Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 6 tuần 6 tiết 23

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.19 KB, 3 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6
BÀI 6 - TIẾT 23: CHỮA LỖI DÙNG TỪ
I. Mục tiêu: Giúp HS.
1. Kiến thức:
- Nhận ra được câu lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.
- Cách chữa các lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm.
2. Kĩ năng:
- Phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ.
- Dùng từ chính xác khi nói, viết.
3. Thái độ: Có ý thức dùng từ đúng nghĩa.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Bảng phụ ghi ví dụ I.
2. HS: Đọc và nghiên cứu bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ
- Phân tích hiện tượng từ nhiều nghĩa.
- Bài tập
2. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

HĐ 1: Tìm hiểu về lặp từ

I. LẶP TỪ

- GV treo bảng phụ yêu cầu HS đọc

1. Ví dụ



- HS đọc bài tập 1 (SGK)
- Gạch chân từ ngữ giống nhau?
- HS đọc VD và gạch chân từ

2. Nhận xét: từ giống nhau
a. tre, giữ, anh hùng
b. Truyện dân gian

- Việc lặp từ ở VD a có gì khác việc lặp từ ở

- VD a: việc lặp từ nhằm nhấn mạnh ý định


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

VD b.

tạo nhịp hài hoà như một bài thơ cho văn
xuôi.

- Hãy chữa lại câu mắc lỗi ở VD b (có thể
chữa bằng cách bỏ từ truyện DG ở cuối câu).

- VD b: Lặp từ là do mắc lỗi dùng từ.

- Qua ví dụ em thấy lỗi lặp từ có đặc điểm gì?
- GV lưu ý HS những đặc điểm này và cho HS
phân biệt danh giới của việc lặp từ là phép LK
câu với lỗi lặp từ.


→ Sửa lỗi: Em rất thích đọc truyện DG vì
nó có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
→ Dùng từ trùng lặp gây cảm giác nặng nề
nhàm chán.
+ Lặp từ thể hiện vốn từ nghèo nàn sự thiếu
cân nhắc.
+ Lặp không cung cấp nội dung mới.
+ Bỏ từ lặp đi câu văn vẫn rõ nghĩa mà diễn
đạt lại thanh thoát, nhẹ nhàng hơn.

HĐ 2: Lẫn lộn từ gần âm
- HS đọc bài tập SGK
- Trong những câu này từ nào dùng không
đúng?
- GV giải nghĩa từ.
+ Tham quan mở rộng tầm hiểu biết, tầm mắt
em.

II. LẪN LỘN TỪ GẦN ÂM
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Câu a: tham quan  nhầm thành thăm
quan.
Câu b: Dùng sai từ nhấp nháy  mấp máy.

+ Mấp máy: cử động khẽ liên tiếp.
- Nguyên nhân mắc lỗi trên là gì?

* Nguyên nhân:


- GV: Cho HS sửa lỗi.

- Nhầm từ, lẫn lộn từ gần âm, không nắm rõ
nghĩa.

HĐ 3: Hướng dẫn làm bài tập
- GV yêu cầu HS sửa lỗi trên bảng phụ.
- Lược bỏ từ ngữ trùng lặp

III. LUYỆN TẬP
Bài 1
a. Lan là lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp
đều rất quý mến.
b. Sau khi nghe cô giáo k/c, chúng tôi ai
cũng thích những nhân vật ấy vì họ đều là
những người có phẩn chất tốt đẹp.

- Thay từ dùng sai bằng các từ khác?

Bài 2
a. Tiếng việt có khả năng diễn tả sinh động


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

mọi.... người.
Linh động thay bằng sinh động
b. Có một số bạn còn bàng quan với lớp
bàng quang thay bằng bàng quan

c. Vùng này còn khá nhiều hủ tục như
ma ....
Thay từ thủ tục = hủ tục

- Hãy cho biết lỗi trong bài tập này là gì?

- Các câu trong BT này mắc lỗi: lẫn lộn từ
gần âm, nhớ không chính xác hình thức ngữ
âm.
3. Củng cố
- Lỗi lặp từ có đặc điểm gì?
- Lỗi lặp từ khác phép lặp từ ntn?
- Làm BT: gạch chân từ dùng không đúng trong câu văn sau:
a. Những yếu tố kì ảo tạo nên giá trị tản mạnh trong truyện cổ tích.
b. Đô vật là những người có thân hình lực lượng (từ dùng sai: lực lượng, tản mạn)
4. Hướng dẫn học ở nhà
- Nhớ hai loại lỗi (lặp từ và lẫn lộn các từ gần âm) để có ý thức tránh mắc lỗi.
- Tìm và lập bảng phân biệt nghĩa của các từ gần âm để dùng từ chính xác.
- Nhớ lại đề bài, dàn bài viết số 1→ giờ sau trả bài.



×