BÁO CÁO THỰC TẬP
SINH VIÊN: LÊ THỊ HIỀN
LỜI MỞ ĐẦU
***
Huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận được thành lập vào ngày 01/5/1983 theo
Quyết định số 204 ngày 30/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng. Huyện Tánh Linh có
diện tích tự nhiên là 117.422 ha, trong đó chủ yếu là rừng và đất lâm nghiệp chiếm
khoảng 65%, gồm 14 đơn vị hành chính (13 xã và 01 thị trấn), là huyện miền núi
nằm cuối dãy Trường Sơn, điểm cuối cùng của cực Nam Trung bộ, có vị trí chiến
lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, quốc phòng - an ninh của tỉnh Bình Thuận,
cực Nam Trung bộ và Nam Tây nguyên.
Tính đến thời điểm hiện nay, tại Tánh Linh có 8 tôn giáo chính gồm: Phật
giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo Bàni, Phật giáo Hoà hảo, Baha'i, Tịnh
độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam với 41.081 tín đồ/102.884 khẩu chiếm khoảng 39,9%
dân số toàn huyện.
Trước đòi hỏi đổi mới, tư duy quản lý và quản lý nhà nước về công tác tôn
giáo nói riêng phải mang tính toàn diện, liên quan đến cả quy trình quản lý không
chỉ về cơ cấu tổ chức mới mà còn là cơ chế hoạt động phối hợp mới; yêu cầu cao
hơn đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, sử dụng đúng người, đúng việc;
đổi mới tác phong làm việc theo hướng chính quy, hiện đại. Đồng thời cần tăng
cường hơn sự chỉ đạo của các cấp Đảng ủy, sự phối hợp mang tính xây dựng của
các cấp, các ngành hữu quan, các cơ quan chức năng… Tất cả sẽ tạo nên sức mạnh
và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình hiện nay.
Dựa trên những đặc điểm riêng về kinh tế - văn hóa - xã hội tại huyện Tánh
Linh, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
trên địa bàn huyện Tánh Linh” làm báo cáo trong đợt thực tập của mình. Hy
vọng chuyên đề báo cáo này sẽ đưa ra được những kiến nghị hữu ích cho công tác
quản lý nhà nước đối với tôn giáo tại huyện Tánh Linh nói riêng và tỉnh Bình
Thuận nói chung.
1
BÁO CÁO THỰC TẬP
SINH VIÊN: LÊ THỊ HIỀN
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
1. Báo cáo chung về tình hình thực tập
Căn cứ Quyết định Số 1918/2005/QĐ-HCQG ngày 30/12/2005 của Giám
đốc Học viện Hành chính Quốc gia về việc Ban hành Quy định về tổ chức thực tập
cho sinh viên Đại học hệ chính quy.
Theo kế hoạch thực tập của Phòng Đào tạo Học viện Hành chính Quốc gia,
cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh.
1.1. Thời gian thực tập
Từ ngày 22/02/2016 đến ngày 15/04/2016.
1.2. Địa điểm thực tập
Phòng Nội vụ huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Địa chỉ: Số 434 đường
Trần Hưng Đạo, Thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.
1.3. Kế hoạch thực tập
Tuần
1
Từ ngày
22/02/2016
đến ngày
26/02/2016
2
Từ ngày
29/02/2016
đến ngày
04/03/2016
Nội dung
- Báo cáo lãnh đạo Phòng Nội vụ huyện Tánh Linh về nội
dung và kế hoạch thực tập.
- Tìm hiểu và học nội quy, quy chế của cơ quan.
- Làm quen với các anh chị làm việc tại phòng.
- Tìm hiểu tổng quan về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của Phòng Nội vụ huyện Tánh Linh.
- Xác định đề tài viết báo cáo thực tập.
- Bắt đầu làm quen với các công việc của phòng.
- Tiếp cận, tìm hiểu các máy móc, thiết bị trong phòng.
- Thực hiện các công việc được giao tại cơ quan .
- Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, số liệu liên quan đến báo cáo thực
tập.
- Soạn thảo, hoàn thành và gửi đề cương báo cáo thực tập cho
giảng viên hướng dẫn.
2
BÁO CÁO THỰC TẬP
3
Từ ngày
07/03/2016
đến ngày
11/03/2016
4
Từ ngày
14/03/2016
đến ngày
18/03/2016
5
Từ ngày
21/03/2016
đến ngày
25/03/2016
6
Từ ngày
28/03/2016
đến ngày
01/04/2016
7
Từ ngày
04/04/2016
đến ngày
08/04/2016
SINH VIÊN: LÊ THỊ HIỀN
- Liên hệ, trao đổi với chuyên viên hướng dẫn thực tập.
- Thực hiện các công việc được giao tại cơ quan.
- Tiếp cận với công việc liên quan đến báo cáo thực tập trong
thực tế.
- Thực hiện thu thập những tài liệu có liên quan.
- Nhận kết quả phản hồi đề cương báo cáo từ giảng viên hướng
dẫn và tiến hành sửa chữa.
- Thực hiện các công việc được giao tại cơ quan.
- Tiếp tục nghiên cứu, thu thập thông tin liên quan.
- Tiến hành viết nội dung báo cáo thực tập.
- Thực hiện các công việc được phân công .
- Tổng hợp, xử lý các thông tin, số liệu đã thu thập.
- Tiếp tục viết báo cáo thực tập dựa trên đề cương báo cáo đã
được đồng ý bởi giảng viên hướng dẫn.
- Trao đổi với giảng viên về những khó khăn gặp phải.
- Thực hiện các công việc được phân công.
- Tìm hiểu và thu thập thêm tài liệu cho báo cáo.
- Tiếp tục viết báo cáo thực tập và xin ý kiến đóng góp của
chuyên viên hướng dẫn thực tập.
- Chỉnh sửa nội dung, hình thức bài báo cáo.
- Trình và xin ý kiến giảng viên hướng dẫn về bài báo cáo.
- Thực hiện các công việc được phân công.
- Tiếp nhận ý kiến của giảng viên hướng dẫn.
- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện báo cáo.
- Trình báo cáo và xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn.
3
BÁO CÁO THỰC TẬP
8
Từ ngày
11/04/2016
đến ngày
15/04/2016
SINH VIÊN: LÊ THỊ HIỀN
- Thực hiện các công việc được phân công.
- Nhận phản hồi bài báo cáo từ giảng viên hướng dẫn.
- Trình báo cáo và xin ý kiến lãnh đạo cơ quan.
- Hoàn tất báo cáo.
- Xin nhận xét kết quả thực tập và cảm ơn về sự giúp đỡ của
lãnh đạo cơ quan, cán bộ nhân viên phòng Nội vụ huyện Tánh
Linh.
- Nộp báo cáo thực tập.
2. Báo cáo kết quả thực tập
2.1. Những nội dung công việc sinh viên đã thực hiện trong quá trình
thực tập
a) Tuần 1 & Tuần 2 (Từ ngày 22/02/2016 đến ngày 04/03/2016)
- Trình diện và báo cáo lãnh đạo cơ quan về kế hoạch thực tập;
- Làm quen với các anh chị làm việc tại phòng;
- Tìm hiểu tổng quan về phòng Nội vụ huyện Tánh Linh;
- Xác định đề tài, hoàn thành đề cương và xin ý kiến giảng viên hướng dẫn;
- Vào sổ công văn đến, công văn đi, photo hồ sơ, văn bản;
- Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến hoạt động tôn giáo.
b) Tuần 3 & Tuần 4 (Từ ngày 07/03/2016 đến ngày 18/03/2016)
- Nhận kết quả phản hồi đề cương từ giảng viên hướng dẫn và sửa chữa;
- Soạn văn bản, in, photo và tham mưu các văn bản, vào sổ công văn;
- Tiếp tục nghiên cứu, thu thập thông tin liên quan đến đề tài;
c) Tuần 5 & Tuần 6 (Từ ngày 21/03/2016 đến ngày 01/04/2016)
- Tham mưu các văn bản liên quan đến tôn giáo qua chỉ dẫn của chuyên viên;
- Viết báo cáo và xin ý kiến của chuyên viên hướng dẫn thực tập;
- Soạn thảo công văn, vào sổ công văn và tham mưu văn bản;
- Chuyển công văn đến các phòng ban trong UBND huyện;
4
BÁO CÁO THỰC TẬP
SINH VIÊN: LÊ THỊ HIỀN
- Trao đổi với chuyên viên hướng dẫn để xin ý kiến, xin số liệu, tổng hợp số
liệu liên quan đến công tác tôn giáo tại huyện và bổ sung cho bài báo cáo;
- Hoàn thiện báo cáo và xin ý kiến giảng viên hướng dẫn.
d) Tuần 7 & Tuần 8 (Từ ngày 04/04/2016 đến ngày 15/04/2016)
- Vào sổ công văn, chuyển công văn, tham mưu các văn bản;
- Tiếp nhận phản hồi từ giảng viên và tiến hành sửa chữa, hoàn thành báo
cáo;
- Trình báo cáo và xin ý kiến nhận xét kết quả thực tập và cảm ơn về sự giúp
đỡ của lãnh đạo cơ quan, cán bộ nhân viên phòng Nội vụ huyện Tánh Linh;
- Hoàn tất báo cáo;
- Nộp báo cáo thực tập.
2.2. Những kết quả thu nhận được trong quá trình thực tập
Trải qua 8 tuần thực tập, bản thân đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm,
kiến thức, đồng thời phát triển được một số kỹ năng như: soạn thảo văn bản, tổng
hợp, chọn lọc tài liệu, số liệu, văn thư lưu trữ, tham mưu các văn bản, bên cạnh đó
cũng đã nắm bắt được quy trình, thủ tục làm việc tại phòng Nội vụ huyện Tánh
Linh.
Trong quá trình thực tập, được sự chỉ bảo của các anh chị mà bản thân đã rút
ra được những bài học trong giao tiếp ứng xử với cấp trên và đồng nghiệp, đồng
thời được thực hiện một số công việc thực tế từ đó có cái nhìn cụ thể, sâu sắc hơn
về công tác tôn giáo trên địa bàn huyện Tánh Linh.
2.3. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực tập
a) Thuận lợi
Trong thời gian thực tập tại phòng Nội vụ huyện Tánh Linh, em đã nhận
được sự giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn tận tình của lãnh đạo và các anh chị trong cơ
quan. Được tạo điều kiện tham gia các hoạt động đoàn thể, làm quen với môi
trường làm việc.
Các anh, chị cán bộ, nhân viên cơ quan có nhiều kinh nghiệm trong cuộc
sống và công việc đã chỉ dẫn nhiệt tình cho em trong quá trình thực tập. Môi trường
5
BÁO CÁO THỰC TẬP
SINH VIÊN: LÊ THỊ HIỀN
làm việc thân thiện, không khí cởi mở, vui vẻ, hòa đồng cũng là thuận lợi khi thực
tập.
b) Những khó khăn
Đây là lần đầu tiên được tiếp cận với thực tế, với lượng kiến thức còn hạn
chế cho nên bước đầu còn nhiều bỡ ngỡ với công việc, môi trường làm việc. Việc
vận dụng kiến thức pháp luật vào việc nghiên cứu đánh giá hồ sơ còn nhiều thiếu
sót và hạn chế.
PHẦN II
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Chuyên đề báo cáo: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÁNH LINH TỈNH BÌNH THUẬN
1. Tổng quan về phòng Nội vụ huyện Tánh Linh
1.1. Vị trí, chức năng
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân huyện, tham mưu,
giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh
vực: Tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành
chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức
nhà nước; cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách xã, thị trấn; tổ chức phi
Chính phủ; tôn giáo; thi đua khen thưởng, văn thư lưu trữ, dân vận chính quyền,
quản lý Hội, công tác thanh niên.
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự
chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, đồng
thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ.
6
BÁO CÁO THỰC TẬP
SINH VIÊN: LÊ THỊ HIỀN
1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội
vụ trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định. Trình Ủy ban nhân
dân cấp huyện ban hành Quyết định, Chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch, kế hoạch dài
hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao. Tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được
giao.
-Về tổ chức, bộ máy:
Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện theo hướng dẫn của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh; Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định hoặc để Ủy
ban nhân dân huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sát nhập, giải
thể các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện; Xây dựng đề án thành
lập, sát nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trình cấp có thẩm quyền quyết định.
-Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:
Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế
các cơ quan hành chính, sự nghiệp hàng năm thuộc UBND huyện theo quy định số
lượng phân bổ của UBND tỉnh; Giúp Ủy ban nhân dân huyện hướng dẫn, kiểm tra
việc quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp; Giúp Ủy ban nhân dân huyện
tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm
đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp cấp huyện và Ủy ban nhân dân
cấp xã.
-Về công tác xây dựng chính quyền:
Giúp Ủy ban nhân dân huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực
hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân công của
Ủy ban nhân dân huyện và hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh; Thực hiện các thủ
tục để Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phê chuẩn các chức danh lãnh đạo của Ủy
ban nhân dân cấp xã; Giúp Ủy ban nhân dân huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê
7
BÁO CÁO THỰC TẬP
SINH VIÊN: LÊ THỊ HIỀN
chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật; Tham mưu, giúp Ủy ban
nhân dân huyện xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới
hành chính trên địa bàn để Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp
thông qua trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Chịu trách nhiệm
quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện; Giúp Ủy ban
nhân dân huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sát nhập và kiểm tra, tổng
hợp báo cáo về hoạt động khu phố, thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn huyện theo
quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó khu phố, thôn, bản; Giúp Ủy ban
nhân dân huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việc thực hiện
Pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, xã,
thị trấn trên địa bàn huyện.
-Về cán bộ, công chức, viên chức:
Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng,
điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo, bồi
dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, công chức,
viên chức; Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, thị trấn và thực hiện
chính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách xã, thị trấn theo
phân cấp; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm
về công tác nội vụ theo thẩm quyền.
-Về cải cách hành chính:
Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan
chuyên môn cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác cải cách hành
chính ở địa phương; Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện về chủ trương, biện
pháp đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn huyện; Tổng hợp công tác cải cách
hành chính ở địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân huyện và tỉnh. Giúp Ủy ban
nhân dân huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức hoạt động của Hội, công tác
Thanh niên và tổ chức phi Chính phủ trên địa bàn huyện.
-Về công tác tôn giáo:
Giúp Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực
hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn
8
BÁO CÁO THỰC TẬP
SINH VIÊN: LÊ THỊ HIỀN
giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên
môn cùng cấp để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo
phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.
-Về công tác thi đua, khen thưởng:
Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân huyện tổ chức các phong trào thi
đua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa
bàn huyện, làm nhiệm vụ Thường trực của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp
huyện; Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua,
khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen
thưởng theo quy định của pháp luật.
-Về công tác văn thư, lưu trữ:
Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong công tác lưu
trữ; hàng năm xây dựng kế hoạch triển khai hệ thống thông tin, hướng dẫn công tác
lữu trữ hồ sơ phục vụ công tác quản lý nhà nước cho các cơ quan, đơn vị thuộc
UBND huyện.
-Thực hiện các nhiệm vụ khác:
Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân
huyện và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên
địa bàn huyện; Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi
ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với
cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của phòng Nội vụ theo quy
định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân huyện; Quản lý tài chính,
tài sản của phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban
nhân dân huyện; Giúp Ủy ban nhân dân huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực
công tác khác được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của
Sở Nội vụ.
1.3. Cơ cấu tổ chức và biên chế
a) Cơ cấu tổ chức
9
BÁO CÁO THỰC TẬP
SINH VIÊN: LÊ THỊ HIỀN
Phòng Nội vụ có 01 Trưởng phòng, 02 Phó Trưởng phòng và 05 chuyên viên
thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ:
- Trưởng phòng phòng Nội vụ chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân
huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của phòng Nội vụ;
- Phó Trưởng phòng phòng Nội vụ giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi
một số mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về
nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng
được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của phòng;
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, biệt phái, đánh giá, khen thưởng, kỷ
luật, miễn nhiệm, cho từ chức và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Trưởng
phòng, Phó Trưởng phòng phòng Nội vụ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết
định theo quy định.
b) Biên chế
Biên chế công chức của phòng Nội vụ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
quyết định trong tổng biên chế công chức của huyện đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt; Việc bố trí công tác đối với công chức của phòng Nội vụ được căn cứ
vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức và phẩm chất, trình độ, năng lực
của công chức do Trưởng phòng phân công nhiệm vụ.
2. Chuyên đề báo cáo: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên
địa bàn huyện Tánh Linh
2.1. Tầm quan trọng của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
trên địa bàn huyện Tánh Linh
Từ trước đến nay, tôn giáo luôn là một trong những vấn đề nhạy cảm và
phức tạp, bởi các lý do sau đây:
Thứ nhất: Trên thế giới có rất nhiều tôn giáo, mỗi tôn giáo có lịch sử hình
thành, giáo lý, giáo luật, tổ chức riêng và số lượng tín đồ đông…Do đó, giải quyết
những vấn đề gắn với những đặc điểm ấy hết sức rất khó khăn.
10
BÁO CÁO THỰC TẬP
SINH VIÊN: LÊ THỊ HIỀN
Thứ hai: Tôn giáo gắn chặt với Triết học, phong tục tập quán, tín ngưỡng,
văn hóa của từng dân tộc.
Thứ ba: Tất cả các tôn giáo từ khi ra đời cho đến nay thường bị lợi dụng
hoặc gắn liền với vấn đề chính trị. Ở nhiều nước trên bề mặt là cuộc chiến tranh sắc
tộc song sâu xa là cuộc chiến thanh về tôn giáo. Hoạt động tôn giáo tác động đến
vấn đề an ninh quốc phòng, an toàn xã hội.
Tánh Linh là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bình Thuận, với số lượng tín đồ
khá đông, ngoài những nét chung như các huyện trong tỉnh thì Tánh Linh còn mang
những nét riêng do đặc điểm tự nhiên và xã hội của địa phương mang lại. Hơn nữa,
Tánh Linh là địa phương có đặc trưng của vùng núi xa xôi cách trở mang lại nhiều
khó khăn cho công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tôn
giáo, nên việc tăng cường quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tôn giáo và hoạt động
tôn giáo trên địa bàn huyện là một vấn đề cấp bách và cần thiết.
2.2. Thực trạng thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
trên địa bàn huyện Tánh Linh
a) Các tôn giáo ở Tánh Linh
Theo số liệu thống kê đến hết 31 tháng 12 năm 2015, toàn huyện có 8 tôn
giáo chính, gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo Bàni, Phật giáo
Hoà hảo, Baha'i, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam. Sự hình thành và phát triển các
tôn giáo trên địa bàn huyện khá đa dạng
Trên địa bàn huyện có 41.081 tín đồ/102.884 khẩu chiếm khoảng 39,9% dân
số toàn huyện. Cụ thể như sau:
STT
TÔN GIÁO
TÍN ĐỒ
1
2
3
4
5
Phật giáo
Công giáo
Tin lành
Cao đài
Hồi giáo Bàni
25.131
12.884
1.037
362
1632
CHỨC
SẮC
18
9
4
1
1
NHÀ TU
HÀNH
22
23
2
1
40
CƠ SỞ
THỜ TỰ
20
10
10
2
1
11
BÁO CÁO THỰC TẬP
6
7
8
Phật giáo Hoà hảo
Baha'i
Tịnh độ Cư sĩ Phật
hội Việt Nam
TỔNG
SINH VIÊN: LÊ THỊ HIỀN
16
26
0
0
0
0
0
0
59
0
0
0
41.081
33
88
43
Các tôn giáo hoạt động ở huyện Tánh Linh từ rất lâu, điển hình như Hồi giáo
Bàni của người Chăm, Công giáo, Phật giáo…gắn với sự hình thành và phát triển
của vùng đất Tánh Linh từ trước ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất
đất nước 30/04/1975, bên cạnh đó một số tôn giáo mới du nhập vào địa bàn huyện
như: Cao Đài, Baha’i, Phật giáo Hòa Hảo, Tin lành, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt
Nam. Các tôn giáo hoạt động bình thường và đồng thời không ngừng đẩy mạnh
truyền đạo vào cộng đồng dân cư trên huyện, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số
trong huyện.
b) Tình hình hoạt động của từng tôn giáo
Như quan điểm của Đảng ta khẳng định: Tôn giáo có mặt tích cực và tiêu
cực, các tôn giáo hoạt động trên địa bàn huyện, ngoài những mặt tích cực đạt được:
chấp hành tốt Chủ trương, Chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Hiến
chương của các Giáo hội; Tất cả tín đồ các tôn giáo đều là người dân lao động sinh
sống ở 14/14 xã, thị trấn (cả vùng đồng bào dân tộc thiểu số).
Trong những năm qua đời sống vật chất, tinh thần của đại đa số đồng bào các
tôn giáo được cải thiện đáng kể. Đặc biệt từ khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
số 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18/06/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Khóa XI quy định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ra đời thì đa số các chức sắc,
chức việc và đồng bào có đạo càng tin tưởng, đồng tình với chính sách tôn giáo của
Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, các tôn giáo còn có nhiều diễn biến khá phức tạp, do tác động tiêu
cực của một số phần tử lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp
luật như: lấn chiếm đất đai, xây dựng, tạo lập cơ sở thờ tự trái phép. Mặt khác các
tôn giáo đều tích cực củng cố tổ chức, phát triển tín đồ tôn giáo bằng nhiều hình
12
BÁO CÁO THỰC TẬP
SINH VIÊN: LÊ THỊ HIỀN
thức như truyền đạo, làm từ thiện không đúng quy định của nhà nước để lôi kéo,
phát triển tín đồ gây thanh thế, tập trung vào các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số. Một số tôn giáo tự ý xây dựng, cơi nới, dựng tượng, sửa chữa các
cơ sở thờ tự không xin phép chính quyền; việc khiếu kiện tranh chấp đất đai, ngôi
vị, diễn ra ở một số nơi; một số cá nhân, tổ chức lợi dụng cơ sở tôn giáo thực hiện
các hoạt động vượt quá khuôn khổ cho phép.... Cụ thể tình hình hoạt động của từng
tôn giáo như sau:
· Phật giáo
Tình hình hoạt động sinh hoạt của bà con Phật tử nhìn chung tương đối bình
thường. Đa số phật tử, chức sắc, chức việc, hoạt động đúng theo Hiến chương của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp
luật của Nhà nước tại địa phương.
Được sự quan tâm của Mặt trận, Chính quyền địa phương, Ban Trị sự Phật
giáo huyện đã củng cố bầu mới Ban hộ tự và bổ nhiệm trụ trì ở các Chùa như: Chùa
Phật Quang II (Măng Tố), Chùa Quán Âm (Đức Thuận). Cho phép sửa chửa và xây
dựng mới cơ sở thờ tự đảm bảo sinh hoạt cho bà con Phật tử. Các ngày lễ trọng và
nhân dịp tết Nguyên đán, Huyện ủy, UBND, UBMTTQVN và ngành chức năng
huyện luôn quan tâm, thăm hỏi chức sắc, chức việc và tín đồ phật tử nhằm tạo mối
đoàn kết trong đồng bào có đạo.
· Công giáo
Hoạt động của đạo Công giáo diễn ra bình thường, ngoài những ngày lễ
trọng của Giáo hội như lễ Giáng sinh, Phục sinh, tháng của Đức mẹ...diễn ra trong
không khí vui tươi, bảo đảm theo nghi thức tôn giáo và chấp hành pháp luật Nhà
nước.
Tuy nhiên, có 2 việc nổi lên đáng quan tâm đó là:
- Tại Trung tâm Thánh mẫu Tà Pao:
+ Ngày 29/4/2015, ông Trần Trọng Hiếu - Linh mục Quản xứ Giáo xứ Đồng
Kho gửi đơn đến UBND huyện xin hỗ trợ An ninh trật tự - An toàn Giao thông các
ngày trong tuần và các ngày lễ tại Trung tâm Thánh mẫu - Tà Pao;
13
BÁO CÁO THỰC TẬP
SINH VIÊN: LÊ THỊ HIỀN
+ Ngày 28/8/2015 và ngày 07/9/2015, ông Trần Trọng Hiếu gửi Văn bản số
03 và 04 đến UBND huyện, phòng Nội vụ, Công an huyện xin giải quyết về vụ việc
trật tự an ninh xảy ra vào ngày 27/8/2015 (giữa người buôn bán hàng và khách
hành hương) tại Trung tâm Thánh mẫu - Tà Pao;
Qua 02 sự việc trên phòng Nội vụ đã tham mưu UBND huyện văn bản chỉ
đạo Công an huyện phối hợp với xã Đồng Kho kiểm tra, xử lý vụ việc tình hình đến
nay ổn định.
· Đạo Tin lành: Toàn huyện có 4 hệ phái:
- Tin lành Việt Nam (Miền Nam);
- Tin lành Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam;
- Tin lành Báptít;
- Tin lành Truyền Giảng Phúc Âm (chưa được công nhận tư cách pháp nhân)
thường xuyên nhóm họp tại thôn 4, xã Gia Huynh và Đồng Kho.
* Tuy nhiên, có 03 việc nổi lên đáng quan tâm đó là:
- Tại điểm Tin lành Đồng Kho:
+ Thứ nhất: Ngày 09/10/2015, Tổng liên hội Hội thánh tin lành Việt Nam
(MN) do Mục sư Phan Vĩnh Cự - Hội trưởng đã ký Quyết định số 1260/2015/TLHKL về việc cách chức Mục sư Nhiệm chức đối với ông Trình Minh Thi, qua đó,
yêu cầu ông Trình Minh Thi và gia đình phải giao lại toàn bộ cơ sở của Giáo hội để
các tín hữu hội thánh Đồng Kho có nơi sinh hoạt, thờ phượng chúa (đây là Quyết
định chính thức của Tổng liên hội). Ban đại diện tin lành tỉnh Bình Thuận đã có văn
bản cử Mục sư nhiệm chức Phạm Xuân Nghĩa - Quản nhiệm Chi hội Nghị Đức, xã
Nghị Đức tạm kiêm lo điểm Tin lành Đồng Kho cho đến khi có sự sắp xếp mới.
+ Thứ hai: Ngày 10/8/2015, ông Trình Minh Thi gửi đơn đến UBND xã
Đồng Kho và UBND xã Đức Bình xin đăng ký 02 điểm sinh hoạt tôn giáo theo hệ
phái Hội thánh Truyền giảng Phúc âm (Đồng Kho có 80 tín đồ, Đức Bình có 49 tín
đồ); Qua đó, Hội thánh Truyền giảng Phúc âm do Mục sư Đoàn Trung Tín - Tổng
quản nhiệm đã ký Giáo vụ lệnh số 05/08/2015/VPTH, Văn thư số
05/08/2015/VPTH, Giấy Chứng nhận số 608CN/VPTH ngày 27/8/2015 chứng
nhận ông Trình Minh Thi là Mục sư nhiệm chức của Hội thánh Truyền giảng Phúc
âm, Quản nhiệm Hội thánh Đồng Kho.
14
BÁO CÁO THỰC TẬP
SINH VIÊN: LÊ THỊ HIỀN
+ Thứ ba: Ngày 18/9/2015, Mục sư Đoàn Trung Tín - Tổng quản nhiệm Hội
thánh Truyền giảng Phúc âm gửi Văn thư số 01/09/2015/VPTH đến Ban Tông giáo
tỉnh đề nghị công nhận Điểm nhóm La Ngâu.
* Ba vấn đề nói trên trong thời gian tới phòng Nội vụ phối hợp với ngành
chức năng tỉnh, huyện và UBND các xã Đồng Kho, Đức Bình, La Ngâu kiểm tra
tham mưu UBND huyện giải quyết theo quy định của pháp luật.
· Hồi giáo Bà Ni
Hoạt động của các Chức sắc, tín đồ Hồi giáo Bàni thực hiện tốt chủ trương,
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy
và Nghị quyết 11 của Huyện ủy Tánh Linh về xây dựng và phát triển toàn diện dân
sinh kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, được đa số chức sắc, tín đồ
phấn khởi yên tâm phát triển sản xuất, tham gia tốt các hoạt động phong trào xây
dựng đời sống văn hóa, thể dục thể thao…do địa phương phát động. Trong các
ngày Lễ, Tết cổ truyền của đồng bào Chăm như tết Katê, tháng Ramưwan được
chính quyền các cấp quan tâm thăm hỏi động viên, từ đó tạo mối quan hệ thân thiết
giữa đồng bào với các cấp chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, từ những năm 2004 trở về trước vai trò, ảnh hưởng của các Chức
sắc, chức việc trong cộng đồng Hồi giáo Bàni có uy tín rất lớn trong cộng đồng Hồi
giáo trong việc quản lý điều hành tại Chùa chăm không có vụ việc lớn xảy ra;
những năm 2004 cho đến nay vai trò ảnh hưởng của các Chức sắc Hồi giáo (nhất là
vai trò của Sư cả) và các chức việc trong cộng đồng Hồi giáo uy tín giảm nhiều, vì
lý do tranh giành ngôi thứ trong Chùa, trong Đình; tranh chấp việc coi ngày cúng
Chùa, ngày cúng Đình, phân chia bè phái gây mất đoàn kết nội bộ kéo dài; tình
hình trên đã dẫn đến việc tổ chức đông người viết đơn khiếu kiện, tố cáo vượt cấp;
các cấp chính quyền đã nhiều lần làm việc, vận động giải thích, đến nay các Chức
sắc, chức việc, tín đồ đã tạo được mối đoàn kết tình hình hiện cơ bản ổn định và
sinh hoạt bình thường.
15
BÁO CÁO THỰC TẬP
SINH VIÊN: LÊ THỊ HIỀN
· Đạo Cao đài
Tín đồ theo đạo Cao đài có hai hệ phái chính, họ sinh sống trên địa bàn nhiều
xã.Trong thời gian qua hoạt động bình thường, chức sắc và tín đồ chấp hành tốt các
chủ trương của Đảng chính sách pháp luật Nhà nước.
Số tín đồ Cao đài thuộc hệ phái Trung Việt chủ yếu ở các xã Bắc Sông (Huy
Khiêm, Nghị Đức, Đức Phú) và một số hộ ở Gia An đã thành lập Tổ nghi lễ tại
thôn 7, xã Gia An.
Riêng số tín đồ Cao đài thuộc hệ phái cao đài Tây Ninh chủ yếu ở các xã Gia
Huynh, Suối Kiết, Gia An, đã thành lập điểm nhóm sinh hoạt tại thôn 2, xã Gia
Huynh theo quy định của Hiến chương
* Tuy nhiên, có 2 việc nổi lên đó là:
+ Nhóm chống đối Cai đài Tây Ninh lấy danh nghĩa “Khối Nhơn sanh” do
Đương Xuân Lương - Chánh Trị sự và Trần Quốc Tiến cầm đầu đang có nhiều hoạt
động chống đối gây mất an ninh trật tự ở một số địa phương; ở địa bàn huyện Tánh
Linh có Chánh Trị sự Phan Văn Bình (người đứng đầu Điểm sinh hoạt Cao Đài
thôn 1, xã Gia Huynh). Để ngăn chặn hoạt động trái phép nói trên, phòng Nội vụ đã
tham mưu UBND huyện Công văn số 15/UBN-NC ngày 14/5/2015 chỉ đạo ngành
chức năng huyện và các xã, thị trấn theo dõi, ngăn chặn hoạt động trái phép của
"khối nhơn sanh" trong Cao đài Tây Ninh không tùng hội thánh, tình hình đến nay
cơ bản ổn định.
+ Ngày 14/9/2015, ông Thượng Hơn Thanh - Lễ sanh Cai quản Họ đạo Cao
đài thị trấn Võ Xu, Đức Linh gửi đơn xin xác nhận Chức việc thuộc huyện Tánh
Linh gồm 4 người 3 nam, 1 nữ (bà Hồ Thị Thùy Dung, sinh năm 1961, xóm 2, thôn
1, xã Đức Phú; ông Châu Văn Có, sinh năm 1960, xóm 9, thôn 2, xã Bắc Ruộng;
ông Nguyễn Đông An, sinh năm 1965, thôn 3, xã Đức Bình; ông Lê Văn Nhiều,
sinh năm 1955, thôn Đồng Me, xã Đức Thuận); Qua xem xét hồ sơ thì không thuộc
thẩm quyền giải quyết, phòng Nội vụ đã mời ông Thượng Hơn Thanh lên làm việc
và trả lại hồ sơ theo quy định.
16
BÁO CÁO THỰC TẬP
SINH VIÊN: LÊ THỊ HIỀN
· Phật giáo Hòa Hảo
Hiện nay có khoảng 8 hộ 16 tín đồ đang sinh sống ở 04 xã (Đức Bình, Đức
Tân, Gia huynh, Suối Kiết) chủ yếu là sinh hoạt tín ngưỡng tại gia, chưa có hoạt
động vi phạm các quy định của nhà nước.
· Đạo Baha’i
Có 26 tín đồ sinh hoạt tại gia ở 03 xã (Đức Thuận, thị trấn Lạc Tánh, xã suối
Kiết). Người đại diện là ông Nguyễn Chí Thiện thường trú tại xóm 2- thôn Lạc
Thuận - thị trấn Lạc Tánh, mọi hoạt động bình thường, chấp hành pháp luật Nhà
nước tại địa phương (Ban Tôn giáo Chính phủ cấp giấy Chứng nhận đăng ký hoạt
động tôn giáo số 105/TGCP ngày 28/02/2007).
·Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam
Có 59 tín đồ sinh hoạt tại xã Gia An với tên cơ sở tôn giáo là Chi hội Hưng
An Tự. Người đại diện là ông Võ Hoàng Yên (pháp danh Thiện Vân), trụ sở chính
đặt tại thôn 3 – xã Gia An – huyện Tánh Linh – tỉnh Bình Thuận (UBND tỉnh Bình
Thuận chấp thuận thành lập cơ sở tôn giáo Chi hội Hưng An Tự thuộc Giáo hội
Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam thông qua Quyết định số 2185/QĐ-UBND). Hiện
nay cơ sở này hoạt động bình thường trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
2.3. Nhận xét về công tác quản lý hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện
Tánh Linh trong năm qua
a) Những kết quả đạt được
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tôn giáo. Được sự chỉ đạo trực tiếp
của Thường vụ Huyện uỷ, sự phối hợp có hiệu quả của chính quyền, mặt trận các
đoàn thể, tham gia tích cực của một số ngành chức năng; tình hình công tác quản lý
về tôn giáo đã đạt được một số kết quả:
Tiếp tục quán triệt lại Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số
92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi
hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Thông tư số: 01/2013/TT-BNV, ngày
25/3/2013 của Bộ Nội vụ về Ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục
hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ chủ chốt cấp huyện, Chủ
tịch, Phó chủ tịch UBND xã, Chủ tịch UBMT, Trưởng công an, Quân sự cho các
17
BÁO CÁO THỰC TẬP
SINH VIÊN: LÊ THỊ HIỀN
xã, thị trấn. Chỉ đạo chính quyền cơ sở, các cơ quan, ban ngành triển khai học tập
quán triệt Pháp lệnh, Nghị định của chính phủ về Tín ngưỡng tôn giáo sâu rộng
trong các hộ, đảng viên, viên chức lao động. Tham mưu giúp UBND huyện chỉ đạo
các xã, thị trấn tổ chức học tập, quán triệt Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo cho đồng
bào có đạo.
Tham mưu cho UBND huyện tổ chức Hội nghị sơ kết 10 năm thực hiện thực
hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) và
Nghị quyết số 16-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa X) về công tác tôn giáo;
Trong năm, Phòng đều tập trung vào những vụ việc nổi cộm và những công
việc trọng điểm để tổng hợp báo cáo cho từng kỳ họp của Ban chỉ đạo công tác tôn
giáo huyện, tham mưu đề xuất chủ trương xử lý, giải quyết các vấn đề tôn giáo phát
sinh. Đồng thời báo cáo nhanh theo yêu cầu của Thường trực Huyện uỷ và UBND
huyện để chỉ đạo xử lý kịp thời. Thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng,
Nhà nước về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Xem xét giải quyết kịp thời nhu cầu tín
ngưỡng chính đáng của đồng bào có đạo.
Tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản giải quyết các hoạt động
tôn giáo như: Văn bản hướng dẫn giúp đỡ chức sắc, tín đồ theo đạo Công giáo và
Tin lành tổ chức lễ Noel,văn bản hướng dẫn giúp đở Chức sắc tín đồ theo đạo Phật
giáo tổ chức lễ Phật đản, Vu Lan…
Phối hợp với UBMTTQVN huyện tổ chức Hội nghị toạ đàm với chức sắc,
chức việc các tôn giáo, già làng, trưởng bản trên địa bàn huyện theo định kỳ 3
tháng, 6 tháng, cuối năm để thông báo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của
huyện nhà, phổ biến một số chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về hoạt
động tôn giáo, tạo điều kiện cho các tôn giáo phản ảnh được tâm tư, nguyện vọng
chính đáng của mình, qua đó để hướng dẫn và giải quyết kịp thời các nhu cầu chính
đáng của các tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện được tăng cường sát
với thực tế, tình hình hoạt động của các tôn giáo thực hiện đúng các chủ trương
chính sách của Đảng và nhà nước về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, các ngày lễ hội, lễ
trọng của các tổ chức tôn giáo đã được chính quyền mặt trận các cấp quan tâm, tạo
18
BÁO CÁO THỰC TẬP
SINH VIÊN: LÊ THỊ HIỀN
điều kiện để các tôn giáo sinh hoạt tín ngưỡng chính đáng như: Xuất gia tu học, cho
phép lễ cầu an, thuyết giảng phật pháp, lễ an vị phật, lễ khởi công xây dựng, tổ
chức thăm hỏi tặng quà, hướng dẫn tổ chức lễ Phật đản, lễ Vu lan báo hiếu, lễ
Noel… bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.
Thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, xem xét giải quyết kịp thời nhu cầu tín ngưỡng chính đáng của
đồng bào có đạo và ban hành các văn bản, báo cáo theo chức năng, nhiệm vụ của
phòng.
Nhìn chung trong năm qua tình hình quản lý nhà nước về hoạt động các tôn
giáo được chú ý và quan tâm hơn. Được sự chỉ đạo của Thường vụ Huyện uỷ,
UBND huyện, các ngành, các cấp từ huyện đến cơ sở có nhiều cố gắng trong việc
chỉ đạo, hướng dẫn các tôn giáo hoạt động tuân thủ theo pháp luật và các quy định
của địa phương. Phòng tôn giáo được điều động thêm một biên chế nên chất lượng
hoạt động giải quyết công việc đã có nhiều kết quả trong việc nắm bắt tình hình
hoạt động của các tôn giáo kịp thời. Tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo, phối
hợp với mặt trận, đoàn thể, các ngành chức năng tập trung giải quyết được một số
vụ việc tồn đọng trong các tôn giáo, tổ chức thăm hỏi, động viên chức sắc, chức
việc, nhà tu hành các tôn giáo nhân ngày lễ trọng của các tôn giáo. Thường xuyên
quan tâm theo dõi và tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào có đạo sinh hoạt theo
nhu cầu tín ngưỡng chính đáng, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Do đó
đồng bào theo tín ngưỡng các tôn giáo phấn khởi, tin tưởng vào sự lảnh đạo của
Đảng và nhà nước. Đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo,
sống tốt đời đẹp đạo, giúp sức xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư.
b) Những mặt tồn tại
Về mặt nhận thức: Việc nhìn nhận vấn đề tôn giáo chưa thật sự đầy đủ. Mặt
khác, do một bộ phận cán bộ làm công tác tôn giáo không nắm chắc đặc thù của tôn
giáo nên không kịp thời nắm bắt các vụ việc, hoạt động tôn giáo trái phép hoặc có
biết thì sự việc cũng xảy ra rồi nên không có hướng giải quyết để tình trạng lặp đi
lặp lại kéo dài.
19
BÁO CÁO THỰC TẬP
SINH VIÊN: LÊ THỊ HIỀN
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: Tính hệ thống của văn bản quy phạm
pháp luật về tôn giáo chưa đầy đủ, đồng bộ và thống nhất; văn bản ban hành chưa
đầy đủ, kịp thời, chủ yếu tập trung giải quyết vấn đề cụ thể, chưa có nhửng văn bản
mang tính chiến lược về công tác quản lý và nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt
động tôn giáo trên địa bàn Huyện.
Tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo từ huyện xuống cơ sở còn
nhiều bất cập, đội ngũ cán bộ còn quá mỏng, thậm chí còn chưa có cán bộ chuyên
trách làm công tác tôn giáo ở cấp xã, trình độ và năng lực còn thấp. Lãnh đạo
UBND các xã, thị trấn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này, bước đầu gặp nhiều
khó khăn, lúng túng trong xử lý các hoạt động tôn giáo, thậm chí né tránh đùn đẩy
trách nhiệm. Hiện nay nhiều địa phương đang giao công tác tôn giáo cho công chức
Văn phòng - thống kê thực hiện. Công tác thông tin, báo cáo đột xuất, báo cáo hàng
tháng, hàng quý về cho UBND huyện không thực hiện, đây là khó khăn trong công
tác tham mưu xử lý về hoạt động các tôn giáo.
Về công tác phối hợp hoạt động: Sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận
trong hệ thống chính trị và các đoàn thể chưa chặt chẽ và thường xuyên. Nguyên
nhân là đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo còn khá mỏng và sự phối hợp giữa
các tổ chức đoàn thể trong quá trình quản lý hoạt động tôn giáo chưa tốt nên không
theo sát diễn biến phức tạp tôn giáo và khi vụ việc xảy ra thì xử lý không kịp thời.
Vì vậy hiệu quả quản lý hoạt động tôn giáo không cao.
Cơ sở vật chất: cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về tôn
giáo còn thiếu thốn nhiều mặt nên dẫn đến việc thống kê, điều tra nắm bắt tình hình
hoạt động của tôn giáo trên địa bàn chưa kịp thời, nhanh chóng và đầy đủ, gây trở
ngại cho công tác quản lý.
2.4. Bài học kinh nghiệm (trong thực hiện nội dung chuyên đề báo cáo)
Chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể phải tập trung làm công tác tuyên
truyền, vận động để cho toàn dân nói chung và bà con tín đồ, chức sắc tôn giáo nói
riêng hiểu rõ và thực hiện đúng quan điểm, tư tưởng, chính sách tôn giáo của Đảng
và nhà nước hiện nay, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết
tôn giáo, tuân thủ pháp luật.
20
BÁO CÁO THỰC TẬP
SINH VIÊN: LÊ THỊ HIỀN
Đối với bộ phận đồng bào bị lôi kéo, kích động, cần cẩn trọng trong việc giải
quyết các vướng mắc, lấy tuyên truyền, thuyết phục là chính, dựa vào vai trò của
những người có uy tín trong cộng đồng để cảm hoá đồng bào, tránh chủ quan, áp
đặt khi chưa có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Kiện toàn bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác tôn giáo từ huyện đến xã,
thị trấn, sắp xếp lựa chọn những người có năng lực, có trách nhiệm để tham mưu
cho cấp uỷ và chính quyền về nhiệm vụ công tác tôn giáo trong thời kỳ mới.
Mặt trận và các đoàn thể tăng cường công tác vận động tín đồ, chức sắc tôn
giáo tham gia thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư”, hăng hái tham gia phong trào thi đua yêu nước ở từng cơ
sở, ở từng địa phương.
Kiên quyết đấu tranh chống lại âm mưu, hành động của các thế lực thù địch
và các phần tử xấu lợi dụng tôn giáo để lôi kéo đồng bào các dân tộc gây rối trật tự
ở khu dân cư; kiên quyết vạch trần âm mưu, thủ đoạn của những kẻ lợi dụng tôn
giáo để tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách tôn giáo, đi ngược
lại chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
3. Đề xuất, kiến nghị
3.1. Đối với Phòng Nội vụ huyện Tánh Linh
Tham mưu cho UBND huyện kiến nghị đối với cấp trên nên thành lập riêng
Phòng Dân Tộc - Tôn giáo để gắn vào nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân tộc - tôn
giáo một cách đồng bộ, hiệu quả hơn. Vì huyện Tánh Linh là một huyện Miền núi
tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số đông (có 13 dân tộc), 08 tôn giáo, mà chỉ có 01 công
chức Phòng Nội vụ tham mưu thực hiện quản lý nhà nước nên gặp rất nhiều khó
khăn.
Cần đề xuất những giải pháp cụ thể, kế hoạch để giải quyết sớm các vụ việc
tồn đọng nổi cộm trong hoạt động tôn giáo tại huyện.
3.2. Đối với Học viện Hành chính quốc gia
Tăng cường đào tạo lý thuyết gắn với thực tiễn, tạo điều kiện cho sinh viên
được thực hành nhiều hơn nữa.
21
BÁO CÁO THỰC TẬP
SINH VIÊN: LÊ THỊ HIỀN
Cần biên soạn giáo trình đầy đủ phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như
học tập, vì hiện nay một số môn vẫn chưa có giáo trình.
Chú trọng hơn đến cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác giảng dạy,
học tập như: âm thanh, ánh sáng, …
Trong quá trình học cần tăng cường nhiều hơn nữa các buổi đi thực tế tại các
phòng Nội vụ nhằm tạo điều kiện cho sinh viên làm quen, nắm bắt công việc và
tiếp thu kiến thức một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn nữa.
PHẦN III
KẾT LUẬN
Từ những điều đã phân tích, lý giải ở các phần trên. Tôi xin đi đến một số kết
luận như sau:
1. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội nhưng đây là sự phản ánh hư ảo
thực tại xã hội bằng những lực lượng siêu nhiên nào đó vào đầu óc con người. Tôn
giáo chứa đựng cả những mặt tích cực và tiêu cực, tuy vậy tôn giáo vẫn đóng vai
trò quan trọng trong đời sống xã hội.
2. Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, tôn giáo Việt Nam hình thành và phát
triển chịu sự tác động và chi phối của những biến cố lich sử, những sự kiện chính
trị, gắn liền với tiến trình lịch sử của dân tộc. Tình hình hoạt động của các tôn giáo
ở nước ta trong thời gian qua nhìn chung tương đối ổn định, cuộc sống hiện tại của
hầu hết tín đồ tôn giáo được cải thiện đáng kể cả về vật chất lẫn tinh thần.
3. Trong điều kiện mới, các tín đồ tôn giáo trên cả nước đã cảm thấy yên tâm
hơn trong hành đạo, tin tưởng hơn vào đường lối, chính sách của Đảng và quy định
của Nhà nước. Bên cạnh đó, các hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù
địch vẫn tiếp tục diễn ra với quy mô ngày càng lớn và mức độ ngày càng phức tạp
hơn.
Huyện Tánh Linh là huyện nằm trong vùng trọng yếu về an ninh chính trị
của tỉnh Bình Thuận, được sự quan tâm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng và Nhà nước,
công tác tôn giáo trên địa bàn huyện đạt được những thành tựu đáng kể. Bên cạnh
22
BÁO CÁO THỰC TẬP
SINH VIÊN: LÊ THỊ HIỀN
những thành tựu đạt được thì công tác quản lý hoạt động tôn giáo ở Tánh Linh vẫn
còn tiềm ẩn nhiều bất ổn, phức tạp gây không ít khó khăn cho công tác quản lý nhà
nước về tôn giáo trên địa bàn huyện nhà.
4. Qua phân tích thực trạng tình hình hoạt động các tôn giáo và hoạt động
quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện, tôi xin đưa ra một
số kiến nghị mong góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước với hoạt động tôn
giáo trên địa bàn huyện nhà, một số kiến nghị cơ bản như sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tôn giáo.
Hai là, hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.
Ba là, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo.
Bốn là, cần phân cấp cụ thể trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo. Xác định cơ chế trách nhiệm và phối hơp giữa các bộ phận, các
cơ quan làm công tác tôn giáo; Xem xét nâng kinh phí hoạt động và chính sách ưu
đãi đối với cán bộ làm công tác tôn giáo.
Năm là, đẩy mạnh công tác vận động quần chúng tôn giáo.
Sáu là, phát huy vai trò của người cao tuổi; người có uy tín; trưởng thôn,
xóm.
Bảy là, tăng cường công tác đấu tranh với âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn
giáo của các thế lực thù địch nhằm chống phá chính quyền, chống phá cách mạng
Việt Nam.
Bên cạnh, còn một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
về tôn giáo:
Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về tôn giáo,
xử lý kịp thời nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động
tôn giáo.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo trên địa bàn huyện, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo.
23
BÁO CÁO THỰC TẬP
SINH VIÊN: LÊ THỊ HIỀN
Đảm bảo các điều kiện cũng như cơ sở vật chất cho hoạt động quản lý nhà
nước đối với hoạt động tôn giáo.
Tuy đã có sự cố gắng nỗ lực nhất định, song vấn đề quản lý hoạt động tôn
giáo trên địa bàn huyện Tánh Linh là một vấn đề rộng lớn và phức tạp, nên trong
phạm vi bài báo cáo sẽ không tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót nhất định.
Kính mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo chân thành của quý thầy cô đối với đề
tài báo cáo trên.
Xin chân thành cảm ơn!
BÁO CÁO CÓ NỘI DUNG, SINH VIÊN CÓ CỐ GẮNG TRONG VIỆC
THỰC HIỆN, TUY NHIÊN ĐÂY LÀ MỘT VẤN ĐỀ KHÓ, CẦN PHẢI HOÀN
THIỆN THÊM
NHƯỢC ĐIỂM LỚN NHẤT CỦA BÁO CÁO LÀ CÁCH TIẾP CẬN
CHƯA PHÙ HỢP VỚI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. “QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
TÔN GIÁO…”CÓ CÁCH TIẾP CẬN RỘNG, PHẠM VI THỰC HIỆN CỦA
BCTT CHỈ MỚI KHÁI QUÁT ĐƯỢC TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN, NỘI DUNG “QLNN” VẪN CHƯA ĐƯỢC LÀM
RÕ. ĐÂY LÀ VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU VÀ HOÀN THIỆN THÊM.
CHÚ Ý VỀ THỂ THỨC TRÌNH BÀY, LỖI CHÍNH TẢ VÀ CÁCH SỬ
DỤNG DẤU CÂU.
CỐ GẮNG NHÉ!
24
BÁO CÁO THỰC TẬP
SINH VIÊN: LÊ THỊ HIỀN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mười Tôn giáo lớn trên thế giới ( NXB Chính trị).
2. Một số Tôn giáo ở Việt Nam ( NXB Chính trị).
3. Nghị quyết của BCH TW Đảng IX lần thứ 7 về công tác Tôn giáo.
4. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004 của Ủy ban thường vụ
Quốc hội khóa XI quy định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
5. Nghị định 22/NĐ-CP ngày 12/01/2004 về kiện toàn bộ máy làm công tác
Tôn giáo thuộc UBND các cấp.
6. Nghị định số 22/2005NĐ - CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn
thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
7. Chỉ thị số 01 ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công
tác đối với đạo Tin lành.
25