Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng bài giảng điện tử tại trường đại học sư phạm tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHẠM VĂN DANH

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 60140101

S K C0 0 4 5 7 0

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHẠM VĂN DANH

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TẠI
TRƯỜNG ĐHSP TP.HCM

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGÔ ANH TUẤN

TP. Hồ Chí Minh, tháng 5/2015


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ và tên: PHẠM VĂN DANH
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 20-01-1978
Nơi sinh: Quảng Ngãi
Quê quán: Tịnh Hòa, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi
Dân tộc: Kinh
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 62/14/5C TL40, Khu phố1, phường Thạnh
Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại cơ quan: 08.38224813
Điện thoại nhà riêng: 08.37165138
Fax: 08. 38273833
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Cao đẳng:
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo từ 9/2007 đến 9/2000
Nơi học (trường, thành phố): Trường ĐH KHTN – ĐHQG TP.HCM
Ngành học: Công nghệ thông tin
2. Đại học:
Hệ đào tạo: Từ xa qua mạng
Thời gian đào tạo từ 10/2005 đến 10/2008
Nơi học (trường, thành phố): Trường ĐH CNTT – ĐHQG TP.HCM

Ngành học: Công nghệ thông tin
3. Sau đại học:
Từ 5/2013 đến 3/2015: học cao học chuyên ngành Giáo dục học tại trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 3 năm 2015

Phạm Văn Danh

ii


LỜI CÁM ƠN
Em xin chân thành cám ơn quý thầy/cô trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy/cô tham gia giảng dạy giúp em có được nhiều
kiến thức mới bổ ích trong suốt hai năm học tập tại trường.
Em xin chân thành cám ơn thầy PGS.TS Ngô Anh Tuấn – người thầy trực
tiếp hướng dẫn, giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Em kính cảm ơn: Ban Giám hiệu trường ĐHSP TP.HCM, và các thầy/cô 7
khoa Hóa, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Tâm lí giáo dục
đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn tố nghiệp.
Cảm ơn tập thể lớp Giáo dục học 2013A đã động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tố nghiệp này!.


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 3 năm 2015
Người tri ân
Phạm Văn Danh

iii


TÓM TẮT
1-Mục tiêu:
Khảo sát việc ứng dụng CNTT để thiết kế và sử dụng BGĐT trong giảng dạy
của giảng viên để nâng cao chất lượng đào tạo và từ đó giúp nhà trường định hướng
việc bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn cho giảng viên của truờng để sử dụng bài giảng
trong công tác giảng dạy.
2-Nội dung chính:
2.1 Nghiên cứu lý luận, sưu tầm khảo sát tư liệu trong và ngoài nước vế vấn đề dạy
học bằng BGĐT. Vận dụng các nghiên cứu chung để áp dụng cho việc dạy học
bằng BGĐT tại các trường ĐHSP hiện nay.
2.2 Khảo 107 GV tại 7 khoa Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục
mầm non thuộc trường ĐHSP TP.HCM.
2.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học bằng BGĐT tại trường
ĐHSP TP.HCM.
3-Kết quả chính đạt được ( khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế-xã hội,….)
3.1 Thực trạng hình thức dạy học bằng BGĐT tại trường ĐHSP TP.HCM
Về phía Cán bộ quản lý:
-

Mặt tốt:

+ Đa số cán bộ quản lý cho rằng trong những năm gần đây nhà trường đã có

nhiều đầu tư về cơ sở vật chất, bồi dưỡng giảng viên nhằm thực hiện việc khai
thác và ứng dụng CNTT trong giảng dạy nói chung và sử dụng BGĐT nói riêng.
Bồi dưỡng giảng viên là việc quan trọng hàng đầu trong việc bảo đảm đưa
CNTT vào giảng dạy có hiệu quả. Việc bồi dưỡng giảng viên được tiến hành
theo kế hoạch năm học và từ nhu cầu thực tế giảng dạy nhằm bổ sung thêm kiến
thức, kỹ năng cần thiết cho việc giảng dạy bộ môn bằng CNTT.

iv


+ Đội ngủ cán bộ quản lý từ cấp trưởng bộ môn trở lên phần lớn có quyết tâm
ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và giảng dạy của đơn vị mình, có chủ
trương đưa việc ứng dụng CNTT trong dạy học, hoạch định cụ thể triển khai
việc sử dụng CNTT trong giảng dạy cho tất cả các môn học.
-

Mặt hạn chế:

+ Cơ sở vật chất chưa đồng bộ.
+ Cơ sở dữ liệu về giáo dục điện tử chưa được thống nhất.
+ Chưa có những quy định cụ thể nhằm khuyến khích GV trong trường ứng
dụng CNTT trong dạy học.
Về phía giảng viên viên:
- Cần phải nâng cao nhận thức của GV về việc lợi ích của BGĐT và việc bồi
dưỡng kiến thức BGĐT cho GV là việc làm rất cần thiết.
- Đa số GV tại 7 khoa mà chúng tôi đã khảo sát đánh giá cao tầm quan trọng
của việc sử dụng BGĐT trong quá trình dạy học tại trường ĐHSP TP.HCM và
khẳng định việc ứng dụng CNTT trong dạy học là cần thiết tuy nhiên cũng còn
một số GV còn xem nhẹ hình thức dạy học này.
- Các GV mong muốn BGH nhà trường tạo điều kiện để các GV dạy học bằng

BGĐT trong quá trình dạy học. Tuy nhiên hiểu biết về quy trình và thiết kế, sử
dụng các thiết bị dạy học thì còn rất nhiều GV chưa nắm cụ thể.
3.2 Đề xuất một số giải pháp thiết thực và khả thi việc dạy học bằng BGĐT ở
trường ĐHSP TPHCM:
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận xét như sau: để nâng cao hiệu quả trong dạy và
học tại trường ĐHSP Tp.HCM chúng ta cần chú ý đến những vấn đề sau:
1- Giải pháp về bồi dưỡng kiến thức, phổ biến rộng rãi quy trình tổ chức dạy
học bằng BGĐT một cách hiệu quả cho giảng viên cũng như các ích lợi mà dạy
học bằng bài giải điện tử mang lại.
2- Giải pháp về tổ chức các lớp tập huấn về việc ứng dụng CNTT vào dạy học
cho GV và bố trí phòng học có sử dụng các thiết bị hỗ trợ trong việc dạy học
một cách hiệu quả.

v


3- Giải pháp về cơ sở vật chất: tăng cường đầu tư, nâng cấp hoặc thay mới các
trang thiết bị để nâng cao hiệu quả dạy học.
4- Giải pháp về xây dựng kho giáo trình điện tử và kho tài nguyên học tập phục
vụ cho quá trình đào tạo.
Kết quả nghiên cứu được gửi đến Viện Sư phạm Kỹ thuật và thư viện trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM để làm tài liệu tham khảo cho các khoa trong
trường.
ABSTRACT
1. Objective:
Survey the Information technology (IT) application to design and use the Electronic
lecture (EL) for teaching to improve the quality of education, thereby, help schools
to orient the retraining and short-term training in order for teachers to use their
lectures in teaching.
2. Main content:

2.1 Study theory, collect and survey domestic and foreign documents on the issue of
teaching using EL. Make use of the general studies to apply to teaching with EL at
the Universities of Pedagogy today.
2.2 Survey 107 teachers of 7 faculties Physics, Chemistry, Biology, History,
Geography, Primary Education, Early Childhood Education of Ho Chi Minh City
University of Education
2.3 Propose solutions to improve the teaching quality using EL at Ho Chi Minh City
University of Education
3-Main achieved results (science, applications, training, socio-economic, ....)
3.1 Current status of teaching by EL at Ho Chi Minh City University of
Education
On the side of Managers:
- The good:
+ The majority of managers agree that in recent years, the school has made good
investments in infrastructure, training teachers to implement the exploitation and
application of IT in teaching generally and using EL particularly. Training plays the

vi


most important role in ensuring the effective education by using IT. The faculty
training has been conducted basing on the yearly education plan and on the actual
needs of teaching to supplement more knowledge and necessary skills to their
teaching with IT.
+ Most of management staff with the head of department upwards determined to
apply IT in their management and teaching. They also have advocated to bring the
IT applications to teaching, and have specific plans to deploy the use of IT in all
subjects.
- The limitation:
+ Facilities have not been synchronized yet.

+ Database of electronic education has not been unified.
+ There have not been specific regulations to encourage teachers to use IT in
teaching.
On the side of the lecturers:
- It is necessary to enhance the awareness of teachers about the EL benefits as well
as retrain the knowledge of EL for them.
- The majority of teachers in seven faculties who have been surveyed highly
appreciate the importance of using EL in the teaching process at Ho Chi Minh City
University of Education, and affirm that the IT application in teaching is essential.
However, there are some teachers still underestimating this form of teaching.
- The teachers desire the Board of rector to facilitate to use EL in the teaching
process. However, there are a lot of teachers who have not got specific knowledge
of the process, design and usage of teaching equipments.
3.2 Proposing some practical and feasible solutions in teaching at Ho Chi Minh
City University of pedagogy:
Through the research, our comment is if we want to improve the effectiveness of
teaching and learning at Ho Chi Minh City University of Education, we need to pay
attention to the following issues:

vii


1. Solutions of retraining knowledge and disseminating widely the EL’s benefits as
well as the process of learning organization using EL effectively for lecturers.
2. Solutions of organizing the training courses for teachers on IT usage of teaching.
Arranging classrooms using the supporting devices to help teaching effectively.
3. Solution of facilities: intensify the investing, upgrading or replacing the
equipments to improve the teaching effectiveness.
4. Solutions of establishing electronic textbooks and learning resources repository
serving to training process.

The research results are sent to the Institute of Technology and Education and the
Library of Ho Chi Minh City University of Technology and Education to make
references for their faculies.

viii


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

Nội dung
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
Lý lịch khoa học ............................................................................................... i
Lời cam đoan ................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ...................................................................................................... iii
Tóm tắt đề tài .................................................................................................. iv
Abstract .......................................................................................................... vi
Mục lục ........................................................................................................... ix
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................... xi
Danh sách các bảng ........................................................................................ xii
Danh sách các biểu đồ................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU: ...................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 3
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................... 3
5. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 3

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ......................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 4
8. Cấu trúc nội dung của đề tài .......................................................... 5
9. Kế hoạch thực hiện luận văn tốt nghiệp ......................................... 6
Chương 1 : Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài ........................................ 7
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................ 7
1.2. Một số vấn đề cơ bản về quá trình dạy học ............................. 11
1.3. Giáo dục và công nghệ ............................................................... 14
1.4. BGĐT trong mô hình dạy học với sự hỗ trợ của máy tính .......... 17
1.5. Tổ chức dạy học với các BGĐT và phần mềm dạy học.............. 26

ix


1.6. Đổi mới phương pháp dạy học ................................................... 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................. 33
Chương 2 : Thực trạng dạy học bằng bài giảng điện tử........................... 35
2.1. Tổ chức nghiên cứu ................................................................... 35
2.2. Kết quả khảo sát......................................................................... 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................. 66
Chương 3 : Đề xuất các giải pháp ............................................................. 67
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp....................................................... 67
3.2. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp .............................................. 68
3.3. Các giải pháp ............................................................................ 69
3.4. Kiểm nghiệm tính khả thi của các giải pháp .............................. 73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................. 75
Kết luận và kiến nghị.................................................................................. 76
1. Kết luận ....................................................................................... 76
2. Khuyến nghị ................................................................................ 77
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 79

Phụ lục

x


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ Giáo dục và Đào tạo ........................................................ BGDĐT
Giáo dục ............................................................................... GD
Giáo án điện tử .....................................................................GAĐT
Bài giảng điện tử ..................................................................BGĐT
Công nghệ thông tin ............................................................. CNTT
Phần mềm dạy học................................................................ PMDH
Phương pháp dạy học ........................................................... PPDH
Cán bộ quản lí....................................................................... CBQL
Giảng viên ............................................................................ GV
Sinh viên .............................................................................. SV
Đại học Sư phạm ..................................................................ĐHSP
Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................... TP.HCM

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
THỨ TỰ
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6

Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11

NỘI DUNG

TRANG

Số GV tham gia khảo sát
Độ tuổi của giáo viên
Thâm niên giảng dạy
Trình độ chuyên môn của GV theo môn học
Trình độ CNTT của giảng viên

36
37
38
39
39

Đang giảng dạy sinh viên
Cập nhật các phần mềm mới ứng dụng trong dạy học
Tập huấn ứng dụng CNTT vào dạy học
Sẵn sàng tham dự 01 khóa ứng dụng CNTT vào dạy học
Số tiết sử dụng BGĐT trong năm học

40
42

43
43
46
52

Số lượng thiết bị hiện có để phục vụ cho việc giảng dạy
có ứng dụng CNTT

Bảng 2.12

Đánh giá về chủng loại thiết bị hiện có để phục vụ cho
việc giảng dạy có ứng dụng CNTT

52

Bảng 2.13

Chất lượng thiết bị hiện có để phục vụ cho việc giảng
dạy có ứng dụng CNTT

53

Bảng 2.14

Đánh giá về thiết kế lắp đặt thiết bị hiện có để phục vụ
cho việc giảng dạy có ứng dụng CNTT
Đánh giá hiệu quả việc sử dụng BGĐT trong dạy học

54


Bảng 2.15
Bảng 2.16
Bảng 2.17

Đánh giá thế nào về việc sử dụng BGĐT vào dạy học
cho sinh viên hiện nay của nhà trường
Đánh giá thế nào về việc ứng dụng CNTT nói chung và
BGĐT nói riêng vào dạy học

xii

56
57
60


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
THỨ TỰ
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3
Biểu đồ 2.4
Biểu đồ 2.5
Biểu đồ 2.6
Biểu đồ 2.7
Biểu đồ 2.8
Biểu đồ 2.9
Biểu đồ 2.10
Biểu đồ 2.11
Biểu đồ 2.12

Biểu đồ 2.13
Biểu đồ 2.14

NỘI DUNG

TRANG

Tỷ lệ GV tham gia khảo sát
Biết sử dụng chương trình nào trên máy tính

37
41

Sử dụng website trong dạy học
Sử dụng máy tính cá nhân trong dạy học
Sử dụng BGĐT trong dạy học
Quan điểm về việc sử dụng BGĐT

44
44
45
47

Chủ động biên soạn hoặc lựa chọn lại giáo trình
Sử dụng BGĐT như thế nào

48
49

Việc kết hợp BGĐT với bảng có cần thiết không

Sử dụng phương tiện trong việc dạy học bằng BGĐT
Tổ chức dạy học bằng BGĐT

50
50
51
54

Đánh giá việc sử dụng BGĐT để dạy học theo quan điểm
“SV là trung tâm”
Đánh giá về việc sử dụng BGĐT vào giảng dạy
Nhà trường đã có biện pháp nào để hỗ trợ cho việc ứng
dụng CNTT vào dạy học

55
57

Biểu đồ 2.15

Việc ứng dụng CNTT nói chung và BGĐT nói riêng vào
dạy học hiện nay

62

Biểu đồ 2.16

Nguyên nhân chính của việc ứng dụng không hiệu quả
CNTT nói chung và BGĐT nói riêng vào dạy học hiện
nay


63

Biểu đồ 2.17

Việc phổ biến và khuyến khích các giảng viên trong
Khoa sử dụng BGĐT

64

Biểu đồ 2.18

Với tư cách là lãnh đạo của đơn vị, Thầy/Cô đã làm gì để
thúc đẩy việc ứng dụng CNTT nói chung và BGĐT nói
riêng vào quá trình dạy học

xiii

65


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc đổi mới và nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy-học trong điều kiện
hiện nay luôn cần sự hỗ trợ của công nghệ. Đề tài đề cập tới bản chất công nghệ
trong giáo dục, sự phát triển CNTT-viễn thông hiện nay, giới thiệu mô hình dạy
học với sự hỗ trợ của máy tính, trong đó sử dụng công nghệ thông tin (CNTT)
để thực hiện bài giảng điện tử (BGĐT), nâng cao hiệu quả dạy học. Đề tài cũng
đề cập tới việc sử dụng CNTT-viễn thông trong đào tạo, hình thành những
phương thức đào tạo mới đang phát triển trên thế giới cũng như tại Việt Nam
hiện nay nhằm nhấn mạnh sự cần thiết bồi dưỡng kiến thức công nghệ cho giảng

viên để có đủ khả năng tham gia các hoạt động giáo dục điện tử trong tương lai
gần, góp phần phát triển giáo dục Việt Nam đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực
cho nền kinh tế tri thức như Nghị quyết Hội nghị Trung ưong 8 khóa XI về đổi
mới căn bản, toàn diện Giáo dục – Đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã
khẳng định : “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ
năng của người học khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các họat
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và
truyền thông trong dạy học” [1].

1


Hiện nay yêu cầu cấp bách đặt ra cho giáo dục Việt Nam nói chung và giáo
dục đại học nói riêng là phải hướng đến chất lượng và hiệu quả trong hoạt động
đào tạo. Chính vì thế ngoài việc xác định lại mục tiêu, nội dung đào tạo các
trường đại học cần phải đổi mới, áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực vừa có trình độ chuyên
môn cao vừa có phẩm chất năng động, sáng tạo [2].
Trong chức năng và nhiệm vụ của mình, các trường đại học sư phạm (ĐHSP)
có trách nhiệm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên có khả năng ứng dụng
CNTT trong dạy học một cách có hiệu quả. Có CNTT hiện đại mà sinh viên
càng tích cực hoạt động trong học tập, càng có khả năng tự chủ, năng động,
sáng tạo, và giải quyết vấn đề một cách khoa học, do đó đáp ứng tốt hơn yêu cầu
luôn thay đổi của quá trình dạy và học.
Với những lý do nêu trên, yêu cầu phải có sự đổi mới nhanh chóng nhiều

mặt trong công tác giáo dục và đào tạo ở bậc đại học. Trong đó hình thức tổ
chức dạy học là một trong những thành tố của quá trình dạy học cần phải được
quan tâm trong nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học sư
phạm hiện nay. Điều này đòi hỏi muốn nâng cao chất lượng dạy học ở bậc đại
học cần phải có sự quan tâm và khai thác hết hiệu quả của các trang thiết bị dạy
học hiện đại. Vấn đề này chưa được quan tâm nhiều do vậy người nghiên cứu
chọn đề tài “Khảo sát thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất
lượng bài giảng điện tử tại trường ĐHSP TP.HCM”.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Tìm hiểu thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng BGĐT
trong dạy học ở trường ĐHSP TP.HCM.
2.2. Kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng BGĐT
trong dạy học.

2


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu lý luận dạy học bằng BGĐT trong trường sư phạm.
3.2. Tìm hiểu thực trạng việc áp dụng hình thức tổ chức dạy học bằng BGĐT
và các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức dạy học này tại trường ĐHSP TP.HCM.
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng BGĐT tại
trường ĐHSP TP.HCM.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hình thức tổ chức dạy học bằng BGĐT.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học tại trường ĐHSP TP.HCM
4.3. Khách thể khảo sát
-


Cán bộ quản lí giáo dục tại trường ĐHSP TP.HCM.

-

Giảng viên một số khoa tại trường ĐHSP TP.HCM.

5. Giả thuyết nghiên cứu
5.1. Có sự khác biệt trong nhận thức, thái độ và mức độ sử dụng BGĐT trong
dạy học của GV trường ĐHSP TP.HCM.
5.2. Hình thức tổ chức BGĐT của GV trường ĐHSP TP.HCM rất đa dạng.
5.3. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng không đồng đều đến
hiệu quả của việc sử dụng BGĐT trong quá trình dạy học ở trường ĐHSP
TP.HCM hiện nay.
5.4. Nếu BGĐT được xây dựng một cách phù hợp và các tiêu chí khoa học
được áp dụng một cách bài bản sẽ mang lại hiệu quả hơn.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

3


Hình thức tổ chức BGĐT trong giảng dạy năm học 2013-2014 của Giảng viên
7 khoa Hóa, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Tâm lí Giáo
dục tại trường ĐHSP TP.HCM.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng kết hợp một số phương pháp sau trong quá trình nghiên cứu :
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu lý
luận và các kết quả nghiên cứu thực tiễn (sách, luận án, tạp chí, bài báo, các
công trình nghiên cứu…) trong nước và ngoài nước về các vấn đề có liên quan
đến đề tài. Các tư liệu này được nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa sử dụng

trong đề tài và sắp xếp thành thư mục tham khảo.
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: bảng hỏi được đưa ra dưới dạng
phiếu hỏi dành cho GV.
Cấu trúc của phiếu hỏi: ngoài phần giới thiệu nêu lên tầm quan trọng của
người trả lời cùng chỉ dẫn chi tiết về cách trả lời các câu hỏi, phiếu hỏi bao gồm
hai phần: phần thứ nhất là phần thông tin cá nhân của người trả lời: họ tên, giới
tính, tuổi, thâm niên giảng dạy, khoa, chức vụ hiện tại. Phần thứ 2 chứa đựng
những nội dung chính yếu của vấn đề nghiên cứu như:
-

Trình độ chuyên môn và tin học của GV.

-

Khả năng sử dụng phần mềm dạy học của GV

-

Khả năng sử dụng BGĐT trong dạy học của GV

-

Hiệu quả của việc sử dụng BGĐT.

-

Thuận lợi và khó khăn về việc ứng dụng CNTT nói chung và BGĐT
trong dạy học.

7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân:

Phỏng vấn sâu cá nhân được sử dụng sau khi có kết quả khảo sát. Phỏng vấn
sâu cá nhân được thực hiện chủ yếu trên đối tượng GV nhằm thu nhập những

4


thông tin cần thiết làm sáng tỏ cho kết quả điều tra bằng bảng hỏi và kết quả
quan sát. Người nghiên cứu phỏng vấn 5 GV.
Người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn các vấn đề có liên quan như sự hiểu
biết của bản thân về hình thức dạy học bằng BGĐT; mức độ tích cực, hứng thú,
sự hài lòng của họ đối với việc sử dụng BGĐT; đánh giá của sinh viên về hiệu
quả khi được học các tiết dạy có sử dụng BGĐT của GV.
7.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia:
Người nghiên cứu tiến hành lấy ý kiến chuyên gia về lĩnh vực CNTT hiện nay
được sử dụng như thế nào trong trường sư phạm để mang lại hiệu quả cao nhất.
7.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Triển khai trong thực tiễn dạy học để kiểm chứng giả thiết khoa học của đề tài
đã nêu ra.
Sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học để thiết kế một số BGĐT, lựa chọn một số
bài để khảo sát kết quả học tập thực nghiệm.
7.6 Phương pháp xử lý số liệu:
Sử dụng phần mềm SPSS 11.5 để xử lý số liệu khảo sát
8. Cấu trúc nội dung của đề tài
Phần 1: Phần mở đầu
Phần 2: Phần nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Thực trạng dạy học bằng Bài giảng điện tử
Nghiên cứu thực trạng dạy học BGĐT tại trường Đại học Sư phạm TP.HCM
bằng việc xử lý kết quả phiếu khảo sát và điều tra phỏng vấn.
Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bằng BGĐT,

xin ý kiến của các chuyên gia để đánh giá tính khả thi, cấp thiết của các giải
pháp thông qua việc sử dụng một số BGĐT mẫu.
Phần 3: Phần kết luận và khuyến nghị

5


Tài liệu tham khảo
Phụ lục
9. Kế hoạch thực hiện luận văn tốt nghiệp
Được tiến hành từ tháng 8/2014 đến tháng 2/2015. Cụ thể như sau:
Tháng

Tháng

Tháng

Tháng

Tháng

Tháng

Tháng

8/2014 9/2014 10/2014 11/2014 12/2014 1/2015 2/2015
Bảo vệ chuyên đề 2

x
Báo cáo tiến độ với

GVHD

x

Viết chương 2

x
Viết chương 3

x
Gặp thầy GVHD

x
Chỉnh sửa đề tài, viết

x

kết luận
Gặp thầy GVHD

x
Chỉnh sửa, hoàn thành

x

luận văn

6



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Trong chương này người nghiên cứu tiến hành làm rõ những vấn đề cơ bản của dạy
học sử dụng công nghệ thông tin nói chung và BGĐT nói riêng gồm các nội dung sau:
1. Một số vấn đề cơ bản về quá trình dạy học
2. Giáo dục và công nghệ.
3. Bài giảng điện tử trong mô hình dạy học với sự hỗ trợ của máy tính.
4. Tổ chức dạy học với các bài giảng điện tử và phần mềm dạy học.
5. Đổi mới phương pháp dạy học.

1. Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Hiện nay ở các trường đại học tại những nước tiên tiến như Anh, Mỹ, Pháp,
Canada, Úc, Hàn Quốc, Singapore… việc sử dụng BGĐT là một hình thức dạy học
rất phổ biến. Nền giáo dục ở những quốc gia này quan tâm nhiều đến việc nâng cao
hiệu quả trong giờ học bằng việc sử dụng BGĐT nhằm tạo hứng thú và đạt chất
lượng học tập tốt cho sinh viên.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã phân chia nhận thức của người học qua 6 mức độ:
Mức 1: Tiếp nhận kiến thức ; Mức 2: Hiểu được vấn đề ; Mức 3: Ứng dụng;
Mức 4: Phân tích ; Mức 5: Tổng hợp ; Mức 6: Đánh giá
Để giúp người học đạt các mức độ nhận thức cao nhất, nhiều mô hình đã được
đưa ra, trong đó có mô hình dạy học với sự hỗ trợ của máy tính. Robert Gagné[16],
một chuyên gia về lĩnh vực này đề nghị mô hình như sau :
Dẫn nhập

Ôn tập

Nội Dung

7


Tóm tắt

Thực hành

Kiểm tra


Sáu phần này được thể hiện trong một BGĐT và đưa ra 9 bước hướng dẫn trong
giảng dạy:
 Gây sự chú ý;  Cung cấp cho người học biết mục tiêu ;  Kích thích gợi nhớ
những thông tin đã học trước đó ;  Cung cấp tài liệu sẽ được học ;  Hướng dẫn cho
người học ;  Yêu cầu người học thực hiện ;  Giáo viên phản hồi lại thông tin; 
Kiểm tra sự thể hiện của người học ;  Áp dụng cho tình huống thực tế tức là cũng cố
lại kiến thức.
Thuyết này áp dụng trong dạy học như: thiết kê bài giảng điện tử, đưa ra vai trò của
công nghệ và hướng dẫn trong học tập. Thiết kê, hướng dẫn và lựa chọn phương tiện
phù hợp.
Khi ứng dụng các lý thuyết học tập và các mô hình dạy học vào công nghệ dạy học
đòi hỏi người ứng dụng phải có kiến thức chuyên môn rộng, am hiểu các thuyết học tập
và đồng thời có sự linh hoạt để đưa vào từng trường hợp cụ thể, cũng như từng môn
học cụ thể nhằm đạt hiệu quả cao.
Theo D.Scott Mackenzie, Duane G.Jansen trong “Impact of Multimedia Computerbased Instruction on Student Comprehension of Drafting Principles”[16] rất quan tâm
đến việc thiết kế các phần mềm đồ họa giúp sinh viên phát triển các kiến thức và kĩ
năng cần thiết. Các tác giả cho rằng chất lượng học tập phụ thuộc nhiều vào kết quả
làm việc và tạo ra sản phẩm của sinh viên. Các tác giả quan tâm đến lý thuyết học tập
dựa trên máy tính và kỹ năng làm việc nhóm (learning theory on computer and group
skills). Trong nghiên cứu này tác giả trình bày hai phương pháp có tính hỗ trợ tương
tác cho việc xác định vấn đề mà tác giả đã phát triển, ứng dụng và kiểm nghiệm. Hình
thức tổ chức dạy học thông qua multimedia là một trong những hình thức tổ chức dạy

học tích cực hóa người học, giúp người học phát huy được tính sáng tạo và khả năng
giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Tóm lại, có nhiều tác giả đề cập đến vai trò chủ động, tích cực của người học
trong việc lĩnh hội tri thức cũng như các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

8


nhằm tích cực hóa người học như hình thức dạy học thông qua multimedia. Các tác
giả chưa đề cập nhiều đến thực trạng tổ chức hình thức dạy học BGĐT.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nhiều tác giả trong nước giới thiệu một số kỹ năng thiết kế và sử dụng BGĐT,
trong đó chủ yếu sử dụng máy tính và máy chiếu để thực hiện BGĐT nâng cao hiệu
quả dạy học:
Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu thiết kế bài giảng điện tử trên
Microsoft PowerPoint và Microsoft Frontpage” của tác giả PGS.TS Lê Công Triêm
(Chủ nhiệm đề tài) và Tập thể tác giả. Mã số B2004-09-05. Đại học Sư Phạm Huế [12].
Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu hai phần
mềm PowerPoint và Microsoft Frontpage để hỗ trợ thiết kế bài giảng điện tử và
nghiên cứu các lý thuyết về BGĐT và cũng theo PGS.TS Lê Công Triêm “BGĐT là
một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ hoạt động kế hoạch dạy học đều
được thực hiện qua môi trường mutimedia do máy tính tạo ra”, có cấu trúc chặt chẽ và
logic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Nhóm tác giả cũng đã nghiên cứu những
thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng BGĐT trong dạy học. Từ đó, các tác giả đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Công trình nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở : “Thiết kế bài giảng điện tử chuyên đề
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn Toán” của tác giả
TS. Nguyễn Danh Nam (2010), trường Đại học Sư Phạm – Đại học Thái Nguyên [10].
Nội dung đề tài này, tác giả chủ yếu tìm hiểu các phần mềm xây dựng BGĐT theo
chuẩn E-Learning như: E-Learning XHTML Editor,


Reload Editor và Lectora

Enterprise Edition; nghiên cứu và đề xuất các nguyên tắc thiết kế BGĐT theo chuẩn
E-Learning có chứa tương tác động ở mức độ cao và có thể sử dụng dạy học thông
qua mạng Intranet/Internet.

9


Công trình nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: “Xây dựng giáo trình điện tử hướng
dẫn sử dụng các phần mềm đơn giản và thiết bị tin học để thiết kế và thực hiện bài
giảng trên máy tính” của tác giả ThS.Nguyễn Mạnh Cường (CS2004.23.70), trường
Đại học Sư Phạm TP.HCM [7].
Nội dung đề tài này, tác giả chủ yếu nghiên cứu các lý thuyết về BGĐT trong mô
hình dạy học với sự hỗ trợ của máy tính và tìm hiểu các phần mềm công cụ tiêu biểu
xây dựng BGĐT phục vụ cho qúa trình dạy học. Tác giả cũng đề xuất các quy trình và
tiêu chí sử dụng BGĐT trong dạy học.
Công trình nghiên cứu khoa học “Sử dụng phần mềm dạy học phần “Di truyền và
biến dị” (Sinh học 9) theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” của tác
giả TS. Lê Tùng (2012), Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện KHGD Việt Nam [15].
Nội dung đề tài này, tác giả chủ yếu nghiên cứu bổ sung, hệ thống hóa cơ sở lý
luận và thực tiễn của việc xây dựng phần mềm dạy học (PMDH). Đưa ra quan điểm
riêng về khái niệm PMDH và phân loại PMDH theo nguồn gốc, công cụ xây dựng
PMDH. Xây dựng được 01 PMDH phần “Di truyền và Biến dị” (Sinh học 9) dưới
dạng Website được đóng gói trong 01 DVD (có thể upload lên internet). Đề xuất qui
trình và phương pháp sử dụng PMDH để tổ chức dạy – học phần “Di truyền và Biến
dị” (Sinh học 9). Tác giả cũng đã tiến hành thực nghiệm và kết quả cho thấy, khi sử
dụng PMDH phần “Di truyền và Biến dị” (Sinh học 9) để tổ chức các hoạt động học
tập của học sinh đã có hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao khả năng hiểu bài, khả

năng khái quát hóa và độ bền kiến thức của học sinh, đảm bảo nâng cao chất lượng
dạy học và có tính khả thi cao.
Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và Việt Nam trong việc
ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học đã đạt được những thành tựu to lớn. Định
hướng ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu quả dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT) đang
được triển khai và phát huy hiệu quả quan trọng ở tất cả các cơ sở giáo dục trong hệ

10


×