MỤC LỤC
Trang
Phần I MỞ ĐẦU....................................................................................1
I. Đặt vấn đề...........................................................................................1
II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu...........................................1
1. Nội dung nghiên cứu....................................................................1
2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................1
Phần II NỘI DUNG..............................................................................2
A. ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH (PROTOZOA).......................2
B. ĐỘNG VẬT CẬN ĐA BÀO (PARZOA).................................2
C. ĐỘNG VẬT ĐA BÀO (EUMETAZOA).................................2
I. Động vật đối xứng tỏa tròn (Radiata).............................................2
1. Ngành ruột khoang (Coelenterata)...............................................2
2. Ngành Sứa lược (Ctenophora).....................................................4
II. Động vật đối xứng hai bên (Bilateria)............................................4
1. Ngành giun dẹp ( Plathelminthes hoặc Platodes):.......................5
2. Ngành giun vòi (Nemertini).........................................................6
3. Ngành giun tròn (Nematoda).......................................................6
4. Ngành trùng bánh xe (Rotatoria).................................................7
5. Ngành Giun đốt (Annelida).........................................................8
6. Ngành Chân khớp (Athropoda)...................................................9
7. Ngành Thân mềm (Mollusca)......................................................10
8. Ngành Da gai (Echinodermata)...................................................12
Phần III KẾT LUẬN............................................................................14
TÀI KIỆU THAM KHẢO....................................................................15
1
Phần I MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tất cả các hoạt động trong cơ thể sinh vật phần lớn đều được điều phối
bởi các tế bào đã được chuyên hóa của hệ thần kinh. Trong tất cả các sinh vật từ
đơn giản đến phức tạp, hệ thần kinh đều có bốn chức năng cơ bản:
1. Phát hiện kích thích
2. Lan truyền kích kích
3. Tổng hợp và phân tích các thông tin thu được
4. Ðáp ứng
Vậy hệ thần kinh có những bước phát triển và tiến hóa như thế nào trong
quá trình tiến hóa của giới động vật nói chung và động vật không xương sống
nói riêng. Để hiểu rõ vấn đề này chúng tôi đã thực hiện đề tài “ SỰ TIẾN HÓA
CỦA HỆ THẦN KINH Ở ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG”
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu sự tiến hóa hệ thần kinh của động vật không xương sống
2. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập tài liệu
Tài liệu được thu thập qua, internet...
b. Phương pháp xử lý tài liệu
Tài liệu thu thập được xử lý một cách cẩn thận để rút ra những vấn đề cơ
bản làm cở sở cho việc tổng hợp và so sánh…
2
Phần II NỘI DUNG
A. ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH (PROTOZOA)
Các động vật đơn bào như Amip, Trùng tiêm mao không có hệ thần kinh
bởi vì cơ thể của chúng có cấu tạo toàn bộ chỉ từ một tế bào. Amip có đặc điểm
là không có các cơ quan phụ để di chuyển, còn Trùng tiêm mao có hàng nghìn
tiêm mao nhỏ phủ quanh mình, cần phải có cơ chế nào đó để phối hợp hoạt động
của các tiêm mao này. Khả năng đó được thực hiện nhờ một mạng lưới các sợi
mảnh nằm gần thể gốc và bao thích ty. Có thể coi những sợi này là yếu tố thần
kinh nguyên thủy. Các sợi thần kinh này có thể cắt được và sau khi cắt hoạt
động của các tiêm mao trở nên mất phối hợp và diễn ra một cách vô trật tự.
B. ĐỘNG VẬT CẬN ĐA BÀO (PARZOA)
Hải miên: Là động vật đa bào có tổ chức cơ thể thấp nhất, ở chúng chưa
có hệ thần kinh. Các tế bào có khả năng tiếp nhận và truyền kích thích. Các tế
bào tuyến, tế bào cổ áo tự hoạt động không có sự chỉ huy của hệ thần kinh. Do
vậy Hải miên có phương thức dinh dưỡng nguyên thủy.
C. ĐỘNG VẬT ĐA BÀO (EUMETAZOA)
I. Động vật đối xứng tỏa tròn (Radiata)
1. Ngành ruột khoang (Coelenterata)
Ruột khoang là ngành đầu tiên của động vật đa bào hoàn thiện. Có lá
phôi ngoài và lá phôi trong có vị trí và xu hướng phân hóa ổn định. Các tế bào
thần kinh chuyên hóa xuất hiện đầu tiên ở thủy tức và ruột khoang khác.
Tế bào thần kinh có nhiều cực nối với nhau hình thành nên mạng lưới
thần kinh, gắn với các tế bào cảm giác và rễ cơ của tế bào biểu mô cơ nằm rải
rác cả trong hai lớp tế bào của cơ thể. Hệ thống này đã hình thành các cung phản
xạ đơn giản nhất giúp con vật thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường.
Hệ thần kinh ở ruột khoang mang tính chất nguyên thủy, thần kinh ở
dạng phân tán mạng lưới chưa phân hóa thành thần kinh trung ương và ngoại
biên. Đó chỉ là các tế bào riêng biệt chia nhánh liên kết với nhau. Nên xung
động thần kinh ở phần nào đó của cơ thể đều có thể phổ biến theo mọi hướng
đến tất cả các phần khác.
3
a. Lớp thủy tức (Hydrozoa)
Tế bào thần kinh không phân nhánh thành nơron cảm giác, nơron vận
động mà rất đơn giản, chỉ một số nhánh này của lưới thần kinh hướng đến các tế
bào thụ quan.
Tế bào thần kinh hình sao, có thể có rễ liên kết với nhau trong tầng keo
tạo thành tạo thành hệ thần kinh mạng lưới đặc trưng của ruột khoang. Mạng
lưới này liên kết với rễ của tế bào cảm giác và với gốc của tế bào mô bì cơ và tế
bào gái tạo thành cung phản xạ, tuy còn đơn giản nhưng xuất hiện lần đầu ở
động vật đa bào.
4
b. Lớp sứa ( Scyphozoa)
Cơ quan thần kinh của sứa phát triển và tập trung ở mức độ cao. Sứa có
mạng thần kinh nằm rải rác và các vòng thần kinh. Có 8 điểm tập trung thần
kinh - cảm giác gọi là Rubali. Mỗi rubali có điểm mắt, hốc mắt, bình nang ứng
với các tế bào thần kinh có hai hay ba cực có thể coi là hạch thần kinh sơ khai.
Sứa có khả năng phân biệt được ánh sáng và tối, và nhiều ý kiến cho rằng sứa có
thể cảm giác được sự thay đổi không khí, nước nên có thể tránh xa được các cơn
bão đến gần. So với thủy tức thì mức độ phát triển của sứa cao hơn.
2. Ngành Sứa lược (Ctenophora).
Hệ thần kinh của sứa lược kiểu mạng lưới như ruột khoang, tuy vậy các
tế bào thần kinh tập trung hơn nằm dưới các tấm lược. Về phía đối miệng, hệ
thần kinh tạo thành 4 khối hạch nhỏ nằm ngay dưới các cơ quan đỉnh. Cơ quan
này nằm dưới một chóp hình bán cầu. Ở giữa là viên đá vôi (bình thạch), tựa lên
4 chổi thăng bằng, mỗi chổi kết thành hành trăm lông bơi. Từ mỗi chổi thăng
bằng tỏa đều ra xung quanh 4 rãnh lông, mỗi rãnh phân nhánh tới từng cặp tấm
lược. Khi cơ thể sứa lược nghiêng, sức ép của bình thạch lên một trong các chổi
thăng bằng lớn hơn các chổi khác, kích thích hoạt động mạnh hơn của 2 dãy tấm
lược tương ứng để lấy lại thăng bằng. Nếu cắt bỏ cơ quan đỉnh, sứa lược vẫn
tiếp tục bơi nhưng mất khả năng điều hòa của các dãy tấm lược. Mạng lưới thấn
kinh hình như cũng giữ chức năng này. Bình thường tấm lược quạt về phía trước
5
miệng để lỗ miệng hướng về phía trước khi di chuyển, nhưng nếu vùng miệng bị
kích thích, tất cả tấm lược sẽ quạt theo hướng ngược lại. Phản ứng này cũng
xảy ra ngay cả khi cơ quan đối miệng bị cắt bỏ.
II. Động vật đối xứng hai bên (Bilateria)
Động vật chưa có thể xoang ( Acoelomata)
1. Ngành giun dẹp ( Plathelminthes hoặc Platodes): Các cơ quan được hình
thành từ 3 lá phôi.
Giun dẹp là ngành động vật còn ở mức độ thấp trong giới động vật có đối
xứng hai bên, có ba lá phôi và chưa có thể xoang. Cơ thể phân thành đầu, đuôi,
lưng, bụng di chuyển có định hướng.
Hệ thần kinh tập trung thành não ở phía trước với nhiều đôi dây thần kinh
chạy dọc, thường hai dây bên phát triển hơn. Như vậy trên nền đối xứng tỏa
tròn, hệ thần kinh chuyển dần sang đối xứng hai bên
a.Lớp sán lông ( Turrbellaria)
Hệ thần kinh vẫn ở mức độ phân tán như ruột khoang, còn các dạng cao hơn
mức độ tập trung của tế bào thần kinh khác nhau: ở các nhóm sán lông nhìn
chung đã xuất hiện hạch não và dây thần kinh.
b. Lớp sán song chủ (Digenea) hoặc sán lá ( Trematoda)
Với đời sống ký sinh nên hệ thần kinh đơn giản hóa chỉ có các giác bám là
phát triển nhiều. Gồm đôi hạch não nằm trên hầu và các đôi dây thần kinh,
thường là 3 đôi. Đôi dây thần kinh bên hoặc bụng phát triển hơn cả.
c. Lớp sán day(Cestoda)
Hệ thần kinh của sán dây gần giống với sán song chủ, hệ thần kinh trung
ương có đôi hạch não ở đầu, có cầu nối với nhau và từ đó có các dây thần kinh
đến các cơ quan bám và các đôi dây thần kinh chạy dọc cơ thể đến đốt tận cùng.
Phát triển nhất có đôi dây thần kinh bên. Giữa các dây thần kinh có cầu nối
ngang, từ các dây thần kinh có nhiều nhánh hình thành mạng thần kinh dưới da.
2. Ngành giun vòi (Nemertini)
6