Đề tài: Quan điểm, thái độ của sinh viên về quan
hệ tình dục trước hôn nhân
1.
Lý do lựa chọn đề tài
Hội nhập và hợp tác quốc tế là xu hướng của đa số các quốc gia trên thế
giới, nhất là đối với những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bước
vào quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế, mang lại cho Việt Nam cơ hội giao lưu,
thay đổi toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh những thay đổi về kinh tế - xã hội,
các giá trị, quan niệm về văn hóa cũng ít nhiều thay đổi theo.
Không khó để nhận thấy sự thay đổi trong cách nhìn nhận về hệ giá trị chuẩn
mực của xã hội, đặc biệt là quan điểm về cuộc sống, tình yêu, tình dục của giới trẻ
hiện nay.
Văn hóa Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo. Quan niệm về tình
dục của người Việt vốn rất khắt khe và kín đáo. Mục đích của quan hệ tình dục là
sinh con, duy trì nồi giống. Vì vậy, việc quan hệ tình dục luôn gắn liền với hôn
nhân. Hành vi quan hệ trước hôn nhân luôn được xem là trái với đạo đức xã hội.
Trong đó, người phụ nữ luôn bị lên án và khó được tha thứ hơn đàn ông. Quan
niệm về giá trị của sự trinh tiết, về cái “ngàn vàng” đã buộc người phụ nữ phải
“giữ gìn” và kìm hãm việc quan hệ tình dục trước hôn nhân. Tuy vậy, quan hệ tình
dục trước hôn nhân vẫn xảy ra, nhưng nói chung là ít. Từ khi đất nước thống nhất,
nhất là sau năm 1986 đến nay, Việt Nam bắt đầu mở cửa với thế giới bên ngoài.
Việc giao lưu về kinh tế dẫn đến sự tiếp xúc về văn hóa. Qua các phương tiện
truyền thông, báo, đài, internet… giới trẻ dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu về tình dục
một cách đơn giản và tự do, họ bị ảnh hưởng ngày càng nhiều về lối sống của
người phương Tây vốn nhìn nhận việc quan hệ tình dục dưới con mắt khá phóng
thoáng. Những nhân tố này đã dẫn đến sự thay đổi sâu sắc trong quan điểm về tình
yêu, tình dục của thanh niên, họ quan niệm phóng thoáng và cởi mở hơn về tình
dục. Điều này đã dẫn đến tình trạng giới trẻ quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày
càng nhiều và sớm hơn.
Hiện tượng này diễn ra ngày một nhiều và phổ biến trong giới trẻ. Nếu như
trước đây tình dục là chuyện bí mật, khó nói, mọi người thường có tâm lý ái ngại,
rụt rè khi đề cập đến thì giờ đây có không ít các bạn trẻ công khai chuyện tình yêu,
tình dục trước hôn nhân của mình với mọi người. Hiện tượng này đang có xu
hướng gia tăng, gây ra nhiều những hậu quả, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, đạo
đức đời sống các nhân của họ cũng như tác động không nhỏ đến xã hội.
Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển
(CGFED) vào ngày 20/9/2006, Việt Nam là một trong ba nước có tỷ lệ nạo phá
thai cao nhất thế giới, đáng báo động có tới 20% người nạo phá thai ở tuổi vị thành
niên. Theo một thống kê khác của Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam năm 2011:
Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá tai cao ở tuổi vị thành niên ( Từ 15 đến 19 tuổi)
nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới, tính trung bình mỗi ngày cả nước có
khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi từ 15-19 tuổi.
Số liệu thống kê từ Phòng Kế hoạch tổng hợp - BV Phụ sản Hà Nội cho
thấy, trung bình mỗi ngày BV này thực hiện 40-60 ca nạo phá thai, phần nhiều là
các bạn trẻ mới trên dưới 20 tuổi. Trong đó, có không ít người từng nạo phá thai
nhiều lần.
Có thể thấy đây là hiện tượng nhận được nhiều sự quan tâm của mọi cá nhân
trong xã hội. Chỉ cần gõ “quan hệ tình dục trước hôn nhân” trên trang tìm kiếm
Google trong vòng 0,16 giây đã có khoảng 9.150.000 kết quả. Trong thời gian gần
đây quan hệ tình dục trước hôn nhân đã trở thành đề tài nóng bỏng của dư luận xã
hội, đặc biệt là trong sinh viên, những người được trang bị đầy đủ tri thức và là chủ
nhân tương lai của đất nước. Xoay quanh hiện tượng này vẫn còn rất nhiều những
quan điểm trái ngược, những ý kiến gây tranh luận gay gắt.
Từ những nguyên nhân trên tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Quan điểm,
thái độ của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân” tại 4 trường đại học: đại
học Giao thông vận tải, đại học Quốc Gia, đại học Sư Phạm, học viện Báo chí và
tuyên truyền. Từ những số liệu của nghiên cứu có thể giúp một số cơ quan giáo dục
hiểu được về quan điểm, thái độ của sinh viên đối với hiện tượng này và đưa ra
một số khuyến nghị giúp công tác tuyên truyền, giáo dục về tình yêu, tình dục cho
sinh viên được hoàn thiện và gần gũi hơn.
2.
Tổng quan tài liệu:
Dư luận xã hội về “Quan hệ tình dục trước hôn nhân” là đề tài nóng, nhận
được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học Việt Nam và thế giới. Đã có khá
nhiều các nghiên cứu, báo cáo, các cuộc hội thảo được tổ chức để nghiên cứu nhằ
m đưa ra cái nhìn toàn diện về thái độ, đánh giá, hành động của xã hội đối với hiện
tượng này. Trong quá trình nghiên cứu của mình, tôi đã thao khảo một số các
nghiên cứu đi trước sau:
1.
Đề tài nghiên cứu “ Nhận thức của thanh niên về vấn đề sức khỏe sinh
sản” do thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Yến thực hiện tại Long An ( xã Khánh Hậu,
thị xã Tân An) và TP Hồ Chí Minh ( phường 6, quận Tân Bình). Tổng số mẫu
phỏng vấn bằng bảng hỏi là 204 thanh niên, gồm 104 người tại xã Khánh Hậu và
100 người tại phường 6. Tỉ lệ nam nữ được chọn khá cân bằng, 49,5% số người trả
lời phỏng vấn là nam tương ứng 50,5% nữ. Số tham gia trả lời phỏng vấn sâu là 21
người, trong đó có 4 người ở cấp cộng đồng. Đây là những thanh niên chưa lập gia
đình, từ 16 - 25 tuổi. Ở Việt Nam, thanh niên là những người từ 16 - 30 tuổi. Tuy
nhiên tại hai địa bàn nghiên cứu, số lượng thanh niên từ 26 - 30 tuổi chưa lập gia
đình rất ít, vì vậy đối tượng khảo sát được điều chỉnh xuống 25 tuổi.
Kết quả khảo sát về quan hệ tình dục trước hôn nhân cho thấy:
-
Trong mẫu nghiên cứu có 11,8% (16% tại phường 6 và 7,7% ở
Khánh Hậu) thanh niên đã từng quan hệ tình dục. Trong thực tế tỉ lệ này có thể cao
hơn vì đây là câu hỏi nhạy cảm do ảnh hưởng của các giá trị văn hoá Việt Nam nên
không phải ai cũng dễ dàng thừa nhận chuyện này. Số thừa nhận đã hoặc đang
sống chung với người yêu, tức "sống thử" trước hôn nhân là 6,4%.
-
Trả lời câu hỏi: "trong tình yêu, có nhất thiết phải quan hệ tình dục
(QHTD) không?"Thông tin thu được cho thấy có 20,1% đồng ý quan niệm trên,
72,1% cho rằng trong tình yêu không nhất thiết phải có QHTD và 7,8% khó trả lời.
Xét theo địa bàn, tại phường 6 có 31,0% thanh niên cho rằng trong tình yêu nhất
thiết phải có QHTD, trong khi ở xã Khánh Hậu, chỉ có 9,6% thanh niên đồng ý với
ý kiến này. Điều này chứng minh cho nhận định rằng càng ở vùng đô thị phát triển,
những ảnh hưởng từ các quan niệm truyền thống ít chi phối hơn đến cuộc sống của
giới trẻ.
-
Về quan hệ tình dục trước hôn nhân, có 40,2% thanh niên cho rằng có
thể chấp nhận được việc một cô gái có quan hệ tình dục với người yêu của cô ta
mặc dù họ chưa cưới nhau. Tỉ lệ này ở xã Khánh Hậu là 35,6% thấp hơn ở phường
6 (45,0%) khá nhiều. Các cuộc phỏng vấn sâu ghi nhận nếu có xảy ra quan hệ tình
dục trước hôn nhân, kể cả với những cô gái thì các bạn thanh niên có cái nhìn bao
dung, thông cảm cho đối tượng, không có hoặc rất ít lên án. Họ thường bào chữa là
do thiếu thốn tình cảm, quá yêu thương, không kìm chế được, muốn ràng buộc
nhau…
-
Thanh niên, nhất là nam giới quan niệm khá thoáng về tình dục trước
hôn nhân khi có quan hệ tình cảm nam nữ.
2
Chuyên đề “Tình dục, toàn cầu hóa và sự chuyển dịch kinh tế-xã hội”
đã được tổ chức vào ngày 28/07/2012 tại Hà Nội và ngày 29/07/2012 tại thành phố
Hồ Chí Minh. Diễn giả chính của hội tảo là tiến sĩ Paul Boyce.
Tại buổi chuyên đề đã chỉ ra mối quan hệ giữa tình dục và tiến trình phát
triển kin tế đồng thời phản ánh thực trạng về sự thay đổi trong quan niệm, cách
nhìn nhận và hành vi của người Việt Nam về tình dục ngày nay.
3
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội về “Đời sống tình
dục của nam giới” tại bốn thành phố lớn của Việt Nam là Hà Tây, Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh và Cần Thơ vào năm 2007. Nghiên cứu là cuộc điều tra có tính mở
đường về tình dục và sức khỏa tình dục của nam giới Việt Nam trên một mẫu gồm
228 người được lựa chọn từ 4 tỉnh và thành phố được coi là đặc trưng của đô thị và
nông thôn hai miền của đất nước ( Hà Nội, Hà Tây, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ)
Mục đích ban đầu của cuộc nghiên cứu là thăm dò tính khả thi của việc
nghiên cứu định lượng lớn về chủ đề tình dục ở Việt Nam. Mục đích thứ hai là tìm
hiểu sơ bộ về một số lĩnh vực trong đời sống tình dục của đàn ông Việt Nam từ 15
đến 65 tuổi trở lên bao gồm sức khỏe tình dục, chất lượng đời sống tình dục với vợ
và bạn tình, quan niệm về hôn nhân và tình dục của nam giới, quá trình phát triển
đời sống tình dục của nam giới, các dịch vụ liên quan đến tình dục và tình dục
ngoài ý muốn. Một số kết quả của cuộc nghiên cứu:
-
Có tới 45% nam giới trong nghiên cứu này quan hệ tình dục trước hôn
nhân, trong đó có mọt tỉ lệ đáng kể nam giới biết đến quan hệ tình dục qua gái mại
dâm, thường là nhiều lần, với nhiều người khác nhau và không sử dụng bao cao su.
-
Vẫn tồn tại sự bất bình đẳng nam- nữ một cách có hệ thống trong quan
niệm về hôn nhân và tình dục giữa phụ nữ và nam giới, trong đó phụ nữ bị đánh
giá khắt khe hơn nam giới về vấn đề trinh tiết, vai trò của họ trong hôn nhân, quan
hệ tìn dục ngoài hôn nhân.
4
Nghiên cứu “Quan điểm của sinh viên về sống chung trước hôn nhân”
của nhóm các sinh viên Khoa Kinh tế, ĐHQG TP HCM, gồm Hải Yến, Phương
Hà, Ánh Hồng, Đan Thanh, và Lệ Thủy. Nghiên cứu điều tra 110 bạn sinh viên của
các trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn , Bách khoa, Nông- Lâm, Sư
phạm kỹ thuật, Thể dục thể thao, và Khoa Kinh tế- Đại học Quốc gia tại quận Thủ
Đức, TP Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đưa ra cái nhìn toàn diện của sinh viên về tình
yêu, tình dục, mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục, thái độ, suy nghĩ của sinh
viên về hiện tượng quan hệ tình dục trước hôn nhân, sống chung trước hôn nhân.
5
Nghiên cứu “Xác định tuổi vị thành niên có thai và các yếu tố nguy cơ
tại ba bệnh viện công tại TP Hồ Chí Minh (gồm Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương,
Bệnh viện Từ Dũ và Trung tâm Sức khỏe sinh sản TPHCM) của bác sĩ Nguyễn
Duy Tài, Trưởng bộ môn Phụ sản, Trường ĐH Y dược TPHCM.
Kêt quả nghiên cứu này cho thấy:
-
Tuổi quan hệ tình dục của vị thành niên ngày càng trẻ hóa.
Tuổi quan hệ tình dục lần đầu của các em là 14 tuổi. Cá biệt có những
em 10 - 12 tuổi đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân và hoàn toàn tự nguyện.
Trong khi đó, điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên lần 1 (công bố năm
2005) cho thấy tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở nam nữ thanh niên Việt Nam là hơn
19 tuổi, đến điều tra lần 2 (công bố năm 2010), độ tuổi này hạ xuống còn 18.
6
Nghiên cứu của ThS Trần Văn Hường và cộng sự tại trường Đại học
Sao đỏ (tỉnh Hải Dương) trong 7 tháng đầu năm nay với 471 sinh viên tham gia
cho thấy có tới 23,1% sinh viên có quan hệ tình dục trước hôn nhân, trong đó ở
nam giới nhiều hơn nữ giới. Tuổi trung bình quan hệ tình dục lần đầu là 19,5.
3.
Mục đích và nhiện vụ nghiên cứu
1.
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu này nhằm chỉ ra những đánh giá, nhận xét, quan điểm, thái độ
của sinh viên bốn trường đại học: Đại học Giao thông vận tải, Đại học Quốc Gia
Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và tuyên truyền về hiện tượng
quan hệ tình dục trước hôn nhân hiện nay. Trên cơ sở đó nhằm đưa ra những
khuyến nghị về công tác truyền thông để thay đổi nhận thức của sinh viên theo
hướng tích cực.
2.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng hệ thống lý thuyết cho quá trình nghiên cứu. Tiến hành thao tác
hóa khái niệm có liên quan.
- Làm rõ cơ sở lý luận của đề tài : Đó là nêu được các vấn đề lý thuyết về
sức khỏe sinh sản. Các khái niệm.định nghĩa có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Mô tả và phân tích thực trạng quan điểm, thái độ của sinh viên về quan hệ
tình dục trước hôn nhân.
- Phân tích các yếu tố tác động tới quan điểm, thái độ của sinh viên về Quan
hệ tình dục trước hôn nhân.
- Đưa ra các kiến nghị và giải pháp khả thi góp phần tăng cường công tác
tuyên truyền- giáo dục dân số sức khỏe sinh sản cho sinh viên.
4.
1.
Đối tượng, khách thể
Đối tượng nghiên cứu.
Quan điểm, thái độ của sinh viên bốn trường: Đại học Giao thông vận tải,
Đại học Quốc gia, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và tuyên truyền về
“ Quan hệ tình dục trước hôn nhân” .
2.
Khách thể nghiên cứu.
Sinh viên bốn trường : Đại học Giao thông vận tải, Đại học Quốc gia, Đại
học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và tuyên truyền.
5.
Địa điểm, thời gian thu thập thông tin
1.
Địa điểm thu thập thông tin
Tại bốn trường đại học:Đại học Giao thông vận tải, Đại học Quốc gia, Đại
học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và tuyên truyền.
2.
Thời gian thu thập thông tin
Từ ngày 1 tháng 3 năm 20013 đến ngày 1 tháng 6 năm 2013.
6.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
1.
Phương pháp luận
Các học thuyết được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:
Học thuyết Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thuyết bình quyền: tìm hiểu về sự bất bình đẳng khi đối tượng quan hệ
trước hôn nhân là nữ thường bị đánh giá thấp hơn và bị kì thị nhiều hơn so với nam
giới.
Thuyết tương tác: xem xét sự tác động qua lại giữa các quá
Thuyết tâm thần học:
2.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng bảng hỏi An-két gồm 400 mẫu, mỗi
trường đại học chọn 100 mẫu, bao gồm 50 mẫu nam, 50 mẫu nữ. Bên cạnh đó còn
tổ chức phỏng vấn sâu lây ý kiến của 200 mẫu, mỗi trường đại học 50 mẫu, bao
gồm: 25 mẫu nam, 25 mẫu nữ.
Đề tài nghiên cứu lựa chọn phương pháp phỏng vấn sâu vì: Phỏng vấn sâu sẽ
mang lại đầy đủ, chính xác những quan điểm, nhận xét, thái độ đánh giá của người
được phỏng vấn do đó giúp nghiên cứu có được những số liệu chính xác, toàn diện
hơn.
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi An- két vì:
Bảng hỏi bao gồm hệ thống nhiều câu hỏi, được sắp xếp một cách logic, nhằm tạo
điều kiện cho người được hỏi trả lời một cách đúng trọng tâm và tỉ mỉ vấn đề được
nghiên cứu, đưa ra một cách tương đối đầy đủ quan điểm, thái độ của mình trước
tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân hiện nay của giới trẻ.
7.
Khung lý thuyết và hệ thống các biến số, chỉ báo sẽ được sử dụng
trong nghiên
1.
Hệ thống các biến số
+ Biến độc lập
Đặc điểm nhân khẩu học:
Giới tính
Tuổi
Ngành học
Địa điểm sinh sống
Phương tiện truyền thông đại chúng
+ Biến phụ thuộc
Quan điểm, thái độc của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân.
+ Biến trung gian
Địa điểm, môi trường sống.
Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về thanh
niên.
2.
-
Chỉ báo
Nhận thức.
Học vấn.
3.
Khung lý thuyết
KHUNG LÝ THUYẾT
Đặc điểm nhân khẩu học:
- Giới tính
- Tuổi
- Nghành học
- Địa điểm sinh sống
Đặc điểm gia đình:
- Nghề nghiệp của bố
mẹ
- Mức độ quan tâm của
bố mẹ đến tình
yêu/tình
dục tế,
củachính
con
Các điều
kiện kinh
Dư luận xã hội của sinh viên về
QHTDTHN:
- Quan điểm.
- Thái độ.
- Đánh giá.
trị, xã hội
Bảng Hỏi
Đề tài: Quan điểm, thái độ của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn
nhân hiện nay
Bảng câu hỏi phỏng vấn
Địa điểm khảo sát:……………………………………
Quận: …………………………………………………
Thành phố: …………………………………………..
Ngày khảo sát: ………………………………………
Người phỏng vấn: …………………………………..
Người được phỏng vấn: …………………………….
Phần 1: Giới thiệu
Xin chào anh/chị, tôi là sinh viên trường học viện báo chí và tuyên truyền.
Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi đến trường ah/chị để tìm hiểu về dư luận xã
hội trong sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân ( QHTDTHN).
Việc lựa chọn sinh viên tham gia cuộc phỏng vấn là hoàn toàn ngẫu nhiên.
Việc lấy ý kiến của sinh viên cũng hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện.
Những thông tin anh/chị cung cấp cho buổi phỏng vấn này hoàn toàn phục
vụ cho mục đích nghiên cứu và đảm bảo tính khuyết danh.
Trước hết mong anh/ chị trả lời một số câu hỏi dưới đây:
Phần 2: Bảng hỏi
Khoanh tròn vào trước ý kiến mà ah/ chị lựa chọn.
Câu 1: Giới tính của anh/ chị là gì?
1.
2.
Nam.
Nữ.
Câu 2: Anh/ chị là sinh viên trường nào?
1.
Học viện Báo chí và tuyên truyền.
2.
Đại học Giao thông vận tải.
3.
Đại học Sư phạm Hà Nội.
4.
Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Câu 3: Anh/ chị đang theo học nghành gì?
1. Khối ngành tự nhiên.
2. Khối nghành xã hội
3. Khác( ghi rõ)
Câu 4: Anh/ chị là sinh viên năm thứ mấy?
1.
Sinh viên năm nhất.
2.
Sinh viên năm 2.
3.
Sinh viên năm 3.
4.
Sinh viên năm 4.
5.
Khác ( Ghi rõ)
Câu 5: Hiện tại anh/ chị đang sống ở đâu?
1.
Kí túc xá.
2.
Thuê trọ.
3.
Nhà riêng.
4.
Khác ( Ghi rõ)
Câu 6: Anh/ chị đang sống cùng ai?
1.
Bạn bè.
2.
Gia đình.
3.
Sống cùng người yêu.
4.
Sống một mình .
Câu 7: Trước khi đi học đại học, anh/ chị đã sống ở đâu?
1.
Nông thôn.
2.
Đô thị.
3.
Khác ( Ghi rõ)
Câu 8: Gia đình anh/ chị có đầy đủ cả bố và mẹ không?
1.
Có.
2.
Không.
Câu 9: Nghề nghiệp của bố anh/ chị là gì?
1.
Cán bộ công nhân viên chức.
2.
Kinh doanh.
3.
Nông nghiệp.
4.
Nghỉ hưu.
5.
Khác.
Câu 10: Nghề nghiệp của mẹ anh/ chị là gì?
1.
Cán bộ công nhân viên chức.
2.
Kinh doanh.
3.
Nông nghiệp.
4.
Nghỉ hưu.
5.
Khác.
Câu 11: Bố mẹ Anh/ chị có thường xuyên nói chuyện liên quan đến chủ
đề tình yêu/ tình dục với bạn không?
1.
Thường xuyên.
2.
Thi thoảng.
3.
Hiếm khi.
4.
Không bao giờ.
Câu 12: Anh/ chị có thường xuyên trao đổi/ tâm sự với bộ mẹ về chuyện
tình yêu/ tình dục của mình không?
5.
6.
7.
8.
Thường xuyên.
Thi thoảng.
Hiếm khi.
Không bao giờ.
Câu 13: Anh/ chị đã từng có người yêu chưa?
1.
Rồi.
2.
Chưa.
Câu 14: Hiện anh/ chị có đang có người yêu không?
1.
Có.
2.
Không.
Câu 15: Theo bạn thời điểm nào thích hợp cho việc yêu?
1.
Ổn định kinh tế.
2.
ổn định nghề nghiệp.
3.
Học xong.
4.
Chưa có dự định.
5.
Khi có nhu cầu về tình dục.
Câu 16: Anh/ chị cảm thấy thế nào về tình yêu của mình?
1.
Rất tốt.
2.
Tốt.
3.
Bình thường.
4.
Không tốt.
5.
Rất không tốt.
6.
Khác ( Ghi rõ).
Câu 17: Điều gì anh/ chị cho là quan trọng nhất về người yêu?
1.
Chưa từng quan hệ tình dục.
2.
Tình yêu chân thành.
3.
Kinh tế khá.
4.
Ngoại hình ưa nhìn.
5.
Khác (Ghi rõ).
Câu 18. Anh/ chị có nghĩ sẽ kết hôn với người yêu hiện tại không?
1.
Chắc chắn có.
2.
Chưa chắc chắn.
3.
Chưa nghĩ tới.
4.
Không.
5.
Khác ( Ghi rõ)
Câu 19: Theo anh/ chị tình yêu có đi liền với tình dục không?
1.
Chắc chắn có.
2.
Có.
3.
Có thể.
4.
Không.
5.
Không biết.
Câu 20: Theo anh/ chị chuyện trinh tiết có quan trọng không?
1.
Rất quan trọng.
2.
Quan trọng.
3.
Không quan trọng.
Câu 21: Theo anh/ chị chuyện trinh tiết ở nam và nữ ai quan trọng hơn?
1.
Nam .
2.
Nữ.
3.
Quan trọng như nhau.
4.
Không quan tâm.
Câu 22: Anh/ chị cò bao giờ nghĩ mình sẽ có quan hệ tình dục trước khi
kết hôn không?
1.
Chắc chắn.
2.
Có thể.
3.
Chưa từng nghĩ tới.
4.
Không.
Câu 23: Bạn bè của anh/ chị có ai từng quan hệ tình dục trước khi kết
hôn chưa?
1.
Đa số.
2.
Khá nhiều.
3.
Một vài.
4.
Không có ai.
5.
Không biết.
Câu 24: Bạn có biết xung quanh khu vực bạn sinh sống, có khoảng bao
nhiêu người chưa lập gia đình mà có quan hệ tình dục?
1.
Đa số.
2.
Khá nhiều.
3.
Một vài.
4.
Không ai cả.
5.
Không biết.
Câu 25: Đánh dấu “x” vào ý kiến bạn chọn
Chấp
nhận được
Không
chấp
được
1.
QHTDTHN nếu yêu nhau.
2.
QHTDTHN nếu yêu và xác định kết
3.
QHTDTHN vì giải tỏa ham muốn
hôn.
bản thân.
nhận
4.
QHTDTHN vì thích một người nào
đó
Câu 26: Anh/chị nghĩ gì về một người con trai có quan hệ tình dục trước
hôn nhân?
1.
Rất bình thường.
2.
Có thể chấp nhận được.
3.
Hư hỏng.
4.
Không chấp nhận được.
Câu 27: Anh/chị nghĩ gì về một người con gái có quan hệ tình dục trước
hôn nhân?
1.
Rất bình thường.
2.
Có thể chấp nhận được.
3.
Hư hỏng.
4.
Không chấp nhận được.
Câu 28 : Thái độ của anh/chị khi biết bạn của mình đã từng quan hệ
tình dục trước hôn nhân?
1.
Tôi ủng hộ vì tôi thấy lối sống thoáng này có vẻ khá thú vị và hợp
2.
Tôi không ủng hộ những cũng không cảm thấy điều đó là vấn đề gì
mốt
quá to tát.
3.
Tôi hoàn toàn không ủng hộ việc bạn mình có lối sống buông thả như
4.
Tôi chưa nghĩ đến điều này.
vậy.
Câu 29: Anh/chị có đồng ý hẹn hò với một người đã từng quan hệ tình
dục hay không?
1.
Có.Vì tôi nghĩ việc đó không đánh giá được con người của anh/cô
ấy.Nếu khi yêu,anh/cô ấy thể hiện là một người đứng đắn tôi sẽ không có định kiến
với quá khứ của anh/cô ấy.
2.
Tôi sẽ tìm hiểu con người anh/cô ấy và sau đó mới đưa ra quyết định.
3.
Hoàn toàn “Không”. Tôi không muốn là người đến sau,quan hệ với
một người như vậy khiến tôi không cảm thấy tin tưởng,anh/cô ta có thể là một
người dễ dãi.
4.
Tôi chưa nghĩ đến trường hợp này.
Câu 30 : Nếu một ngày anh/chị phát hiện bạn trai/gái mình đã từng
QHTD trước đó, bạn sẽ?
1.
Đó đã là quá khứ và rất bình thường.
2.
Yêu cầu giải thích rồi sẽ quyết định.
3.
Chia tay.
Câu 31: Người yêu của anh/chị đề nghị muốn hai người quan hệ tình
dục khi không có các biện pháp phòng tránh an toàn ,anh/chị nghĩ thế nào về
vấn đề này?
1.
Tôi đồng ý ngay và không cần suy nghĩ.
2.
Tôi sẽ suy nghĩ thêm nhưng có lẽ tôi sẽ đồng ý nếu anh/cô ấy thuyết
3.
Tôi sẽ suy nghĩ thêm nhưng có lẽ tôi sẽ không đồng ý mặc dù anh/cô
phục.
ấy thuyết phục.
4.
Tôi hoàn toàn không đồng ý.
5.
Tôi chưa nghĩ đến điều này.
Câu 32 : Người yêu của anh/chị đề nghị muốn hai người quan hệ tình
dục khi có các phương pháp an toàn ,anh/chị nghĩ thế nào về vấn đề này?
1.
Tôi đồng ý.
2.
Tôi không đồng ý.
3.
Tôi chưa nghĩ đến vấn đề này.
Câu 33: Theo anh/chị các chuẩn mực đạo đức vốn có ngăn cản việc
quan hệ tình dục ở mức độ nào ?
1.
Ảnh hưởng nhiều.
2.
Ảnh hưởng vừa phải.
3.
Ảnh hưởng ít.
4.
Không ảnh hưởng.
Câu 34 : Theo anh/chị quan hệ tình dục trước hôn nhân có ảnh hưởng
nhiều đến xã hội không?
1.
Ảnh hưởng rất nhiều.
2.
Có ảnh hưởng.
3.
Ảnh hưởng ít.
4.
Không ảnh hưởng.
Câu 35: Theo anh/ chị có nên công khai chấp nhận việc quan hệ tình
dục trước hôn nhân ở giới trẻ không?
1.
Nên.
2.
Không nên.
3.
Hoàn toàn không nên.
Chân thành cảm ơn anh / chị đã tham gia cuộc phỏng vấn này!
Phỏng vấn sâu
(Dành cho người đã quan hệ tình dục trước hôn nhân)
Câu 1: Anh/ chị đã bao giờ có quan hệ tình dục với một ai đó chưa?
Câu 2: Lần đầu tiên anh/ chị có quan hệ tình dục là khi bao nhiêu tuổi?
Câu 3: Anh/ chị quan hệ tình dục lần đầu tiên với ai?
Câu 4: Anh/ chị cảm thấy như thế nào sau lần đó?
Câu 5: Anh chị cảm thấy thế nào khi quyết định quan hệ tình dục trước hôn
nhân?
Câu 6: Nguyên nhân nào dẫn đến việc ah/ chị có quan hệ tình dục trước hôn
nhân?
Câu 7: Anh/ chị có muốn để mọi người biết mình đã quan hệ tình dục trước
hôn nhân không? Vì sao?
Câu 8: Anh chị nghĩ thế nào về việc con gái quan hệ tình dục trước hôn
nhân?
Câu 9: Anh chị nghĩ gì về việc con trai quan hệ tình dục trước hôn nhân?
Câu 10: Anh/ chị có chấp nhận vợ/ chồng sau này của mình đã quan hệ tình
dục trước hôn nhân không?
Câu 11: Anh/ chị nghĩ vợ/ chồng của mình sẽ phản ứng thế nào khi biết anh/
chị đã quan hệ tình dục trước hôn nhân?
Câu 12: Anh/ chị cảm thấy chấp nhận/ phản đối quan hệ tình dục trước hôn
nhân trong những hoàn cảnh nào?
Tài liệu tham khảo
1.
Lê Thị Nhâm Tuyết( Chủ biên). Nâng cao nhận thức về quyền sức
khỏe sinh sản- Quyền sức khỏe tình dục và chất lượng cuộc sống. Nxb Lao động –
Xã hội. 2009.
2.
Đào Xuân Dũng, Đỗ Tất Hùng. Giáo dục tính dục. Nxb Thanh niên.
3.
Lê Thị Nhâm Tuyết( Chủ biên). Giới và phát triển ở Việt Nam. Nxb
1996.
Khoa học xã hội. 1995.
4.
Hoàng Bá Thịnh. Một số nghiên cứu về sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
sau Cairo. Nxb Chính trị quốc gia. 1999.
5.
Khuất Thu Hồng, Lê Bạch Dương, Nguyễn Ngọc Hường. Tình dục-
chuyện dễ đùa khó nói. Nxb Tri thức. 2009.
6.
Nguyễn Thơ Sinh, Lan Phương. Những khúc quanh cuộc đời: Sống
thử trước hôn nhân. Nxb Lao động.
7.
Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Nhàn. Tuổi trẻ tình yêu và tình dục.
Nxb Văn hóa thông tin. 2008.
8.
Lưu Phương Thảo. Hiện tượng chung sống trước hôn nhân của giới
trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh trong mối quan hệ với độ ổn định của gia đình
trẻ.Đề tài do Sở KHCN TPHCM tài trợ. 2008.
9.
Khuất Thu Hồng. Nghiên cứu tình dục ở Việt Nam: những điều biết
và chưa biết. Hà Nội. 1997.
10.
Nguyễn Quý Thành. Xã hội học về Dư luận xã hội. Nxb Đại học
Quốc Gia Hà Nội. 2006.