Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.55 KB, 61 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để có một bài luận văn đạt kết quả tốt, trước tiên cho phép em được gửi tới
toàn thể các thầy cô trong khoa Quan hệ Quốc tế Trường Đại học dân lập Đông Đô
lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc nhất. Được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình
của các thầy cô trong khoa trong suốt bốn năm học cho tới nay em đã hoàn thành
Khóa luận Tốt nghiệp của mình với đề tài: “Quan hệ Mỹ - Trung trong thập niên
đầu của thế kỷ XXI”.
Để có được kết quả này, em xin đặc biệt giửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy PGS
– TS Nguyễn Hoàng Giáp và cô PGS – TS Nguyễn Thị Quế . Mặc dù bận rất nhiều
công viêc nhưng thầy cô vẫn luôn cố gắng dành thời gian để hướng dẫn và chỉ bảo
tận tình để em có thể hoàn thành tốt Khóa luận.
Em cũng xin được cảm ơn các thầy cô trong Thư viện Trường Đại học Dân
lập Đông Đô đã cung cấp cho em những tài liệu quan trọng để em hoàn thành
Khóa luận của mình một cách tốt nhất.
Cuối cùng, em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người
thân với nhiều hình thức khác nhau đã tạo điều kiện giúp đỡ em, đặc biệt em xin
giử tới bố mẹ em, người đã hết lòng tận tụy lo cho em để em có được ngày hôm
nay và có thể hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp của mình.
Hà nội ngày 27 tháng 3 năm 2011
Sinh viên:
Nguyễn Thị Hạnh


DANH MỤC VIẾT TẮT
1. APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

2. ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á



3. CHND

Cộng hòa nhân dân

4. CSIS

Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược

5. CNTB

Chủ nghĩa tư bản

6. CNXH

Chủ nghĩa xã hội

8. IIE

Viện giáo dục Quốc tế

9. IMF

Qũy tiền tệ Quốc tế

10. KHKT

Khoa học kỹ thuật

11. LHQ


Liên hợp Quốc

12. NAFTA

Khu vực buôn bán tự do Bắc Mỹ

13. NATO

Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương

14. NDT

Nhân dân tệ

15. NMD

Hệ thống tên lửa phòng thủ Quốc gia

16. NICs

Các nước Công nghiệp mới

17. PLA

Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc

18. TMD

Hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường


19. SAER

Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ - Trung

20. SD

Đối thoại cấp cao

21. SED

Đối thoại Kinh tế Chiến lược

22. USD

Đô la Mỹ

23. WB

Ngân hàng Thế giới

24. WHO

Tổ chức y tế Thế giới

25. WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới



LỜI NÓI ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta (hay
còn gọi là trật tự hai cực Xô - Mỹ), thế giới đang vận động mạnh mẽ để bước vào
thời kỳ mới - thời kỳ thế giới đa cực. Hầu hết các quốc gia đều đã và đang tích cực
tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa, phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng
thời tích cực xây dựng các mối quan hệ hợp tác hữu nghị của giữa các quốc gia.
Hòa bình hợp tác trở thành xu thế chung trên toàn thế giới. Hòa chung vào xu thế
phát triển của thế giới, cả Mỹ và Trung Quốc đang tích cực xây dựng mối quan hệ
của hai bên theo xu hướng này.
Quan hệ quốc tế vốn dĩ rất phức tạp, tuy nhiên trên thế giới chưa có mối quan
hệ nào lại phức tạp như mối quan hệ giữa CHDCND Trung Hoa và Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ. Nếu như trong thời kỳ chiến tranh lạnh, quan hệ giữa ba nước Mỹ Xô - Trung được coi là mối quan hệ có tính chi phối quan hệ quốc tế nói chung thì
hiện nay, do sự suy yếu của Nga và sự nổi nên của Trung Quốc thì người ta có xu
hướng chú ý đến nhiều hơn đến quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc và nhiều chuyên
gia coi đó là nhân tố hàng đầu chi phối, là nhân tố hàng đầu tác động đến tình hình
chính trị và an ninh của khu cực cũng như trên thế giới. Chính vì lẽ đó vậy nên
quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc được coi là cặp quan hệ quan trọng hàng đầu
trong các mối quan hệ trên thế giới. Cặp quan hệ này không chỉ đơn thuần là quan
hệ song phương giữa hai nước bình thường với nhau mà nó còn là mối quan hệ
giữa hai nước lớn với nhau. Mối quan hệ này được xác định theo những biến thiên
của những thay đổi của tình hình thế giới, tình hình khu vực và tình hình của mỗi
nước. Đồng thời, sự thay đổi trong quan hệ của hai nước này còn xuất phát từ
những lợi ích của mỗi nước trong từng thời kỳ, từng động thái nào trong quan hệ
được Mỹ hoặc Trung Quốc thay đổi thì nó có tác động nhất định không chỉ đến
tình hình giữa hai quốc gia nói riêng mà nó còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh,
chính trị, kinh tế trên toàn thê giới, tác động đến cục diện chung của thế giới.
1



Nhận thức được tầm quan trọng trong mối quan hệ giữa hai cường quốc Mỹ
và Trung Quốc trên trường quốc tế nên em đã chọn đề tài “Quan hệ giữa Mỹ và
Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI” để làm khóa luận tốt nghiệp. Đề tài đi sâu
tìm hiểu thực chất của mối quan hệ này và tác động của nó đến tình hình quốc tế
trong giai đoạn hiện nay. Vậy tại sao quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc lại quan
trọng đến vậy? Mối quan hệ của hai quốc gia này có ảnh hưởng tích cực hay tiêu
cực đến tình hình quốc tế nói chung hay khu vực nói riêng? Cơ hội và thách thức
đối với Việt Nam là gì?
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ mối quan hệ giữa Mỹ và Trung
Quốc 10 năm đầu thế kỷ XXI trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa,
giáo dục và vấn đề Đài Loan.
3. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU:

Khóa luận nghiên cứu mối quan hệ giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc từ năm
2000 – 2010.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Bài viết được sử dụng phương pháp nghiên cứu là dựa trên những kiến thức
đã học kết hợp với sưu tầm và sử lý các tài liệu, sách báo, internet để phân tích,
chứng minh, nhận xét và kết luận từng vấn đề.
5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN:

Kết cấu luận văn ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm ba chương chính như sau:
Chương 1: Những nhân tố tác động đến quan hệ Mỹ - Trung từ năm 2001
đến năm 2010.
Chương 2: Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc từ năm 2000 đến 2010.
Chương 3: Tác động của quan hệ Mỹ - Trung tới Việt Nam và triển vọng

trong mối quan hệ của hai nước đến năm 2020.

2


CHƯƠNG 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ MỸ - TRUNG
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
1.1. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC ĐÔNG Á
1.1.1. Tình hình thế giới
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình thế giới có rất nhiều biến động
khôn lường. Tuy vậy, chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra thời kỳ mới trong lịch sử
quan hệ quốc tế. Sự sụp đổ của cường quốc XHCN Liên Xô và các nước XHCN
Đông Âu đã đánh dấu sự sụp đổ trật tự của hai cực Ianta (hay còn gọi là trât tự hai
cực Xô - Mỹ). Sự sụp đổ của cực Liên Xô đã tạo cho Mỹ một lợi thế tạm thời. Là
cực duy nhất còn lại sau chiến tranh lạnh, Mỹ đã ra sức củng cố vị trí siêu cường
của mình với âm mưu chi phối làm bá chủ thế giới. Nhưng sau khi trật tự Ianta sụp
đổ, một trật tự thế giới mới đang hình thành trên thế giới - đó là một trật tự mà các
nhà nghiên cứu gọi đó là trật tự “nhất siêu đa cường”. Tức là không chỉ có một
nước Mỹ có khả năng chi phối tất cả mà sự phát triển mạnh mẽ của các quốc gia
khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ…cũng đã gây ra cho Mỹ không ít trở ngại
bởi tuy rằng Mỹ là cường quốc, là một siêu cường mạnh nhất so với những cường
quốc khác nhưng tình hình thế giới hiện nay buộc các nước phải dựa vào nhau để
cùng phát triển, vậy nên Mỹ không thể giải quyết được các vấn đề toàn cầu một
mình được. Rõ ràng rằng Mỹ không muốn sự phát triển của thế giới theo chiều
hướng đa cực. Vì vậy, Mỹ ra sức điều chỉnh chính sách đối nội đối ngoại tăng
cường năng lực cạnh tranh, xây dựng trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, làm cho
sự thay đổi của thế giới theo quỹ đạo có lợi cho Mỹ.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ
chiến tranh thế giới bị đẩy lùi rõ rệt. Tuy vậy vẫn có một số nơi hòa bình vẫn bị đe

dọa, thậm chí có những nơi còn xảy ra xung đột quân sự, xung đột sắc tộc, hay nội
chiến vẫn diễn ra ác liệt. Do đó khi bước sang thế kỷ XXI, hòa bình vẫn là mục
tiêu đấu tranh của loài người tiến bộ. Hàng loạt các tổ chức, các Liên minh quốc tế
và khu vực trên thế giới cùng nhau phát triển cùng sống hòa bình. Như vậy, bối
cảnh quốc tế nổi lên trong thời gian này là hòa bình, hợp tác cùng nhau phát triển.
3


Toàn cầu hóa kinh tế càng ngày càng trở thành xu thế phát triển kinh thế chủ
yếu trên thế giới.
Bước sang thế kỷ mới, cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ
hơn bao giờ hết. Cuộc cách mạng tiếp tục có những bước phát triển vượt bậc với
những thành tựu không thể phủ nhận được, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển
nhanh chóng. Mạng lưới toàn cầu về mậu dịch, sản xuất, thông tin, tiền tệ…đã
hình thành, thêm vào đó, giá thành giao thông vận tải và thông tin ngày càng giảm
đã thúc đẩy nhanh hơn tiến trình toàn cầu hóa. Điều này mang lại cơ hội cũng như
những thách thức đối cới các nước đang phát triển. “Vậy nên xu thế toàn cầu hóa là
một xu thế khách quan, không thể đảo ngược”.

[6;19]

Song song với xu thế toàn cầu hóa là xu thế khu vực hóa, trên thế giới hiện
nay đã xuất hiện hàng loạt các tổ chức lớn nhỏ như: ở Châu Âu, Liên minh Châu
Âu ra đời kéo theo đó là sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu Euro vào tháng
1/1999 và chính thức đưa vào lưu thông tháng 1/2002, ở Châu Á, diễn đàn hợp tác
kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (gọi tắt là APEC) ra đời, ở Bắc Mỹ có NAFTA,
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là ASEAN),…đó là một số ví dụ điển
hình về xu thế liên kết ở khu vực.
Như vậy, toàn cầu hóa và khu vực hóa không phải là hai xu thế đối nghịch
nhau mà trái lại, nó bổ sung cho nhau, cùng nhau phát triển.

Đa cực hóa cũng đang là một xu thế lớn trên thế giới. Sau khi Liên Xô sụp đổ,
Mỹ là cực còn lại duy nhất, điều này làm cho Mỹ trở thành siêu cường duy nhất
với ưu thế vượt trội hơn cả về mọi mặt. Tuy nhiên, dù là một nước siêu cường với
sức mạnh tổng hợp lớn nhất, Mỹ cũng không thể chi phối toàn bộ công việc của
thế giới. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, khả năng phục hồi kỳ diệu của
Nga, tính độc lập ngày càng cao của Nhật Bản và EU cùng với sự lớn mạnh của Ấn
Độ làm cho Mỹ khó có thể thực hiện được ý đồ bá chủ của mình. Trật tự thế giới
đang hình thành là trật tự đa cực trong đó Mỹ là cực áp đảo (Trung Quốc và một số
nhà nghiên cứu gọi là trật tự“nhất siêu đa cường”).
Như vậy, những nhân tố trên đều có ảnh hưởng to lớn đến hầu hết các nước
4


lớn nhỏ, đặc biệt là các nước lớn hiện nay. Xu thế hòa bình, hợp tác cùng nhau
phát triển cũng như xu thế toàn cầu hóa hóa có tác dụng thúc đẩy hòa bình và tăng
cường hợp tác lẫn nhau giữa các nước lớn, xu thế đa cực hóa là kết quả của sự
cạnh tranh cà kiềm chế lẫn nhau gữa các nước lớn. Chính những điều trên đã buộc
các nước phải điều chỉnh chính sách của mình sao cho phù hợp với xu thế hiện nay
của thế giới. Và Trung Quốc và Mỹ cũng không nằm ngoài xu thê trên.
1.1.2. Tình hình khu vực:
1.1.2.1. Về kinh tế:
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nổi lên
là một khu vực phát triển năng động, là nơi tập chung hầu hết các nền kinh tế lớn.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và duy trì liên tục trong nhiều thập kỷ đã làm
cho bộ mặt của khu vực thay đổi rõ rệt. “Trong suốt thập kỷ 80 và nửa đầu thế thập
kỷ 90 của thế kỷ XX, các nước NICs và ASEAN luôn giữ được tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế từ 6-8%”.

[6;24]


Đặc biệt phải kể đến Trung Quốc, với tốc độ tăng trưởng

nhanh nhất trên thế giới lên tới 9,5% trong suốt thời kỳ từ năm 1978 - 1996. Tuy
nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Châu Á đã ảnh hưởng không nhỏ đến
tốc độ phát triển của các nền kinh tế trong khu vực. Nhưng dù bị ảnh hưởng đáng
kể, song tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực vẫn còn rất lớn và khu vực Châu
Á – Thái Bình Dương vẫn là một trung tâm kinh tế năng động trên thế giới. Đại đa
số các nước đều ưu tiên cho phát triển kinh tế. Lực lượng lao động có trình độ học
vấn ngày càng cao tài nguyên phong phú là cơ sở quan trong cho sự phát triển của
các nước trong khu vực .
Tuy nhiên, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng đang phải đương đầu
với những thách thức to lớn. Nhật Bản – nền kinh tế đầu tàu của khu vực nhưng
kinh tế lại trì trệ trong thời gian dài đã ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh
trong khu vực. Hơn nữa do sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong khu
vực đặc biệt là sự phụ thuộc vào việc xuất khẩu sang thị trường của Mỹ cũng đã
tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực. Không chỉ
vậy sự ổn định về chính trị xã hội của một số nước, đặc biệt là ở khu vực Đông
5


Nam Á cũng có khả năng đe dọa tiềm năng phát triển của khu vực.
1.1.2.2. Về chính trị:
Sau khi Liên Xô sụp đổ đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong cục diện
chính trị của khu vực, thế đối đầu của 2 siêu cường Xô - Mỹ và tam giác chiến
lược Mỹ - Xô - Trung trong thời kỳ chiến tranh lạnh không còn, thay vào đó là một
môi trường chiến lược mới hòa bình và ổn định. Tuy vậy môi trường an ninh của
khu vực cũng tiềm ẩn những thách thức to lớn. Tuy vậy những nước lớn trong khu
vực cũng đang điều chỉnh chiến lược hòa bình, hợp tác và đấu tranh trong cùng tồn
tại. Trung Quốc và Mỹ cũng không nằm ngoài chiến lược này.
1.2. KHÁI QUÁT QUAN HỆ MỸ-TRUNG TỪ TRƯỚC NĂM 2000

Sau một thời gian khá dài các lực lượng TBCN xâu xé và bóc lột, bị chiến
tranh tàn phá nặng nề, đất nước luôn trong tình trạng mất ổn định thì nay Trung
Quốc đã bắt đầu bước sang một trang sử mới độc lập và tự chủ - ngày 1/10/1949,
nước CHND Trung Hoa ra đời.
Lúc này trên thế giới, tình hình đang có những diễn biến phức tạp. Thế giới bị
chi phối bởi chiến tranh lạnh. Do vậy, tình hình của Trung Quốc lúc này cũng bị
ảnh hưởng sâu sắc bởi chiến tranh lạnh. Chính vì lẽ đó, Trung Quốc những năm
đầu cách mạng đã thi hành chính sách "nhất biên đảo”. "Nhất biên đảo” thực chất
là ngả hẳn về phía Liên Xô để chống lại CNĐQ mà trước hết là chống lại Mỹ.
Trong thời gian này, "nhất biên đảo” được coi là sự lựa chọn chiến lược vì nó phù
hợp nhất với lợi ích quốc gia, đồng thời nó cũng phù hợp với niềm tin vào CNXH
của Đảng và nhân dân Trung Quốc. Tháng 2/1950 - Trung Quốc đã kí với Liên Xô
bản "Hiệp ước hữu nghị đồng minh và tương trợ”. Đồng thời trong giai đoạn này,
Trung Quốc đã lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong phe
XHCN. Không những vậy, Trung Quốc còn tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc trên thế giới và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Mặc dù là một đất nước còn non trẻ, xong nước CHND Trung Hoa ngày càng
có địa vị to lớn trên trường quốc tế. Tuy nhiên, như trên đã nói, trong giai đoạn này
Trung Quốc thi hành chính sách "nhất biên đảo” để chống lại CNĐQ mà đứng đầu
là đế quốc Mỹ. Chính vì lẽ đó, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong giai đoạn
6


này là ở vào thế đối đầu. Trong suốt gần 30 năm kể từ khi CHND Trung Hoa ra
đời vào ngày 1/10/1949, Mỹ không hề công nhận thể chế này, trong khi đó, Mỹ
vẫn duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan và chỉ công nhận cái gọi là
"Cộng hòa Trung Hoa” theo như Đài Loan tự xưng, là "đại diện hợp pháp duy
nhất” của toàn Trung Quốc, kể cả ở Liên Hợp Quốc. Bên cạnh đó, Mỹ còn ra sức
khuyến khích các nước đồng minh của Mỹ không công nhận CHND Trung Hoa,
đồng thời hưởng ứng cuộc cấm vận của Washington chống Bắc Kinh.

Thêm một sự kiện quan trọng nữa - sự kiện này có thể được coi là một
chương đen tối nhất trong lịch sử quan hệ của hai nước. Đó là việc họ cùng nhau
đưa quân sang tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Trong cuộc
chiến tranh này, thiệt hại xương máu và vật chất từ cả hai phía là không ít. Phải nói
rằng, mặc dù trong quan hệ quốc tế, Mỹ và Liên Xô luôn luôn ở vào thế đối đầu
nhau, luôn luôn ở hai cực của thế giới nhưng hai quốc gia này cũng chưa bao giờ
trực tiếp tấn công nhau như Mỹ với Trung Quốc như vậy. Mặc dù trong quan hệ đã
có những lúc căng thẳng đến vậy, thậm chí có những lúc là thù địch, xong Mỹ và
Trung Quốc vẫn không hoàn toàn quay lưng lại với nhau. Đã có người "đếm” được
tổng cộng đã có tới 136 cuộc gặp ở cấp Đại sứ giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ cuộc
gặp đầu tiên ở Giơnevơ 1954 đến cuộc gặp cuối cùng ở Warsaw năm 1970. Như
vậy, cả hai bên vẫn thấy sự cần thiết của nhau.
Đến những năm cuối của những năm 50 đầu những năm 60 của thế kỷ XX,
mối quan hệ tốt đẹp anh em tương trợ giữa Trung Quốc và Liên Xô bắt đầu có
những rạn nứt và ngày càng trở nên căng thẳng. Cuối năm 1969 cuộc xung đột
biên giới Xô - Trung đã làm cho quan hệ hai nước vô cùng căng thẳng. Do vậy lúc
này, quan hệ với Mỹ, liên kết với Mỹ để chống Liên Xô là ý đồ ngoại giao lúc đó
của Trung Quốc. Trong thời gian này, phía Mỹ cũng đã tin chắc chắn rằng Trung
Quốc sẽ thấy sự cải thiện quan hệ với Mỹ sẽ trở thành một đối trọng hữu ích. Vậy
là chỉ trong một thời gian không dài kể từ khi nước CHND Trung Hoa ra đời, ý đồ
ngoại giao của Trung Quốc đã có sự khác biệt hoàn toàn. Khi mới ra đời, chiến
lược ngoại giao của Trung Quốc là ngả hẳn về phía Liên Xô để chống Mỹ và bây
giờ, khi có sự xung đột với Liên Xô thì Trung Quốc lại thực hiện ý đồ ngoại giao
7


đó là liên kết với Mỹ chống Liên Xô, xong Trung Quốc vẫn kiên trì đường lối
XHCN.
Năm 1971, Trung Quốc đã triển khai "ngoại giao bóng bàn”, lấy quả cầu nhỏ
để làm chuyển động quả cầu lớn, khơi thông kênh đối ngoại Trung - Mỹ. Lần đầu

tiên trong quan hệ quốc tế, khái niệm "ngoại giao bóng bàn” được xuất hiện và
chính cú hích "ngoại giao bóng bàn” này đã mở đường cho hàng loạt các sự kiện
tiếp theo thể hiện sự nỗ lực phá băng từ cả hai phía. Ngày 10/4/1971, một đoàn vận
động viên bóng bàn của Mỹ đã đến thăm Trung Quốc theo lời mời của nước chủ
nhà. Đây là những người Mỹ đầu tiên tới thăm nước CHND Trung Hoa kể từ khi
nhà nước này ra đời. Đây cũng được coi là màn ngoại giao gây trấn động thế giới.
Cũng trong năm 1971, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống Mỹ Nicxơn là
Henry Kissiger đã thực hiện chuyến công du bí mật tới Bắc Kinh để chuẩn bị cho
chuyến thăm của Tổng thống Mỹ sang Trung Quốc - chuyến thăm đã được giới
báo chí phương Tây mô tả là "mang tính đột phá”. Tại đây, chủ tịch Trung Quốc
Mao Trạch Đông đã bắt tay Tổng thống Mỹ Nicxơn - người đã vào thư phòng của
ông và ngay lập tức, chỉ trong nháy mắt sự cách biệt kéo dài suốt 23 năm giữa Mỹ
và Trung Quốc đã chấm dứt. Chuyến thăm chính thức của tổng thống Mỹ Nicxơn kéo
dài từ ngày 21 đến ngày 28/2/1972 được kết thúc bằng sự kiện hai bên đã đưa ra
"Thông cáo chung Thượng Hải” - một văn kiện gây ra nhiều phản ứng khác nhau
trong cộng đồng quốc tế. Đây chính là sự kiện đầu tiên đặt khuôn khổ cho quan hệ
chiến lược Trung - Mỹ. Cùng với tiến trình bình thường hóa quan hệ chiến lược
Trung - Mỹ được khởi động, cuộc khai thông trong quan hệ Trung - Mỹ thật sự đã
gây ra những trấn động lớn trên thế giới, không những mở đầu cho việc hình thành
một nền Ngoại giao mới - nền ngoại giao tam giác Mỹ - Xô - Trung mà còn làm cho
đồng minh của Mỹ là Nhật Bản bị choáng váng vì cái gọi là "cú sốc Nicxơn”.
1.2.1. Thiết lập mối quan hệ chính thức với nhau (tháng 1 năm 1979) đến
sự kiện Thiên An Môn (tháng 6 năm 1989)
Mặc dù “Thông cáo chung Thượng Hải” đã được ký kết vào năm 1972 giữa Mỹ
và Trung Quốc song việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước phải đến năm 1978
với nghệ thuật Ngoại giao của Đặng Tiểu Bình thì việc bình thường hóa quan hệ giữa
8


Mỹ và Trung Quốc mới chính thức được ký kết giữa hai nước. Trong thời gian từ năm

1972 đến 1979, quan hệ giữa hai nước diễn ra khá phức tạp cụ thể như sau:
Ngay sau khi quan hệ hai nước được khai thông, năm 1973 Trung Quốc và
Mỹ đã thiết lập văn phòng liên lạc ở thủ đô của hai nước. Cũng trong thời gian này,
ở Mỹ, Tổng thống Nicxown đã bị cuốn vào một vụ bê bối làm giảm sút uy tín và
sau đó bị buộc phải từ chức. “Tháng 8/1974, Geral Ford lên thay cũng không dám
thúc đẩy thêm tiến trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Trong khi đó, ở
Trung Quốc chính sách ngoại giao bình thường hóa quan hệ với Mỹ của Chu Ân
Lai cũng bắt đầu bị phê phán”.

[4;323]

Năm 1977, Đặng Tiểu Bình được phục chức

sau khi Mao Trạch Đông qua đời (năm 1976) đã tiếp tục chính sách ngoại giao của
Chu Ân Lai, cam kết cải thiện với phương Tây nói chung và với Mỹ nói riêng.
Tháng 11/1978, Hội nghị TW3 khóa XI của Trung Quốc đã đưa ra chương
trình “bốn hiện đại hóa”. Chương trình này đòi hỏi cần phải tranh thủ vốn và công
nghệ của phương Tây và Mỹ nên việc cải thiện quan hệ với Mỹ là rất cần thiết.
Tại Mỹ, ngay sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ Carter đã mời Z. Brzezinski một
chuyên gia về Trung Quốc làm cố vấn an ninh quốc gia cho ông. Điều này chứng
tỏ Tổng thống Carter cũng có ý định bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
Năm 1976, chính quyền của Carter quyết định tăng cường quan hệ với Trung
Quốc. Tháng 6/1978, cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ đã tới Trung Quốc hội đàm
với Ngoại trưởng Trung Quốc Hoàng Hoa “về mối đe dọa của Liên Xô đối với hai
nước, từ đó đề nghị cả hai nước tiếp tục đẩy mạnh quá trình bình thường hóa giữa
hai nước. Tuy vậy, quan hệ giữa hai nước vẫn gặp trục trặc do vấn đề Đài Loan”.
[4;324]

Sau chuyến đi của vị cố vấn an ninh Mỹ, Mỹ và Trung Quốc đã nối lại đàm


phán về bình thường hóa quan hệ hai nước. Đầu tháng 12/1978, Đặng Tiểu Bình đã
gặp Trưởng văn phòng Liên lạc của Mỹ ở Bắc Kinh và nói rằng Trung Quốc không
từ bỏ lập trường của mình trong vấn đề Đài Loan, đồng thời quyết định chấp nhận
bình thường hóa quan hệ giữa hai nước với điều kiện hai bên sẽ công bố quyết định
này vào ngày 14/12/1979. Mỹ đã đồng ý với kế hoạch trên của Trung Quốc. Ngày
16/12/1978, Mỹ và Trung Quốc cùng ra Thông cáo chung về thiết lập quan hệ
ngoại giao đầy đủ kể từ ngày 1/1/1979 ở thủ đô mỗi nước. Như vậy, trải qua một
9


thời gian tương đối dài từ “Ngoại giao bóng bàn” được thiết lập thì phải đến ngày
1/1/1979, quan hệ giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc mới chính thức được thiết lập.
Ngay sau khi quan hệ hai nước chính thức được thiết lập, quan hệ giữa hai
nước đã được nâng thêm một bước bằng chuyến viếng thăm Mỹ của Phó Thủ
tướng Đặng Tiểu Bình kéo dài từ 29/1 đến 05/02/1979. Trong chuyến thăm lần
này, “hai bên đã cùng nhau thỏa thuận về chế độ tham khảo ý kiến lẫn nhau về các
vấn đề quốc tế, kể cả trao đổi tin tức về các cuộc đàm phán với Liên Xô, phối hợp
lập trường của hai bên ở Liên Hợp Quốc, trao đổi quan điểm về các vấn đề an ninh
quốc phòng…”. [4;324] Về phía Mỹ, Mỹ không ngần ngại việc mở rộng quan hệ cộng
tác với Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự. Tháng 1/1980, trong cuộc hội đàm
diễn ra ở Bắc Kinh, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Harold Bromn đã thông báo cho
Trung Quốc rằng Mỹ sẵn sàng chuyển “những hình thức cộng tác từ thụ động
sang tích cực lĩnh vực an ninh” gồm cả “các hoạt động bổ sung lẫn nhau” và
“song hành” cả trong lĩnh vực quốc phòng lẫn ngoại giao. Theo thỏa thuận, Trung
Quốc sẽ được Mỹ bán cho những trang thiết bị hiện đại dùng được cả cho mục
đích quân sự lẫn dân sự. Tuy vậy, việc Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật “Về quan
hệ với Đài Loan” đã gây ra nhiều căng thẳng cho mối quan hệ đang diễn ra hết sức
tốt đẹp với Trung Quốc.
Năm 1981, Reagan trở thành Tổng thống của Mỹ. Sau khi lên nắm quyền,
“Reagan nhìn nhân tố Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Mỹ có phần dè

dặt hơn người tiền nhiệm.”

[4;337]

Điều này thể hiện qua sự kiện như Reagan “muốn

nối lại quan hệ chính thúc với Đài Loan, lật lại Thông cáo Thượng Hải (1972) và
Hiệp định bình thường hóa với Trung Quốc (1978).”

[4;337]

Tình hình này đã làm

cho mối quan hệ giữa hai bên căng thẳng trở lại và Trung Quốc buộc phải xem xét
lại chính sách của mình. Trung Quốc đã phê phán kịch liệt đạo luật “Về quan hệ
với Đài Loan” của Mỹ đồng thời thay đổi giọng điệu chỉ trích chủ nghĩa bá quyền
của Mỹ. Các cuộc viếng thăm ngoại giao con thoi về quan hệ hai nước xung quanh
vấn đề Đài Loan đã diễn ra liên tiếp. Ngày 17/08/1982, Mỹ và Trung Quốc ký
Thông cáo chung. Theo thông cáo, Mỹ sẽ “ngừng cung cấp vũ khí cho Đài Loan
cho đến khi đảo này thống nhất với Trung Quốc một cách hòa bình trên cơ sỏ thỏa
10


thuận giữa Chính phủ Bắc Kinh và Chính phủ Đài Bắc.”

[4;338]

Tháng 2/1983 đã

diễn ra cuộc thăm viếng của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ sang thăm Trung Quốc.

Tuy nhiên, chuyến đi của ông không làm thay đổi quan điểm của Bắc Kinh,
quan hệ của hai nước giảm sút xuống mức thấp nhất.
Trước nguy cơ đe dọa của Liên Xô, Tổng thống Mỹ Reagan sau khi tái đắc cử
đã nhận lời sang thăm Trung Quốc. Tại đây, ông đã được đón tiếp rất nồng hậu.
Hai bên đã cùng nhau ký kết Hiệp định Thương mại và Mỹ cũng đã đồng ý chuyển
cho Trung Quốc những công nghệ hiện đại nhất. Chính sách tự do buôn bán của
Reagan đã mở cửa cho hàng hóa Trung Quốc vào thị trường Mỹ. Các công ty của
Mỹ cũng đua nhau đầu tư vào Trung Quốc. Các trường Đại học ở hai nước được
liên kết với nhau, đồng thời giao lưu văn hóa, khoa học cũng có bước tiến mới.
Quan hệ Trung – Mỹ bắt đầu có những bước phát triển tốt đẹp trong nhiệm kỳ tiếp
theo của Tổng thống Reagan. Như vậy, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống
Reagan năm 1984 đã mở ra một thời kỳ mới cho quan hệ của hai nước, tuy nhiên
ẩn chứa bên trong nó là sự ngấm ngầm đấu tranh và chống phá nhau. Mặc dù vậy
nhưng ta vẫn có thể nói, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc thời kỳ này là êm thấm
nhất khiến cho một Trung Quốc luôn chống Reagan trước đây nay lại quay sang ca
ngợi ông hết lời.
Tháng 1/1989, George Bush đã trúng cử Tổng thống của Mỹ. Với việc trúng
cử của Tổng thống Bush, người ta tin tưởng rằng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc
sẽ tiến lên một tầm cao mới, sẽ lên đến đỉnh cao vì Bush đã từng sống và làm việc
khá lâu ở Trung Quốc, đồng thời ông cũng đã từng là Trưởng phòng Liên lạc của
Mỹ ở Trung Quốc. Tuy nhiên sau khi Bush nhận chức Tổng thống Mỹ không được
bao lâu thì ở Trung Quốc đã xảy ra sự kiên Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989. Sự
kiện này đã làm đảo lộn mối quan hệ giữa Trung Quốc với hầu hết các nước
phương Tây trong đó có Mỹ. Sau sự kiện 4/6/1989, Mỹ và các nước phương Tây
đã dấy lên phong trào phản đối Chính phủ Trung Quốc đàn áp dã man những người
biểu tình. Thêm nữa, cả Mỹ và phương Tây đều thực hiện chính sách bao vây cấm
vận và trừng phạt Trung Quốc. Chính điều này đã làm cho quan hệ giữa Mỹ và
11



Trung Quốc xấu đi và xuống mức thấp nhất kể từ khi bình thường hóa quan hệ
giữa hai nước được thiết lập.
1.2.2. Từ sau năm 1991 đến trước năm 2000:
Từ sau cải cách năm 1978, Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ, từng
bước tiến tới là cường quốc và ngày càng đóng vai trò quan trọng trên vũ đài chính
trị quốc tế. Trong quan hệ quốc tế, cả Trung Quốc và Mỹ đều đặc biệt coi trọng
quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là từ sau khi Liên Xô tan rã. Chiến tranh lạnh kết
thúc, quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đã chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, trên
bàn cờ chiến lược quốc tế của Trung Quốc cũng như của Mỹ. Tuy nhiên, mối quan
hệ mối quan hệ này được tiến lên theo con đường quanh co nhiều phức tạp.
Điểm lại một số sự kiện lớn phức tạp trong quan hệ của hai nước Trung và
Mỹ từ trước năm 1991 ta có thể thấy ngay đó là sự kiện Thiên An Môn ngày
4/6/1989 tại quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đã diễn
ra một cuộc thảm sát sinh viên và trí thức đấu tranh đòi đẩy mạnh cải cách dân chủ.
Ngay sau sự kiện này, Mỹ và Phương Tây đã cấm vận đối với Trung Quốc.
Ngày 5/6/1989- Tổng thống Bush đã ra tuyên bố chấm dứt bán vũ khí giữa
hai Chính Phủ Trung –Mỹ, đồng thời chấm dứt các hoạt động thăm viếng giữa các
nhà lãnh đạo quân sự của hai nước Trung – Mỹ. Ngày 20/6/1986 được sự chỉ đạo
của Tổng thống Bush, Quốc vụ khanh Beck đã tuyên bố chấm dứt tiếp xúc cấp
quan chức cấp cao Chính phủ giữa hai nước Trung – Mỹ. Không chỉ dừng lại ở đó
phía Mỹ còn bày tỏ sẽ yêu cầu chì hoãn việc tổ chức tiền tệ quốc tế cho Trung
Quốc vay khoản vay mới. Chính Phủ Mỹ còn không cho phép ngân hàng xuất nhập
khẩu Mỹ cung cấp các khoản vay dùng để phát triển kinh tế, đồng thời gây sức ép
với ngân hàng thế giới để làm chậm lại khoản vay phát triển trị giá 780 triệu USD
cho 7 dự án của Trung Quốc vốn được dự tính vào năm 1989. Từ đó về sau, Mỹ
còn tiếp tục áp dụng thêm một số biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc. Ngày
16/02/1990 – Tổng Thống Bush đã kí “Dự Thảo Luật Trao quyền ngoại giao niên
khóa tài chính 1990-1991” quy định các biện pháp trừng phạt Trung quốc từ góc
độ pháp luật, các biện pháp trừng phạt này bao gồm một số điểm như: tiếp tục
chấm dứt bảo hiểm và các tài trợ cấp khác cho các hạng mục đầu tư của các công

12


ty đầu tư, tư nhân trong và ngoài nước đầu tư vào Trung quốc, chấm dứt tiền do
“Luật viện trợ do nước ngoài ” quy định sử dụng, chấm dứt xuất khẩu vũ khí đạn
dược bao gồm máy bay trực thăng, chấm dứt hợp tác với Trung quốc về hợp tác
chế tạo vệ tinh phóng tên lửa do Mỹ sản xuất, chấm dứt hợp tác năng lượng hạt
nhân Trung - Mỹ. Bằng một loạt những biện pháp cấm vận trên, mối quan hệ giữa
Trung – Mỹ rơi vào thời kì khó khăn nhất kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ
ngoại giao.
Mặc dù vậy nhưng suất phát từ lợi ích của cả hai bên nên Chính phủ của cả
hai nước đều không muốn quan hệ của hai nước tiếp tục xấu đi. Do vậy, tháng
7/1989, Tổng thống Bush đã cử trợ lý an ninh quốc gia của Mỹ, ông Brent
Scowcroft là đặc phái viên bí mật sang thăm Trung Quốc, một mặt bày tỏ quan
điểm của Mỹ với sự kiện Thiên An Môn (4/6/1989), mặt khác nêu rõ Chính phủ
Mỹ mong muốn duy trì mối quan hệ bình thường với Trung quốc. Từ đó về sau,
Tổng thống Mỹ Bush luôn bày tỏ rất muốn cùng Trung Quốc nỗ lực duy trì mối
quan hệ này thông qua Quốc vụ Khanh Beck. Ngày 19/12/1989, Mỹ tuyên bố dỡ
bỏ lệnh cấm ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ tạm ngưng giúp đỡ về vốn cho hoạt
động thương nghiệp của Mỹ vào Trung Quốc, đồng thời ông cũng phê chuẩn cho
Trung Quốc 3 vệ tinh phóng tên lửa. Từ đó về sau, các hoạt động khoa học kỹ
thuật của hai nước từng bước được nối lại. Ngân hàng thế giới cũng đã bắt đầu
cung cấp các khoản vay cho Trung Quốc. Tháng 10/1990 – ngân hàng xuất nhập
khẩu Mỹ cũng bắt đầu nối lại tín dụng xuất khẩu với Trung Quốc. Tháng 12/1990
tại Hội nghị hàng năm của Ngân hàng thế giới, khi biểu quyết về việc có khôi phục
lại hoàn toàn các khoản vay cho Trung Quốc hay không, đại diện của Mỹ đã bỏ
phiếu ủng hộ. Cuối cùng, các khoản vay của ngân hàng thế giới cho Trung Quốc
về cơ bản được khôi phục lại mức trước năm 1989. Tháng 11/1991 – Quốc vụ
Khanh Mỹ Beck đã nhận lời mời của Ngoại trưởng Trung quốc Tiền Kỳ Tham đã
thăm chính thức Trung Quốc.

Đây là lần đầu tiên một quan chức cấp cao của Mỹ thăm Trung Quốc kể từ sau
sự kiện ngày 4/6/1989. Tuy vậy, quan hệ giữa Mỹ và Trung lại không được xuôi chèo
mát mái như vậy. Đến năm 1992 – chính phủ Mỹ đã quyết định bán cho Đài Loan
13


150 máy bay F16 - Trung Quốc đã lên tiếng phản đối kịch liệt. Đến tháng 5/1995 –
Chính phủ Mỹ lại cho phép nhà đương cục Đài Loan Lý Đảng Huy sang thăm Mỹ đã
làm cho quan hệ giữa hai nước rung chuyển dữ dội - quan hệ song phương giữa Mỹ
và Trung Quốc đã bị lùi đi một bước. Sang đến năm 1999 - NATO mà đứng đầu là
Mỹ đã bỏ qua Liên hợp Quốc lấy cớ về vấn đề Kosovo đã tiến hành tấn công đường
không vào liên bang Nam Tư, ngày 7/5/1999 - dùng bom chính xác đánh sập đại sứ
quán Trung Quốc ở Nam Tư. Ngay sau sự kiện trên Chính phủ Trung Quốc đã lên
tiếng cực lực phản đối kháng nghị, yêu cầu NATO mà đứng đầu là Mỹ phải công khai
chính thức xin lỗi Chính phủ và nhân dân Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhìn vào tổng thể quan hệ Trung - Mỹ từ sau khi sự kiện Thiên An
Môn xảy ra thì không chỉ có xung đột và đối lập mà cả Trung Quốc và Mỹ đề luôn
luôn coi trọng mối quan hệ của nhau. Tháng 11/1996 - Chủ tịch Trung Quốc Giang
Trạch Dân đã gặp Tổng thống Mỹ B.Clinton ở Manila (Philippin). Trong cuộc gặp
lần này, Tổng thống Mỹ đã nhấn mạnh rằng “Nước Mỹ muốn được thấy một Trung
Quốc lớn mạnh, ổn định và an ninh hai nước chúng ta có lợi ích chiến lược chung
trong nhiều vấn đề, nước Mỹ vui lòng lập quan hệ bạn bè hợp tác tốt đẹp với
Trung Quốc”. Trong không khí chính trị như vậy, quan hệ giữa hai nước đã từng
bước được cải thiện. Từ năm 1997-1999, nguyên thủ quốc gia của hai nước đã thực
hiện các cuộc viếng thăm lẫn nhau. Tháng 11/1997 Chủ tịch Giang Trạch Dân
chính thức sang thăm Mỹ và đến tháng 7/1998 - Tổng thống Mỹ B.Clinton cũng đã
đi thăm đáp lễ Trung Quốc. Tại các cuộc gặp này hai bên đã quyết định thông qua
sự tăng cường hợp tác, thúc đẩy hòa bình và phát triển của thế giới, cùng gắng sức
kiến lập “Quan hệ bạn bè chiến lược có tính xây dựng giữa Trung Quốc và Mỹ”.
Cũng trong thời gian này, lãnh đạo của hai bên đã có nhiều cuộc tiếp xúc trong các

cuộc luận bàn đa phương tại Liên hợp Quốc và các Tổ chức hợp tác Châu Á- Thái
Bình Dương làm cho quan hệ Trung - Mỹ trên tổng thể đã giữ được ổn định, tạo
điều kiện cho cả hai bên cùng phát triển có hiệu quả và có lợi.
Tóm lại, quan hệ Trung Mỹ dù cho trải qua nhiều thăng trầm, song cả hai bên
vẫn luôn luôn coi đó là trục chính trong hoạt động ngoại giao của mình. Chính vì
vậy nên dù có những lúc xảy ra mâu thuẫn nhưng hai bên đã từng bước điều khiển
14


chính sách của mình, cùng nhau chung sống hòa bình, cùng nhau phát triển là phù
hợp với xu thế của thời đại.
1.3. SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH CỦA HAI NƯỚC SAU SỰ KIỆN 11/9
1.3.1. Chính sách của Mỹ đối với Trung quốc:
Sự kiện 11/9 xảy ra ở nước Mỹ là sự kiện lớn gây ra cú sốc khá lớn cho giới
cầm quyền của Mỹ. Cuộc tấn công của các lực lượng khủng bố quốc tế nhằm vào
hai biểu tượng lớn nhất của Mỹ đó là trung tâm thương mại ở NewYork và Lầu
Năm Góc ở Woasinhton gây trấn động cả nước Mỹ và toàn thế giới. Cũng sau sự
kiện gây trấn động thế giới này, tình hình thế giới có nhiều diễn biến hết sức phức
tạp, thế giới trở nên bất an trước những bất trắc khó lường. Tình hình trên đã buộc
các nước phải điều chỉnh chính sách, đặc biệt là các nước lớn mà trước hết là Mỹ,
để đối phó với tình hình quốc tế mới. “Sự kiện ngày 11/9 đã cho thấy Mỹ rất cần
sự hợp tác của các nước trong việc chống khủng bố. Điều này buộc Mỹ phải từng
bước điều chỉnh chính sách theo hướng mềm dẻo hơn, chú trọng hơn đến thái độ và
lợi ích của nước khác, đặc biệt là trong quan hệ với Nga và Trung Quốc.” [7;119]
Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc cũng nằm trong chính sách đối ngoại
của Mỹ. Mục tiêu chủ yếu trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc là kiềm chế
nhằm ngăn chặn sự nổi lên của Trung Quốc. Tuy nhiên, chính sách của chính quyền
B.Clinton chủ trương kiềm chế Trung Quốc thông qua phương thức tiếp cận mềm
cùng đối thoại, tiếp xúc toàn diện với Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác kinh tế. Mỹ còn
ủng hộ Trung Quốc gia nhập WTO, cùng Trung Quốc ra lập cơ chế bốn bên bàn về

bán đảo Triều tiên… “Đỉnh cao trong chính sách Trung Quốc của Mỹ dưới thời
B.Clinton là khái niệm “Đối tác chiến lược mang tính chất xây dựng vào thế kỷ XXI”
được đưa ra nhân chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Giang Trạch Dân.” [7;121]
Tuy nhiên chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc dưới thời của Tổng thống
Bush đã có những điều chỉnh rõ rệt. Theo đó Mỹ đã có những điều chỉnh cứng rắn
hơn trong chính sách đối với Trung Quốc. Trước tiên là tuyên bố chuyển từ “đối
tác chiến lược mang tính xây dựng”,

[7;122]

sang thành “đối thủ cạnh tranh chiến

lược”, [7;122] “thúc đẩy việc triển khai NMD, tiếp tục bán vũ khí cho Đai Loan, tạm
ngưng tất cả các cuộc tiếp xúc quân sự giữa hai nước, đẩy mạnh đấu tranh nhân
quyền với Trung Quốc…với ý đồ dùng thực lực và ảnh hưởng của mình để buộc
15


Trung Quốc phải thừa nhận vai trò siêu cường duy nhất của Mỹ và chấp nhận vai
trò lãnh đạo của Mỹ.” [7;122]
Nhìn tổng thể ta có thể thấy, trải qua thời gian điều chỉnh vừa qua, chính sách
Trung quốc của Mỹ mà ở đây là chính quyền của Bush và C.Clinton vẫn mang tính
chất hai mặt: kiềm chế xen lẫn với hợp tác, vừa coi trọng tính ổn định tương đối
của quan hệ song phương, tranh thủ phát triển hợp tác trao đổi thương mại song
phương song mặt khác lại chú trọng đến ngăn chặn, kiềm chế Trung Quốc, không
cho các nước này tăng cường sức mạnh chính trị, quân sự đến mức đe dọa tới lợi
ích của Mỹ. Cho dù là “kiềm chế” hay “hợp tác” thì cũng đều phục vụ cho mục
tiêu căn bản của chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ. Nội dung, bản chất của
chiến lược này không hề thay đổi mà nó chỉ là sự khác nhau trong phương pháp
vận dụng chính sách và sách lược trong từng thời kỳ. Do vậy, tùy từng thời điểm

cụ thể mà Mỹ điều chỉnh chính sách hợp tác hay cạnh tranh.
1.3.2. Chính sách của Trung Quốc đối với Mỹ:
Trong tình hình thế giới hiện nay, khi mà trên thế giới đang hình thành trật tự
thế giới mới – thế giới đa cực, thì Trung Quốc cũng đang từng bước bổ sung và
hoàn thiện chiến lược đối ngoại “Hòa bình, độc lập, tự chủ” đã được đề ra từ trước
đó. Trung Quốc đã chủ trương thực hiện chính sách “Toàn phương vị”, lần lượt
xác lập quan hệ bạn bè hợp tác với các cường quốc lớn như: Nga, Pháp, Mỹ, Nhật
vừa để tranh thủ các nước này trên hầu hết các lĩnh vực nhằm chống lại chủ trương
“Đơn cực hóa thế giới” của Mỹ. Hiện nay, Trung Quốc thực hiện “chiến lược
ngoại giao nước lớn” để duy trì quan hệ hợp tác giữa các nước lớn trên thế giới,
tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Quan hệ ổn định với Mỹ là chiến lược quan trọng trong chính sách đối ngoại
của Trung quốc. Tại Đại hội XVI, Đảng cộng sản Trung quốc đã xác định: Quan
hệ với các nước lớn trong đó có Mỹ là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại,
đồng thời Trung Quốc cũng thừa nhận quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc là một
trong ba điều đáng sợ nhất đối với Trung Quốc.
Vì vậy, Trung Quốc đang từng bước điều chỉnh chính sách của mình đối với
Mỹ. Theo đó, Trung Quốc đã có những động thái làm hài lòng Mỹ. Trước tiên,
16


Trung Quốc khẳng định sự tồn tại của quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, đồng thời
cũng không phản đối gay gắt về mối quan hệ quân sự của Mỹ - Nhật như trước
nữa. Sự kiện ngày 11/9 xảy ra, Trung quốc đã tham gia tích cực vào mặt trận
chống khủng bố do Mỹ khởi xướng. Thêm một hành động nữa nhằm cải thiện mối
quan hệ Mỹ - Trung đó là Trung Quốc đang tích cực tham gia vào các việc giải
quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Trung quốc đã thay đổi thái độ của
mình từ “lặng lễ quan sát” trong đợt khủng hoảng lần 1 đến việc tích cực đưa ra
những phương thức để giải quyết khủng hoảng bằng con đường ngoại giao hòa
bình, Trung Quốc cũng phản đối bán đảo Triều Tiên có vũ khí hạt nhân trong đợt

khủng hoảng lần 2. Theo đó, Mỹ - Trung đã có những cuộc thương lượng với nhau
mà nội dung mang tính sự vụ thực chất về vấn đề hạt nhân của bán đảo Triều Tiên.
Về kinh tế, do Mỹ là nguồn đầu tư lớn và quan trọng của Trung Quốc, đồng
thời Mỹ còn là nguồn cung cấp kỹ thuật cao cho Trung Quốc, thêm vào đó, hiện
nay Mỹ còn là nước có tiếng nói quan trọng trong các tổ chức thương mại và tài
chính Quốc tế như: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB),…Vậy
nên, Trung Quốc càng cần phải mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với nước này để
thúc đẩy kinh tế phát triển.
Tuy vậy, trên thực tế với uy thế chính trị ngày càng cao trên trường quốc tế,
với vai trò quan trọng đối với những vấn đề liên quan đến an ninh của Mỹ và
Trung Quốc, Trung Quốc đã có những biện pháp mạnh mẽ hơn thể hiện chính sách
cứng rắn hơn với Mỹ.
Qua sự điều chỉnh chính sách của Trung quốc đối với Mỹ, ta có thể thấy rằng
dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào Trung quốc vẫn kiên trì chính sách ngoại giao của
mình, chủ động tấn công ngoại giao “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” đồng thời áp
dụng những biện pháp toàn diện bổ sung cho nhau “Tương bổ tương thành”, “nội
công ngoại kích”. Nhìn chung, chính sách của Trung Quốc đối với Mỹ sau sự kiện
11/9 là thay đổi không đáng kể. Mỹ vẫn là nước được ưu tiên hàng đầu trong chính
sách ngoại giao nước lớn của Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy mối quan hệ này
phát triển theo hướng ổn định. Như vậy, “Trung Quốc đã có những điều chỉnh
chính sách đối ngoại nhằm hòa giải mâu thuẫn với Mỹ, duy trì sự ổn định quan hệ
17


với Mỹ. Hợp tác tránh đối đầu với Mỹ vẫn là nội dung chủ đạo trong chính sách
đối ngoại của Trung Quốc với Mỹ”. [3;65]

CHƯƠNG 2
QUAN HỆ MỸ - TRUNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2010
2.1. TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - QUÂN SỰ:

2.1.1. Trên lĩnh vực chính trị:
“Ngay sau khi lên làm chủ nhà trắng vào năm 2001 – Tổng thống Mỹ
G.W.Bush (Bush con) đã triển khai toàn diện chính sách đối ngoại cứng rắn trong
đó nhấn mạnh Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược của Mỹ.” [3;146] Như vậy
là tình hình đã đi ngược hẳn so với nhận định của các nhà nghiên cứu. Họ đánh giá
mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc chắc chắn sẽ bước vào một thời kỳ tốt đẹp
khi G.Bush lên làm Tổng thống, bởi ông này cũng đã có thời gian gắn bó với
Trung Quốc. Khi nhận chức, Bush đã chủ động gọi điện cho lãnh đạo hàng chục
nước nhưng lại cố tình loại Trung Quốc ra khỏi danh sách. Điều này đã chứng tỏ
thái độ thù địch của G.Bush đối với Trung Quốc. Mục tiêu phát triển quan hệ “đối
tác chiến lược” do chính quyền Clinton xác lập được thay đổi vào đó là quan hệ
“đối thủ cạnh tranh chiến lược”.
Sau khi G.Bush lên nắm chính quyền, thời kỳ khủng hoảng trong mối quan hệ
giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu, mở đầu là vụ đụng độ “giữa máy bay do thám
EP-3 của Mỹ và máy bay chiến đấu F8 của Trung Quốc trên vùng trời đảo Hải
Nam – Trung Quốc, làm cho phi công của Trung Quốc đã tử nạn (1-4-2001). Sự
kiện này đã đẩy quan hệ Mỹ - Trung sang thời kỳ căng thẳng mới.” [3;146-147]
Tuy nhiên, sự kiện 11/9 lại là cơ sơ mới để cải thiện mối quan hệ Trung - Mỹ.
Ngay sau sự kiện này, Mỹ đã buộc phải điều chỉnh chiến lược và chính sách đối
ngoại của mình. Mỹ đã phát động cuộc chiến “chống khủng bố” trên toàn thế giới.
Cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động chính là cơ hội để Mỹ thực hiện giấc
mộng ngàn năm là làm bá chủ thế giới của mình. Sự kiện 11/9 đã làm thay đổi hẳn
tình hình của nước Mỹ. Cần sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong cuốc chiến
chống khủng bố, đặc biệt là sự ủng hộ của các nước lớn, mà trong đó phải kể đến
18


Trung Quốc, nên Mỹ đã từng bước thay đổi chính sách đối với Trung Quốc. Còn
Trung Quốc ngay sau sự kiện 11/9, lãnh đạo Trung Quốc đã ngay lập tức gọi điện
chia buồn với Tổng thống và nhân dân Mỹ. Hành động này đã kéo quan hệ giữa

Mỹ và Trung Quốc gần nhau hơn.
Trong khi phát động cuộc chiến tranh chống Apganistan, Tổng thống Mỹ
Bush đã tới Thượng Hải (Trung Quốc) để dự cuộc gặp gỡ cấp cao không chính
thức Hội nghị APEC, đồng thời gặp gỡ và nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc
Giang Trạch Dân. Trong cuộc gặp gỡ này, ông Bush hy vọng nhận được thêm sự
ủng hộ từ Trung Quốc trong cuộc chiến chống khủng bố.
Từ tháng 6/2002, trong cuộc gặp gỡ cấp cao Trung - Mỹ, Tổng thống Mỹ
Bush đã tuyên bố Đài Loan không độc lập. Thêm một việc nữa đó là Ngài Tổng
thống Mỹ Bush cũng đã từng tuyên bố rằng, “là một quốc gia Thái Bình Dương,
Mỹ phải có quan hệ tốt với các nước trong khu vực. Đối với Mỹ “không có nước
nào trong khu vực này quan trọng hơn Trung Quốc”. Trong nhiều lần gặp gỡ, cả
Chủ tịch Giang Trạch Dân và Tổng thống Bush đều nhấn mạnh rằng Mỹ “tìm kiếm
và đang cùng Trung Quốc thiết lập mối quan hệ thẳn thắn, chân thành xây dựng
và hợp tác”. Mỹ không muốn sự bất đồng Mỹ - Trung cản trở hai nước theo đuổi
mục tiêu chung mà sẵn sàng giải quyết sự bất đồng đó theo phương thức hiểu biết
và tôn trọng lẫn nhau. Trung Quốc không chỉ là đối tác kinh tế mà còn là bạn đồng
minh của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố.” [15]
Mặc dù tuyên bố như vậy, song Mỹ luôn luôn mượn cớ chống khủng bố để
can thiệp vào khu vực xung quanh của Trung Quốc. Điều này làm cho giới lãnh
đạo của Trung Quốc phải cảnh giác và thận trọng hơn.
Công bố hồi tháng 9/2002 - Báo cáo chiến lược An ninh quốc gia của Mỹ đã
đưa ra hai mục tiêu quan trọng trong chiến lược ngoại giao của Mỹ đó là: thứ nhất
là thi hành chiến lược quan trọng giáng đòn quân sự đối với các nước theo chủ
nghĩa cực đoan Hồi giáo, hai là chiến lược ngăn chặn Trung Quốc. Dư luận đã cho
rằng, việc bành chướng ở Trung Đông và ngăn chặn Trung Quốc mới thực sự là ý
đồ chiến lược trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Cùng cùng với sự có mặt của
Mỹ ở Đông Bắc Á đã tạo nên thành vòng cung bao vây Trung Quốc (hay các nhà
19



chiến lược còn gọi đó là “hình bán nguyệt Châu Á”). Trung Quốc cũng đã cho
rằng vòng cung này sẽ là mối đe dọa tiềm ẩn thực sự đối với họ.
“Ngay sau khi nhận chức chủ tịch Trung Quốc, tháng 5-2003, Chủ tịch Trung
Quốc Hồ Cẩm Đào đã sang thăm chính thức Nga.”

[3;149]

Tuy nhiên, sự kiện Chủ

Tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào lựa chọn Nga là nước đầu tiên ông tới trong chuyến
công du đầu tiên trên cương vị Chủ tịch không phải là chính quyền mới của Trung
Quốc coi quan hệ Nga - Trung là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối
ngoại của Trung Quốc mà cả Nga và Trung đều đặt quan hệ song phương với Mỹ
chính là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của cả Trung Quốc và Nga.
Đầu tháng 12-2003 Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã có chuyến thăm
chính thức tới Mỹ. Chuyến thăm đã diễn ra trong thời điểm có nhiều diễn biến
phức tạp trong quan hệ hai nước Trung - Mỹ. Vấn đề nổi cộm lên đó là vấn đề Đài
Loan, ngoài ra còn vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và vấn đề mậu dịch
giữa hai nước. Dù chuyến thăm được tiến hành vào thời điểm khó khăn nhưng giới
báo chí Hồng Kong (Trung Quốc) đã cho rằng phía Mỹ đã tạo ra bầu không khí tốt
đẹp cho chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ Powell cũng
đã nói: Quan hệ giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ đang ở vào thời kỳ tốt đẹp nhất
trong 30 năm nay. Nếu nhìn lại chuyến thăm của cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu
Dung Cơ và chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào thời gian trước thì ta có
thể thấy chuyến thăm lần này của Thủ tướng Ôn Gia Bảo được coi là tiến hành
trong không khí hòa bình, thân thiện hơn cả giữa hai nước. Đây là tín hiệu rất đáng
mừng cho mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.
Từ đại hội XVI Đảng Cộng Sản Trung Quốc đến Hội nghị TW4 khóa XVI và
Hội nghị toàn ngành Ngoại giao Trung Quốc đã xác lập quan niệm về lợi ích, về
hợp tác, về quan niệm quốc tế của ngoại giao Trung Quốc. Trong hội nghị toàn

ngành ngoại giao của Trung Quốc cũng đã nêu rõ: “Trung Quốc phải kiên trì phát
triển hòa bình, tranh thủ môi trường quốc tế hòa bình để phát triển đất nước, lấy
phát triển bản thân để thúc đẩy môi trường quốc tế hòa bình”.
Tháng 4-2004, Phó Tổng thống Mỹ Chenny đã sang thăm Trung Quốc. Đây là
người có quyền phát ngôn về đối ngoại của Mỹ. Qua vị Phó Tổng thống Mỹ này,
20


giới lãnh đạo Trung Quốc đã nói rằng Trung Quốc hy vọng phía Mỹ thực sự tuân
thủ ba bản Thông cáo chung giữa Trung - Mỹ.
Tháng 11-2004, nhân dịp tham gia Hội nghị thượng đỉnh không chính thức
lần thứ 12 của tổ chức APEC tại Santiago (Chi Lê), Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm
Đào đã gặp gỡ Tổng thống Mỹ Bush. Trong cuộc gặp lần này, cả hai bên đều nhấn
mạnh cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa để bảo vệ hòa bình và phồn vinh của
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung.
Năm 2005 có thể nói đây là năm diễn ra nhiều sự kiện sôi động nhất trong
quan hệ giữa Trung và Mỹ từ trước đến nay. Riêng trong năm 2005, từ các nguyên
thủ đến các quan chức thuộc nhiều bộ ngành của hai nước đã thực hiên các cuộc
thăm viếng lẫn nhau, tiến hành hội đàm, gặp mặt một cách dồn dập. Ngay từ những
tháng đầu năm 2005, tân Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice đã tới thăm Bắc
Kinh và đã được các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc tiếp đón nồng nhiệt đó
là chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Việc đón tiếp như vậy là
một trường hợp ngoại lệ. Điều này cho thấy Trung Quốc rất coi trọng quan hệ giữa
Trung Quốc và Mỹ. Nhưng phát biểu đáng lưu ý của hai bên trong cuộc gặp gỡ cấp
cao lần này chủ yếu là về vấn đề Đài Loan và “Luật chống ly khai”, vấn đề hạt
nhân bán đảo Triều Tiên, vấn đề nhân quyền dân chủ, về quan hệ Trung - Mỹ, vấn
đề thâm hụt mậu dịch Trung - Mỹ.
Từ ngày 18-21/4/2006, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã tiến hành
chuyến thăm Mỹ. Đây là chuyến thăm “dài nhất và quan trọng nhất” của Chủ tịch
Hồ Cẩm Đào. Một tờ báo của Nga đã cho rằng chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm

Đào lần này là rất quan trọng, ngay cả Trung Quốc cũng coi chuyến thăm lần này
là “chuyến thăm nhà nước”, nhưng phía Mỹ thỏa thuận chỉ coi đây là “chuyến
thăm chính thức”. Trước khi sang thăm Mỹ, vị lãnh đạo của Trung Quốc này đã
nhấn mạnh mục đích của chuyến thăm lần này đó là để “thúc đẩy toàn diện mối
quan hệ hợp tác Trung - Mỹ mang tính xây dựng trong thế kỷ XXI”. Chủ tịch cũng
cho rằng Trung Quốc và Mỹ “không chỉ là bên liên quan lợi ích, hơn nũa còn phải
là bên hợp tác mang tính xây dựng”. Trong thời gian diễn ra chuyến thăm, Chủ
tịch Trung Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, trong tình hình hiện nay tầm quan
21


trọng của quan hệ Trung - Mỹ không phải hạ thấp đi mà phải tăng lên, các lĩnh vực
hợp tác cũng được mở rộng hơn. Như vậy, chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc
Hồ Cẩm Đào đã nâng thêm một bước mới trong quan hệ giữa hai nước Trung Mỹ, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc cũng ngày càng có ảnh hưởng lớn tới khu
vực và thế giới, có ý nghĩa chiến lược toàn cầu.
Năm 2008 là năm đương nhiệm cuối cùng trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống
Mỹ Bush. Trong năm này ông có chuyến thăm tới một số nước Châu Á, trong đó
có Trung Quốc trong chuyến công du tới Châu Á, Bush đã tham dự Lễ khai mạc
thế vận hội Bắc Kinh năm 2008 vào ngày 8/8 và ở thăm Trung Quốc bốn ngày.
Ông đã trở thành vị Tổng thống đầu tiên đương nhiệm của Mỹ tham dự Lễ khai
mạc Thế vận hội Olympic trong thời gian ông ở thăm Bắc Kinh. Trong chuyến
thăm lần này, Tổng thống Mỹ Bush đã có cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo
Trung Quốc là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Phó chủ tịch Tập
Cận Bình. Nhiều ý kiến cho rằng, chuyến đi Châu Á của ông Bush lần này mà
trong đó có Trung Quốc chủ yếu mang theo những thông điệp hữu nghị, hợp tác.
Điều này cho thấy sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ ở cuối nhiệm kỳ của
tổng thống Bush. Cũng theo lời của Tổng thông Bush thì việc Ông háo hức trong
việc tham dự thế vận hội Bắc Kinh nhằm bày tỏ sự kính trọng của ông đối với nhân
dân Trung Quốc. Như vậy ta thấy trong thời kỳ đầu nhận chức và cuối nhiệm kỳ
của Tổng thống Mỹ Bush có sự thay đổi rõ rệt, tạo môi trường ổn định giữa hai

nước cho người kế nhiệm.
Tháng 7-2009 Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã có chuyến thăm cấp nhà
nước tới nước Mỹ. Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc, Tổng thống
Obama đã cho rằng “hợp tác tránh đối đầu” sẽ là nền tảng chính giúp quan hệ hai
bên lên phía trước. Cả hai ông đều rất kỳ vọng vào cuộc đối thoại diễn ra vào hai
ngày 27-28 tới đây. Cuộc đối thoại lần này không chỉ tập chung vào vấn đề song
phương mà cả những vấn đề khu vực và toàn cầu mà cả hai nước đều quan tâm.
Điều này được coi là một trong nhưng dấu hiệu mới nhất chứng tỏ quan hệ Mỹ Trung đang phát triển vững chắc bất chấp sự thay đổi chính quyền ở Mỹ. Kể từ khi
nhận chức Tổng thống Mỹ, cả Mỹ và Trung Quốc đều thể hiện sự quyết tâm và
22


mong muốn thắt chặt mối quan hệ của hai nước nhằm đối phó với những biến động
trên thế giới. Hai nước cũng đã hợp tác hiệu quả trong các vấn đề lớn của khu vực
cũng như quốc tế như vấn đề Triều Tiên, vấn đề an ninh năng lượng và vấn đề biến
đổi khí hậu. Kết thúc chuyến thăm Mỹ lần này, của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm
Đào đã mời Tổng thống Mỹ Obama sang thăm Trung Quốc. Tổng thống Obama đã
chấp nhận lời mời. Các nhà phân tích Mỹ cho rằng chuyến thăm của Obama tới
Bắc Kinh lần này sẽ đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
Đáp lại lời mời của Chủ tịch Trung Quốc, Tổng thống Obama đã tới thăm
Trung Quốc vào những ngày giữa tháng 11-2009 ngay sau khi ông tham dự Hội
nghị Thượng đỉnh của diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, trong cuộc hội
đàm lần này, hai nhà lãnh đạo cũng đã bàn tới những chủ đề như chấm dứt chương
trình hạt nhân ở Triều Tiên và biến đổi khí hậu, vấn đề đầu tư thương mại. Trong
thời điểm hiện tại, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc được đánh giá là có phần nồng
ấm và êm đẹp hơn trước khá nhiều.
Những ngày đầu của năm 2010, vị lãnh đạo đứng đầu của nước CHNDTH Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã có chuyến công du cấp nhà nước tới Mỹ. Đây được coi là
chuyến thăm quan trọng nhất trong 30 năm qua. Bất chấp sự khác biệt và sự bất
đồng, cả hai quốc gia đều đang nghiêm túc muốn cải thiện quan hệ cũng như hợp
tác. Nhà trắng đã tiếp đón Chủ tịch Hồ với nghi thức trang trọng nhất. Đó là dấu

hiệu rõ ràng Woashington đang rất muốn giải quyết những vấn đề sau một năm
quan hệ sóng gió giữa hai nước. Chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào được kỳ
vọng trước hết là sẽ tạo được bầu không khí thân thiện hơn sau một năm Bắc Kinh
và Woashington liên tục xảy ra bất đồng. Quan chức của cả hai bên cũng hy vọng
rằng sẽ cố gắng để năm 2009 đầy sóng gió lại phía sau và thể hiện mình là đối tác
chứ không phải là đối thủ của nhau. Trong bối cảnh thế giới đang phải đối phó với
những khó khăn về kinh tế cũng như về an ninh và môi trường thì chuyến thăm của
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là hết sức quan trọng. Ông Obama từng nói ông tin rằng
quan hệ Mỹ - Trung sẽ định hình thế kỷ XXI.
Cũng trong năm 2010 này, Tổng thống Mỹ Obama đã có chuyến thăm tới bốn
nước Châu Á, trong đó có Trung Quốc. Chuyến thăm lần này của ông được coi là
23


×