Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tiểu luận cao học quan he chinh tri quoc te tìm hiểu và phân tích thực trạng mối quan hệ thương mại việt nam – ASEAN trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.57 KB, 22 trang )

A- PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của qúa trình toàn cầu hóa nền kinh tế
thế giới. Việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới này đêm lại hiệu qủa rất to
lớn đến sự phát triển của đất nước, trong đó các nước phát triển là được lợi
nhiều nhất. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nếu biết tận dụng
cơ hội này để phát triển thì sẽ tạo sức bật rất tốt cho nền kinh tế.
Song, để có đủ sức để hội nhập vào nền kinh tế rộng lớn này cần
phải có sự chuẩn bị kỹ càng về năng lực của nền kinh tế do mặt trái của quá
trình hội nhập, nhất là khi mét nền kinh tế còn đang phát triển. Và mét con
đường nhanh nhất để hội nhập với thế giới chính là tham gia vào thị trường
khu vực.
Đối với Việt Nam, việc tham gia vào ASEAN là một bước tiến quan
trọng trong giai đoạn phát triển của đất nước. Tổ chức kinh tế ASEAN đã
thành lập khu mậu dịch tự do AFTA nhằm đưa các nước thành viên dần hội
nhập với các nước trên thế giới. Khi tham gia thị trường AFTA, các nước
ASEAN phải cam kết giảm thuế suất đánh vào hàng nhập khẩu xuống chỉ
còn 0-5% và tiến tới loại bỏ hẳn mức thuế suất. Thị trường tự do AFTA do
vậy sẽ tạo cơ hội rất lớn cho các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam có
thêm sức cạnh tranh trên thị trường khu vực cũng như trên thế giới khi
hàng hóa trao đổi giữa các nước thành viên sẽ không phải chịu bất cứ một
cản trở nào về thuế quan và phi thuế quan giữa các nước. Thêm vào đó, với
việc hội nhập thị trường AFTA, Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng quan hệ
trao đổi buôn bán với các nước ngoài khu vực.
Tuy nhiên, việc hội nhập AFTA đối với Việt Nam vẫn còn nhiều khó
khăn, cần nhiều sự trợ giúp của Nhà nước. Do đó, cần phải phân tích và
đánh giá đúng thực trạng của sức cạnh tranh hàng hóa Việt Nam trên thị
1


trường ASEAN để giúp cho việc có được những chính sách hỗ trợ hoạt


động thương mại của Việt Nam với ASEAN đúng đắn, hợp lý và có hiệu
quả hơn.
Sau hơn 46 năm ra đời và phát triển, Hiệp hôi các quốc gia Đông
Nam Á , viết tắt à ASEAN ( The Association of south Eats asian Nations)
đã ngày một lớn mạnh. Từ một ASEAN gồm 5 nước, đến nay ASEAN trở
thành một tổ chức gồm tất cả các nước trong khu vực. Việt Nam chính thức
ra nhập ASEAN vào tháng 7 năm 1995, nhưng trước đó đã có mối quan hệ
với từng nước thành viên ASEAN và là quan sát viên của ASEAN từ tháng
7 năm 1992. Với sự chủ động hội nhập khu vực, Việt Nam đã tận dụng và
phát huy cao các lợi thế trong quan hệ hợp tác ASEAN, góp phần hỗ trợ
quan hệ song phương với từng nước thành viên trong ASEAN. Sau 18 năm
tham gia ASEAN, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và từng nước thành viên
đã được mở rộng và đem lại một số hiệu quả nhất định. Gia nhập ASEAN
và tham gia các chương trình hợp tác kinh tế của tổ chức này là bước đầu
tiên trên con đường thực hiện chính sách tự do hóa thương mại, hội nhập
với nền kinh tế thế giới mà nhà nước ta đã vạch ra và đang thực hiện. Sắp
tới công tác hỗ trợ, xúc tiến thương mại sẽ được nâng lên một vị trí mới,
đây là cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam có những hướng đi mới cho mình
trong bối cảnh mở cửa thị trường, chấp nhận cạnh tranh, quyết tâm vươn
mạnh ra nước ngoài. Gía trị thương mại, đầu tư, các hợp tác kinh tế khác
giữa Việt Nam và ASEAN đã củng cố cho quá trình liên kết khu vực toàn
cầu, nâng cao khả năng cạnh tranh của kinh tế Việt Nam với các nước trong
khu vực. Phân tích đánh giá quan hệ thương mại Việt Nam - ASEAN, đăc
biệt từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN (7/1995)
thông qua các lĩnh vực hợp tác kinh tế cụ thể, từ đó nêu lên một số cơ hội,
thách thức cũng như triển vọng củahai bên trong những năm sắp tới là mục
tiêu e viết bài tiểu luận này.
2



2. Mục đích và nhiệm vụ
2.1 Mục đích
Tìm hiểu và phân tích thực trạng mối quan hệ thương mại Việt Nam –
ASEAN trong giai đoạn hiện nay từ đó đề ra các phương pháp, chính sách
cụ thể nhằm mở rộng mối quan hệ thương mại giữa hai bên
2.2 Nhiệm vụ
- Trình bày một số những nét chính về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á,
vai trò, tính cấp thiết của việc tăng cường mối quan hệ hợp tác thương mại
giữa Việt Nam và ASEAN.
- Phân tích thực trạng mối quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN trong
giai đoạn hiện nay.
- Nêu lên những khó khăn thách thức khi Viêt Nam tham gia hội nhập kinh
tế trong ASEAN và biện pháp thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thương mại
Việt Nam – ASEAN đạt hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới.
3 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài tiểu luận là phương pháp
thống kê, phân tích, tổng hợp; phương pháp nghiên cứu so sánh… Các
phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu dựa trên các nghị quyết, văn kiện
Đảng, các công trình nghiên cứu, các bài viết của các tác giả đề cập đến
mối quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN.
4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi mối quan hệ thương mại của Việt Nam và
các nước trong khối ASEAN.
5 Đóng góp của tiểu luận.
Tiểu luận đã hệ thống hóa và phân tích một số tài liệu liên quan đến
việc Việt Nam gia nhập ASEAN, phân tích và đưa ra những dẫn chứng cụ
3


thể về thực trạng mối quan hệ thương mại giữa hai bên. Đồng thời nêu lên

được những triển vọng cho mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và
ASEAN.
6. Ý nghĩa của đề tài
Góp phần làm sang tỏ thực trạng, phương hướng, giải pháp cơ bản về
năng lực tư duy lý luận của đội ngũ báo cào viên.
Kết quả nghiên cứu của đề tài trước hết làm cho tác giả củng cố những
kiến thức đã học, làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành chính
trị học – công tác tư tưởng.
7 Kết cấu đề tài
Gồm 3 phần:
+ Phần mở đầu
+ Phần nội dung: gồm 3 chương
+ Phần kết luận

4


B – PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về ASEAN và quá trình gia nhập ASEAN của
Việt Nam.
1.1 Tổng quan về ASEAN.
1.1.1 Lịch sử hình thành va phát triển
Đông Nam Á nàm trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Đầu thế ky
XX, các nước Đông Nam Á hầu hết là các quốc gia kém phát triển và là
thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Ngày nay nhiều nước đang vươn lên
thành các nước công nghiệp mới hoặc đang chuẩn bị hành trang để bước
vào thời kì phát triển. Hiện tại và tương lai, khu vực này là nơi phát triển
năng động của thế giới.
Đông Nam Á là một khu vực địa lí nhân văn tương đối thống nhất với
nhiều nét tương đồng văn hóa và nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Với ý

thức thành lập những tổ chức mang tính hợp tác khu vực, thang 7/1961 liên
minh gồm Philippin, Malaisia, Thái Lan được thành lập. Tuy nhiên, chính
khối này được thành lập ngày 8/8/1967 sau khi Bộ trưởng bộ ngoại giao
các nước inđonẽia, Malaisia, Philippin, Singgapo và Thái Lan kí bản tuyên
bố ASEAN còn gọi là tuyên bố thành lập Bangkok. Khi mới thành lập
ASEAN chỉ có 5 nước thành viên, đến năm 1984 có them Brunei. Năm
1987 Papua Niughine trở thành quan sát viên, tháng 7 năm 1995 Việt Nam
chính thức là thành viên ASEAN. Năm 1997 kết nạp them Lào, Mianma,
năm 1999 kết nạp Campuchia. Đến nau ASEAN gồm 10 nước thành viên,
hoạt đọng trên cơ sở nguyên tắc hiệp ước Ba Li
ASEAN có diện tích khoảng hơn 4,5 triệu km2 với dân số khoảng 560
triệu người. Các nước ASEAN có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
và hiên đang đứng đầu thế giới về cung cấp một số nguyên liệu cơ bản như
cao su, dầu thực vật, gỗ, gạo…ASEAN là khu vực có tốc độ tăng trưởng
5


kinh tế cao so với các khu vực trên thế giới và được coi là tổ chức khu vực
thành công nhất của các nước đang phát triển.
1.1.2 Mục tiêu
Mục tiêu được tuyên bố của ASEAN là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tiến
bộ xã hội và phát triển văn hóa, xây dựng hòa bình ổn định ở khu vực
Đông Nam Á.
1.1.3 Cơ cấu bộ máy ASEAN
Cơ cấu bộ máy ASEAN bao gồm các cơ quan : Hội nghị hàng năm của các
bộ trưởng, ủy ban thường trực (có ban thư kí), 9 ủy ban chuyên môn (lương
thực, nông nghiệp, thương mại, công nghiệp, giao thông, khoa học, văn hóa
và các vấn đề khác)
1.2 Khu vực mậu dịch tự do AFTA
AFTA (ASEAN Frê Trade Area) là diễn đàn hợp tác kinh tế quan trọng

và đáng chú ý nhất của ASEAN, được thành lập tại hội nghị thượng đỉnh
ASEAN lần thứ 4 tạu Singgapo theo sang kiến của Thái Lan. 2/1922khu
vực mậu dịch tự do AFTA chỉ gồm có những thành viên của Hiệp hội các
nước Đông Nam Á (ASEAN), 7 thành viên của AFTA là Singgapo, Thái
Lan, Philippin, Malaysia, Brunei, Việt Nam. Khu vực mậu dịch tự do
AFTA lớn hơn khu vực mậu dịch tự do Bắc mỹ (NAFTA) VÀ Liên minh
Châu Âu(EU) về số dân và diện tích nhưng thấp hơn về thu nhập bình quân
đầu người từ 10-15 lần.
Khu vực mậu dịch tự do AFTA là nơi thu hút sự chú ý của các liên minh
kinh tế thế giới, các công ty, các tập đoàn đa quốc gia cũng như cả cộng
đồng quốc tế, AFTA sẽ là khối mậu dịch hạt nhân của diễn đàn hợp tác
kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC)
Mục tiêu của AFTA:

6


- Thực hiện tự di hóa thương mại ASEAN bằng việc loại bỏ hàng rào
thuế qua và phi thuế quan trong nội khu vực
- Thu hút đầu tư trực tiếp tù nước ngoài vào ASEAN bằng cách tạo
dựng ASEAN thành một thị trường thống nhất và hấp dẫn các nhà đấu tư
quốc tế
- Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế
đang thay đổi, đặc biệt là phát triển trong xu thế tự do hóa thương mại toàn
cầu.
Thông qua việc thành lập AFTA các nước ASEAN muốn tạo ra một
thị trường mà trong đó:
- Một hàng rào thuế quan được xóa bỏ
- Thuế xuất đánh vào các mặt hàng xuất nhập khẩu chỉ từ 0-5%
- Phương thức để tiến hành giảm thuế là chương trình CEPT

Tóm lại AFTA ra đời đã trỏ thành một bộ phân hợp thành của xu thế tự do
hóa thương mại rộng lớn hơn ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và
toàn cầu. Do đó tạo lập AFTA cho ASEAN cũng chính là tạo lập một khu
vực mở, một sự thích ứng mới cho sự phát triển của ASEAN trong xu thế
khu vực hóa, toàn cầu hóa.
1.3 Sự cần thiết phải phát triển mối quan hệ thương mại Việt Nam –
ASEAN
Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN đã mở ra một trang sử mới trong
quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN. Chính
vì thế mở rộng mối quan hệ thương mại và tăng cường hợp tác trên nhiều
lĩnh vực là mục tiêu mà chung ta hướng đến. Gia nhập ASEAN chính là
bước đi đầu tiên then chốt cho tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, Nhờ
đó quan hệ kinh tế của Việt Nam đã được đa dạng hóa một cách rõ rệt và
trao đổi kinh tế của Việt Nam với các nước láng giềng trong ASEAN, Hoa
7


Kỳ, Liên minh Châu Âu, Hàn Quốc, Singgapo đã được mở rộng và tăng
trưởng nhanh chóng. Việt Nam gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA) đã tạo ra những sự thay đổi nhanh chóng đối với kinh tế và thương
mại của nước ta hiên nay. Trong giai đoạn hiện nay việc mở rộng và phát
triển hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN là điều chúng ta cần
phải làm nhằm tăng cường phát triển kinh tế, thương mại hóa.

8


Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam –
ASEAN hiện nay.
2.1 Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN.

Năm 2010 là năm bản lề với tiến trình liên kết các thành viên Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chuyển sang giai đoạnphát triển mới
hướng tới mục tiêu hình thành cộng đồng ASEAN (AC) vào năm 2015 dựa
trên ba trụ cột Cộng đồng chính trị - an ninh (APSC), Cộng đồng kinh tế
(AEC) và Cộng đồng văn hóa - xã hôi (ACSC). Việt Nm ngoài việc nỗ lưc
hoàn thành vai trò chủ tịch ASEAN với chủ đề “ Hướng tới cộng đồng
ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động” cũng luôn luôn chú ý tăng cường
hơn nữa các mối quan hệ hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vưc với các
thành viên khác của ASEAN, trong đó đáng quan tâm nhất vẫn là ở lĩnh
vực kinh tế nói chung và hoạt động thương mại hàng hóa nói riêng giữa các
nước thành viên ASEAN và các nước đối tác thương mại chính của
ASEAN.
2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu
Trong nhưng năm qua quan hệ hàng hóa song phương giữa Việt Nam và
các nước thành viên ASEAN ngày càng phát triển. Số liệu thống kê Hải
quan Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy các thành viên tính
chung luôn là đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với trị
giá hàng hóa buôn bán 2 chiều đạt mức tăng trương 13,3%/năm, riêng năm
2012 đạt37,83 tỉ USD tăng 9,7 so với năm 2011 và chiếm 16,6% tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Về thứ hạng kim nghach xuất nhập
khẩu ở Việt Nam so với các khu vực thị trường khác thì ASEAN là thi
trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 3 của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ
sau thị trường Hoa kỳ và thị trường các nước thành viên liên minh Châu Âu

9


(EU). Còn ở chiều ngược lại ASEAN là đối tác thương mại cung cấp nguồn
hàng hóa lớn thứ hai cho các doanh nghiệp Việt Nam chỉ sau Trung Quốc


Biểu đồ 2: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giữa Việt Nam và
ASEAN giai đoạn 2005-2012

Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN ngày một chuyển biến
theo chiều hướng tích cực, được nâng cao cả về chất lượng và giá trị. Từ
những mặt hàng nông sản sơ chế và nguyên nhiên liệu như gạo, cà phê, cao
su, dầu thô có hàm lượng chế tác thấp, nước ta đã xuất khẩu nhiều mặt
hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp như linh kiện máy tính, dệt may, nông
sản chế biến, mỹ phẩm với giá trị cao và ổn định. Việt Nam và các nước
ASEAN khác cùng gia nhập các câu lạc bộ các nước xuất khẩu lớn nhất
trên thế giới về gạo, cao su, cà phê, hạt điều, hàng dệt may. Trong quan hệ
về đầu tư trực tiếp nước ngoài, ASEAN là nguồn FDI lớn cho Việt Nam,
đồng thời cũng là cầu nối cho nhiều khoản đầu tư của các công ty đa quốc
gia có trụ sở tại ASEAN. Những thành viên ASEAN có vốn đầu tư lớn vào
Việt Nam là Singapore, Malaysia, Thái Lan và Brunei.
Từ những tháng đầu năm 2010 quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam
và ASEAN có nhiều tín hiệu lạc quan. Trị giá trao đổi hàng hóa với khu
vực này của Việt Nam trong quý I năm 2010 có tốc độ tăng trưởng cao hơn
hẳn so với tố độ tăng tổng kim nghạch xuất nhập khẩu của cả nước, đặc
biệt là xuất khẩu. Số liệu thống kê mới nhất của tổng cục hải quan cho thấy
10


tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2013 giữa Việt Nam và
ASEAN là tăng 29,5% … Trong đó xuất khẩu chiếm 18,9% tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước. Riêng năm 2012, kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN đạt 17,08 tỉ
USD, tăng 3,49 tỷ USD so với năm 2011. Trong đó tổng giá trị hàng hóa
nhập khẩu của Viêt Nam từ thị trường ASEAN là 3,57 tỉ USD tăng 45,6%
chiếm 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Như vậy, nhập

siêu của Việt Nam trong buôn bán với khu vực thị trường lớn nhất của Việt
Nam đã đạt con số hơn 1 tỉ USD. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường
ASEAN năm qua tăng mạnh là do trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng
tăng cao như: máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện, tăng 844 triệu
USD; điện thoại các loại và linh kiện, tăng 750 triệu USD; cao su tăng 339
triệu USD, sắt thép các loại tăng 243 triệu USD, cà phê tăng 224 triệu
USD. Chỉ tính riêng 5 nhóm hàng này đã đóng góp gần 2,4 tỷ USD, chiếm
tới 81% trong tổng số tăng thêm của kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN
năm 2012.
Điểm đáng chú ý trong quan hệ thương mại nội vùng giữa Việt Nam
với các nước thành viên ASEAN là năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của
Việt Nam chư bằng các đối thủ cạnh tranh thể hiện ở hàm lượng giá trị sản
xuất gia tăng trong hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN cao hơn hẳn
so với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang khu vực thị trường này.
2.1.2 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
Về nhóm hàng xuất khẩu, Việt Nam chủ yếu xuất sang ASEAN các nhóm
hàng chủ lực như: gạo, dầu thô, sắt thép, điện thoại và các loại linh kiện,
máy móc thiết bị và phụ tùng, xăng dầu các loại….

11


Kim ngạch, tỷ trọng xuất khẩu một số nhóm mặt hàng chính
của Việt Nam sang ASEAN năm 2012
Stt

Kim ngạch
(TriệuUSD)

Mặt hàng


Tốc độ
tăng/giảm
(%)

Tỷ
Tỷ trọng
trọng 2
1 (%)
(%)

1

Dầu thô

1.577

9,8

9,2

19,2

2

Điện thoại các loại & linh kiện

1.505

99,4


8,8

11,8

3

Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện

1.495

129,4

8,8

19,1

4

Gạo

1.480

-25,9

8,7

40,3

5


Sắt thép các loại

1.373

21,5

8,0

83,6

6

Xăng dầu các loại

1.094

-0,5

6,4

59,9

7

Cà phê

925

31,9


5,4

25,2

8

Máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng

922

23,0

5,4

16,7

9

Cao su

602

129,0

3,5

21,1

10 Thủy tinh & các sản phẩm thủy tinh


371

94,7

2,2

68,9

11 Sản phẩm từ chất dẻo

359

28,1

2,1

22,5

12 Hàng dệt may

346

6,6

2,0

2,3

13 Hàng hóa khác


5.027

25,6

29,4

10,2

25,7

100,0

14,9

Tổng cộng

17.075

Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường
ASEAN vẫn là gạo và dầu thô với trị giá chiếm xấp xỉ 10% tổng kim ngạch
hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang khu vực này. Tuy nhiên nhiều mặt hàng
là thế mạnh của Việt Nam như hàng dệt may, giày dép mới chỉ chiếm một
tỷ lệ nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các
nước ASEAN mà nguyên nhân chủ yếu là một số nước thành viên lớn của
Asean cũng có lợi thế sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này.
Theo số liệu thống kê tạm tính, trong 8 tháng đầu năm kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang khu vực ASEAN đạt 10,7 tỷ USD,
so với cùng kỳ năm trước tăng 21,8%. Trong năm 2011, xuất khẩu của Việt
12



Nam sang khu vực ASEAN tăng mạnh trong những tháng cuối năm. Dự
kiến, với tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 30% thì kim ngạch xuất khẩu sang
ASEAN trong cả năm 2012 sẽ đạt gần 18 tỷ USD.
Trong năm 2012, mặt hàng dầu thô đứng ở vị trí số 1 về kim ngạch
xuất khẩu sang các thị trường thuộc ASEAN, với kim ngạch 1557 triệu
USD, tăng 9,8% so với năm 2011.
Bên cạnh đó, trong năm 2012, hai mặt hàng tiếp theo xuất khẩu
nhiều sang khu vực ASEAN là điện thoại, linh kiện điện thoại và máy vi
tính,sản phẩm điện tử linh kiện, với kim ngạch đạt lần lượt là 1005 triệu
USD và 1495 triệu USD; so với 2011, xuất khẩu gạo giảm 25,9%; còn xuất
khẩu điện thoại tăng mạnh 134,86%.
2.1.3 Các thị trường xuất khẩu chủ yếu.

Biểu đồ tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN
năm 2012 ( Tổng cục hải quan)
Malaixia là thị trường đứng đầu về nhập khẩu hàng Việt Nam trong
khối ASEAN, chiếm tỷ trọng 26,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam sang ASEAN, tiếp theo là Campuchia (16,6%), Thái Lan
(15,3%), Inđônêxia (13,8%)...
2.2 Nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN.
2.2.1 Kim ngạch nhập khẩu.

13


Ở chiều ngược lại, tổng trị giá hàng hoá Việt Nam nhập khẩu từ thị
trường này là 20,76 tỷ USD, giảm 0,7%và chiếm tới 18,2% tổng kim ngạch
nhập khẩu cả nước từ tất cả các thị trường trên thế giới.


Biểu đồ tỉ trọng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường ASEAN
NĂM 2012
(Tổng cục hải quan)
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường các nước ASEAN
trong năm 2012 giảm nhẹ so với năm trước, chủ yếu do nhập khẩu một số
nhóm hàng chủ lực suy giảm như xăng dầu giảm 379 triệu USD, linh kiện
& phụ tùng xe máy giảm 373 triệu USD, sắt thép các loại giảm 297 triệu
USD, linh kiện & phụ tùng ôtô giảm 189 triệu USD, dầu mỡ động thực vật
giảm 125 triệu USD. Tuy nhiên, nhập khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử &
linh kiện (nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch nhập
khẩu của Việt Nam từ ASEAN) lại có mức tăng đột biến, tăng tới 77,5%
(tương ứng tăng 1,1 tỷ USD) so với năm 2011.
2.2.2 Mặt hàng nhập khẩu
Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ các nước ASEAN chủ yếu là
các mặt hàng thiết yếu, nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong
nước như: xăng dầu; nguyên phụ liệu ngành dệt may da giầy; máy vi tính,
sản phẩm điện thử và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng;
chất dẻo nguyên liệu... Trị giá của 4 nhóm hàng này chiếm hơn 46% tổng
kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN.
14


Kim ngạch, tỷ trọng nhập khẩu một số nhóm hàng chính
của Việt Nam từ ASEAN năm 2012

Stt

Kim ngạch (Triệu


Mặt hàng

USD)

Tốc độ
tăng/giảm
(%)

Tỷ trọng
1 (%)

Tỷ
trọng 2
(%)

1

Xăng dầu các loại

4.564

-7,7

22,0

50.9

2

Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện


2.507

77,5

12,1

19.1

3

Máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng

1.305

23,0

6,3

8.1

4

Chất dẻo nguyên liệu

1.116

3,0

5,4


23.2

5

Nguyên phụ liệu dệt may da giày

750

-7,9

3,6

23.7

6

Hóa chất

699

14,5

3,4

25.1

7

Dầu mỡ động thực vật


671

-15,7

3,2

89.8

8

Giấy các loại

610

0,5

2,9

52.4

9

Dầu thô

584

3,0

2,8


90.2

10

Gỗ & sản phẩm từ gỗ

573

-8,6

2,8

42.2

11

Hàng điện gia dụng & linh kiện

489

-1,7

2,4

9.7

12

Sản phẩm hóa chất


469

-2,3

2,3

19.1

13

Linh kiện & phụ tùng ô tô

464

-28,9

2,2

31.8

14

Hàng hóa khác

5.957

-12

28,7


11.4

-0,7

100,0

18,2

Tổng cộng

20.758

Nhiều nhóm hàng được nhập khẩu từ thị trường này chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ tất cả các thị trường
trên thế giới như: xăng dầu, dầu thô, giấy các loại, chất dẻo nguyên
liệu, dầu mỡ động thực vật, gỗ & sản phẩm gỗ … Mặt hàng nhập khẩu
nhiều nhất chính là Xăng dầu các loại đạt 4.564 triệu USD, tiếp theo là máy
vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2.507 triệu USD, máy móc thiết bị
phụ tùng 1.305 triệu USD
2.2.3 Các thị trường nhập khẩu
15


Trong các thị trường nhập khẩu của Việt Nam, ASEAN vẫn chiếm tỉ
trọng lớn nhất với tỉ lệ 25%. Trong nội khối ASEAN, Singgapo đứng đầu
về xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam, với tỉ trọng chiếm 32,2% trong tổng
kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN, tiếp theo là Thái Lan
27,9%, Malaixia 16,4%.
Có thể khẳng, trong những năm qua quan hệ thương mại hàng hóa

song phương giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN ngày càng
phát triển và đạt được nhiều thành tựu khả quan. Các thành viên ASEAN
luôn là đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với giá trị hàng
hóa buôn bán hai chiều đạt mức tăng trưởng khá cao.

16


Chương 3: Thuận lợi, khó khăn và những biện pháp thúc đẩy mối
quan hệ thương mại Việt Nam - ASEAN
3.1 Thuận lợi
- Việt Nam đã gia nhập vào khu vực mậu dich tự do ASEAN (AFTA) với
công cụ chủ yếu để thực hiện thành công AFTA là hiệp định ưu đãi thuế
quan có hiệu lực chung đã được các nước thành viên kí năm 1992 đem lại
cho Việt Nam những điều kiện thuận lợi như: tự do hóa thương mại, thu
hút vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh….
- Từ các nước ASEAN ta có thể nhập khẩu các nguyên liệu cần thiết cho
nền kinh tế với giá tương đối hạ như: phân bón, xăng dầu, linh kiện điện tư,
máy tính….
- Qua các nước ASEAN, các doanh nghiệp của Việt Nam có thể hợp tác
kinh doanh học hỏi kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu vì những nước này
có sản phẩm xuất khẩu tương đồng Việt Nam.
- Bên cạnh những mặt lợi thu được từ hoạt động thương mại trong nội bộ
khối. Khi gia nhập AFTA, Việt Nam sẽ có thế hơn trong đàm phán quan hệ
thương mại song phương và đa biên với các cường quốc kinh tế, cũng như
các tổ chức thương mại quốc tế lớn như Mỹ, Nhật, EU…
- Một mặt doanh nghiệp được lợi do tăng được khả năng cạnh tranh so với
nước ngoài ASEAN về giá cả, mặt khác người tiêu dùng được hưởng lợi
hơn do giá cả rẻ hơn và chủng loại hàng hóa phong phú hơn.
- Thu hút vốn đầu tư, tiếp thu công nghệ, sử dụng vốn và kĩ thuật cao trong

khu vực.
3.2 Khó khăn
- Khoảng cách thấp xa của Việt Nam về trình độ phát triển kinh tế so với
các nước ASEAN (thu nhập bình quân đầu người, dự trữ ngoại tệ, vốn đầu
tư, trình độ công nghệ)
17


- Các nước ASEAN đang nhập siêu từ các nước ASEAN và trong lĩnh vực
nhập khẩu, việc tham gia thực hiên AFTA, xóa bỏ hàng rào thuế quan và
phi thuế quan có thể trở thành một nguy cơ cho các nhà sản xuất trong
nước.
- Trình độ quản lí của doanh nghiệp Việt Nam còn non yếu.
- Số thu từ thuế nhập khẩu, còn chiếm một phần quan trọng của thu ngân
sách (25%), trong khi các nước ASEAN thu từ thuế nhập khẩu chỉ chiếm
10%
- Hàng hóa sẽ bị cạnh tranh càng ngày càng mạnh vì nhiều nước trong
ASEAN cũng xuất khẩu những mặt hàng tương tự Việt Nam.
3.3 Những biện pháp để đẩy mạnh mối quan hệ thương mại Việt NamASEAN
Để đẩy mạnh mối quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN, tham gia vào
việc hôi nhập quốc tế nói chung và khu vực nói riêng, Việt Nam cần quan
tâm đến một số vấn đề sau:
- Nắm bắt kịp thời những biến động trên thị trường thế giới cũng như các
nước ASEAN có ảnh hưởng nhiều đến giao dịch và giá cả, tiếp đó là tình
hình chính trị thiếu ổn định ở một số nước cung tác động mạnh đến quan hệ
thương mại và khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam, có như vậy
các doanh nghiệp Việt Nam mới điều chỉnh tốt các chính sách thị trường,
giá cả trong giao dịch.
- Từ nay đến năm 2020 thị trường Châu Á và các nước ASEAN vẫn tiếp
tục giữ tỉ trọng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tương đối cao, doanh

nghiệp Việt Nam cần tận dụng lợi thế vị trí địa lí gần và đây hầu hết là các
thị trường buôn bán truyền thống để đẩy mạnh những mặt hàng xuất khẩu
chủ lực như dầu thô, hải sản, sản phẩm máy tính điên tử, hàng dệt may,
gạo, cao su…………
18


- Tăng cường cơ chế hợp tác thay cho sự cạnh tranh trên thị trường nhất là
việc cùng giao dịch chào bán và tham gia đấu thầu các mặt hàng nông sản
như gạo, cà phê, cao su mà Việt Nam và một số nước trong khu vực đều là
nước có thế mạnh xuât khẩu, tránh được sự ép giá của các nhà nhập khẩu.
Điển hình là mặt hàng gạo trong nhiều năm qua Việt Nam và Thái Lan đã
hơp tác xuất khẩu nên đã nâng được giá cả thị trường trên thế giới, góp
phần ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân
- Công tác xúc tiến thương mại luôn là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Cần
xây dựng thương hiệu quốc gia và thương hiệu riêng cho các sản phẩm xuất
khẩu của Việt Nam để đảm bảo chất lượng, ổn định thị trường tiêu thụ và
thu hút sự quan tâm của khách hàng ngày càng nhiều.
- Củng cố hoạt động của các cơ quan thường vụ ở nước ngoài. Việc thành
lập các phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các nước phải được các cơ
quan thường vụ quan tâm hơn.

19


C. KẾT LUẬN
Việt Nam gia nhập ASEAN và AFTA là bước đi tất yếu đầu tiên của Việt
Nam trên con đường hôi nhập khu vực và thế giới. Sự kiện này mở ra cho
nước ta nhiều cơ hội mới cũng như những thách thức to lớn. Đó là Việt
Nam đưa ra lộ trình cắt giảm thuế quan của các mặt hàng thương mại chế

tạo đối với các quốc gia thành viên ASEAN trong bối cảnh nội lực còn
chưa đủ mạnh. Đồng thời Việt Nam vẫn phải chấp nhận cạnh tranh rất
quyết liệt với các nước khác trong ASEAN không chỉ trên thị trường khu
vực mà còn trên thế giới.
Với tư cách là thành viên của AFTA Việt Nam có điều kiện khai thác lợi
thế mới trong quan hệ thương mại với các nước lớn khác. Trước những cơ
hội và thách thức đan xen lẫn nhau đòi hỏi sự nỗ lực cả tầm vĩ mô và vi mô
của Đảng và nhà nước ta trong việc đưa ra những giải pháp để khai thác
triệt để các cơ hội và hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng mà thách thức
đưa đến nhằm đưa Việt Nam đẩy nhanh quá trình hội nhập toàn cầu .

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Quan hệ chính trị quốc tế - Học viện báo chí và tuyên truyền
2 Tài liệu thống kê từ tổng cục hải quan
3 Nguồn imternet
4 Nguồn từ ban thư kí ASEAN
5 Giao trình quan hệ chính trị quốc tê (nxb chính trị quốc gia)
6 Cổng thông tin điện tử của Đảng cộng sản Việt Nam
7 Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện quan hệ quốc
tế(2002), Một số vấn đề về quan hệ quốc tế trong giai đoạn hiện nay, nxb
thống kê Hà Nội.
8 Học viện báo chí và tuyên truyền (2003), thể chế chính tri thế giới đương
đại, nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

21



MỤC LỤC

22



×