ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SỬ LỚP 9- HK I
Năm học: 2015-2016
Câu1. Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô từ 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ
XX. Ý nghĩa của những thành tựu trên đối với Liên Xô và thế giới?
* Ý nghĩa:
- Đối với Liên Xô:
+ Đạt được thế cân bằng chiến lược với Mỹ và các nước phương Tây
+Thể hiện tính ưu việc của chế độ XHCN
- Đối với thế giới:
+ Uy tín chính trị và địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao.
+ Liên Xô trở thành trụ cột của các nước XHCN, là thành trì của hòa bình, là chỗ dựa của phong
trào cách mạng thế giới
Câu 2. Trình bày cách mạng Cu Ba. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Cu Ba
Câu 3. Tình hình Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai có những biến đổi nào? Biến đổi
nào là quan trọng nhất? Vì sao? Theo em hoạt động chủ yếu của Đông Nam Á hiện nay là gì?
Trả lời:
- Sau CTTG II các nước Đông Nam Á từ những nước thuộc địa trở thành các quốc gia độc lập.
Từ thân phận nô lệ đã vươn lên làm chủ nước nhà
- Từ khi độc lập đến nay, các nước đều ra sức xây dụng nền kinh tế phát triển vững mạnh và đạt
được nhiều thành tựu to lớn
- Từ tháng 4/1999 các nước Đông Nam Á đều trở thành thành viên của hiệp hội các nước Đông
Nam Á ( ASEAN- trừ Đông Ti-mo)
- Biến đổi quan trọng nhất là từ những nước thuộc địa trở thành các quốc gia độc lập. Vì có độc
lập mới có điều kiện phát triển kinh tế và ngoại giao.
* Hoạt động chủ yếu của Đông Nam Á hiện nay là:
- Hợp tác kinh tế, xây dựng một Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn
vinh
Câu 4. Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN ? Vì sao
nói : Từ đầu những năm 90 của TK XX ”một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông
Nam Á”
Câu 5. Hãy nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển thần kỳ của nến kinh tế Nhật trong
những năm 50 đến năm 70 của thế kỷ XX. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó? Việt Nam rút
ra được bài học gì từ Nhật Bản?
- Bài học:
+ Biết tận dụng những thành tựu của KHKT
+ Biết cách học hỏi để thâm mhập thị trường
+ Biên chế gọn nhẹ hợp lý
+ Biết sửa đổi, xóa bỏ những ràng buộc cũ để phù hợp với hiện tại
+ Biết tận dụng vốn, đặc biệt chú trọng đến yếu tố con người, đào tạo những con người có tài
năng, đạo đức cho nền kinh tế.
Câu 6: Trình bày quá trình liên kết các nước Tây Âu.
Câu 7. Trình bày sự phát triển của nền kinh tế Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai? Nguyên nhân
dẫn đến sự phát triển đó? Chính sách đối ngoại của Mỹ?
Câu 8. Chiến tranh lạnh là gì? Vì sao Liên Xô và Mỹ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh ?
Câu 9. Trình bày về sự thành lập, mục tiêu và vai trò của tổ chức Liên Hợp Quốc? Cho biết các
tổ chức LHQ có mặt tại Việt Nam. Cơ quan nào trong tổ chức LHQ hoạt động thường xuyên
nhất? Em hãy nêu những việc làm của Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết.
* Việc làm của Liên Hợp Quốc
- Chăm sóc trẻ em, các bà mẹ có thai và nuôi con nhỏ
- Tiêm chủng, phòng dịch, đào tạo nguồn nhân lực, các dự án trồng rừng, cải cách hành chính,
giúp đỡ các vùng thiên tai, ngăn chặn đại dịch AIDS, phát triển giáo dục
Câu 10. Sau chiến tranh lạnh, xu thế phát triển của thế giới ngày nay ? Tại sao nói xu thế hòa
bình ổn định hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức của các dân tộc khi bước vào thế
kỷ XXI ?
- Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay ?
*Thời cơ: có điều kiện hòa nhập vào nền kinh tế khu vực. Có điều kiện rút ngắn khoảng cách đối
với các nước đang phát triển. Áp dụng những thành tựu KH – KT vào sản xuất.
*Thách thức: Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ bị tụt hậu, bị hòa tan.
* Nhiệm vụ của nhân dân Việt Nam:
- Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.
- Quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước.
- Tiếp thu những thành tựu KH- KT, văn hóa của các nước nhưng vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc
Câu 11. Hãy nêu nguồn gốc, những thành tựu, ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật lần thứ hai ? Là một HS em phải làm gì trước thực trạng ô nhiễm môi trường ở địa
phương hiện nay?
Câu 12. Nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp ở Việt Nam?
Câu 13. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thi hành những chính sách chính trị,
văn hóa giáo dục đối với nước ta như thế nào? Mục đích của những chính sách trên là gì?
* Mục đích: Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và củng cố bộ máy chính trị của thực dân
Pháp ở Việt Nam.
Câu 14. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã tác động đến xã hội
Việt Nam như thế nào? Tại sao giai cấp công nhân lại nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng?
* Trả lời: Giai cấp công nhân đảm nhận vai trò lãnh đạo các mạng vì:
- Giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất mới, tiên tiến, lao động tập trung, có
trình độ kỹ thuật, có kỷ luật.
- Bị áp bức bóc lột nặng nế nhất nên có tinh thần cách mạng cao nhất.
- Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân
- Kế thừa truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất cùa dân tộc.
- Đặc biệt khi vừa lớn lên giai cấp công nhân Việt Nam đã tiếp thu ngay CN Mác- Lê nin, ảnh
hưởng của CM – 10 Nga và phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh.