Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Báo cáo thực tập tại Công ty CP May 10.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.29 KB, 44 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp Phan Thị Cảnh – TMQT46
MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................................................................1
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10.......................................................................4
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY....................................................................................4
1.1 Quá trình hình thành công ty.....................................................................................................................4
1.2 Quá trình phát triển của công ty................................................................................................................5
2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 ..........................................................10
2.1 Chức năng của Công ty...........................................................................................................................10
3. TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY.....................................................................................................................12
3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ..............................................................................................................12
3.2 Cơ cấu các bộ phận sản xuất của công ty................................................................................................16
4. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY........................................................................................17
4.1 Lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh của Công ty........................................................................................17
4.2 Thị trường của Công ty............................................................................................................................18
4.3 Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất .............................................................................................19
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN
ĐÂY.................................................................................................................................................................................20
1. QUY MÔ CỦA CÔNG TY....................................................................................................................................20
4. KẾT QUẢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY.....................................................................................................27
5. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN.............................................................30
III.ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT
TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI............................................................................................................................32
1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC...........................................................................................................................32
2. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN...............................................................................................................35
3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY........................................................................................................36
4. MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY NĂM 2008 VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.......................................................................38
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần May 10
Bảng 1: Bảng thống kê nhãn mác sản phẩm của Công ty May 10
Bảng 2: Quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần May 10


Bảng 3: Doanh thu, lợi nhuận của Công ty trong 4 năm từ 2004 – 2007
Bảng 4: Doanh thu theo các xí nghiệp thành viên của Công ty cổ phần
May 10 năm 2007
Bảng 5: Bảng thống kê lao động và thu nhập của Công ty May 10
Bảng 6: Năng suất lao động của Công ty cổ phần May 10
Bảng 7: Tình hình xuất nhập khẩu của Công ty từ năm 2004 – 2007
1
Báo cáo thực tập tổng hợp Phan Thị Cảnh – TMQT46
2
Báo cáo thực tập tổng hợp Phan Thị Cảnh – TMQT46
LỜI MỞ ĐẦU
Do đặc điểm kinh tế xã hội của nước ta nên ngành may mặc là một trong
những ngành có vị trí tương đối quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó đóng
góp đáng kể vào sự tăng trưởng chung của cả nền kinh tế đất nước. Kim ngạch
xuất khẩu của ngành trong những năm gần đây không ngừng tăng lên, nhiều năm
đúng thứ hai trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tạo công ăn việc làm
cho hàng trăm ngàn lao động, chất lượng cảu các sản phẩm dệt may Việt Nam
ngày càng được đánh giá cao trên thị trường trong nước cũng như thị trường thế
giới. Đặc biệt, năm 2007 mặt hàng dệt may xuất khẩu lần đầu tiên vượt qua dầu
thô để trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước. Sự lớn
mạnh của ngành không thể không kể đến đóng góp của các công ty trong ngành.
Công ty cổ phần May 10 là một doanh nghiệp lớn mạnh của tổng Công ty
Dệt may Việt Nam, có đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành may mặc
nước ta. Hàng năm công ty đóng góp hàng tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, tạo
công ăn việc làm cho hơn 6000 người lao động và không ngừng nâng cao mức
sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Trong thời gian thực tập tổng hợp tại công ty May 10, em được tìm hiểu
về quá trình hình thành và phát triển của công ty, về hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty trong thời gian qua. Hy vọng Bản báo cáo thực tập tổng hợp
này sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích về Công ty cổ phần May 10.

Báo cáo gồm có ba phần:
I. Khái quát chung về Công ty cổ phần May 10
II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm
gần đây
III. Đánh giá hoạt động của công ty trong thời gian qua và phương hướng
phát triển trong thời gian tới
3
Báo cáo thực tập tổng hợp Phan Thị Cảnh – TMQT46
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10
Tên công ty: Công ty cổ phần may 10
Tên viết tắt: Garco 10
Tên giao dịch quốc tế: Garment 10 Joint Stock Company (Garco 10 JSC)
Trụ sở chính: Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội
Điện thoại: 84 48276923
Fax: 84 48276925
Email:
Website: http:// www.garco10.com.vn
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty đã có hơn 60 năm tồn tại và phát triển. Ban đầu là những xưởng may,
bán xưởng may nhỏ lẻ với công cụ, máy móc thiết bị thô sơ đến ngày nay May
10 đã trở thành một doanh nghiệp lớn với máy móc, trang thiết bị tương đối hiện
đại. Đây là một doanh nghiệp mạnh thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam, hai
lần vinh dự được Nhà nước phong tăng danh hiệu Anh hùng. Từ chỗ chỉ nổi
tiếng với áo sơ mi nam, gần đây Công ty cũng giới thiệu các loại Veston cao cấp,
quần áo thời trang cho giới trẻ với nhiều kiểu dáng đẹp, độc đáo, thuận tiện thoải
mái khi sử dụng và đang được nguời tiêu dùng ưa chuộng. May 10 đã và đang là
địa chỉ hấp dẫn, tin cậy của nhiều khách hàng trong và ngoài nước.
1.1 Quá trình hình thành công ty
Tiền thân của công ty cổ phần may 10 là các xưởng may quân trang được
thành lập ở các chiến khu trong kháng chiến chống Pháp.

4
Báo cáo thực tập tổng hợp Phan Thị Cảnh – TMQT46
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc bản
Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt nam Dân
chủ cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhưng ngay
sau đó, năm 1946, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Trước tình thế
đó, ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi của bác, nhiệm vụ may quân trang, quân phục cho
bộ đội trở thành một công tác quan trọng trong cuộc kháng chiến trường kỳ này.
Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến ( từ năm 1947 đến năm 1949),
việc may quân trang không chỉ được tiến hành ở Việt Bắc mà còn ở cả những nơi
khác: miền tây Thanh Hoá, miền tây Ninh Bình, Hoà Bình, Quảng Ngãi, Hà
Đông, …Nhằm mục đích giữ bí mật, các cơ sở sản xuất quân trang này đều được
đặt tên theo bí số của quân đội như X1, X30, AK1, AM1, BK1, CK1,… và đây
chính là những đơn vị tiền thân của xưởng May 10 được hợp nhất sau này.
Xưởng May 10 được hợp nhất năm 1952 từ các xưởng may nhỏ lẻ. Tại chiến
khu Việt Bắc, xưởng may AK1, BK1, CK1 được sáp nhập thành xưởng may
Hoàng Văn Thụ, sau đó đổi tên thành xưởng may 1 mang bí số X1. Đến năm
1952, X1 được đổi tên thành xưởng May 10 (X10), mà hiện nay là công ty cổ
phần May 10.
1.2 Quá trình phát triển của công ty
*Từ năm 1952 – 1953: giai đoạn lớn lên trong kháng chiến
Trong những năm kháng chiến, càng thua thì giặc pháp càng điên cuồng ném
bom, bắn phá xí nghiệp, kho tàng của ta. Để giữ bí mật,các xưởng may phải lùi
vào rừng sâu. Lúc này, với quy mô lớn hơn xưởng May 10 di chuyển về khu
5
Báo cáo thực tập tổng hợp Phan Thị Cảnh – TMQT46
rừng Bộc Nhiêu (Định Hoá – Thái Nguyên). Chính tại mảnh đất này, May 10 đã
đi vào hoạt động ổn định, sản xuất vượt gian khổ để phục vụ kháng chiến.
*Từ năm 1954 – 1955: giai đoạn kháng chiến thắng lợi, May 10 trở về Hà

Nội
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta
giành được thắng lợi vẻ vang. Xưởng May 10 được lệnh chuyển về Hà Nội.
Xưởng May X40 ở Thanh Hoá cũng được lệnh chuyển ra Hà Nội và cùng với
thợ may quân nhu liên khu V, sáp nhập với xưởng May 10 lấy tên gọi là xưởng
May 10, chọn xã Hội Xá thuộc Bắc Ninh cũ làm địa điểm chính (nay là phường
Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội). Nhiệm vụ của xưởng May 10 vẫn là may quân
trang, quân phục.
* Từ 1956 – 1960: giai đoạn trưởng thành trong công cuộc xây dựng miền
Bắc xã hội chủ nghĩ
Năm 1956, xưởng May 10 trở thành đơn vị sản xuất quân trang lớn nhất của
Cục quân nhu - Tổng cục hậu cần, Bộ quốc phòng và chính thức đi vào hoạt
động trong điều kiện hoàn cảnh mới: đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam -
Bắc. Với sự nỗ lực của mình, May 10 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và
ngày 8/1/1956 May 10 đã vinh dự được Bác Hồ về thăm.
*Từ năm 1961 – 1964: giai đoạn chuyển từ bao cấp sang hạch toán kinh tế
Nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hoà bình, tháng
2/1961 xưởng May 10 được chuyển sang cho Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý và đổi
tên thành xí nghiệp May 10. Cũng trong thời kỳ này, xí nghiệp chuyển từ bao
cấp sang làm quen với hạch toán kinh tế. Nhiệm vụ chủ yếu do xí nghiệp đảm
nhiệm vẫn là sản xuất quân trang, quân phục phục vụ cho bộ đội. Còn thừa khả
6
Báo cáo thực tập tổng hợp Phan Thị Cảnh – TMQT46
năng, xí nghiệp mới sản xuất thêm một số mặt hàng phục vụ xuất khẩu và dân
dụng.
Sau bốn năm (từ tháng 2/1961 – tháng 1/1964), xí nghiệp từ một đơn vị sản
xuất theo chế độ bao cấp nay phải với chế độ hạch toán kinh tế, phải thích ứng
với thị trường, tính đến sức mua trong nước, tính đến yếu tố giá thành cũng như
chất lượng sản phẩm… Mặc dù khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng xí nghiệp
vẫn kiên cường, tự mình vươn lên phát triển ngày càng bền vững.

*Từ năm 1965 – 1972: giai đoạn sản xuất trong khói lửa chiến tranh phá
hoại của không quân Mỹ
Năm 1965, Đế quốc Mỹ thua đau ở miền Nam. Do đó bọn chúng liều lĩnh
đem không quân ồ ạt đánh phá miền Bắc. Lúc bấy giờ. Xí nghiệp May 10 nằm
cạnh đường quốc lộ 5, sát kho 205, gần kho xăng dầu, cạnh sân bay Gia Lâm.
Nằm trong khu kinh tế quan trọng, xí nghiệp trở thành mục tiêu đánh phá của
không quân Mỹ. Xí nghiệp phải sơ tán hai đợt và bị địch tàn phá nặng nề. Mặc
dù vậy, xí nghiệp vẫn thực hiện tốt công tác phòng tránh địch phá, bảo toàn được
máy móc thiết bị.
*Từ năm 1973 – 1975: Giai đoạn khôi phục sản xuất, gấp rút phục vụ các
chiến trường để giải phóng miền Nam
Năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết, quân Mỹ rút về nước. Công cuộc
đấu tranh thống nhất đất nước của quân và dân ta sắp đến ngày kết thúc. Cán bộ,
công nhân viên xí nghiệp May 10 được giao nhiệm vụ mới: may nhiều quân
trang phục vụ cho quân giải phóng. Vì tiền tuyến lớn, cả xí nghiệp làm việc
không kể mệt nhọc, không kể ngày đêm.
*Từ năm 1975- 1985: giai đoạn chuyển hướng sang may gia công xuất khẩ
7
Báo cáo thực tập tổng hợp Phan Thị Cảnh – TMQT46
Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, xí nghiệp May 10 chuyển
sang bước ngoặt mới trong nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình: chuyên sản
xuất gia công làm hàng xuất khẩu. Thị trường chủ yếu lúc này của xí nghiệp là
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Kết quả của việc chuyển hướng
này là sản lượng và chất lượng của xí nghiệp tăng đều hằng năm. Đặc biệt, trong
năm 1984 hai mặt hàng xuất khẩu sang hai nước Cộng hoà dân chủ Đức và
Bungari được đặt gia công tăng gấp đôi so với năm 1983
*Từ năm 1986 đến nay: giai đoạn vươn lên trong điều kiện kinh tế mới
Năm 1986 với Đại hội Đảng lần thứ VI, được xem như một cột mốc lịch sử
quan trọng trong phát triển kinh tế của nước ta: chuyển từ nền kinh tế bao cấp
sang nền kinh tế thị truờng có sự quản lý của Nhà Nước. Nhận thức được tinh

thần của đường đổi mới do Đảng và Nhà Nước đưa ra, xí nghiệp May 10 đã có
sự đổi mới trong tư duy kinh tế, có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp phương
hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Từ năm 1986 – 1990, hàng năm xí nghiệp May 10 sản xuất cho thị trường
khu vực Liên Xô và Đông Âu từ 4 – 5 triệu áo sơ mi theo nội dung các Nghị
định thư hàng hoá ký kết giữa Việt Nam và các nước trong Hội đồng tương trợ
Kinh tế SEV.
Năm 1990 – 1991 do Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, lãnh đạo xí
nghiệp đã chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường khu vực hai như: Nhật Bản,
Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, CHLB Đức…
Ngày 14/11/1992, hoà chung với những thắng lợi to lớn của công cuộc đổi
mới và căn cứ vào những bước tiến đáng khích lệ của xí nghiệp Bộ Công nghiệp
nhẹ đã quyết định chuyển xí nghiệp May 10 thành công ty May 10 thuộc tổng
8
Báo cáo thực tập tổng hợp Phan Thị Cảnh – TMQT46
công ty Việt Nam, với tên giao dịch quốc tế là Garco 10 (quyết định số
1090/TCDM).
Ngày 22/04/2004, Bộ Công nghiệp đã ra quyết định cho phép công ty May 10
cổ phần hoá.
Ngày 7/1/2005, Công ty May 10 chính thức ra mắt công ty cổ phần với tên
giao dịch quốc tế là Garco 10 JSC. Công ty May 10 có vốn điều lệ là 54 tỷ đồng.
Trong đó, cổ phần Nhà nước giữ 51%, cổ phần bán cho người lao động trong
công ty 49%. Công ty luôn xác định rõ kế hoạch phấn đấu của mình trong từng
thời kỳ. Công ty không ngừng đổi mới dây chuyền công nghệ, trang bị máy móc,
thiết bị hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực… Đến nay, Công ty đã khẳng định
được tên tuổi của mình trong ngành may mặc Việt nam, là một doanh nghiệp
mạnh của tổng Công ty Dệt may Việt Nam. Công ty đã nhận được những chứng
nhận, những giải thưởng cao quý, khẳng định chất lượng, thương hiệu của Công
ty:
- Là đơn vị duy nhất trong ngành Dệt – May Việt Nam được nhận giải

thưởng chất lượng quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương do tổ chức chất lượng
Châu Á – Thái Bình Dương (APQO) trao tặng năm 2003
- Giải thưởng Sao vàng đất Việt 20006 – 2007
- Nhãn hiệu cạnh tranh nổi tiếng quốc gia 2006
- Top 10 thương hiệu mạnh toàn quốc 2006
- Top 5 ngành hàng của thương hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao
- Công ty đang áp dụng 3 hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế:
ISO 9001 – 2000, ISO 14000 – 2003 và SA 8000,
9
Báo cáo thực tập tổng hợp Phan Thị Cảnh – TMQT46
Trải qua hơn 60 năm tồn tại và phát triển (1946 – 2008), Công ty cổ phần
May 10 luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó.
Công ty đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ “Đơn vị thi đua tiên tiến” năm
1960, được Nhà nước phong tăng danh hiệu Anh hùng lao động năm 1998 và
danh hiệu Anh hùng LLVT năm 2005, được Nhà nước tặng thưởng gần 40 Huân
chương các loại (9 Huân chương kháng chiến, 25 Huân chương lao động các
hạng, 3Huân chương độc lập các hạng, 1 Huân chương chiến công), có 3 cá nhân
và 1 tập thể tổ sản xuất được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lao động. Bề
dày thành tích trên đã chứng minh cho sự phấn đấu không ngừng nghỉ, đóng góp
to lớn của Công ty cổ phần May 10 vào sự phát triển của ngành dệt may Việt
Nam nói riêng, vào sự phát triển của đất nước nói chung.
2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty cổ phần May 10
2.1 Chức năng của Công ty
Công ty cổ phần May 10 là một công ty cổ phần thuộc Tổng Công ty Dệt
May Việt Nam (VINATEX) có chức năng chính là sản xuất và kinh doanh các
sản phẩm may mặc như: Jacket các loại, comple, quần âu, quần soóc, quần đùi,
bộ ngủ, quần áo lao động… và đặc biệt sản phẩm mũi nhọn của công ty là áo sơ
mi nam.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được tiến hành theo ba phương
thức chính là:

- Nhận gia công toàn bộ theo hợp đồng: công ty sẽ nhận nguyên vật liệu và
phụ liệu từ phía khách hàng theo hợp đồng, sau đó tiến hành gia công thành
thành phẩm hoàn chỉnh rồi giao cho khách hàng.
10
Báo cáo thực tập tổng hợp Phan Thị Cảnh – TMQT46
- Sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB: công ty sẽ căn cứ vào hợp
đồng tiêu thụ đã ký với khách hàng, tiến hành tự sản xuất rồi xuất sản phẩm cho
khách hàng theo hợp đồng đã ký.
- Sản xuất hàng nội địa: công ty thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh
doanh, từ khâu đầu vào, đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu
tiêu dùng trong nước.
2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty
*Nhiệm vụ: trong giai đoạn hiện nay, công ty có những nhiệm vụ chủ yếu là:
- Đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà
nước.
- Đa dạng hoá sản phẩm, đẩy mạnh phát triển sản phẩm mũi nhọn, mở rộng
quy mô sản xuất theo khả năng công ty và nhu cầu thị trường, không ngừng nâng
cao chất lượng sản phẩm và hệ thống quản lý chất lượng.
- Phát triển May 10 trở thành một doanh nghiệp may thời trang với tầm vóc
lớn trong nước cũng như trong khu vực.
- Nâng cao thị phần trong nước, ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
theo quy định của pháp luật và Nhà nước.
- Đảm bảo công ăn việc ổn định, không ngừng cải thiện và nâng cao điều
kiện làm việc, nâng cao đời sống cho cán bộ, công nhân viên trong công ty. Thực
hiện quyền lợi đối với người lao động theo đúng quy định
- Tuân thủ các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước như: chế độ
kiểm toán, kiểm tra, nghĩa vụ nộp thuế…
11
Báo cáo thực tập tổng hợp Phan Thị Cảnh – TMQT46

*Quyền hạn:
- Công ty có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chủ về
tài chính, chịu sự ràng buộc đối với quyền lợi và nghĩa vụ với Tổng Công ty Dệt
May Việt Nam.
- Công ty có quyền thuê, đào tạo và sử dụng người lao động theo quy định
của pháp luật.
- Công ty có quyền sử dụng, quản lý vốn, đất đai và các nguồn lực khác
được cấp. Nhưng phải đảm bảo sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển.
- Công ty có quyền đặt văn phòng, chi nhánh đại diện trong và ngoài nước
theo quy định của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Công ty cũng có quyền đầu
tư góp vốn liên doanh, liên kết với các cơ sở trong và ngoài nước.
- Công ty có quyền mở rộng ngành nghề kinh doanh nếu phù hợp với mục
tiêu và nhiệm vụ của Công ty.
3. Tổ chức bộ máy của Công ty
3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Mô hình quản lý của May 10 được tổ chức theo kiểu trực tuyến, chức năng
với 2 cấp quản lý là cấp công ty và cấp xí nghiệp. các bộ phận chức năng không
trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc mà chủ yếu có chức năng
tham mưu cho Ban giám đốc (xem sơ đồ trang bên).
*Chức năng của các bộ phận quản lý
Ban giám đốc: là cơ quan có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất trong Công
ty. Đứng đầu là tổng giám đốc, giúp việc cho tổng giám đốc có phó tổng giám
đốc và ba giám đốc điều hành.
12
Báo cáo thực tập tổng hợp Phan Thị Cảnh – TMQT46
Tổng Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất của Công ty, do cấp trên bổ
nhiệm sau khi đã tham khảo ý kiến của Đảng Bộ và phiếu tín nhiệm của cán bộ,
công nhân viên trong toàn công ty. Tổng giám đốc có nhiệm vụ quản lý chung
mọi hoạt động của các phòng ban chức năng của Công ty, chịu trách nhiệm trước
Nhà nước và Tổng Công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công

ty, xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của Công ty.
Phó tổng giám đốc: giúp việc cho Tổng giám đốc đại diện lãnh đạo về chất
lượng được uỷ quyền thay mặt tổng giám đốc giải quyết các công việc khi thổng
giám đốc vắng mặt, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về các
quyết định của mình.
Giám đốc điều hành: là người giúp việc cho tổng giám đốc, được uỷ quyền
thay mặt tổng giám đốc và phó tổng giám đốc giải quyết một số công việc khi
vắng mặt và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về quyết định
của mình. Có ba giám đốc điều hành: giám đốc điều hành 1 đại diện lãnh đạo về
môi trường, về an toàn sức khoẻ và phụ trách khối văn phòng, giám đốc điều
hành 2 phụ trách phòng kỹ thuật và các phân xưởng phụ trợ, giám đốc điều hành
3 phục trách các xí nghiệp địa phương, phòng kho vận và trường đào tạo.
*Các phòng ban chức năng: là trung tâm điều khiển tất cả mọi hoạt động của
Công ty, phục vụ sản xuất chính, tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc những
thông tin cần thiết cũng như sự phản hồi kịp thời để giúp xử lý công việc có hiệu
quả hơn. Chức năng của từng bộ phận như sau:
Phòng kế hoạch: là bộ phận tham mưu cho Ban giám đốc, quản lý công tác
kế hoạch và xuất nhập khẩu, công tác cung ứng vật tư cho sản xuất, tổ chức kinh
doanh thương mại (FOB). Tham gia đàm phán ký kết các hợp đồng kinh tế, soạn
13
Báo cáo thực tập tổng hợp Phan Thị Cảnh – TMQT46
thảo và thanh toán các hợp đồng.Xây dựng, đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất
của các đơn vị để đảm bảo cho kế hoạch của Công ty được hoàn thành.
Phòng kinh doanh: là bộ phận có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc tổ
chức kinh doanh thương mại hàng may mặc tại thị trường trong và ngoài nước,
thực hiện công tác cung ứng vật tư, trang thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất và
yêu cầu đầu tư phát triển của Công ty, nghiên cứu sản phẩm chào hàng, tổ chức
thông tin quảng cáo giới thiệu sản phẩm, đàm phán ký kết hợp đồng với khách
hàng, đặt hàng với phòng kế hoạch, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm may
mặc và các hàng hoá khác tại thị trường trong và ngoài nước theo quy định của

Công ty nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng kỹ thuật: có chức năng tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc quản
lý công tác kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật cơ điện, công tác tổ chức sản xuất
nghiên cứu các ứng dụng phục vụ cho sản xuất các thiệt bị hiện đại, các công
nghệ tiên tiến và các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nghiên cứu đổi mới máy
móc thiết bị theo yêu cầu của Công ty nhằm đáp ứng sự phát triển sản xuất kinh
doanh của Công ty, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Phòng tài chính kế toán: có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban giám
đốc về công tác kế toàn tài chính của Công ty nhằm sử dụng đồng tiền, đồng vốn
đúng mục đích, đúng chế độ, chính sách, hợp lý, có hiệu quả phục vụ sản xuất
kinh doanh.
Ban đầu tư phát triển: tham mưu cho Ban giám đốc về quy hoạch đầu tư
phát triển công ty. Lập các dự án đầu tư, tổ chức thiết kế, thi công và giám sát
các công trình xây dựng cơ bản, bảo dưỡng duy trì các công trình xây dựng, kiến
trúc trong Công ty.
14
Báo cáo thực tập tổng hợp Phan Thị Cảnh – TMQT46
Văn phòng công ty: là đơn vị tổng hợp, vừa có chức năng giải quyết về
nghiệp vụ quản lý sản xuất kinh doanh, vừa phục vụ về hành chính xã hội. Tham
mưu cho Ban giám đốc về công tác cán bộ, lao động và tiền lương, hành chính, y
tế, công tác bảo vệ và quân sự địa phương, công tác nhân sự và giải quyết các
chế độ theo chính sách, pháp luật hiện hành.
Phòng chất lượng (QA): tham mưu giúp việc trong công tác quản lý toàn bộ
hệ thống chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 – 2000, duy
trì và đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả.
Các Xí nghiệp may thành viên: là các đơn vị sản xuất chính của công ty, tổ
chức sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm may từ khâu nhận nguyên phụ liệu, tổ chức
cắt, may, là gấp, đóng gói đến nhập thành phẩm vào kho theo quy định. Nhiệm
vụ của các xí nghiệp may thành viên là tổ chức sản xuất, triển khai thực hiện kế
hoạch sản xuất của công ty, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng,

quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với
người lao động, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Các phân xưởng phụ trợ: đảm nhiệm các nhiệm vụ sản xuất các chi tiết nhỏ,
góp phần hoàn thiện sản phẩm.
Phòng kho vận: có chức năng quản lý việc nhạp khẩu và xuất kho các loại
nguyên vật liệu, các bán thành phẩm và thành phẩm, quản lý quá trình vận
chuyển sản phẩm đến các kênh tiêu thụ như cửa hàng bán và giới thiệu sản
phẩm, siêu thị…
Trường công nhân kỹ thuật may - thời trang: là đơn vị trực thuộc Ban
giám đốc, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ,
cán bộ điều hành và công nhân kỹ thuật các ngành nghề phục vụ cho quy hoạch
15
Báo cáo thực tập tổng hợp Phan Thị Cảnh – TMQT46
cán bộ, sản xuất kinh doanh và theo yêu cầu của các tổ chức kinh doanh, công
tác xuất khẩu lao động, đưa nhân viên, học sinh đi tu nghiệp, học tập ở nước
ngoài.
3.2 Cơ cấu các bộ phận sản xuất của công ty
May 10 là một doanh nghiệp cổ phần lớn thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt
nam. Công ty có 13 xí nghiệp thành viên (trong đó có 6 xí nghiệp ở Hà Nội, 7 xí
nghiệp ở các địa phương khác) và 3 phân xưởng phụ trợ.
Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên như sau:
Xí nghiệp may 1, 2 ,5 (ở Hà Nội) chuyên sản xuất áo sơ mi các loại.
Xí nghiệp Veston 1,2 (Hà Nội) và Veston 3 (Hải Phòng) chuyên sản xuất áo
Veston.
Các xí nghiệp còn lại chủ yếu sản xuất áo sơ mi, Jacket và quần âu.
Ba xí nghiệp Veston được tổ chức sản xuất theo dây chuyền hàng ngang, mỗi
ca sản xuất ra một bộ sản phẩm hoàn chỉnh. Các xí nghiệp còn lại thì được tổ
chức theo kiểu dây chuyền hàng dọc, mỗi dây chuyền sản xuất ra một sản phẩm
hoàn chỉnh. Ở các xí nghiệp, số lượng dây chuyền sản xuất cung như quy mô của
dây chuyền không giống nhau. Chúng được thiết kế sao cho phù hợp nhất

vớichủng loại sản phẩm và trình độ quản lý của từng xí nghiệp. Trừ hai xí nghiệp
đặt tại Thanh Hoá và Quảng Bình tiến hành hạch toán độc lập, các xí nghiệp còn
lại đều hạch toán phụ thuộc vào Công ty cổ phần May 10.
Các phân xưởng phụ trợ: là những đơn vị có nhiệm vụ sản xuất các chi tiết
nhỏ, tham gia vào hoàn thiện sản phẩm. Gồm có:
16
Báo cáo thực tập tổng hợp Phan Thị Cảnh – TMQT46
Phân xưởng cơ điện: có chức năng cung cấp năng lượng , bảo dưỡng, sửa
chữa thiết bị, chế tạo công cụ, thiết bị mới và các vấn đề có liên quan đén quá
trình sản xuất chính và các hoạt động khác của công ty.
Phân xưởng thêu – in – giặt – là: thực hiện các bước công nghệ thêu, in, giặt
sản phẩm và tổ chức triển khai hoạt động dệt nhãn, mác sản phẩm.
Phân xưởng bao bì: sản xuất và cung cấp hòm, hộp carton, bìa cứng, khoanh
cổ cho công ty và khách hàng, phục vụ công đoạn đóng gói sản phẩm.
4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
4.1 Lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh của Công ty
Công ty cổ phần May 10 chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm hàng may
mặc thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam.
Các sản phẩm chính công ty đang sản xuất là:
- Sơ mi nam, nữ các loại.
- Bộ trang phục dành cho tuổi teen nữ.
- Veston các loại.
- Jacket các loại.
- Váy các loại: MM teen, váy cleopatre…
- Quần nam các loại: quần âu, quần soóc
- Quần âu nữ.
- Quần soóc, quần đùi cho trẻ em.
- Quần áo ngủ, thể thao.
17

×