Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

tiểu luận cao học mon lich su ly luan bao chi lịch sử và hiện tại của kinh tế truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.07 KB, 20 trang )

Lịch sử và hiện tại của kinh tế truyền thông
……………………………………………………………………………………………


A/ MỞ ĐẦU
Có thể thấy, cho đến nay, vấn đề kinh tế truyền thông ở Việt Nam vẫn
còn là một “môn” khá mới mẻ dù thực tế nó đã xuất hiện song hành cùng
với sự ra đời của các loại hình truyền thông đại chúng. Riêng trong hoạt
động báo chí, yếu tố kinh tế vốn khởi thủy không phải là mục đích được ưu
tiên, thậm chí, có giai đoạn, người ta còn coi kinh tế như một yếu tố khiến
báo chí có xu hướng “lá cải” hóa, không được phép đề cập đến.
Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường đòi hỏi mọi lĩnh vực phải phát triển
theo đúng xu hướng thị trường. Yêu cầu này không ngoại trừ lĩnh vực truyền
thông đại chúng nói chung, đặc biệt là lĩnh vực báo chí - hạt nhân của các
loại hình truyền thông đại chúng. Lẽ tất nhiên, việc định hướng của nền báo
chí cách mạng vẫn được giữ vững. Nhưng yếu tố kinh tế trong hoạt động
báo chí đã được nhìn nhận đúng bản chất hơn, quan trọng hơn.
Ngay từ khi ra đời báo chí đã ngày càng phát huy vai trò và sức mạnh
của mình trong cuộc đấu tranh giành và giữ quyền lực chính trị của các thế
lực, các giai cấp; trong tiến trình phát triển kinh tế văn hoá xã hội; trong việc
nâng cao dân trí, giáo dục nhân cách con người. Báo chí muốn phát triển,
ngoài những yếu tố nội lực ra thì các mối quan hệ tương tác khác với các
lĩnh vực trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội có chi phối sự phát
triển của ngành báo chí hay không? Đó là phân tích vai trò của báo chí trong
sự phát triển kinh tế, và ngược lại: vai trò của kinh tế trong sự phát triển của
báo chí.
Ngày nay báo chí và kinh tế là hai yếu tố có mối quan hệ gắn chặt,
tương hỗ với nhau. Nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển như vũ bão
của khoa học công nghệ đã làm nên một nền công nghiệp báo chí hùng
mạnh, giúp cho quá trình “làm báo” dễ dàng hơn, tiếp cận được công chúng
nhanh hơn, đáp ứng được nhu cầu giải trí, thông tin của độc giả gần như


ngay lập tức.
-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

1


Lịch sử và hiện tại của kinh tế truyền thông
……………………………………………………………………………………………


Báo chí cũng tác động ngược lại đối với nền kinh tế. Trong nền kinh
tế thị trường như hiện nay, thì báo chí và thông tin cũng là sản phẩm để mua
bán thông qua hệ thống phát hành riêng của nó. Bởi lẽ, trong một xã hội hiện
đại, trong một kỷ nguyên thông tin, ai nắm được thông tin người đó sẽ chiến
thắng. Mỗi một cơ sở báo chí giàu mạnh là góp phần làm nên một nền kinh
tế phát triển. Mối quan hệ giữa báo chí và kinh tế có thể xem là mối quan hệ
tương hỗ.
Tất nhiên, nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế và báo chí không dễ
dàng. Để bóc tách được giữa nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ kinh tế trong
hoạt động báo chí cũng cần một sự tỉnh táo cần thiết vì trong cái dòng chảy
hai chiều này không phải bao giờ cũng êm ả và rất khó để bóc tách rạch ròi.
Bởi vậy, đi sâu tìm hiểu, phân tích vấn đề này để có cái nhìn biện chứng về
mối quan hệ giữa hai lĩnh vực quan trọng: Báo chí và Kinh tế là nhiệm vụ
cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang dần phát triển theo hướng
thị trường, hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế.

-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

2



Lịch sử và hiện tại của kinh tế truyền thông
……………………………………………………………………………………………


B/ NỘI DUNG
I/ Khái niệm kinh tế truyền thông và một số khái niệm liên quan.
Kinh tế báo chí truyền thông là khuynh hướng tự chủ tài chính và sự
hình thành nền kinh tế báo chí. Sự phát triển kinh tế báo chí mang lại nguồn
lực tài chính quan trọng, đảm bao cho sự tiếp tục phát triển, tăng cường cơ
sở vật chất. đổi mới thiết bị kỹ thuật công nghệ, mở mang thêm các nguồn
thông tin, tài liệu, cũng như công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho đội ngũ làm báo. Hình thành các tập đoàn báo chí - một dạng
của sự phát triển báo chí hay thương mại hóa báo chí trong nền kinh tế thị
trường.
Hai chỗ dựa quyết định cho nền kinh tế báo chí là sản phẩm hàng hóa
báo chí truyền thông và dịch vụ quảng cáo trên các phương tiện truyền
thông.
+ Khái niệm Quảng cáo trên báo chí truyền thông:
Quảng cáo là một dạng thông tin kinh tế đặc thù nói tốt cho hàng hóa,
dịch vụ nhằm mở rộng những người mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ đẩy
nhanh tốc độ tiêu thụ hoàng hóa. Quảng cáo là quan hệ kinh tế - dịch vũ giữa
chủ thế quảng cáo và đơn vị dịch vụ quảng cáo nhằm mục đích bán hàng,
phát triển dịch vụ hoặc phục vụ nhu cầu khác của chủ thể quảng cáo. Quảng
cáo cũng thu lợi nhiều mặt cho đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ
quảng cáo – cơ quan báo chí – xã hội và người tiêu dùng. Đây là hoạt động
chiếm 50-60% hoặc nhiều hơn thế nguồn thu tài chính của báo chí truyền
thông.
+ Khái niệm Dịch vụ trên báo chí truyền thông:
Phát hành và bán báo: Là hình thức bán các sản phẩm của báo, tạp

chí (phụ trương, phụ san) theo giá đính kèm.

-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

3


Lịch sử và hiện tại của kinh tế truyền thông
……………………………………………………………………………………………


Kinh doanh các sản phẩm truyền thông: Hầu hết các cơ quan báo in
hiện nay ngoài việc phát hành các ấn phẩm xuất bản, còn sản xuất và kinh
doanh băng, đĩa, tờ rơi, lịch, sách bỏ túi, các chương trình phát thanh, truyền
hình, ảnh báo chí…để cung cấp cho thị trường truyền thông và xã hội. Cách
thức này vừa làm phong phú sản phẩm truyền thông, vừa quảng bá thương
hiệu cho cơ quan báo in, vừa bổ sung nguồn thu.
Báo chí là hàng hóa: Khi đã tham giao vào kinh tế thị trường thì báo
chí cũng được coi là một loại hàng hóa, loại hàng hóa đặc biệt. Và nó cũng
chịu sự tác động, chi phối của những quy luật kinh tế như cung cầu, cạnh
tranh, giá trị…Tuy nhiên, báo chí ở nước ta không thể chỉ coi là các loại
hàng hóa để mua bán, mà nó còn là phương tiện, là tiếng nói của Đảng, Nhà
nước và nhân dân trong chức năng thông tin, văn hóa, tư tưởng và tinh cần
xã hội.
Thương mại hóa báo chí: Thương mại hóa báo chí là một biểu hiện
bình thường, hợp quy luật của một nền báo chí theo cơ chế thị trường (có
định hướng XHCN). Chính nhờ thương mại hóa, báo chí đã trở thành một
loại hàng hóa và nếu bán được, tăng được số lượng phát hành, tăng được
quảng cáo thì sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người
làm báo và tái đầu tư cho sản xuất báo chí. Làm được như vậy là đã tăng

cường sức mạnh cho hệ thống báo chí cách mạng, phục vụ tốt hơn cho sự
nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên, những tiêu cực từ mặt trái của thương
mại hóa cũng đã có tác động xấu tới báo chí. Đôi khi có thể nhiều tác phẩm
báo chí, cơ quan báo chí đơn thuần nghĩ tới lợi ích kinh tế mà đưa thông tin
phiến diện, không phản ánh được hết sự thật và có tác động xấu tới đời sống
tinh thần, đạo đức xã hội, gây bức xúc trong dư luận.
- Cơ chế tài chính của báo chí: “cơ chế tài chính” hiện nay cũng khá
đa dạng, phong phú và phức tạp. Báo chí nói chung và báo in nói riêng đang
vận hành theo ba cơ chế tài chính chủ yếu là sự nghiệp có thu, tự cân đối và
-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

4


Lịch sử và hiện tại của kinh tế truyền thông
……………………………………………………………………………………………


tự hạch toán. Xu hướng chung là giảm bao cấp, tiến tới tự cân đối và hạch
toán để vừa giảm ngân sách, vừa góp phần bổ sung ngân sách cho nhà nước.

II/Những vẫn đề cần nghiên cứu
Có thể thấy, cho đến nay, vấn đề kinh tế truyền thông ở Việt Nam vẫn
còn là một “môn” khá mới mẻ dù thực tế nó đã xuất hiện song hành cùng
với sự ra đời của các loại hình truyền thông đại chúng. Riêng trong hoạt
động báo chí, yếu tố kinh tế vốn khởi thủy không phải là mục đích được ưu
tiên, thậm chí, có giai đoạn, người ta còn coi kinh tế như một yếu tố khiến
báo chí có xu hướng “lá cải” hóa, ít được đề cập đến.
Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường đòi hỏi mọi lĩnh vực phải phát triển
theo đúng xu hướng thị trường. Yêu cầu này không ngoại trừ lĩnh vực báo

chí. Lẽ tất nhiên, việc định hướng của nền báo chí cách mạng vẫn được giữ
vững. Nhưng yếu tố kinh tế trong hoạt động báo chí đã được nhìn nhận đúng
bản chất hơn, quan trọng hơn.
Xét trong khía cạnh kinh tế, có thể nói những chuyển động trong khu
vực báo chí diễn ra chậm hơn nhiều so với các khu vực kinh doanh, sản xuất
của xã hội. Vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi quan hệ thị trường
đã được khẳng định rõ ràng và trở thành đòi hỏi trong quản lý, phát triển của
các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế, thì hầu như các cơ quan báo
chí còn quá lạ lẫm với vấn đề tự chủ tài chính. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện
nay đã có hàng trăm cơ quan báo chí đã hoàn toàn tự chủ về tài chính, tự
đảm bảo được nguồn lực kinh tế - kỹ thuật cho các hoạt động nghiệp vụ
cũng như khả năng mở rộng quy mô sản phẩm và khả năng ảnh hưởng.
Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy trong xã hội đang hình thành một
nền kinh tế báo chí. Hai chỗ dựa quyết định cho nền kinh tế báo chí là sản
phẩm hàng hóa báo chí truyền thông và dịch vụ quảng cáo trên các phương
tiện truyền thông. Xã hội càng phát triển thì yêu cầu thông tin báo chí càng
-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

5


Lịch sử và hiện tại của kinh tế truyền thông
……………………………………………………………………………………………


tăng lên, do đó nhu cầu về sản phẩm hàng hóa báo chí cũng tăng lên. Nền
kinh tế tăng trưởng nhanh dẫn đến nhu cầu ngày càng lớn về quảng cáo
nhằm đưa hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng. Sự phát triển kinh tế báo
chí dẫn đến sự tác động có tính hai mặt vào đời sống báo chí truyền thông.
Mặt thứ nhất, nó mang lại nguồn lực tài chính quan trọng, đảm bảo

cho sự tiếp tục phát triển, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới thiết bị kỹ thuật
công nghệ, mở mang thêm các nguồn thông tin, tài liệu, cũng như công tác
đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ những người
làm báo. Nói tóm lại, kinh tế báo chí trở thành động lực phát triển cho báo
chí.
Xét từ mặt thứ hai của vấn đề, sự phát triển kinh tế báo chí dẫn tới
hiện tượng thương mại hóa báo chí, hay là sự xuất hiện những sản phẩm báo
chí thuần túy hàng hóa, chỉ quan tâm thu lợi nhuận, không quan tâm đến
chức năng thông tin tuyên truyền hoặc coi chức năng thông tin, tuyên truyền
như vỏ bọc cho hoạt động kinh tế.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có
sự quản lý và điều tiết của Nhà nước (do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, bắt
đầu từ thời kỳ Đổi mới năm 1986), báo chí truyền thông cũng hoạt động
kinh tế, kinh doanh trong trào lưu chung này. Mặc dù ở nước ta không có
báo chí tư nhân, nhưng tư nhân được phép tham gia một số khâu trong hoạt
động báo chí truyền thông, như in, phát hành, kinh doanh ấn phẩm, cung cấp
thông tin... qua đó góp phần xã hội hóa các sản phẩm báo chí truyền thông,
đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của công chúng. Đảng cũng
xác định báo chí vừa phải làm công tác thông tin tuyên truyền, vừa làm kinh
tế, kinh doanh và thực hiện các chức năng khác, đảm bảo hài hòa các mục
tiêu và lợi ích của đất nước, của nhân dân. Luật Báo chí, các cơ chế, chính
sách của Nhà nước theo đó cũng quy định và hướng dẫn báo chí hoạt động
kinh tế, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đổi mới và hội nhập. Bước đột phá về tư duy, nhận thức này đã thổi
-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

6


Lịch sử và hiện tại của kinh tế truyền thông

……………………………………………………………………………………………


vào giới báo chí truyền thông làn gió mới, sức mạnh và cơ hội mới để vận
động và phát triển.
Tất nhiên, về mặt lý luận hiện vẫn còn những tranh luận về một số
khái niệm, thuật ngữ mới trong kinh tế báo chí truyền thông ở nước ta, như
"báo chí là hàng hóa", "thương mại hóa báo chí", "cơ chế tài chính"...
Kinh tế báo chí phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song yếu tố đầu tiên
không thể không nhắc đến là quảng cáo. Cuộc "tấn công" ồ ạt của các doanh
nghiệp vào quảng cáo trên báo chí đã trở thành một vấn đề đáng chú ý trong
thời gian qua. Quảng cáo trên báo chí có tuổi thọ lâu đời hơn bất cứ dạng
thức quảng cáo nào chúng ta đang chứng kiến ngày nay và vẫn là kiểu quảng
cáo đầu tiên mà các công ty nghĩ đến trong các chiến dịch quảng cáo. Báo
chí là một cách thức tốt để tiếp cận một số lượng lớn người tiêu dùng, đặc
biệt là những người từ 45 tuổi trở lên - những người có xu hướng đọc báo
thường xuyên hơn giới trẻ vốn chỉ lấy tin tức từ truyền hình hay Internet.
Các doanh nghiệp có thể hướng quảng cáo của họ tới các thị trường thích
hợp bằng việc đề nghị quảng cáo được đăng tải trong các chuyên mục tin tức
có liên quan mật thiết nhất đối với các khách hàng tiềm năng, chẳng hạn như
thể thao, lối sống hay kinh doanh... Đối với loại quảng cáo trên báo chí, mọi
người sẽ đọc hàng ngày. Thói quen của nhiều người khi đọc báo là họ lướt
rất nhanh và chỉ đọc những gì thật nổi bật. Nhiều nghiên cứu cho thấy, 80%
số người khi đọc báo họ sẽ không đọc những thông tin chi tiết. Do vậy,
muốn quảng cáo có được hiệu quả cao, các doanh nghiệp sẽ chú ý làm nổi
bật tiêu đề bao gồm tên sản phẩm của công ty, nơi sản xuất và những mục
đích sử dụng chính.
Cũng như tất cả các dạng thức quảng cáo khác, chi phí dành cho các
quảng cáo trên báo chí của các doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
kích thước quảng cáo, loại tạp chí bạn sử dụng, quảng cáo ở khu vực nào

trên báo, tần số đăng tải quảng cáo, và quảng cáo đen trắng hay màu sắc,...
Các loại nhật báo thường có giá thành thấp nhất và thích hợp nhất với các
-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

7


Lịch sử và hiện tại của kinh tế truyền thông
……………………………………………………………………………………………


hợp đồng quảng cáo dài hạn. Khi kinh doanh đã tăng trưởng ổn định, các
doanh nghiệp có thể sẽ muốn quan tâm tới việc bỏ tiền cho các không gian
quảng cáo lớn hơn trong tờ báo để nhắm tới nhiều khách hàng hơn, chứ
không còn đơn thuần trong khu vực kinh doanh của các công ty.
Tuy nhiên, một tờ báo nếu có quá nhiều quảng cáo mà ít nội dung
hoặc nội dung không có giá trị thì không ai đọc tờ đó cả, mà đã không có
người đọc thì lúc đó sẽ không còn cơ hội cho quảng cáo nữa. Vì thế, việc
quyết định số lượng quảng cáo như thế nào cho phù hợp với trang nội dung
thì những người đứng đầu tờ báo đó phải cân nhắc. Mối quan hệ giữa quảng
cáo - dịch vụ trên báo chí đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần lý luận, đúc
kết và lý giải. Trong khuôn khổ nhỏ hẹp của tiểu luận này, người thực hiện
chỉ đưa ra phác thảo đôi nét về kinh tế báo chí truyền thông, sơ lược quá
trình phát triển, mối quan hệ và vai trò của quảng cáo, dịch vụ với báo chí
cũng như một vài ý kiến, quan điểm của bản thân để duy trì, phát triển hài
hòa mối quan hệ hết sức thiết yếu đối với nền kinh tế báo chí ở nước ta.
III. Lịch sử và hiện tại của kinh tế truyền thông
1. Lịch sử kinh tế truyền thông
Ban đầu, các loại hình truyền thông ra đời chỉ nhằm mục đích thuần
túy là phương tiện phục vụ bộ máy cầm quyền, tuyên truyền chủ trương

đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước…
Truyền thông khi đó chủ yếu mới dừng lại ở mức độ phục vụ nhu cầu
thông tin, giải trí của công chúng. Để phục vụ cho mục đích đó, các kênh
truyền thông đều thụ hưởng chính sách hỗ trợ tài chính từ Chính phủ. Chính
phủ chi tiền cho mọi hoạt động truyền thông và điều khiển truyền thông theo
đường lối, chính sách mà mình theo đuổi. Trong thời kỳ này, truyền thông
gần như mới chủ là sự phát đi một chiều. Sự tiếp nhận của công chúng hoàn
toàn thụ động, kiểu các món ăn đã được sắp sẵn và buộc phải ăn mà không
có quyền lựa chọn hay phàn nàn.
-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

8


Lịch sử và hiện tại của kinh tế truyền thông
……………………………………………………………………………………………


Tuy nhiên, dần dần, ở một số nước phát triển như: Anh, Mỹ, Đức,
Thụy Điển… đã nhận thấy truyền thông còn là một ngành kinh tế quan
trọng. Thậm chí ở nhiều nước, còn coi kinh tế truyền thông là ngành kinh tế
mũi nhọn.Trong truyền thông các khái niệm như tập đoàn, cổ đông, cổ
phiếu, thuế, thị trường… ngày càng được nhắc đến nhiều.
Thông tin, sản phẩm chủ yếu của ngành truyền thông đã và đang được
coi là một thứ hàng hoá, có thể là một loại hàng hoá đặc biệt, nhưng vẫn có
đầy đủ thuộc tính của một loại hàng hoá. Nghĩa là có một cộng đồng người
sản xuất ra nhưng không phải để tự phục vụ mà để đáp ứng nhu cầu xã hội
và có thể trao đổi, mua bán. Thông tin trở thành một trong nhưng "nhu yếu
phẩm" không thể thiếu được trong xã hội hiện đại. Người ta cần rất nhiều
loại thông tin: thông tin chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá giải trí... và sẵn

sàng trả tiền để được đáp ứng nhu cầu này. Nắm bắt nhu cầu đó, tại các nước
phát triển, người ta đầu tư rất lớn cho ngành công nghiệp truyền thông.
Truyền thông từ lâu đã trở thành một ngành kinh tế cực kỳ quan trọng với
doanh số hàng năm lên tới cả trăm tỷ đôla và vẫn đang trên đà phát triển rất
mạnh. Có quốc gia truyền thông hoàn toàn nằm trong tay Nhà nước, có nước
truyền thông lại hoàn toàn là do tư nhân nắm giữ, nhưng cũng có nhiều nước
áp dụng mô hình pha trộn. Chính quyền muốn thông tin đến người dân
những quan điểm, chính sách của mình cũng phải chi những khoản tiền
không nhỏ.
2. Kinh tế truyền thông hiện nay
Đối với nhiều quốc gia, truyền thông không chỉ dừng lại ở mức độ
phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí của công chúng mà nó còn được coi là
một ngành kinh tế, thậm chí là ngành kinh tế mũi nhọn.
Báo chí truyền thông từ trước tới nay vốn được coi là một phương tiện
thông tin đại chúng, một công cụ chính trị, văn hóa dùng để tuyên truyền và
quảng bá văn hóa. Vì vậy mà khái niệm kinh tế báo chí truyền thông cũng vì
thế mà có phần còn lạ lẫm.
-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

9


Lịch sử và hiện tại của kinh tế truyền thông
……………………………………………………………………………………………


Hiện nay, kinh tế truyền thông thực sự đã được coi là một ngành kinh
tế thực sự, góp phần quan trọng vào sự phát triển của các ngành kinh tế
khác, cũng như sự phát triển của nền văn hóa mỗi quốc gia.
Các tập đoàn truyền thông đang phát triển ngày càng mạnh mẽ ở trên

thế giới, nhất là các nước phát triển: Mỹ, Anh, Thụy Điển, Hàn Quốc... Đây
là các quốc gia đã xây dựng thành công nền kinh tế truyền thông. Hoa Kì là
quốc gia có nền kinh tế truyền thông phát triển mạnh nhất. Đây là đất nước
dân chủ, xã hội cởi mở, người dân có quyền cũng như khát khao tiếp cận
nguồn thông tin lớn, cũng là nơi mà những khái niệm về nền kinh tế tri thức
xuất hiện đầu tiên… Chính sự phát triển của xã hội cùng nền kinh tế tri thức
đã thúc đẩy truyền thông của Hoa Kì ra đời sớm hơn, nhanh hơn và mạnh
hơn các quốc gia khác. Rất nhanh sau đó là sự ra đời của các tập đoàn truyền
thông lớn và có tầm ảnh hưởng vượt ra khỏi biên giới Hoa Kì.
Tại châu Á, Hàn Quốc là một quốc gia đang xây dựng rất thành công
nền kinh tế truyền thông. Đặc biệt, thông qua phát triền truyền thông, đất
nước Hàn Quốc đã đưa nền văn hóa của mình hội phát triển mạnh mẽ ở
nhiều quốc gia.
Trên thế giới hiện đang có những tập đoàn truyền thông lớn như:
Viacom (Tập đoàn sở hữu không chỉ một mà rất nhiều những kênh truyền
hình danh tiếng như: MTV, Nickledeon…), NewsCorp của ông trùm truyền
thông Murdoch, Ringier AG…
News Corp là một điển hình cho mô hình kinh tế truyền thông. Bên
cạnh các dịch vụ tin tức và xuất bản, Murdoch còn đầu tư vào lĩnh vực thể
thao. Hàng năm ông trùm truyền thông này rót hàng trăm triệu đôla vào việc
tổ chức các giải bóng bầu dục tại Australia.
Ringier AG là tập đoàn truyền thông lớn nhất Thuỵ Sỹ với nhiều ấn
phẩm báo và tạp chí bằng cả tiếng Đức và tiếng Pháp. Doanh thu hàng năm
của tập đoàn này đạt 1,1 tỷ franc Thuỵ Sỹ và có khoảng 6,000 nhân viên.
-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

10


Lịch sử và hiện tại của kinh tế truyền thông

……………………………………………………………………………………………


3. Hiệu quả của ngành kinh tế truyền thông
Kinh tế truyền thông đem lại nguồn thu lớn cho nhà nước, chủ yếu là
qua thuế. Tuy vậy ngành kinh tế này có thực sự phát triển được không một
phần do chính sách của Nhà nước. Chính phủ sẽ giảm dần các khoản chi cho
báo chí, để các tập đoàn truyền thông tự hạch toán. Do đó, các tờ báo, đài
truyền hình, phát thanh và các loại hình truyền thông khác muốn tồn tại
được phải nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và đáp ứng được
các yếu tố khác của thị trường.
Nhà nước cần tạo một hành lang pháp lý đủ rộng, minh bạch để cho
nhiều các công ty truyền thông có điều kiện phát triển. Song song với nó là
bản thân các công ty cũng phải thực hiện theo đúng pháp luật. Bên cạnh đó
các công ty không ngừng đầu tư, ứng dụng khoa học kĩ thuật mới vào việc
xuất bản, phát hành.
Cạnh tranh là một trong những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế
truyền thông. Cạnh tranh khiến các tập đoàn, công ty truyền thông chú trọng
đầu tư vào chất lượng, hạ giá thành… làm sao để có thể thu hút được nhiều
công chúng.
Trong nền kinh tế truyền thông, công chúng được phục vụ tốt hơn, có
được nhiều sự lựa chọn hơn. Độc giả có thể chọn cho mình những tờ báo với
nội dung thông tin tốt, phân tích, bình luận sâu và giá cả hợp lý. Khán giả
truyền hình có thể chọn lựa kênh, đài truyền hình mình yêu thích… với chất
lượng phục vụ tốt và giá cả thấp.
Nói tóm lại, sự phát triển của ngành kinh tế truyền thông đang ngày
càng có vị trí quan trọng trong sự phát triển của các nền kinh tế. Kinh tế
truyền thông phát triển phụ thuộc rất lớn và công nghệ. Nước nào có công
nghệ tiên tiến, sẽ sớm có một ngành kinh tế truyền thông phát triển. Để báo
chí nói riêng và truyền thông nói chung có thể phát triển một cách bền vững

và chuyên nghiệp, kinh tế hóa truyền thông là một tất yếu. Chỉ khi coi truyền
-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

11


Lịch sử và hiện tại của kinh tế truyền thông
……………………………………………………………………………………………


thông là một ngành kinh tế thì truyền thông mới phát huy hết vai trò của
mình, trong khí đó bản thân Nhà nước, doanh nghiệp và công chúng đều có
lợi.
IV. Kinh tế truyền thông ở Việt Nam
Cùng với việc xây dựng nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị
trường, người dân đã quen dần với các khái niệm: thị trường lao động, thị
trường tiền tệ; chất xám là hàng hoá, sản phẩm giáo dục là hàng hoá...Tuy
nhiên cho đến nay, khái niệm hàng hóa thông tin vẫn còn là một điều mới
mẻ và không phải ai cũng chấp nhận. Người ta cho rằng, các cơ quan truyền
thông đại chúng đều là cơ quan của Đảng, của Nhà nước, là công cụ trên mặt
trận tư tưởng văn hoá, có trách nhiệm tuyên truyền, định hướng của Đảng,
Nhà nước và đoàn thể đến người dân.
Cùng với thời gian, người ta nhận ra rằng, quan niệm như trên là đúng
nhưng chưa đủ. Thông tin, sản phẩm chủ yếu của ngành truyền thông đã và
đang được coi là một thứ hàng hoá, có thể là một loại hàng hoá đặc biệt,
nhưng vẫn có đầy đủ thuộc tính của một loại hàng hoá. Nghĩa là có một cộng
đồng người sản xuất ra nhưng không phải để tự phục vụ mà để đáp ứng nhu
cầu xã hội và có thể trao đổi, mua bán. Thông tin trở thành một trong nhưng
"nhu yếu phẩm" không thể thiếu được trong xã hội hiện đại. Người ta cần rất
nhiều loại thông tin: thông tin chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá giải trí... và

sẵn sàng trả tiền để được đáp ứng nhu cầu này.
Nắm bắt nhu cầu đó, tại các nước phát triển, người ta đầu tư rất lớn
cho ngành công nghiệp truyền thông. Truyền thông từ lâu đã trở thành một
ngành kinh tế cực kỳ quan trọng với doanh số hàng năm lên tới cả trăm tỷ
-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

12


Lịch sử và hiện tại của kinh tế truyền thông
……………………………………………………………………………………………


đôla và vẫn đang trên đà phát triển rất mạnh. Có quốc gia truyền thông hoàn
toàn nằm trong tay Nhà nước, có nước truyền thông lại hoàn toàn là do tư
nhân nắm giữ, nhưng cũng có nhiều nước áp dụng mô hình pha trộn. Chính
quyền muốn thông tin đến người dân những quan điểm, chính sách của mình
cũng phải chi những khoản tiền không nhỏ.
Thị trường báo chí hàng trăm năm nay đã rất sôi động ở tất cả các
quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, sau 20 năm đổi mới, báo chí đã có sự phát
triển đa dạng phong phú cả về số lượng và chất lượng. Thống kê của Bộ
Thông tin & Truyền thông tính đến 30/11/2012, toàn quốc có 812 cơ quan
báo chí in với hơn 1.084 ấn phẩm, trong đó các cơ quan Trung ương có 84
báo, 488 tạp chí; địa phương có 113 báo, 127 tạp chí. Hiện cả nước có 59
báo điện tử, 11 tạp chí điện tử và khoảng 300 trang thông tin điện tử tổng
hợp của các cơ quan báo chí và hơn 1.000 trang thông tin điện tử tổng hợp
đã được cấp phép. Trong năm 2012 đã cấp 145 Giấy xác nhận cung cấp dịch
vụ mạng xã hội trực tuyến. Mạng lưới phát thanh, truyền hình có 67 đài phát
thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, trong đó có 03 đài phủ sóng
toàn quốc, gồm có Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và

Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC; 64 đài phát thanh, truyền hình địa
phương. Hiện tại, Việt Nam có 172 kênh chương trình phát thanh và truyền
hình quảng bá, gồm 99 kênh truyền hình, 73 kênh phát thanh. Nhiều chương
trình phát thanh, truyền hình được phát trực tuyến trên mạng internet đã
phục vụ tốt công tác thông tin đối ngoại. Bên cạnh hệ thống truyền hình
quảng bá, hệ thống truyền hình trả tiền ở nước ta tiếp tục phát triển mạnh
bằng nhiều loại công nghệ truyền dẫn như cáp, vệ tinh, số mặt đất và đang
bước đầu áp dụng công nghệ IPTV.
Việc hình thành một thị trường báo chí đã tạo ra sự cạnh tranh lành
mạnh. Đã có rất nhiều tờ báo không những hoàn thành tốt nhiệm vụ chính
trị mà nhờ báo hấp hẫn, bán chạy nên không những đã tự lo được nguồn
-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

13


Lịch sử và hiện tại của kinh tế truyền thông
……………………………………………………………………………………………


kinh phí để xuất bản báo, trả lương cho bộ máy cán bộ, phóng viên rất cao,
mà còn xây trụ sở rất khang trang, trang bị hiện đại, sẵn sàng tạo điều kiện
đưa phóng viên đi nước ngoài làm phóng sự điều tra hay thông tin trực tiếp
về các sự kiện lớn trên thế giới; tài trợ cho nhiều hoạt động xã hội... Có thể
kể tên một số báo "giàu” hiện nay như : Thanh niên, Tuổi trẻ, Thời báo Kinh
tế Sài Gòn, Sài Gòn tiếp thị, Người Lao động, Tiền phong, v.v…Nhiều báo
khác tuy không giàu nhưng đã tự trang trải chi phí, không còn dựa vào ngân
sách các Bộ, ngành bao cấp...
Ở Việt Nam, báo chí ngay từ khi ra đời (ở miền Nam) cũng đã đăng
tải quảng cáo vào quảng cáo ngày càng phát triển, chiếm khoảng 10% diện

tích trên mặt báo. Ở miền Nam, dưới thời Mỹ - Ngụy, nền kinh tế hàng hóa
phát triển, quảng cáo cũng phát triển theo. Sau khi giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội với đặc trưng là nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, quảng cáo gần như mất
hẳn. Những năm 80 của thế kỷ trước, trên báo chí (nhất là Sài Gòn giải
phóng và Hà nội mới) xuất hiện những mẩu rao vặt ở chân trang 3, nhưng
thường xuyên được nhắc nhở: “cẩn thận kẻo rơi vào quảng cáo”! Quảng cáo
ở nước ta thực sự phát triển rầm rộ từ năm 90 của thế kỷ XX. Năm 2004,
doanh thu quảng cáo cả nước đạt hơn 200 triệu USD
Trong 10 năm qua, Việt Nam có tốc độ phát triển cao, quảng cáo cũng
phát triển “nóng”. Báo Tuổi trẻ TPHCM mỗi số (số thường) có từ 24 đến 32
trang quảng cáo. Trong khi nhiều tờ báo phải cắt cử, khuyến khích phóng
viên chạy quảng cáo, thì tờ báo này khách hàng quảng cáo phải xếp hàng
hàng tuần mới được đăng tải. Nhờ sự phát triển đúng hướng, gần gũi công
chúng xã hội và tính chuyên nghiệp cao, từ năm 1978, báo đã tự lo cân đối
thu chi, đến nay doanh thu từ quảng cáo đã giúp báo Tuổi trẻ TPHCM không
chỉ nộp thuế cho nhà nước hàng chục tỷ đồng, mà còn đổi mới công nghệ
làm báo, trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đến phát triển toàn tdieenj

-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

14


Lịch sử và hiện tại của kinh tế truyền thông
……………………………………………………………………………………………


một cơ quan báo chí nhiều ấn phẩm, đa loại hình theo hướng tập đoàn báo
chí truyền thông.

Các đài truyền hình cũng có ưu thế trong việc thu hút thị trường quảng
cáo, nhất là Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình TPHCM với doanh
thu quảng cáo khoảng 500 tỷ đồng (năm 2005). Ở nước ta, quảng cáo trên
phát thanh và báo mạng điện tử chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Hướng chính của báo
điện tử là phát triển dịch vụ gia tăng – một lợi thế tiềm ẩn đang được khai
thác, gia tăng theo văn minh tiêu dùng của khách hàng. Vấn đề này xuất phát
từ văn hóa, tâm lý tiếp nhận sản phẩm truyền thông và văn hóa tiêu dùng của
cộng đồng dân cư.
Phát triển trong kinh tế thị trường, xu hướng sẽ giảm dần nguồn bao
cấp cho nhiều tờ báo (chỉ bao cấp cho một số tờ báo chính trị), buộc các cơ
quan báo chí phải tự cân đối, do đó tăng tính chuyên nghiệp, tăng chất lượng
các ấn phẩm để tăng chỉ số phát hành, phát triển quảng cáo dịch vụ và tăng
nguồn thu mới có thể tồn tại và phát triển bình thường trong nền kinh tế thị
trường, mở cửa hoàn toàn và là một bộ phận trong nền kinh tế thế giới.
Theo ông Jim Chisholm, Cố vấn chiến lược, Hiệp hội báo chí thế giới
(WAN), không cần phải phát hành lớn mới được coi là thành công về tài
chính. Theo cách giải thích của ông Jim, tiền thu từ quảng cáo mới là nguồn
thu bền vững bởi chi phí cho phát hành đôi khi lớn hơn cả lợi nhuận. Đó là
chưa kể các biến động khách ảnh hưởng đến số lượng phát hành thì hci phí
để giải quyết báo ế (phí chuyển chở báo ế về kho hoặc phân hủy) là vô cùng
tốn kém. Và cách tính lợi nhuận của quảng cáo là chia doanh số quảng cáo
cho số lượng phát hành.
Một số tờ báo phát hành miễn phí và sống nhờ quảng cáo . Ví dụ các
trang báo điện tử, trang web, Tờ thế giới thương mại… phát hành vào tháng
6/2006, là tờ báo in miễn phí đầu tiên của Việt Nam. Có thể nói trong giai
đoạn hiện nay, khi vấn đề tự phát triển kinh tế và tự chủ kinh tế với báo chí
đang là vấn đề cấp thiết, đặt ra với các cơ quan báo chí (đặc biệt là đối với
-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

15



Lịch sử và hiện tại của kinh tế truyền thông
……………………………………………………………………………………………


những cơ quan báo chí đang được bao cấp), quảng cáo hiện nay đã góp phần
không nhỏ cho việc chi trả cho các hoạt động của các cơ quan truyền thông.
Việc thu hút được nhiều quảng cáo cũng chứng minh được khả năng thu hút
độc giả và tiềm lực phát triển của cơ quan báo chí.
Các cơ quan báo chí hiện nay đang cố gắng thu hút quảng cáo, tài trợ
và từ các hoạt động tự quảng bá hình ảnh của mình để tăng doanh thu từ
quảng cáo và các kinh doanh các sản phẩn báo chí để có thể tự chi trả cho
các hoạt động của mình (vì hầu hết các cơ quan báo chí tại Việt Nam hiện
đang được sự bao cấp của nhà nước). Chính vì vậy quảng cáo trở thành một
nguồn thu chính cho các cơ quan truyền thông và báo chí. Quảng cáo trên
báo chí không chỉ nhằm quảng bá cho sản phẩn của khách hàng mà thông
qua đó còn xây dựng thương hiệu cho báo chí (Xây dựng hình tượng, thương
hiệu để tiếp tục thu hút độc giả > thu hút quảng cáo > và tăng số lượng phát
hành sản phẩm báo chí.) Bên cạnh các hoạt động chuyên sâu trong hoạt động
của các cơ quan báo chí như trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, nâng cao trình
độ của nhân viên… để nâng cao chất lượng của sản phẩm báo chí và tăng
lượng phát hành thì các hoạt động quảng cáo dịch vụ không chỉ góp phần
tăng doanh thu mà còn giúp độc giả biết đến các cơ quan báo chí nhiều hơn
từ đó tăng thêm những khách hàng tiềm năng.
Nhắc đến truyền thông tại Việt Nam, chúng ta vẫn hình dung đó kênh
thông tin, là phương tiện truyền thông đại chúng của Đảng, của Nhà nước, là
công cụ trên mặt trận tư tưởng văn hoá, có trách nhiệm tuyên truyền, định
hướng của Đảng, Nhà nước và đoàn thể đến người dân.
Cho đến nay, các cơ quan truyền thông của nước ta đến nay vẫn được

coi là các cơ quan Nhà nước, được hưởng chế độ bao cấp và có trách nhiệm
tuyên truyền, định hướng của Đảng, Nhà nước và đoàn thể đến người dân.
Nhưng trong sự phát triển chung của xã hội, một thế mới đang mở ra: bên
cạnh những báo đài vẫn được bao cấp hoàn toàn hoặc một phần, một số cơ
quan truyền thông đã tự làm dịch vụ kinh doanh, phải theo cơ chế "lãi hưởng
-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

16


Lịch sử và hiện tại của kinh tế truyền thông
……………………………………………………………………………………………


lỗ chịu", cung cấp cho xã hội những thông tin theo xu hướng kinh doanh,
giải trí.... Hiện nay các tập đoàn truyền thông – sản phẩm của kinh tế truyền
thông đã ra đời ở Việt Nam và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. VTC là
một tập đoàn truyền thông mới, đầu tiên ở Việt Nam, với yếu tố kinh tế nhà
nước chi phối, chủ đạo. Nó đang đóng vai trò quyết định trong việc xây
dựng phát triển ngành kinh tế truyền thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của đất nước, góp phần thúc đẩy, đưa nước ta phát triển nhanh trở thành nền
kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại.
Ngoài ra còn có các tập đoàn truyền thông tư nhân như AVG, Ocean
Media,… cũng đang là nhân tố tích cực góp phần đưa nền kinh tế truyền
thông Việt Nam phát triển.
Không chỉ trong lĩnh vực báo chí, truyền hình, ngay như các nhà xuất
bản cũng đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia xuất bản, tạo ra
một sự cạnh tranh gay gắt, làm thay đổi diện mạo của ngành công nghiệp
này.
Chúng ta vẫn khẳng định Việt Nam không có báo chí tư nhân. Tuy

nhiên, nhìn vào thực trạng phát triển của nền báo chí nói riêng, truyền thông
nói chung, rõ ràng, đã có sự tham gia tích cực của nhiều tổ chức, doanh
nghiệp, chi phối mạnh mẽ tới sự phát triển của truyền thông Việt Nam. Kinh
tế truyền thông nhờ đó có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Sự cạnh tranh giữa
các loại hình truyền thông, ngay giữa các sản phẩm truyền thông là kết quả
của ngành kinh tế truyền thông…
Đã đến lúc chúng ta hiểu rất rõ vai trò của ngành kinh tế truyền thông
đối với sự phát triển của Quốc gia. Sự phát triển đó sẽ mang lại lợi ích to lớn
cho cả nhà nước, người dân và cả cơ quan truyền thông. Nhà nước không
phải trả một khoản tiền khổng lồ để nuôi tất cả báo chí, trong đó có những
đài báo chỉ chuyên cung cấp thông tin kinh doanh, giải trí..., thậm chí còn
thu được những khoản đóng góp của các cơ quan truyền thông "dịch vụ" để
tăng cường chất lượng cho các cơ quan "chính thống". Người dân được tự
-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

17


Lịch sử và hiện tại của kinh tế truyền thông
……………………………………………………………………………………………


do lựa chọn các thông tin mà họ cần, không còn bị "ép" phải xem một kênh
truyền hình hay một tờ báo nào đó nữa. Họ sẽ chọn nguồn thông tin chính
xác, phong phú, kịp thời, phân tích sâu theo đúng yêu cầu của họ. Còn các
cơ quan truyền thông có thể bán sản phẩm của mình, kinh doanh quảng cáo
thu lãi lớn... Tất cả các “mặt lợi” này đang là động lực để chúng ta quan tâm
hơn đến ngành kinh tế truyền thông, dù thời điểm này khái niệm “kinh tế
truyền thông” vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam.
Thực tế, đã đến lúc phải nhìn nhận nghiêm túc, truyền thông là một

ngành kinh tế, thậm chí ngành kinh tế mũi nhọn. Đã là ngành kinh tế, tất yếu
phải có sự cạnh tranh. Chính sự cạnh tranh lành mạnh sẽ nâng chất lượng
của truyền thông lên rất nhiều. Khi phải tự hạch toán, muốn đảm bảo hoạt
động thì mỗi cơ quan sẽ phải năng động tìm cách bán được sản phẩm, phải
cạnh tranh theo đúng quy luật của thị trường. Họ sẽ phải thuyết phục được
công chúng rằng sản phẩm của họ tốt, nhờ thế giá trị tuyên truyền - giáo dục
- định hướng cũng sẽ cao lên.
Khi truyền thông đã là một ngành kinh tế, cuộc chiến "thương hiệu"
như tất cả các ngành kinh doanh mua - bán khác sẽ là một phần không thể
thiếu. Nhưng, với đặc thù riêng của mình, doanh thu của truyền thông sẽ từ
nhiều nguồn khác nhau, kể cả từ quảng cáo, tài trợ của các doanh nghiệp
muốn quảng cáo thương hiệu. Như thế, việc bắt tay giữa các cơ quan truyền
thông và các công ty quảng cáo trong việc sản xuất chương trình là điều hiển
nhiên, theo đúng quy luật của kinh tế.
Đó là thực tế của sự phát triển, và tư duy cũng cần thay đổi để chấp
nhận và đi theo thực tế này. Xã hội hóa sẽ là chủ trương đúng của nhà nước
với truyền thông trong những năm sắp tới.

-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

18


Lịch sử và hiện tại của kinh tế truyền thông
……………………………………………………………………………………………


C/KẾT LUẬN
Rất trùng hợp, khi bắt tay vào nghiên cứu Lịch sử kinh tế truyền
thông, tại Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang tập trung bàn về vấn

đề thuế thu nhập của các cơ quan báo chí – một vấn đề “kinh tế báo chí”
đang nóng bỏng hiện nay. Mức thuế suất 25% đang được coi là quá cao đối
với hoạt động báo chí Việt Nam – một lĩnh vực mang nặng tính chính trị hơn
ý nghĩa kinh tế.
Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn - Tổng biên tập Báo Đầu tư thì Luật Báo
chí đã xác định Báo chí “là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ
quan Nhà nước, tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân” với nhiệm vụ
chủ yếu là tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, định
hướng dư luận xã hội. Như vậy, Báo chí là đơn vị sự nghiệp, nhưng là đơn vị
sự nghiệp đặc thù, là một ngành nghề đặc biệt. Xét về cả tính chất, chức
năng và nội dung hoạt động, cơ quan báo chí không thể được xem là một
doanh nghiệp thuần túy, bởi vì doanh nghiệp được thành lập là để kinh
doanh còn cơ quan báo chí phải thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, sản
phẩm báo chí không phải là một thứ hàng hóa bình thường, mà là một thứ
sản phẩm có tác động mạnh mẽ tới nhận thức và hành vi của xã hội. Xét về
mặt công nghệ, sản phẩm báo chí là sản phẩm có hàm lượng chất xám và
công nghệ cao. Do đó, việc quy định báo chí nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp như doanh nghiệp thuần túy là chưa hợp lý.
Ông Tuấn cũng như nhiều lãnh cơ quan báo chí khác đều kiến nghị:
cần xem xét áp dụng thuế suất ưu đãi đối với cơ quan báo chí ở mức 10% để
có điều kiện tích lũy, đầu tư đổi mới trang thiết bị phục vụ tác nghiệp của
phóng viên và đầu tư cho công tác đào tạo. Trong tình hình khó khăn hiện
nay, các cơ quan báo chí cần có sự hỗ trợ rất lớn từ phía Nhà nước thông qua
các chính sách, trong đó có chính sách về thuế nhập khẩu giấy in báo…

-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

19



Lịch sử và hiện tại của kinh tế truyền thông
……………………………………………………………………………………………


Tuy nhiên, quan điểm của các cơ quan chức năng vẫn hướng đến mục
tiêu để các cơ quan báo chí tự hạch toán kinh tế, tự cân đối thu chi và phải
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như một đơn vị sản xuất kinh doanh đơn
thuần. Hằn nhiên, trong xu thế phát triển chung, quan niệm và cách làm này
là tất yếu cho một nền báo chí chuyên nghiệp có điều kiện phát triển.
Xin nêu vấn đề trên để thay cho lời kết của tiểu luận này. Như vậy có
thể thấy, không chỉ ở các nước tư bản trên thế giới, mà ở Việt Nam hiện nay,
kinh tế truyền thông nói chung, kinh tế báo chí nói riêng đã thực sự được coi
trọng. Việc tự hạch toán chi phí, nộp thuế như một doanh nghiệp – dù là
doanh nghiệp đặc thù, cho thấy xu hướng báo chí đang dần có chức năng
kinh doanh bên cạnh các chức năng cơ bản là: Thông tin, giải trí, giáo dục,
… Đó cũng là yêu cầu tất yếu đối với các hoạt động truyền thông đại chúng
trong điều kiện hiện nay./

-------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Hoàng Lan – Lớp Cao học Báo chí K18

20



×