Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Ảnh hưởng của các chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong sự nảy mầm và tăng trưởng sớm của cây mầm từ hạt ở cây lúa oryza sativa l giống nàng hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.6 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thanh Phượng

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA
TĂNG TRƯỞNG THỰC VẬT TRONG SỰ NẢY
MẦM VÀ TĂNG TRƯỞNG SỚM CỦA CÂY MẦM
TỪ HẠT Ở CÂY LÚA ORYZA SATIVA L.
GIỐNG NÀNG HƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thanh Phượng

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA
TĂNG TRƯỞNG THỰC VẬT TRONG SỰ NẢY
MẦM VÀ TĂNG TRƯỞNG SỚM CỦA CÂY MẦM
TỪ HẠT Ở CÂY LÚA ORYZA SATIVA L.
GIỐNG NÀNG HƯƠNG

Chuyên ngành : Sinh học thực nghiệm
Mã số

: 60 42 01 14



LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. BÙI TRANG VIỆT
TS. LÊ THỊ TRUNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được các tác giả công bố trong
bất kì công trình nào.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 2013
TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Thanh Phượng

1


LỜI CẢM ƠN
Em chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Thầy PGS. TS. Bùi Trang Việt đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy, bồi dưỡng kiến
thức và luôn tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành luận văn.
Cô TS. Lê Thị Trung đã giảng dạy, tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm và
luôn động viên giúp đỡ em trong quá trình học tập, làm luận văn.
Cô TS. Dương Thị Bạch Tuyết, cô TS. Nguyễn Thị Mong, cô TS. Trần Thanh
Hương, thầy PGS. TS. Bùi Văn Lệ, thầy TS. Đỗ Minh Sĩ, cô TS. Trần Lê Bảo Hà, thầy

TS. Chung Anh Dũng, cô PGS. TS. BS. Vũ Thị Nhung đã giảng dạy cho em những kiến
thức bổ ích.
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Sinh học và bộ môn Sinh lý
Thực vật trường ĐH Sư phạm Tp. HCM và trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc
gia Tp. HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập và làm luận
văn ở trường.
Các Thầy, Cô trong hội đồng đã dành thời gian đọc và đóng góp nhiều ý kiến cho
luận văn của em.
Em Hồ Thị Mỹ Linh đã giúp đỡ và cho mượn dụng cụ, hoá chất để thực hiện thí
nghiệm.
Các cô, chú làm việc tại Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam Việt Nam đã cho em
vật liệu để thực hiện đề tài.
Các anh chị chuyên ngành sinh học thực nghiệm khóa 21, anh Bùi Trọng Duy, các
bạn cùng khóa 22 và các em học viên ở phòng bộ môn Sinh lý Thực vật đã động viên, giúp
đỡ tôi trong thời gian học tập, làm luận văn.
Ban Giám hiệu và tập thể giáo viên tổ Sinh học trường THPT chuyên Hùng
Vương đã giúp đỡ tôi có thời gian hoàn thành chương trình học.
Cuối cùng, con xin chân thành cảm ơn ba mẹ và các anh chị em hai bên gia đình đã
luôn yêu thương, tạo mọi điều kiện cho con học tập. Em cảm ơn anh và con đã luôn bên
cạnh chia sẻ vui buồn trong cuộc sống.
Nguyễn Thị Thanh Phượng

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 5

MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 8
1.1. Giới thiệu về cây lúa ....................................................................................................8
1.1.1. Nguồn gốc cây lúa ...................................................................................................8
1.1.2. Vị trí phân loại.........................................................................................................8
1.1.3. Đặc điểm hình thái cây lúa ......................................................................................8
1.2. Sự nảy mầm ................................................................................................................11
1.2.1. Sự nảy mầm của hạt lúa ........................................................................................11
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nảy mầm ................................................................11
1.2.3. Sinh lý của sự nảy mầm ........................................................................................12
1.3. Sự tăng trưởng sớm của cây mầm ............................................................................13
1.4. Vai trò của các chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong sự nảy mầm và tăng
trưởng sớm của cây mầm .................................................................................................13
1.4.1. Vai trò của các chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong sự nảy mầm .................13
1.4.2. Các chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong sự tăng trưởng sớm của cây mầm .15
1.5. Tình hình sản xuất lúa gạo ........................................................................................17
1.6. Tình hình nghiên cứu về cây lúa...............................................................................18

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................................... 20
2.1. Vật liệu ........................................................................................................................20
2.1.1. Vật liệu dùng trong nuôi cấy .................................................................................20
2.1.2. Vật liệu dùng trong sinh trắc nghiệm: ...................................................................20
2.2. Phương pháp ..............................................................................................................20
2.2.1. Đánh giá tính sống của hạt ....................................................................................20
2.2.2. Khảo sát sự nảy mầm của hạt ................................................................................20
2.2.3. Khảo sát giai đoạn tăng trưởng sớm cây mầm lúa ................................................23
2.2.4. Quan sát hình thái giải phẫu ..................................................................................24
2.2.5. Đo cường độ hô hấp, cường độ quang hợp ..........................................................26
2.2.6. Đo hoạt tính các chất điều hòa tăng trưởng thực vật.............................................26
3



2.2.7. Áp dụng các chất điều hòa tăng trưởng thực vật lên sự nảy mầm và tăng trưởng
sớm in vitro của cây lúa .................................................................................................30
2.2.8. Áp dụng các chất điều hòa tăng trưởng thực vật lên sự nảy mầm và tăng trưởng
sớm của cây lúa trong vườn ươm ....................................................................................32
2.2.9. Xử lý thống kê .......................................................................................................32

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ............................................................... 34
3.1. Kết quả ........................................................................................................................34
3.1.1. Đánh giá tính sống của hạt ....................................................................................34
3.1.2. Khảo sát sự nảy mầm của hạt ................................................................................34
3.1.3. Giai đoạn tăng trưởng sớm ....................................................................................46
3.1.4. Quan sát hình thái giải phẫu ..................................................................................49
3.1.5. Cường độ hô hấp, cường độ quang hợp ................................................................58
3.1.6. Hoạt tính các chất điều hòa tăng trưởng thực vật..................................................60
3.1.7. Áp dụng các chất điều hòa tăng trưởng thực vật lên sự nảy mầm và tăng trưởng
sớm của cây lúa trong điều kiện in vitro .........................................................................62
3.1.8. Áp dụng các chất điều hòa tăng trưởng thực vật lên sự nảy mầm và tăng trưởng
sớm của cây lúa trong vườn ươm ....................................................................................71
3.2. Thảo luận ....................................................................................................................73
3.2.1. Sự nảy mầm của hạt lúa ........................................................................................73
3.2.2. Sự tăng trưởng sớm của cây mầm lúa ...................................................................77
3.2.3. Tác động của các chất điều hòa tăng trưởng thực vật lên sự nảy mầm và tăng
trưởng sớm của cây mầm từ hạt lúa trong vườn ươm .....................................................78

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 80
4.1. Kết luận .......................................................................................................................80
4.2. Đề nghị ........................................................................................................................80


TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 81
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 88

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABA

:

Abcisic acid

IAA

:

Indol - 3 - acetic acid

BA

:

Benzyl adenine

GA3

:

Gibberellic acid


MS

:

Murashige & Skoog

FAA

:

Formadehid alcol acid acetic

ARN

:

Acid ribonucleic

5


MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, cây lúa là loại cây lương thực quan trọng nhất. Hàng năm, ngành sản
xuất lúa gạo không chỉ đáp ứng cho nhu cầu lương thực trong nước mà còn xuất khẩu đem
lại lợi ích lớn cho kinh tế quốc gia. Cùng với sự phát triển ngành khoa học kỹ thuật nông
nghiệp, cây lúa đi vào ổn định và tiếp tục phát triển theo chiều sâu vừa bảo đảm giữ vững và
tăng năng suất, vừa cải thiện chất lượng hạt gạo để mở rộng thị trường tiêu thụ gạo Việt
Nam trên thế giới.
Giống cây trồng nói chung và hạt giống nói riêng là điều kiện không thể thiếu trong

trồng trọt. Giống lúa Nàng Hương là một trong số ít loại gạo thơm ngon thuộc lúa cổ truyền
hay còn gọi là lúa mùa được người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng. Việc áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật góp phần làm tăng năng suất lúa mùa được người trồng lúa quan tâm
sâu sắc. Ngoài việc tìm phương pháp phơi sấy và bảo quản hạt giống, các yếu tố chính ảnh
hưởng đến chất lượng hạt giống như thời gian sinh trưởng, thời gian thu hoạch, trọng lượng
hạt, tỉ lệ nảy mầm của hạt và thời gian tồn trữ sau thu hoạch cũng được quan tâm. Sự nảy
mầm của hạt là một tiêu chuẩn rất quan trọng để đánh giá chất lượng hiệu quả kinh tế mà
cây trồng đem lại.
Chu trình sống của mọi sinh vật đều trải qua ba giai đoạn cơ bản: non trẻ, trưởng
thành và già cỗi. Ở cây lúa, giai đoạn non trẻ chính là giai đoạn mạ. Chăm sóc tốt giai đoạn
này thì cây mạ có sức sống mạnh mẽ, để khi cấy ra ruộng, sinh trưởng và phát triển thành
cây lúa tốt, ruộng lúa tốt.
Với những suy nghĩ trên, chúng tôi chọn đề tài: “Ảnh hưởng của các chất điều hòa
tăng trưởng thực vật trong sự nảy mầm và tăng trưởng sớm của cây mầm từ hạt ở cây
lúa Oryza sativa L. giống Nàng Hương” nhằm mục đích tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của
các chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong sự nảy mầm của hạt lúa và sự tăng trưởng sớm
của cây mầm lúa, với mong muốn tìm cách rút ngắn thời gian nảy mầm của hạt lúa trong tự
nhiên.
• Nội dung chính của đề tài
Khảo sát sự nảy mầm và tăng trưởng sớm cây mầm in vitro từ hạt lúa trong một số
điều kiện khác nhau.
6


Khảo sát ảnh hưởng của các chất điều hòa tăng trưởng thực vật lên giai đoạn nảy
mầm và giai đoạn tăng trưởng sớm của cây mầm lúa in vitro.
Sử dụng chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong nuôi cấy in vitro để kích thích sự
nảy mầm của hạt lúa.
• Giới hạn – Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về sự thay đổi sinh lý của hạt giai đoạn nảy mầm và tăng trưởng sớm (7

ngày tuổi) của cây mầm lúa.
• Ý nghĩa của đề tài
Khoa học: tìm hiểu sự nảy mầm của hạt và giai đoạn tăng trưởng sớm ở cây mầm lúa
dưới ảnh hưởng của các chất điều hòa tăng trưởng thực vật nhằm bổ sung kiến thức phục vụ
công tác nghiên cứu về cây một lá mầm, nhất là đối với lúa trồng.
Thực tiễn: bổ sung kiến thức cho việc giảng dạy.

7


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về cây lúa
1.1.1. Nguồn gốc cây lúa
Lúa (Oryza sativa L.) là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng
với ngô (Zea mays L.), lúa mì (Triticum sp.), sắn (Manihot esculenta Crantz.) và khoai tây
(Solanum tuberosum L.). Lúa trồng hiện nay gồm hai loài (Oryza sativa L. và Oryza
glaberrima Steud.) trong họ Poacae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực
Đông nam châu Á và châu Phi (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
1.1.2. Vị trí phân loại
Theo phân loại học Thực vật, cây lúa thuộc:
Giới:

Plantae

Ngành:

Magnoliophyta

Lớp:


Liliopsida

Bộ:

Poales

Họ:

Poaceae

Loài:

Oryza sativa L.

(Võ Văn Chi, 2007)
1.1.3. Đặc điểm hình thái cây lúa
Lúa là loài thực vật sống một năm, có thể cao tới 1 - 1,8 m, đôi khi cao hơn, với các lá
mỏng và dài 50 - 100 cm. Các hoa nhỏ tự thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong
hay rủ xuống, dài 30 - 50 cm. Hạt là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc)
dài 5 - 12 mm và dày 2 - 3 mm (Trần Văn Đạt, 2010). Cây lúa non được gọi là mạ. Sau khi
ngâm ủ, các hạt thóc nảy mầm được gieo vào ruộng đã cày, bừa kỹ để tạo cây mạ. Sau đó,
mạ được nhổ để cấy lại trong ruộng lúa chính. Bông lúa chín được xay xát để thu hoạch gạo.
Gạo là nguồn lương thực chủ yếu của hơn một nửa dân số thế giới (chủ yếu ở châu Á và
châu Mỹ La tinh), điều này làm cho gạo trở thành loại lương thực được con người tiêu thụ
nhiều nhất (Nguyễn Thị Lang và Bùi Chí Bửu, 2011).
Đối với giống Nàng Hương thì thời gian sinh truởng dài từ 147 đến 155 ngày, có tính
cảm quang, trổ vào tháng 11 hoặc tháng 12 tùy theo quần thể. Chiều cao cây 164 cm, có
8



quần thể cao 160 - 180 cm, nếu gieo trồng hoàn toàn trong mùa mưa, không cấy lấp vụ hè
thu. Ðộ dài bông 30 cm. Số hạt chắc trên bông là 200 hạt, hạt dài 6,4 mm. Tỷ lệ dài/ rộng
của hạt là 3,10. Tán lá dài, rủ, xòe, nhánh trung bình. Mùi thơm nhẹ cấp 5, mềm cơm, dẻo
hoặc mùi thơm khá nặng tuỳ thuộc và thổ nhưỡng. Tuy nhiên giống này có độ bạc bụng cấp
9; Hàm lượng amylose lúc mới gặt thấp hơn 20 %, hàm lượng amylose tăng theo thời gian
bảo quản, lúa cũ có amylose cao hơn 20 - 23 %, thuộc nhóm cơm mềm; Năng suất từ 3 - 3,2
tấn/ha. Là một trong ít giống lúa thơm được ưa chuộng (Nguyễn Thị Lang và Bùi Chí Bửu,
2011).
1.1.3.1. Rễ lúa
Rễ lúa là rễ chùm. Rễ mọc ra đầu tiên khi hạt lúa nảy mầm gọi là rễ mầm. Thường mỗi
hạt lúa chỉ có một rễ mầm. Rễ mầm không ăn sâu, ít phân nhánh, chỉ có lông ngắn, thường
dài khoảng 10 - 15 cm. Rễ mầm giữ nhiệm vụ chủ yếu là hút nước cung cấp cho phôi phát
triển và sẽ chết sau 10 - 15 ngày, lúc cây mạ được

3 - 4 lá. Rễ mầm còn có nhiệm vụ

giúp hạt lúa bám vào đất khi gieo sạ trên đồng. Các rễ thứ cấp có thể mọc ra khi rễ mầm bị
thiệt hại. Các rễ thứ cấp mọc ra từ các đốt thân còn gọi là rễ phụ hay rễ bất định (Vũ Văn
Hiển và Nguyễn Văn Hoan, 1999; Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
1.1.3.2. Thân lúa
Thân lúa gồm các bẹ lá kết lại với nhau tạo thành thân giả, các lóng kế tiếp nhau tạo
thành thân thật. Thời kỳ con gái thân nhìn thấy trên mặt đất là thân giả thường dẹp và xốp,
thân thật chỉ hình thành từ khi cây lúa vươn lóng, phần cuối của thân thật là bông lúa (Vũ
Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan, 1999).
1.1.3.3. Lá lúa
Lúa là cây đơn tử diệp (một lá mầm). Lá lúa mọc đối ở hai bên thân lúa, lá ra sau nằm
về phía đối diện với lá trước đó. Trên một nhánh lúa, các lá lúa sắp xếp kế tục và so le. Lá
trên cùng (lá cuối cùng trước khi trổ bông) gọi là lá cờ hay lá đòng (Vũ Văn Hiển và
Nguyễn Văn Hoan, 1999; Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Khi hạt lúa mới nảy mầm, lá ra đầu tiên
là lá bao (Đinh Văn Lữ, 1978). Lá lúa hoàn chỉnh gồm phiến lá, bẹ lá, cổ lá, tai lá và thìa lá

(lưỡi lá) (Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan, 1999). Phiến lá gồm một gân chính ở giữa và
nhiều gân song song chạy từ cổ lá đến chót lá. Mặt trên phiến lá có nhiều lông để hạn chế
thoát hơi nước và điều hòa nhiệt độ (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
9


Bẹ lá là phần ôm lấy thân lúa. Giống lúa nào có bẹ lá ôm sát thân thì cây lúa đứng
vững khó đổ ngã hơn. Bẹ lá có nhiều khoảng trống nối liền các khí khổng ở phiến lá thông
với thân và rễ, dẫn khí từ trên lá xuống rễ giúp rễ có thể hô hấp trong điều kiện ngập nước.
Màu sắc của bẹ lá thay đổi tùy theo giống lúa, từ màu xanh nhạt, xanh đậm sang tím nhạt và
tím (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Cổ lá là phần nối tiếp giữa phiến lá và bẹ lá. Cổ lá to hay nhỏ ảnh hưởng tới góc độ
của phiến lá. Cổ lá càng nhỏ, góc lá càng hẹp, lá lúa càng thẳng đứng và càng thuận lợi cho
việc sử dụng ánh sáng mặt trời để quang hợp (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Tai lá là phần kéo
dài của mép phiến lá có hình lông chim uốn cong hình chữ C ở hai bên cổ lá. Tai lá là bộ
phận đặc trưng của cây lúa, tai lá có màu xanh hay vàng, đôi khi có màu tím. Khi cây lúa về
già tai lá bị rụng đi (Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan, 1999). Thìa lá là phần kéo dài của
bẹ lá, ôm lấy thân, ở cuối chẻ đôi. Độ lớn và màu sắc của tai lá và thìa lá khác nhau tùy theo
giống lúa. Đây là hai bộ phận đặc thù để phân biệt cây lúa với các cây cỏ khác thuộc họ Hòa
thảo (ở cây cỏ không có đủ hai bộ phận này) (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
1.1.3.4. Bông lúa
Sau khi ra đủ số lá nhất định thì cây lúa sẽ trổ bông. Bông lúa là loại phát hoa chùm
gồm một trục bông chính mang nhiều nhánh gié bậc nhất (trung bình có khoảng 7 - 10 gié
bậc nhất), bậc hai (trung bình có khoảng 15 - 20 gié bậc hai) và đôi khi có nhánh gié bậc ba.
Hoa lúa được mang bởi một cuống hoa ngắn mọc ra từng nhánh gié này. Bông lúa có nhiều
dạng: bông túm hoặc xòe (do các nhánh gié bậc nhất tạo với trục bông một góc nhỏ hay
lớn), đóng hạt thưa hay dày, cổ hở hay cổ kín (cổ bông thoát ra khỏi bẹ lá cờ hay không) tùy
đặc tính giống và điều kiện môi trường (Nguyễn Văn Hoan, 2008; Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
1.1.3.5. Hạt lúa
Hạt lúa về bản chất là một quả khô, gồm ba phần chính là phôi, nội nhũ và vỏ bì (vỏ

hạt và vỏ quả). Phôi và nội nhũ là sản phẩm của quá trình thụ tinh kép (Evers và Millar,
2002). Nội nhũ được bao bọc lớp vỏ cám, có ba loại tế bào là nội nhũ tinh bột, lớp tế bào
chuyển nội nhũ cơ bản (scutelar) và lớp aleurone. Khi hạt trưởng thành thì nội nhũ tinh bột
là cấu trúc chết, gồm các tế bào vách mỏng chứa đầy các hạt tinh bột. Lớp aleurone gồm
một hoặc vài lớp tế bào đơn bao quanh nội nhũ tinh bột và phôi (Olsen, 2001). Tế bào
aleurone chứa protein, lipid, vitamin và khoáng chất với nồng độ cao (Bethke và cs., 1998),
có vai trò bảo vệ nội nhũ giàu chất dinh dưỡng bằng cách tạo một loạt ức chế và các protein
10


bảo vệ như PR - 4 (Jerkovic

và cs., 2010). Trong quá trình phát triển hạt, có sự hình thành

lớp tế bào chuyển nội nhũ (scutelar) có vai trò tích cực trong vận chuyển chất dinh dưỡng
được hấp thu từ cây mẹ vào nội nhũ tinh bột và phôi bằng con đường tế bào chất hoặc con
đường gian bào (Hueros và cs., 1999; Wang và cs., 2012).
Lớp thuẫn là lá mầm duy nhất trong phôi của cây một lá mầm (Barthole và cs., 2012).
Nội nhũ là bộ phận dinh dưỡng để nuôi phôi và khi hạt nảy mầm thì cung cấp dinh dưỡng
cho phôi phát triển thành cây lúa non. Phôi ở phía cuống của hạt lúa, khi nảy mầm thì phôi
phát triển thành mầm và rễ để bắt đầu một chu kỳ mới của cây lúa (Bùi Chí Bửu và Nguyễn
Thị Lang, 2003).

1.2. Sự nảy mầm
Sự nảy mầm là toàn bộ quá trình bắt đầu từ sự tái hấp thu nước của hạt cho tới sự lú rễ
mầm ra khỏi hạt. Các đặc tính quan trọng nhất của sự nảy mầm là hấp thu nước mạnh, hoạt
tính biến dưỡng mạnh và phát sinh nhiệt mạnh (Bùi Trang Việt, 2000).
1.2.1. Sự nảy mầm của hạt lúa
Trong điều kiện đầy đủ độ ẩm, nhiệt độ thích hợp, đủ ánh sáng, hạt lúa có thể nảy
mầm sau 50 giờ. Sau khi hút no nước, phôi chuyển từ trạng thái ngủ sang trạng thái hoạt

động và hình thành mô rễ thứ cấp (coleorhiza). Mô rễ thứ cấp phá vỡ vỏ trấu vươn ra ngoài
(Nguyễn Văn Hoan, 2008).
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nảy mầm
Độ ẩm cần thiết cho sự nảy mầm. Nước làm mềm vỏ hạt nên hạt dễ thấm oxygen và
carbon dioxide, đồng thời nước làm tan các chất dự trữ và giúp chúng đi vào phản ứng biến
thoái. Nước lôi các chất ức chế nảy mầm ra khỏi hạt (Mai Trần Ngọc Tiếng, 2001). Để nảy
mầm, hạt lúa giống phải hút nước bão hòa khoảng 35 - 40 % khối lượng của hạt (Nguyễn
Văn Hoan, 2008).
Xử lý nhiệt khô cho hạt để kiểm soát các yếu tố liên quan đến sức sống như mầm
bệnh, virut, vi khuẩn và để phá vỡ ngủ hạt giống (Zhang, 1990). Xử lý nhiệt độ cao làm
giảm khả năng phát triển hạt giống và sức sống cây con, tuy nhiên đối với các hạt ngũ cốc
thì có hiệu quả trong việc phá sự ngủ, thúc đẩy nảy mầm của hạt và tăng sức sống cây con
trong điều kiện bất lợi (Lee và cs., 2002). Nhiệt độ ảnh hưởng hoạt tính của enzyme. Ở nhiệt
độ thấp, có sự thủy phân protein thành các acid amin và amid, thuận lợi cho việc hấp thu
11


nước. Nhiệt độ tối ưu cho hạt lúa giống nảy mầm là 30 - 32 oC (Nguyễn Văn Hoan, 2008).
Nảy mầm là quá trình thu nhiệt tiêu thụ nhiều năng lượng. Ngoại trừ một số loài, điều
kiện kị khí ức chế sự nảy mầm, oxygen là tuyệt đối cần thiết. Lượng oxygen cần thiết cho
hạt nảy mầm để hạt hô hấp hiếu khí, tạo năng lượng, đồng thời oxy hóa các chất ức chế phôi
tăng trưởng (Bùi Trang Việt, 2000; Nguyễn Như Khanh, 2007).
Ánh sáng cảm ứng hay cản sự nảy mầm, tùy loài. Tia đỏ (R, 580 - 660 nm) kích thích
sản xuất gibberellin trong sự nảy mầm của hạt thuốc lá, rau diếp và Arabidopsis (Toyomasu,
1998; Yamaguchi, 2001).
Chất dự trữ trong hạt là nguồn dinh dưỡng để nuôi cây mầm. Nội nhũ hạt lúa đủ lớn,
chứa đủ chất dinh dưỡng dự trữ thì phôi có thể chuyển thành cây mầm khỏe mạnh (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2009).
Vỏ trấu có chứa hợp chất allelopathic ngăn chặn sự nảy mầm bằng cách ngăn chặn
chất dinh dưỡng dự trữ và phân chia tế bào, do đó giảm sự phát triển lông hút và rễ mầm

của nhiều loài cây trồng (Tobe và cs., 2000; Kayode và Ayeni, 2009).
1.2.3. Sinh lý của sự nảy mầm
Sự nảy mầm bắt đầu là giai đoạn thu nước (6 - 12 giờ tùy loại hạt), ban đầu hạt khô
nhanh chóng hấp thu nước (giai đoạn I) cho đến khi hạt hoàn toàn ngậm nước. Tiếp theo
giai đoạn II là khoảng thời gian hạn chế sự hấp thu nước, đối với hạt giống không hoạt động
hoặc chết thì giai đoạn này sẽ không thay đổi. Giai đoạn nảy mầm theo nghĩa hẹp kéo dài
khoảng 12 - 48 giờ, trong giai đoạn này thì sự gia tăng hấp thụ nước. Sự nảy mầm khi rễ
mầm lú ra khỏi vỏ hạt và giai đoạn tăng trưởng của cây mầm đến khi cây mầm tự dưỡng và
sự nảy mầm kết thúc (Bùi Trang Việt, 2000; Nonogaki và cs., 2010). Trong các giai đoạn I
và II, hạt giống có sự thay đổi chuyển hóa lớn chuẩn bị cho sự phát triển kéo dài rễ mầm
(Nonogaki và cs., 2010).
Trong thời gian nảy mầm, lớp thuẫn thay đổi hình thái, tế bào to lên làm trọng lượng
tươi tăng dần, tế bào biểu mô hơi kéo dài và các tế bào xếp dày đặc không có khoảng gian
bào (Bewley, 1997). Trong giai đoạn hấp thu nước, tế bào biểu mô của lớp thuẫn chuyển từ
trạng thái ngủ sang trạng thái hoạt động qua một số biểu hiện như lưới nội chất xuất hiện
trong tất cả các tế bào, gia tăng số lượng ty thể, bột lạp, bộ máy Golgi… (Dausant và cs.,
1982).
Các ARN được lưu trữ trong phôi trưởng thành sẽ hoạt động trong thời gian nảy mầm.
12


Ở cây Arabidopsis, hoạt động tổng hợp protein thấp trong 8 giờ đầu tiên của giai đoạn hấp
thu nước, sau đó tăng mạnh và đạt mức tối đa trong thời gian từ 8 đến 24 giờ (Jiménez López và cs., 2011).
Glucose là sản phẩm chủ yếu được tạo ra trong trong quá trình nảy mầm của hạt lúa
(Oryza sativa L., IR8). Hàm lượng glucose tăng nhanh ngay sau ngày đầu tiên của nảy
mầm. Quá trình nảy mầm làm thay đổi đặc tính hóa lý, cấu trúc hạt tinh bột từ dạng đặc
trưng với bề mặt rất mịn, đóng gói dày đặc trong hạt khô trở thành những mảnh vỡ mất bề
mặt nhẵn ban đầu sau nảy mầm hai đến bốn ngày (Moongngarm, 2011). Trong điều kiện
bình thường, hoạt động của amylase và protease mạnh nhất vào ngày thứ sáu của quá trình
nảy mầm. Nếu hạt lúa được xử lý acid gibberellic 0,12 mM thì amylase hoạt động mạnh

nhất vào ngày thứ năm, và protease vào ngày thứ ba (Evelyn và Bienvenido, 1972).

1.3. Sự tăng trưởng sớm của cây mầm
Khi hạt nảy mầm thì rễ mầm (radicle) xuất hiện trước, sau đó đến thân mầm. Thân
mầm được bao bọc bởi một lá bao mầm (diệp tiêu), dài khoảng 1 cm. Kế đó, lá đầu tiên xuất
hiện, gọi là lá thứ nhất hay lá không hoàn toàn. Sau đó đến lá thứ hai, lá này có đầy đủ phiến
lá và bẹ lá nhưng phiến lá nhỏ và có hình mũi viết rất đặc thù, dài khoảng 2 - 3 cm (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2009). Cây mầm có một lá mới hoàn chỉnh gọi là cây mạ. Sau 125 giờ từ hạt lúa
giống đã chuyển thành cây mạ có 2 lá thật (Nguyễn Văn Hoan, 2008).
Phát triển hoàn chỉnh hệ thống rễ sơ cấp trải qua bảy giai đoạn: (1) thành lập các tế bào
sơ khởi; (2) và (3) tế bào phân chia cho lớp biểu bì và nội bì; (4) hình thành vỏ (cortex); (5)
xuất hiện các bó mạch trong khu vực trung trụ; (6) bắt đầu sự kéo dài tế bào và không bào;
(7) hình thành hệ thống sơ khởi rễ hoàn chỉnh (Kamiya và cs., 2003a).

1.4. Vai trò của các chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong sự nảy mầm và
tăng trưởng sớm của cây mầm
1.4.1. Vai trò của các chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong sự nảy mầm
Các chất điều hòa tăng trưởng thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh
quá trình kéo dài tế bào, cơ quan. Acid abscisic duy trì trạng thái ngủ của hạt, ngược với
gibberellin và ethylene. Có sự tương tác giữa acid abscisic và gibberellin để điều chỉnh quá
trình nảy mầm của hạt (Holdsworth và cs., 2008; Kucera và cs., 2005; Linkies và cs., 2009).
Trong quá trình nảy mầm của hạt, lượng acid abscisic giảm, hoạt tính cytokinin và đặc
13


biệt là gibberellin tăng đến trị số cao nhất. Trong đó, acid abscisic đóng vai trò ngăn cản,
cytokinin đóng vai trò cho phép và gibberellin đóng vai trò chủ đạo kích thích hạt nảy mầm
(Nguyễn Như Khanh, 2007). Nếu có mặt chất kìm hãm thì đồng thời phải có cả cytokinin và
gibberellin để trung hòa chất kìm hãm đó. Đối với các hạt giống có tính ngủ nghỉ cao rất cần
thiết phải phá ngủ theo cơ chế hormone thực vật. Các chế phẩm có chứa acid gibberellic

(GA3) nồng độ 8 - 10 ppm có tác dụng phá ngủ rất hữu hiệu (McDonald và Copeland,
1985).
1.4.1.1. Auxin
Hầu hết các mô thực vật đều có khả năng tổng hợp auxin ở nồng độ thấp. Mô phân
sinh ngọn chồi, lá non, trái và hạt là những nơi tổng hợp auxin (nơi có sự phân chia tế bào
nhanh), sau đó auxin di chuyển tới rễ và được tích tụ trong rễ (Bùi Trang Việt, 2000, Kucera
và cs., 2005).
Auxin kích thích mạnh sự kéo dài tế bào diệp tiêu và tế bào vùng kéo dài dưới ngọn
của thân, nhờ giúp sự hấp thụ các chất khoáng hòa tan (Taiz và Zeiger, 2010). Auxin đóng
vai trò quan trọng trong quá trình phát sinh hình thái. Đặc tính di chuyển và hiệu ứng theo
nồng độ của auxin quyết định chiều hướng và tính hữu cực trong sự phát sinh cơ quan
(Paula, 2010). Auxin ở nồng độ cao kích thích sự tạo sơ khởi rễ nhưng cản sự tăng trưởng
của các sơ khởi rễ này. Trong sự tạo rễ, auxin cần phối hợp với các vitamin (như thiamin mà
rễ không tổng hợp được), acid amin (như arginin), và nhất là các hợp chất ortho - diphenolic
(như acid cafeic, acid chlorogenic) (Bùi Trang Việt, 2000).
1.4.1.2. Gibberellin
Gibberellin từ phôi cảm ứng sự tổng hợp α - amylase (ở cấp độ phiên mã) trong các
lớp aleurone của hạt ngũ cốc (Jacobsen và cs., 1995). Gibberellin gỡ bỏ sự ngủ và thúc đẩy
sự nảy mầm của các hạt giống ngủ (Koornneef, 2002; Leubner và Metzger, 2003).
Ở thuốc lá và rau diếp, gibberellin phá bỏ sự ngủ của hạt, thúc đẩy sự vỡ của vỏ hạt và
nội nhũ, tăng cường β - glucose trong nội nhũ và chống lại các hoạt động ức chế của acid
abscisic trong hạt đang nảy mầm (Toyomasu, 1998; Yamaguchi, 2001). Xử lý acid
gibberellic (GA3) trên hạt lúa với nồng độ 60 mg/l trong 36 giờ có hiệu quả trong việc phá
vỡ hạt giống ngủ tương đương với sử dụng buồng lưu thông khí ở 40 oC trong bảy ngày
(Antônio và cs., 2002).
14


1.4.1.3. Cytokinin
Hoạt động của cytokinin được xác định trong hạt thóc khô trưởng thành, trong nội nhũ

và mô phôi ở 96 giờ sau khi nảy mầm. Cytokinin hoạt động thấp trong giai đoạn đầu của
quá trình nảy mầm. Hoạt động của cytokinin trong nội nhũ cao hơn trong phôi hợp tử trong
24 giờ đầu tiên sau khi nảy mầm chứng tỏ nội nhũ có thể cung cấp cytokinin cho đến khi
phôi hợp tử tự tổng hợp cytokinin riêng cho mình (Shyamali và cs., 1983). Cytokinin nội
sinh tham gia vào việc phát triển của rễ và nảy mầm phôi hạt giống lúa (Yuan và cs., 2008).
1.4.1.4. Acid abscisic
Theo Lincoln và cs., (2006), hai pha muộn sản xuất ra các hạt có thể phát triển khi có
các nguồn tương ứng cần cho nảy mầm. Hàm lượng acid abscisic của hạt rất thấp trong phát
sinh phôi sớm, đạt đến cực đại tại khoảng thời gian giữa, sau đó giảm dần đến mức thấp
nhất khi hạt chuẩn bị nảy mầm. Các nghiên cứu di truyền trên các thể đột biến thiếu acid
abscisic ở cây Arabidopsis đã chỉ ra rằng, kiểu gen của hợp tử kiểm soát sự tổng hợp acid
abscisic trong phôi và nội nhũ đóng vai trò chủ đạo cảm ứng trạng thái ngủ. Khi có sự thấm
nước, với hàm lượng acid abscisic thấp thì hạt nảy mầm. Acid abscisic cản sự nảy mầm của
hạt nhưng kích thích sự tăng trưởng của phôi non và sự tích tụ các chất dự trữ (Birgit,
2005).
Trong quá trình nảy mầm của hạt lúa, acid abscisic ức chế sự thủy phân chất dự trữ
tinh bột (Zhu và cs., 2009). Ngoài ra, acid abscisic đóng vai trò quan trọng trong sự ngủ của
hạt giống, phát triển phôi hợp tử và thích ứng với môi trường stress (Hu và cs., 2010).
1.4.2. Các chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong sự tăng trưởng sớm của cây
mầm
1.4.2.1. Auxin
Auxin rất cần thiết cho sự phân chia và tăng trưởng của tế bào nên nó có vai trò quan
trọng trong sự phát sinh hình thái thực vật. Auxin kích thích kéo dài các phân đoạn đỉnh của
thân mầm cây lúa trong bốn giờ đầu tiên của sự nảy mầm (Breviario và cs.,1992). Auxin
kích thích mạnh sự kéo dài tế bào diệp tiêu và vùng kéo dài dưới ngọn của thân. Sự kéo dài
tế bào rễ cần nồng độ thấp hơn nhiều so với tế bào thân (Paula, 2010). Nồng độ của auxin
cao khởi động sự hình thành các rễ nhánh ở cây hai lá mầm và rễ phụ, rễ bên ở cây một lá
mầm (Hochholdinger và cs., 2000).
15



Auxin kích thích rất mạnh sự phân chia tế bào tượng tầng (tầng phát sinh libe - mộc)
nhưng hầu như không tác động trên mô phân sinh sơ cấp. Ở nồng độ cao, auxin kích thích
sự tạo mô sẹo từ các tế bào sống, cảm ứng trực tiếp sự phân hóa tế bào nhu mô thành các tổ
chức mô dẫn (Bùi Trang Việt, 2000).
1.4.2.2. Gibberellin
Gibberellin hoạt động trong sự kéo dài tế bào, kéo dài lóng và tăng trưởng lá, có hoạt
động bổ sung cho auxin. Thông thường, gibberellin làm tăng hàm lượng auxin trong mô mà
chúng kích thích. Acid gibberellic là gibberellin được sử dụng nhiều nhất trong các loại
gibberellin, có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của tế bào ở nồng độ rất thấp (Bùi Trang
Việt, 2000).
Gibberellin kích thích sự dãn dài nhanh của lóng 25 cm/ ngày ở cây lúa nước (Taiz và
Zeiger, 2010). Hai giờ đầu sau xử lý gibberellin làm gia tăng khoảng 90 % chiều dài trong
sinh trưởng của tế bào (Kende và cs., 1998).
Sau khi xử lý acid gibberellic, cây mạ lúa NN - 8 vống lên và tích lũy nhiều auxin hơn
so với đối chứng không xử lý acid gibberellic (Nguyễn Như Khanh, 1994). Gibberellin
không hiện diện trong mô khi thiếu vắng hoàn toàn auxin và tác động của gibberellin đến sự
sinh trưởng có thể phụ thuộc vào sự acid hóa vách tế bào được auxin cảm ứng (Taiz và
Zeiger, 2010).
1.4.2.3. Cytokinin
Cytokinin khởi động sự dãn dài tế bào trong các lá mầm, kích thích sự phân chia tế
bào với điều kiện có auxin (Bùi Trang Việt, 2000; Taiz và Zeiger, 2010). Cytokinin tác
động trên cả hai bước của sự phân chia tế bào: phân nhân và phân bào, do có khả năng hoạt
hóa mạnh mẽ sự tổng hợp acid nucleic và protein (Bùi Trang Việt, 2000; Vũ Văn Vụ và cs.,
2008).
Cytokinin có vai trò chính trong điều tiết sự tăng trưởng và phát triển bao gồm cả phân
chia tế bào, kích thích sự gia tăng kích thước tế bào lá trưởng thành, ưu tính ngọn, tạo được
rễ bên, tính chống chịu stress và tín hiệu dinh dưỡng cho cây (Argueso và cs., 2009; Bùi
Trang Việt, 2000). Mô phân sinh ngọn rễ là nơi tổng hợp chủ yếu các cytokinin tự do cho cả
cơ thể thực vật. Ở rễ, cytokinin cản sự kéo dài nhưng kích thích tăng rộng tế bào. Cytokinin

ngăn cản sự lão hóa, thúc đẩy sự trưởng thành của lục lạp và là nhân tố chính điều khiển quá
trình tái sinh mạch giúp cho sự tạo chồi (Taiz và Zeiger, 2010).
16


1.4.2.4. Acid abscisic
Acid abscisic được tổng hợp ở hầu hết các bộ phận của cây như rễ, lá, hoa, quả, hạt, củ
và tích lũy nhiều ở các cơ quan già, các cơ quan đang ngủ nghỉ, cơ quan sắp rụng. Acid
abscisic được vận chuyển trong cây theo phloem hoặc xylem. Acid abscisic là một chất ức
chế sinh trưởng rất mạnh nhưng không gây hậu quả độc ở nồng độ cao. Khi cây thiếu nước,
hàm lượng acid abscisic tăng nhanh trong lá, làm khí khổng nhanh chóng đóng lại và giảm
ngay sự thoát hơi nước (Bùi Trang Việt, 2000).
Acid abscisic được xem là nhân tố kìm hãm sự tăng trưởng của thực vật. Tuy nhiên,
cũng như những hormone thực vật khác, tác động kích thích hay kìm hãm quá trình sinh lý
của acid abscisic còn tùy thuộc vào nồng độ xử lý, sự tương tác của acid abscisic với những
hormone khác. Acid abscisic kích thích sự rụng nhưng không phải là chất chủ yếu (Vũ Văn
Vụ và cs., 2008).

1.5. Tình hình sản xuất lúa gạo
Từ năm 2000 trở đi, diện tích trồng lúa trên thế giới có rất nhiều biến động và có xu
hướng giảm dần. Diện tích tập trung chủ yếu ở các nước châu Á. Việt Nam đứng vào nhóm
20 nước có năng suất cao và vượt trội trong khu vực Đông Nam Á. Các quốc gia đứng đầu
về sản lượng lúa theo thứ tự là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Việt Nam, Thái
Lan và Myanmar. Trong đó Thái Lan,

Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo đứng hàng

đầu thế giới (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về cây lúa. Sưu tập tại viện lúa đồng bằng sông
Cửu Long có hơn 1800 mẫu giống và hàng trăm quần thể lúa hoang (Trần Thị Bích Trinh và

cs., 2000). Năm 1982, Việt Nam đã chuyển từ nước phải nhập khẩu hàng năm sang tự túc
được lương thực và xuất khẩu hàng thứ hai thế giới. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam
là các quốc gia Đông Nam Á (khoảng 40 - 50 %) và các nước châu Phi (khoảng 20 - 30 %).
Về giá cả, gạo Việt Nam dần dần được nâng lên tương đương với giá gạo Thái Lan. Vào
năm 2005, tổng diện tích trồng lúa ở Việt Nam đạt 7,3 triệu ha với sản lượng 35,79 triệu tấn,
năng suất trung bình 4,89 tấn/ha. Riêng ở đồng bằng sông Cửu Long, năng suất bình quân
cả năm đã gia tăng từ 2,28 tấn/ ha/ vụ trong năm 1980 lên 4,8 tấn/ ha/ vụ năm 2004. Đồng
bằng sông Cửu Long chiếm 53,4 % về diện tích trồng lúa và 50,5 % về sản lượng lúa gạo
của cả nước. Hơn 80 % sản lượng gạo xuất khẩu gạo hàng năm là từ đồng bằng sông Cửu
Long (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
17


Thương mại gạo toàn cầu dự kiến sẽ tăng 2,9 % mỗi năm từ 2012 đến 2021. Năm
2021, gạo toàn cầu sẽ đạt 45 triệu tấn, tăng 42 % so với kỷ lục năm 2007. Các yếu tố chính
cho sự tăng mạnh này là nhờ mở rộng thương mại toàn cầu, sự tăng trưởng ổn định trong
nhu cầu của việc dân số tiếp tục tăng. Thái Lan và Việt Nam là hai Quốc gia có lượng xuất
khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm hơn 45 % kim ngạch xuất khẩu thế giới và tăng trưởng
hơn 50 % của thế giới trong thập kỷ tới. Xuất khẩu của Thái Lan tăng 4,1 triệu tấn, hơn 14
triệu vào năm 2021. Diện tích trồng lúa và sản lượng dự kiến sẽ tăng ở Thái Lan. Việt Nam
tăng từ 6,5 đến 8,1 triệu tấn (USDA, 2012).
Mục tiêu chung của việc sản xuất lúa gạo nước ta hiện nay là phát triển giống lúa đáp
ứng cả hai yêu cầu về an toàn lương thực và có khả năng cạnh tranh cao vè chất lượng nông
sản, gia tăng thu nhập cho người trồng lúa. Cụ thể là phát triển giống lúa có năng suất cao
và ổn định, hướng lâu dài đạt hơn 8 đến 10 tấn/ ha/ vụ đồng thời phát triển giống lúa có
phẩm chất gạo ngon, đáp ứng thị hiếu thị trường nội địa và xuất khẩu, thỏa mãn nhu cầu tiêu
dùng ngày càng cao, sản xuất phát triển bền vững (Nguyễn Thị Lang và Bùi Chí Bửu,
2011).

1.6. Tình hình nghiên cứu về cây lúa

Hiện nay trên thế giới, nhất là ở các quốc gia châu Á đang hướng tới việc nghiên cứu
các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng và phát triển cây lúa trong điều kiện bình
thường và bất lợi. Áp dụng đối với các hạt giống sau khi thu hoạch nhưng trước khi gieo
trồng, rút ngắn thời gian nảy mầm, nâng cao tỉ lệ nảy mầm, cải thiện sự phát triển cây mầm
hoặc tạo điều kiện môi trường tối ưu để gieo trồng cây con bằng cách tạo độ ẩm thích hợp,
sử dụng các chất điều hòa tăng trưởng thực vật, xử lý nhiệt ẩm và gần đây nhất là xử lý
nhiệt khô (Lee và cs., 2002; Uneo và Miyoshi, 2005; Yari và cs., 2012) Các phương pháp
được nghiên cứu hiện nay để tăng cường sức sống của hạt lúa chủ yếu là tạo điều kiện bất
lợi cho hạt lúa giống quen dần trước khi gieo, tạo stress nước, stress muối, dùng các chất
cảm ứng để tổng hợp hydrolase chẳng hạn như amylase, lipase, protease và chất chống oxy
hóa như catalases, superoxide dismutase và peroxidase (Barthole và cs., 2012; Jerkovic và
cs., 2010).
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng và tìm hiểu khả năng chống
chịu của cây lúa trong các điều kiện bất lợi môi trường. Áp dụng công nghệ tế bào thực vật
vào việc chọn dòng chịu nóng ở lúa; sự phát triển cây mầm lúa trong điều kiện ngập úng,
18



×