Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.19 KB, 10 trang )

Trình bày những nội dung cơ bản của phương pháp làm việc theo
nhóm. Theo Anh (chị) để nâng cao hiệu quả của phương pháp này
trong dạy học cần phải lưu ý những điểm nào?
1. Mở đầu

Con người là một sinh vật xã hội, điều đó có nghĩa là chúng ta khơng thể sống
và làm việc một mình. Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn mình với một nhóm cơ
bản nhất: Gia đình. Sau đó khi lớn hơn, bước vào nhà trường chúng ta sẽ có những
người bạn và nếu phù hợp sẽ tạo thành các nhóm bạn.
Bản thân chúng ta với năng lực và tính cách sẽ có những ảnh hưởng lên nhóm,
đồng thời cũng chịu những tác động của bạn bè cả về điều tốt lẫn xấu: “Gần mực thì
đen, gần đèn thì sáng”. Nhờ các hoạt động trong nhóm, chúng ta vừa phát triển những
kỹ năng cá nhân, thu nạp những kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời góp
phần vào các hoạt động đem lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho tập thể,
cộng đồng. Ngay từ xưa, ông bà ta cũng có câu : “Một cây làm chẳng nên non, ba cây
chụm lại nên hòn núi cao”
Trong dạy học, phương pháp làm việc nhóm được xem là một trong những
phương pháp dạy học tích cực mang lại hiệu quả cao trong q trình dạy học. Học tập
theo nhóm vừa là một yêu cầu vừa là một phương pháp học được khuyến khích áp
dụng rộng rãi, nhất là đối với sinh viên. Trong xu thế hội nhập của đất nước, vai trò
của phương pháp học này càng trở nên quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu
quả học tập của người học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
Dạy học theo nhóm là một phương pháp giảng dạy trong đó người dạy sẽ tổ
chức người học thành những nhóm nhỏ để thực hiện các hoạt động như: thảo luận,
đóng vai, giải quyết vấn đề,... Mỗi thành viên khơng chỉ có trách nhiệm thực hiện các
hoạt động của nhóm mà cịn phải có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ các thành viên trong
nhóm hồn thành các nhiệm vụ được giao. Đây là một phương pháp giảng dạy khá ưu
việt, cho phép rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên hiện đang được áp
dụng rộng rãi cho nhiều môn học và trong nhiều trường Đại học trên thế giới. Vậy
phương pháp làm việc nhóm là như thế nào? Và khi áp dụng trong giảng dạy đạt hiệu
quả cao thì người dạy cần phải chú ý đến điều gì?


2. Nội dung
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị An

1


2.1. Những nội dung cơ bản của phương pháp làm việc nhóm
Nhóm là gì? Nhóm khơng đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc
cùng nhau hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý. Nhóm là một tập hợp
những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm
thực hiện một mục tiêu chung. Vì thế các thành viên trong nhóm cần có sự tương tác
với nhau và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm
cũng phải có sự phụ thuộc vào thông tin của nhau để thực hiện phần việc của mình.
Như vậy chúng ta tuy có nhiều hình thức nhóm khác nhau như : Nhóm bạn học
tập, nhóm bạn cùng sở thích, nhóm năng khiếu, nhóm kỹ năng, các câu lạc bộ, các
nhóm làm việc theo dự án, nhóm làm việc trong tổ chức .v.v. Nhưng tất cả đều phải
xây dựng trên tinh thần đồng đội, tin tưởng và tơn trọng lẫn nhau, ngồi ra chúng ta
cịn phải tạo ra một môi trường hoạt động mà các thành viên trong nhóm cảm thấy tự
tin, thoải mái để cùng nhau làm việc, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã
đặt ra. Điều quan trọng là phải giúp cho các thành viên trong nhóm tin rằng sự cống
hiến của mình cho tập thể được đánh giá đúng đắn, chính xác và nhận được sự tưởng
thưởng xứng đáng, khơng có sự nhập nhằng gây ra ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi
người. Những thành viên trong nhóm phải được xác định rằng thành quả của tập thể
có được là từ sự đóng góp tích cực của mỗi người.
Thế nào là một Nhóm làm việc? Một nhóm có thể hình thành theo nhiểu cách
khác nhau: Các nhóm bạn học tập có khi hình thành do sự chỉ định của thầy cơ, nhóm
sở thích hình thành do sự rủ rê nhau, và các nhóm làm việc trong một cơ quan, đơn vị
là do sự tuyển dụng theo nhu cầu của đơn vị đó. Vì thế, có những nhóm hình thành và
gắn kết rất lâu, nhưng cũng có những nhóm chỉ hoạt động cùng nhau trong một thời
điểm nào đó. Nhưng điều quan trọng là, khơng phải nhóm nào cũng có những mục

đích hay có những hoạt động cùng nhau.
Một nhóm người làm việc trong cùng một văn phòng hay thậm chí một dự án
chung khơng phải lúc nào cũng tiến hành cơng việc của một nhóm làm việc. Nếu
nhóm đó được quản lý theo kiểu chun quyền độc đốn, có lẽ sẽ khơng có sự tác
động qua lại liên quan đến cơng việc giữa các thành viên trong nhóm. Nếu có bất kỳ
tư tưởng bè phái nào trong nhóm, hoạt động của nhóm sẽ khơng bao giờ tiến triển
được. Ngược lại, một nhóm làm việc vẫn có thể phát triển dù các thành viên không
cùng làm việc hay sinh hoạt trong một môi trường, một không gian nhất định.
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị An

2


Nói một cách đơn giản, nhóm làm việc là nhóm tạo ra được một tinh thần hợp
tác, biết phối hợp và phát huy các ưu điểm của các thành viên trong nhóm để cùng
nhau đạt đến một kết quả tốt nhất cho mục đích mà nhóm đặt ra.
Tùy theo nhu cầu, mục đích được đề ra cho nhóm và số lượng cũng như năng
lực của các thành viên trong nhóm, các nhóm được hình thành và phát triển theo nhiều
hình thức và thời gian hoạt động khác nhau. Nhưng nhìn chung thì hầu như đều trải
qua 4 bước cơ bản:
Bước 1: Tạo dựng: Khi được mời gọi hay đưa vào nhóm, các thành viên cịn rụt rè,
và tìm kiếm những vị trí của mình trong nhóm, chưa bộc lộ nhu cầu cũng như năng
lực cá nhân.. Một điều không thể thiếu là các thành viên sẽ thử khả năng lãnh đạo của
trưởng nhóm. Thơng thường hầu như khơng có nhóm nào có được sự tiến bộ trong
giai đoạn này.
Bước 2: Cơng phá: Đây có lẽ là giai đoạn khó nhất của mỗi nhóm. Các thành viên
thường cảm thấy thiếu kiên nhẫn với việc thiếu sự phát triển của công việc, nhưng họ
vẫn chưa có kinh nghiệm làm việc như một nhóm thật sự. Họ có thể sẽ tranh cãi về
những cơng việc được giao vì phải đối mặt với những điều trước đây họ chưa bao giờ
nghĩ tới và khiến họ cảm thấy không thoải mái. Tất cả “sức mạnh” của họ dành để

chĩa vào các thành viên khác, thay vì tập trung lại và hướng tới mục tiêu chung.
Bước 3: Ổn định: Trong suốt giai đoạn này, các thành viên trong nhóm quen dần
và điều hồ những khác biệt giữa họ. Sự xung đột về tính cách và ý kiến giảm dần và
tính hợp tác tăng lên. Khi đó họ có thể tập trung nhiều hơn cho cơng việc và bắt đầu
có sự tiến bộ đáng kể trong hiệu quả cơng việc.
Bước 4: Hồn thiện: Ở giai đoạn này, các thành viên đã hiểu và thích nghi được
với điểm mạnh và yếu của từng người trong nhóm mình và biết được vai trị của họ là
gì. Mọi người đã cởi mở và tin tưởng nhau hơn, rất nhiều ý kiến hay được nêu ra thảo
luận vì họ khơng cịn e ngại như lúc đầu. Họ linh hoạt sử dụng quyết định của mình
như một cơng cụ để hiện thực hoá những ý tưởng, ưu tiên những nhiệm vụ cần thiết
và giải quyết những vấn đề khúc mắc. Rất nhiều việc được hồn thiện và sự gắn bó
giữa các thành viên trong nhóm là rất cao.


Những ngun tắc giúp bạn cải thiện kỹ năng làm theo việc nhóm:

Vì trải qua 4 giai đoạn như thế nên ban đầu, có vẻ như một nhóm hoạt động lại
khơng đạt được những hiệu quả như một cá nhân làm việc, vì thế nên sẽ đưa đến hậu
quả là có một vài cá nhân có năng lực, thừa nhiệt tình nên đã gánh vác hay ôm đồm
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị An

3


cơng việc cho cả nhóm và kết quả là những thành tựu mà nhóm có được chỉ là do
cơng sức của một vài người, từ đó sẽ đưa đến sự độc tài hay chia rẽ, dẫn đến sự tan rã
nhóm. Ngược lại, nếu biết cách làm việc nhóm thì sau giai đoạn cơng phá, nhóm sẽ ổn
định và phát huy được sức mạnh của tập thể, vượt qua những giới hạn của cá nhân để
đạt đến được mục đích chung mà mọi thành viên trong nhóm đều có thể hưởng được
những ích lợi do nhóm mang lại.



Kỹ năng tổ chức cơng việc

Nhóm làm việc là những cá nhân tập hợp lại và hình thành một đơn vị hoạt động
cùng nhau, vì thế mỗi thành viên trong nhóm đều phải biết kỹ năng để gắn kết và áp
dụng tốt các kỹ năng này để đạt được những hiệu quả nhất định. Có hai kỹ năng mà
một nhóm cần phải có là kỹ năng tổ chức các hoạt động cho nhóm và kỹ năng giao
tiếp giữa các thành viên trong nhóm.
- Kỹ năng tổ chức:
Bất kỳ một cơng việc gì, từ cá nhân đến tập thể đều cần phải có sự tổ chức, vậy
phải dựa vào yếu tố gì để có thể tổ chức một hoạt động để đem lại kết quả tốt nhất.
Theo quan điểm của người xưa, thì ta có 3 yếu tố là Thiên thời, địa lợi và nhân hịa.
Điều này có nghĩa là : Phải gặp đúng thời cơ hay thời điểm thích hợp, phải thực hiện ở
một địa điểm thích hợp, có những yếu tố thuận lợi và điều quan trọng nhất là đạt được
sự đồng lòng, hòa thuận giữa mọi người với nhau. Còn hiện nay thì chúng ta có thể
dựa vào ngun lý 5W + 1 H để tổ chức một công việc hay một hoạt động, một kế
hoạch: Khi bắt đầu bất kỳ một vấn đề gì mới, chúng ta phải trả lời được các câu hỏi:
Kế hoạch hay chương trình đó dùng để làm gì? ( What )
Kế hoạch đó xuất phát từ đâu, ở đâu ra? ( Where )
Khi nào thì bắt đầu tiến hành ?( When )
Ai sẽ là người thực hiện hay phụ trách việc này? ( Who )
Tại sao phải tiến hành hoạt động này? ( Why )
Chúng ta sẽ thực hiện nó như thế nào? ( How )
Nếu một kế hoạch hay dự án mà không trả lời được các câu hỏi này thì chúng
ta khơng nên tiến hành vì có nhiều khả năng thất bại hay chí ít cũng là những khó
khăn khó khắc phục, có thể dẫn đến sự mất đồn kết hay tan rã nhóm. Ngồi ra trong
kỹ năng tổ chức, mỗi người trong nhóm đều phải nhận ra được thế mạnh cũng như
điểm yếu của mình để có thể đảm nhận hay sắp xếp các cơng việc, các trách nhiệm
phù hợp điều đó mới giúp cho nhóm đạt được những kết quả tốt nhất. Đăng ký khoá

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị An

4


học kỹ năng mềm tại Academy.vn sẽ giúp bạn hoàn thiện những kỹ năng cần thiết cho
công việc và cuộc sống.
- Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân
Như đã nói, để thực hiện các hoạt động thì một cá nhân dù xuất sắc đến đâu
cũng không thể thực hiện nếu khơng có sự trợ giúp của những người cùng làm việc
với mình vì thế, điều cơ bản nhất là phải tạo được sự đồng thuận hay tiếng nói chung
giữa những người trong nhóm để cùng nhau thực hiện. Để thực hiện được các hoạt
động chung, thì mỗi một thành viên trong nhóm cần phải có một số các kỹ năng sau
đây ngoài sự đồng thuận chung về quan điểm và mục đích của nhóm:
Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong
nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng ý kiến
giữa các thành viên trong nhóm. Lắng nghe khơng chỉ là sự tiếp nhận thơng tin từ
người nói mà cịn phải biết phân tích, nhìn nhận theo hướng tích cực và phản hồi bằng
thái độ tơn trọng những ý kiến của người nói dù đó là ý kiến hồn tồn trái ngược với
quan điểm của bản thân. Đọc thêm: Kỹ năng lắng nghe trong nghệ thuật giao tiếp đỉnh
cao
Chất vấn: Chất vấn là kỹ năng thể hiện tư duy phản biện tích cực Thực tế đây là một
kỹ năng khó mà bất kỳ ai cũng cần phải rèn luyện. Chất vấn bằng những câu hỏi
thông minh dựa trên những lý lẽ tán đồng hay phản biện chặt chẽ. Điều này đòi hỏi
mức độ tư duy cao và tinh thần xây dựng cho nhóm. Lời lẽ chất vấn cần mềm mỏng,
lịch sự. Tuy nhiên, điều quan trọng là trong nhóm cần có sự cởi mở để khuyến khích
mọi người có thể tiếp nhận những ý kiến trái chiều với quan điểm của mình mà không
tự ái. Người chất vấn cũng phải sử dụng những lời lẽ mềm mại và tế nhị, khơng xốy
vào những điểm yếu lên tiếng phê phán hay chê bai để dẫn đến sự tranh luận vơ ích.
Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng

thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
Khi thuyết phục, ta phải dựa vào chính những ý kiến chung để củng cố hay làm cho
nó trở nên hợp lý hơn chứ không chỉ dựa vào lý lẽ cá nhân. Nhất là khơng thể dựa vào
vị trí hay tài năng của mình để buộc người nghe phải chấp nhận.
Tơn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tơn trọng ý kiến của những người khác
thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực. Khi các
thành viên trong nhóm thể hiện sự tơn trọng lẫn nhau nghĩa là đang đóng góp sức
mình vào sự thành công trong việc tổ chức các hoạt động của nhóm.
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị An

5


Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau vì trong một nhóm, có người sẽ mạnh
lĩnh vực này, nhưng người khác lại mạnh lĩnh vực khác. Và nhiều khi, vấn đề mà
nhóm đang phải giải quyết cần kiến thức ở nhiều lĩnh vực, mức độ và đòi hỏi các kỹ
năng khác nhau. Đây là kỹ năng mà mỗi người cần rèn luyện để sẵn sàng đóng góp
vào thành quả chung của nhóm.
Chia sẻ: Các thành viên đưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình khi gặp các
tình huống tương tự trước đó. Trong nhóm đang thảo luận, người nào càng chia sẻ
được nhiều kinh nghiệm quý giá của mình, hoặc đưa ra các ý kiến sáng suốt cho
nhóm, thì sẽ càng nhận được sự u mến và vị nể của các thành viên còn lại. Và một
khi, mỗi thành viên trong nhóm đều nhận thức được tầm quan trọng của việc chia sẻ,
khơng khí làm việc của nhóm sẽ cởi mở và tích cực hơn.
Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề
ra. Có nghĩa là, cả nhóm cần phải hiểu rõ mục đích của nhóm cần đạt được là gì, và có
cùng chung khao khát hồn thành nó. “Hãy tưởng tượng, chúng ta đang cùng ở trên
một con thuyền, tất cả đều phải cùng chèo để đưa con thuyền về đến đích!”.
2.2. Những điểm cần lưu ý khi áp dụng phương pháp làm việc nhóm trong
dạy học.

Sự thành công của việc giảng dạy phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy
học được giáo viên lựa chọn. Cùng một nội dung nhưng tùy thuộc vào phương pháp
sử dụng thì sẽ có những kết quả khác nhau. Làm việc theo nhóm là một trong những
phương pháp dạy học được áp dụng trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
nhằm phát huy được tính tích cực của người học, dạy học hướng về người học.
Với phương pháp tổ chức cho sinh viên học tập theo nhóm có thể áp dụng
trong suốt quá trình học tập hoặc cũng có thể áp dụng một phần trong q trình học
tập theo từng nội dung học tập, chẳng hạn giải quyết nội dung của từng chương hay
bài tập của từng chương. Khi áp dụng phương pháp làm việc nhóm trong dạy học,
giảng viên cầu lưu ý những điều sau:
Thứ nhất, là thành lập nhóm: Ngay buổi đầu của mơn học Giảng viên nên
thông báo cho sinh viên biết cách tổ chức nhóm và nội dung hoạt động học tập của
nhóm. Việc tổ chức nhóm sao cho Giảng viên có thể bao quát được nhóm. Số lượng
thành viên trong nhóm vừa đủ để làm việc được và đồng thời phải phát huy được tính
tích cực của mỗi thành viên trong nhóm. Thơng thường nhóm khoảng từ 4-6 sinh viên
và nên có nhóm trưởng. Giảng viên có thể phân nhóm ngẫu nhiên hoặc theo sự sắp
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị An

6


xếp của mình. Cũng có khi để tự sinh viên lựa chọn và tự kết nhóm (do có thể đã có
sẵn nhóm làm việc ăn ý với nhau). Việc phân nhóm có thể có nhiều cách khác nhau
nhưng miễn sao đạt được mục đích sinh viên có sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong
học tập, tránh tình trạng trong nhóm chỉ có 1 vài người làm việc cịn những người
khác khơng làm gì cả.
Cơ cấu tổ chức nhóm: Một nhóm có hoạt động hiệu quả cần có cơ cấu tổ chức:
Nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của nhóm, nhóm
trưởng có thể do các thành viên trong nhóm bầu hoặc do giảng viên chỉ định. Có thể
có Nhóm phó nếu quy mơ nhóm lớn để thay thế nhóm trưởng khi nhóm trưởng vắng

mặt hoặc hỗ trợ nhóm trưởng trong một số việc. Thư ký để ghi chép các diễn biến
công việc, thảo luận của nhóm, thư ký có thể được thay đổi theo từng công việc hoặc
cố định từ đầu đến cuối. Phải quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng vị trí của thành
viên trong nhóm (sinh viên trong nhóm tự phân cơng cơng việc).
Trưởng nhóm phải có năng lực, nhiệt tình và có uy tín: Trưởng nhóm sẽ góp
phần quyết định thành cơng của một nhóm học tập. Trong hoạt động của một nhóm,
Trưởng nhóm đóng vai trị quan trọng, là người chịu trách nhiệm trước thầy cô, tập
thể lớp về hoạt động của nhóm, là người điều hành và tổ chức cơng việc của nhóm,
đảm bảo cho nhóm đi đúng hướng, là người động viên thôi thúc mọi người học tập
(làm việc) và tháo gỡ khó khăn khi cần thiết ... Chính vì vậy, Trưởng nhóm có ảnh
hưởng nhiều đến chất lượng học tập của cả nhóm.
Thứ hai, Giao việc cho nhóm (giao đề tài): Có thể giao cùng một nội dung
cơng việc/đề tài chung cho các nhóm hoặc mỗi nhóm một đề tài khác nhau nhưng
mức độ khó khăn tương đương nhau. Đề tài thảo luận phải thuộc nội dung mơn học,
có thể có nhiều hướng khai thác khác nhau. Phải đặt câu hỏi cụ thể, rõ ràng. Hướng
dẫn cụ thể và định hướng cách thức làm việc. Lựa chọn vấn đề thảo luận phải hấp dẫn,
có tính chất kích thích tính tích cực chủ động làm việc của sinh viên. Chủ đề nên gắn
liền với thực tế để sinh viên tìm hiểu và tìm cách giải quyết vấn đề.
Ví dụ: Chủ đề: Chuyển giá là gì? Hãy đề xuất một số biện pháp chống chuyển giá?
Có thể cho các nhóm về nhà chuẩn bị, hoặc cũng có thể thảo luận ngay tại lớp tùy
theo chủ đề và yêu cầu. Nếu thảo luận tại chỗ, thời gian thảo luận phải phù hợp với
nội dung và yêu cầu của vấn đề thảo luận.
Thứ ba, nhóm thảo luận và thuyết trình: Giảng viên cơng bố cách thức thuyết
trình bằng phương tiện gì? Người thuyết trình được chỉ định ngẫu nhiên hay cho
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị An

7


nhóm chọn và đề cử (nếu nhóm đề cử thì mỗi lần thuyết trình sẽ phải thay người khác

để mỗi cá nhân đều có cơ hội thuyết trình). Ngồi ra, có thể chấp nhận cho cả nhóm
cùng tham gia hỗ trợ thuyết trình và trả lời câu hỏi phản biện. Dù thực hiện bằng cách
nào nhưng yêu cầu đặt ra là mỗi thành viên trong nhóm phải hiểu và nắm được nội
dung bài thuyết trình của nhóm mình (có thể yêu cầu bất kỳ thành viên nào trong
nhóm lên tóm tắt bài thuyết trình trước khi người khác thuyết trình). Giảng viên chỉ
định nhóm nhận xét và phản biện cụ thể hoặc mời ngẫu nhiên bất kỳ trong những
nhóm khác phản biện hoặc cũng có thể phản biện tự do (cho sinh viên xung phong).
Nên để cho các lớp được tự do phản biện trước, nếu không ai nhận xét và phản biện
thì giảng viên mới chỉ định. Lúc này giảng viên nên đóng vai trị là người quan sát,
qua đó ghi nhận đúng sai và đánh giá các nhóm. Giảng viên cũng có thể đặt câu hỏi
cho nhóm thuyết trình và cũng có thể hỗ trợ nhóm trả lời câu hỏi của các nhóm khác
khi nhóm thuyết trình khơng trả lời được hoặc đặt thêm câu hỏi gợi mở để nhóm có
thể trả lời.
Trong q trình các nhóm thảo luận, giảng viên đi tới từng nhóm, lắng nghe,
gợi ý và thăm dị xem nhóm nào làm việc tích cực, hiệu quả hơn. Trong điều kiện thời
gian có hạn, có thể mời nhóm đó trình bày trước lớp.
Thứ tư, đánh giá hoạt động của nhóm: Để việc đánh giá kết quả hoạt động của
nhóm được chính xác, cơng bằng và minh bạch, cần thực hiện đánh giá qua nhiều
khâu, nhiều phần:
- Giảng viên có nhận xét, phân tích kết quả thực hiện của từng nhóm, so sánh với các
nhóm khác để sinh viên nhận ra ưu điểm, khuyết điểm của nhóm mình. Từ đó giảng
viên chỉ ra những cái được, những cái chưa được để sinh viên hiểu đúng vấn đề .
- Sinh viên tự đánh giá kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm:Thực tế có
nhiều sinh viên với thói quen ỷ lại vào các sinh viên khác đã khơng tham gia tích cực
làm việc nhóm. Chỉ chờ các sinh viên khác làm rồi hưởng lợi. Vì vậy, ngay từ buổi
đầu, giảng viên công bố cách thức nhóm tự cho điểm các thành viên khi tham gia vào
cơng việc nhóm theo từng chủ đề bằng cách cả nhóm sẽ thống nhất tỷ trọng điểm của
từng thành viên sẽ được hưởng trong chủ đề (bài) đó. Giảng viên cho tổng điểm của
cả nhóm theo từng chủ đề (bài). Tổng điểm này nhân với tỷ trọng của từng cá nhân sẽ
được điểm của từng cá nhân.

- Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau:
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị An

8


Sau phần thuyết trình của các nhóm và phần nhận xét của giảng viên, giảng viên u
cầu các nhóm bình chọn lẫn nhau (chỉ bình chọn, khơng chấm điểm), đây là việc làm
phát huy tính dân chủ trong việc đánh giá đồng thời giúp cho giảng viên đưa ra kết
quả cuối cùng một cách công bằng.
- Giảng viên chấm điểm:
Giảng viên chấm điểm cho các nhóm sau khi đã có sự bình chọn giữa các nhóm với
nhau. Phần châm điểm của giảng viên nên bao gồm: phần nội dung thuyết trình của
nhóm và phần phản biện (nếu nhóm phản biện hay). Ngồi ra, có thể chấm thêm phần
kỹ năng thuyết trình. Tất cả những nội dung chấm điểm phải được cơng bố trước cho
cả lớp biết.
Để tránh tình trạng ỷ lại, chây lười của một số sinh viên trong hoạt động nhóm,
cần đánh giá kết quả hoạt động nhóm, khơng chỉ dựa trên thành tích chung của cả
nhóm mà cịn dựa trên sự đóng góp của từng thành viên trong nhóm. Điểm trung bình
của cả nhóm dựa trên chất lượng hoạt động nhóm (mức độ am hiểu vấn đề, kỹ năng
diễn đạt/trình bày, trả lời câu hỏi, tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong nhóm).
Điểm của từng sinh viên được tính trên cơ sở điểm trung bình của nhóm có tính đến
mức độ đóng góp của từng cá nhân đóng góp vào hoạt động nhóm.
Mặt khác, để sử dụng phương pháp học tập nhóm trong dạy học hiệu quả,
giảng viên phải có vai trị sau:
- Hãy tạo nên một khơng khí lớp học thật sơi nổi và thoải mái bằng cách tăng
cường sự đối thoại giữa giảng viên và sinh viên. Người giảng viên bên cạnh việc cung
cấp những kiến thức từ sách vở, cần cung cấp cho sinh nhiều kiến thức thực tế. Trong
các giờ học cần tiến hành lồng ghép những kiến thức thực tế thu thập được từ internet,
tivi, sách báo cho sinh viên. Việc cung cấp những kiến thức như vậy sẽ giúp cho các

em cảm thấy hứng thú hơn trong giờ học.
- Trong việc làm nhóm của sinh viên, giảng viên vẫn phải có một nhiệm vụ
quan trọng là tổng kết lại các vấn đề đã thảo luận, đánh giá những ý kiến đúng sai và
giải quyết mọi thắc mắc của sinh viên xung quanh vấn đề đó. Việc tổng kết này rất
quan trọng vì sẽ giúp cho sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết.
- Bên cạnh đó, để sinh viên có thể làm tốt được vai trị của mình thì giảng viên
cần phải cung cấp đầy đủ các tài liệu tham khảo cho sinh viên, để các em có thể tự
học tập và nghiên cứu.
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị An

9


- Một yêu cầu nữa là giảng viên phải am hiểu sâu sắc nội dung dạy học, làm
chủ kiến thức, biết chế biến nó theo ý đồ sư phạm và biết cách truyền tải nó đến với
sinh viên. Giảng viên phải có khả năng giảng dạy, lịng nhiệt thành. Phải biết không
ngừng cập nhật thông tin mới và biết vận dụng nó vào cơng tác giảng dạy của mình.
Có như vậy, giảng viên mới có thể giúp sinh viên tích cực, chủ động, phát huy khả
năng sáng tạo trong quá trình học tập. Giảng viên có nhiều kiến thức, có nhiều cách tổ
chức và trình bày ngắn gọn, sáng tỏ cùng với sự nhiệt tình trong thảo luận nhóm sẽ tạo
điều kiện truyền đạt kiến thức cho sinh viên một cách hiệu quả và thành công..
3. Kết luận
Qua nội dung đề cập ở trên, ta thấy sử dụng phương pháp làm việc nhóm trong
dạy học có là việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Phương pháp dạy học theo
nhóm với sự vận dụng kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác sẽ giúp cho
từng sinh viên được thực sự suy nghĩ, thực sự hoạt động trong mỗi giờ học, đồng thời
tiết dạy sẽ có khả năng đạt hiệu quả cao nhất. Phương pháp dạy học theo nhóm cần
được quan tâm, cần được áp dụng nhuần nhuyễn hơn không chỉ ở bậc đào tạo Đại học
mà cịn có các bậc học khác. Và muốn vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm
thành cơng thì người dạy phải chịu khó trau dồi nghiệp vụ và ln cập nhật những

kiến thức mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Lê Văn Hảo, Phương pháp pháp dạy học dựa trên vấn đề lý luận và ứng dụng.
2. TS. Lê Văn Hảo, Bài giảng lớp bổ túc nghiệp vụ sư phạm 2011.
3. Trường Đại học Nha Trang , Sổ tay phương pháp giảng dạy và đánh giá (2010).
4. Lê Công Triêm (chủ biên), Nguyễn Đức Vũ, Trần Thị Tú Anh (2002), Một số vấn
đề hiện nay của phương pháp dạy học đại học, NXB GD, Hà Nội.

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị An

10



×