Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Đào tạo lao động công ty thuốc lá thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.63 KB, 61 trang )

MỤC LỤC
Danh mục bảng biểu..........................................................................................................................................ii
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................................................................iv
2.2.2. Tình hình đào tạo nhân lực tại Công ty trong giai đoạn 2012 – 2014....................................................38
2.2.2.1. Cơ sở triển khai công tác đào tạo.......................................................................................................38
2.2.2.2. Phân định trách nhiệm các cấp trong công tác đào tạo......................................................................39
Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................................................................57

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. Sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Thuốc lá Thăng Long………...5
Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức của phòng Tổ chức nhân sự……………………….11
2. Biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Quá trình công tác của cán bộ phòng tổ chức nhân sự Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc lá Thăng Long……………….….37
3. Bảng biểu
Bảng 1.1 Danh sách cán bộ chuyên trách đảm nhiệm công tác quản trị nhân lực
của Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long tính tại thời điểm tháng
12/2014……………………………………………………………….………..13
Bảng 2.1 : Một số loại hình đào tạo công nhân kỹ thuật……………….….…..28
Bảng 2.2: Kinh phí dành cho công tác đào tạo tại Công ty Thuốc lá Thăng Long
một vài năm gần đây…………………………………..…………………........35
Bảng 2.3 : Cơ cấu lao động theo trình độ được tuyển dụng vào làm việc tại
Công ty Thuốc lá Thăng Long trong giai đoạn 2012-2014…………………....38
Bảng 2.4. Lao động tham gia đào tạo bồi huấn nâng bậc giai đoạn 20122014…………………………………………………………………………....41
Bảng 2.5. Kết quả thi nâng bậc giai đoạn 2012-2014…………………….…...42
Bảng 2.6. Quy trình đào tạo nhân lực tại Công ty Thuốc lá Thăng
Long……………………………………………………………………….…..44



ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Ý nghĩa

ATVSLĐ

:

An toàn vệ sinh lao động

PCCN

:

Phòng chống cháy nổ

BHYT

:

Bảo hiểm y tế

iii



LỜI NÓI ĐẦU
Trong mọi thời kỳ của tiến trình lịch sử, lao động luôn là yếu tố thúc đẩy sự
phát triển của xã hội loài người. Cùng với lao động, con người ngày càng hoàn thiện
và phát triển hơn. Ngày nay, lao động không còn là hoạt động nhỏ lẻ nữa, mà nó đã
được tập trung lại thành những công ty, tập đoàn lớn. Cũng qua rồi giai đoạn mà các
công ty cạnh tranh nhau thông qua công nghệ. Ngày nay, công nghệ thông tin đã
xóa nhòa mọi khoảng cách, không gian. Các doanh nghiệp trở nên gần nhau hơn.
Điều này làm cho các doanh nghiệp phải tìm ra một nhân tố mới làm yếu tố để cạnh
tranh với các doanh nghiệp khác. Và yếu tố ấy chính là “Lao động”. Để lao động có
thể phát huy hết khả năng của mình tạo ra sức cạnh tranh của doanh nghiệp thì
không thể thiếu hoạt động đào tạo. Đào tạo ngày nay được các doanh nghiệp sử
dụng như một công cụ giúp mài giũa đội ngũ lao động, để đội ngũ lao động có thể
hoàn thành tốt công việc cũng như tăng lợi thế cạnh trnah cho doanh nghiệp mình.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc lá Thăng Long đã có bề
dày lịch sử gần 60 năm phát triển, với đội ngũ lao động hùng hậu, lại thực hiện khá
thường xuyên công tác đào tạo nên Công ty ngày càng có những bước phát triển
mạnh mẽ hơn, ngày càng khẳng định mình trong nền kinh tế nước nhà cũng như
trong khu vực và trên thế giới.
Trong thời gian thực tập tại công ty Thuốc lá Thăng Long, qua quá trình tìm
hiểu, nghiên cứu, em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng công tác đào tạo nhân lực
tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc lá Thăng Long” làm đề
tài cho bài báo cáo tôt nghiệp của mình.
Kết cấu bài báo cáo gồm 2 phần
Phần 1: Khái quát chung về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc lá
Thăng Long và tổ chức công tác quản trị nhân lực.
Phần 2: Thực trạng công tác đào tạo nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên Thuốc lá Thăng Long và một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác
đào tạo nhân lực.

iv



PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN THUỐC LÁ THĂNG LONG VÀ TỔ CHỨC CÔNG
TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
1.1. Tổng quan về Công ty Thuốc lá Thăng Long
1.1.1. Thông tin chung về Công ty Thuốc lá Thăng Long
Tên đầy đủ: Công ty TNHH Một thành viên Thuốc lá Thăng Long
Tên viết tắt: Công ty Thuốc lá Thăng Long
Tên giao dịch quốc tế: Thang Long Tobaco Company Limited
Địa chỉ: Số 235 Đường Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 043. 8584342
Fax: 043.8584344
Email:
Website: />Ngày thành lập: 06/01/1957
Cơ quan quản lý cấp trên: Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam
Logo

-

Vốn điều lệ: 196.022.000.000 đồng
Vốn chủ sở hữu: 218.609.000.000 đồng
Vốn lưu động: 32.395.807.776 đồng
Ngành nghề kinh doanh:
+ Sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu;
+ Chế tạo, gia công, sửa chữa thiết bị chuyên ngành thuốc lá;
+ Kinh doanh dịch vụ nhà khách, nhà nghỉ;
+ Kinh doanh dịch vụ ăn uống;
+ Xuất, nhập khẩu các mặt hàng Công ty đang kinh doanh;
+ Kinh doanh bất động sản.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Sơn Thủy ( giám đốc).
1.1.2. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển


Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc lá Thăng Long là thành
viên trực thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, với cái tên ban đầu là Nhà máy
Thuốc lá Thăng Long. Trải qua gần 60 năm, Công ty đã trải qua những bước thăng
trầm cùng lịch sử nước nhà. Trong gần 60 năm qua, có những dấu mốc quan trọng
đã tạo nên những bước đột phá lớn trong sự phát triển của Công ty Thuốc lá Thăng
long.
Ngày 06/01/1957, ra mắt bao thuốc lá đầu tiên mang nhãn hiệu Thăng
Long tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long. Kể từ đó, ngày này được coi là ngày thành
lập Công ty Thuốc lá Thăng Long.
Ngày 05/08/1958, đây là ngày mà những bao thuốc lá đầu tiên của
Công ty Thuốc lá Thăng Long xuất khẩu sang thị trường các nước Xã hội chủ
nghĩa. Kể từ đây, trên bản đồ ngành công nghiệp thuốc lá thế giới Việt Nam chúng
ta đã trở thành một thành viên mới, hứa hẹn những bước phát triển trong tương lai.
Ngày 22/12/1958, khởi công xây dựng Nhà máy Thuốc lá Thăng Long
tại khu công nghiệp Thượng Đình – Hà Nội. Đây là sẽ khu công nghiệp tập trung
đầu tiên của miền bắc với các ngành công nghiệp nhẹ mũi nhọn lúc bấy giờ: Cao su,
Xà phòng và thuốc lá. Cũng chính vì thế mà khuu công nghiệp Thượng Đình còn
được mọi người nhắc đến với cái tên rất thân thuộc: Khu Cao-Xà-Lá.
Ngày 08/01/1960, Trong sự hân hoan của toàn thể cán bộ nhân viên,
Công ty Thuốc lá Thăng Long chính thức hoạt động tại cơ sở mới ở khu công
nghiệp Thượng Đình. Với cơ sở vật chất hiện có cũng với máy móc thiết bị hiện đại,
đây chính là cơ sở vũng chắc cho sự phát triển lâu dài của Công ty.
Năm 2000, một sự kiện quan trọng rất lớn đã diễn ra, đó là sự sát nhập
Nhà máy cơ khí Thuốc lá vào Công ty Thuốc lá Thăng Long. Kể từ đây, Công ty
Thuốc lá Thăng Long đã có thêm những người lao động mới, những công việc mới
cần xem xét để việc hoạt động của Công ty không bị ảnh hưởng bởi quá trình sát

nhập này.
Theo quyết định số 318/2005/QĐ-TTg ngày 06/12/2005 của Thủ tướng
Chính phủ, Nhà máy thuốc lá Thăng Long thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam
chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc lá Thăng
Long.
Năm 2012, toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty Thuốc lá
Thăng Long đã long trọng kỷ niệm 55 năm ngày thành lập công ty, cùng nhau ôn lại
truyền thống của các lớp cán bộ đi trước và cùng nhau nỗ lực phấn đấu, thi đua lao
động sản xuất để chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập công ty sẽ được tổ
chức vào năm 2017.


1.1.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban
trong Công ty
Hiện nay, bộ máy tổ chức của Công ty Thuốc lá Thăng Long được bố trí, sắp
xếp như sơ đồ sau:


Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Thuốc lá Thăng Long
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Côn 1

Chủ tịch hội đồng thành viên

Giám đốc Công ty
Phó giám đốc
Phó giám đốc

Thị trường – Tiêu thụ - Sản phẩm

Kỹ thuật – Sản xuất – Hệ thống

QLCL

Phó giám đốc
Pháp chế - PCCN – AT-VSLĐ

Các phòng ban, văn phòng đại diện

Các Phân xưởng
Phân xưởng Sợi

Phòng hành chính

Phân xưởng Bao cứng

Phòng kế hoạch vật tư

Phân xưởng Bao mềm
Phòng Xuất – Nhập khẩu
Phòng Tổ chức nhân sự
Phòng Tài chính kế toán
Phòng Thị trường
Phòng Tiêu thụ
Phòng Kỹ thuật công nghệ

Phân xưởng Cơ điện
Phòng Đầu tư
Phòng Quản lý chất lượng
Phòng Kỹ thuật cơ điện
VP đại diện TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự



Kể từ những ngày đầu thành lập cho đến nay, trải qua nhiều giai đoạn phát
triển, bộ máy của Công ty Thuốc lá Thăng Long đã có nhiều sự thay đổi nhằm phù
hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế nước nhà. Từ chỗ là một bộ máy đơn
giản trong nền kinh tế bao cấp thì hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, bộ máy tổ
chức của Công ty đã được chuyên môn hóa với các bộ phận chuyên biệt đảm nhận
những công việc riêng, tuy nhiên vẫn trong một sự điều hành chung để đảm bảo
hoàn thành các mục tiêu chung của Công ty. Hiện nay, có thể chia bộ máy tổ chức
của Công ty thành hai khối chính: Khối trực tiếp tham gia vào sản xuất và khối gián
tiến tham gia vào sản xuất.
- Khối gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất: gồm Chủ tịch hội đồng
thành viên; Giám đốc; các Phó giám đốc và các phòng, ban, văn phòng đại diện:
1. Phòng Hành chính
Chức năng, nhiệm vụ chính:
+ Chịu trách nhiệm tổ chức mọi công việc về quản trị văn phòng, lưu trữ
tài liệu, văn bản, truyền đạt thông tin nội bộ trong Công ty, khen thưởng và quản
lý các thiết bị có hiệu quả.
+ Công tác đối nội, đối ngoại của Công ty do giám đốc ủy quyền. Chăm
lo đời sống, sức khỏe cho cán bộ công nhân viên, luôn đảm bảo vệ sinh công
nghệ.
2. Phòng Kế hoạch vật tư
Chức năng, nhiệm vụ chính:
+ Tham mưu cho giám đốc về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh của
Công ty
+ Lập kế hoạch sản xuất dài hạn trong năm, quý, tháng. Điều hòa sản xuất
theo kế hoạch thị trường, định mức kỹ thuật, thống kê theo công tác tiết kiệm.
3. Phòng Xuất – nhập khẩu
Chức năng, nhiệm vụ chính:
+ Tham mưu cho giám đốc về việc điều hành, quản lý kinh doanh trong

lĩnh vực xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật và các quy định của Tổng
công ty Thuốc lá Việt Nam.
4. Phòng Tổ chức nhân sự
Chức năng , nhiệm vụ chính:
+ Tham mưu, giúp việc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc về công
tác quản lý, xây dựng các phương án công tác tổ chức lao động, tiền lương, bảo
hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, giải quyết các chế độ chính sách cho
người lao động.


5. Phòng Tài chính kế toán
Chức năng, nhiệm vụ chính:
+ Theo dõi tổng nợ và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
+ Tổ chức công tác hoạch toán, kế toán của Công ty theo quyết định của
Nhà nước và Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam
+ Lập báo cáo đầy đủ, đúng kỳ hạn báo cáo tổ chức, báo cáo thống kê, tổ
chức kiểm kê, đánh giá tài sản các đơn vị trong Công ty. Nộp đầy đủ các khoản
ngân sách cho Nhà nước.
6. Phòng Thị trường
Chức năng, nhiệm vụ chính:
+ Tham mưu cho giám đốc về công tác thị trường
+ Theo dõi, phân tích tình hình thị trường qua bộ phận nghiên cứu thị
trường và nhóm tiếp thị, tham gia hoạt động Marketing, tìm các hình thức quảng
cáo, tham gia các thiết kế sản phẩm mới, tham gia các hội chợ triển lãm,…
7. Phòng Tiêu thụ
Chức năng, nhiệm vụ chính:
+ Tham mưu cho giám đốc về công tác tiêu thụ sản phẩm
+ Lập kế hoạch tiêu thụ từng vùng miền, kết hợp với phòng thị trường mở
rộng diện tích tiêu thụ, thực hiện hợp đồng với khách hàng. Tổng hợp báo cáo
kết quả tiêu thụ về chất lượng, chủng loại theo quy định để Ban giám đốc đánh

giá và quyết định phương hướng sản xuất kinh doanh.
8. Phòng Kỹ thuật công nghệ
Chức năng, nhiệm vụ chính:
+ Giúp việc cho Giám đốc về công tác kỹ thuật sản xuất
+ Nhận chỉ thị trực tiếp của Giám đốc và thực hiện việc quản lý chất
lượng sản phẩm , nguyên vật liệu, vật tư, hương liệu trong quá trình sản xuất.
Nghiên cứu phối chế sản phẩm mới cả nọi dung và hình thức, phù hợp với thị
hiếu từng vùng, quản lý quy trình công nghệ tại Công ty.
9. Phòng Quản lý chất lượng
Chức năng, nhiệm vụ chính:
+ Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, sản phẩm công đoạn, thành phẩm
trước khi xuất, nhập kho. Xử lý sản phẩm không phù hợp.
+ Đào tạo, nâng cấp cho công nhân viên về công nghệ sản xuất. Xây
dựng, thực hiện kế hoạch chất lượng.


10.Phòng Kỹ thuật cơ điện
Chức năng, nhiệm vụ chính:
+ Quản lý hồ sơ thiết bị, máy móc, thiết bị cơ khí, điện, hơi nước, bản vẽ,
các nội quy, quy trình.
+ Xây dựng kiểm tra, giám sát việc thực hiện, hướng dẫn việc vận hành
và bảo quản máy móc.
+ Tham gia dạy nâng cấp bậc cho nhân viên Công ty.
11.Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh
Chức năng, nhiệm vụ chính:
+ Chịu trách nhiệm của Công ty thực hiện các Công tác phát triển,nghiên
cứu thị trường, triển khai các công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty tại TP. Hồ
Chí Minh và các tỉnh Miền Nam.
12.Ban Bảo vệ
Chức năng, nhiệm vụ chính:

+ Chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động: An ninh trật tự,
quốc phòng, quân sự địa phương của Công ty theo quy định của Nhà nước.
+ Xây dựng, tổ chức, thực hiện kế hoạch, phương án về công tác bảo vệ,
phòng chống cháy nổ, quân sự…
-Khối trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất: Gồm các phân xưởng:
Phân xưởng sợi
Chức năng, nhiệm vụ chính:
+ Vận chuyển, bảo quản các nguyên liệu liên quan đến sản xuất sợi thuốc
lá trong Công ty.
+ Thực hiện sản xuất, chế biến, sơ chế sợi thuốc lá theo sự chỉ đạo của
Công ty.
Phân xưởng bao cứng
Chức năng, nhiệm vụ chính:
+ Chịu trách nhiệm với Công ty về chế biến sợi thuốc lá từ phân xưởng
sợi, sản xuất các loại thuốc lá điếu, đóng vỏ bao, đóng thùng… các loại thuốc lá
với vỏ cứng.
Phân xưởng bao mềm
Chức năng, nhiệm vụ chính:
+ Chịu trách nhiệm với Công ty về chế biến sợi thuốc lá từ phân xưởng
sợi, sản xuất các loại thuốc lá điếu, đóng vỏ bao, đóng thùng… các loại thuốc lá
với vỏ mềm.


Phân xưởng cơ điện
Chức năng, nhiệm vụ chính:
+ Chịu trách nhiệm với Công ty về thiết kế, bố trí, sửa chữa, bảo trì các
thiết bị máy móc, hệ thống đèn điện, hơi nước, lò khí, … trong Công ty.
1.1.4. Phân cấp quản lý
Công ty Thuốc lá Thăng Long hiện nay đã có hệ thống quản lý một cách khoa
học và được phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng cấp quản lý. Điều này giúp cho

các cấp quản lý trong công ty biết được vai trò, trách nhiệm của mình, từ đó có thể
hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và tránh chồng chéo giữa các cấp quản lý với
nhau.
Quản trị cấp cao: là Giám đốc và các phó giám đốc trong công ty.
Nội dung quản trị của cấp cao này là:
+ Hoạch định các mục tiêu, phạm vi hoạt động của Công ty, dự kiến những
khó khăn trong thời gian tới và nguyên nhân của chúng từ đó đưa ra các biện pháp
giải quyết.
+ Xác định kết quả cuối cùng mong muốn, phê duyệt các đường lối, chính
sách lớn của Công ty.
+ Phê duyệt cơ cấu tổ chức, các kế hoạch chương trình hành động lớn nhằm
đạt được mục tiêu đã đề ra.
+ Xác định các nguồn nhân sự cần thiết và cung cấp kinh phí hoạt động theo
yêu cầu công việc.
+ Lựa chọn các quản trị viên chấp hành, giao trách nhiệm, ủy quyền.
+ Phối hợp mọi hoạt động của ban tham mưu với chức năng điều hành.
+ Phê duyệt chương trình kế hoạch nhân sự bao gồm: tuyển dụng, mức lương,
thăng cấp, đề bạt, kỷ luật…
+ Dự liệu các biện pháp kiểm soát như báo cáo, kiểm tra, đsanh giá hiệu quả
của tổ chức.
+ Chịu trách nhiệm hoàn toàn về những ảnh hưởng tốt xấu của các quyết
định.
Quản trị cấp trung: Người làm quản trị ở cấp này là các trưởng, phó
phòng; ban; các quản đốc, phó quản đốc các phân xưởng…
Nội dung quản trị của cấp trung là:
+ Tổ chức quản trị các hoạt động chức năng, nghiệp vụ trong phạm vi nhiệm
vụ quyền hạn được phân công nhằm thực hiện các chiến lược của Công ty.
+ Nắm vững những mục tiêu của Công ty, mối quan hệ giữa các bộ phận, dự
báo các khó khăn chính của bộ phận và những nguyên nhân trong phạm vi hoạt
động của mình.



+ Nắm vững trách nhiệm và phạm vi quyền hạn được giao, xác định các hoạt
động cần thiết phải thực hiện để đạt được kết quả, đề nghị những vấ đề liên quan
đến bộ phận để hoàn thành nhiệm vụ.
+ Đề nghị những chương trình, kế hoạch hành động của bộ phận và mô hình
tổ chức thích hợp nhất để thực hiện công việc.
+ Lựa chọn nhân viên, giao công việc theo chức năng cho các thành viên, xấy
dựng tinh thần đồng đội và lòng trung thành, phê chuẩn các thủ tục làm việc trong
phạm vi bộ phận trên cơ sở đường lối chung của Công ty.
+ Thường xuyên xét lại tính hiệu quả trong công tác của các bộ phận để kịp
thời xử lý những sai sót.
+ Báo cáo kết quả đạt được của các bộ phận lên cấp trên theo đúng sự ủy
quyền.
Quản trị cấp cơ sở: là nhà quản trị ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống
cấp bậc của quản trị trong Công ty. Người quản trị này là các tổ trưởng, nhóm
trưởng, và dưới họ không còn cấp quản trị nào bên dưới.
Nội dung quản trị của cấp cơ sở: Quản trị quá trình làm việc, các hoạt động
cụ thể hằng ngày của công nhân viên trong tổ, nhóm. Với tư cách là quản trị viên
nhiệm vụ, họ là những người hướng dẫn, đốc thúc, điều khiển công nhân trong các
công việc hằng ngày để đưa đến hoàn thành mục tiêu chung của Công ty. Tuy
nhiên, nhà quản trị cấp cơ sở này cũng là người trực tiếp tham gia vào các công việc
sản xuất kinh doanh cụ thể như các nhân viên khác dưới quyền của họ.
1.2. Tổ chức công tác Quản trị nhân lực
1.2.1. Bộ máy thực hiện nhiệm vụ công tác quản trị nhân lực
Nếu coi công ty là một cơ thể sống thì bộ phận thực hiện công tác quản trị
nhân lực giống như một quả tim của cơ thể sống đó. “Quả tim” ấy giúp điều phối
nguồn nhân lực trong công ty tới các bộ phận khác giúp cho các bộ phận khác của
“cơ thể sống” này được hoạt động bình thường và thống nhất. Kể từ ngày thành lập
cho đến nay, Công ty Thuốc lá Thăng Long đã có rất nhiều sự thay đổi trong cơ cấu

tổ chức để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Hiện nay, bộ máy tổ
chức của Công ty đã được chuyên môn hóa, các chức năng đã được phân công rõ
ràng tới các phòng ban khác nhau. Và “quả tim” của “cơ thể sống” ấy vẫn luôn
được quan tâm, phát triển kể từ những ngày đầu. “Quả tim” ấy vẫn luôn thể hiện
mình là một cánh tay đắc lực trong quá trình điều hành các hoạt động của Công ty.
Tên gọi: Phòng Tổ chức nhân sự
Chức năng của Phòng Tổ chức nhân sự: Tham mưu, giúp việc và chịu sự
chỉ đạo trực tiếp của giám đốc về công tác quản lý, xây dựng các phương án công


tác tổ chức lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, giải
quyết các chế độ chính sách cho người lao động trong phạm vi Công ty.
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2014, tổng số cán bộ nhân viên trong
phòng tổ chức nhân sự là 07 người gồm 01 trưởng phòng phụ trách hoạt động của
phòng, 01 phó phòng phụ trách tiền lương và 5 chuyên viên. Tính đến cuối năm
2014, tổng số lao động trong công ty khoảng 1400 lao động. Từ đây ta thấy rằng đội
ngũ các bộ quản trị nhân lực của Công ty khá dồi dào. Các cán bộ chuyên trách phụ
trách các mảng khác nhau theo chức năng, nhiệm vụ của phòng, từ đó, có thể hợp lý
hóa quá trình làm việc, tránh chồng chéo trong phân công công việc giữa các thành
viên.
Sơ đồ cán bộ phòng Tổ chức nhân sự:
Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức của phòng Tổ chức nhân sự

Trưởng phòng

Phó Trưởng Phòng

Chuyên
viên
pháp

chế

Chuyên
viên
Đào tạo

Chuyên
viên
ATVSLĐ

Chuyên
viên Bảo
hiểm

Chuyên
viên Bảo
hiểm

(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự)


Các cán bộ trong phòng Tổ chức nhân sự đều được phân công phụ trách một
mảng riêng, tuy nhiên, tất cả mọi người làm việc đều chịu sự quản lý chung của
trưởng phòng. Trưởng phòng sẽ hỗ trợ các nhân viên trong phòng của mình trong quá
trình làm việc để đảm bảo công việc được giải quyết đúng với yêu cầu. Hơn nữa,
trong quá trình làm việc, các cán bộ trong phòng còn hỗ trợ nhau để có thể hoàn thành
tốt công việc chung của phòng. Từ đó, tạo ra mối quan hệ khăng khít giữa các thành
viên với nhau.



Bảng 1.1 Danh sách cán bộ chuyên trách đảm nhiệm công tác quản trị nhân lực
của Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long tính tại thời điểm tháng 12/2014

STT

Chức vụ

Giới
tính

Tuổi

Trình độ

Chuyên môn

1

Phó phòng

Nữ

55

Đại học

Cán bộ lao động tiền
lương

2


Trưởng phòng

Nam

46

Thạc sỹ

Cơ khí

Chuyên viên bảo hiểm Nam

42

Đại học

Quản trị kinh doanh

3

4

Chuyên viên đào tạo

Nữ

41

Đại học


Kế toán viên

5

Chuyên viên
ATVSLĐ

Nam

40

Đại học

Tự động hóa

6

Chuyên viên pháp chế

Nữ

28

Đại học

Kinh tế lao động

7


Chuyên viên bảo hiểm Nam

23

Đại học

Chuyên viên bảo hiểm

(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự)


Từ bảng 1.1. ta có thể thấy rằng tính đến tháng 12/2014, tất cả các cán bộ của Phòng
Tổ chức nhân sự đều có trình độ đại học trở lên. Tuy nhiên về mặt chuyên môn, chỉ có
duy nhất 02 cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành về nhân lực (chiếm 28,57%) và
một trong hai cán bộ này lại sắp về hưu. Điều này cho thấy rằng, hầu hết các cán bộ
đều đang thực hiện nhiệm vụ trái với chuyên ngành đã được đào tạo của mình sau khi
tham gia một số lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ Quản trị nhân lực. Đây sẽ là một
trong những khó khăn cho quá trình thực hiện công việc của các cán bộ trong phòng.
Một cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm sắp về hưu, lại phụ trách mảng cực kỳ quan
trọng là mảng tiền lương. Đây sẽ là tổn thất rất lớn cho phòng Tổ chức nhân sự, đồng
thời, khi cán bộ này về nghỉ hưu, công việc của các cán bộ trong phòng sẽ có nhiều
xáo trộn và chỉ với 06 cán bộ còn lại thì không thể hoàn thành rất nhiều công việc của
phòng hiện tại.
1.2.2. Thực trạng phân công công việc trong bộ máy chuyên trách công tác
Quản trị nhân lực.
Hiện nay, các công việc của Phòng Tổ chức nhân sự được phân chia cụ thể tới
từng cán bộ chuyên môn trong phòng. Cụ thể, trưởng phòng có trách nhiệm phân
công công việc của phòng cho các nhân viên trong phòng. Mảng phụ trách tiền lương
do phó phòng phụ trách. Đây là một cán bộ tốt nghiệp chuyên ngành về lao động tiền
lương lại được tham gia một số khóa học ngắn hạn như nghề nhân lực nâng cao, đã

được bổ sung kiến thức về tiền lương và có hơn 30 năm kinh nghiệm trong công tác
quản trị nhân lực. Đây là một mảng rất quan trọng trong quản trị nhân lực, vì vậy việc
giao cho một cán bộ có kinh nghiệm là rất hợp lý.Ngoài ra, các mảng ATVSLĐ, Bảo
hiểm, Pháp chế được phân công cụ thể tới các cán bộ còn lại. Cụ thể, có 1 cán bộ phụ
trách mảng ATVSLĐ, 1 cán bộ pháp chế và 2 cán bộ bảo hiểm. Do việc phân công
công việc hợp lý, khoa học nên công tác Quản trị nhân lực tại Công ty đang được thực
hiện tương đói tốt. Tuy nhiên, vào thời điểm cuối năm, vẫn xảy ra tình trạng không
thực hiện kịp các công viêc do không đủ nhân lực và khối lượng công việc của phòng
quá nhiều.
1.3. Thực trạng triển khai thực hiện nhiệm vụ của cán bộ chuyên trách
quản trị nhân lực
1.3.1. Trưởng phòng Tổ chức nhân sự
• Nhiệm vụ định kỳ hằng năm:
Tổng kết, báo cáo tình hình sử dụng nhân lực, tuyển dụng, đào tạo hằng
năm của các bộ phận trong Công ty
Đánh giá năng lực cán bộ công nhân viên trong phòng.
Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo khen thưởng cho năm sau.


• Nhiệm vụ định kỳ 6 tháng
Báo cáo tình hình sử dụng nhân lực, tuyển dụng, đào tạo 6 tháng đầu
năm của các bộ phận trong Công ty
Lập kế hoạch số lượng nhân lực, kế hoạch tuyển dụng , đào tạo 6 tháng
cuối năm dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty
• Nhiệm vụ định kỳ hàng quý
Báo cáo tình hình sử dụng nhân lực, tuyển dụng, đào tạo trong quý
Lập kế hoạch số lượng nhân lực, kế hoạch tuyển dụng , đào tạo trong quý
• Nhiệm vụ định kỳ hàng tháng
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch của các nhân viên của
phòng trong tháng. Tổng kết và cùng các nhân viên trong phòng đề ra phương hướng,

mục tiêu nhiệm vụ của tháng tiếp theo.
Họp tổng kết với các phòng ban để lên kế hoạch nhân lực của các phòng
ban.
• Nhiệm vụ hằng ngày
Hỗ trợ các nhân viên trong phòng thực hiện công tác quản trị nhân sự.
Tiếp nhận và xử lý các công văn, báo cáo của các phòng ban khác gửi
tới.
• Nhiệm vụ đột xuất
Thực hiện tuyển dụng nhân lực cho các phòng ban trong Công ty theo đề
nghị của các phòng ban.
Họp đột xuất khi xảy ra các tình huống đột xuất trong công việc.
1.3.2. Phó phòng phụ trách tiền lương
• Nhiệm vụ hàng năm
Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của Công ty để
xây dựng đơn giá tiền lương, tổng quỹ lương, quyết toán tiền lương của Công ty.
Báo cáo tình hình thực hiện quỹ lương, quyết toán tiền lương cho các
phòng ban, phân xưởng trong Công ty cho ban giám đốc.
Tạm ứng, quyết toán thưởng năm cho cán bộ công nhân viên trong Công
ty.
• Nhiệm vụ định kì 6 tháng
Báo cáo tình hình thực hiện quỹ lương 6 tháng.
Lập kế hoạch chi quỹ lương 6 tháng cuối năm cho phù hợp với kế hoạch
năm.
• Nhiệm vụ định kì hàng quý
Xây dựng phương án trả lương, thưởng hàng quý theo kết quả sản xuất
kinh doanh.


Cùng với các phòng ban khác đánh giá hiệu quả của hoạt động trả lương,
thưởng đối với các phòng ban.

• Nhiệm vụ hàng tháng
Thực hiện việc thanh, quyết toán tiền lương, thù lao cho các phòng ban,
phân xưởng trong Công ty theo quy định
• Nhiệm vụ hàng ngày
Tiếp nhận và xử lý các vấn đề liên quan đến tiền lương trong Công ty.
Giải quyết các công việc khác do trưởng phòng giao, thay thế trưởng
phòng giải quyết các công việc khi trưởng phòng đi công tác.
Nghiên cứu các quy định của Nhà nước về tiền lương, thưởng cho các
cán bộ công nhân viên trong Công ty.
1.3.3. Chuyên viên đào tạo
• Nhiệm vụ hàng năm
Tổ chức xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cấp bậc công nhân phân xưởng
sợi, phân xưởng bao cứng, phân xưởng bao mềm… quy chế nâng bậc, nâng ngạch …
và theo dõi việc triển khai thực hiện.
Tổ chức chỉ đạo thực hiện các công việc thi nâng ngạch, nâng lương,
nâng bậc lương cho cán bộ các phòng ban và công nhân các phân xưởng.
Theo dõi, tổng kết sổ theo dõi danh sách cán bộ công nhân được nâng
bậc lương trong năm.
• Nhiệm vụ định kỳ 6 tháng
Tổng kết công tác thi nâng bậc, nâng ngạch cho cán bộ công nhân viên
trong Công ty 6 tháng đầu năm.
Lên kế hoạch tổ chức đào tạo, thi nâng bậc, nâng ngạch cho cán bộ công
nhân viên 6 tháng cuối năm.
• Nhiệm vụ định kỳ hàng quý
Tổng kết công tác thi nâng bậc, nâng ngạch cho cán bộ công nhân viên
trong Công ty trong quý.
Lên kế hoạch tổ chức đào tạo, thi nâng bậc, nâng ngạch cho cán bộ công
nhân viên trong quý tới.
• Nhiệm vụ hàng tháng
Báo cáo danh sách cán bộ được nâng bậc, nâng ngạch lương trong tháng

Hoàn thiện danh sách cán bộ nhân viên được nâng bậc, nâng ngạch
lương vào sổ theo dõi
• Nhiệm vụ hàng ngày
Nghiên cứu, hoàn thiện các quy chế đào tạo, tuyển dụng của Công ty.
Soạn thảo và trình trưởng phòng các quyết định bổ nhiệm, điều động…
Giải quyết các công việc khác do trưởng phòng hoặc phó phòng giao.
• Nhiệm vụ đột xuất


-

Tham gia sàng lọc hồ sơ, hỗ trợ trưởng phòng trong quá trình phỏng vấn
Làm thủ tục xuất cảnh cho thành viên ban giám đốc khi đi công tác nước

ngoài
Theo dõi, quản lí sinh viên tham gia thực tập
1.3.4. Chuyên viên ATVSLĐ
• Nhiệm vụ hàng năm
Lập báo cáo trình ban giám đốc về công tác ATVSLĐ và PCCN trong
Công ty
Tổng kết kết quả các khóa tập huấn huấn luyện công tác ATVSLĐ và
PCCN trong năm
• Nhiệm vụ 6 tháng
Báo cáo kết quả tình hình thực hiện công tác ATVSLĐ và PCCN trong 6
tháng đầu năm với ban giám đốc.
Lên kế hoạch triển khai các chương trình ATVSLĐ và PCCN 6 tháng
cuối năm để cùng các phòng ban khác phối hợp thực hiện.
• Nhiệm vụ hàng quý
Lập báo cáo các lớp đào tạo, huấn luyện về công tác ATVSLĐ và PCCN
trong quý

• Nhiệm vụ hàng tháng
Lên kế hoạch thực hiện các chương trình ATVSLĐ và PCCN
Phối hợp với các phòng ban có liên quan để thực hiện các kế hoạch của
tháng.
• Nhiệm vụ hàng ngày
Giải quyết các vấn đề phát sinh, liên quan đến công tác ATVSLĐ và
PCCN trong Công ty
Phối hợp với các phòng ban khác để tổng hợp và đề xuất khối lượng
dụng cụ bảo hộ lao động cho người lao động.
Thực hiện các công việc khác do trưởng phòng hoặc phó phó giao.
• Nhiệm vụ đột xuất
Đào tạo nhân viên mới lớp ATVSLĐ và PCCN sau khi họ được nhận
vào Công ty.
Kiểm tra công tác ATVSLĐ và PCCN tại các phân xưởng, phòng ban.
1.3.5. Chuyên viên bảo hiểm
• Nhiệm vụ hàng năm
Lập báo cáo về tình hình thực hiện các chế độ chính sách cho công nhân
trong năm và báo cáo lên ban lãnh đạo Công ty.
Phát thẻ BHYT cho người lao động làm việc trong Công ty
Gia hạn thẻ BHYT cho cán bộ công nhân viên trong Công ty
• Nhiệm vụ hàng tháng


Lập báo cáo tăng giảm lao động trong tháng của Công ty
Giải quyết chế độ hưu trí cho người lao động nghỉ hưu.
• Nhiệm vụ hằng ngày
Nhập hồ sơ vào hệ thống quản lý
Chuẩn bị các công văn, biểu mẫu nộp BHXH.
Thực hiện các công việc khác mà trưởng phòng, phó phòng giao cho.
1.3.6. Chuyên viên pháp chế

• Nhiệm vụ hàng năm
Tổng kết công tác pháp chế trong năm và báo cáo cho ban giám đốc
• Nhiệm vụ 6 tháng
Báo cáo công tác pháp chế 6 tháng đầu năm.
Báo cáo kết quả , đưa ra đề xuát thực hiện công tác pháp chế trong 6
tháng cuối năm.
• Nhiệm vụ hàng quý
Xây dựng các quy chế, quy định và phối hợp với các phòng ban có liên
quan ban hành.
• Nhiệm vụ hàng tháng
Trích dẫn , tóm tắt nội dung cần phổ biến tới phòng hành chính, phối hợp
với phòng hành chính tuyên truyền các chủ chương của Công ty thông qua hệ thống
truyền thanh nội bộ.
• Nhiệm vụ hàng ngày
Ban hành các văn bản đến các đơn vị
Bổ sung sách pháp luật vào tủ sách pháp luật của Công ty
Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiếm thức pháp luật.
Rà soát các nội quy, quy chế của Công ty. Nếu cần thiết đề xuất ý kiến
sửa đỏi bổ sung.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng hoặc phó phòng giao.
• Nhiệm vụ đột xuất
Sửa đỏi, bổ sung, xây dựng các quy chế phù hợp với Điều lệ Công ty
hoặc pháp luật hiện hành.
Báo cáo công tác pháp chế
1.4. Định hướng phát triển của Công ty Thuốc lá Thăng long và thách
thức trong công tác quản trị nhân lực.
1.4.1. Định hướng phát triển của Công ty Thuốc lá Thăng Long
Sau gần 60 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thuốc lá tại
Việt Nam, Công ty Thuốc lá Thăng Long đã có rất nhiều những bước trưởng thành
vượt bậc, đã vươn lên trở thành một trong những cây đại thụ của nền thuốc lá nước

nhà. Từ chỗ chỉ là một nhà máy sản xuất thuốc lá theo sự quản lý bao cấp của nhà


nước, đến nay Công ty đã có một hệ thống dây chuyền trang thiết bị hiện đại, sản
phẩm của Công ty đang được ưa chuộng trong và ngoài nước.
Theo quyết định số 166/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ vè việc phê duyệt đề
án tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2012-2015, Công ty TNHH
MTV Thuốc lá Thăng Long vẫn duy trị hình thức sở hữu cũ, 100% vốn điều lệ do
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam nằn giữ. Tuy nhiên, có sự thay đổi rất lớn về cơ cấu
tổ chức của Công ty. “Tổ chức lại các công ty Thuốc lá: Thăng Long, Bắc Sơn, Thanh
Hóa hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, trong đó, Công ty TNHH MTV Thuốc
lá Thăng Long là Công ty mẹ.”. Như vậy trong một vài năn sắp tới Công ty TNHH
MTV Thuốc lá Thăng Long sẽ trở thành Tổng công ty –Công ty mẹ, nhiệm vụ của
công tác quản trị nhân lực sẽ trở nên nặng nề hơn rất nhiều.
Cùng với việc tái cơ cấu, theo quyết định số 2541/QĐ-TLTL ngày 28/5/20009
của Bộ Công Thương về việc di chuyển vị trí nhà máy của Công ty Thuốc lá Thăng
Long. Theo như kế hoạch trên, nhà máy của Công ty Thuốc lá Thăng Long sẽ chuyển
về khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai, các vị trị của Công ty hiện tại khoảng
50km. Theo như kế hoạch, tại địa điểm làm việc mới, Công ty sẽ có diện tích gấp 3
lần hiện nay lên tới 143.684,38m2 . Đây là điều kiện thuận lợi để Công ty có thể mở
rộng dây chuyền sản xuất cũng như thị phần khách hàng của mình.
1.4.2. Thách thức trong công tác Quản trị nhân lực
Có thể thấy rằng, cùng với sự thay đổi rất lớn của Công ty, trong thời gian tới,
phòng Tổ chúc nhân sự sẽ có nhiều thuận lợi và thách thức cần vượt qua.
Những khó khăn mà công tác quản trị nhân lực có thể gặp phải trong thời gian
tới:
Thứ nhất, khi tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp theo quyết định số 166/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc
lá Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015, thì lao động của Công ty sẽ không còn trong
phạm vi cũ nữa mà sẽ mở rộng ra cả Công ty Thuốc lá Bắc Sơn và Công ty Thuốc lá
Thanh Hóa. Với vai trò là Công ty mẹ, bộ phận nhân sự của Công ty thuốc lá Thăng

Long sẽ gặp phải những khó khăn trong việc soạn thảo các quy chế hoạt động, nội
quy quy định cho việc vận hành cơ chế mới. Đồng thời, khi Công ty tái cơ cấu tổ
chức, sẽ có sự điều động, thuyên chuyển công tác giữa Công ty mẹ với Công ty con,
đồng thời có thể phát sinh thêm những phòng ban mới. Vì vậy đây cũng là một thách
thức rất lớn cho công tác quản trị nhân sự, làm sao có thể điều hòa nhân lực giữa các
phòng ban mà vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Điều này làm
cho khối lượng công việc của phòng Tổ chức nhân sự tăng lên đáng kể trong khi số
lượng cán bộ làm công tác quản trị nhân lực thì có hạn.


Thứ hai, khi Công ty chuyển về khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai,
nguồn nhân lực trong Công ty sẽ có sự xáo trộng nhất định. Có những lao động sẽ
không thể tiếp tục làm việc với Công ty tại địa điểm mới và 1 lượng lớn lao động mới
chưa có tay nghề Công ty sẽ phải tuyển thêm để đáp ứng quy mô sản xuất. Điều này
yêu cầu đội ngũ quản trị nhân lực trong Công ty cần đưa ra các phương án điều chỉnh
quá trình đào tạo ngay từ bây giờ để đảm bảo khi chuyển về địa điểm mới, Công ty có
thể hoạt động sản xuất bình thường. Ngoài ra, việc quản lý lao động mới này sẽ là một
nhiệm vụ nặng nề bởi khối lượng công việc sẽ rất lớn nếu như bộ phận nhân sự trong
Công ty không được bổ sung thêm nhân lực.
Mặc dù, trong thời gian tới, công tác quản trị nhân lực nói chung và công tác
đào tạo nói riêng của Công ty sẽ gặp nhiều thách thức lớn. Tuy nhiên, cùng với quá
trình tái cơ cấu, cơ sở vật chất của phòng Tổ chức nhân sự cũng sẽ được cải thiện và
trang bị thêm những trang thiết bị hỗ trợ cho quá trình làm việc, đây sẽ là điều kiện
thuận lợi cho các cán bộ quản trị nhân lực trong Công ty có thể áp dụng các biện pháp
làm việc mới nhằm hoàn thành tốt hơn công việc hiện tại và có thể hoàn thành các
công việc mới phát sinh.


PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THUỐC LÁ THĂNG LONG

2.1. Một số vấn đề chung về đào tạo
2.1.1. Khái niệm
Hiện nay, có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhân lực cũng như các
khái niệm liên quan đến đào tạo nhân lực, trong nội dung bài báo cáo này, sẽ thống
nhất sử dụng các khái niệm trong cuốn Giáo trình Quản trị nhân lực (Nguyễn Bá
Ngọc – 2011), nhà xuất bản lao động – Xã hội
- Nhân lực: là sức lức con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con
người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể
con người và đến một mức nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao
động – con người có sức lao động.
- Nguồn nhân lực: là nguồn lực con người. Nguồn lực đó xem xét ở hai khía
cạnh. Trước hết, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực. Nguồn nhân
lực nằm trong bản thân con người, đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực
con người và các nguồn lực khác. Thứ hai, nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể
nguồn nhân lực của từng con người. Với tư cách là một nguồn nhân lực của quá trình
phát triển, nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tọa ra của cải vật
chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện là số lượng và chất lượng nhất định tại
một thời điểm nhất định.
- Đào tạo: Theo từ điển Wikipedia, đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng
thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học
lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để
chuản bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công
việc nhất định.
- Đào tạo nhân lực: là những hoạt động học tập được diễn ra trong thời gian
ngắn hạn nhằm cung cấp cho người lao động những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu
hơn về công việc hiện tại, củng cố và bổ sung những kiến thức và kỹ năng, trình độ
chuyên môn còn thiếu hụt của người lao động. Đó là các hoạt động học tập nhằm
nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện có hiệu quả
hơn công việc hiện tại.
- Đào tạo mới: là hoạt động đào tạo diễn ra giúp các lao động mới chưa qua

đào tạo được học tập các kiến thức và kỹ năng để thực hiện công việc của mình trong
trường hợp thị trường lao động khan hiếm phải tuyển dụng vào công ty
- Đào tạo lại: là việc tổ chức đào tạo lại cho lao động đã qua đào tạo tuy nhiên
chuyên môn không phù hợp với vị trí đang làm việc, do tổ chức tinh giản biên chế, do
quá trình thay đổi cơ cấu tổ chức, do sự sắp xếp không phù hợp với vị trí chuyên môn


làm việc, do tình trạng dư thừa lao động mà họ buộc phải chuyển sang làm công việc
mới hoặc lao động chưa đủ năng lực thực hiện công việc.
- Đào tạo bổ sung: Là việc đào tạo cho người lao động để họ bù đắp các kiến
thức đang thiếu hụt để họ có thể thực hiện tốt công việc của mình.
- Đào tạo nâng cao: Là việc đào tọa cho người lao động giúp họ có các kiến
thức và kinh nghiệm làm việc ở trình độ cao hơn, mức độc ao hơn, giúp họ tăng khả
năng làm việc và năng suất lao động.
- Hiệu quả đào tạo nhân lực: Hiệu quả là việc mà các nhà quản trị nhân lực
luôn luôn hướng đến trong quá trình tổ chức đào tạo. Hiệu quả đào tạo có thể hiểu là
những lợi ích mà công tác đào tạo đem lại cho doanh nghiệp. Hiệu quả đào tọa cũng
có thể hiểu là sự nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc dẫn tới sự thay đổi nhận thức
và hành vi của người lao động, đó không chỉ là sự thay đổi về mặt kiến thức, nhận
thức tiến bộ mà còn tạo ra sự thay đổi về khả năng làm việc biểu hiện qua kết quả làm
việc. Một khóa đào tạo bị coi là thất bại khi nó không đem lại hiệu quả cho doanh
nghiệp. Hiện nay, có rất nhiều tiêu chí để tính toán hiệu quả của công tác đào tạo nhân
lực. Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp có thể sử dụng các tiêu chí sau để đánh giá
hiệu quả của công tác đào tạo: Thời gian thu hồi chi phí đào tạo, năng suất lao động
sau đào tạo, chi phí đào tạo bình quân cho 1 người/ khóa học…
2.1.2. Vai trò của đào tạo nhân lực
Đào tạo là một hoạt động không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà nó
còn đem lại lợi ích rất lớn cho chính bản thân người lao động. Vì vậy, đào tạo cần có
sự hợp tác giữa doanh nghiệp và bản thân người lao động để đem lại hiệu quả cao
nhất.

2.1.2.1. Đối với doanh nghiệp
- Giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả xuất kinh doanh.
Duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp.
- Tránh tình trạng quản lý lỗi thời. Các nhà quản trị cần áp dụng các phương
pháp quản lý sao cho phù hợp với những thay đổi về quy trình công nghệ, kỹ thuật và
môi trường kinh doanh.
- Giải quyết các vấn đề về tổ chức. Đào tạo giúp các nhà quản trị giải quyết các
vấn đề về mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân và giữa công đoàn với các nhà quản
trị, đề ra các chính sách về quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp có hiệu quả.
- Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới. Nhân viên mới thường gặp nhiều
khó khăn, bỡ ngỡ trong những ngày đầu làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp, các
chương trình định hướng công việc đối với nhân viên sẽ giúp họ mau chóng thích ứng
với môi trường làm việc của doanh nghiệp.


×