dụng

DCS

3.3

Núi đá không có rừng NCS
cây

3.3

Núi đá không có rừng
cây

NCS


4

Đất có mặt nước ven
biển

4

Đất có mặt nước ven
biển

MVB

4.1

Đất mặt nước ven biển MVT
nuôi trồng thuỷ sản

4.1

Đất mặt nước ven
biển nuôi trồng thủy
sản

MVT

4.2

Đất mặt nước ven biển MVR
có rừng ngập mặn


4.2

Đất mặt nước ven
biển có rừng ngập
mặn

MVR

4.3

Đất mặt nước ven biển MVK
có mục đích khác

4.3

Đất mặt nước ven
biển có mục đích khác MVK

MVB

Trang: 16


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Vũ Ngọc Linh

k. Lược sử công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu phản ánh thực tế sử dụng đất ở thời

điểm kiểm kê quỹ đất của đơn vị hành chính các cấp, các vùng kinh tế và toàn quốc
được lập trên cơ sở bản đồ nền thống nhất trong cả nước.
 Mục đích
Thống kê kiểm kê toàn bộ quỹ đất đã giao và chưa giao sử dụng theo định kỳ
hàng năm và năm 5 năm được thể hiện đúng vị trí đúng diện tích đúng loại đất.
Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ các yêu cầu cấp bách của công tác quản lý Nhà
nước về đất đai.
Làm tài liệu phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện
quy hoạch và kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt.
Làm tài liệu cơ bản thống nhất để các ngành khác sử dụng để làm quy hoạch kế
hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển của nghành mình, đặc biệt những nghành
sử dụng nhiều đất như nông, lâm nghiệp...
 Yêu cầu
Thể hiện được hiện trạng sử dụng đất đến ngày 01/01 hàng năm.
Đạt được độ chính xác cao.
Xây dựng cho tất cả các cấp hành chính theo hệ thống từ dưới lên trên (xã, huyện
tỉnh, cả nước) trong đó bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, phường, thị trấn là tài
liệu cơ bản để tổng hợp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh các tài liệu
ảnh viễn thám và bản đồ hiện trạng sử dụng đất các năm trước là tài liệu để tổng hợp
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước.
Đáp ứng toàn bộ và hiệu quả các yêu cầu cấp bách của công tác kiểm kê đất đai
và công tác quy hoạch sử dụng đất.
 Nguyên tắc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của đơn vị hành chính xã, phường được lập trên
cơ sở tổng hợp bản đồ địa chính của xã có đối soát với số liệu kiểm kê đất đai.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp huyện trở lên được
tổng hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính trực thuộc .
Số liệu đất đai thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thống nhất với số
liệu kiểm kê đất đai tại thời điểm kiểm kê.
 Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Việc xác định tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất dựa vào các căn cứ sau:
- Mục đích, yêu cầu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Quy mô diện tích tự nhiên, hình dạng của khu vực thành lập bản đồ.
- Mức độ phức tạp và khả năng khai thác sử dụng đất.
- Phù hợp với bản đồ quy hoạch phân bố sử dụng đất cùng cấp.
- Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để tiện lợi cho xây dựng và dễ dàng khi sử dụng.
Với những căn cứ trên, tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất được quy định như
sau:

Trang: 17


×