Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

tiểu luận cao học tâm lí học báo chí xây DỰNG một đề án sản PHẨM báo CHÍ TIẾP cận tốt CÔNG CHÚNG ở góc độ TIẾP NHẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.89 KB, 28 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN : TÂM LÍ HỌC BÁO CHÍ
ĐỂ TÀI: XÂY DỰNG MỘT ĐỀ ÁN SẢN PHẨM BÁO CHÍ TIẾP
CẬN TỐT CÔNG CHÚNG Ở GÓC ĐỘ TIẾP NHẬN

Hà Nội, tháng 10/2014

1


ĐỀ ÁN TÁI CẤU TRÚC CHUYÊN MỤC” CHUYỂN ĐỘNG HỌC
ĐƯỜNG” CỦA BÁO THẾ GIỚI HỌC ĐƯỜNG
PHẦN 1. MÔ TẢ ĐỀ ÁN :

I.

GIỚI THIỆU ĐỀ ÁN:

Dựa trên quá trình nghiên cứu chuyên mục “ Chuyển động học đường” của báo
Thế giới học đường và thông qua quá trình phân tích nhu cầu tiếp nhận của công
chúng đối với tác phẩm báo chí.
Nhóm đối tượng công chúng mục tiêu của báo là giới trẻ độ tuổi từ 15 đến 25 tuổi.
Đây là nhóm công chúng có nhiều biến động trong tâm lí cũng như trong hành
động do đó cần rất cần có được sự định hướng.
Đề án tái cấu trúc bao gồm ba nội dung :
1.

Đưa ra những thay đổi về mặt nội dung cho chuyên mục : “Chuyển động học
đường”.

2. Đưa ra những thay đổi về mặt hình thức của chuyên mục.


3. Đề xuất thêm một số điểm mới cho chuyên mục.
II.

ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN:

Đề án đưa ra với những đối tượng cụ thể như sau :
- Người mô tả: CTV
- Người thực hiện : Phóng viên , biên tập viên, desiger cho chuyên mục.
- Người quản lí : Ban biên tập của tòa soạn.

2


PHẦN 2. NỘI DUNG ĐỀ ÁN :
I.

MỤC ĐÍCH CHÍNH:

Đề án đưa ra với ba mục tiêu:
Thứ nhất, thay đổi về cả hình thức và nội dung chuyên mục cho phù hợp với nhu
cầu tâm lí tiếp nhận của nhóm đối tượng công chúng.
Thứ hai, kiểm soát khả năng đánh giá mức độ tiếp nhận của công chúng đối với
báo Thế giới học đường nói chung và chuyên mục “Chuyển động học đường” nói
riêng.
Thứ ba, phân tích và đánh giá sự thay đổi của sản phầm báo chí để có những kế
hoạch phù hợp nhằm phát triền tờ báo trên cơ sở phân tích khả năng tiếp nhận của
công chúng.
II.

LÍ DO:


Xuất phát từ hiện trạng thực tế, qua nghiên cứu nhận thấy chuyên mục chưa thực
sự mang lại hứng thú cho người đọc. Những bài viết nội dung còn mang tính đơn
giản, chưa thực sự đi sâu vào những vấn đề nóng trong thế giới của giới trẻ. Những
bài viết đề cập đến thì chưa có sự phân tích sâu sắc nhằm định hướng cho độc giả.
Do đó khả năng đáp ứng được nhu cầu thông tin của chuyên mục đối với nhóm đối
tượng công chúng chưa thực sự hiệu quả.
Về hình thức chuyên mục cũng còn nhiều hạn chế trong cách trình bày.
Đề án này đưa ra nhằm cải thiện cả về mặt nội dung và hình thức đối với chuyên
mục dựa trên việc phân tích tâm lý tiếp nhận của nhóm công chúng đối với tờ báo.

3


III.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, NHU CẦU:

Về phía công chúng tiếp nhận:
Thứ nhất nói về đặc điểm nhóm công chúng:
Theo niên giám thống kê năm 2007, có 1.928.436 thanh niên đang học tập tại các
trường Đại học và Cao đẳng trên cả nước, và 621.115 thanh niên là học sinh các
trường Trung học chuyên nghiệp trong cả nước. Đây được coi là đội quân dự bị
quan trọng của nước nhà. Do đó, đội quân này cần được trang bị những kiến thức
cũng như những định hướng đúng đắn trong cách suy nghĩ và hành động hướng tới
những mục tiêu rõ ràng và thiết thực.
Thứ hai là đặc điểm tâm sinh lí và thể chất của nhóm công chúng:
Đây là nhóm công chúng chứa nhiều sức trẻ, trẻ trong cả cách suy nghĩ và hành
động. Ở độ tuổi trên dưới 20, với sự khéo léo và mạnh mẽ của mình, họ có thể
tham gia vào rất nhiều hoạt động với hiệu quả cao. Tuy nhiên, đây cũng là nhóm

công chúng có nhiều những biến động lớn trong cách suy nghĩ. Do sự hưng phấn
với cường độ cao của hệ thần kinh cộng với sức mạnh thể chất đang trên đà phát
triển mạnh, nên nhóm công chúng này dễ có nhưng biểu hiện tâm lí sôi nổi, nhiệt
tình và thêm vào đó là chút bồng bột, dễ kích động, dễ bắt chước và dễ ngộ nhận.
Giới trẻ trong độ tuổi này cũng nằm trong độ tuổi giao tiếp của xã hội, là tuổi của
tình bạn, tình yêu, và bắt đầu những kiến thức cơ bản của một người lớn thực thụ
với những kĩ năng, kiến thức chuẩn bị cho một cuộc sống gia đình. Trong giai đoạn
này, nhóm công chúng biểu hiện rõ nét nhất đặc điểm tâm lí so với nhóm công
chúng ở độ tuổi khác:
- Khả năng nhận thức nhanh.
- Suy nghĩ mang tính thực tế.
4


- Có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn bất cứ một nhóm tuổi nào đó trong xã hội.
- Quá trình nhận thức : tri giác, cảm giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng của
thanh niên đều có tiền đề tốt cho quá trình nhận thức, sáng tạo trong các hoạt
động. Đây là một đặc điểm cần được chú ý đặc biệt , bởi khai thác sâu hơn,
đây chính là thuận lợi lớn trong việc tiếp cận và tiếp nhận của công chúng
đối với các vấn đề, sự kiện bên ngoài xã hội => khai thác khả năng tham gia
vào các hoạt động của tờ báo để tác động tới nhóm công chúng mục tiêu
của mình.
Thứ ba đặc điểm, hiện trạng nhóm công chúng trong xã hội hiện đại :
Hiện nay, khi xã hội ngày càng hiện đại, cuộc sống của con người ngày càng được
nâng cao thì trái ngược với quá trình đi lên và phát triển của xã hội, vấn đề đạo
đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên đang ngày càng có biểu
hiện xuống cấp và tha hóa.
Hiện tượng sống buông thả, ăn chơi, đua đòi, xa rời mục tiêu, lí tưởng sống ngày
càng trở nên phổ biến, đặc biệt là các em ở lứa tuổi học đường. Các em ở lứa tuổi
này có thể coi là lứa tuổi dễ bị những biến động tâm lí nhiều nhất, với những cuộc

“khủng hoảng nhất thời” khó tránh khỏi. Trong giai đoạn này, hầu hết các em đều
tự cho mình khả năng tự xử lí các tình huống và những mối quan hệ phức tạp xoay
quanh đời sống của mình theo cảm tính. Những nhìn nhận và đánh giá của các em
về những vấn đề trong cuộc sống đôi khi có sự sai lệch. Vì luôn thích khẳng định
cái “Tôi” mới lớn của mình, nên ít khi các em tham khảo, hỏi ý kiến từ những
người thân cận với mình nhất như ba mẹ, thầy cô. Thêm nữa, lứa tuổi này, khả
năng tò mò, muốn tìm hiểu và thu thập thông tin có liên quan thiết thực tới mình là
rất lớn.
Thứ tư, đặc điểm tâm lí tiếp nhận một sản phẩm báo chí của nhóm đối tượng này:
5


Đây là lứa tuổi teen, trẻ trung, năng động...do đó nó đặt ra những yêu cầu khá cao
về mặt nội dung và hình thức đối với một tác phẩm báo chí:

• Về mặt nội dung:
Nó xuất phát từ đặc điểm tâm lí lứa tuổi, nên nội dung cần phải đáp ứng được
những nhu cầu thông tin mà các em cần ( ví dụ như các vấn đề xoay quanh việc
học tập, trường lớp, tình yêu học trò...). Cần nhận thấy rằng đối với nhóm công
chúng này, việc hình thành nhân cách đang trong giai đoạn hoàn thiện và định hình
rõ nét. Đặc biệt, cần quan tâm tới việc hình thành hệ thống thái độ và những định
hướng giá trị của nhóm công chúng đối với các vấn đề xã hội nói chung và vấn đề
liên quan tới lợi ích của nhóm nói riêng. Từ đó hình thành thế giới quan, nhân sinh
quan, niềm tin và lý tưởng.
+ Trong giai đoạn này, việc nhận thức những vấn đề chính trị- xã hội của giới trẻ
diễn ra với tốc độ nhanh, cường độ mạnh, hình thành những cảm xúc có phân cực
rõ ràng. Nhanh nhạy với những tác động của bên ngoài , có khả năng thẩm định và
tự điều chỉnh, thích ứng cao nếu có sự định hướng đúng đắn.
+ Đây cũng là nhóm công chúng mà việc hình thành những chuẩn mực giá trị xã
hội , nhân cách bản thân không bắt nguồn từ sự nhận thức một cách bị động theo

những công thức xác định, mà bắt nguồn tự sự nhận thức chủ động, trên cơ sở tự
đánh giá, tự kiểm nghiệm => Cần phải tạo được bước tiếp nhận ban đầu đối với
nhóm công chúng để họ tự “ chủ động” tiếp nhận nguồn thông tin mà bài báo
mang lại.
+ Như đã phân tích ở phần hiện trạng nhóm công chúng trong xã hội hiện đại, có
một bộ phận giới trẻ hiện nay do tâm lí hưởng thụ, sống dựa dẫm....tiếp thu những

6


lối sống “khác người”, học đòi... chịu sự ảnh hưởng của sự xuống cấp, tha hóa
nhân cách của một bộ phận giới trẻ => Có những suy nghĩ lệch lạc, sai lệch về định
hướng giá trị, mất đi niềm tin, lí tưởng ... Do đó, nội dung của chuyên mục cũng
cần hướng vào việc bàn luận, đánh giá, phân tích và đưa ra định hướng với những
“hiện tượng” đang nhiễu sóng trong suy nghĩ của giới trẻ.
Ngôn ngữ dùng cho đối tượng này cũng cần có sự phù hợp : Teen, trẻ trung dễ
hiểu, mang tính gợi mở,chứ không mang nặng tính triết lí, áp đặt... Vì đây là lứa
tuổi còn mang trong mình tư duy lúc nào cũng muốn khẳng định cái TÔI cá nhân
của mình. Sẽ không dễ dàng nếu bạn bắt họ suy nghĩ và làm theo những gì bạn cho
là đúng. Người viết bài cần đứng trên lập trường khách quan để chỉ cho họ thấy:
Nếu là họ, họ sẽ làm như thế nào?, làm như thế liệu có đúng hay không?, làm như
thế liệu mình được gì và mất gì...chứ không phải việc tôi nghĩ anh phải làm như thế
này, vì đó mới là đúng. Bản thân báo chí chỉ như một công cụ giúp định hướng dư
luận, do đó, việc hướng công chúng tới những giá trị như thế nào đòi hỏi nhà báo
phải hết sức khéo léo trong việc dẫn dắt nhóm đối tượng công chúng của mình.
Người viết bài cần phải cho người đọc thấy rằng : vấn đề này, hóa ra là như
thế...Từ đó họ sẽ có sự tự đối chiếu trong tư duy về suy nghĩ, hành động của họ
trước đó để có những điều chỉnh cho phù hợp. Từ sự điều chỉnh suy nghĩ đó, họ sẽ
tự thay đổi hành vi của mình. Và giá trị mà bài báo hướng tới đã thành công.Đó
mới là đích đến cuối cùng của một bài báo nếu muốn định hướng dư luận.

• Về mặt hình thức:
Lứa tuổi này thích những thứ màu mè, bắt mắt...Vì vậy, trình bày một sản phẩm
báo chí cho đối tượng này cũng cần có sự chú ý tới màu sắc, hình ảnh, hình vẽ...
sao cho đáp ứng được những nhu cầu xem của đối tượng, từ việc chú ý xem , nhóm
đối tượng này mới tiến tới nhu cầu đọc. Không giống như những nhóm đối tuổi
7


khác trong xã hội, nhóm đối tượng này có yêu cầu và hình thức cao hơn nhiều. Họ
chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những nền văn hóa Phương Tây,từ cách ăn mặc,
cách phối đồ, cách lựa chọn màu sắc.... Chính vì thế, trước hết, cần tạo ra hứng thú
đầu tiên đối với nhóm đối tượng công chúng đối với tác phẩm báo chí của mình
bằng việc chỉn chu về mặt hình thức. Từ việc thấy đẹp, bắt mắt, họ sẽ chú ý, sẽ đọc
và dần đi đến tiếp cận tác phẩm của báo.
Xuất phát từ thực tế khách quan ấy, đặt ra cho xã hội nói chung và những người
làm báo dành cho đối tượng thanh thiếu niên nói riêng những vấn đề cần được giải
quyết : Đó là cần phải có sự nghiên cứu, quan tâm và định hướng đối với nhóm đối
tượng này thông qua những sản phẩm báo chí một cách đúng đắn.
Về phía những người làm báo :
Thực trạng nêu trên chỉ là một góc nhỏ với một nhóm đối tượng công chúng nhỏ
trong xã hội hiện nay. Đối với các tòa soạn báo nói chung và chuyên mục dành cho
đối tượng cụ thể nói riêng, cần phải có sự nghiên cứu kĩ lưỡng đối tượng công
chúng mà mình muốn hướng tới.
Người làm báo phải xác định được vấn đề mình đưa ra có đáp ứng được nhu cầu,
thị hiếu của đa số công chúng hay không? Vấn đề mình đưa ra sẽ có những tác
động như thế nào đến công chúng và dư luận xã hội? Phải lường trước được những
phản ứng từ phía công chúng đối với vấn đề mà mình đã đề cập đến trong tác phẩm
của mình.
Người làm báo cần nắm bắt được tâm lí chung của công chúng trong những giai
đoạn lứa tuổi cụ thể, từ đó xác định được tâm lí tiếp nhận của công chúng đối với

những sản phẩm báo chí. Nếu nắm bắt được chính xác tâm lí của nhóm đối tượng
mà mình muốn hướng tới , sẽ có những điều chỉnh phù hợp cả về nội dung và hình
thức đối với một sản phẩm mà mình mang đến cho công chúng.
8


Người viết bài là người hiểu rõ hơn ai hết lợi ích, nhu cầu mà nhóm công chúng
mình muốn hướng tới là gì. Đối với nhóm đối tượng công chúng là giới trẻ độ tuổi
từ 16 đến < 22 tuổi, cần phải đáp ứng cho họ những nhu cầu như :
+ Có đủ kiến thức , kĩ năng để đảm bảo việc học tập, lao động và làm việc với
những nghề nghiệp khác nhau.
+ Có được những định hướng đúng đắn trong cách nhìn nhận những vấn đề liên
quan đến lợi ích của chính họ : học tập, thi cử,...
+ Nhu cầu trong quan hệ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, trong tình yêu....
+ Nhu cầu được khẳng định mình với những mối quan hệ, những vị trí trong
trường lớp và bên ngoài xã hội của họ (Khẳng định tiếng nói của họ đối với những
người xung quanh).
Xét từ góc độ tâm lí, đây là cơ sở quan trọng mà bất cứ tòa soạn báo , những người
làm báo nào cũng cần phải quan tâm khi phác thảo kế hoạch hay tổ chức thực hiện
các hoạt động , sản xuất các sản phẩm nhằm tiếp cận và tác động tốt tới đối tượng
công chúng của mình.
Việc đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu thông tin đối với công chúng chỉ là bước đầu
làm cho sản phẩm báo chí đến với công chúng. Tuy nhiên bước này rất quan trọng
và là bước đệm, lối mở để công chúng đi sâu, khai thác vấn đề mà nhà báo đưa ra
trong bài viết của mình. Sự tiếp nhận và ấn tượng ban đầu là rất quan trọng, việc
này liên quan tới việc đặt tit bài, viết sapo sao cho hấp dẫn, đây là một trong những
yếu tố sẽ đề cập tới trong đề án này. Ngoài ra để tác phẩm báo chí tác động sâu
rộng và gây ra ảnh hưởng tới dư luận xã hội còn nhiều yếu tố khác cấu thành.

9



Việc hiểu biết và phân tích tâm lí tiếp nhận của đối tượng công chúng là một trong
những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với việc thành công của một tác phẩm
báo chí.

10


IV.

Ý TƯỞNG, ĐỀ XUẤT:

Chuyên mục “Chuyển động học đường” của báo Thế giới học đường:
Các báo dành riêng cho đối tượng là học sinh,sinh viên cũng chiếm một số lượng
không hề nhỏ như báo Hoa Học Trò, Mực Tím, Sinh viên Việt Nam, Thế giới học
đường... Các báo đều đề cập tới những vấn đề xoay quanh cuộc sống trường lớp,
tâm lí lứa tuổi, đời sống tình cảm của đối tượng học sinh sinh viên. Thông qua
những bài viết dưới dạng các tản văn, các bài phóng sự ngắn, hoặc bài phản ánh
nhằm tác động tới cách nhìn nhận của giới trẻ để mang tính giáo dục, nêu gương....
Thế giới học đường là một tờ báo tuần, đối tượng công chúng hướng đến là học
sinh, sinh viên trong độ tuổi từ 12 đến 22 tuổi.
Tạp chí Thế giới học đường là cơ quan ngôn luận của Trung ương Hội khuyến học,
là nơi thể hiện tiếng nói của tầng lớp học sinh, sinh viên.
Nội dung chính của báo đề cập tới các vấn đề liên quan tới giáo dục, học sinh sinh
viên như: những thông tin liên quan tới giáo dục thi cử, môi trường học đường,
những tấm gương học sinh, sinh viên tiêu biểu trong thời đại mới, tôn vinh các cá
nhân có thành tích trên tất cả các lĩnh vực, cung cấp các kiến thức về học tập thi
cử, sứ Tạp chí Thế giới học đường gồm 60 trang với nhiều chuyên trang, chuyên
mục.

Các trang chính là Kết nối trẻ, Nhật ký cuộc sống, Phóng sự học đường, Sức khoẻ
học đường, Quà tặng 4 teen...
Báo còn có các chuyên mục rất bổ ích cho học sinh sinh viên như Chuyển động
học đường, Tuổi trưởng thành, Xa lộ giải trí, Rubik tình yêu, hỏi quỷ đáp quái...

11


Bài viết sẽ tập trung vào chuyên mục “ chuyển động học đường” của báo Thế giới
học đường nhằm mục đích tái cấu trúc lại chuyên mục dưới góc độ phân tích tâm lí
của nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên.
Lí do chọn đề án:
Chuyên mục “Chuyển động học đường” một trong những chuyên mục quan trọng
của báo Thế giới học đường. Chuyên mục đăng tải những bài viết phản ánh những
thực trạng cũng như những vấn đề xoay quanh cuộc sống trường lớp của học sinh,
sinh viên. Là nơi học sinh, sinh viên có thể chia sẻ những thắc mắc, cũng như
những ý kiến của mình, là nơi các bạn được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn
đề liên quan tới thầy cô, trường lớp...
Thực tế, nhu cầu được sẻ chia của các bạn tuổi teen bây giờ là một nhu cầu cần
thiết ,không thể thiếu. Đặc biệt trong quá trình học tập cũng như những mối quan
hệ giao lưu bên ngoài xã hội. Ngoài ra, tâm lí của lứa tuổi này luôn luôn có sự biến
động với những vấn đề bên ngoài cuộc sống nên rất cần có sự định hướng nhanh
chóng, kịp thời từ những những chuyên gia, từ thầy cô, bạn bè...
Một cuộc điều tra xã hội học được tiến hành năm 2002 -2003 về nhu cầu và hoạt
động sinh hoạt, vui chơi giải trí của vị thành niên đã chỉ rõ những mâu thuẫn về
nhu cầu vui chơi giải trí của vị thành niên với quỹ thời gian quá eo hẹp của họ.
Cuộc điều tra cũng chỉ rõ rằng đối với các hoạt động truyền thông giải trí, hầu hết
các bạn học sinh, sinh viên đều sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình để xem tivi,
nghe đài và đọc sách báo. Kết quả điều tra cho thấy có 96,3% xem ti vi, 93,3% đọc
sách báo và 90,7% nghe đài. Tuy nhiên , thực trạng hoạt động tiếp nhận thông tin

qua các phương tiện truyền thông đại chỉ ở mức thỉnh thoảng chứ không thường
xuyên, liên tục. Vậy vấn đề đặt ra là phải chăng các báo dành cho tuổi teen chưa

12


thực sự đáp ứng được nhu cầu thông tin, chưa có sự tác động mạnh mẽ đến tâm lí
tiếp nhận của đối tượng này?
Khảo sát trên mục “Chuyển động học đường” của Thế giới học đường, có thể thấy
rằng, bản thân chuyên mục đã đưa được những vấn đề xoay quanh đời sống của
giới trẻ hiện nay( trường lớp, những mối quan hệ bên ngoài cuộc sống). Như vậy
về mặt thông tin để đáp ứng nhu cầu của nhóm đối tượng công chúng cần đã phần
nào đáp ứng được. Tuy nhiên về mặt nội dung những bài viết hầu hết chỉ mang
tính đánh giá chủ quan, chưa có sự phân tích sâu sắc, chưa có những ý kiến đánh
giá của các chuyên gia tâm lí đối với những vấn đề cần sự tư vấn hơn là mang tính
giáo dục. Hình ảnh chủ yếu là hình ảnh minh họa cho bài viết ( trừ box phỏng vấn).
Về mặt hình thức chưa có sự chau chuốt trong phần dàn trang trình bày báo. Như
vậy, nhóm đối tượng mà báo hướng tới sẽ giảm hứng thú đối với chuyên mục cũng
như tờ báo, quá trình truyền tải thông tin không thành công.
Ý tưởng, đề xuất:
Dựa trên những điểm đã thấy ở trên tôi mạn phép xin được đưa ra ý tưởng nhằm tái
cấu trúc lại về mặt nội dung cũng như hình thức của chuyên mục “Chuyển động
học đường” của báo Thế giới học đường.
Đối tượng đề xuất: Ban biên tập của báo, các phóng viên viết bài, người thiết kế
trang báo...
Nội dung đề xuất: Thay đổi về nội dung bài viết trong chuyên mục, thay đổi hình
thức trình bày trên trang báo, thêm mục cần thiết....

13



V.

NỘI DUNG ĐỀ ÁN :

1.Đối tượng:
- Ban biên tập báo Thế giới học đường.
- Các phóng viên viết bài cho chuyên mục :Chuyển động học đường.
- Desiger cho chuyên mục : Chuyển động học đường.
2.Mô tả công việc:
- Khảo sát tâm lí tiếp nhận của bộ phận công chúng đối với chuyên mục
Chuyển động học đường.
- Xem xét thực tế sức hút của chuyên mục đối với bộ phận công chúng.
- Đưa ra những giải pháp tổng thể nhằm cải thiện chuyên mục với mục đích
đưa sản phẩm báo chí tiếp cận tốt với công chúng.
Về nội dung của chuyên mục:

14


15


• Đề tài:
- Cần đưa những đề tài mà nhóm đối tượng đang cần được biết, đang cần
được sẻ chia, đang cần được có sự tư vấn từ các cơ quan chức năng hoặc
các chuyên gia tâm lí... (ví dụ như: xoay quanh việc thay đổi mô hình
giảng dạy, thay đổi giáo viên chủ nhiệm....hoặc những thay đổi của các
cơ quan có liên quan tới vấn đề giáo dục...)
- Bài viết cần có sự phân tích sâu sắc ở các khía cạnh, nhìn nhận dưới

nhiều góc độ khác nhau để nhóm đối tượng có những nhìn nhận đánh giá
đúng mức về những vấn đề được đề cập tới trong bài viết, hoặc những
vấn đề đang diễn ra trong hiện tại mà nhóm công chúng này chưa tìm ra
được hướng giải quyết thỏa đáng....
- Đối với lứa tuổi này, việc áp đặt để giáo dục là một cách gây ra những
kết quả trái chiều, vì vậy , việc đưa ra định hướng một cách khéo léo sẽ
mang lại những kết quả tích cực hơn là giáo dục cưỡng chế. Không phải
bất cứ vấn đề nào giới trẻ cũng dễ dàng thừa nhận mình đang có sự nhìn
nhận sai về nó. Bài viết luôn ở mức định hướng cho công chúng, chỉ rõ
như thế nào là đúng, thế nào là sai...
• Thông điệp của bài viết trong chuyên mục:
- Thông điệp cần có sự rõ ràng, không mơ hồ về nghĩa và tránh gây hiểu
lầm đối với độc giả. Như đã nói ở trên, đối với nhóm đối tượng là giới trẻ
hiện nay, cần có sự định hướng khéo léo hơn là mang tính giáo dục
cưỡng chế. Bởi, nhóm công chúng có đặc điểm là khả năng tiếp nhận
thông tin nhạy bén, có thẩm định và điều chỉnh, khả năng thích ứng cao
nếu có sự định hướng đúng đắn. Thông điệp rõ ràng và mang tính định

16


hướng mở chắc chắn sẽ tạo được cảm giác dễ chịu hơn khi công chúng
tiếp nhận tác phẩm.
• Góc độ và mức độ đọc:
- Thông thường đối với bất kì tác phẩm báo chí khi công chúng tiếp nhận
đều trải qua ba mức độ đọc : Đọc lướt, đọc hiểu, và đọc sâu. Do vậy , một
tác phẩm viết mà không có những đoạn nhấn, đoạn cao trào sẽ gây nhàm
chán cho độc giả, đặc biệt đối tượng lại là những độc giả trẻ. Để nhóm
độc giả có thể chú tâm theo dõi đọc hết được tác phẩm báo chí cũng
không hề là việc đơn giản. Vấn đề lại liên quan tới việc đặt tit bài, khả

năng dẫn dắt độc giả của anh đến đâu, liệu anh có đủ khả năng dẫn người
ta đi tiếp vào tác phẩm của mình để khám phá thông tin hay không? Điều
này đòi hỏi khả năng viết ổn, phân tích và nhìn nhận vấn đề sâu sắc, biết
đâu là điểm dừng và chỗ nào cần phải khai thác sâu. Ví dụ như khi viết
về vấn đề thay hiệu trưởng liệu có ảnh hưởng gì tới tâm lí của học sinh,
sinh viên, cần có những cuộc phỏng vấn đối đối tượng chính là sinh viên,
là hiệu trưởng xem họ có nhìn nhận như thế nào về vấn đề này. Ngoài ra
cũng cần có sự đánh giá của các chuyên gia tâm lí trước những sự kiện
hoặc thay đổi có sự tác động tới đối tượng là giới trẻ, dựa vào việc phân
tích tâm lí lứa tuổi để xác định được những phản ứng của họ trước sự
việc như thế. Từ đó đưa ra những giải pháp, nhìn nhận cũng như những
định hướng đúng đắn cho không chỉ độc giả là giới trẻ mà đưa ra cái nhìn
khác đối với những người làm công tác quản lí trong ngành giáo dục...
Chứ không phải là nêu ra để đấy, vô thưởng vô phạt...
• Vấn đề phải được tiếp cận ở vấn đề con người:

17


- Thông tin từ bài viết phải là thông tin nhiều chiều chứ không phải chỉ là
thông tin từ một phía, những nhìn nhận đánh giá cần có sự kết hợp giữa
yếu tố chủ quan và khách quan của tác giả. Là một tờ báo dành cho giới
trẻ nhưng không thể chỉ đưa ra những bài viết mang những nhận xét hoặc
ý kiến của nhóm đối tượng này, cần có những thông tin từ nhiều phía,
nguồn tin từ nhiều cơ quan tổ chức có liên quan để khẳng định tính xác
thực của vấn đề.
- Đối với học sinh, sinh viên, cần phải đưa ra những vấn đề liên quan mật
thiết tới lợi ích chính đáng của họ. Để họ nhận thấy đây là vấn đề của
mình, là vấn đề mình đang băn khoăn, mình đang được quan tâm, mình
sẽ giải quyết như thế nào....Nếu làm được điều này, khả năng đáp ứng

nhu cầu thông tin của công chúng sẽ là rất cao.
• Thể loại ngôn ngữ:
- Báo dành cho giới trẻ nên chuyên mục cũng dùng những ngôn ngữ mang
tính teen hóa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc quá lạm dụng ngôn ngữ
teen hóa nhiều quá sẽ gây nhiều phản cảm đối với công chúng tiếp nhận.
Làm giảm tính trang trọng của một bài báo khi đề cập tới những vấn đề
dành cho giới trẻ nhưng lại có ý nghĩa đối với xã hội. Khi nào dùng và
khi nào không nên dùng cũng là vấn đề cần được bàn đến. Ví dụ không
phải lúc nào trong bài viết tác giả cũng có thể thoải mái gọi bố mẹ là các
papa, mama... hoặc trong những bài viết nêu gương một bạn học sinh có
hoàn cảnh đặc biệt nhưng có sự cố gắng trong học tập gây xúc động thì
không thể gọi bạn ấy là cô nàng hay anh chàng được. Việc lạm dụng
ngôn ngữ không chỉ gây ra phản cảm mà đôi khi còn làm giảm khả năng
tác động của bài báo đến đối tượng công chúng mà báo hướng tới.

18


• Kĩ thuật viết:
- Các bài viết trên chuyên mục “ Chuyển động học đường” hầu hết đều do
CTV của báo tham gia vào quá trình khai thác, xử lí thông tin và viết bài
nên việc phân tích vấn đề còn nhiều hạn chế. Việc phỏng vấn những cơ
quan có thẩm quyền hoặc chuyên gia tâm lí cũng không phải là việc dễ
dàng vì những CTV chưa có thẻ nhà báo. Vấn đề này cần được đặt ra đối
với BBT của tờ báo để có hướng giúp đỡ giải quyết thích hợp.
- Đối với nhóm đối tượng công chúng là học sinh, sinh viên, một đặc điểm
tâm lí dễ nhận thấy đó là dễ dàng tiếp nhận khi nó có gì đó hấp dẫn... Do
vậy yếu tố mà họ quan tâm tới trong bài viết chủ yếu là những yếu tố
mang tính mô tả, hấp dẫn vì nhóm đối tượng này có khả năng tưởng
tượng cao hơn so với nhóm đối tượng công chúng khác. Trong khi truyền

hình có khả năng truyền tải thông tin tới công chúng thông qua lời nói và
những biểu hiện của ngôn ngữ cơ thể thì báo in cũng truyền tải nó và thể
hiện thông qua ngôn ngữ hình thể. Ngôn ngữ hình thể của báo in cũng
giúp người đọc hình dung những vấn đề, nhân vật được đề cập đến thông
qua việc miêu tả trong tác phẩm của mình: Cô ấy mỉm cười, trầm tư, hào
hứng....
- Một tác phẩm hay trước hết cần phải đúng, đúng được vấn đề đang được
công chúng quan tâm. Sau đó là trúng, trúng là đánh trúng được tâm lí
chung của nhóm công chúng mục tiêu mà bài báo hướng tới... Sau đó
mới cần đến yếu tố hay. Một bài báo hay là bài báo hội tụ nhiều yếu tố
khác trong đó phụ thuộc rất nhiều vào kĩ thuật viết của người viết
bài,thường là những nhà báo có kinh nghiệm mới có được những bình
luận, phân tích, đánh giá sắc sảo, sâu sắc trước những vấn đề, hiện tượng

19


của xã hội. Những người mới vào nghề thường có khả năng sáng tạo cao
hơn, nhưng khả năng đi sâu vấn đề chưa được tốt so với những nhà báo
lâu năm. Đây chính là điều mà các nhà báo trẻ cần học hỏi kinh nghiệm
từ những người đi trước để có được những tác phẩm hay theo đúng
nghĩa.
• Tít bài và sapo:
- Đây chính là cánh cửa mà công chúng trước khi bước vào tác phẩm nhìn
thấy nó trước tiên. Nếu anh làm cho nó hấp dẫn,lôi cuốn , độc giả chắc
chắn sẽ tự bước vào. Nếu như ngay phần mở bài tit bài đã không có sự lôi
cuốn và hấp dẫn thì sẽ không có ai chú ý tới tác phẩm của anh nữa. Tuy
nhiên, hiện nay, nhiều tờ báo lợi dụng tâm lí chung của độc giả, đặc biệt
là giới trẻ, luôn luôn đặt những cái tit nhằm mục đích giật gân, câu khách.
Nhưng khi đọc xong bài, công chúng ngán ngẩm, bực mình vì nội dung

và tít bài không có sự liên quan gì tới nhau. Vấn đề này xuất phát từ việc
người viết bài cố ý để câu view cho báo mình, hoặc do những phóng viên
không có đủ năng lực chọn tit cho bài viết của mình. Nếu như anh đặt tít
giật gân chỉ để mục đích câu khách, chắc chắn lần sau, công chúng không
còn chú ý tới tác phẩm của anh nữa. Họ có thể bị lừa đến 1,2, 3 hoặc 5
lần. Nhưng chắc chắn tác phẩm của anh sẽ bị công chúng tẩy chay, tờ báo
cũng sẽ không giữ được sự tin tưởng trong lòng độc giả. Đặc biệt , với
nhóm đối tượng là giới trẻ, họ có nhiều thứ hấp dẫn và dễ bị thu hút hơn,
có nhiều trang báo, nhiều tờ báo dành cho họ hấp dẫn hơn và họ được tôn
trọng thì không có lí do gì họ phải đọc báo của anh nữa. Vấn đề này
không chỉ liên quan tới việc có thành công hay không khi lôi kéo độc giả
về phía mình mà còn liên quan tới đạo đức nghề báo. Những chiêu trò
giật gân câu khách hiện nay, suy cho cùng cũng chỉ là những trò câu
20


khách rẻ tiền khi báo chí không đủ sức để lôi kéo công chúng về phía
mình, nó cho thấy một nền báo chí yếu kém và lỏng lẻo khi nhan nhản
xuất hiện những tờ báo lá cải, đưa tin sai sự thật một cách tràn lan không
có định hướng, không có sự kiểm duyệt của các cơ quan chức năng.
- Phần sapo của bài viết cũng đóng một vai trò quan trọng, nó như con
đường dẫn vào độc giả vào tác phẩm. Cần có những sự cải biến mới lạ
trong cách dẫn sapo. Thay vì cách viết truyền thống là tóm tắt khái quát
chi tiết nổi bật của nội dung tác phẩm, anh có thể lựa chọn cho mình cách
viết khác như việc trích dẫn lời nói có ý nghĩa của một nhân vật nào đó
trong bài, hoặc có thể đưa vào chi tiết miêu tả hoặc đánh giá của nhân vật
đối với sự việc được để cập tới trong bài viết. Nhóm đối tượng công
chúng là học sinh, sinh viên thường có tâm lí ưa thích những gì là phá
cách, là mới lạ. Thay đổi một chút trong cách viết bài cũng là cách để giữ
chân độc giả lâu hơn với tác phẩm của mình. Mới lạ thì họ mới tò mò và

khám phá, nếu cứ theo khuôn phép và truyền thống có thể họ sẽ không
còn hứng thú tiếp nhận.
• Ngoài ra ,việc mở thêm một mục nhỏ “ Hòm thư góp ý” cho chuyên mục để
các bạn học sinh, sinh viên có thể gửi những thắc mắc của mình về những
vấn đề đang diễn ra xoay quanh đời sống của giới trẻ cũng là một việc cần
thiết:
Bản thân tòa soạn cũng như Ban biên tập , cần mời những chuyên gia tâm lí về
sức khỏe, giới tính để giải đáp những thắc mắc của giới trẻ, cũng như phân tích
những vấn đề làm thỏa đáng nhu cầu tâm lí của lứa tuổi này trên các số báo. Điều
này vừa tăng tính chân thực cho bài viết trong các chuyên mục, vừa tăng độ tin cậy
cho tờ báo. Công chúng có thể dễ dàng tin tưởng để sẻ chia và tiếp nhận những

21


định hướng mà những bài viết đã khai thác. Đây cũng là cách để các nhà báo tiếp
cận vấn đề đang diễn ra, công chúng đang cần được giải quyết một cách nhanh
chóng và thiết thực hơn bao giờ hết. Thông qua những đóng góp, những chia sẻ
hoặc những thắc mắc, những bài viết trong chuyên mục lần sau sẽ lần lượt giải
quyết những vấn đề mà công chúng đang có nhu cầu được hiểu rõ thêm thông tin,
hướng giải quyết. Cần thấy rằng, đây cũng là một cách khéo léo để kéo công chúng
đến với chuyên mục, giữ chân độc giả lâu hơn. Vì khi họ đã đưa ra những vướng
mắc, chắc chắn họ đang có nhu cầu cần được giải quyết. Họ sẽ chờ đến số sau,
xem vấn đề mình đưa ra sẽ được giải quyết như thế nào, có thỏa đáng, có đúng như
họ mong đợi hay không...
Vấn đề này, trong khi triển khai, Ban biên tập cũng cần lưu ý, ngoài việc có đội
ngũ phóng viên, CTV hùng hậu để khai thác vấn đề. Tòa soạn cũng cần mời những
chuyên gia tâm lí và chuyên gia trên các lĩnh vực khác nhằm đưa ra những giải
quyết, định hướng, cách nhìn đúng đắn đối với những vấn đề được đề cập tới trong
chuyên mục. Ngoài ra cần có thêm tiếng nói từ những người có thẩm quyển đối với

những vấn đề mang tính nhạy cảm và có ý nghĩa xã hội (ví dụ như liên quan tới
vấn đề đổi mới trong giáo dục, chuẩn mực thầy trò, chuẩn mực nhà giáo...). Đây
không chỉ mang lại tính khách quan cho bài báo, mà còn giúp cho vấn đề được
nhìn nhận một cách thấu đáo ,sâu sắc, từ đó mới đưa ra những định hướng đúng
đắn đối với nhóm đối tượng công chúng trước những vấn đề, sự kiện mà họ đang
quan tâm hoặc đang cần được giải quyết thấu đáo.

22


Về hình thức của chuyên mục:

23


• Trình bày trang:
- Màu sắc cần có sự bắt mắt, không quá chói vì dễ gây nhức mắt, màu sắc
nên có sự ôn hòa( nền vàng nhạt, trắng....chữ đen). Đây là yếu tố không
thể thiếu trước tiên nhằm tác động đến thị giác của nhóm công chúng.
Nhìn từ góc độ tâm lí, như đã phân tích ở phần đầu, nhóm công chúng
này có đặc điểm dễ bị tác động bởi các yếu tố thị giác. Khi đã tác động
mạnh đến yếu tố thị giác, họ sẽ tò mò và dần đi đến tiếp cận với tác
phẩm. Phần sapo nên lồng vào trong những khung ngộ nghĩnh, gây chú ý
tới độc giả.
• Hình ảnh:
- Hình ảnh nên đưa những hình ảnh mang tính báo chí để tăng tính chân
thực cho bài báo. Sẽ rất khó chịu nếu độc giả đọc báo mà hình ảnh đưa ra
trong bài chủ yếu là hình ảnh lấy từ internet, không có nguồn cụ thể. Điều
này không những giảm sự chân thực của bài báo mà vi phạm tính chân
thực trong quá trình sáng tạo báo chí. Cần phải nói đến chất lượng ảnh

của những phóng viên viết bài, nhiều khi ảnh do người viết chụp không
đủ tiêu chuẩn để đăng báo. Đây là lí do mà các tòa soạn báo đưa ra khi
dùng những hình ảnh trên internet... Vì vậy, tòa soạn cần có những hướng
dẫn cụ thể đối với cộng tác viên mới vào nghề, có những tiêu chuẩn cụ
thể đối với những phóng viên lâu năm để có những bức ảnh chân thật chứ
không phải dùng những hình ảnh không rõ nguồn trên internet, những
hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa....

24


- Việc xử lí hình ảnh cũng nên có sự chau chuốt, nếu có photoshop , cắt
cup ảnh để đưa ra nền bài báo cũng nên khéo léo, không để tình trạng độc
giả cảm thấy khó chịu khi hình ảnh vẫn còn nham nhở , hình ảnh không
có độ mượt. Hiện nay, trình độ tri thức của nhóm đối tượng độc giả ngày
càng được nâng cao. Thật không khó để họ dễ dàng nhận ra những hạt
sạn trong trình bày báo. Độc giả hiện nay rất tinh ý, nhu cầu thẩm mĩ
cũng cao hơn so với ngày trước, do vậy, việc trình bày báo không thể qua
loa, cẩu thả. Dù cho anh có chau chuốt thế nào đến nội dung tác phẩm,
tác phẩm của anh có hay đến đâu...nhưng khi nhìn vào cách trình bày
trang không bắt mắt, không hấp dẫn thì độc giả cũng không muốn đọc tác
phẩm của anh. Và mục đích của anh thất bại khi . Như thế để thấy rằng,
giữa nội dung và hình thức có những mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bất
cứ phần nào cũng cần có sự đầu tư kĩ lưỡng, cần sự tâm huyết của tác giả.
Bất cứ phần nào cũng cần có sự nghiên cứu nhu cầu của nhóm đối tượng
mà mình hướng tới để có những tác động đúng như mong muốn của tác
giả.
- Hình cho tuổi teen nên đặt trên những nền tươi sáng, màu sắc trẻ trung ,
sôi động, tránh những màu ảm đạm như : màu xám... Đối với nhóm công
chúng này, luôn mang trong mình tâm lí thần tượng một ai đó: Những

diễn viên, ca sĩ, nhóm nhạc...trong nước cũng như trên thế giới. Nắm bắt
được xu hướng ấy, báo cũng sử dụng nhiều hình ảnh của những sao nhằm
thu hút đến đối tượng công chúng. Tuy nhiên , nhiều khi có sự lạm dụng,
không phải bài viết nào cũng đưa hình một anh ngôi sao Hàn Quốc đang
cười toe toét lên mặt báo được. Việc đưa những hình ảnh cũng cần phải
có sự cân nhắc kĩ lưỡng , cũng giống như việc đưa một hình ảnh mang

25


×