Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Một số vấn đề cấp thiết cần giải quyết của công ty cổ phần công nghệ t TECH việt nam và định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.9 KB, 22 trang )

DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Công ty/ T-TECH: Công ty Cổ phần công nghệ T-TECH Việt Nam.
HĐQT: Hội đồng quản trị.
TGĐ: Tổng Giám Đốc.
GĐCN: Giám Đốc Chi Nhánh.
CBCNV/ CNV: Cán bộ công nhân viên/ Công nhân viên.
HCNS: Hành chính – Nhân sự.
QTNL: Quản trị nhân lực.
NLĐ: Người lao động.
NSLĐ: Năng suất lao động.
KH-CN: Khoa học – Công nghệ.

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và trên đà hội nhập với thế giới.
Song, các yếu tố của môi trường kinh doanh luôn có sự biến động và thay đổi. Vì vậy


đòi hỏi nhà quản trị cần quan tâm hơn tới công tác quản trị các nguồn lực của doanh


nghiệp. Trong các nguồn lực ấy thì có thể nói công tác quản trị nguồn nhân lực là một
trong các yếu tố quan trọng nhất góp phần phát triển bền vững, là năng lực cạnh tranh
cốt lõi của công ty.
Quản trị nhân lực sẽ quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp, góp
phần phát huy năng lực làm việc của con người ở mức độ triệt để và hiệu quả. Đồng
thời đây là hoạt động nền tảng để trên cơ sở đó, triển khai các hoạt động quản trị khác
của doanh nghiệp.
Để tìm hiểu sâu hơn em đã liên hệ và tiến hành thực tập nghiên cứu tình hình
hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần công nghệ T-TECH Việt Nam.
Qua đó giúp e tích lũy thêm được kinh nghiệm thực tế cho bản thân, và là cơ sở để
hoàn thành tốt nhiệm vụ của trường, của khoa giao.
Trong phạm vi bài báo cáo tổng hợp của mình, em xin phép được trình bày tổng
quan hoạt động quản trị nhân lực tại công ty Cổ phần công nghệ T-TECH Việt Nam
với nội dung 3 phần như sau:
Phần 1: Giới thiệu chung về công ty Cổ phần công nghệ T-TECH Việt Nam
Phần 2: Tình hình hoạt động quản trị nhân lực của Công ty
Phần 3: Một số vấn đề cấp thiết cần giải quyết của công ty Cổ phần công nghệ TTECH Việt Nam và định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS: Vũ
Văn Thịnh đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình. Chân thành
cảm ơn công ty Cổ phần công nghệ T-TECH, phòng Hành chính - Nhân sự của công ty
đã giúp đỡ em thu thập và tĩnh tũy thông tin kiến thức thực tế để hoàn thành tốt bài
báo cáo thực tập của mình!


PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TTECH VIỆT NAM
1.1.

Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần công nghệ T-TECH Việt Nam
T-TECH Việt Nam là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vự phát triển công nghệ tại
Việt Nam. Được thành lập 06/11/2002, với nhiều năm kinh nghiệm T-TECH đã và

đang đưa ra thị trường được rất nhiều sản phẩm có tính công nghệ cao, chất lượng tốt,
đảm bảo uy tín trên thị trường, góp phần vào việc giảm thiểu nhập siêu, thâm hụt ngoại
tệ theo chủ trương chung của Nhà nước. Hiện nay, ngoài hệ thống phân phối sản phẩm
trên toàn quốc, T-TECH đang mở rộng thị trường hoạt động ra ngoài lãnh thổ Việt
Nam như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma, Malaysia, Indonesia, Philippin.... Một
số thông tin cơ bản về công ty:
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Công nghệ T-TECH Việt Nam.
Tên quốc tế: T-TECH Vietnam Technology Corporation.
Vốn điều lệ: 100.000.000.000VNĐ
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc: TS.NGUYỄN ĐÌNH TRỌNG.
Website: www.t-tech.vn
Trụ sở chính: Tầng 24, Tòa nhà VINACONEX 9, đường Phạm Hùng, HN.
Mã số thuế: 0101479607
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về các thiết bị khoa học công nghệ, năm
2002 với đội ngũ kĩ sư có kinh nghiệm và tâm huyết với nghề đã chung tay thành lập
ra công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển Công Nghệ Thăng Long, đến năm 2004 đổi
thành công ty Cổ phần Đầu Tư Phát Triển Công Nghệ Thăng Long ( T-TECH) và năm
2011 đổi tên thành công ty Cổ Phần Công Nghệ T-TECH Việt Nam, chuyên sản xuất
và cung cấp các thiết bị ứng dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực đo lường,

1.2.

xây dựng, viễn thông, phát thanh – truyền hình, thiết bị giáo dục, dạy nghề.
Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Cổ phần Công nghệ T-

TECH Việt Nam
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ
• Chức năng: Sản xuất, xuất nhập khẩu và kinh doanh thiết bị đo lường, xây dựng, viễn
thông, thiết bị giáo dục, dạy nghề, thiết bị y tế, cơ khí, …
• Nhiệm vụ: Căn cứ vào các chính sách phát triển của công ty, xây dựng kế hoạch kinh

doanh và đề ra các biện pháp thực hiện sao cho hiệu quả cao nhất. Nghiên cứu hoàn
thiện bố máy quản lý kinh doanh của công ty. Tuyên truyền, quảng bá, mở rộng, thu
hút khách hàng trong và ngoài nước, các dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng. Thực


hiện việc ký kết hợp đồng. Tiến hành đầu tư, nâng cấp xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật nhằm mục đích kinh doanh đồng thời xây dựng và phát triển đất nước.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Hình 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Công nghệ T-TECH
TỔNG GIÁM ĐỐC

TRỢ LÝ TỔNG
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KẾ
HOẠCH

Khối
kinh
doanh
bán lẻ

PHÒNG
TÀI
CHÍNH –
KẾ TOÁN

PHÒNG
HÀNH
CHÍNH NHÂN

SỰ

PHÒNG
THƯƠNG
MẠI

Phòng
dự án
V2
Phòng
dự án
KV1

GIÁM ĐỐC KINH
DOANH

P. hạ
tầng
VT1

Phòng
dự án
KV3

Phòng
TBMT1
Phòng

Phòng
dự án

LAB1

P. hạ
TBMT2
Phòng
tầng
DA
VT2Phòng Hành chính – Nhân sự
Nguồn:

KV4

Cửa
hàng
bán lẻ


Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của công ty Cổ phần Công nghệ T-TECH Việt

1.3.

Nam
1.3.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty
- Sản xuất, xuất nhập khẩu và kinh doanh thiết bị thí nghiệm kiểm định xây dựng, thiết
-

bị giáo dục dạy nghề: nghề điện, điện tử,…
Sản xuất, xuất nhập khẩu và kinh doanh thiết bị phát thanh truyền hình, thiết bị truyền

-


thanh không dây FM và có dây. Thiết bị đèn LED, biển quảng cáo LED.
Sản xuất, xuất nhập khẩu và kinh doanh thiết bị điện, UPS, ắc quy chuyên dụng. Thiết
bị khoa học đo lường, hóa sinh, môi trường, thiết bị y tế, thiết bị công nghiệp nặng, …

1.3.2. Đặc điểm hoạt động của công ty

Là công ty cổ phần, chuyên sản xuất và cung cấp các thiết bị ứng dụng khoa học công

nghệ trong lĩnh vực thiết bị đo lường, xây dựng, viễn thông, phát nhanh – truyền hình,
thiết bị giáo dục, dạy nghề. Hệ thống phân phối từ Bắc - Trung – Nam. Công ty luôn
hoạt động theo các khẩu hiệu: “Công nghệ tiên tiến, Dịch vụ hoàn hảo“, “đã nói là
làm“, “Dám làm dám chịu”, “Tạo dựng chữ tín, củng cố lòng tin”, “Không có kẻ thù,
chỉ có đối thủ”,… làm việc với “4 Phải, 4 Quyết, 7 Không”,… Để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao về các thiết bị khoa học công nghệ, công ty không ngừng đầu
tư phát triển trang thiết bị, con người, chất lượng dịch vụ để mang đến sự hài lòng cho
khách hàng khi đến với các dịch vụ của T-TECH.
1.4.
Khái quát về nguồn nhân lực của công ty Cổ phần Công nghệ T-TECH Việt Nam
1.4.1. Nguồn nhân lực của công ty
Bảng 1.1. Tình hình nhân lực của công ty giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: Người
2013

2014

2015

Nam
Nữ

Gián tiếp
Trực tiếp

164
100
105
159

202
97
115
184

244
133
139
238

So sánh
2014/2013
2015/2014
Chênh Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ
lệch
(%)
lệch
(%)
38
23,17
42
20,79

-3
3
36
37,11
10
9,52
24
20,87
25
15,72
54
29,34

Đại học trở
lên
Cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp
CNKT
LĐ phổ
thông

142

155

189

13


9,15

34

21,93

54
31
10
12
15

58
40
19
17
10

81
42
27
20
8

4
9
9
5
-5


7,41
29,03
90
41,67
33,33

23
12
8
3
-2

39,66
30
42,11
17,65
20

Chỉ tiêu
Giới
tính
Tính
chất
công
việc

Trình
độ



Tổng số lao động

264

299

377

35

13,26

78

26,09

Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự
Qua bảng số liệu ta thấy tổng lao động trong Công ty qua các năm tăng, lao
động trong Công ty có trình độ từ phổ thông đến trên đại học, số lao động nam thường
lớn hơn lao động nữ do tính chất công việc của ngành.
1.4.2. Nguồn vốn của công ty
Nguồn vốn của T-TECH có sự thay đổi, được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: tỷ đồng
So sánh
Chỉ tiêu

2013

2014


2015

2014/2013
Chênh
lệch

Vốn chủ sở
hữu

60

2015/2014

Tỷ lệ
(%)

Chênh
lệch

Tỷ lệ
(%)

60

60

0

0


0

0

Vốn vay

64,56

62,446

66.24

-2.114

3,274

3,794

6,076

Tổng
nguồn vốn

124,56

122,446

126,24


-2,114

1,697

3,794

3,099

Nguồn: Phòng Tài chính-Kế
toán
Qua bảng ta thấy, tổng nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2013-2015 có sự biến
động. Năm 2014 giảm 1,697% tương đương với giảm 2,114 tỷ đồng so với năm 2013
và năm 2015 tăng 3,099% tương đương 3,794 tỷ đồng so với năm 2014. Tuy nhiên,
nguồn vốn CSH lại ổn định ở mức 60 tỷ đồng trong giai đoạn 2013-2015.
1.4.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật – công nghệ

Cơ sở vật chất của Công ty hiện giờ đã được cái thiện nhiều hơn so với trước
kia. Đã có các phòng ban tách biệt, không gian rộng rãi, các thiết bị văn phòng cũng


như thực hiện công trình được đầu tư.
Các trang thiết bị ở văn phòng công ty: máy photocopy số lượng 6, máy in 6 cái, máy

chấm công 5 cái, máy fax 5 cái, máy phát điện 5 cái.
• Trang thiết bị thực hiện công trình: máy kéo nén vạn năng 15 cái, máy trộn bê tông 5
cái, máy bơm bê tông 3 cái, cần cẩu 5 cái, máy thử độ mài mòn 3 cái, …
• Là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực phát triển công nghệ, T-TECH luôn nắm bắt
những đổi mới công nghệ tiên tiến của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.



1.5.

Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty Cổ phần Công nghệ TTECH Việt Nam trong giai đoạn 2013-2015
Một số chỉ tiêu chủ yếu biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có
sự biến động giai đoạn 2013-2015. Thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.3. Hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Công nghệ T-TECH giai
đoạn 2013-2015
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu

2013

Năm
2014

124,56

122,446 126,24

64,56

62,446

66,24

-2,114

3,274

3,794


6,076

3
4

Tổng tài
sản
Nợ phải
trả
VCSH
DT thuần

So sánh
2014/2013
2015/2014
Chênh Tỉ lệ Chênh Tỉ lệ
lệch
(%)
lệch
(%)
-2,114 1,697 3,794 3,099

60
98,154

60
90,546

0

-7,608

0
7,751

0
36,12

0
39,891

5
6
7

Chi phí
LNTT
LNST

91,448
6,706
5,532

83,909
6,637
4,977

60
126,66
6

115,052
11,814
9,215

-7,539
-0,069
-0,555

8,244 31,143 37,115
1,029 4,977 74,989
10,033 4,238 85,152

STT
1
2

2015

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế
toán
Qua bảng số liệu ta thấy, các chỉ tiêu thể hiện tình trạng hoạt động kinh doanh
của Công ty có sự thay đổi: doanh thu giảm 7,608 tỷ đồng ( 7,751%) năm 2014 so với
năm 2013 và tăng mạnh 36,12 tỷ ( 39,891 %) năm 2015 so với 2014; lợi nhuận trước
thuế năm 2014 giảm 1,029% so với năm 2013 và năm 2015 tăng vọt 74,989% so với
năm 2014. Từ đó ta có thể kết luận, tình hình kinh doanh của T-TECH có xu hướng
phát triển tích cực trong giai đoạn sau.



PHẦN 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ T-TECH VIỆT NAM
2.1. Tình hình nhân lực và chức năng, nhiệm vụ của phòng Hành chính – Nhân sự
của công ty Cổ phần Công nghệ T-TECH Việt Nam
Con người luôn là nguồn lực cốt lõi để tạo dựng, giữ vững và làm tăng năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp. Để công tác nhân lực trong T-TECH được thực hiện bài
bản, khoa học, hiệu quả thì phòng Hành chính – Nhân sự luôn được chú trọng và đầu
tư.
2.1.1. Tình hình nhân lực của phòng Hành chính – Nhân sự
Tình hình nhân lực của phòng HCNS có sự thay đổi được thể hiện qua bảng số
liệu sau:
Bảng 2.1. Tình hình nhân lực của phòng HCNS giai đoạn 2013-2015
Đơn vị:
Người
Năm
2013

2014

2015

7
1
2
3
1
2
3
2
3
4


9
1
2
4
2
1
4
4
4
5

12
0
3
6
3
0
6
6
5
7

tiêu chí
Số lượng
Trình
Trung cấp
độ
Cao đẳng
Đại học

Sau đại học
Kinh
Dưới 1 năm
nghiệm 1-3 năm
Trên 3 năm
Giới
Nam
tính
Nữ

So sánh
2014/2013
2015/2014
Chên Tỷ lệ Chên Tỷ lệ
h lệch (%)
h lệch (%)
2
28,57
3
33,33
0
0
-1
100
0
0
1
50
1
33,33

2
50
1
100
1
50
-1
50
-1
100
1
33,33
2
50
1
50
2
50
1
33,33
1
25
1
25
2
40

Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự.
Quan bảng số liệu ta thấy, nhân lực phòng HCNS đều tăng qua các năm trong
giai đoạn 2013-2015 với số lượng 7 người năm 2013 và 12 người năm 2015. Trình độ

từ trung cấp trở lên, tăng dần mặt bằng trình độ của phòng qua các năm cùng với kinh
nghiệm nhân sự đến năm 2015 đều trên 1 năm. Tỷ lệ nhân viên nữ trong phòng cao
hơn nam. Nhìn chung, nhân viên phòng nhân sự của Công ty đều có trình độ chuyên
môn, kinh nghiệm nhất định để đảm nhận tốt công việc của Công ty.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Hành chính – Nhân sự




Tư vấn cho Ban Giám đốc hoạch định hệ thống nhân sự hợp lý, hiệu quả. Đưa ra chính
sách nhân sự, tiền lương, chế độ đời sống hợp lý, tiết kiệm, đúng luật, và tạo được

động lực cho Người lao động.
• Quản lý, giám sát nhân sự, chế độ chính sách tiền lương toàn hệ thống Công ty, Văn
phòng. Lập kế hoạch, thẩm định, đánh giá kế hoạch toàn hệ thống Công ty.
• Đào tạo hội nhập tại Văn phòng, đào tạo nâng cao toàn Hệ thống Công ty. Đào tạo hệ
thống ISO9001:2008.
• Hỗ trợ các phòng ban trong toàn hệ thống Công ty về công tác hành chính và nhân sự,
chính sách, chế độ.
2.1.3. Bộ máy tổ chức của phòng Hành chính – Nhân sự
Phòng HCNS của T-TECH có cấu trúc được thể hiện qua hình sau:
Hình 2.1. Bộ máy tổ chức phòng HCNS của công ty T-TECH
TRƯỞNG PHÒNG HC – NS

LỄ TÂN
KIÊM
HÀNH CHÍNH

CÁN BỘ HÀNH
CHÍNH NHÂN SỰ


2 LÁI XE

Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự.
Qua hình ta thấy cấu trúc hệ thống nhân sự của phòng khá đơn giản, phân chia
nhiệm vụ cơ bản rõ ràng. Đứng đầu là trưởng phòng, sau là cán bộ, nhân viên với chức
danh nhiệm vụ riêng. Năm 2013 phòng có 7 CNV đến năm 2015 phòng có số lượng
CNV lên đến 12 người, với trình độ mặt bằng chung của phòng ngày một tăng qua các
năm.
2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường quản trị nhân lực tới hoạt động quản
trị nhân lực của công ty Cổ phần Công nghệ T-TECH Việt Nam
2.2.1. Khoa học – công nghệ: Ngay nay, tốc độ phát triển cũng như trình độ khoa học –

công nghệ của xã hội ngày càng tăng, tiến bộ, phát triển hơn. Với đặc điểm của ngành
nghề kinh doanh, KH-CN có tầm ảnh hưởng rất lớn đến T-TECH. Vì vậy, T-TECH cần
nâng cao năng lực toàn diện về chuyên môn, kĩ năng, thái độ làm việc cho nhân viên
bắt kịp với công nghệ của thời đại, tạo dựng Công ty ngày càng phát triển bền vững.


2.2.2. Sự phát triển của nền kinh tế: Thông qua GDP, tốc độ tăng trưởng, lạm phát, thất

nghiệp,… nền kinh tế đang phát triển, hội nhập. Doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi
đầu tư phát triển doanh nghiệp nói chung và về hoạt động quản trị nhân lực nói riêng.
2.2.3. Chính trị - pháp luật, văn hóa – xã hội: Chính trị ổn định, pháp luật về lao động ngày

càng được cải thiện, với nền văn hóa tiên tiến có sự hội nhâp. Là bàn đạp giúp TTECH thuận lợi phát triển nhân lực toàn diện, đúng pháp luật, hội nhập thị trường
quốc tế.
2.2.4. Chiến lược kinh doanh của công ty: Thể hiện mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh của doanh
nghiệp, T-TECH có chiến lược rõ ràng, khả thi. Với sứ mệnh tạo việc làm, nâng cao
nhận thức và năng lực làm việc cho người lao động,…có tầm ảnh hưởng không nhỏ

đến các hoạt động QTNL của công ty như tuyển dụng hội nhập, đúng người đúng việc,
đầu tư đào tạo phát triển nhân lực doanh nghiệp, coi trọng người lao động: công tác
bảo hiểm cho NLĐ, …
2.2.5. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty: Là công ty cổ phần hoạt động trong
lĩnh vực công nghệ, T-TECH đòi hỏi kĩ năng ngành nghề cao đặc biệt về cơ khí, tin
học, thiết bị điện,…Từ đó, ảnh hưởng đến tiêu chuẩn tuyển dụng cũng như chênh lệch
về giới tính nam nữ ( nam thường lớn hơn nữ qua các năm), độ tuổi nhân lực trong
công ty.
2.2.6. Quan điểm của nhà quản trị trong công ty: Thể hiện qua phong cách lãnh đạo, tư
tưởng quản trị, năng lực, quan điểm nhìn người,…của nhà quản trị. T-TECH với chủ
tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Đình Trọng là người có phong thái điềm
đạm, lịch lãm, thân mật, công minh, quan tâm đến cảm nhận trong công việc của nhân
viên, tuyển đúng ngưởi đúng việc, hoạt động kinh doanh tạo công ăn việc làm cho
người lao động, nâng cao đời sống cho nhân viên chú trọng đến công tác tuyển dụng,
đãi ngộ trả công đúng năng lực, công tác an toàn vệ sinh lao động được nhà quản trị
chú ý và tạo mọi điều kiện nâng cao chất lượng lao động an toàn và hiệu quả.
2.3. Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực của công ty Cổ phần Công nghệ TTECH Việt Nam
2.3.1. Thực trạng về quan hệ lao động của công ty
• Cơ chế đối thoại, thương lượng: trong công ty thường xuyên có các cuộc trao đổi
thông tin giữ ban lãnh đạo công ty và NLĐ trong công ty. Các hình thức trao đổi
thường thông qua văn bản: thông báo, quy định, kế hoạch, …. Có các cuộc họp, hội
nghị người lao động hằng năm, các cuộc họp giao bán hàng tuần, hàng tháng nhằm


trao đổi trực tiếp thông tin. Thương lượng tiền lương khi phỏng vấn nhân viên,… có
hòm thư nhằm nhận báo cáo của nhân viên và tương tác giữu
cán bộ công ty và nhân viên.
• Hoạt động công đoàn: có tổ chức Công đoàn đại diện cho NLĐ trong công ty, nhằm
giải quyết các vấn đề liên quan đến NLĐ, đại diện cho tập thể nhân viên thương lượng
với chủ doanh nghiệp, tổ chức các cuộc thăm hỏi tới nhân viên khi có việc xảy ra.

• Các căn cứ pháp lý của quan hệ lao động tại công ty: có hợp đồng lao động, nội quy
lao động. Tại công ty đến nay không xảy ra các cuộc đình công, bãi công hay tranh
chấp lao động trong doanh nghiệp.
2.3.2. Thực trạng về tổ chức lao động và định mức lao động của công ty
• Về định mức lao động:
 Định mức doanh số bán hàng cho nhân viên mới: tháng thứ 1: hội nhập nhân viên mới,
tháng 2: bán được trên 30 triệu tiền hàng, tháng 3: bán được trên 50 triệu tiền hàng,
tháng thứ 4, 5 lần lượt bán trên 70 triệu và 100 triệu đồng. Định mức thời gian khoán
sản phẩm,…
 Định mức doanh thu về chức danh: phó phòng kinh doanh: doanh thu bán hàng >1,2 tỷ
VNĐ/năm; trưởng phòng kinh doanh: doanh thu bán hàng > 2 tỷ VNĐ/ năm; …; phó
TGĐ: doanh thu bán hàng > 10 tỷ VNĐ/năm…
 Định mức về chi phí kinh doanh.
 Định mức lao động do ban Giám đốc đứng đầu là TGĐ: Nguyễn Đình Trọng quy định,
hoặc do phòng hành chính – nhân sự định mức, ban giám đốc kí nhận.
 …


• Về tổ chức lao động:
 Phân công lao động tại công ty rõ ràng, các phòng ban có nhiệm vụ, công việc đảm

nhận và tiêu chuấn riêng, không chồng chéo công việc. Có phòng hành chính- nhân sự,
kế hoạch tổng hợp, tài chính – kế toán,…
 Thới gian làm việc: tuần làm 6 ngày, từ thứ 2 đến hết thứ 7 hàng tuần. Giờ mùa hè
(01/4 đén 30/9) sáng: từ 7h30’ đến 11h30’, chiều: từ 13h đến 17h. Giờ mùa đông
(01/10 đến 31/3) sáng: từ 8h đến 12h, chiều: từ 13h đến 17h.
 Nhân viên văn phòng làm tại tầng 24 tòa Vinaconex 9, thoáng đãng, cơ sở vật chất kĩ
thuật tiện nghi. Công nhân làm tại xưởng ở khu công nghiệp Thạch Thất.
 Quy định tác phong làm việc đối với CBCNV. ( Phụ Lục )
 Quy định chế độ nghỉ, nghỉ phép, nghỉ làm việc rõ ràng. ( Phụ Lục )

2.3.3. Thực trạng hoạch định nhân lực của công ty
Với những điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội và thách thức khi xem xét đến các
yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài thì T-TECH đã đưa ra được các chiến lược
nguồn nhân lực nhằm hoàn thành tốt mục tiêu cũng như chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp.
Có chính sách, kế hoạch về tuyển dụng , đào tạo, trả công phù hợp với nguồn
lực và mục tiêu của công ty.
Ngày 01 tháng 6 năm 2013 Công ty có ban hành nội quy, quy chế áp dụng tại
văn phòng Công ty và Chi nhánh, ngày có hiệu lực bắt đầu từ 15/6/2013. Trong đó có
quy định rõ : theo Điều 2: Thời gian làm việc; Điều 3: Chế độ nghỉ, nghỉ phép, nghỉ
làm việc; Điều 5: Chế độ lương; Điều 6: Chế độ thưởng,…( Phụ Lục )
2.3.4. Thực trạng về phân tích công việc của công ty
Công ty có thực hiện công tác phân tích công việc tại các đầu công việc cụ thể.
Tháng 1 năm 2015 công ty ban hành và soạn thảo lại “ Cấu trúc hệ thống nhân sự ”
trong đó có nội dung mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc cụ thể do Tổng giám đốc
và trưởng phòng nhân sự soạn thảo và kí đóng dấu.


Tiêu chuẩn công việc của trưởng phòng Hành chính – Nhân sự:
Trình độ: Đại học chính quy; có kinh nghiệm làm hành chính nhân sự trên 5 năm.
Kỹ năng: Có khả năng quản lý nhân sự tốt; quản trị mục tiêu tốt; tiếng anh đọc dịch; vi
tính văn phòng thành thạo; kĩ năng mềm tốt.
Phẩm chất/ thái độ: thông minh; nhanh nhẹn; phúc hậu; ôn hòa; quyết liệt trong công
việc; trung thực, đàng hoàng, rộng lượng, phóng khoáng, mạnh dạn, tâm huyết, dám
làm dám chịu.
Khác: Tuổi trên 30 tuổi; nam cao trên 1,65m, nữ cao trên 1,60m; hình thức đẹp.
Ngoài vị trí trưởng phòng HCNS, T-TECH còn đưa ra các tiêu chuẩn rõ ràng
cho các vị trí khác từ tổng giám đốc cho đến nhân viên kinh doanh dự án hay chuyên
viên, trợ lý kinh doanh…
2.3.5. Thực trạng về tuyển dụng nhân lực tại công ty

Kết quả tuyển dụng của công ty trong 3 năm gần đây được thể hiện trong bảng
số liệu sau.
Bảng 2.2. Kết quả tuyển dụng nhân lực của Công ty
Đơn vị: người
Vị trí tuyển
Năm 2013
Nhà quản trị
1
Nhân viên khối 4
văn phòng
Công nhân
15
Tổng
20

Năm 2014
2
8

Năm 2015
4
20

25
35

54
78

Nguồn: Phòng Hành chính – nhân sự.

• Qua bảng số liệu ta thấy số lượng tuyển dụng của T-TECH tăng qua các năm trong giai
đoạn 2013-2015, với cơ cấu tuyển dụng thay đổi. Song, vị trí tuyển công nhân qua các
năm đều chiếm số lượng lớn nhất rồi đến khối nhân viên văn phòng, cuối cùng là vị trí
nhà quản trị.
• Nguồn tuyển dụng của công ty rất đa dạng, tuyển dụng từ nguồn bên trong và bên
ngoài công ty. Doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng nguồn bên trong trước đối với các vị
trí tuyển nhà quản trị, thuyên chuyển khối nhân viên văn phòng hoặc tuyển từ nguồn
thực tập sinh tại công ty khi đủ năng lực đáp ứng đủ nhu cầu tuyển.
• Quy trình tuyển dụng do trưởng phòng HCNS quy định và phê duyệt của Tổng giám


đốc Nguyễn Đình Trọng. ( Phụ Lục )
Chi phí tuyển dụng được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3. Chi phí tuyển dụng của T-TECH giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Chi phí tuyển dụng

Năm 2013
48,7

Năm 2014
61,2

Năm 2015
105,3


Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự.
Qua bảng ta thấy hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng ngày một tăng. Công ty

luôn thực hiện các chính sách tiết kiệm chi phí trong công tác tuyển dụng, tránh trường
hợp lãng phí, không hiệu quả. Tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo thực hiện được mục tiêu
và nhu cầu tuyển dụng, nâng cao vị thế, uy tín của doang nghiệp.
2.3.6. Thực trạng về đào tạo và phát triển nhân lực của công ty
- Về hoạt động đào tạo:
Số lượng nhân lực được đào tạo qua 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng số
liệu sau:
Bảng 2.4. Bảng số liệu nhân lực được đào tạo
Chỉ tiêu
Số nhân lực được
đào tạo ( người)

Năm 2013
35

Năm 2014
52

Năm 2015
105

Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự.
• Chương trình đào tạo nội bộ: Kỹ năng bán hàng; Kỹ năng bán hàng; Dự án ngân sách;
Kỹ năng nghiên cứu phát triển; Kỹ năng quản lý sản xuất; Kỹ năng lãnh đạo; Kỹ năng
thuyết trình; Kỹ năng đàm phán; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng sống; Tư duy triệu phú;


Đào tạo chuyên môn thiết bị.
Hình thức và phương pháp đào tạo: Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc, phát triển


nghề, mở hội thảo, mở các lớp đào tạo.
• Chi phí đào tạo: được thể hiện qua bảng sau:


Bảng 2.5. Chi phí đào tạo nhân lực giai đoạn 2013-2015 của T-TECH
Đơn vị: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Chi phí đào tạo

Năm 2013
45,7

Năm 2014
55,2

Năm 2015
69,7

Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự.
Chi phí đào tạo được T-TECH sử dụng phù hợp với từng chương trình và số
lượng nhân lực tham gia đào tạo. Đảm bảo chất lượng, tiết kiệm đúng lúc, đúng chỗ,
tránh lãng phí.
- Về hoạt động phát triển nhân lực: T-TECH tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp
CNV đi học để nâng cao trình độ, quy định bậc lương rõ ràng giữ các trình độ đại học,
cao đẳng, trung cấp hay bằng nghề. Tại T-TECH 1 năm 6 tháng sẽ xét cấp bậc 1 lần
dựa vào trình độ, năng lực, kết quả cũng như thái độ làm việc của nhân viên trong diện
được xét, giúp kích thích NLĐ làm việc tốt và hiệu quả hơn.
2.3.7. Thực trạng đánh giá nhân lực của công ty
• Công ty có thực hiện công tác đánh giá nhân lực, quy định chỉ số hoàn thành công việc
(KPI - theo cấu trúc hệ thống nhân sự tháng 1 năm 2015 ). Đánh giá hiệu quả lao động

hàng tháng cho tất cả CBCNV và đánh giá định kì Cán bộ quản lý từ cấp trưởng phòng
trở lên: Mỗi quý đánh giá một lần. Duy trì đánh giá ABC hàng tháng đối với cán bộ
kinh doanh dự án. Thành phần tham gia đánh giá gồm các Cán bộ chủ chốt có khả
năng đánh giá do TGĐ quyết định, cùng công nhân viên tự đánh giá kết hợp với kết


quả lao động.
Sử dụng kết quả đánh giá vào công tác trả lương, đánh giá ABC với cán bộ kinh doanh
dự án hàng tháng mức xuất sắc thêm 30% lương, giỏi thêm 20% lương, khá thêm 10%
lương, … A giữ nguyên, B trừ 10%, …. Thưởng Ngôi sao cống hiến theo quy định của
Công ty: mỗi Sao thưởng 5 triệu, tối đa 25 triệu, 6 tháng xét 1 lần. Dựa vào công tác
đánh giá để công ty thực hiện các chương trình đào tạo và phát triển CNV, nâng cao
năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ công viêc.
2.3.8. Thực trạng về trả công lao động của công ty
Cũng giống phần lớn các doanh nghiệp khác, T-TECH sử dụng cách thức trả


-

công lao động thông qua 2 công cụ chính là tài chính và phi tài chính.
Thông qua các công cụ tài chính:
Lương cơ bản theo quy định của công ty và phù hợp với quy định của Nhà nước.
Lương tháng được hưởng theo năng lực và các chế độ, mỗi quý được duyệt lại một lần
để làm căn cứ tính lương, kể cả định mức khoán.


-

Duyệt lương: TGĐ duyệt trên cơ sở đề xuất của GĐCN, trưởng phòng Hành chính –


-

Nhân sự, và các trưởng phòng ban.
Bình xét ABC cơ sở để tăng giảm lương.
Đối với lao động gián tiếp: thu nhập hàng tháng phụ thuộc vào số công, mức lương,

-

phụ cấp và mức bình xét ABC.
Đối với lao động trực tiếp (nhận khoán): được hưởng 100% lương theo lượng sản
phẩm làm ra, chính là năng lực lao động, hiệu quả công việc và chất lượng sản phẩm

ABC.
- Lương làm thêm ngoài giờ theo đúng quy định của công ty và phù hợp với pháp luật.
- Lương hàng tháng được trả 1 lần vào ngày 15 tháng sau.
Ngoài ra, T-TECH còn có các chương trình phúc lợi, thưởng, trợ cấp, phụ cấp sau:
 Thưởng theo hiệu quả: thưởng chung, thưởng riêng.
 Được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hưởng đầy đủ chế độ của công ty nêu đạt








chỉ tiêu.
Thưởng ABC hàng tháng.
Thưởng trực tiếp theo công việc.
Thưởng Ngôi sao tích lũy.

Thưởng tiền mặt, thưởng đi du lịch, thưởng đi đào tạo.
Thăm hỏi khi đau ốm.
Thăm viếng ma chay, hiếu, hỷ.
Các chế độ công tác phí rõ ràng cụ thể và hợp lý.
Dưới đây là bảng thể hiện thu nhập bình quân của NLĐ trong công ty Cổ phần
Công nghệ T-TECH Việt Nam:


Bảng 2.6. Bảng thu nhập bình quân của NLĐ tại công ty T-TECH
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
Lợi nhuận
Nộp ngân sách
Thu nhập bình quân
( người/tháng)

Đơn vị
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Triệu đồng

Năm 2013
98,154
6,706
1,174
5,97

Năm 2014
90,546

6,637
1,66
6,283

Năm 2015
126,666
11,814
2,599
6,75

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán.
Hiệu quả chi phí tiền lương: từ Bảng 2.6 ta thấy, thu nhập bình quân của công ty ở
mức khá cao so với mặt bằng chung và tăng qua các năm. Mức lương công ty trả cho
nhân viên là tương đối ổn định, đảm bảo mức sống đầy đủ cho CNV, đồng thời có xu
hướng tăng theo các năm. Tiền lương cũng tạo động lực làm việc hiệu quả cho CNV,
giữ chân nhân viên. Trả lương phù hợp với năng lực và hiệu quả lao động của NLĐ.
• Thông qua các công cụ phi tài chính: người lao động được làm việc trong môi trường
chuyên nghiệp, có cơ hội học hỏi nhiều chuyên gia đầu ngành, cơ hội thăng tiến, cơ
hội tiếp xúc nhiều Lãnh đạo cấp cao. Trụ sở làm việc gần quốc lộ lớn, giao thông
thuận lợi…
2.3.9. Thực trạng về hiệu quả sử dụng lao động của công ty
Năng suất lao động tại công ty trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5. Tình hình thực hiện NSLĐ của công ty giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu
NLĐ
NSLĐ bình quân

Năm 2013

98,153
264
0,37

Năm 2014
90,546
299
0,3

Năm 2015
126,666
377
0,34

Nguồn: Hành chính – Nhân sự
Qua bảng số liệu ta thấy tại công ty trong 3 năm gần đây NSLĐ có sự biến
động. Năm 2014 NSLĐ giảm từ 0,37 tỷ đồng năm 2013 xuống còn 0,3 tỷ đồng, đến
năm 2015 đã có sự phát triển và tăng nhẹ. Có thể phần nào đánh giá đội ngũ nhân lực
trong công ty làm việc hiệu quả và bền vững hơn.
PHẦN 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CẦN GIẢI QUYẾT CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ T-TECH VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI
1.1.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, quản trị nhân lực của công ty Cổ

phần Công nghệ T-TECH Việt Nam
1.1.1. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Công nghệ TTECH Việt Nam




-

Ưu điểm
Định hướng ngành nghề tốt, đúng xu hướng phát triển của Xã hội. Nội bộ công ty ổn

-

định, tạo nhiều uy tín trên thị trường.
Có khả năng sản xuất nội địa, đáp ứng nhanh nhu cầu khách hàng, giá rẻ, dịch vụ sau

-

bán hoàn hảo. Có hệ thống phân phối Bắc – Trung – Nam vững mạnh.
Nguồn vốn CSH ổn định, chiếm 60% vốn điều lệ.
Kết quả doanh thu, lợi nhuận tăng mạnh năm 2015 và có xu hướng tăng trong giai
đoạn sau. Từ đó có thể thấy doanh nghiệp đang trên đà làm việc hiệu quả và mở rộng


-

phát triện trên thị trường nội địa và các nước trong khu vực.
Nhược điểm
Là công ty Cổ phần với ít cổ đông nên nguồn vốn còn hạn chế, khả năng vay ngân

-

hàng chưa cao.
Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2013-2015 còn bất ổn, chưa giữ vững


-

được vị thế kinh doanh
Việt Nam là nước đang phát triển, vì vậy khó khăn cho T-TECH tiếp cận với trình độ
KH-CN hiện đại, tiên tiến nhất. Đi sau các nước phát triển,… hạn chế mở rộng kinh

doanh ra ngoài khu vực.
1.1.2. Đánh giá thực trạng quản trị nhân lực của công ty Cổ phần Công nghệ T-TECH
Việt Nam
Hơn 13 năm thành lập và phát triển, với Ban Lãnh đạo trẻ, trình độ cao, có nhận
thức, kiến thức chuyên môn sâu, khả năng quản trị sự thay đổi. Hệ thống CBCNV
được gây dựng qua các năm. Công tác quản trị nhân lực của công ty có nhiều ưu điểm,
song, cũng có những mặt hạn chế được thể hiện như sau:
• Ưu điểm: Công ty hầu hết đều thực hiện các hoạt động quản trị nhân lực như: định
-

mức tổ chức lao động, có đánh giá thực hiện công việc đối với CBCNV,…
Tổ chức lao động rõ ràng, không chồng chéo công việc. Định mức phù hợp, khả thi.
Có bản nội quy lao động quy định rõ ràng quyền lợi, nghĩa vụ và nhiệm vụ của

-

CBCNV trong Công ty.
Hệ thống thang bậc lương cụ thể, rõ ràng.
Công tác đánh giá nhân lực bài bản. Là cơ sở tốt cho công tác trả lương, thưởng, đào

-

tạo, phát triển đúng người, đúng nhiệm vụ công việc.
Có chính sách đãi ngộ khá tốt đối với nhân viên cả về vật chất và tinh thần.

Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn hóa doanh nhân thân thiện, gần gũi với

nhân viên.
• Hạn chế:
- Công tác đào tạo dù đã được triển khai, tuy nhiên chưa mang lại hiệu quả cao.
- Khâu tuyển dụng còn chưa bài bản, chưa tạo được vị thế cao trong NLĐ.
- Năng suất lao động của công ty có sự biến động và có giai đoạn bị giảm.


-

Những vấn đề đặt ra đối với công ty Cổ phần Công nghệ T-TECH Việt Nam
Để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững trong thời gian tới công ty cần.
Có chiến lược và mục tiêu trong ngắn hạn rõ ràng và khả thi.
Sử dụng nguồn vốn, tài sản một cách hiệu quả.
Tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị phục vụ hiệu quả công việc.
Cập nhật công nghệ tiên tiến, hiện đại, nắm bắt nhu cầu khách hàng.
Cải thiện môi trường làm việc cho NLĐ, an toàn tuyệt đối trong quá trình lao động của

-

CNV.
Cải thiện thu nhập cho người lao động. Tổ chức hiệu quả hơn công tác quản trị nhân

-

lực trong công ty.
Nắm bắt mong muốn, nguyện vọng và năng lực nhân viên để quản trị hiệu quả.
Chú trọng củng cố năng lực, nâng cao chất lượng và năng suất NLĐ để nắm bắt thời


-

cơ và tăng năng lực cạnh tranh cốt lõi cho doanh nghiệp.
Tuyển dụng đúng người, đúng việc, khoa học, linh hoạt và giúp tạo được vị thê trong

1.1.3.

1.2.

thị trường lao động.
Phương hướng hoạt động kinh doanh, quản trị nhân lực của công ty Cổ phần

Công nghệ T-TECH Việt Nam
1.2.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty
Sau nhiều năm thành lập và phát triển, T-TECH phấn đấu trở thành một Tập
đoàn, một Thương hiệu mạnh về sản xuất và cung cấp Thiết bị Khoa học Kỹ thuật,
Thiết bị Điện, Điện tử, Viễn thông, Thiết bị phát thanh truyền hình, thiết bị giáo dục
dạy nghề, thiết bị công nghiệp tại Việt Nam và khu vực các nước ASIAN với tôn chỉ “
CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN – DỊCH VỤ HOÀN HẢO”.
Tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao nhận thức và năng lực làm
việc cho NLĐ. Góp phần vào viêc nâng cao chất lượng cuộc sống cho NLĐ, vào viêc
giảm thiểu nhập siêu, thâm hụt ngoại tệ theo chủ trương chung của Nhà nước, góp
phần phát triển và xây dựng Đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.2.2. Phương hướng hoạt động quản trị nhân lực của công ty
Trong thời gian tới T-TECH vẫn tiếp tục duy trì các chính sách nhân sự, đồng
thời bổ sung và sửa đổi một số quy định chưa hợp lý nhằm thúc đẩy NLĐ làm viêc
hiệu quả, tạo động lực, gắn kết nhân viên với công ty.
Tăng số lượng lao động phục vụ tốt cho nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh
của công ty. Đẩy mạnh chặt chẽ và chú trọng hơn trong công tác quản trị nhân sự toàn
tổng công ty: trả công, tổ chức lao động, các chế độ phúc lợi, …

Nâng cao chất lượng đội ngũ CNV một cách toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng
và phầm chất nghề nghiệp giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và nâng cao thương
hiệu.


Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp
Đề tài 1: Nâng cao hiệu quả đào tạo công nhân viên tại công ty Cổ phần Công nghệ

1.3.

-

T-TECH Việt Nam
Lý do chọn đề tài: Do hoạt động đào tạo CNV chưa mang lại kết quả và hiệu quả cao
trong công việc của Công ty.
Đề tài 2: Hoàn thiện quy trình tuyển dụng tại công ty Cổ phần Công nghệ T-TECH

-

Việt Nam.
Lý do chọn đè tài: Quy trình tuyển dụng của công ty chưa bài bản, khoa học.
KẾT LUẬN
Thực tập là quá trình sinh viên được nghiên cứu và học tập thực tế, vận dụng
kiến thức trên giảng đường đại học vào công việc tại các doanh nghiệp. Qua đó nắm
bắt sâu hơn về kiến thức cũng như tích lũy những kỹ năng trong thực tế công việc.
Trong suốt thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Công nghệ T-TECH, em luôn cố
gắng học hỏi cũng như hoàn thành tốt công việc của mình dưới sự giúp đỡ, tạo điệu
kiện của ban lãnh đạo cũng như toàn bộ nhân viên trong công ty, đặc biệt là phòng
Hành chính – Nhân sự để em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong thời gian
thực tập.

Bản báo cáo thực tập này là sự đúc kết, tống hợp của em về tổng quan hoạt
động của Công ty nói chung và công tác quản trị nhân lực nói riêng. Qua đó, chúng ta
có thể thấy rằng quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty nhìn chung khá hiệu quả
và đang trên đà phát triển.
Về công tác quản trị nhân lực của công ty tương đối ổn định và góp phần không
nhỏ vào thực hiện mục tiêu, chiến lược đặt ra của Công ty. Giúp nâng cao năng lực
cạnh tranh cốt lõi, tạo vị thế và uy tín cho đối tác và NLĐ. Trong quá trình quản trị còn
gặp một số thiếu xót và hạn chế, tuy nhiên ban quản trị nói chung và phòng Hành
chính – Nhân sự nói riêng đã từng bước cải thiện, thay đổi và điều chỉnh tích cực, làm
việc hiệu quả hơn để có được những thành công cho Tổng công ty như ngày hôm nay.
Lần trải nghiệm thực tế với môi trường kinh doanh tại công ty T-TECH giúp em
đưa ra được những nhận định, đánh giá, phân tích trong bài báo cáo. Tuy nhiên, dưới
lăng kinh còn là sinh viên nên bài còn thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến của
thầy cô để hoàn thiện bài báo cáo của mình hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giáo trong khoa Quản
trị nhân lực – Trường Đại học Thương Mại, đặc biệt là thầy THS. VŨ VĂN THỊNH đã
tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm báo cáo. Đồng thời em cũng xin gửi lời


cảm ơn đến ban lãnh đạo, nhân viên trong công ty Cổ phần Công nghệ T-TECH,
phòng Hành chính – Nhân sự đã giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!



×