Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Nghiên cứu thành phần lipid và các dạng phân tử của phospholipid từ một số loài san hô mềm ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 130 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ ................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ...........................................................................x
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................3
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LIPID .....................................................................3
1.2. VÀI NÉT VỀ PHOSPHOLIPID .......................................................................6
1.3. HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LIPID SINH VẬT BIỂN ..............................11
1.4. THÀNH PHẦN LIPID, AXIT BÉO – VAI TRÒ ĐÁNH DẤU SINH HỌC
(BIOMARKER) ĐỐI VỚI SAN HÔ .....................................................................21
1.4.1. Thành phần lipid, axit béo và đặc điểm dinh dưỡng của san hô ............22
1.4.2. Thành phần lipid, axit béo và phân loại sinh thái san hô .......................23
1.4.3. Thành phần lipid, axit béo và sức khỏe của rạn san hô .........................28
1.4.4. Thành phần lipid, axit béo và phân loại hóa học (chemotaxonomy) đối
với san hô ...........................................................................................................28
1.5. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP KHỐI PHỔ TRONG PHÂN TÍCH CẤU
TRÚC LIPID .........................................................................................................31
1.6. VÀI NÉT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................34
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................39
2.1. NGUYÊN LIỆU .............................................................................................39
2.1.1. Mẫu san hô mềm Sinularia macropodia ..................................................39
2.1.2. Mẫu san hô mềm Xenia sp. ......................................................................39
2.1.3. Mẫu san hô mềm Capnella sp. .................................................................40
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................40
2.2.1. Phương pháp chiết lipid tổng ..................................................................40
2.2.2. Phương pháp phân lập các lớp chất lipid. ..............................................40
2.2.3. Phương pháp xác định thành phần và hàm lượng các lớp chất lipid,
phospholipid.......................................................................................................41
2.2.4. Phương pháp xác định thành phần và hàm lượng các axit béo ..............42


2.2.5. Phương pháp xác định dạng phân tử và cấu trúc của các hợp chất .......42


2.2.6. Phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) ...................................42
2.2.7. Phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học ...............................................44
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM ................................................................................45
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU CHUNG..............................................................................45
3.1. CHIẾT LIPID TỔNG......................................................................................46
3.2. PHÂN LẬP LIPID TRUNG TÍNH VÀ LIPID PHÂN CỰC [67] ...................46
3.3. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN VÀ HÀM LƯỢNG CÁC LỚP CHẤT LIPID,
PHOSPHOLIPID ...................................................................................................47
3.3.1. Xác định thành phần và hàm lượng các lớp chất lipid ............................47
3.3.2. Xác định thành phần và hàm lượng các lớp chất phospholipid ..............47
3.4. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN VÀ HÀM LƯỢNG CÁC AXIT BÉO TRONG
LIPID TỔNG, LIPID TRUNG TÍNH VÀ LIPID PHÂN CỰC .............................48
3.5. PHÂN LẬP CÁC LỚP CHẤT PHOSPHOLIPID ĐỂ PHÂN TÍCH DẠNG
PHÂN TỬ ..............................................................................................................48
3.6. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CÁC HỢP CHẤT, DẠNG PHÂN TỬ CỦA CÁC
CHẤT CHUẨN PHOSPHOLIPID VÀ CÁC MẪU NGHIÊN CỨU....................51
3.6.1. Sử dụng phổ khối phân giải cao phân tích một số chất chuẩn
phospholipid.......................................................................................................51
3.6.2. Sử dụng phổ khối phân giải cao phân tích các mẫu nghiên cứu .............52
3.6.3. Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của các chất phân lập được .............53
3.7. ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC ...........................................................53
3.7.1. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào...........................................................53
3.7.2. Đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định ......................................56
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................59
4.1. HÀM LƯỢNG LIPID TỔNG TRONG CÁC MẪU SAN HÔ MỀM NGHIÊN
CỨU ......................................................................................................................59
4.2. THÀNH PHẦN VÀ HÀM LƯỢNG CÁC LỚP CHẤT LIPID TRONG CÁC

MẪU SAN HÔ MỀM NGHIÊN CỨU ..................................................................59
4.2.1. Thành phần và hàm lượng các lớp chất lipid trong lipid tổng của các
mẫu san hô mềm nghiên cứu .............................................................................59
4.2.2. Phân tích cấu tử chính (PCA) dựa trên các số liệu về thành phần các lớp
chất lipid trong lipid tổng các mẫu san hô mềm nghiên cứu ............................62

ii


4.3. THÀNH PHẦN VÀ HÀM LƯỢNG AXIT BÉO TRONG CÁC MẪU SAN
HÔ MỀM NGHIÊN CỨU .....................................................................................63
4.3.1. Thành phần và hàm lượng axit béo trong các mẫu san hô mềm .............63
4.3.2. Phân tích cấu tử chính (PCA) dựa trên các số liệu về thành phần và hàm
lượng các axit béo ..............................................................................................69
4.4. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG THÀNH PHẦN
PHOSPHOLIPID TRONG CÁC MẪU SAN HÔ MỀM NGHIÊN CỨU .............71
4.5. XÁC ĐỊNH CÁC DẠNG PHÂN TỬ PHOSPHOLIPID CỦA CÁC MẪU SAN
HÔ MỀM NGHIÊN CỨU .......................................................................................73
4.5.1. Phosphatidylcholine (PC) ........................................................................74
4.5.2. Phosphotidylethanolamine (PE) ..............................................................82
4.5.3. Phosphatidylserine (PS) ..........................................................................86
4.5.4. Phosphatidylinositol (PI) .........................................................................92
4.5.5. Ceramide aminoethylphosphonate (CAEP).............................................97
4.6. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CAEP ...................................................................100
4.7. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM HOẠT TÍNH SINH HỌC .................................105
4.7.1. Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định ..................................................105
4.7.2. Hoạt tính gây độc tế bào ........................................................................105
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................................107
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN ..................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................111


iii


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................3
Bảng 1.1. Hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất phân lập được từ Lobophytum
crassum [12] ..............................................................................................................14
Bảng 1.2. Hoạt tính sinh học của một số hợp chất sphingolipid từ sinh vật biển ....14
Bảng 1.3. Hoạt tính kháng nấm và kháng khuẩn của các hợp chất sphingolipid và
glycolipid phân lập từ loài san hô Sinularia grandilobata và Sinularia sp. [20] .....18
Bảng 1.4. Hoạt tính ức chế virus HSV-1 của phospholipid tách chiết từ vi tảo biển
...................................................................................................................................19
Bảng 1.5. Hoạt tính ức chế virut HSV-1 ở các nồng độ khác nhau của phospholipid
trong U. fasciata và L. papillose ...............................................................................19
Bảng 1.6. Hoạt tính chống ung thư trên dòng tế bào MC-F7, Hep-G2 ....................20
Bảng 1.7. Thành phần, hàm lượng axit béo và rượu mạch dài trong lipid tổng của
loài Lophelia pertusa, Calanus finmarchicus, Oithona similes [21] ........................22
Bảng 1.8. Hàm lượng các lớp chất lipid (% lipid tổng) trong san hô nguyên vẹn, san
hô vật chủ, zooxanthellae của loài Sinularia sp. (giá trị TB ± SD, n = 3) [36] ........25
Bảng 1.9. Thành phần axit béo (% tổng axit béo), giá trị TB ± SD, n = 3) của lipid
tổng của san hô nguyên vẹn, zooxanthellae, và san hô vật chủ loài Sinularia sp.....26
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................39
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM ................................................................................45
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU CHUNG ..............................................................................45
Bảng 3.1. Khối lượng các phân đoạn thu được tương ứng với từng mẫu san hô mềm
được nghiên cứu ........................................................................................................51
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................59
Bảng 4.1. Hàm lượng lipid tổng của các mẫu san hô mềm nghiên cứu (n=3) .........59
Bảng 4.2. Thành phần và hàm lượng các lớp chất lipid chính của các mẫu san hô

mềm nghiên cứu (n=3) ..............................................................................................60
Bảng 4.3. Thành phần và hàm lượng (%) axit béo trong lipid tổng, lipid trung tính
và lipid phân cực các mẫu san hô mềm nghiên cứu ..................................................64

iv


Bảng 4.4. Thành phần và hàm lượng các phân lớp phospholipid trong của 3 mẫu
san hô mềm Sinularia macropodia, Xenia sp., Capnella sp. ...................................72
Bảng 4.5. Kết quả phân tích dạng phân tử phân lớp phosphatidylcholine (PC) mẫu
san hô mềm Sinualaria macropodia .........................................................................76
Bảng 4.6. Kết quả phân tích dạng phân tử phân lớp phosphatidylcholine mẫu san hô
mềm Xenia sp. và Capnella sp. .................................................................................78
Bảng 4.7. Tổng hợp thành phần và hàm lượng các dạng phân tử
phosphatidylcholine từ 3 loài san hô mềm nghiên cứu .............................................81
Bảng 4.8. Dạng phân tử phân lớp phosphatidylethanolamine trong ba mẫu san hô 83
Bảng 4.9. Kết quả phân tích ESI-HRMS1, MS2 của dạng phân tử PE có tín hiệu ion
âm tại m/z 750,5305 (PE 18:1e/20:4) .......................................................................85
Bảng 4.10. Kết quả phân tích dạng phân tử phân lớp PS mẫu san hô mềm Sinularia
macropodia ...............................................................................................................89
Bảng 4.11. Kết quả phân tích dạng phân tử phân lớp PS phân lập từ mẫu san hô
mềm Xenia sp. và Capnella sp. .................................................................................90
Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả phân tích dạng phân tử lớp chất PS trong 3 mẫu ......91
Bảng 4.13. Các dữ liệu phổ ESI-MS1, MS2 của dạng phân tử PI 18:0/22:4............94
Bảng 4.14. Kết quả dạng phân tử của phân lớp PI trong 3 mẫu san hô mềm ..........96
Bảng 4.15. Số liệu phổ ESI-MS1, MS2, MS3 CAEP của loài Xenia sp. ...................97
Bảng 4.16. Dạng phân tử của phân lớp CAEP ở loài san hô mềm Sinularia
macropodia và Capnella sp. .....................................................................................99
Bảng 4.17. Kết quả hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của lipid tổng, phân đoạn
lipid phân cực và các phân lớp phospholipid ..........................................................105

Bảng 4.18. Kết quả hoạt tính gây độc tế bào của các TL, PoL và các phân lớp
phospholipid ............................................................................................................106

v


DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................3
Hình 1.1. Sơ đồ cấu tạo của phospholipid [58] ..........................................................7
Hình 1.2. Một số glycerophospholipid khác ..............................................................8
Hình 1.3. Cấu trúc của shingosine, ceramide và sphingomyelin ...............................9
Hình 1.4. Sơ đồ sắc ký phổ bản mỏng hai chiều của phospholipid trong lipid tổng
san hô mềm Sarcophyton digitatum [54] ..................................................................11
Hình 1.5. Hàm lượng trung bình của các axit béo chính (% tổng axit béo) trong các
họ Acroporidae, Pocilloporidae, Poritidae, Faviidae, Dendrophylliidae, và
Milleporidae ..............................................................................................................24
Hình 1.6. Sinh tổng hợp axit béo chuỗi n-3 và n-6 ..................................................26
Hình 1.7. So sánh thành phần một số axit béo trong san hô nguyên vẹn, san hô vật
chủ và zooxanthelae loài Sinularia sp. và Acropora sp. [39] ...................................26
Hình 1.8. Phân tích thành phần chính (PCA) sử dụng biến là 5 thành phần lipid của
110 mẫu san hô (cứng/mềm, có VSV cộng sinh/không có VSV cộng sinh) ............29
Hình 1.9. Hàm lượng trung bình (± SD) của các lớp chất lipid ở các nhóm san hô 30
Hình 1.10. Lựa chọn kiểu tạo ion [90] .....................................................................32
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................39
Hình 2.1. Mẫu san hô mềm Sinularia macropodia ..................................................39
Hình 2.2. Mẫu san hô mềm Xenia sp. ......................................................................39
Hình 2.3. Mẫu san hô mềm Capnella sp. .................................................................40
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM ................................................................................45
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................59
Hình 4.1. Hình ảnh TLC của TL các mẫu san hô nghiên cứu ..................................60

Hình 4.2. Kết quả phép phân tích thành phần chính (PCA) dựa trên thành phần các
lớp chất lipid của các mẫu san hô .............................................................................62
Hình 4.3: Phổ GC-MS methyl ester của axit béo mẫu san hô mềm Xenia sp. .........66

vi


Hình 4.4. So sánh hàm lượng của một số axit béo trong lipid tổng, lipid trung tính,
lipid phân cực của 3 mẫu san hô Sinularia macropodia, Xenia sp., Capnella sp.....69
Hình 4.5. Phân tích thành phần chính (PCA) sử dụng thành phần và hàm lượng các
axit béo trong các mẫu san hô mềm làm các biến. ....................................................70
Hình 4.6. Sự phân bố các phospholipid trên bản mỏng 2 chiều ...............................71
Hình 4.7. Phosphatidylcholine (PC) .........................................................................74
Hình 4.8. Phổ khối phân giải cao của hợp chất 1-O-hexadecyl-2-oleoyl-sn-glycero3-phosphocholine (PC 16:0e/18:1) ...........................................................................75
Hình 4.9. Phổ ESI-MS1, MS2 và MS3 của dạng phân tử PC có tín hiệu ion âm tại
m/z 854,6134 (PC 18:0e/20:4) (e: ether) ..................................................................77
Hình 4.10. Phosphatidylethanolamine (PE) .............................................................82
Hình 4.11. Phổ khối phân giải cao của hợp chất 1-O-(1Z-octadecenyl)-2-oleoyl-snglycero-3-phosphoethanolamine (PE 18:1e/18:0) ....................................................82
Hình 4.12. Phổ ESI-MS của phân lớp phosphatidyl ethanolamine mẫu san hô mềm
Xenia sp. ....................................................................................................................84
Hình 4.13. Phổ ESI-MS1, MS2 của dạng phân tử PE có tín hiệu ion âm tại m/z
750,5305 (PE 18:1e/20:4) .........................................................................................84
Hình 4.14. Phosphatidylserine (PS) .........................................................................86
Hình 4.15. Phổ khối phân giải cao của hợp chất 1-palmitoyl-2-linoleoyl-sn-glycero3-phosphoserine ........................................................................................................87
Hình 4.16. Sự phân mảnh đặc trưng của PS trong ESI-MS .....................................88
Hình 4.17. Phổ MS2 của dạng phân tử PS 18:0e/24:5 ............................................889
Hình 4.18. Phosphatidylinositol (PI) ........................................................................92
Hình 4.19 Phổ khối phân giải cao của 1-palmitoyl-2-linoleoyl-sn-glycero-3phosphoinositol (PI 16:0/18:2) ..................................................................................92
Hình 4.20. Phổ MS2 PI 18:0/24:5 .............................................................................94
Hình 4.21. Ceramide aminoethylphosphonate (CAEP) ...........................................97

Hình 4.22. Phổ MS2 của CAEP 16:0/18:2base ........................................................98

vii


Hình 4.23. Sắc ký đồ phổ ESI-MS1 phân đoạn CAEP phân lập từ mẫu san hô mềm
Sinularia macropodia................................................................................................99
Hình 4.24. Sự tổng hợp sphingophospholiopid (C) dựa trên cơ sở kết hợp giữa
ceramide (A) với (2-aminoethyl)phosphonic acid (B). [9, 94] . .............................100
Hình 4.25. Cấu trúc hóa học với số thứ tự carbon của hợp chất CAEP .................102
Hình 4.26. Các tương tác (1H‒1H) COSY và (1H→13C) HMBC của hợp chất CAEP
.................................................................................................................................102
Hình 4.27. Phổ 1H-NMR của hợp chất CAEP (đo trong CDCl3+MeOH, tại 700
MHz) .....................................................................................................................1033
Hình 4.28. Phổ 13C-NMR của hợp chất CAEP (đo trong CDCl3+MeOH, tại 175
MHz) .......................................................................................................................104

viii


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Ký hiệu
APCI
APPI

Tiếng Anh
Atmospheric pressure chemical
ionization
Atmospheric pressure photoionization


AXB
CAEP

Ceramide aminoethylphosphonate

CC

Column chromatography

COSY

Correlation spectroscopy

CTPT
DAG
DHA
DMA

Diacyl glycerol
Docosahexaenoic acid
Dimethyl acetal

DPPH

2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl

EPA
ESI
FAB
FFA

GC

Eicosapentaenoic acid
Electrospray ionization
Fast atom bombardment
Free fatty acid
Gas chromatography
Gas chromatography–mass
spectrometry
Hydrocacbon
Heteronuclear Multiple-Quantum
Coherence
High performance liquid
chromatography
High resolution mass spectrometry
Heteronuclear Single-Quantum
Coherence
Inhibitory concentration 50%
Ion trap

GC–MS
HC
HMBC
HPLC
HRMS
HSQC
IC50
IT

ix


Tiếng Việt
Ion hóa ở áp suất khí
quyển
ion hóa bằng photon tại áp
suất khí quyển
Axit béo
Ceramide
aminoethylphosphonate
Sắc ký cột
Phổ tương tác 2 chiều
đồng hạt nhân 1H-1H
Công thức phân tử
Diacyl glycerol
Axit docosahexaenoic
Dimethyl acetal
2,2-diphenyl-1picrylhydrazyl
Axit eicosapentaenoic
Ion hóa phun mù điện tử
bắn phá nguyên tử nhanh
Axit béo tự do
Sắc ký khí
Sắc ký khí – khối phổ
Hydrocacbon
Phổ tương tác đa liên kết 2
chiều dị hạt nhân
Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Phổ khối phân giải cao
Phổ tương tác 2 chiều trực
tiếp dị hạt nhân

Nồng độ ức chế 50%
Bẫy ion


LPC

Lyso phosphatidylcholine

LPE

Lyso phosphatidylethanolamine

LPI
LPS
MADAG

ME
MIC
MS
MUFA
NL

Lyso phosphatidylinositol
Lyso phosphatidylserine
Monoalkyldiacylglycerol
Matrix assisted laser desorption
ionization
Methyl ester
Minimum inhibitory concentration
Mass spectrometry

Monounsaturated fatty acid
Neutral lipid

NMR

Nuclear magnetic resonance

PA
PC
PCA
PE
PG
PI
PL
PoL
PS
PUFA
Q
SFA
SPM
ST
TAG
TL
TLC
TOF
VSV
WE

Phosphatidic acid
Phosphatidylcholine

Principal Component Analysis
phosphatidylethanolamine
Phosphatidyl glycerol
phosphatidylinositol
Phospholipid
Polar lipid
Phosphatidylserine
Polyunsaturated fatty acid
quadrupole
Saturated fatty acid
Sphingomyelin
Sterol
Triacylglycerol
Total lipid
Thin-layer chromatography
time of flight

MALDI

Wax ester

x

Lyso phosphatidylcholine
Lyso
phosphatidylethanolamine
Lyso phosphatidylinositol
Lyso phosphatidylserine
Monoalkyldiacylglycerol
ion hóa phản hấp thụ laser

được hỗ trợ bởi chất nền
Methyl ester
Nồng độ ức chế tối thiểu
Phương pháp khối phổ
Axit béo một nối đôi
Lipid trung tính
Phổ cộng hưởng từ hạt
nhân
Phosphatidic acid
Phosphatidylcholine
Phân tích thành phần chính
phosphatidylethanolamine
Phosphatidyl glycerol
phosphatidylinositol
Phospholipid
Lipid phân cực
Phosphatidylserine
Axit béo đa nối đôi
Tứ cực
Axit béo bão hòa
Sphingomyelin
Sterol
Triacylglycerol
Lipid tổng
Sắc ký lớp mỏng
Thời gian bay
Vi sinh vật
Sáp



MỞ ĐẦU
Rạn san hô là tài sản quốc gia của mỗi nước nói chung và Việt Nam nói
riêng, chúng góp phần duy trì cân bằng sinh thái biển và tạo cơ hội để phát triển
nhanh chóng một số lĩnh vực trong nền kinh tế của đất nước. Các loài san hô là cơ
sở của quần thể rạn san hô biển. Sự nỗ lực của nhiều phòng thí nghiệm khoa học đã
tập trung vào việc nghiên cứu các hệ sinh thái, đa dạng sinh học và hóa sinh của loài
động vật không xương sống này. Trong đó, lipid là một thành phần hóa học quan
trọng, chiếm tới 40% sinh khối khô của san hô, và là cơ sở cấu trúc của màng tế bào
các polip, dự trữ năng lượng cho san hô trong thời gian dài.
Trong các nghiên cứu hiện đại, thành phần hàm lượng các lớp chất lipid,
thành phần hàm lượng các axit béo phản ánh sự đa dạng sinh hóa, các nguồn dinh
dưỡng, các mối quan hệ cộng sinh, phục vụ cho việc nghiên cứu các con đường sinh
tổng hợp và sự vận chuyển theo chuỗi thức ăn các dạng ban đầu của lipid trong cơ
thể các loài sinh vật nói chung và san hô nói riêng. Cần phải lưu ý rằng, mỗi lớp
chất lipid là một hỗn hợp của 50 đến 200 hợp chất hóa học riêng biệt (còn được gọi
là các “dạng phân tử”), có phần phân cực của phân tử giống nhau, nhưng khác nhau
về thành phần axit béo trong các phân tử dưới dạng gốc acyl. Nghiên cứu hóa học,
hoạt tính sinh học của các lipid rất phức tạp, việc phân lập từng hợp chất lipid riêng
biệt rất khó khăn,và sự sử dụng chúng làm các sản phẩm dược phẩm gặp nhiều hạn
chế chính bởi đặc thù cấu trúc này. Hiện nay, với sự góp sức của các thiết bị nghiên
cứu hiện đại, khoa học thế giới đã đạt được những tiến bộ lớn trong việc phân tích
các thành phần hóa học của dạng phân tử của một số lớp lipid không phân cực, như
triglyceride từ dầu thực vật [70]. Thông tin về thành phần dạng phân tử của các
lipid từ động vật, đặc biệt là lipid phân cực ít hơn rất nhiều. Đối với các động vật
không xương sống phát hiện cấu trúc của các dạng phân tử riêng biệt trong
phospholipid một số loài ruột khoang [82].
Ngày nay, sự biến đổi khí hậu toàn cầu, cùng với nhiều hoạt động của con
người về khai thác, du lịch, công nghiệp… đã gây ảnh hưởng lớn đến rạn san hô,
dẫn đến suy thoái, trắng hóa, có những vùng biển sự trắng hóa xảy ra đến 30% rạn


1


san hô. Do vậy, việc tìm hiểu rõ mối liên quan giữa sinh học – hóa học (trong đó
lipid là một thành phần hóa học quan trọng) sẽ góp phần có thêm những thông tin
hữu ích nhằm cải thiện và bảo tồn rạn san hô.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu trước đây về lipid từ san hô mới chỉ dừng ở
mức độ nghiên cứu đa dạng sinh thái, đánh giá hiện trạng rạn san hô, các nghiên
cứu hóa sinh bước đầu thu được những số liệu về hàm lượng lipid tổng, thành phần
axit béo, thành phần các lớp chất, một số nghiên cứu có đi sâu vào nghiên cứu thành
phần các lớp chất lipid không phân cực [4]. Cho tới nay chưa có thông tin về thành
phần dạng phân tử của lớp chất phospholipid – lớp chất chứa đựng nhiều thông tin
về quá trình sinh tổng hợp lipid của san hô ở Việt Nam cũng như trên thế giới
Nhận thấy tầm quan trọng của các nghiên cứu chuyên sâu về lipid để sử dụng
trong lĩnh vực sinh thái học và sinh hóa học nhằm thiết lập các mối liên hệ dinh
dưỡng, cộng sinh và phân loại trong nghiên cứu đối với loài sinh vật biển này, tác
giả đã lựa chọn đề tài luận án “Nghiên cứu thành phần lipid và các dạng phân tử
của phospholipid từ một số loài san hô mềm ở Việt Nam”. Mục tiêu của luận án là
nghiên cứu thành phần lipid, axit béo và dạng phân tử của lớp chất lipid
phospholipid của 3 loài san hô mềm ở Việt Nam (Xenia sp., Capnella sp., và
Sinularia macropodia) theo các nội dung sau:
Phân tích hàm lượng lipid tổng; thành phần và hàm lượng các lớp chất trong
lipid tổng
Phân tích thành phần và hàm lượng các axit béo trong lipid tổng, lớp chất
lipid trung tính và lipid phân cực
Phân tích thành phần và hàm lượng các lớp chất phospholipid
Nghiên cứu dạng phân tử của các lớp chất phospholipid
Khảo sát hoạt tính sinh học của các lớp chất lipid phân cực phân lập từ các
mẫu san hô nghiên cứu.


2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LIPID
Lipid là lớp chất tự nhiên có nhiều chức năng sinh học khác nhau: chúng kết
hợp với carbohydrate và protein để tạo thành thành phần chủ yếu của tất cả các tế
bào thực vật và động vật. Lipid đặc biệt quan trọng trong màng tế bào, nơi chúng có
thể có vai trò cả về cấu trúc và chức năng; và hơn hết chúng được coi là nguồn năng
lượng dự trữ quan trọng của các cơ thể sống, quy định các quá trình trao đổi chất.
Ngoài ra trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra các bằng chứng chỉ
ra rằng lipid là một phần quan trọng trong quá trình truyền tín hiệu tế bào. Theo
nghiên cứu của Kathleen M. E. [47], một vài hợp chất thuộc các nhóm lipid khác
nhau có vai trò là các phân tử truyền tín hiệu và các chất truyền tín hiệu tế bào
(cellular messengers). Các hợp chất này bao gồm sphingosin 1-phosphat;
diacylglycerol và phosphatidylinositol phosphate; các prostaglandin; các hormone
steroid ví dụ estrogen, testosterone và cortisol; và các oxysterol.
Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về lipid, nhưng cho tới nay vẫn chưa có
định nghĩa nào được chấp nhận một cách rộng rãi. Lipid có thể bao gồm một phạm
vi đa dạng các hợp chất khác nhau: các hydrocarbon bậc cao, steroid, terpen, alcol,
aldehyde hydrate, axit béo và các lớp chất như glyceride, sáp, phospholipid,
glycolipid, sulfolipid…, và khó có thể đưa ra một định nghĩa chung về cấu trúc hóa
học của chúng. Trong các sách, tài liệu tham khảo thường miêu tả lipid là một nhóm
các hợp chất tự nhiên, có khả năng hòa tan trong các dung môi hữu cơ như
chloroform, benzene, ether và rượu; tuy nhiên khái niệm này cũng không bao phủ
được hết các hợp chất được coi là lipid, như ganglioside cũng được coi là lipid và
có khả năng tan trong nước gần như trong dung môi hữu cơ [60, 19].
Một trong những khái niệm thuyết phục được nhiều nhà khoa học nghiên cứu
về lipid là của tác giả William W. Christie – một trong những chuyên gia hàng đầu
về lipid trên thế giới đó là: Lipid là các axit béo và các dẫn xuất của chúng, các chất

có liên quan chặt chẽ với các hợp chất này thông qua quá trình sinh tổng hợp (ví dụ

3


ether béo hoặc rượu béo), đặc điểm sinh hóa, hoặc chức năng của chúng (ví dụ
cholesterol, hay các sterol như axit mật, các tocopherol) [100]
Về cấu trúc hóa học, theo nhà khoa học Vaskovsky V.E., lipid bao gồm lipid
đơn giản, lipid phức tạp, và oxylipin [89]. Lipid đơn giản gồm các axit béo và một
số dẫn xuất của chúng. Lipid phức tạp có thể được phân chia thành lipid trung tính
và lipid phân cực. Lipid trung tính bao gồm triglyxeride, sáp, este của sterol,
ceramide, ethanolamide của axit béo. Các lớp chất lipid phân cực điển hình bao
gồm glycolipid (gồm các glyceroglycolipid như galactolipid, sulfolipid và các
glycosphingolipid); các phospholipid (glycerophospholipid, sphingophospholipid).
Hai nhóm lipid phân cực phổ biến nhất là galactolipid (mono
digalactosyldiglyceride)
ethanolamine,



phospholipid

phosphatidylserine,

(phosphatidylcholine,
phosphatidylinositol,



phosphatidyl

cardiolipin,

sphingomyelin…). Khái niệm “oxylipin” được đưa ra năm 1991 bởi các nhà khoa
học Thủy Điển và Hoa Kỳ, được định nghĩa là các dẫn xuất có chứa oxy của lipid,
trong đó điển hình là các axit béo có chứa 20 cacbon trong phân tử. Trong các tài
liệu tham khảo, oxylipin thường được gọi là các eicosanoid, được biết đến nhiều
nhất là prostaglandin. Nhưng cũng có nhiều các hợp chất giống như các eicosanoid
mà phân tử của nó có chứa nhiều hơn hoặc ít hơn 20 nguyên tử cacbon.
Trong hệ sinh thái biển, lipid là nguồn hoạt chất giàu năng lượng nhất, và
được vận chuyển từ tảo sang các loài động vật có xương sống thông qua các động
vật phù du. Lipid có nguồn gốc sinh vật biển được chiết xuất bằng các dung môi
hữu cơ, và trong dịch chiết có thể chứa nhiều lớp chất với độ phân cực khác nhau,
bao gồm các hợp chất có nguồn gốc từ cơ thể sinh vật, và cả những hợp chất hình
thành do những tác động của các yếu tố bên ngoài. Phân tích trên sắc ký lớp mỏng
TLC trên Chromarods, nhà khoa học Christopher C. Parrish [17] đã chia các lớp
chất lipid trong sinh vật biển thành 3 nhóm: nhóm A là những lớp chất ít phân cực
nhất như các hydrocacbon, các ester đơn giản (sáp, ester của sterol….); nhóm B
gồm các lớp chất có độ phân cực trung bình như các ester phức tạp (triacylglycerol,
diacylaglycerol…), các axit béo tự do, các hợp chất rượu, sterol; nhóm C gồm các

4


lớp chất phân cực nhất và phức tạp nhất như các pigment, monoacylglycerol,
glycolipid, phospholipid.
Lớp chất lipid

Công thức cấu tạo

Các hydrocacbon

(HC)

Tên hợp chất đại diện
n nonadecane
Phenanthrene
Hexandecyl palmitate

Các Wax ester
(WE)

Cholesteryl palmitate

Ester mạch ngắn

Methyl palmitate

Các Triacylaglycerol
(TAG)

Tripalmitin

Các axit béo tự do
(FFA)

Palmitic acid

Các alcohol aliphatic
tự do

Phytol


Các Sterol (ST)

Cholesterol

Các Diacylglycerol
(DAG)

1,2 dipalmitin

Các chất màu

Chlorophyll a

Các
Monoacylglycerol
(MAG)

1 monopalmitin

5


Diglactosyl
diglyceride

Các Glycolipid (GL)

O


Các Phospholipid
(PL)

O
CH2
H2C
H2C N+
H2C

H H

O

C

P O CH2

C O

H H

C
O

Dipalmitoyl lecithin

HC O C

O-


1.2. VÀI NÉT VỀ PHOSPHOLIPID
Hai nhóm lipid phân cực phổ biến nhất là glycolipid và phospholipid.
Glycolipid là thành phần màng tế bào, được tìm thấy trong tất cả các đối
tượng, từ vi khuẩn tới con người, trong phân tử của chúng có chứa hexose, thường
là galactose hoặc các dẫn xuất của galactose, đôi khi là glucose. Hầu hết các
glycolipid ở vi khuẩn và thực vật là các glycoglycerolipid, trong khi ở động vật và
con người thì các glycosphingolipid chiếm ưu thế [30, 46, 51].
Phospholipid có mặt trong tất cả các cơ thể sinh vật, từ vi sinh vật tới thực
vật, động vật và con người. Phospholipid có 2 nhóm chính: glycerophospholipid và
sphingophospholipid, trong đó glycerophospholipid là phân nhóm phổ biến nhất.

Glycerophospholipid

Sphingophospholipid

Khi glycerol được ester hóa bởi axit phosphoric thì trong phân tử
glycerophospholipid có mặt một cacbon bất đối, do đó cần dùng ký hiệu sn (từ tiếng
Anh stereospecifical numbering) [5]. Cấu trúc chung của glycerophospholipid là:
dẫn xuất của phân tử glycerol với một nhóm acyl hoặc nhóm alkyl tại vị trí sn-1,
nhóm acyl tại vị trí sn-2, và một nhóm phosphate ester đặc trưng tại vị trí sn-3.

6


Trong các sinh vật nhân chuẩn, nhóm R2 ở vị trí sn-2 luôn là một liên kết ester, còn
nhóm R1 ở vị trí sn-1 có liên kết ester với nhóm acyl hoặc liên kết ether với nhóm
alkyl hoặc alkenyl (phân lớp plasmalogen) (hình 1.1) [61].
Từ cấu tạo của phospholipid chúng ta thấy trong cấu tạo của chúng có những
vùng kỵ nước (gốc hydrocacbon) và có những vùng ưa nước (axit phosphoric và
bazơ chứa nitơ vì chúng có khả năng ion hóa) giúp ích rất lớn cho hoạt động và đảm

bảo tính thấm một chiều của màng tế bào.

;
Choline

;
Ethanolamine

;
Serine

Inositol

Hình 1.1. Sơ đồ cấu tạo của phospholipid [61]
Những nghiên cứu trước đây của nhiều nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra
rằng, các diacyl phospholipid được phân lập từ màng sinh học của các tế bào động
vật đều mang tính chất chung [16, 54] đó là:
-

Các axit béo ở vị trí sn-1 và sn-2 thường khác nhau

-

Các axit béo trong phân tử phospholipid không phân bố một cách ngẫu

nhiên, ở vị trí sn-1 trong phân tử glycerol thường là dẫn xuất của axit béo no, còn ở
vị trí sn-2 là axit béo không no
-

Các axit béo ở vị trí sn-2 phân tử phospholipid sau khi thủy phân có công


thức chung là CH3-(CH2)α-[CH=CH-CH2)β-(CH2)γ-COOH trong đó α = 1, 4, 5 và 7;
β = 1-6; γ = 2-7; và liên kết đôi dạng cis (β = 1-6) luôn được cách nhau bởi một
nhóm metylen

7


Các glycerophospholipid khác nhau ở đầu phân cực. Nhóm đầu có thể là
choline, etanolamin, glycerol, inositol, serine… tạo thành cás phospholipid như
phosphatidylcholine (PC), phosphatidylethalnol amine (PE), phosphatidylinositol
(PI), phosphatidyl serine (PS) tương ứng. Dạng đơn giản nhất của diacyl
glycerophospholipid là phosphatidic axit. Khi trong phân tử phospholipid chỉ có
một axit béo (thường ở vị trí sn-1), ở vị trí sn-2 là nhóm –OH, thì được gọi là các
lyso phospholipid như lyso phosphatidylcholine (LPC), lyso phosphatidylethanol
amine (LPE), lyso phosphatidylinositol (LPI), lyso phosphatidylserine (LPS). Ngoài
ra còn có diphosphatidyl glycerol (hay cardiolipin) (hình 1.2)

Hình 1.2. Một số glycerophospholipid khác
Chiều dài các mạch axit béo và độ bão hòa cũng phụ thuộc vào nguồn cung
cấp phospholipid. Ví dụ phospholipid có nguồn gốc từ thực vật như đậu nành có các
mạch axit béo không dài hơn 18 cacbon nguyên tử và chỉ chứa 1-3 nối đôi, trong
khi các phospholipid từ lòng đỏ trứng gà hay từ các nguồn hải sản thường xuyên có
mặt các axit béo C20, C22 với 4-6 liên kết đôi trong phân tử như các axit béo
eicosapentaenoic (EPA), docosahexaenoic (DHA). Trong lòng đỏ trứng gà chỉ chứa

8


lượng nhỏ EPA, DHA còn trong hải sản, hàm lượng các axit béo này rất dồi dào

[26]
Sphingophospholipid hay còn gọi là sphingoceramide, thường gặp nhất là
các sphingomyelin (SPM) gồm ceramide và nhóm phosphocholine hoặc
phosphoethanolamine trong phân tử (hình 1.3)

Hình 1.3. Cấu trúc của shingosine, ceramide và sphingomyelin
Các nhà khoa học còn tìm ra sự tồn tại của các hợp chất được gọi là
phosphonolipid, trong phân tử có chứa gốc của axit 2-aminoethylphosphonic (AEP).
Phosphonolipid đầu tiên được tìm thấy trong vi khuẩn đơn bào Tetrahynema
pyriformis, phân lập từ dạ dày cừu, và sau đó các phosphonolipid được tìm thấy
trong nhiều sinh vật biển [62]

Sự phân bố của các phospholipid khác nhau trong nguồn sinh vật biển đã
được nhà khoa học Henna Lu và cộng sự nghiên cứu [33]. Theo đánh giá này,
phospholipid chiếm ưu thế trong các nguồn hải sản như cá hồi, cá ngừ, cá thu là PC,
trong khi đó PE chiếm hàm lượng cao thứ 2, các phospholipid khác như PI, PS,
LPC, SPM được tìm thấy với hàm lượng nhỏ hơn, ngoại trừ ở các loài cá ngừ và các

9


loài nhuyễn thể như Euphausia superba và Euphausia pacifica rất giàu
sphingomyelin. Ceramide aminoethylphosphonate (CAEP) là một cấu trúc
shingolipid điển hình – hợp chất lipid phân cực này là đặc trưng của các đối tượng
thuộc ngành động vật ruột khoang. Trong thành phần lipid của loài san hô Gersemia
rubiformis còn tìm thấy một cấu trúc sphingolipid khác là ceramide
methylaminoethylphosphonate (CAMEP), chiếm tới 9,5% tổng phospholipid [37].
Theo như các phân tích trước đó, phospholipid được tìm thấy với hàm lượng cao
trong trứng, đầu và nội tạng cá biển [26]


Ceramide aminoethylphosphonate (CAEP)
Trong san hô, phospholipid chiếm từ 14 đến 33% lipid tổng [4]. Đã có khá
nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hàm lượng các phospholipid trong các
loài san hô ở các vùng biển khác nhau.Latyshev và cộng sự đã xác định thành phần
và sự biến đổi theo mùa của các dạng phospholipid ở 22 loài san hô Alcyonaria
vùng biển ven bờ iệt Nam. Trong thành phần phospholipid xác định được sự có mặt
của PC, PE, PS, CAEP, DPG, PI và các lysophospholipid [57]. Trong lipid tổng của
loài san hô mềm Sinularia sp. ở vùng biển Việt nam có chứa 13,6% lipid phân cực
trong đó các phospholipid chủ yếu là PG (30,7%), CAEP (30,6%), PC (14,6%), PS
(14,5%), LPC (9,5%) [44]. Phospholipid chính của loài san hô Gorgonia ở vùng
Caribe là PE, PC và PS [11]. Ở loài san hô Gersemia rubiformis (biển Bering), hàm
lượng các phosphonolipid khá cao, cụ thể CAEP (15,6%) và CAMEP (13,3%), các
phospholipid còn lại là PC (31,4%); PE (25,6%), PS (14,1%) [37]; Các nhà khoa
học cũng chỉ ra rằng, một số phospholipid trong san hô tồn tại dưới dạng
plasmalogen (có chứa mạch alkyl trong phân tử) [4]. Bức tranh tổng thể về sự phân
bố định tính, định lượng của các phospholipid trong các mẫu san hô có sự tương
đồng.

10


Hệ dung môi:
I CHCl3:MeOH:25% NH3, 65:35:5,
II
CHCl3:MeOH:C6H6:CH3COOH:(CH3)2CO:H2O
70:30:10:5:4:1.

Х1, Х2, Х3 – các phospholipid chưa xác
định


Hình 1.4. Sơ đồ sắc ký phổ bản mỏng hai chiều của phospholipid trong lipid tổng
san hô mềm Sarcophyton digitatum [57]
Thành phần phospholipid trong san hô khá đa dạng, nhưng hầu hết các loài
san hô đều có mặt đầy đủ các phân lớp chính đó là PE, PC, CAEP và PS (hình 1.4).
Một số loài san hô có thêm thành phần PI với hàm lượng không lớn, và đôi khi có
mặt các dẫn xuất lyso phospholipid.
1.3. HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LIPID SINH VẬT BIỂN
Hoạt tính sinh học của lipid cũng là một mối quan tâm lớn của các nhà khoa
học. Trong nghiên cứu của Pravat M. và cộng sự [70], hoạt tính kháng khuẩn của
dịch chiết lipid tổng chứa hàm lượng cao các axit béo không no đa nối đôi (PUFA)
từ loài hải miên Fasciospongia cavernosa thu thập tại vịnh Bengal (Orissa Coast)
đã được nghiên cứu trên một số tác nhân gây bệnh ở cá (Edwardsiella tarda,
Micrococcus sp., Pseudomonas aeruginosa), một số chủng đa kháng thuốc
(Staphylococcus pyrogenes, Acinetobacter sp., Salmonella typhi) và một tác nhân
gây bệnh ở người (Salmonella typhi). Kết quả cho thấy, dịch chiết lipid tổng của
Fasciospongia cavernosa thể hiện hoạt tính mạnh chống lại tất cả các tác nhân gây
bệnh được nghiên cứu, với giá trị MIC 25μg. Trong khi ở các nghiên cứu trước đó,
các nhà khoa học đã nhận thấy hoạt tính kháng khuẩn của các axit béo mạch dài đối
với chủng Staphylococcus pyrogenes tỉ lệ thuận với độ bất bão hòa của chúng. Như
vậy, sự có mặt với hàm lượng cao của các PUFA trong dịch chiết lipid tổng của loài
hải miên này có thể là nguyên nhân dẫn tới hoạt tính sinh học mạnh mẽ của nó.

11


Lipid tổng của năm loài tảo biển, hai loài Laurencia popillose, Galaxoura
cylindriea có nguồn gốc từ biển Đỏ, và ba loài Ulva fasciata, Dilophys fasciola,
Taonia atomaria từ biển Địa Trung Hải đã được nghiên cứu hoạt tính chống ung
thư , kháng virus, kháng khuẩn và các hoạt tính chống oxy hóa [21]. Những mẫu
dịch chiết lipid thô ở nồng độ 10 mg/ml thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển của

virut HSV-1, tỉ lệ ức chế dao động 12,5-74,4%. Ở nồng độ 20 mg/ml lipid tổng các
loài Dilophys fasciola, Taonia atomaria, Galaxoura cylindriea ức chế hoàn toàn vi
rut HSV-1. Lipid của tất cả năm loài tảo đều có hoạt tính kháng vi sinh vật đáng chú
ý với vi khuẩn Escherichia coli, nấm Aspergillus niger và men Candida albicans,
không dịch chiết nào thể hiện hoạt tính ức chế vi khuẩn Bacillus subtilis. Hoạt tính
chống oxy hóa được đánh giá dựa vào khả năng khử gốc tự do DPPH. Phần lớn
lipid tổng của năm loài tảo biển đều có hoạt tính chống oxy hóa với các mức độ
khác nhau. Tỉ lệ khử gốc tự do DPPH dao động trong khoảng 12,17-90,88% ở nồng
độ 100 μg lipid tổng, trong đó hoạt tính cao nhất thể hiện ở loài D. fasciola
(90,88%). Hoạt tính kháng u của các mẫu được thử nghiệm trên các dòng tế bào ung
thư vú (MCF-7) và tế bào ung thư gan (Hep-G2) ở người. Kết quả cho thấy, ở các
nồng độ khác nhau, dịch chiết thô của các mẫu tảo biển nghiên cứu đều thể hiện tác
dụng ức chế mạnh trên cả hai dòng tế bào ung thư vú và ung thư gan với giá trị IC50
dao động từ 0,34 đến 7,11 μg/ml. Trong đó, thể hiện hoạt tính cao nhất cả ở 2 dòng
tế bào ung thư là dịch chiết lipid của loài tảo T. atomaria ở tất cả các nồng độ
nghiên cứu, tỉ lệ ức chế tế bào khối u dao động từ 77,21 đến 82,34% và 42,0 đến
61,0% lần lượt với MCF-7 và HepG2. Giá trị IC50 đối với MCF-7 là 0,34 μg/ml,
thấp hơn nhiều so giá trị tương ứng của thuốc kháng u Novatrone. Một nghiên cứu
khác về loài tảo nâu Sargassum marginatum cho thấy dịch chiết lipid tổng của loài
tảo này có tác dụng ức chế chống loại bệnh bạch cầu cấp tính [10].
Trong một nghiên cứu của Emilie Genin và cộng sự năm 2004 [25] về các
hợp chất glycolipid ở một số loài hải miên, các nhà nghiên cứu đã phân lập được
một số cấu trúc glycolipid và tiến hành thử hoạt tính sinh học. Từ loài hải miên
Axinyssa djiferi thu thập tại vùng biển Nam Senegal đã phân lập được 9 hợp chất
monoglycosylceramide là các axidjiferoside (1- 9); từ loài Trikentrion leave thu

12


thập tại vùng biển Dakar đã phân lập được một hợp chất alkyldiglycosylglyserol

(10) là trikentroside, từ loài hải miên Myrmekioderma dendyi thu thập tại vùng biển
Nam Thái Bình Dương, gần Vanuatu; phân lập được hai hợp chất
alkyldiglycosylglycerol là các myrmekiosise. Một số thử nghiệm sinh học đã được
thực hiện với các hợp chất phân lập được như hoạt tính gây độc tế bào, kháng nấm,
kháng khuẩn, kháng virus và tăng cường miễn dịch, hoạt tính chống Plasmodium,
Leishmania và Trypanosoma.

(10)Trikentroside

(1-9) Axidjiferoside: m = 19-23, n = 6 -14

(11, 12) Myrmekiosise
Các glycolipid từ loài hải miên Trikentrion leave và Axinyssa djiferi (1-9, 10)
đã được chứng minh là có hoạt tính gây độc tế bào trên các tế bào KB, ức chế 47 và
75% ở 10μg/ml; và có hoạt tính chống sốt rét với giá trị IC50 9,5 μg/ml và 3,1 μg/ml
tương ứng. Các hợp chất axidjiferosides (1-9) có hoạt tính ức chế tăng dần theo
nồng độ đối với Plasmodium falciparum với giá trị IC50 0,45 μg/ml. Các glycolipid

13


(11, 12) từ Myrmekioderma dendyi thể hiện hoạt tính ức chế khối u trên dòng tế bào
THP1, và glycolipid (10) từ Trikentrion leave kháng u trên dòng tế bào NSCLC L16
[25].

(13) R = OH, n = 10; (14) R = OH, n = 12; (15) R = OAc, n = 10
Ba hợp chất glycolipid (13-15) đã được phân lập từ loài san hô mềm
Lobophytum crassum thu thập tại vùng biển Thái Lan [13]. Hoạt tính gây độc tế bào
của các hợp chất này đối với các dòng tế bào ung thư Hep-G2, Hep-3B, MDA-MB231, Ca9-22 được thể hiện trong bảng 1.1 Kết quả thể hiện rằng cả ba hợp chất đều
có hoạt tính đối với các dòng tế bào ung thư trên với giá trị IC50 dao động từ 9,2 đến

15,0 μg/ml.
Bảng 1.1. Hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất phân lập được từ Lobophytum
crassum [13]
IC50 (µg/ml)
Hợp chất
13
14
15
Doxorubicin

Hep-G2

Hep-3B

MDA-MB-231

Ca9-22

10,8
9,2
11,3
0,2

12,7
9,7
9,7
0,2

14,5
11,1

12,4
0,2

12,0
15,0
9,5
0,1

Hoạt tính sinh học của các hợp chất shingolipid (16)  (74), được phân lập
từ một số sinh vật biển được thể hiện ở bảng 1.2 [63].
Bảng 1.2. Hoạt tính sinh học của một số hợp chất sphingolipid từ sinh vật biển [63].
Hợp chất
(16) ; (17)
(18); (19)
(20)
(21)

Tên loài
Ulva fasciata (Tảo biển)
Flavobacterium sp.
(Vi khuẩn Gram (-))
Symbiodinium sp.
(Tảo vàng đơn bào)
Agelas sp.

14

Hoạt tính
Kháng virut
Ức chế DNA polymerase α

Kích hoạt Ca2+ ATPase của
màng lưới cơ tương
Ức chế sự tăng trưởng của tế


(22); (23); (24); (25);
(26)
(27); (28); (29); (30);
(31)
(32)
(33); (34); (35)
(36); (37); (38); (39);
(40); (41); (42); (43);
(44); (45)
(46)
(47)
(48); (49)
(50); (51); (52)
(53); (54)
(55)
(56)
(57)
(58); (59)
(60); (61); (62); (63);
(64)
(65)
(66); (67); (68); (69);
(70)
(71); (72)
(73)

(74)

(Hải miên)
A.dispar, A.conifera
(Hải miên)
A. mauritianus
(Nấm biển)
Chondropsis sp.
(Hải miên)
Discodermia calyx
(Hải miên)
Halichondria cylindrata
(Hải miên)

bào ung thư

Haliclona koremella
(Hải miên)
Iotrochota ridley
(Hải miên)
Plakortis simplex
(Hải miên)
Calicogorgia
(San hô)
Watersipora cucullata
(Rêu biển)
Cystodytes cf.dellechiajei
(Sao biển)
Asterias amurensis
versicolor

(Sao biển)
Astropecten latespinosus
(Sao biển)
Luidia maculate
(Sao biển)
Ophidiaster ophidiamus
(Sao biển)
Pentaceraster regulus
(Sao biển)
Cucumaria echinata
(Hải sâm)
Holothuria leucospilota
(Hải sâm)
Holothuria pervicax
(Hải sâm)
Stichopus japonicus
(Hải sâm)

Chống thối rữa

15

Hoạt tính kích thích miễn dịch
Kháng u và kích thích miễn
dịch
Ức chế enzyme decarboxylase
Ức chế enzyme neuraminidase
Kháng nấm và gây độc tế bào

Gây độc tế bào

Ức chế miễn dịch
Độc tính với muriid gastropod
Ức chế DNA Topoisomerase I
Ức chế phospholipase A2
Ức chế sự tăng trưởng của u
nguyên bào thần kinh
Kháng u
Tái tạo thần kinh
Gây độc tế bào
Làm lành vết thương
Độc tính trên ấu trùng Brine
shrimp và tái tạo thần kinh
Tái tạo thần kinh
Tái tạo thần kinh
Tái tạo thần kinh


×