Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã eatar, huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.91 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XàEATAR, 
HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK

Họ và tên sinh viên:  Triệu Hồng Ba
Ngành học: 

Kinh tế Nông Lâm

Khoá học: 

2011 – 2015


Đăk Lăk, tháng 05 năm 2015

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XàEATAR, 
HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK

Sinh viên: 



Triệu Hồng Ba

Ngành học:  Kinh tế Nông Lâm
Mã SV:

11401003

Người hướng dẫn: Ths. Phạm Văn Trường


Đắk Lắk, tháng 05 năm 2015

4


LỜI CÁM ƠN
Sau   hai   tháng   thực   tập   t ại   xã  EaTar,   Huy ện   C ư   M’gar,   T ỉnh   Đắk   Lắk,  
ngoài sự  cống gắng và nỗ  lực của bản thân, em   đã nhậ n đượ c sự  quan tâm  
giúp đỡ tận tình về nhiều mặt c ủa các cá nhân và tổ chức, em đã hoàn thành đề  
tài thực tập c ủa mình. Cho phép em đượ c gửi lời cảm  ơn chân thành sâu sắc  
đến :
Quý thầy cô giáo trường ĐHTN, khoa Kinh Tế đã đem hết lòng nhiệt huyết  
cũng như kiến thức của mình để giảng dạy và giúp đỡ em  trong suốt thời gian học  
tập tại trường.
Đặc biệt là thầy Ths. Phạm Văn Trường đã tận tình hướng dẫn, tận tình  
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Các cấp lãnh đạo, các cô chú, anh chị trong Ủy ban nhân dân xã Eatar, cùng  
người dân tại xã đã tận tình giúp đỡ  và cung cấp những thông tin cần thiết để  em  
hoàn thành báo cáo này.

Gia đình và bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện để  em có thể  hoàn thành  
bài báo cáo một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!

ĐắkLắk, ngày 15 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện

     Trịêu Hồng Ba.

i


MỤC LỤC
 LỜI CÁM ƠN                                                                                       
 
......................................................................................
  
 i
 MỤC LỤC                                                                                             
 
............................................................................................
   
 ii
 DANH MỤC BẢNG BIỂU                                                                  
 
................................................................
    
 iv
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ                                                                        
 

.......................................................................
   
 1
 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN                   
 
..................
   
 3
 2.2.3 Bài học kinh nghiệm với Việt Nam                                          
 
.........................................
    
 14
 Bảng 3.1: Diện tích, tỷ lệ các loại đất của xã Eatar                         
 
........................
    
 23
 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU                                               
 
..............................................
    
 29
 4.1.2 Thực trạng sản suất nông nghiệp của nông hộ                       
 
......................
    
 36
Bảng 4.9: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng của 
 Nông hộ                                                                                               

 
..............................................................................................
    
 36
 PHẦN V:  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ                                           
 
..........................................
    
 44
 TÀI LIỆU KHAM KHẢO                                                                   
 
..................................................................
    
 46

ii


CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU

Stt

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

DT


Diện tích

2

Đvt

Đơn vị tính

3

GT

Giá trị

4

HĐT

Hiện đại hóa

5

HTX

Hợp tác xã

6

NS


Năng suất

7

SL

Sản lượng

8

UBND

Ủy ban nhân dân

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU 
LỜI CÁM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU  iv
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.2.3 Bài học kinh nghiệm với Việt Nam 14
Bảng 3.1: Diện tích, tỷ lệ các loại đất của xã Eatar 23
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
4.1.2 Thực trạng sản suất nông nghiệp của nông hộ 36
Bảng 4.9: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng của 
Nông hộ 36
PHẦN V:  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

TÀI LIỆU KHAM KHẢO 46

iv


v


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1   Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu với trên 65% dân số 
sinh sống ở vùng nông thôn lấy sản xuất nông nghiệp làm sinh kế chính; nhưng sản  
xuất mang tính nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng chưa cao và giá trị còn thấp. Nước ta  
có tới trên 26 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp và có trên 24 triệu lao động trong 
linh vực này (Theo Tổng cục thống kê, 2014).  Năm 2014, ngành Nông nghiệp của 
nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về  thời tiết, dịch  
bệnh, thị trường như: mùa khô kéo dài, biên độ nhiệt lớn, các đợt nắng nóng diễn ra 
thất thường.... Việc Trung Quốc đưa dàn khoan vào vùng lãnh hải của nước ta đã có 
ảnh hưởng nhất định tới thị  trường nhiều loại nông sản đặc biệt như: thị  trường  
cao su, mì, vải.... vì các mặt hàng này chủ  yếu là xuất khẩu sang thị trường Trung  
Quốc.
Trước tình hình nông nghiệp chung của nước ta, ngành nông nghiệp của 
huyện Cư M’gar cũng mang tính nhỏ lẻ, manh mún,  chất lượng chưa cao và giá trị 
còn thấp. Huyện Cư M’gar nằm  ở phía bắc tỉnh Đắk Lắk, có vị trí quan trọng; giàu 
tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế xã hội, với tổng diện tích tự nhiên là 82.443 
ha. Đặc điểm địa hình bằng phẳng, có hệ  thống suối trải đều khắp địa bàn và với 
hơn 70% diện tích là đất đỏ  bazan, thích hợp cho việc sản xuất các loại cây công  
nghiệp có giá trị  kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung chuyên canh  
như cà phê, cao su. Khi mới thành lập dân số toàn huyện chỉ có 41.176 người, gồm  
3 dân tộc anh em sinh sống  ở 8  xã. Đến nay, dân số toàn huyện trên 162.000 người,  

25 dân tộc anh em với nhiều nền văn hóa phong phú, đa dạng sinh sống ở 17  xã, thị 
trấn.
Xã Eatar là một xã sản xuất nông nghiệp là chủ  yếu, với tổng diện tích đất 
nông nghiệp là 3.804,07 ha chiếm 92,02% tổng diện tích tư nhiên. Cây công nghiệp 
lâu năm có 3.674,08 ha gồm cà phê 2.837,55 ha, cao su là 697 ha... và cây lương thực 
có 185 ha. Xã có 11 thôn buôn gồm 5 thôn và 6 buôn, với trên 7 ngàn người sinh  
1


sống. Trước tình hình chung của ngành nông nghiệp cả  nước, ngành nông nghiệp  
của xã cũng gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ  sản phẩm như:  
được mùa thì mất giá, ngược lại mất mùa thì được giá và chất lượng nông sản  
chưa cao. Chính vì những lý do trên nên em chọn đề tài ‛‛Tình hình sản xuất nông 
nghiệp tại xã Eatar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk”.
1.2

   Mục tiêu nghiên cứu

­ Thực trạng sản xuất nông nghiệp của xã Eatar, huyện Cư  M’gar, tỉnh Đắk 

Lắk.
­ Đề  xuất một số  giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cho ngành nông 

nghiệp của xã Eatar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

2


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN


2.1  Cơ sở lý luận
2.1.1  Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ  bản của xã hội, sử  dụng  đất 
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên  
liệu   lao   động   chủ   yếu   để   tạo   ra lương   thực thực   phẩm  và   một   số nguyên 
liệu cho công  nghiệp.   Nông  nghiệp  là   một   ngành  sản  xuất   lớn,   bao  gồm  nhiều  
chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm 
cả lâm nghiệp, thủy sản. 
Nông nghiệp là một ngành kinh tế  quan trọng trong nền  kinh tế của nhiều 
nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển.
Trong   nông   nghiệp   cũng   có   hai   loại   chính,   việc   xác   định   sản   xuất   nông  
nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
­ Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực  sản xuất nông 
nghiệp   có   đầu   vào   hạn   chế, sản   phẩm đầu   ra   chủ   yếu   phục   vụ   cho   chính gia 
đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai.
­ Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn  
hóa trong tất cả  các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả  việc sử  dụng máy móc 
trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế  biến sản phẩm nông nghiệp. 
Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng  
hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống 
mới   và   mức   độ cơ   giới   hóa cao.   Sản   phẩm   đầu   ra   chủ   yếu   dùng   vào   mục 
đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Các hoạt động 
trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn  
thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay 
vật nuôi...
2.1.1.2 Khái niệm về sản xuất
3



Sản xuất có nhiều cách định nghĩa. Nói chung sản xuất là quá trình tạo ra của  
cải vật chất.
Theo wikipedia:  Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ 
yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra  sản 
phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào 
những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, 
giá thành sản xuất và làm thế  nào để  tối  ưu hóa việc sử  dụng và khai thác các  
nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?
Theo  Liên hiệp quốc:  Sản xuất là quá trình sử  dụng lao động và máy móc 
thiết bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở hữu tích sản, phát 
sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với những thực thể 
kinh tế khác) để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật 
chất và dịch vụ khác. 
2.1.2Vai trò, vị trí và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
2.1.2.1 Vai trò của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiêp có vai trò quan trọng trong viêc cung cấp các yếu tố đầu vào cho  
Công nghiệp và khu vực thành thị. Ðiều đó được thể hiện ở các mặt sau: 
Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực ­ thực phẩm cho xã hội đại bô 
phận là sản phẩm nuôi sống con người và không có mọt ngành sản xuất nào thay 
thế được. Khi xã hội càng phát triển đời sông con người dược nâng cao thì nhu cầu 
về lương thực­ thực phẩm tăng về số lượng và chất lượng, chủng loại do 2 yếu tố 
sau: Thứ  nhất là do sự  tăng lên không ngừng của dân số;Thứ  hai là do sự  tăng lên 
của nhu cầu bản thân con người. Do vậy chỉ có một nền nông nghiệp phát triển ở 
trình độ cao mới đáp ứng được nhu cầu tăng lên thường xuyên đó. 
Sản xuất nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp đặc biệt  
là công nghiệp chế biến và nông sản có giá trị cao để xuất khẩu. 
Nông nghiệp cung cấp sức lao động cho ngành công nghiệp và các ngành 
kinh tế khác. 
Nông nghiệp, nông thôn là thị  trưòng tiêu thụ  rộng lớn các sản phẩm công 
nghiệp. Nông nghiệp còn là nguồn tích lũy ngoại tệ lớn để phục vụ  cho sư nghiệp  

công nghiêp hóa­hiện đại hóa đát nước. 
4


Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn đối với sự  phát triển bền vững 
của môi trường.
2.1.2.2 Vị trí của xản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế  quan trọng và phức tạp. Nó 
không chỉ  là một ngành kinh tế  đơn thuần mà còn là hệ  thống sinh học, kỹ  thuật,  
bởi vì một mặt cơ  sở  để  phát triển nông nghiệp là việc sử  dụng tiềm năng cây  
trồng, vật nuôi. Chúng phát triển theo quy luật sinh học nhất định con người không 
thể ngăn cản các quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chúng, mà phải trên 
cơ sở nhận thức đíng đắn các quy luật đó để có những giải pháp thích hợp tác động  
vào chúng. Mặt khác quan trọng hơn là phải làm cho người sản xuất có sự quan tâm 
thỏa đáng, gắn lợi ích của họ với sử dụng quá trình sinh học nhằm tạo ra ngày càng 
nhiều sản phẩm cuối cùng hơn. 
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của nền kinh tế quốc dân, 
nógiữ vai trò to lớn trong phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là ở các nước  
đang phát triển, những nước nàyđại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên ngay 
cả  những nước có nền công nghiêp phát triển cao thì sản lượng nông sản của các  
nước này không hề  giảm, đảm bảo cung đủ  cho đời sống con người những sản  
phẩm tối cần thiết đó là lương thực thực phẩm.những sản phẩm nàycho trình độ 
khoa học phát triển cao như hiện nay vãn chưa coa ngành nào thaythế được. Lương  
thực thực phẩm là yếu tố  đầu tiên có tính chất quyết định đến sự  tồn tại và phát  
triển của con người và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
2.1.2.3 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
­ Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ 
thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt.
­ Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư  liệu sản xuất chủ  yếu không thể  thay 
thế được. Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng nội  

dung kinh tế của nó lại rất khác nhau.
­ Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ  thể  sống – cây trồng và vật 
nuôi.
­ Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. 

5


­ Nông nghiệp nước ta đang từ  tình trạng lạc hậu, tiến lên xây dựng nền 
nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo định hướng XHCN không qua giai đoạn phát 
triển tư bản chủ nghĩa.
­ Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, có pha trộn tính 
chất ôn đới, nhất là ở miền Bắc và được trải rộng trên 4 vùng rộng lớn, phức tạp:  
trung du, miền núi, đồng bằng và ven biển.
2.2   Cơ sở thực tiễn
2.2.1  Tình hình sản xuất nông nghiệp của thế giới
Thế  giới hiện nay có trên 8 tỷ  người sinh sống, tiêu thụ  476 triệu tấn gạo  
năm 2014 (với sản lượng giao dịch đạt 42 triệu tấn). Nông nghiệp là một ngành sản  
xuất vật chất không thể thay thế được với sản lượng gạo đạt 503,6 triệu tấn. Hiện 
nay, Nông nghiệp với su hướng sản xuất sản phẩm chất lượng tốt đáp ung nhu cầu  
cao, ngày càng nhiều công nghiệp phương pháp sản xuất mới được đưa vào áp 
dụng như công nghệ tưới nước nhỏ giọt của isaren giúp trồng cây ơ  vùng đất khô, 
tiết kiệm nước và năng suất cao; phát triển công nghệ  sinh học tạo ra giống cây 
trồng vật nuôi mới có năng suất chất lượng cao hơn; sản xuất nông nghiệp theo 
phương pháp hữu cơ. 
Ngoài nhưng thuận lơi trên nèn nông nghiệp thế giới đang phải đối mặt với:  
Tình trạng dất khô suy thoái làm mất đi 40 tỷ USD về sản lượng nông nghiệp, biến  
đổi khí hậu ngày càng tác động mạnh làm tổn thất 5 tỷ  USD mỗi năm cho ngành 
nông nghiệp và đăc biệt là tình trạng nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khó 
khăn do suy thoái kinh tế.

2.2.2 Bài học phát triển nông nghiệp ở các nước trên thế giới
2.2.2.1 Ở Thái Lan
Thứ nhất là chính sách trợ giá nông sản. Ở Thái Lan đang thực hiện trợ giá 
cho nông dân trên các lĩnh vực nông sản chủ  yếu như  sau: gạo, cao su, trái cây, 
.v..v… Chính phủ  Thái Lan đã mua giá gạo thơm 6.500baht/tấn trong khi giá thị 
trường chỉ 5.000 – 5.200baht/tấn. Việc trợ giá nông sản không chỉ thực hiện ở việc  
mua giá ưu đãi của nông dân mà nông dân trồng lúa còn được hưởng những ưu đãi  
khác như mua phân bón với giá thấp, miễn cước vận chuyển phân bón, được cung 
cấp giống mới có năng suất cao, được vay vốn lãi xuất thấp từ  ngân hàng nông  
6


nghiệp .v..v… Ngoài ra, Thái Lan cũng có hỗ trợ về giá cho nông dân trồng 05 loại 
cây chủ  lực là sầu riêng, nhãn, vải, măng cụt và chôm chôm. Thực hiện tốt chính  
sách hổ trợ này chính phủ Thái Lan đưa các chuyên viên cao cấp phụ trách chương 
trình với nhiệm vụ  giám sát từ  việc sản xuất, phân phối, chế  biến, giá cả  cho đến 
tìm thị trường xuất khẩu mới.
Thứ  hai là chính sách công nghiệp nông thôn. Thái Lan vốn là nước nông 
nghiệp truyền thống với số dân nông thôn chiếm khoảng 80%. Do vậy, công nghiệp  
nông thôn được coi là nhân tố  quan trọng giúp cho Thái Lan nâng cao chất lượng 
cuộc sống của nông dân.
Để  thực hiện nhiệm vụ  này, chính phủ  Thái Lan đã tập trung vào các công 
việc sau: cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, xem xét 
đầy đủ  các nguồn tài nguyên, xem xét những kỹ  năng truyền thống, nội lực tiềm 
năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị,… Cụ thể là Thái Lan đã tập trung phát triển  
các ngành  mũi nhọn như sản xuất hàng nông thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu  
dùng trong nước.
Thứ  ba là: mở  cửa thị  trường thích hợp để  thu hút đầu tư  mạnh mẽ 
của   nước   ngoài   cho   nông   nghiệp,   đặc   biệt   là   công   nghiệp   chế   biến   thực 
phẩm. Ở đây chính phủ Thái Lan đã có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy  

chế biến và đầu tư trực tiếp vào các cơ sở hạ tầng như cảng, kho lạnh, sàn đấu giá  
và đầu tư  vào nghiên cứu và phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh  
nghiệp vừa và nhỏ. Ở Thái Lan xúc tiến tiến công việc này là trách nhiệm của Cục  
xúc tiến Công nghiệp, Cục xúc tiến Nông nghiệp, Cục Hợp tác xã, Cục thủy sản,  
cơ quan tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp trực thuộc Bộ Công nghiệp và Bộ  nông 
nghiệp.
Tóm lại chính sách xây dựng phát triển nông thôn ở Thái Lan là một loạt chính  
sách ra đời từ thách thức của nền nông nghiệp Thái Lan, đó là diện tích canh tác bị 
thu hẹp, nông dân bỏ ruộng vườn đi làm thuê, nông dân không được hưởng lợi từ 
các chính sách của chính phủ.
       Đây là chính sách nhằm “bắt bệnh” và tìm thuốc chữa xuất phát từ sự quan tâm 
của vua Thái Lan đến chính phủ và chính quyền của các địa phương. Các chính sách  
7


ấy đã kết hợp được kinh nghiệm truyền thống và công nghệ hiện đại đề từng bước 
làm cho suy nghĩ, nhận thức cùa người nông dân Thái Lan thay đổi, họ đã hiểu sản 
xuất nông nghiệp không chỉ để  ăn mà còn để  xuất khẩu. Từ  đây họ  đã chung sức, 
chung lòng phát triển nền nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng nhanh, công nghệ cao 
và một số lĩnh vực đứng đầu thế giới.
2.2.2.2 Ở Trung Quốc 
Trung Quốc là một quốc gia có 7.000 triệu nông dân chiếm 60% dân số  cả 
nước. Trung Quốc đã từng trải qua một giai đoạn cực kỳ  khó khăn đó là quá trình  
tích tụ ruộng đất để hiện đại hóa đã đẩy hàng triệu nông dân ra thành phố làm việc, 
ruộng đồng hoang hóa, các quan chức địa phương và giới thương nhân thường câu 
kết để chiếm ruộng đất nông nghiệp để xây cất nhà cửa hoặc biến thành khu công 
nghiệp. Do vậy, nông thôn Trung Quốc khi yên bình mà liên tục diễn ra biểu tình,  
gây rối, kiện cáo, bạo lực. Số liệu thống kê cho thấy hồi năm 2004 Trung Quốc có  
74.000 vụ  khiếu kiện tập thể thu hút gần 4 triệu người tham gia và 2005 số  vụ  là  
84.000 và 2006 là 90.000 vụ. Trước tình hình đó ông Hongyuan giám đốc TT nghiên  

cứu kinh tế nông thôn, Bộ nông nghiệp Trung Quốc khẳng định: Nguyên nhân là do 
vi phạm quyền đất đai của người nông dân diễn ra thường xuyên khi chính quyền 
địa phương quyết định thay cho nông dân và vấn đề là phải có sự cải cách sửa đổi 
để  bảo vệ quyền lợi đầy đủ  cho người nông dân. Một số  thay đổi mang tính chất  
đột phá trong chính sách đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Trung Quốc 
đã được thực hiện như sau:
Thứ  nhất, nhanh chóng giảm thuế  để  thu hút đầu tư  vào nông nghiệp . Ở 
đây Trung Quốc đã thực thi chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp cho các doanh 
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Hiện Trung Quốc có trên 10.000 doanh nghiệp hoạt 
động  ở  nông thôn chiếm 30% tổng số doanh nghiệp cả nước. Thực tế hầu hết là  
doanh nghiệp vừa và nhỏ  (gần bằng 10 tỷ  doanh nghiệp), các doanh nghiệp có số 
vốn từ  200 tỷ  trở  lên chỉ  chiếm 30%. Cách này đã vực dậy tình trạng thua lỗ  của  
quá nhiều doang nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn.
Để thu hút tốt chính sách này Trung Quốc đã thành lập nhiều đoàn kêu gọi xúc  
tiến đầu tư ở Nga, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, EU,…. Hiện nay Bộ Nông nghiệp đã 
trình cho chính phủ  đề  án thu hút vốn đầu tư  nước ngoài vào nông nghiệp, nông  
8


thôn Trung Quốc đến 2015, trong đó chú trọng phát triển công nghệ sinh học để tạo  
ra giống cây trồng, vật nuôi có năng xuất chất lượng cao, áp dụng công nghệ  chế 
biến bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị; an toàn vệ sinh của sản phẩm sau 
thu hoạch.
 Thứ  hai, bắt đầu từ  năm 2009 trở  đi Trung Quốc sẽ  phát triển khu công  
nghiệp công nghệ cao. Đó là các công nghệ được ứng dụng tiên tiến và mới nhất;  
công nghệ  được ghép nối trong một qui trình liên tục khép kín; công nghệ  có khả 
năng ứng dụng trong điều kiện cụ thể và có thể nhân rộng; mô hình phải đạt hiệu 
quả về kinh tế và là nơi hợp tác giữa nhà Khoa học – Nhà nước – Doanh nghiệp – 
Nhà nông trong đó doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
Với   chính   sách   như   vậy,   Trung   Quốc   đã   làm   bùng  nổ   về   phát   triển   nông 

nghiệp, nông thôn chuyên sâu theo cách “Nhất thôn, nhất phẩm” (Mỗi thôn có một 
sản phẩm). Đến nay, Trung Quốc đã có 154.842 doanh nghiệp kinh doanh nông 
nghiệp kéo theo sự  phát triển của 90.980.000 hộ  sản xuất trên 1.300.000.000 mẫu 
diện tích trồng cây các loại ; 95.700.000 mẫu chăn nuôi thủy, hải sản. Trước mắt  
lục địa Trung Quốc này đã xây dựng 4.139 khu công nghiệp tiêu chuẩn hóa cấp tình  
và quốc gia.
Thứ ba, bài học “Tam nông” trong xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc  
với tiêu chí “hai mở, một điều chỉnh” đó là:  mở  cửa giá thu mua, mở  cửa thị 
trường mua bán lương thực và một điều chỉnh là chuyển từ  trợ  cấp gián tiếp qua  
lưu thông thành trở thành trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lương thực. Để thực 
hiện được tiêu chí trên thì chính phủ Trung Quốc đã mạnh tay hỗ trợ  tài chính tam  
nông với ba mục tiêu: “Nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông nghiệp phát triển và 
nông dân tăng thu nhập.” Định hướng hổ trợ tài chính cho Tam nông ở Trung Quốc  
hiện nay là: “Nông nghiệp hiện đại, nông thôn đô thị  hóa, nông dân chuyên nghiệp 
hóa”.
Thư tư, Trung Quốc thực hiện chính sách nông thôn mới là khuyến nông  
và tăng quyền cho nông dân. Nội dung cốt lõi của chính sách này là nông dân được  
trao đổi, sang nhượng không hạn chế quyền sử dụng đất nông nghiệp mà họ  đang  
được hưởng cho nông dân khác hoặc cho doanh nghiệp miễn là không chuyển đổi 
9


mục đích sử  dụng. Nông dân cũng sẽ  được thế  chấp, cầm cố  quyền sử  dụng đất  
để vay vốn ngân hàng hoặc góp vốn vào công ty nông nghiệp. Việc nông dân được  
phép bán đất đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các nông trại qui mô lớn với công 
nghệ canh tác. 
2.2.2.3 Ở Nhật Bản
Sau Chiến tranh thế  giới II, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, không chỉ 
sản xuất công nghiệp mà nông nghiệp cũng đạt  ở  mức rất thấp, nguyên liệu và  
lương thực trong nước thiếu thốn trầm trọng. Do vậy trong  điều kiện đất chật 

người đông, để  phát triển nông nghiệp Nhật Bản coi phát triển khoa học­kỹ  thuật  
nông nghiệp là biện pháp hàng đầu. Nhật Bản tập trung vào các công nghệ  tiết 
kiệm đất như: tăng cường sử dụng phân hoa học; hoàn thiện công tác quản lý và kỹ 
thuật tưới tiêu nước cho ruộng lúa; lai tạo và đưa vào sử dụng đại trà những giống 
kháng bệnh, sâu rầy và chịu rét; nhanh chóng đưa sản xuất nông nghiệp sang kỹ 
thuật thâm canh, tăng năng suất... Đây là một thành công quan trọng về định hướng  
đầu tư  khiến cho sản xuất nông nghiệp vào năm 1950 đã được phục hồi xấp xỉ 
mức trước chiến tranh, sản lượng tiếp tục tăng và tới năm 1953 đã vượt mức trước  
chiến tranh 30%. sản lượng nâng cao là điều kiện thuận lợi để Nhật Bản thực hiện  
Chương trình HĐH sản xuất nông nghiệp. Cùng với những chính sách phát triển 
như sau:
Phát   triển  khoa   học­kỹ   thuật   nông   nghiệp:  Để   phát   triển   khoa   học­kỹ 
thuật nông nghiệp, Nhật Bản chủ  yếu dựa vào các viện nghiên cứu nông nghiệp  
của Nhà nước và chính quyền các địa phương. Viện quốc gia về  khoa học nông 
nghiệp được thành lập ở cấp Nhà nước là cơ quan có trách nhiệm tổng hợp gắn kết 
toàn bộ  các viện nghiên cứu cấp ngành thành một khối. Bên cạnh đó, các viện 
nghiên cứu nông nghiệp cũng tăng cường liên kết nghiên cứu vối các trường đại 
học, các xí nghiệp tư nhân và các hội khuyến nông; liên kết vối các tổ chức này và  
các tổ  chức của nông dân để  giúp nông dân tiếp cận công nghệ, trang thiết bị  tiên 
tiến, giúp tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo nông nghiệp tăng trưởng ổn định.
Cải cách ruộng đất: Cải cách ruộng đất năm 1945 và 1948 đã tạo động lực  
kích thích mạnh mẽ  nông nghiệp phát triển, mở  rộng việc mua bán nông phẩm và  
tăng nhanh tích lũy.
10


Từng hộ  sản xuất riêng lẻ, vối quy mô quá nhỏ  thì không thể  có đủ  điều  
kiện kinh tế  và kỹ  thuật để  HĐH quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn.  
Năm 1995 số  lượng nông trại giảm 791 nghìn cái (giảm 18,7%) so vối năm 1985. 
Quy mô ruộng đất bình quân của một nông trại có sự  thay đổi theo hướng tích tụ 

ruộng đất vào các trang trại lớn để tăng hiệu quả sản xuất. Xu hướng này thể hiện 
rõ nhất trong giai đoạn 1990­1995, qui mô đất lúa bình quân/hộ tăng từ 7180m2 lên 
8120m2.
Phát triển sản xuất có chọn lọc, nâng cao chất lượng nông sản:   Bước 
ngoặt của chính sách nông nghiệp của Nhật Bản thực sự  bắt đầu khi Luật Nông 
nghiệp cơ bản được ban hành vào năm 1961, với hai phương hướng chính sách chủ 
yếu: Phát triển sản xuất có chọn lọc, cụ  thể  là đẩy mạnh sản xuất những sản  
phẩm có nhu cầu tiêu thụ  ngày càng tăng và giảm sản xuất những nông phẩm có 
sức tiêu thụ kém; Hoàn thiện cơ cấu nông nghiệp, kể cả việc phát triển những nông  
hộ và HTX có năng lực về quản lý kinh doanh và canh tác.
Trong những năm 1960 và 1970, sự  phát triển mạnh mẽ  của nền kinh tế 
Nhật đã đẩy thu nhập của nhân dân tăng đáng kể. Cũng trong thời gian này, lao 
động trong nông nghiệp giảm xuống khoảng 50%, song năng suất lao động lại tăng  
bình quân hàng năm 5­8% nhờ tăng cường cơ giới hoa và cải tiến quy trình kỹ thuật.  
Đây là tỷ lệ tăng bình quân cao nhất ở những nước phát triển.
Các ngành thực phẩm chế  biến phát triển, giúp cho người dân sống  ở  nông 
thôn có thêm nhiều việc làm, thu nhập được cải thiện, do đó Nhật Bản đã tạo cho 
mình một thị trường nội địa đủ lốn cho hàng hoa công nghiệp tích lũy lấy đà chuyển 
sang xuất khẩu. Khi sản xuất hàng hóa lớn phát triển, Nhật Bản tập trung đất đai,  
mở rộng quy mô sản xuất, phát triển nông hộ lớn hoặc trang trại để tạo điều kiện 
cơ giới hóa, tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh.
Phát triển các HTX và các tổ chức kinh tế HTX dịch vụ: Hợp tác xã có vị 
trí rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp  ở  Nhật Bản. Hầu hết những người 
nông dân đều là xã viên của HTX nông nghiệp. Chính phủ rất coi trọng thể chế vận  
hành các HTX nông nghiệp và đã ban hành, thực hiện nhiều chính sách giúp đỡ phát 
triển, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất nhằm giúp người nông dân thoát khỏi  
cảnh đói nghèo và cùng hội nhập vào nền kinh tế  thế  giới. Theo Luật Hợp tác xã  
11




×