BỘ
BỘGIÁ
GIÁOODỤ
DỤCCVÀ
VÀĐÀ
ĐÀOOTẠ
TẠOO
TRƯỜ
NN
GGĐẠ
I IHỌ
CCNÔ
NN
GGLÂ
MMTP.
TRƯỜ
ĐẠ
HỌ
NÔ
LÂ
TP.HỒ
HỒCHÍ
CHÍMINH
MINH
KHOA
NNLÝ
TTĐAI
TTĐỘ
NN
GGSẢ
NN
KHOAQUẢ
QUẢ
LÝĐẤ
ĐẤ
ĐAI&&BẤ
BẤ
ĐỘ
SẢ
BÁO
BÁOCÁO
CÁOTỐT
TỐTNGHIỆP
NGHIỆP
ĐỀ
I:I:
ĐỀTÀ
TÀ
ỨNG
ỨNGDỤNG
DỤNGARCGIS
ARCGISXÂY
XÂYDỰNG
DỰNGCƠ
CƠSỞ
SỞDỮ
DỮLIỆU
LIỆU
NGÀNH
NGÀNHGIÁO
GIÁODỤC
DỤCVÀ
VÀĐÀO
ĐÀOTẠO
TẠOQUẬN
QUẬN12
12
SVTH
SVTH :
MSSV
MSSV :
LỚ
PP
:
LỚ
KHÓ
AA :
KHÓ
NGÀ
NN
HH :
NGÀ
: PHẠM
PHẠMQUỐC
QUỐCVŨ
VŨ
: 04124097
04124097
DH04QL
: DH04QL
: 2004
2004– –2008
2008
n nLý
t Đai
: Quả
Quả
LýĐấ
Đấ
t Đai
-TP.Hồ
ngng8 8nănă
mm2008-TP.HồChí
ChíMinh,
Minh,thá
thá
2008-
NỘI DUNG TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Phạm Quốc Vũ, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản,
Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Đề tài:“Ứng dụng ARCGIS xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục và Đào
tạo quận 12.”
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn ngọc Thy, bộ môn Công nghệ địa chính,
Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Nội dung tóm tắt của báo cáo:
Trong thế kỷ 21, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ mà đặc biệt là
công nghệ thông tin, hệ thống thông tin địa lý (GIS) ngày nay trở nên gần gủi hơn với
những người làm công tác quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân trong việc đánh giá
hiện trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức
năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một
nền hình học nhất quán trên cơ sở toạ độ (bản đồ) của các dữ liệu đầu vào.
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của
toàn dân. Hoạt động của ngành Giáo dục không ngừng phát triển nhằm đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội cùng với nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân
lực và bồi dưỡng phát trển nhân tài cho một quốc gia.
Xuất phát từ tầm quan trọng của Giáo dục và đào tạo, và từ thực tế hiện trạng
của quận 12 chúng tôi đã thực hiện đề tại “ Ứng dụng ARCGIS xây dựng cơ sở dữ liệu
ngành Giáo dục và Đào tạo quận 12”. Trên cơ sở đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu
các nội dung sau:
-
Phân tích, đánh giá thực trạng mạng lưới trường học ngành Giáo dục và
Đào tạo Quận 12.
-
Tìm hiểu về phần mềm ArcGIS 9.2
-
Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ hệ thống mạng lưới trường học ngành
Giáo dục và Đào tạo Quận 12.
Thông qua các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp thu thập tài
liệu, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp bản đồ; đề tài đạt
được một số kết quả ban đầu:
-
Một số chức năng cơ bản của phần mềm ArcGIS 9.2.
-
Xây dựng hệ thống bản đồ mạng lưới trường học ngành Giáo dục và đào
tạo Quận 12.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những sai xót nhất
định, rất mong được sự chia sẻ ý kiến của Thầy cô và các bạn để chúng tôi có thể hoàn
thiện hơn cho việc nghiên cứu của mình.
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin kính lời cảm ơn sâu sắc đến ông bà, cha mẹ,
người đã sinh ra, nuôi dưỡng và dạy bảo tôi đến ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô khoa Quản Lý Đất Đai &
Bất Động Sản. Quý thầy cô đã truyền đạt, giúp đỡ chúng em thật tận
tình, trang bị cho chúng em kinh nghiệm, kiến thức của mình để chúng
em vững bước vào đời. Thầy cô đã tạo điều kiện cho chúng em học
tập tốt trong suốt khoảng thời gian ở giảng đường Đại Học.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Ngọc Thy,
cô đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo của phòng Tài Nguyên &
Môi Trường Quận 12, đặc biệt là quý anh, chị thuộc tổ Tài Nguyên và
văn phòng Đăng Ký quyền sử dụng đất đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi thực tập tại quý cơ quan.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị khóa trước và
các bạn cùng lớp quản lý đất đai 30 đã giúp đỡ tôi trong khoảng thời
gian học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Một lần nữa xin cảm ơn tình cảm và sự giúp đỡ nhiệt tình của
mọi người đã dành cho tôi.
PHẠM QUỐC VŨ
MỤC LỤC
♣
Tiêu đề
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1
PHẦN I: TỔNG QUAN....................................................................................3
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu....................................................3
I.1.1 Cơ sở khoa học..........................................................................3
1. Bản đồ (Catographic)............................................................3
2. Sơ lược về GIS và tính ứng dụng thực tế của GIS hiện nay
cũng như trong phạm vi của đề tài......................................4
3. Mối quan hệ giữa GIS và bản đồ..........................................7
I.1.2 Cơ sở pháp lý.............................................................................8
I.1.3 Cơ sở thực tiễn...........................................................................8
I.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu............................................................9
II.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Quận 12.....................9
II.1.2 Điều kiện tự nhiên...................................................................10
II.1.3 Tình hình kinh tế, xã hội Quận 12...........................................11
1. Dân số..................................................................................11
2. Y tế......................................................................................11
3. Giáo dục..............................................................................11
4. Quốc phòng an ninh............................................................11
5. Cơ sở hạ tầng......................................................................11
II.1.4 Nội dung, phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện...12
1. Nội dung nghiên cứu...........................................................12
2. Phương pháp nghiên cứu....................................................12
3. Quy trình thực hiện.............................................................13
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................14
II.1 Thực trạng mạng lưới trường học Quận 12.......................................14
II.1.1 Quy mô Giáo dục.........................................................14
1. Tỷ lệ bình quân học sinh trong một phòng học và trong
một cơ sở........................................................................15
2. Bình quân số phòng học trong một cơ sở.........................16
3. Diện tích và hiện trạng phân bố trường lớp......................16
II.1.2 Thuận lợi và khó khăn.............................................................17
1. Thuận lợi....................................................................................17
2. Khó khăn....................................................................................17
II.2 Tìm hiểu về phần mềm ArcGIS 9.2..................................................18
3. Giới thiệu ArcGIS 9.2...............................................................18
4. ArGIS Desktop..........................................................................18
5. ArcGIS Engine..........................................................................18
6. ArGIS Server.............................................................................18
7. Mobile GIS................................................................................18
II.2.1 Cài đặt ArcGIS 9.2..................................................................19
1. Yêu cầu cài đặt...................................................................19
2. Nội dung cài đặt.................................................................19
II.2.2 Giới thiệu ArcGIS Desktop.....................................................19
1..Module ArcMAP....................................................................20
a. Chức năng.....................................................................20
b. Các ứng dụng chính......................................................20
2. Module ArcCatalog................................................................21
a. Chức năng.......................................................................21
b.Các ứng dụng chính........................................................22
3..Module ArcTolbox..............................................................23
a. Chức năng.......................................................................23
b. Các ứng dụng chính.......................................................23
II.3 Ứng dụng GIS xây dựng hệ thống bản đồ mạng lưới trường học
ngành Giáo dục và đào tạo Quận 12..................................................24
II.3.1 Đánh giá nguồn dữ liệu.............................................................24
II.3.2 Hệ thống bản đồ mạng lưới trường học....................................25
1. Xây dựng cơ sở dữ liệu.....................................................25
a. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính
bằng ArcCatalog..........................................................25
b. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian............................27
2. Trình bày bản đồ...............................................................36
a. Bản đồ mạng lưới trường học ngành Giáo dục và đào
tạo Quận 12..................................................................36
b. Bản đồ mạng lưới trường Mầm non Quận 12.............38
c. Bản đồ mạng lưới trường Tiểu học Quận 12..............42
d. Bản đồ mạng lưới trường Trung học cơ sở
Quận 12........................................................................46
e. Bản đồ mạng lưới trường Trung học phổ thông
Quận 12........................................................................50
3. In bản đồ............................................................................54
a. Thiết kế trang in..........................................................54
b. In bản đồ......................................................................54
II.3.3 Ưu khuyết điểm của ArcGIS so với một số phần mềm GIS
khác ...........................................................................................55
II.4 Đánh giá kết quả ứng dụng GIS xây dựng hệ thống bản đồ mạng
lưới trường học ngành Giáo dục và đào tạo Quận 12.......................55
a.Thuận lợi..................................................55
b.Khó khăn.................................................55
KẾT LUẬN......................................................................................................56
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
♣
UBND
GIS
MN
TH
THCS
THPT
:
:
:
:
:
:
Uỷ ban nhân dân
Geographic Information System
Mầm non
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
♣
Nội dung các sơ đồ
Trang
Sơ đồ 1: Nguyên tắc hoạt động của GIS..................................................5
Sơ đồ 2: Quy trình xây dựng hệ thống bản đồ mạng lưới giáo dục
Quận 12...................................................................................13
DANH SÁCH CÁC BẢNG
♣
Bảng 1: Số liệu quy mô Giáo dục của Quận 12...................................14
Bảng 2: Tỷ lệ bình quân học sinh trong một phòng học.....................15
Bảng 3: Tỷ lệ bình quân học sinh trong một cơ sở..............................15
Bảng 4: Tỷ lệ bình quân phòng học trong một cơ sở..........................16
Bảng 5: Tỷ lệ bình quân diện tích đất cho mỗi học sinh.....................16
Bảng 6: Các trường thuộc tính của lớp TRUONG_HOC....................35
Bảng 7: Số lượng học sinh của mạng lưới trường Mầm non
Quận 12...................................................................................38
Bảng 8: Bình quân học sinh/phòng học của mạng lưới trường Mầm
non Quận 12............................................................................39
Bảng 9: Thân niên Giáo viên của mạng lưới trường Mầm non
Quận 12...................................................................................40
Bảng 10: Danh hiệu thi đua của mạng lưới trường Mầm non
Quận 12...................................................................................41
Bảng 11: Số liệu học sinh của mạng lưới trường Tiểu học
Quận 12...................................................................................42
Bảng 12: Bình quân học sinh/phòng học của mạng lưới trường Tiểu
học Quận 12..........................................................................43
Bảng 13: Thâm niên Giáo viên của mạng lưới trường Tiểu học
Quận 12...................................................................................44
Bảng 14: Danh hiệu thi đua của mạng lưới trường Tiểu học
Quận 12...................................................................................45
Bảng 15: Số lượng học sinh của mạng lưới trường Trung học cơ sở
Quận 12...................................................................................46
Bảng 16: Bình quân học sinh/phòng học của mạng lưới trường Trung
học cơ sở Quận 1....................................................................47
Bảng 17: Thâm niên Giáo viên của mạng lưới trường Trung học cơ sở
Quận 12...................................................................................48
Bảng 18: Tiêu chuẩn thi đua của mạng lưới trường Trung học cơ sở
Quận 12...................................................................................49
Bảng 19: Số lượng học sinh của mạng lưới trường Trung học phổ thông
Quận 12...................................................................................50
Bảng 20: Bình quân học sinh/phòng học của mạng lưới trường Trung
học phổ thông Quận 12...........................................................51
Bảng 21: Thâm niên Giáo viên của mạng lưới trường Trung học phổ
thông Quận 12.........................................................................52
Bảng 22: Tiêu chuẩn thi đua của mạng lưới trường Trung học phổ
thông Quận 12........................................................................53
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
♣
Hình 1: Biểu thị của bề mặt trái đất lên mặt phẳng...............................3
Hình 2: Quan hệ Giữa GIS với các ngành khoa học.............................4
Hình 3: Các thành phần của GIS...........................................................5
Hình 4: Khả năng ứng dụng của GIS....................................................6
Hình 5: Bản đồ ranh giới hành chính Quận 12......................................9
Hình 6: Các thiết bị cầm tay hỗ trợ ArcPad........................................19
Hình 7: Giao diện chính của ArcMap..................................................20
Hình 8: Giao diện chính của ArcCatalog...........................................22
Hình 9: Cửa sổ ArcToolbox................................................................23
Hình 10: Tạo tập tin cơ sở dữ liệu bằng ArcCatalog............................25
Hình 11: Tạo các lớp dữ liệu (layer).....................................................26
Hình 12: Khai báo tọa độ cho Layer.....................................................26
Hình 13: chuyển đổi dữ liệu bằng phần mềm MapInfow.....................27
Hình 14: Màn hình khởi động của ArcGIS 9.2.....................................27
Hình 15: Màn hình làm việc của ArcMap.............................................28
Hình 16: Công cụ Tool của ArcMap.....................................................29
Hình 17: Tạo mới bản đồ.......................................................................30
Hình 18: Thêm layer vào bản đồ...........................................................30
Hình 19: Thêm dữ liệu Shapefile vào bản đồ........................................31
Hình 20: Thêm dữ liệu dạng CAD vào bản đồ.....................................31
Hình 21: Khởi động chức năng chỉnh sửa trong ArcMap.....................32
Hình 22: Chép và dán đối tượng............................................................33
Hình 23: Vị trí điểm trường trên địa bàn quận 12.................................33
Hình 24: Hộp thoại sửa chửa liên kết dữ liệu........................................35
Hình 25: Cửa sổ trình bày bản đồ..........................................................36
Hình 26: Màn hình trang trí trang in Layout view................................54
Hình 27: Cửa sổ tùy chọn để in bản đồ.................................................54
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, Hệ thống thông tin địa lý (GIS – Geographic Information System) là
công cụ hỗ trợ cho việc quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng
của nhiều quốc gia trên thế giới. GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các
nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân... đánh giá được hiện trạng của các quá
trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu thập, quản lý,
truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền hình học nhất quán
trên cơ sở tọa độ (bản đồ) của các dữ liệu đầu vào.
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của toàn
dân. Hoạt động của ngành Giáo dục không ngừng phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội cùng với nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực
và bồi dưỡng phát triển nhân tài cho một quốc gia.
Quản lý và điều hành hệ thống giáo dục trong một quốc gia đang phát triển như
Việt Nam là một thách thức, vì vậy ứng dụng GIS trong lĩnh vực này đóng vai trò rất
quan trọng trong công tác lập kế hoạch và quản lý để đảm bảo cung cấp dịch vụ giáo
dục một cách thuận lợi cho cộng đồng và sử dụng các nguồn lực như đội ngũ cán bộ
giáo viên, trang thiết bị một cách hiệu quả.
Nói cách khác việc thành lập bản đồ mạng lưới trường học dựa trên ứng dụng GIS
kết nối với cơ sở dữ liệu trường học có ý nghĩa thiết thực như là một công cụ để hỗ trợ
công tác lập kế hoạch và xây dựng các dự án đầu tư, phát triển cho ngành Giáo dục.
Quận 12 là một trong những Quận mới được thành lập năm 1997, vấn đề Giáo dục
và đào tạo rất cần được quan tâm và đầu tư.
Xuất phát từ yêu cầu đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“ Ứng dụng GIS xây dựng hệ thống bản đồ mạng lưới trường học ngành Giáo
dục và Đào tạo quận 12”.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng giáo dục của Quận 12.
Xây dựng một cơ sở dữ liệu tương đối cho ngành Giáo dục địa phương.
Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển của Giáo dục.
Cơ sở dữ liệu thông tin về mạng lưới trường học của Quận 12.
Hệ thống các phần mềm liên quan: ArcGIS 9.2; MapInfo 7.5; MicroStation,
AutoCAD 2004…
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở dữ liệu về Giáo dục của Quận 12, Thành phố Hồ
Chí Minh, chủ yếu ứng dụng phần mềm ArcGIS Desktop.
Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu
Cung cấp thông tin giáo dục đến người dân Quận 12.
Góp phần làm cơ sở để UBND Quận 12 lập kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo,
mở rộng, nâng cấp và huy động nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất trường
học trên địa bàn.
PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
I.1.1 Cơ sở khoa học:
1. Bản đồ (Catographic):
a. Khái niệm
Bản đồ địa lý là sự biểu thị thu nhỏ qui ước của bề mặt trái đất lên mặt phẳng, xây
dựng trên cơ sở toán học với sự trợ giúp và sử dụng các ký hiệu qui ước để phản ánh
sự phân bố, trạng thái và mối quan hệ tương quan của các hiện tượng thiên nhiên và xã
hội được lựa chọn và khái quát hoá để phù hợp với mục đích sử dụng của bản đồ và
đặc trưng cho khu vực nghiên cứu.
Hình 1: Biểu thị của bề mặt trái đất lên mặt phẳng
(Nguồn: Keith Clarke, 1995)
b. Các tính chất của bản đồ
Tính trực quan: bản đồ cho ta khả năng bao quát và tiếp thu nhanh chóng những
yếu tố chủ yếu và quan trọng nhất của nội dung bản đồ. Nó phản ánh các tri thức về
các đối tượng (hiện tượng) được biểu thị bằng bản đồ, người sử dụng có thể tìm ra
những qui luật của sự phân bố các đối tượng và hiện tượng
Tính đo được: có liên quan chặt chẽ với cơ sở toán học của bản đồ. Căn cứ vào tỷ
lệ, phép chiếu, vào thang bậc của các dấu hiệu qui ước, người sử dụng có khả năng xác
định các trị số khác nhau như: toạ độ, biên độ, khoảng cách, diện tích, thể tích, góc
phương hướng. Chính nhờ tính chất này mà bản đồ được dùng làm cơ sở để xây dựng
các mô hình toán học của các hiện tượng địa lý, giải quyết các bài toán khoa học và
thực tiễn.
Tính thông tin: Khả năng lưu trữ và truyền đạt cho người sử dụng.
2. Sơ lược về GIS và tính ứng dụng thực tế của GIS hiện nay cũng như
trong phạm vi của đề tài
c. Khái niệm GIS
Hệ thống thông tin địa lý (GIS – Geographic Information System) là một hệ thống
có sự trợ giúp của máy tính bao gồm các nhóm phần mềm với chức năng thu thập, lưu
trữ biến đổi và hiển thị các thông tin không gian (tính địa lý) và những dữ liệu thuộc
tính (không mang tính địa lý). Hay nói cách khác thì Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là
một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tượng thực trên trái
đất.
Khoa học thông tin địa lý (Gis_Science) ra đời, là một khoa học liên ngành, với sự
liên kết của các ngành Khoa học máy tính, Toán học và Địa lý học, Khoa học Thông
tin Địa lý đã phát triển rất nhanh trong lĩnh vực phân tích không gian để hỗ trợ cho
việc ra quyết định.
Hình 2: Quan hệ Giữa GIS với các ngành khoa học
d. Thành phần của GIS
GIS được kết hợp bởi năm thành phần cơ bản:
Thiết bị (hardware)
Phần mềm (software)
Số liệu, dữ liệu địa lý (Geographic data)
Chuyên viên (Expertise)
Chính sách và cách thức quản lý ( Policy and management)
Hình 3: Các thành phần của GIS
e. Nguyên tắc hoạt động của GIS
Phương pháp biểu thị dạng hệ thống “vào – ra” là khởi điểm của việc xây dựng
nguyên tắc hoạt động của GIS.
Sơ đồ1: Nguyên tắc hoạt động của GIS
Số liệu vào
Số liệu được nhập từ các nguồn khác nhau như chuyển đổi file (Conversion), số
hóa (Digitize), quét ảnh (Scanner), viễn thám (Remote sensing), hệ thống định vị toàn
cầu GPS (Global positioning system), toàn đạc điện tử (Total station).
Quản lý Số liệu
Số liệu được thu thập và tổng hợp, GIS cần cung cấp các thiết bị có thể lưu và bảo
trì dữ liệu. Việc quản lý dữ liệu được gọi là có hiệu quả nếu như đảm bảo các khía
cạnh sau: bảo mật số liệu, tích hợp số liệu, lọc và đánh giá số liệu, khả năng duy trì số
liệu.
Xử lý số liệu
Các thao tác xử lý số liệu để tạo ra thông tin, ảnh, báo cáo và bản đồ giúp cho
người sử dụng quyết định cần làm gì tiếp theo.
Phân tích và mô hình hóa
Số liệu được tổng hợp và chuyển đổi chỉ là một phần của GIS. Những yêu cầu tiếp
theo là khả năng giải mã và phân tích về mặt định tính và định lượng thông tin đã thu
thập.
Khả năng phân tích thông tin không gian để có được sự nhận thức, cũng có khả
năng sử dụng các quan hệ đã biết, để mô hình hóa đặc tính địa lý đầu ra của một tập
hợp các điều kiện.
Số liệu ra
Một trong số các phương diện công nghệ GIS là sự thay đổi của các phương pháp
hiển thị khác nhau, trong đó các thông tin này có thể được quan sát trên màn hình máy
tính, được vẽ ra như các bản đồ giấy, nhận được như một ảnh địa hình hoặc dùng để
tạo ra một file số liệu. Ngoài ra công nghệ GIS có thể cung cấp các bản đồ và ảnh ba
chiều
Trao đổi dữ liệu trực quan là một trong những điểm mạnh của công nghệ GIS được
tăng cường bởi sự biến đổi ngược của các lựa chọn đầu ra.
f. Các lĩnh vực ứng dụng của GIS
Hình 4: Khả năng ứng dụng của GIS
Lĩnh vực quy hoạch đô thị:
Nhà quy hoạch đô thị quan tâm đến sự phát triển mở rộng đô thị ra các vùng ngoại
ô, và xem xét đến việc phát triển dân số cơ học tại các vùng đó cũng như lý do tại sao
đô thị cần phát triển ở vùng này chứ không phải ở vùng khác.
Lĩnh vực sinh học:
Nhà sinh vật học nghiên cứu tác động của tập quán đốt rừng làm nương đến khả
năng sinh tồn lâu dài của những loài động vật tại các vùng rừng núi.
Lĩnh vực phòng chống thiên tai:
Nhà phân tích thiên tai xác định những vùng có nguy cơ ngập lụt cao gắn liền với
hiện tượng gió mùa hàng năm qua việc xem xét các tính chất mưa và địa hình của khu
vực.
Lĩnh vực địa chất:
Nhà địa chất xác định những khu vực tối ưu cho việc xây dựng công trình tại vùng
đất có chấn động thường xuyên bằng cách phân tích các tính chất kiến tạo đá.
Lĩnh vực bưu chính viễn thông:
Các công ty bưu chính viễn thông muốn xác định vị trí tối ưu để xây dựng trạm
Role có tính đến các chi phí như giá đất, mức độ bằng phẳng của địa hình,vv…
Lĩnh vực lâm nghiệp:
Nhà lâm nghiệp muốn tối ưu hóa việc sản xuất lâm sản bằng cách sử dụng số liệu
về đất, sự phân bố loài cây hiện tại kết hợp với các yêu cầu quản lý như yêu cầu về bảo
tồn đa dạng sinh học,vv…
• Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa toàn diện hòa nhập với thế giới. Nhu
cầu thông tin về lãnh thổ, quy hoạch phát triển, thông tin văn hóa, kinh tế - xã hội, an
ninh ngày càng lớn và đòi hỏi hệ cơ sở dữ liệu chính xác cho vùng, miền và cả nước
tùy các mức độ khác nhau: mức chuyên ngành, mức địa phương, mức nhà nước và
nhiều khi cả các tập thể cá nhân trong xã hội có nhu cầu và đặc biệt trong lĩnh vực kêu
gọi đầu tư, xóa đói giảm nghèo và chính sách an sinh xã hội. Do vậy, mục tiêu phải
xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu trên nền GIS bản đồ để thống nhất những thông
tin quản lý hành chính, từ đó cung cấp các thông tin trợ giúp quyết phát triển kinh tế
địa phương thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
3. Mối quan hệ giữa GIS và bản đồ
Thông tin địa lý là thông tin tham chiếu không gian có nghĩa là chúng liên quan
đến bản đồ học. Nguồn dữ liệu đầu vào chính cho GIS là các bản đồ. Bản đồ học là
khoa học có truyền thống lâu đời trong đó việc thiết kế và trình bày bản đồ là khuôn
mẫu quan trọng nhất cho đầu ra của GIS.
GIS và bản đồ là hai khái niệm luôn đi cùng và gắn liền với nhau. Bản đồ là các dữ
liệu đầu vào cho GIS. Trong quá trình phân tích không gian, bản đồ được sử dụng để
hỗ trợ và thực hiện các phép phân tích bằng các công cụ của GIS. Sau đó, chúng lại
được hiển thị và truyền thông tin những kết quả phân tích đó. GIS là tập hợp các chức
năng phân tích bản đồ, là công cụ hổ trợ biên tập bản đồ hay nói một cách khác bản đồ
là công cụ dùng để trình diễn dữ liệu không gian trong GIS. Từ góc độ về công nghệ
của những người thiết kế; ứng dụng GIS: bản đồ là một phương diện không thể thiếu
và hỗ trợ đắc lực cho các thao tác đối với các thông tin địa lý. Bản đồ vừa là các dữ
liệu đầu vào đồng thời cũng là nền tảng thể hiện các thông tin phân tích, xữ lý và trao
đổi các kết quả khai thác dữ liệu của GIS. Khi thực hiện các phân tích trong môi
trường của GIS, bản đồ là phương diện được sử dụng để thể hiện và mô phỏng những
dự báo, phân tích, xữ lý dữ liệu, tính toán của những người ứng dụng GIS.
I.1.2 Cơ sở pháp lý
Nghị quyết số 05/2005/NQ – CP ngày 18/04/2005 của Chính phủ về việc
đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động Giáo dục, Y tế, Văn hóa, Thể dục thể thao.
Quyết định số 02/2003/QĐ – UB của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về
việc phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ngành Giáo dục và
Đào tạo Thành phố đến năm 2020.
Quyết định số 27/2000/QĐ – UB – BGDĐT ngày 20/07/2000 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành điều lệ Trường Mầm Non.
Quyết định 45/2001/QĐ – BGD&ĐT ngày 26/12/2001 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế công nhận Trường Mầm Non đạt
chuẩn Quốc gia (giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2005).
Quyết định số 22/2000/QĐ – BGDĐT ngày 11/07/2000 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành điều lệ Trường Tiểu Học.
Quyết định số 32/2005/QĐ – BGDĐT ngày 24/10/2005 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế công nhận Trường Tiểu Học đạt
tiêu chuẩn Quốc gia.
Quyết định số 23/2000/QĐ – BGDĐT ngày 11/07/2000 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành điều lệ Trường Trung Học.
Quyết định số 27/2001/QĐ – BGDĐT ngày 05/07/2001 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế công nhận Trường trung học đạt
chuẩn Quốc gia (giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010).
I.1.3 Cơ sở thực tiễn
Tại Việt Nam đã lần lượt xuất hiện rất nhiều phần mềm GIS khác nhau của nhiều
nước trên thế giới. Những cơ quan ban ngành tùy vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể của
mình mà sử dụng các phần mềm khác nhau và thực tế đã mang lại những hiệu quả vô
cùng to lớn cho xã hội. Tuy nhiên chưa có những chuẩn thống nhất nên việc chia sẻ dữ
liệu giữa các cơ quan còn gặp nhiều khó khăn.
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, dự án, đề tài về GIS ở
nhiều quy mô, mức độ ứng dụng khác nhau. Kết quả đã cho ra nhiều hệ thống thông
tin địa lý với nhiều mục đích khác nhau ở từng địa phương khác nhau chẳng han như:
Hệ thống thông tin địa lý Thành phố Hồ Chí Minh – SAGOGIS; Hệ thống thông tin
hiện trạng công nghệ và môi trường của tỉnh Đông Nai – DONAGIS; Hệ thống thông
tin địa lý phục vụ quản lý của tỉnh Bến Tre – BETEGIS; Quảng Nam – QANAGIS;
Phục vụ quản lý Nông nghiệp của Thành phố Đà Nẵng – ĐANAGIS; Hệ thống thông
tin địa lý phục vụ phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương – BIDOGIS…
I.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Hình 5: Bản đồ ranh giới hành chính Quận 12.
I.2.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển Quận 12
Quận 12 là một trong những Quận mới được thành lập theo Nghị định số 03/CP
ngày 06/01/1997 của chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và chính
thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1997.
Quận 12 được tách ra từ 07 xã của Huyện Hóc Môn cũ có truyền thống cách mạng
của quê hương 18 thôn vườn trầu, vườn cau đỏ, chiến khu Thạnh Lộc – An Phú Đông.
Hiện nay Quận gồm 11 phường (Phường Tân Thới Nhất, Phường Đông Hưng
Thuận, Phường Tân Hưng Thuận, Phường Trung Mỹ Tây, Phường Tân Chánh Hiệp,
Phường Tân Thới Hiệp, Phường Hiệp Thành, Phường Thới An, Phường Thạnh Xuân,
Phường Thạnh Lộc và Phường An Phú Đông) với tổng diện tích đất tự nhiên là
5.229,9 ha, chiếm 2,49% sơ với tồng diện tích đất tự nhiên của Thành phố Hồ Chí
Minh.
Là một Quận ngoại thành đang trên đà đô thị hoá, cơ cấu kinh tế đang có bước phát
triển rõ nét. Cơ cấu kinh tế của Quận từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ
trọng ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – du lịch – dịch vụ, giảm
dần tỷ trọng ở khu vực sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.
Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sản xuất nông nghiệp vẫn có những
bước chuyển biến theo hướng tích cực. Do không có hiệu quả kinh tế nên diện tích lúa
nước hiện nay không còn đáng kể, nông dân chuyển sang lập vườn cây ăn trái, cây
kiểng, rau và chăn nuôi…
Hướng tới Quận sẽ đầu tư hệ thống Chợ - Siêu thị - Trung tâm thương mại với 25
ngôi chợ, 07 trung tâm thương mại và 05 siêu thị ở các cụm dân cư, trục đường chính
theo định hướng phát triển kiện toàn và hoàn thiện nhằm thay thế các chợ tạm, điểm
mua bán tự phát lấn chiếm lộ giới làm cản trở giao thông, gây ô nhiễm môi trường dân
cư.
I.2.2 Điều kiện tự nhiên
Quận 12 nằm ở cửa ngõ Tây Bắc Thành phố, có tọa độ địa lý như sau:
+
Kinh độ: 106036’15 – 106036’52,5’’ Kinh Độ Đông
+
Vĩ độ:
10050’57,5’’ – 10050’00’’ Vĩ Độ Bắc
Ranh giới được xác định bởi:
+
Đông giáp Quận Thủ Đức, Tỉnh Bình Dương, Xã Nhị Bình
Huyện Hóc Môn.
+
Tây giáp Xã Bà Điểm và Xã Tân Xuân Huyện Hóc Môn.
+
Bắc giáp Xã Đông Thạnh Huyện Hóc Môn.
+
Nam
giáp Quận Bình Thạnh; Quận Gò Vấp và Quận Tân
Bình.
Địa hình có hai dạng: Dạng địa hình gò có khả năng xây dựng nhà cao tầng và là
khu vực có nhiều triển vọng để xây dựng thành một khu đô thị hóa; Dạng địa hình
thấp, bị chia cắt bởi nhiều sông rạch, khả năng chịu lực thấp và là vùng chịu ảnh
hưởng của thuỷ triều, khu vực này thích hợp cho xây dựng nhà vườn và nhà thấp tầng.
Là một quận thuộc vùng Đông Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
mang tính chất chung là nóng, ẩm với nhiệt độ cao và mưa nhiều, khí hậu trong năm
được chia làm 2 mùa rõ rệt :
+
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm.
+
Mùa nắng bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Có khí hậu rất thuận lợi, ít chịu ảnh hưởng của mưa bão.
Toàn Quận ngoài sông lớn nhất là sông Sài Gòn (dài 3940 m, rộng 120m, sâu 10 –
15 m), còn có một số kênh rạch chính như sau: sông Vàm Thuật, rạch Bến Cát, kênh
Tham Lương, kênh Trần Quang Cơ và một số kênh rạch khác trên địa bàn Quận tạo
tiền đề cho việc hình thành một mạng lưới giao thông đường thuỷ quan trọng, thuận
lợi phát triển một vùng cây ăn trái và một số loại cây có giá trị kinh tế cao như ngâu,
lài, đồng thời tiện cho việc thoát nước cho cả địa bàn.
I.2.3 Tình hình kinh tế, xã hội Quận 12
1. Dân số
Quận 12 là một quận mới thành lập với xu hướng đô thị hoá mạnh mẽ, do đó tình
hình dân số cũng tăng theo tốc độ đô thị hoá của quận. Hàng năm, dân số toàn quận
luôn biến động với mức độ gia tăng dân số rất cao. Theo thống kê từ năm 1997 đến
năm 2001 dân số đã tăng từ 125.582 người đến 206.384 người và hiện nay trên 57.336
người với mật độ dân số là 1087,45.
Phần tăng cơ học (di dân) là rất đáng kể, điều này liên quan nhiều đến sự phát triển
các khu công nghiệp. Việc tăng dân số đã phát sinh nhiều vấn đề mà quận phải giải
quyết như nhà ở, giáo dục, y tế, an ninh trật tự…
2. Y tế
Toàn Quận chỉ có 10 trạm y tế ở 11 phường và 2 phòng khám đa khoa và một bệnh
viện quận nằm trên phường Tân chánh Hiệp được đưa vào sử dụng năm 2004, trong đó
số lượng bác sĩ là 73 người (trung bình 3.893 người dân/1 bác sĩ).
3. Giáo dục
Trình độ văn hóa chung của nhân dân trong Quận là phổ thông, số người có trình
độ sau trung học không cao, trình độ dân trí nhìn chung còn thấp.
- Phổ thông trở xuống : 91,39% dân số
- Cao đẳng : 3,6% dân số
- Đại học : 4,9% dân số
- Trên đại học : 0,11% dân số
4. Quốc phòng an ninh
Địa bàn Quận là một vị trí phòng thủ quan trọng của thành phố. Hiện tại có nhiều
đơn vị quân đội thuộc Bộ quốc phòng đóng quân trên địa bàn. Chính vì vậy, công tác
an ninh, quốc phòng trên địa bàn rất được chú trọng, thường xuyên duy trì chế độ trực
và quản lí chặt vũ khí, trang thiết bị bảo đảm sẵn sàng chiến đấu.
5. Cơ sở hạ tầng
Thông tin liên lạc trên địa bàn quận ngày càng được hoàn thiện đến tất cả các khu
dân cư. Hầu hết các phường đều có điểm bưu điện và hệ thống cáp truyền thông phục
vụ nhu cầu thông tin liên lạc của người dân.
Toàn quận đã được sử dụng điện của Thành phố. Tuy nhiên hệ thống cấp nước của
Thành phố chỉ có ở Phường Tân Thới Nhất , Phường Tân Hưng Thuận và Phường
Đông Hưng Thuận. Đa số người dân dùng nước giếng nước tự khoan.
Hệ thống thoát nước bằng cống ngầm kín do nhà nước xây dựng chỉ có ở đoạn ngã
tư Tham Lương đến ngã tư Chợ Cầu (khoảng 3 km), hiện nay do việc xây dựng đường
Quốc Lộ 1A nên có xây dựng hệ thống cống thoát nước hai bên đường. Cho đến nay,
đa số các khu dân cư để nước tự thấm, hiện tượng này gây ảnh hưởng đến môi trường
vì nó gây ngập tạm thời các vùng trũng và phát tán ô nhiễm.
Hiện tại quận có một hệ thống giao thông đường bộ với những trục đường quan
trọng, là cầu nối kết giữa khu vực nội thành và ngoại thành Thành phố đồng thời giữa
Thành phố và các vùng xung quanh.
I.2.4 Nội dung, phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện
1. Nội dung nghiên cứu
g. Phân tích, đánh giá thực trạng mạng lưới trường học ngành Giáo dục và Đào
tạo Quận 12.
h. Tìm hiểu về phần mềm ArcGIS 9.2
i. Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ hệ thống mạng lưới trường học ngành Giáo
dục và Đào tạo Quận 12.
j. Đánh giá kết quả ứng dụng GIS xây dựng bản đồ mạng lưới trường học
ngành Giáo dục và Đào tạo Quận 12.
2. Phương pháp ngiên cứu
k. Phương pháp thu thập tài liệu: Việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên sự kế
thừa những nghiên cứu, nhận định trong các loại tài liệu, số liệu đã được công bố
trước đó hay được xuất bản thông qua việc thu thập, tìm hiểu của cá nhân người
tiến hành.
l. Phương pháp điều tra thực địa: là quá trình khảo sát thực địa để thu thập
những thông tin nhạy cảm mà không thể sử dụng các phương pháp khác.
m. Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu,
nhằm đưa ra những phân tích, đánh giá từ đó xây dựng các biểu thống kê.
n. Phương pháp so sánh: Đưa ra sự so sánh về thông tin giữa các đối tượng để
thấy được sự khác biệt của đối tượng nghiên cứu.
o. Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà lãnh
đạo để kết quả xây dựng có tính tính chính xác và khách quan.
p. Phương pháp bản đồ: Đưa kết quả thu thập nghiên cứu lên bản đồ làm cho
các dữ liệu có được cái nhìn trực quan.
q. Phương pháp ứng dụng GIS: Sử dụng các thành phần của GIS, tích hợp để
giải các bài toán về Giáo dục trên cơ sở dữ liệu của địa phương.
3. Quy trình thực hiện
Quy trình xây dựng hệ thống bản đồ mạng lưới trường học ngành Giáo dục và đào
tạo Quận 12.
Sơ đồ 2: Quy trình xây dựng hệ thống bản đồ mạng lưới giáo dục Quận 12.
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 Thực trạng mạng lưới trường học Quận 12
Hệ thống các trường Tiểu học phân bố đều khắp 11 phường. Hiện nay, Phường
Thới An và Phường Thạnh Lộc chưa có trường Trung Học Cơ Sở.
Hiện trạng của đa số các trường chưa đạt yêu cầu về các mặt như: Đa số trường
chưa đạt yêu cầu về mặt diện tích; Trang thiết bị và cơ sở vật chất vẫn còn thiếu nhiều
so với yêu cầu.
II.1.1 Quy mô giáo dục
Hiện nay trên địa bàn Quận 12 có 101 trường (trong đó có 42 trường công lập và
59 trường ngoài công lập), bao gồm cấp học Mầm Non có 71 trường (trong đó có 57
trường ngoài công lập), Tiểu Học 18 trường (trong đó ngoài công lập 02 trường),
Trung Học cơ sở 09 trường, Trung Học Phổ Thông 03 trường.
Tổng số học sinh toàn Quận là 50.511 học sinh, chiếm 15,03% tổng dân số Quận.
Quận có hệ thống Giáo dục – Đào tạo đầy đủ từ Mầm Non đến Trung Học Phổ Thông.
Quận 12 có tổng diện tích đất dành cho Giáo dục là 26,9 ha, chiếm 0,5% tổng diện
tích đất tự nhiên. Trong đó, tỷ lệ đất dành cho cấp học Mầm non chiếm tỷ lệ cao nhất
với 0,34% tổng diện tích đất Giáo dục và thấp nhất là cấp học khác với 0,07% tổng
diện tích đất Giáo dục.
Bảng 1: Số liệu quy mô Giáo dục của Quận 12
STT
1
2
3
4
5
Cấp học,
bậc học
Mầm Non
Mầm Non
Mẫu Giáo
Tiểu Học
THCS
THPT
Khác
Tổng cộng
Số
trường
71
57
14
18
9
3
3
101
Số
Số
cơ sở phòng
92
350
66
26
27
9
3
3
131
258
92
393
231
96
34
1.07
Số học
sinh
11.641
10.018
1.623
20.141
13.813
4.916
Diện tích
(m2)
62.556,4
Tỷ lệ %
diện tích
0,23
33.991
0,13
28.565,4
0,11
91.201
0,34
68.829
0,26
46.438
0,17
19.345
0,07
50.511
269.025
1
Nguồn: phòng kinh tế Quận 12
1. Tỷ lệ bình quân học sinh trong một phòng học và trong một cơ sở
Bảng 2: Tỷ lệ bình quân học sinh trong một phòng học
Cấp học,
bậc học
Mầm Non
Tiểu Học
THCS
THPT
Bình quân
học sinh/phòng
học
(học sinh)
33
51
60
51
Bình quân
Chênh lệch
theo tiêu chuẩn
chuẩn
sư phạm
(học sinh)
(học sinh)
25
+8
30
+ 21
45
+ 15
45
+6
Nguồn: phòng kinh tế Quận 12
Qua số liệu thống kê bảng 2 cho thấy bình quân học sinh/phòng học đối với cấp
học Tiểu học vượt so vói chuẩn sư phạm nhiều nhất và đối với cấp THPT vượt chuẩn
sư phạm ít nhất.
Bảng 3: Tỷ lệ bình quân học sinh trong một cơ sở
Cấp học,
bậc học
Mầm Non
Tiểu Học
THCS
THPT
Bình quân
học sinh/cơ sở
(học sinh)
127
746
1535
1639
Bình quân
theo tiêu chuẩn sư Chênh lệch chuẩn
phạm
(học sinh)
(học sinh)
500
- 373
1050
- 304
2025
- 490
2050
- 411
Nguồn: phòng kinh tế Quận 12
Qua số liệu thống kê bảng 3 cho thấy bình quân học sinh/cơ sở đối với cấp học
THCS dưới so với chuẩn sư phạm nhiều nhất và đối với cấp học Tiểu học dưới so với
chuẩn sư phạm ít nhất.
Đa số các trường học có quy mô nhỏ nên tỷ lệ bình quân học sinh trong một phòng
học đều rất cao hơn so với tiêu chuẩn sư phạm và tỷ lệ bình quân số học sinh trong
một cơ sở thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn sư phạm. Vì vây, cần có sự đầu tư xây
dựng thêm các phòng học trong trường hiện hữu, đồng thời đầu tư xây dựng mới các
trường theo kế hoạch đề ra để có thể đảm bảo số học sinh theo tiêu chuẩn quy định.
2. Bình quân số phòng học trong một cơ sở
Bảng 4: Tỷ lệ bình quân phòng học trong một cơ sở
Cấp học,
bậc học
Bình quân
phòng học/cơ sở
(phòng)
Mầm Non
Tiểu Học
THCS
THPT
4
15
26
32
Bình quân
theo tiêu chuẩn sư Chênh lệch chuẩn
phạm
(phòng)
(phòng)
20
- 16
30
- 15
45
- 19
45
- 13
Nguồn: phòng kinh tế Quận 12
Qua thống kê bảng 4 cho thấy bình quân số phòng học trong một cơ sở đối với cấp
học Tiểu học dưới so với chuẩn sư phạm nhiều nhất và đối với cấp học THPT dưới so
với chuẩn sư phạm ít nhất.
Bình quân số phòng học trong một cơ sở đều rất thấp hơn so với tiêu chuẩn sư
phạm. Vì vậy, cần đầu tư mở rộng quy mô về số lượng phòng học tại các trường hiện
hữu, và xây dựng thêm trường mới theo kế hoạch đề ra.
3. Diện tích và hiện trạng phân bố trường lớp
Trên địa bàn Quận, đất dành cho giáo dục là 296.025 m 2, bình quân diện tích đất
cho mỗi học sinh đạt 5,33m2, tỷ lệ còn thấp so với chuẩn định mức của chuẩn của Bộ
Giáo Dục là 10m2 đất/học sinh và theo quyết đinh số 02/2003/QĐ – UB của UBND
thành phố là 8 – 10 m2 đất/học sinh. Trong đó chia ra các bậc học như sau:
Bảng 5: Tỷ lệ bình quân diện tích đất cho mỗi học sinh
Cấp học,
bậc học
Diện tích
(m2)
Mầm non
Tiểu học
THCS
THPT
62.556,4
91.201
68.829
46.438
Bình quân
diện tích đất/học sinh
(m2)
5,37
4,53
4,98
9,45
Nguồn: phòng kinh tế Quận 12
Qua thống kê bảng 5 cho thấy bình quân diện tích đất/học sinh đối với cấp học Tiểu
học là ít nhất và đối với THPT là cao nhất.