Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

TIỂU LUẬN KIẾN TRÚC NHÀ Ở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
---------------------------

TIỂU LUẬN

KIẾN TRÚC NHÀ Ở
HỌC VIÊN:

TRƯƠNG THỊ THU THỦY

LỚP:

CH2015K1

GVHD:

TS. PHÙNG ĐỨC TUẤN

Hà Nội, 12-2015

Mục lục


BÀI TIỂU LUẬN KIẾN TRÚC NHÀ Ở

I. Lời mở đầu
Nhu cầu của con người luôn luôn thay đổi theo chiều hướng phức tạp và đa
dạng hơn. Trên lĩnh vực kiến trúc, điều này dễ dàng được chứng minh bằng sự
“leo thang” về tiêu chuẩn diện tích sử dụng và sự khác biệt của chúng giữa các
quốc gia có nền kinh tế phát triển khác nhau. ở Việt Nam, vào những năm 70-80,


tiêu chuẩn diện tích ở của mỗi người dân chỉ ở mức 3-5m2/người.
Đến những năm 90, tiêu chuẩn này đã được điều chỉnh lên mức 69m2/người. Trong khi đó tại châu Âu, tiêu chuẩn diện tích ở đã đạt được 15m 2/
người từ những năm 80. So sánh như vậy để thấy rằng diện tích ở sẽ tăng lên
theo sự tăng trưởng của nền kinh tế. Khi người dân càng có điều kiện về kinh tế,
điều tự nhiên người ta sẽ càng chú ý hơn đến việc chăm sóc các nhu cầu bản
thân và điều đó liên quan mật thiết đến không gian sử dụng. Rất nhiều các nhu
cầu của con người được diễn ra trong các “không gian nhân tạo” mà trong phạm
vi bài viết này muốn chỉ giới hạn trong phạm vi không gian nhà ở.
Không gian càng lớn thì sự thích ứng của nó với các nhu cầu khác nhau của
con người càng trở dễ dàng hơn. Đó là lý do tại sao đối với những không gian sử
dụng mang tính định kỳ, ngắn hạn, người ta lại sử dụng không gian lớn. Điều
này dễ thấy ở các không gian công cộng như triển lãm, trưng bày hay siêu thị….
Khi không gian được mở rộng tối đa, cùng với việc bố trí nội thất hay các vách
ngăn di động, người ta có thể biến đổi không gian ấy thành nhiều không gian
khác nhau một cách linh hoạt mà không lãng phí quá nhiều thời gian hay tiền
bạc. Nói một cách khác, không gian kiến trúc ấy đã được “sống” cùng với nhu
cầu của con người chứ không bị nhu cầu của con người trong quá trình biến đổi
cùng với nhu cầu xã hội làm cho “chết” đi, trở nên lãng phí hay chật hẹp so với
hoạt động bên trong. Như vậy, để cho không gian sử dụng có thể có tuổi thọ
phục vụ lâu dài cho nhu cầu của con người, một trong những điều kiện quan
trọng đó là nó phải linh hoạt.
II. NỘI DUNG
II.1. Các khái niệm
II.1.1. Khái niệm tổ chức không gian kiến trúc
Không kiến trúc trước tiên đòi hỏi sự thích dụng cho hoạt động của con
người. Hoạt động của con người lại vô cùng phong phú và đa dạng (ăn, ở, giải
2


trí, sản xuất, hưởng thụ v.v..). Một không gian kiến trúc được tạo ra phải thích

ứng tiện dụng cho các hoạt động dự kiến sẽ xảy ra trong nội thất cũng như ngoại
thất công trình. Yêu cầu thích dụng chỉ đáp ứng tốt khi kiến trúc sư có kiến thức
đầy đủ về các yếu tố ảnh hưởng đến không gian kiến trúc, vì vậy tổ chức không
gian kiến trúc là việc sắp xếp các thành phần không gian kiến trúc theo các hình
thức bố cục không gian, trên cơ sở các mối liên kết không gian nhằm tạo ra các
công trình và tổ hợp công trình, đáp ứng được các nhu cầu cả về vật chất lẫn tinh
thần của con người.
II.1.2. Căn hộ
Căn hộ là phần diện tích ở khép kín (bao gồm diện tích ở, diện tích sinh
hoạt, diện tích phụ trợ và là thành phần cơ bản của nhà ở, mỗi ngôi nhà được tổ
hợp nhiều căn hộ. Căn hộ ứng với mỗi nhân khẩu cho “một gia đình”.
Căn hộ gồm những phòng ở tuỳ theo số lượng người trong gia đình, mỗi
căn hộ có diện tích lớn, nhỏ khác nhau và một số phòng khác nhau (số phòng
trong căn hộ chỉ tính số phòng ở, không tính các phòng phụ và diện tích phụ).
Căn hộ thường tổ chức trong nhà ở tại các đô thị
Căn hộ thường được tổ chức với một số kiểu tương ứng với một số cơ cấu
gia đình khác nhau.
- Các chỉ số về diện tích của căn hộ
Bảng 1: tiêu chuẩn diện tích thiết kế các loại căn hộ ở Việt Nam

3


Bảng 2: Kích thước và diện tích tối thiểu cho các bộ phận chứcc năng trong căn
hộ:

Bảng 3: Diện tích các khu chức năng của căn hộ

II.1.3. Khái niệm không gian linh hoạt
Không gian linh hoạt là một dạng không gian có thể thay đổi để thích ứng

với nhu cầu của người sử dụng. Nó bao gồm khả năng lựa chọn các cách bố trí
để có thể thay đổi theo thời gian hoặc để tích hợp các công nghệ mới, hay điều
chỉnh không gian khi có sự thay đổi về nhân khẩu và thậm chí có thể là thay đổi
hoàn toàn chức năng sử dụng của nhà ở sang một dạng khác.

II.2. Hệ thống không gian nhà ở (không gian khu ở)
Căn cứ trên cơ sở cơ cấu tổ chức không gian ở, hệ thống không gian bao
gồm:
- Không gian cá thể
- Không gian giao tiếp
4


- Không gian công cộng
II.2.1. Không gian cá thể
Đây là không gian quan trọng nhất trong nhà ở (khu ở), là không gian của
ngôi nhà ở bao gồm các căn hộ gia đình riêng biệt được tổ hợp với nhau. Trong
chung cư hay trong khu nhà ở, các căn hộ cần đảm bảo tính độc lập và mối quan
hệ bên trong, nhưng đồng thời đảm bảo mối quan hệ bên ngoài (quan hệ cộng
đồng). Đảm bảo sự riêng tư của các căn hộ, nhà nọ không làm phiền nhà kia, các
khu sảnh, giao thông công cộng, lối vào các căn hộ cũng không làm phiền đến
sự yên tĩnh, riêng tư của các căn hộ. Cơ cấu căn hộ ở được hình thành để giải
quyết diện tích ở, mật độ nhân khẩu, thiết lập các nhu cầu tiện nghi tối thiểu và
giải quyết các vấn đề kỹ thuật có liên quan. Đồng thời khi thiết lập căn hộ ở,
ngôi nhà ở cần phải dựa trên phương diện tổng quát bao gồm việc cân đối mật
độ chung, cân đối cơ cấu nhà ở với khoảng lưu thông (cây xanh, mặt nước...),
với khả năng bố trí nhu cầu phục vụ công cộng và phù hợp với tiêu chuẩn mật
độ không gian quy hoạch trong tổ hợp ở.
II.2.2. Không gian giao tiếp
Là thành phần không gian nền (mang tính tập thể, xã hội) của không gian

cá thể và không gian công cộng Cấu trúc không gian giao tiếp được tạo nên bởi
cơ cấu không gian cá thể được chuyển hoá và hình thành hệ thống tầng bậc
trong không gian, được liên kết từ nhỏ đến lớn, đơn giản đến phức tạp, nâng cao
giá trị môi trường ở, tạo điều kiện tiện nghị cho khu ở. Trên cơ sở các điều kiện
tổ chức cơ cấu không gian cá thể xác định các khả năng hợp lý cho không gian
giao tiếp cá thể (giữa các cặp nhà) không gian giao tiếp nhóm, không gian giao
tiếp ngoài nhóm và tạo khả năng thiết lập sự hài hoà với không gian giao tiếp
trung tâm.
II.2.3. Không gian công cộng
Là không gian phục vụ công cộng được tổ chức thành từng nhóm, cụm các
công trình dịch vụ, thương mại, nhà trẻ, trường học, công trình văn hoá... Qua hệ
thống không gian giao tiếp, không gian công cộng để phục vụ cho không gian cá
thể. Không gian công cộng được thiết lập dựa trên các giải pháp của không gian
cá thể và không gian giao tiếp. Toàn bộ hệ thống ba không gian trên được hình
thành theo nguyên tắc tổ hợp liên kết không gian từ thấp đến cao, gắn bó và có
quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành đơn vị ở, trong đó không gian cá thể, công
cộng mang tính chất công trình, còn không gian giao tiếp mang tính chất xã hội,
cảnh quan, môi trường.
5


II.3. Không gian ở cơ bản trong căn hộ
I.1.1. Phân khu chức năng trong căn hộ
- Có những thành phần ở và phụ trợ (không gian) công cộng + không gian
phụ trợ vệ sinh + không gian ngủ + lao động sản xuất)
- Việc phân khu công năng cần được thực hiện rất rõ ràng. Thông thường
được phân chia là hai khu chính
+ Khu sinh hoạt hàng ngày là những nhóm thường có sinh hoạt chung, tập
thể có thể chấp nhận sự ồn ào, được khai thác sử dụng vào ban ngày là chủ yếu.
nhóm phòng này được gắn với sân vườn, cổng, ngõ, có mối quan hệ chặt chẽ,

thuận tiện với xã hội bên ngoài
Phòng khách.
Bếp.
Tiền phòng, sảnh, phòng ăn.
Phòng sum họp gia đình (cũng có thể đưa vào khu sinh hoạt đêm)
Chỗ để xe ô tô (gara).
+ Khu sinh hoạt đêm thường yêu cầu yên tỉnh, kính đáo, riêng tư, gắn với
sân trời, ban công, lôgia Các loại phòng ngủ tập thể. Các phòng cá nhân. Phòng
vợ chồng. Phòng làm việc, học tập nghiên cứu (cũng có thể đưa vào khu sinh
hoạt ngày nếu có sử dụng đối ngoại) Các phòng WC, kho - Mối liên hệ giữa các
bộ phận ở theo sơ đồ sau
II.3.1. Phân khu chức năng giao thông
Trong căn hộ giao thông còn được chia hai hình thức giao thông khô và ướt
- Giao thông khô là giao thông giữa các phòng ở
- Giao thông ướt là giao thông giữa các phòng phụ trợ - Giao thông liên hệ
vào ra căn hộ
- Giao thông từ phòng ngủ tới vệ sinh - Giao thông bếp ăn - vệ sinh
- Giao thông sinh hoạt chung - ăn ngủ - vệ sinh
II.3.2. Diện tích các loại căn hộ điển hình
- Phân chia theo thành phần nhân khẩu, chúng ta có thể có nhiều loại căn
hộ khác nhau nhưng điển hình nhất là có các loại căn hộ có diện tích trung bình
dùng cho chung cư như sau:
6


+ Căn hộ 2 phòng - diện tích 45 - 60m2 (10 - 15%)
+ Căn hộ 3 phòng - diện tích 60 - 75 m2 (25 - 30%)
+ Căn hộ 4 phòng - diện tích 75 - 90m2 (40-45%)
+ Căn hộ 5 phòng - diện tích 90 - 105m2 (15 - 20%)
Trong đó căn hộ 2 - 5 phòng chiếm 25 - 30%, căn hộ 3 - 4 phòng chiếm 70

- 75% (không bao gồm diện tích chung và diện tích phụ)
- Phân loại các chức năng trong căn hộ thì có bốn loại đó là không gian
chung, không gian riêng tư, không gian phục vụ (diện tích phụ) và không gian
mở rộng cho các chức năng chủ yếu trong căn hộ.

Hình : Sơ đồ mối liên hệ các không gian trong nhà ở

7


Hình : Sơ đồ trình tự các không gian trong nhà ở

II.4. Giải pháp tổ chức không gian linh hoạt trong căn hộ
Tạo nên các phòng biệt lập bằng liên hệ thông qua tiền phòng và hành lang,
giải pháp thường hay áp dụng cho các nước xứ lạnh, các nước có lối sống, yêu
cầu về sinh hoạt của cá nhân cao. Các tổ chức cho phép chúng ta tạo nên sự kín
đáo, riêng tư và điều kiện hóa khí hậu cục bộ thuận lợi. bên trong căn hộ và sinh
hoạt gia đình có hơi cứng nhắc, lạnh lùng, thiếu sự quan tâm lẫm nhau của một
tổ ấm đích thực kiểu phương Đông.
- Dùng phòng sinh hoạt chung, phòng khách để hợp quanh nó các phòng
khác, tạo không gian đầm ấm cho gia đình, tạo không gian nội thất, kiến trúc
phong phú chop không gian đối ngoại đồng thời tạo được sự biệt lập, kín đáo
cần thiết cho việc sinh hoạt đêm, tuy nhiên ở các nước xứ lạnh việc điều hòa
8


không khí sưởi ấm phòng sinh hoạt chung sẽ rất khó thực hiện một cách kinh tế
hiệu quả.

- Không gian lưu thông liên hoàn theo giải pháp này các phòng không có

vách ngăn. Cửa ra vào rõ rệt mà chit tạo nên những góc kín đáo bằng những
hình thức thiết bị tủ đứng, bình phong, vách nhẹ cơ động…..

- Tóm lại, các giải pháp này không gian nội thất sẽ biến hóa vô cùng phong
phú, luôn tạo nên những điểm bất ngờ, có những sự đan xem về không gian
nhưng vẫn có sự biệt lập cần thiết đồng thời lại cho phép con người có thể biến
hóa tổ chức ngăn chia lại không gian tùy thích để đáp ứng nhu cầu về biến động
9


nhân khẩu của gia đình. Tuy nhiên nó cũng cần tạo nên sự riêng tư, kín đáo cho
hoạt động của từng thành viên không được triệt để cho việc bảo đảm một chế độ
khí hậu thích nghi ở nội thất sẽ tốn kém (điều hòa không khí tốn năng lượng).
Trở lại với không gian trong căn hộ. Có sự mâu thuẫn rất lớn giữa việc mở
rộng không gian tối đa và diện tích xây dựng cho phép bởi lẽ đối với căn hộ,
diện tích đất không thể rộng như công trình công cộng. Và phải chăng để tạo ra
được một không gian linh hoạt hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào diện tích xây dựng?
Nếu chỉ đơn giản như vậy, chắc chắn rằng để có được một không gian sống
linh hoạt thực sự, chúng ta phải mua đất biệt thự. Nhưng vấn đề không phải ở
diện tích khu đất, lại càng không phải ở việc phải mở rộng diện tích xây dựng.
Khi chúng ta sử dụng không gian kiến trúc, một cách tự nhiên sẽ hình thành một
trình tự khai thác không gian mà trong đó, rất khó để chúng ta có thể cùng một
lúc sử dụng tất cả các không gian trong nhà.
Trình tự khai thác không gian ấy phụ thuộc vào thói quen, tập quán sinh
hoạt từng gia đình, hay nói rộng hơn, phụ thuộc vào văn hóa, phong tục của từng
dân tộc. Những thói quen, tập quán, phong tục hay rộng hơn là văn hóa sống ấy
quy định cho không gian kiến trúc ở mỗi vùng, miền, dân tộc khác nhau có
những đặc thù khác nhau. Ví dụ như người Việt Nam thích có không gian phòng
ăn và bếp rộng để có thể tổ chức cỗ bàn vào dịp Tết. Nghiên cứu kỹ đặc thù ấy,
trên cơ sở tìm hiểu trình tự khai thác không gian, có thể nhận thấy rằng để mở

rộng không gian sử dụng trong nhà nhằm hướng tới một không gian linh hoạt,
ngoài biện pháp mở rộng diện tích đất mang tính định lượng và khó thực hiện,
còn có cách khác mang lại hiệu quả tương đương đồng thời lại kinh tế và đặc
biệt hợp với khí hậu Việt Nam. Đó là cách “mượn” không gian lẫn nhau và giải
pháp không gian linh hoạt với các thiết bị nột thất linh hoạt.

10


Hình : Không gian linh hoạt và đầy màu sắc

Đây là cách tổ hợp các không gian có chức năng công cộng trong nhà như
phòng khách, bếp, phòng ăn… thành cụm không gian, từ đó khi khai thác sử
dụng, không gian này có thể “mượn” thêm diện tích của không gian khác để tạo
nên không gian lớn. Trong các không gian này sử dụng các thiết bị nột thất linh
hoạt để ngăn chia sao cho khi thay đổi nhu cầu sử dụng, các thiết bị này cũng có
thể thay đổi theo để đáp ứng được ngay. Ví dụ như một tấm vách trang trí có bản
lề ngăn giữa phòng khách và phòng ăn, khi cần có thể gập ép vào tường để trở
thành vật trang trí trong khi phòng khách và phòng ăn lại thông được với nhau
dễ dàng. Như vậy trình tự khai thác không gian sẽ không bị gián đoạn bởi tường
ngăn, trong khi có thể dùng diện tích của phòng ăn như một phần của phòng
khách và các chi tiết trang trí nội thất của phòng ăn, thậm chí cả khu bếp sang
trọng cũng có thể đóng góp cho việc trang trí phòng khách. ở đây có sự tham gia
rất hiệu quả của các thiết bị nội thất linh hoạt, chính những thiết bị này sẽ giúp
cho không gian công cộng trong nhà ở được đóng mở hợp lý, cũng trở nên linh
hoạt hơn.

11



Hình : sử dụng biện pháp tường ngăn mang tính tương đối để phân chia không gian, giúp cho không gian được
sử dụng linh hoạt khi cần thiết, ngoài ra tăng khả năng chiếu sáng, thông thoáng cho căn hộ.

Đối với các không gian mang tính riêng tư như phòng ngủ, vệ sinh, phòng
làm việc… có thể sẽ khó hơn trong việc “mượn” không gian bởi lẽ tính riêng tư
chi phối quá trình khai thác các không gian này. Nhưng nếu coi việc riêng tư
đơn thuần chỉ là kín đáo, chúng ta có thể sử dụng giải pháp ngăn tầm nhìn bằng
các tấm tường di động, từ đó khoanh dựng các không gian tương đối mà không
cần dùng cửa. Nhờ đó, sẽ có một không gian chảy liên tục có thể điều chỉnh
được dễ dàng. Về kết cấu, việc giảm thiểu tường ngăn che sẽ khiến kết cấu đơn
giản hơn. Về thông gió, sẽ chỉ phải giải quyết cho một không gian thay vì nhiều
không gian nhỏ lắt nhắt. Và cuối cùng, về tổng thể, chủ đầu tư sẽ phải trả ít tiền
hơn cho một không gian được sử dụng lâu dài hơn.
12


Hình : sử dụng rèm che cho phòng thay đồ

Hình : Sử dụng ngăn chia ước lệ, rèm để tạo ra không gian riếng tư khi cần thiết

Thay vì tách biệt hoàn toàn các không gian, ta có thể lựa chọn một giải
pháp khác linh hoạt hơn là sử dụng cửa trượt kính trong suốt và không nhất thiết
độ cao của cửa phải kéo lên đến tận trần nhà.

13


Hình : Sử dụng cửa trượt hay vách ngăn di động dể tăng tính linh hoạt cho không gian căn hộ

Sử

thất

Hình :
dụng nội
linh hoạt

Giải

pháp sử dụng các đồ nội
thất
linh
hoạt
cũng là
một
giải
pháp thông minh và hợp lý cho các căn hộ

diện tích khiêm tốn. Ví dụ trong một gia đình có 2 đứa
con thay vì tách biệt 2 phòng ngủ thì nên gộp lại để tăng diện tích không gian
vui chơi thư giãn của các con, vừa tạo nếp sống gần gũi chia sẻ. Đồ đạc đa
năng: Mỗi thứ đồ đạc có thể đảm nhiều hơn một chức năng. Việc này có thể
được thực hiện khi bố trí nội thất từ khâu thiết kế, kê sắp trong quá trình sử
dụng, cũng có thể linh hoạt trong từng hoàn cảnh sử dụng khác nhau, hay được
thiết kế riêng để tạo sự nên sự đa năng đó. Một hệ thống tủ có thể đảm nhận vừa
là tủ quần áo, vừa là kệ tivi, vừa là kệ trang trí, giá sách…; bàn ghế ăn có thể
chính là bộ bàn ghế tiếp khách, vách ngăn có thể là kệ đựng đồ… Hiện nay, trên
14


thị trường có những công ty chuyên cung cấp giải pháp thiết kế thông minh cho

đồ đạc nội thất với những sản phẩm đa chức năng, linh hoạt trong sử dụng.

Hình : Sử dụng vách ngăn thay vì những bức tường ngăn chia cứng nhắc trong thiết kế tạo cảm giác nhẹ nhàng,
linh hoạt cho căn hộ.

Đã qua rồi thời kỳ người ta coi không gian kiến trúc tách rời khỏi trang
thiết bị nội thất. Nội thất chỉ được xem xét đến sau khi không gian kiến trúc hình
thành. Điều này không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn khiến cho không gian
sống của chúng ta có sự khập khiễng không đáng. Những bài học ngay trước
mắt là chủ sở hữu các biệt thự và chung cư ở các khu đô thị mới hiện nay đang
rất tốn kém trong việc đầu tư sửa chữa nội thất và không gian sống. Điều này
không chỉ dẫn đến việc tốn kém về kinh tế mà còn phát sinh tiêu cực trong công
tác cấp phép sửa chữa, từ đó dẫn đến việc không quản lý được chất lượng kỹ
thuật và mỹ thuật công trình. Để mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất, tất cả các
yếu tố cấu thành nên không gian công trình kiến trúc: hình khối, thiết bị, không
gian trong và ngoài nhà….cần phải được xem xét, cân nhắc một cách tổng thể và
nhất quán, cẩn thận và chi tiết trong quá trình thiết kế để có thể phát huy tối đa
công suất sử dụng, đồng thời hướng công tác thiết kế quan tâm nhiều hơn đến
tính linh hoạt của không gian, bên cạnh những không gian mang tính cố định
hay khép kín. Tính linh hoạt càng cao, không gian kiến trúc càng có thể thích
ứng với nhiều nhu cầu khác nhau và do vậy, càng có thể tồn tại lâu dài. Một
không gian kiến trúc chỉ thực sự sống khi nó linh hoạt.

15


II.5. Một ví dụ về việc tạo không gian linh hoạt trong căn hộ:
II.5.1. Ví dụ 1: Căn hộ chung cư Tòa nhà D2 Giảng Võ – Hà Nội
Trong hình ảnh căn hộ bên dưới là một thiết kế căn hộ 3 phòng ngủ với
diện tích khoảng 120m2. Thiết kế ban đầu khi đi khảo sát hiện trạng thấy rằng

căn hộ rất tối do đó trong phương án thiết kế sau đó đã giải quyết vấn đề này
bằng cách phá bỏ các bức tường ở phỏng ngủ số 3 thay vào đó là 1 vách ngăn
bằng một kệ để đồ và giá sách thoáng để ánh sáng có thể đi sâu vào phòng
khách. Một bức tường khác ở khu bếp cũng được phá bỏ cộng thêm việc mở
rộng cửa sổ gần ban công cũng giúp cho khu vực bếp ăn trông rộng và sáng hơn
thiết kế ban đầu.

Hình : Thiết kế hiện trạng căn hộ

16


Hình : Thiết kế căn hộ sau khi đã chỉnh sửa.

Hình : Tủ sách có thiết kế rỗng được sử dụng để ngăn chia cho cho căn hộ.

II.5.2. Ví dụ 2: Căn hộ Hồng Kông của Gery Chang
Sống tại một chung cư chật chội ở thành phố Hong Kong dân cư đông đúc,
kiến trúc sư Gary Chang đã nghĩ ra cách biến căn hộ bé nhỏ của mình thành nơi
ở sang trọng, có đầy đủ phòng làm việc với thư viện, phòng ngủ ấm cúng, phòng
17


chiếu phim, phòng khách có quầy bar, phòng spa với bồn tắm lớn cũng như chỗ
xông hơi v.v… Tất cả chỉ gói gọn trong 32m2!
Nếu Gary Chang liệt kê tất cả các căn phòng của mình với những vật dụng
hiện đại trong đó, ai cũng tưởng anh đang sống ở một tòa biệt thự sang trọng có
rất nhiều buồng. Rồi người ta “ngã ngửa” khi kiến trúc sư 45 tuổi này cho biết
nơi ở của anh chỉ là một căn hộ 32m2 trong chung cư cũ kỹ cao 19 tầng xây từ
những năm 1960 ở quận Sai Wan Ho, Hong Kong.


Hình : "Tòa biệt thự" của Chang (có cửa sổ màu vàng) trong chung cư

Căn hộ đó dĩ nhiên đã được Chang tu sửa lại nhiều lần và nó được lắp đặt
khéo tới mức anh có thể nhanh chóng biến chúng thành 24 căn phòng khác nhau,
tùy theo mục đích sử dụng. Qua đó Chang - người đã được trao nhiều giải
thưởng kiến trúc - muốn nêu dẫn chứng cho thấy “với một diện tích bé nhỏ,
người ta vẫn có thể tạo ra chỗ ở tối ưu tại thành phố có mật độ dân cư vào loại
cao
nhất
thế
giới”.
Bên cạnh những chiếc bàn hoặc giường có thể gấp lại cho áp sát vào tường khi
không cần dùng, bí quyết quan trọng nhất tạo ra sự biến hóa căn phòng của
Chang là một hệ thống đường ray gắn trên trần nhà và những chiếc tủ, khối bếp,
giá đựng sách hay đồ vật... đồng thời cũng là các mảng tường. Tất cả đều được
treo lên hệ thống đường ray nói trên và khi dịch chuyển chúng, người ta dễ dàng
18


tạo ra những không gian sống khác nhau. Tùy theo nhu cầu, căn hộ của Chang
khi là một phòng khách rộng rãi, thông thoáng; khi biến thành phòng sinh hoạt,
có ghế bành, giường đệm... Chỉ cần kéo một cần giật, toàn bộ khối tường có gắn
truyền hình lập tức chuyển ra giữa nhà; một chiếc bàn mở ra và những giá sách
xuất hiện, vậy là có một phòng làm việc.
Mặc dù “cất giấu” nhiều đồ vật, khi cần mới mở ra, căn hộ của Chang trông
vẫn khá rộng rãi. Bồn tắm dài tới 2 mét và khu bếp đủ rộng để nấu nướng cho
khách khứa. Sàn nhà lát đá granite bóng loáng và tường có gắn kính góp phần
“đánh lừa” thị giác về độ lớn của căn phòng.


Khi là một phòng khách thông thường / Buồng tắm rộng rãi. Khi không cần
dùng, tất cả được che lại bởi những giá đồ có khả năng di chuyển bằng hệ thống
ray ở trên trần và sàn nhà.

19


Chỉ cần dịch chuyển những giá sách, một căn bếp khá rộng được mở ra, đủ chỗ
tiếp đãi bạn bè

“Căn hộ linh hoạt”
“Vấn đề đặt ra ở đây là mọi người cần xem xét thật kỹ căn hộ của mình để
sử dụng nó một cách đa dạng nhất”, Chang nói. Con người luôn có nhu cầu về
những không gian sống khác nhau. Tuy nhiên, “thật vô lý khi người ta có rất
nhiều phòng nhưng lại không sử dụng chúng cùng một lúc được”.
20


Ý tưởng về một “căn hộ linh hoạt” của Chang được nảy sinh cách đây hơn
30 năm, khi gia đình anh dọn tới sống ở căn hộ hiện tại. Hồi ấy gia đình anh có 6
người - gồm cha mẹ, Chang và 3 chị em gái - cùng sống trong căn hộ chỉ rộng
32m2 này. Lúc đó, dù vẫn còn là một cậu học sinh, Chang đã nghĩ tới việc làm
thế nào tận dụng được căn hộ một cách tốt nhất.
Trong thời gian học đại học kiến trúc, Chang tiếp tục sống ở căn hộ chật
chội này cùng gia đình. Sau khi anh đỗ cử nhân năm 1987, những thành viên
khác trong gia đình dọn đến chỗ ở mới, còn Chang mua đứt căn hộ và bắt đầu
từng bước biến nó thành “căn hộ đa chức năng”. Cho đến nay, anh đã 4 lần xây
dựng lại hoàn toàn căn hộ, với những sáng kiến ngày càng mới lạ.
Chang kể lại toàn bộ quá trình cải tạo và biến đổi nơi ở của mình trong
cuốn sách mới ra mắt, nhan đề Căn hộ 32m2 của tôi - 30 năm biến đổi. Kiến trúc

sư này hy vọng cuốn sách đó có thể gợi ý cho những gia đình nghèo ở Hong
Kong trong việc cải tạo căn hộ của họ.

Chỗ ở chật chội hiện là một trong những vấn đề nan giải nhất ở thành phố 7
triệu dân này. Theo số liệu thống kê của nhà chức trách, từ năm 2002 đến nay,
giá mua nhà ở Hong Kong đã tăng gần gấp đôi, hiện lên mức trung bình 60.000
đô-la Hong Kong (7.750 USD)/m2.

21


22


23


24


Chang đã sống trong căn hộ này kể từ khi ông được 14 tuổi. Sau khi cha
mẹ dọn ra, ông đã thay đổi căn hộ rất nhiều lần:

25


×