Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

tiểu luận cao học báo chí Môn lao động nhà báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.02 KB, 36 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Người viết báo được xem là kí giả của thời đại và mỗi một tác phẩm báo
chí sẽ là tấm gương phản chiếu hiện thực của xã hội. Từng giai đoạn phát triển
khác nhau của đất nước thông qua báo chí sẽ được phản ánh trung thực nhất. Mỗi
ngày qua đi hàng trăm sự kiện vẫn xảy ra nhưng không có tâm điểm nào đội ngũ
báo chí lại bỏ qua. Họ khai thác ở nhiều góc độ khác nhau, họ có mặt ở mọi nơi,
mọi lúc để đem thông tin đến cho độc giả. Báo chí hiện nay dưới sự trợ giúp của
công nghệ thông tin hiện đại nội dung đã phong phú hơn trước kia rất nhiều.
Thông tin không chỉ bó hẹp ở quốc gia nữa mà nó đã mang tính chất toàn cầu,
nhất là với những sự kiện mang tầm của quốc gia, tổ chức, khu vực thì các
phương tiện thông tin sẽ rầm rộ đưa tin, bài viết liên quan đến vấn đề trung tâm.
Tuy nhiên, trong cùng một vấn đề không phải tất cả các tờ báo đều có
những thông tin và cách trình bày giống nhau mà luôn luôn có sự khác biệt để làm
nên thương hiệu cho một cơ quan báo chí. Những phóng viên, nhà báo bằng năng
lực quan sát sáng tạo, tiếp cận vấn đề theo cách riêng của mình sẽ trở thành hạt
nhân góp phần quan trọng cho mỗi tòa soạn báo. Đây chính là một phần công việc
trong quá trình lao động của nhà báo – một quá trình chi tiết, tỉ mỉ đòi hỏi nhiều
công sức chứ không hề đơn giản.
Theo quy luật, cái mới luôn luôn bị phủ định bởi một cái mới hơn nó, để rồi
chính cái mới này lại bị một cái mới hơn nữa phủ định. Vì thế, nhà báo phải tự xét
xem mình có thực sự đam mê nghề thông tin không và có năng khiếu phát hiện
thông tin không, sau đó, là có năng khiếu diễn đạt thông tin không? Qua đây cho
ta thấy được tầm quan trọng của vai trò sáng tạo, tiếp cận vấn đề trong lao động
đối với hoạt động báo chí


B. NỘI DUNG
I. Vai trò của việc sáng tạo phát hiện và tiếp cận vấn đề:
1. Quan điểm:
- Sáng tạo: Sáng tạo là luôn luôn vươn tới những chân trời mới. Mỗi bài viết là
một công trình sáng tạo, mỗi chuyến đi thực tế là một cuộc quan sát, nghiên cứu


lý thú.
- Sáng tạo là biểu hiện không máy móc.
- Quan sát: là sự tìm hiểu một cách có mục đích, có quyết tâm.
2. Ý nghĩa của việc sáng tạo, quan sát phát hiện và tiếp cận vấn đề:
Sáng tạo, quan sát, phát hiện và tiếp cận vấn đề là những yếu tố cần thiết đối với
người viết báo. Thông qua đây sẽ thể hiện được năng lực của người viết bài. Có
những người dựa trên kinh nghiệm lâu năm trong nghề của mình mà sử dụng
những góc độ quen thuộc nhưng cần thiết để cung cấp thông tin cho độc giả.
Nhưng lại cũng có những người bằng khả năng nhạy cảm biết cách phát hiện
được lối khai thác mới mà từ trước đến nay rất ít người sử dụng sẽ lại tạo ra được
hiệu ứng tốt cho người đọc.
Cách khai thác đề tài không theo một khuôn mẫu nào nhất địng nó phụ
thuộc vào khả năng của từng người. Như vậy, cùng một đề tài, một lĩnh vực có rất
nhiều góc độ để khai thác và trình bày. Chẳng hạn:
Cùng một sự kiện, báo A nói thế này, báo B nói thế kia hay chính xác hơn là
phóng viên của các báo có những cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau.
Một sự kiện có thể được nhìn nhận, tiếp cận và giải quyết từ nhiều góc độ. Ngay
trong bản thân phóng viên khi tiếp cận đề tài cũng có nhiều góc độ để khai thác.


Góc độ tiếp cận nói lên tôn chỉ mục đích, thương hiệu sức nặng của tờ báo, trình
độ của phóng viên và suy cho cùng là tính chất báo chí.
Tuy nhiên, nếu không có sự quan sát, phát hiện thì bài viết sẽ thiếu đi nhiều yếu
tố, đôi khi chỉ một chi tiết rất nhỏ nhưng vẫn có thể tạo ra được sức hấp dẫn đặc
biệt cho bài báo, nhất là đối với những trường hợp cần sự thông cảm, chia sẻ hay
giúp đỡ từ phía độc giả.
Vì thế trong quá trình sáng tạo một tác phẩm báo chí người viết báo phải hiểu
được bản chất, chức năng to lớn của việc sáng tạo ra những góc độ tiếp cận vấn
thì khi ấy mới thành công được.
II. Giới thiệu sự kiện lễ hội đua ghe:

 Lễ hội đua ghe- hay lễ hội Bon Om Thook (còn gọi là Lễ hội nước) tại
Campuchia bắt nguồn từ rất lâu trong lịch sử. Lễ hội được tổ chức vào đúng lúc
nước sông Mê Kông bắt đầu chu kỳ cạn của nó. Có rất nhiều nơi tổ chức lễ hội
đua ghe nhưng tập trung đông nhất là lễ hội tổ chức tại thủ đô Phnom Penh trên
sông Tonle Sap (có nghĩa là sông ngọt) ngay phía trước mặt Cung điện Hoàng Gia
Campuchia. Đây cũng chính là thời điểm duy nhất trong năm Tonle Sap có hiện
tượng đổi dòng chảy của nó. Lễ này được tổ chức vào ngày 15 trăng tròn theo lịch
âm (thường vào ngày 11 đến 13 tháng 11 dương lịch).
Lễ hội đua ghe diễn ra hàng năm vào ngày rằm tháng 11 trùng với cuối mùa mưa.
Vào thời điểm này, nước trong các hồ và đầm lầy tràn ngập, tạo ra các cánh đồng
nước mênh mông bồi đắp phù sa cho vụ mùa sắp tới. Khi nước sông Mê Kông
dâng lên vào mùa mưa từ tháng 8 cho tới tháng 11, nước từ dòng Mê Kông tràn
vào sông Tonle Sap chảy ngược lên Biển Hồ phía Tây Bắc. Khi kết thúc mùa
mưa, nước từ Biển hồ lại chạy xuôi xuống sông Mê Kông từ tây bắc đến Đông


Nam, tạo nên sự điều tiết tự nhiên vô cùng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và
thủy sản ở Campuchia và Tây Nam Bộ Việt Nam.
 Lễ hội là dịp để người Khmer thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống, tài
năng, sự nhanh nhẹn. Dũng cảm, sự kiên trì, nghệ thuật, hạnh phúc, sự yêu
chuộng hòa bình, sự đoàn kết cộng đồng, niềm tự hào dân tộc và trên hết là lòng
yêu nước cũng như ý thức bảo vệ đất nước, bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ dân tộc. Lễ
hội này cũng là dịp để người dân Khmer thể hiện sự phát triển rất đa dạng của nền
nông nghiệp lúa nước với rất nhiều sản vật làm ra từ những vùng đất phì nhiêu,
màu mỡ.
Lễ hội vừa là cuộc tranh tài, vừa là lễ hội cảm ơn Đức Phật đã ban cho mùa bội
thu và cầu mong no ấm. Là dịp để ôn lại sức mạnh không thể chia cắt của lực
lượng thủy quân của Đế chế Khmer cổ và giới thiệu sự đa dạng của các phương
tiện giao thông đường thủy của dân tộc Khmer.
 Đua thuyền hay lễ hội nước năm 2010 ở Phnompênh - Campuchia trở thành

tai họa khi thảm cảnh giẫm đạp lên nhau tại cầu Vồng ( Đảo Kim Cương ) làm rất
nhiều người bị thiệt mạng. Xung quang sự kiện này đã có rất nhiều bài viết khai
thác từ các góc độ tiếp cận khác nhau.
Tuy nhiên, điểm chung nhất là tất cả những bài báo đều được sắp xếp thành một
chuỗi theo diễn biến của thời gian. Việc viết bài dưới nhiều góc độ sẽ giúp độc giả
tiếp cận được nhiều vấn đề trong cùng một sự việc. Vì tâm lý của công chúng bao
giờ cũng muốn có những thông tin mới nhất, nhanh nhất không không thích và
không chấp nhận những thông tin cũ, các mô típ quen thuộc.
III. Các góc độ phát hiện và tiếp cận vấn đề:
1. Khai thác từ góc độ thông tin sự việc:


349 người giẫm đạp nhau đến chết ở Campuchia
Ít nhất 349 người đã thiệt mạng và 329 người bị thương trong một vụ giẫm
đạp kinh hoàng tại lễ hội té nước Bon Om Thook ở Campuchia – các phương tiện
truyền thông đưa tin hôm nay (23/11)
Xuất hiện trên truyền hình, Thủ tướng Hun Sen đã đau xót gửi lời xin lỗi đến toàn
bộ người dân. Ông nói rằng đây là thảm họa kinh hoàng nhất ở Campuchia kể từ
sau vụ khủng bố của quân Khơ-me Đỏ những năm 1970 đồng thời tuyên bố quốc
tang vào ngày 25/11 và để cờ rủ.
Các nhân chứng kể lại vụ hỗn loạn bắt đầu vào chiều ngày 22/11 – ngày cuối cùng
của lễ hội té nước sau khi một vài người dân bị điện giật chết trên một cây cầu
nhỏ nối giữa thủ đô Phnom Penh với đảo Kim cương. Vì quá hoảng sợ, đám đông
người đi dự lễ hội đã ùa chạy, giẫm đạp lên nhau, nhiều người trong số đó bị xô
đẩy rơi xuống cầu và chết đuối, số khác bị đè bẹp và chết ngạt khi dòng người
tháo chạy.
au khi sự cố xảy ra, gần 40 xe cứu thương và trên 200 nhân viên y tế đã được huy
động đến hiện trường để hỗ trợ đưa người bị thương đi cấp cứu. Các bệnh viện
đều trong tình trạng kẹt cứng vì quá tải. Nhiều người bị thương buộc phải điều trị
ngay tại sảnh, trong số này nhiều người bị thương nặng, do vậy số người thương

vong có thể sẽ tiếp tục tăng.
Hiện tại đội cứu hộ vẫn đang tìm kiếm những thi thể chết đuối. Hãng tin AP cho
hay đã nhìn thấy một số xác nổi trên sông và hàng trăm đôi giày còn sót lại trên
cầu...
Thiên Thư (Theo AP, Reuters)


Nhận xét: Đây là bài viết mang tính chất thông tin sự kiện kinh hoàng xảy ra
trong lễ hội té nước hàng năm của thủ đô Phnôm Pênh ở Campuchia. Những số
liệu trong bài viết vì thế chỉ mang tính chất khái quát ban đầu chứ chưa có kết
luận cụ thể cuối cùng: “Theo ước tính của các nhà chức trách, có khoảng trên 1
triệu người đã kéo về về thủ đô Phnom Penh tham dự lễ hội té nước trong 3 ngày
vừa qua”.
Trong những bài viết thông báo như thế này bao giờ cũng có tiếng nói của chính
quyền, của người trong cuộc và người ngoài: “Xuất hiện trên truyền hình, Thủ
tướng Hun Sen đã đau xót gửi lời xin lỗi đến toàn bộ người dân”; “Các nhân
chứng kể lại vụ hỗn loạn bắt đầu vào chiều ngày 22/11 – ngày cuối cùng của lễ
hội té nước sau khi một vài người dân bị điện giật chết trên một cây cầu nhỏ nối
giữa thủ đô Phnom Penh với đảo Kim cương”.
Nhìn chung, đây là bài viết thông tin về một vấn đề vừa xảy ra. Cho nên cách thức
trình bày ngắn gọn, không đi sâu vào một chi tiết nào cụ thể.
2. Quan sát từ ngoại hình đến nội tâm:
Thảm họa giẫm đạp ở Campuchia
Chưa có con số cuối cùng về người Việt thiệt mạng
- Đã có 10 người Việt Nam thiệt mạng trong thảm hoạ giẫm đạp ở
Phnom Penh, Campuchia. Có gia đình mất sạch 2 đứa con, cháu trai cũng chết
trong đêm hội kinh hoàng này. Nhưng đó chưa phải là con số cuối cùng.
10 người Việt thiệt mạng
Trưa 24/11, PV VietNamNet có mặt tại chùa Neak Kovon, nơi đặt thi thể hai chị



em người Việt Nam.
Chị Nguyễn Thị Ẩn, ngụ quận Tour Kot mặt nhợt nhạt sau hai đêm dài mất ngủ
hết đi tìm xác con lại lo đám tang cho chúng. Cả hai đứa con của chị là Nguyễn
Thị Bình (20 tuổi) và Nguyễn Văn Sóc (13 tuổi) đều thiệt mạng trong tai nạn kinh
hoàng này.
Chị kể, năm nào hai đứa con chị cũng dắt nhau đi xem lễ hội nước. Năm nay
chúng nó cũng đi mà không về…
“Chị gái nó chết tại chỗ, còn nó vẫn còn thở khi được cấp cứu ở nhà thương
nhưng cũng không qua khỏi. Hai đứa nó là nguồn sống của vợ chồng chúng tôi.
Giờ chúng nó chết hết rồi, không biết sao vợ chồng già này sống nổi…” - nhìn
vào di ảnh cậu con trai, nước mắt chị chảy dài.
Trong lúc chị ngồi bên quan tài các con thì cha của hai đứa trẻ đang đi đào huyệt
để chiều nay (24/11) đưa chúng đi chôn cất. Gia đình chị Ẩn sống bằng nghề mua
bán phế liệu. Ngoài việc học, Sóc là người giúp cha mẹ lấy mối hàng, chở hành
cho khách. Nhiều người có mặt ở chùa không khỏi xót xa cho vợ chồng chị Ẩn
khi cả hai đứa con đều không còn…
Trưa 24/11, lực lượng cứu hộ xác định thêm danh tính một nạn nhân được vớt lên
từ dưới sông là bé Tan Fa Li (6 tuổi), một đứa cháu của gia đình. Và nỗi đau càng
thêm nặng đã trút xuống gia đình nhỏ của chị Nguyễn Thị Ẩn.
Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia xác nhận, số nạn nhân người Việt bị thiệt
mạng trong vụ giẫm đạp ở lễ hội nước là 10 người. Trong đó đó, có 7 người ngụ
Phnom Penh và 3 người ở tỉnh Kandal. 10 người khác bị thương đang được điều


trị ở các bệnh viện tại Thủ đô Phnom Penh và 1 người mất tích.
Đại sứ quán Việt Nam cũng cho biết sẽ hỗ trợ số tiền 100 USD cho các nạn nhân
bị chết và 50 USD đối với những người bị thương. Cùng ngày, đơn vị này đã cử
người đi thăm hỏi gia đình các nạn nhân bị thiệt mạng.


Hội người Việt Nam ở Campuchia đang tích cực liên hệ với các
quận quanh Phnom Penh để nắm tình hình về người bị nạn
trong thảm hoạ giẫm đạp tối 22/11
Còn theo ghi nhận của chúng tôi, không khí làm việc tại văn phòng Hội người
Việt Nam ở Campuchia trở nên hối hả. Cán bộ hội liên tục điện thoại về các địa
phương để cập nhật tin tức về người Việt chết hoặc mất tích tích trong thảm hoạ.
Ông Nguyễn Ngọc Để, Phó Chủ tịch Đô thành Phnom Penh, Hội người Việt Nam
ở Campuchia cho biết, hội đã đi thăm gia đình người Việt có người bị nạn trong
thảm hoạ.
“Những người mất tích vẫn đang được tiếp tục tìm kiếm nên chưa thể có con số


cuối cùng người Việt bị nạn” – ông Để nói.
Campuchia nỗ lực tìm kiếm người mất tích
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Yim Samnang, Phó Giám đốc Công an Phnom
Penh cho biết chính quyền vẫn đang điều tra về nguyên nhân thảm hoạ giẫm đạp
khủng khiếp này. Nhiều khả năng do quá đông người chen lấn trong lúc cây cầu
treo rung lắc mạnh càng làm đám đông hoảng sợ.
Một viên cảnh sát có mặt ở hiện trường nhận xét, ước lượng đã có vài ngàn đôi
giầy đép, quần áo… được các nạn nhân bỏ lại hiện trường. Hiện lực lượng cứu hộ
vẫn đang tiếp tục theo dõi hai bên bờ sông, gần khu vực cầu Poh Pich với hy vọng
sẽ tìm kiếm thêm xác các nạn nhân mất tích.
Theo giới chức Campuchia, khi xảy ra thảm hoạ có khoảng 50 người đã nhảy khỏi
cầu Poh Kich. Nhiều người dự đoán khả năng vẫn còn một số nạn nhân đang nằm
dưới sông chưa được vớt lên. Trưa 24/11, con số thống kê số người thiệt mạng ở
Campuchia đã lên đến 381 người.
Tại bệnh viện Russian nơi 140 thi thể người chết và 46 người bị thương đang điều
trị bao trùm không khí tang tóc. Khu vực nhà xác, người nhà bệnh nhân đang làm
các thủ tục để nhận người thân về.
11h, phòng xác còn duy nhất thi thể nam chưa có người đến nhận. Một người rồi

hai người đi tìm người thân vào lật tấm ga trắng che xác chết để nhận diện, nhưng
rồi lắc đầu đi ra…


11h15, ông Tep Son cùng gia đình đi tìm đứa cháu trai đã rưng rưng nước mắt khi
nhìn cháu nằm lạnh lẽo trong căn phòng. Ông Tep Son cho biết gia đình có 2
người thiệt mạng trong thảm hoạ trên cầu Poh Pich.
Cả nhà vừa lo đám tang cho người chị vừa chạy khắp các bệnh viện tìm cậu em
trai. “Tôi đã đi tìm nó suốt hai ngày nay. Không ngờ nó lại nằm một mình ở
đây…” - ông Tep Son mắt ngấn nước nói. Ngay sau đó, quan tài được mang đến
và thi thể được chuyển lên xe ô tô về tỉnh Kandal chôn cất.
Thái Phương (từ Campuchia)
Nhận xét: Trong bài viết này, tác giả lại hướng đến tình cảnh những người Việt
có người thân bị thiệt mạng trong thảm họa đêm 23.11.2010. Nếu đơn thuần chỉ
đưa thông tin về số người Campuchia bị thiệt mạng thì đó là điều tất nhiên nhưng
vì Campuchia là nước có nhiều dân Việt sinh sống. Cho nên, khi vụ thảm họa xảy
ra sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của những người dân xa xứ này. Trong
mỗi con người nhu cầu được quan tâm đến người thân, nhu cầu tương ái là một
nhu cầu bản năng. Vì thế, việc thông tin về người Việt Nam trong vụ thảm họa là
cần thiết, đáp ứng đúng tâm lý của độc giả. Tuy nhiên, không phải thông tin nào
cũng được đề cập tới mà phải chọn lọc cho phù hợp với thời điểm xảy ra sự việc.
Trong bài viết này ngay từ đầu tác giả đã đem được thông tin muốn truyền tải đến
độc giả luôn chứ không vòng vo như khi viết về các thông tin bình thường khác.
Thứ nhất, tít chính đã cung cấp được 2 thông tin quan trọng mà người đọc muốn
tìm hiểu: “Thảm họa giẫm đạp ở Campuchia chưa có con số cuối cùng về người
Việt thiệt mạng ”. Đây là cách đi vào thẳng vấn đề trả lời được câu hỏi nơi xảy ra
sự việc đồng thời cũng cho thấy tình hình khó khăn trong việc tìm kiếm những


nạn nhân Việt Nam xấu số vẫn chưa đến hồi kết: “ chưa có con số cuối cùng về

người Việt bị thiệt mạng”.
Thứ hai, cách vào bài đã được tác giả vận dụng theo lối quan sát từ ngoại hình
tiếp cận nội tâm. Thực hiện cách viết này cho thấy dụng ý của người viết muốn
nhấn mạnh đến nỗi đau của một người khi mất đi người thân như thế sẽ tạo ra
được phản hồi tốt từ phía người đọc. Nội dung của bài viết tập trung miêu tả vào
hoàn cảnh một gia đình người Việt có hai đứa con và một đứa cháu bị thiệt mạng.
Cách tiếp cận vấn đề như thế này sẽ giúp tác giả xoáy sâu vào tạo được một nhân
vật trung tâm cho bài viết chứ không tản nạn khiến nội dung bài viết bị nhạt,
không gây được ấn tượng mạnh cho người đọc. Thông qua cách miêu tả nhân vật
người mẹ cho thấy đây là một nỗi đau quá lớn, không có gì bù đắp được: “Chị
Nguyễn Thị Ẩn, ngụ quận Tour Kot mặt nhợt nhạt sau hai đêm dài mất ngủ hết đi
tìm xác con lại lo đám tang cho chúng”; “Chị gái nó chết tại chỗ, còn nó vẫn còn
thở khi được cấp cứu ở nhà thương nhưng cũng không qua khỏi. Hai đứa nó là
nguồn sống của vợ chồng chúng tôi. Giờ chúng nó chết hết rồi, không biết sao vợ
chồng già này sống nổi…” - nhìn vào di ảnh cậu con trai, nước mắt chị chảy dài”.
Đây được xem là những chi tiết đắt giá nó vừa có tính thời sự lại vừa mang tính
chân thật, xúc động, người thật việc thật sẽ khiến cho bài viết thêm sâu sắc.
Sau khi đi từ một gia đình riêng lẻ tác giả tiếp tục nắm bắt được nhu cầu của công
chúng muốn có thông tin tổng quan về những người Việt ở đây. Chính vì thế, nội
dung tiếp theo được đề cập trong bài liên quan đến công tác làm việc của Đại sứ
quán Việt Nam ở Campuchia: “Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia xác nhận, số
nạn nhân người Việt bị thiệt mạng trong vụ giẫm đạp ở lễ hội nước là 10 người.
Trong đó đó, có 7 người ngụ Phnom Penh và 3 người ở tỉnh Kandal. 10 người
khác bị thương đang được điều trị ở các bệnh viện tại Thủ đô Phnom Penh và 1


người mất tích”. Các ý tiếp theo cho thấy công tác làm việc của Đại sứ Việt Nam
ở đây đang rất khẩn trương, có tinh thần trách nhiệm cao.
Thứ ba, nhằm giúp độc giả có thể nhanh chóng cập nhật được những thông tin
liên quan đến vụ thảm sát thì phần cuối bài tác giả vẫn liên tục đưa ra những động

tĩnh từ phía chính quyền Campuchia trong việc tìm kiếm nạn nhân: “Campuchia
nỗ lực tìm kiếm người mất tích”. Trong tít phụ thứ hai này, ngoài việc trích dẫn
lời của nhân chứng – chính quyền thì người viết còn sử dụng cách quan sát tổng
thể hiện trường của vụ thảm khốc nhằm tăng cường nhấn mạnh đến ý tang
thương, nghiêm trọng của sự việc: “Một viên cảnh sát có mặt ở hiện trường nhận
xét, ước lượng đã có vài ngàn đôi giầy đép, quần áo… được các nạn nhân bỏ lại
hiện trường. Hiện lực lượng cứu hộ vẫn đang tiếp tục theo dõi hai bên bờ sông,
gần khu vực cầu Poh Pich với hy vọng sẽ tìm kiếm thêm xác các nạn nhân mất
tích”.
Như vậy, ngoài những bài viết thông tin đơn thuần tác giả đã lựa chọn cho mình
một cách viết dưới góc độ tâm lý hướng đến những người Việt Nam đang ở
Campuchia. Bằng cách quan sát đi từ ngoại hình để tiếp cận nội tâm của thân
nhân người bị thiệt mạng đã giúp bài viết trở nên xúc động hơn, tạo được điểm
nhấn quan trọng cho góc độ khai thác, giúp người đọc quan sát được nhiều khía
cạnh trong một vấn đề.
3. Khai thác từ góc độ tâm lý:
Lưu học sinh Campuchia đau đớn thảm họa quê nhà
- "Cả đêm trông tin nơi quê nhà từ cầu truyền hình trực tiếp, chứng
kiến những cảnh tượng hãi hùng, những hình ảnh chết chóc đầy thương tâm
chúng tôi không ai có thể chợp mắt…".


Đau đáu hướng về quê nhà
Căn phòng nằm trong KTX ĐH Luật Hà Nội của các lưu học sinh người
Campuchia lúc 8h tối phủ đầy nỗi lo lắng. Ba chiếc máy tính đều đang mở ở
những trang mạng thông tin về vụ thảm họa tại thủ đô Phnompenh đêm 22/11.
Chủ nhân của chúng luôn chờ đợi từng phút cập nhật thông tin về tấn thảm kịch ở
quê nhà.

Anh Lim Hokchiv- 27 tuổi, thạc sỹ ngành Luật sang Việt Nam học đã 8 năm chia

sẻ: “Tôi biết tin này lúc 1h đêm 23/11 qua internet. Thực sự tôi rất choáng váng
và đau xót… Con số người bị nạn quá lớn, lại là trong lễ hội nước- lễ hội truyền
thống được đông đảo người dân Campuchia yêu thích”.

Lim Hokchiv- 27 tuổi ngành Luật đang chờ đợi cập nhật từng thông tin về tấn
thảm kịch tại quê nhà.

“Thật sự là quá đau lòng. Tôi sốc nhất là khi xem những bức ảnh chụp các nạn
nhân thiệt mạng nằm san sát nhau trong những túp lều trắng- các nhà xác tạm…


Hình ảnh những người phụ nữ khóc ngất trước cái chết của người thân… Rồi bức
ảnh chụp cây cầu la liệt dép guốc của những người xấu số bỏ lại… Đúng là một
thảm họa”- anh Yoeu Sopheak: 27 tuổi, Học ĐH Kiến Trúc thốt lên.
Đã sáu năm không được tham dự lễ hội truyền thống này ở quê, nhưng những ấn
tượng về lễ hội nước ở quê nhà với anh Yoeu Sopheak rất đẹp và yên bình.
“Nhà tôi ở thủ đô Phnompenh nên tôi đã vô cùng hoảng hốt. Tôi đọc được tin về
vụ việc vào lúc bốn giờ sáng. Vội vã gọi về nhà hỏi han… May là cả gia đình tôi
đều không có mặt trong đám đông đó…” - anh tâm sự.
Dù vậy, nỗi đau khi chứng kiến cái chết của người dân tại quê nhà, anh Sopheak
vẫn cảm thấy rất nặng nề. Anh liên tục đảo qua facebook của bạn bè nhằm đón
nhận và sẻ chia mọi thông tin về tai nạn này một cách chân thực nhất.
“Hầu hết bạn bè trong danh sách facebook của tôi đã để trạng thái, thay đổi avatar
bày tỏ niềm tiếc thương và nỗi đau với nhân dân mình. Bản thân tôi luôn phải
luôn cập nhật từng phút về con số thương vong và tình hình vụ việc” - anh thở dài
cho biết thêm.
“Tôi không thể tượng tượng được điều gì đã xảy ra. Càng không thể khẳng định
nguyên nhân gì đã khiến những người tham gia phải giẫm đạp lên nhau mà bỏ
chạy như thế. Song theo đây là nỗi đau chung của cả dân tộc KhMer mà bất cứ
người Khmer nào cũng cảm thấy vô cùng đau đớn” - một lưu học sinh Campuchia

tại ĐH Xây dựng tâm sự.
Khu ký túc A3 – ĐH Bách Khoa Hà Nội – một trong những nơi có nhiều lưu học
sinh Campuchia với hơn 30 người, từ đêm khi biết tin về thảm họa tại lễ hội té


nước

ai

cũng

đều



tâm

trạng

đau

xót



buồn

thảm.

Không giấu nổi sự mệt mỏi cùng sự lo lắng, sinh viên Sophea chia sẻ: “Khoảng

hơn 20h, mình vẫn còn gọi điện về cho bạn ở thủ đô đang tham gia lễ hội để chúc
mừng và chia sẻ niềm vui cùng mọi người. Vậy mà chỉ hơn 1 tiếng sau khi xem
cầu truyền hình trực tiếp về lễ hội, mình đã không thể tin vào mắt, vào tai mình
nữa. Một cảnh tượng đầy náo loạn, chết chóc và thương tâm. Tất cả mọi người
trong phòng đã lặng đi. Một cảm giác rất khó diễn tả. Cảm tưởng tim mình bị bóp
nghẹt, chân tay thấy rất run. Nhưng lại không biết phải làm gì. Chỉ biết nhìn
những

cảnh

tượng

ấy

qua

màn

hình”.

Sinh viên Hong Teng nhắc lại những cảm xúc trong đêm thảm họ: “Mọi người
trong phòng chỉ còn biết nhìn chăm chăm vào màn hình ti vi. Không ai nói với ai,
chỉ biết chờ đợi, lo lắng và hy vọng. Đáng lẽ ngày đó sẽ là ngày vui nhất trong
năm nhưng rồi lại biến thành thảm họa”.
Choàng mở mắt dậy, anh Mao Lung vội đến ngay chiếc máy tính và thở dài: “Đã
từng tham gia rất nhiều lễ hội té nước khi còn ở Campuchia, nhưng quả thật mình
không thể ngờ lại xảy ra thảm họa làm nhiều người chết và bị thương đến thế.
Thương tâm hơn nạn nhân lại chủ yếu lại là những người tỉnh xa và phụ nữ trẻ”.
Thương lắm quê nhà
Chia sẻ về kế hoạch tổ chức buổi quốc tang đặc biệt, anh Lun Sophau – Trưởng

đoàn lưu học sinh Campuchia tại KTX Bách Khoa nói: “Ban đầu mình cũng chỉ
kêu gọi các bạn lưu học sinh Lào tham gia, nhưng tìm hiểu trên các diễn đàn Việt
Nam cũng như ý kiến của nhiều bạn đọc trên một số tờ báo mạng điện tử mình


cũng muốn kêu gọi nhiều người Việt Nam đến cầu siêu trong buổi tối ngày 25/11
tới tại sân ký túc A3 – ĐH Bách Khoa Hà Nội”.

Anh Lun Sophau (ĐH Bách Khoa dõi theo tin tức nơi quê nhà qua các trang
Web của Campuchia và Việt Nam

Đưa tờ thông báo bằng tiếng Campuchia, anh nói thêm: “Ngay tối ngày hôm nay
mình sẽ viết thông báo bằng tiếng Việt. Chỉ là một lễ tưởng niệm đơn giản nhưng
là tấm lòng của những người xa xứ. Thắp nén hương mà thấy lòng trĩu nặng.
Buồn

lắm!”.

Mặc dù sống xa quê, không trực tiếp chứng kiến tấn bi kịch nhưng có lẽ trong
lòng mỗi lưu học sinh Campuchia đều cảm nhận rất rõ nỗi đau mà nhân dân mình,
dân tộc mình đang phải hứng chịu.
“Sáng ra ngồi trước màn hình máy tính la liệt các hình ảnh kinh hoàng về cái chết,
con số người thiệt mạng thì tăng nhanh đến không ngờ làm tôi rợn người. Chỉ
mong sao cho con số ấy đừng tăng lên nữa, vụ việc mau chóng được giải
quyết…”- anh Sun Sophal, ĐH Xây Dựng bày tỏ.


Cũng thể hiện nỗi day dứt về số thương vong quá lớn trong một lễ hội truyền
thống của nước mình, một lưu học sinh Campuchia cho biết: "Trong những ngày
tết, dịp lễ hội lớn như thế này, lượng người dân đổ về các tỉnh rất đông. Giá như

nhà tổ chức lễ hội cẩn trọng hơn, tính toán trước tới lượng khách tham dự, đưa ra
nhiều giả thiết đề phòng rủi ro thì đã không quá nhiều người chết đến vậy. Đáng
thương nhất là họ đã chết trong lễ hội, chết trong lúc đi tìm niềm vui, niềm may
mắn, hạnh phúc…"
“Dù sao tôi vẫn cho rằng đây là tai nạn ngoài ý muốn. Trong một lễ hội thu hút
hàng triệu người tham gia như vậy thì thảm họa cũng có thể xảy ra bất cứ khi
nào… Bản thân tôi muốn gửi gắm tới những người gặp nạn lời chia buồn sâu
sắc… Xin chân thành chia sẻ với nỗi đau của mọi người”- anh Hokchiv- ĐH Luật
Hà Nội tâm sự.
Còn anh Sopheak- ĐH Kiến trúc cho biết, ngay sau khi tin về vụ tai nạn lan
truyền, đông đảo bạn bè đại học ở Việt Nam cũng nhắn tin hỏi han, chia sẻ và
động viên anh rất nhiều. “Những tình cảm quý giá ấy, tôi mong sao có thể gửi
trọn vẹn về quê hương mình, nhân dân mình… Mong sao tình cảm ấy có thể để
đến được với những nạn nhân không may mắn, giúp xoa dịu phần nào nỗi đau của
họ”.
H.Khanh – Q.Anh – V.Anh
Nhận xét: Trong bài viết này các tác giả cũng chọn góc độ tâm lý để khai thác
nhưng nó có nhiều điểm khác biệt so với bài viết trên. Nếu như ở bài viết trên
nhân vật chính được khai thác ở góc độ tâm trạng của người thân trước nỗi đau
mất đi đứa con ruột thịt thì ở bài viết này các nhân vật lại là những đứa con xa xứ
khi biết tin thảm họa ở quê nhà.


Tất cá các nhân vật đều là những du học sinh Campuchia đang học tập tại các
trường ĐH ở Hà Nội. Như vậy, lại thêm một cách nữa giúp độc giả có thể hiểu
được tâm trạng của những người liên quan đến vụ việc. Nó cho thấy sự nhạy bén,
tinh tường của người viết. Cách khai thác này phù hợp với những người không
được chứng kiến, tiếp xúc trực tiếp với nhân vật tại hiện trường xảy ra vụ việc.
Đồng thời, các tác giả còn tạo được sự phong phú cho bài viết của mình bằng
cách thực hiện phỏng vấn nhiều nhân vật ở các trường Đại học khác nhau. Có thể

nói, thông qua bài viết này tác giả đã cho nhân vật có cơ hội được thể hiện tình
cảm của mình trước nỗi đau thương, mất mát to lớn của quê hương. Những lời
tâm sự của nhân vật chính xuất hiện vào thời điểm này có rất nhiều ý nghĩa đối
với bản xứ của họ. Nó như một niềm an ủi, động viên giành cho những người xấu
số đã bị thiệt mạng đồng thời cũng cho thấy sự quan tâm chưa bao giờ hết giành
cho quê nhà của những đứa con Khmer khi đi xa quê hương. Thông qua bài viết
bằng các cách trình bày của mình các tác giả đã làm rõ những tâm trạng trên của
các lưu học sinh. Cụ thể:
- Thứ nhất, tít chính của bài “Lưu học sinh Campuchia đau đớn thảm họa quê
nhà ”. Đối tượng được viết đến trong bài là nhữn lưu học sinh chứ không phải
một ai khác. Chọn lưu học sinh có nghĩa tác giả muốn nhấn mạnh đến ý thức, tinh
thần trách nhiệm của thế hệ trẻ ở Campuchia. Họ là những con người ưu tú đại
diện cho hàng triệu thanh niên, học sinh, sinh viên của đất nước này được cử sang
Việt Nam học tập để về cống hiến sức mình cho đất nước. Vì thế thái độ, cách
nhìn nhận vấn đề của những nhân vật này trước vụ thảm họa sẽ có ý nghĩa quan
trọng. Nhìn chung, cảm giác bao trùng trong tâm trạng của những lưu học sinh
này là cảm giác đau đớn. Đây là một cách đặt tít trực tiếp, cần thiết cho thời điểm
sự việc đã diễn ra.


- Thứ hai, ngôn ngữ trình bày trong bài viết khách quan tự nhiên, tác giả chỉ đứng
ở vị trí người ghi chép lại suy nghĩ của nhân vật. Điều này được biểu hiện thông
qua cách trình bày tác phẩm báo chí, nhân vật tự phát biểu những ý kiến của mình
trước thảm họa: Ví dụ:
“Anh Lim Hokchiv- 27 tuổi, thạc sỹ ngành Luật sang Việt Nam học đã 8 năm
chia sẻ: “Tôi biết tin này lúc 1h đêm 23/11 qua internet. Thực sự tôi rất choáng
váng và đau xót… Con số người bị nạn quá lớn, lại là trong lễ hội nước- lễ hội
truyền thống được đông đảo người dân Campuchia yêu thích”.
Cũng thể hiện nỗi day dứt về số thương vong quá lớn trong một lễ hội truyền
thống của nước mình, một lưu học sinh Campuchia cho biết: "Trong những ngày

tết, dịp lễ hội lớn như thế này, lượng người dân đổ về các tỉnh rất đông. Giá như
nhà tổ chức lễ hội cẩn trọng hơn, tính toán trước tới lượng khách tham dự, đưa
ra nhiều giả thiết đề phòng rủi ro thì đã không quá nhiều người chết đến vậy.
Đáng thương nhất là họ đã chết trong lễ hội, chết trong lúc đi tìm niềm vui, niềm
may mắn, hạnh phúc…"
- Thứ ba, những chi tiết đắt đã được sử dụng trong bài tạo nên tính biểu cảm sâu
sắc cho người đọc đồng thời tạo được sự đồng cảm giữa những lưu học sinh này.
Cụ thể: “Sinh viên Hong Teng nhắc lại những cảm xúc trong đêm thảm họ: “Mọi
người trong phòng chỉ còn biết nhìn chăm chăm vào màn hình ti vi. Không ai nói
với ai, chỉ biết chờ đợi, lo lắng và hy vọng. Đáng lẽ ngày đó sẽ là ngày vui nhất
trong năm nhưng rồi lại biến thành thảm họa”. Thông qua hình ảnh nín lặng chờ
đợi tin tức ở quê nhà đã cho thấy được tâm trạng lo lắng của những người này.
Đây cũng là minh chứng cụ thể cho tầm quan trọng của sự việc.


Tiếp theo không chỉ viết về tâm trạng của
nhân vật mà các tác giả còn đi sâu vào hành
động của họ để chứng minh cho tinh thần yêu
nước hướng về quê nhà chia sẻ nỗi đau với
những người xấu số: : “Ngay tối ngày hôm nay
mình sẽ viết thông báo bằng tiếng Việt. Chỉ là
một lễ tưởng niệm đơn giản nhưng là tấm lòng
của những người xa xứ. Thắp nén hương mà
thấy lòng trĩu nặng. Buồn lắm!”.
Như vậy, bằng cách khai thác tâm trạng của
những lưu học sinh Campuchia ở Việt Nam bài
viết đã góp phần làm phong phú thông tin cho
sự kiện. Tạo ra được nhiều điểm nhìn mới mẻ
trong cùng một vấn đề. Đây là sự khai thác tốt
nó sẽ gắn kết thêm tình bằng hữu giữa hai nước

Việt Nam – Campuchia.

4. Sử dụng lối viết tổng hợp với phương
pháp quan sát nhiều góc độ, đa diện.
Mặc dù lễ quốc tang và cầu siêu cho gần 350
người chết trong vụ giẫm đạp tại Lễ hội Té
nước tối 22/11 đã qua đi, công tác khắc phục
hậu quả vẫn đang được khẩn trương tiến hành,
nhưng dư âm về thảm họa này tiếp tục đeo bám

Bài học trước thảm họa tại
Campuchia


những người thân cùng các cơ quan chức năng Campuchia bởi nhiều nguyên nhân
khác nhau.
Những con số thương tâm
Buổi quốc tang và lễ cầu siêu cho gần 350 người chết bắt đầu từ 7h sáng 25/11
với sự có mặt của Thủ tướng Hun Sen, phu nhân Bun Rany Hun Sen cùng toàn bộ
nội các Campuchia, các thành viên trong Hội đồng Nhà nước và các nghị sĩ để đặt
hoa tại hiện trường vụ tai nạn. Trong ngày 25/11, tất cả các hoạt động vui chơi
trên cả nước Campuchia đều tạm dừng, các cơ quan chính phủ và cơ sở tư nhân
đều treo cờ rủ.
Thủ tướng Hun Sen đã đề nghị chính quyền Phnom Penh xây tháp lưu giữ tro và
hài cốt của các nạn nhân để tưởng niệm những người thiệt mạng và nhắc nhở đất
nước và người dân về thảm họa khủng khiếp này. Thi thể những người thiệt mạng
đã được chôn cất và hỏa táng trong ngày 24/11.
Trước đó, Thủ tướng Hun Sen đã gọi đây là thảm họa tồi tệ nhất kể từ thời Khmer
Đỏ trong thập niên 70 thế kỷ trước, đồng thời lên tiếng xin lỗi người dân và kêu
gọi mọi người cùng cố gắng vượt qua nỗi đau. Thủ tướng Hun Sen cho biết, chính

phủ sẽ hỗ trợ 5 triệu riel/nạn nhân thiệt mạng (hơn 1.000 USD/người) trong thảm
họa trên. Chính phủ Campuchia cũng kêu gọi ủng hộ tiền mặt và vật dụng cho các
nạn nhân vụ giẫm đạp. Ông Keo Chup Tay Ma, Chủ tịch thủ đô Phnom Penh cho
biết, đây là thảm họa khủng khiếp nhất sau thời kỳ diệt chủng của Khmer Đỏ.
Một số người thoát nạn dù đang bị thương nặng cũng cố gắng đến để cầu nguyện
cho mình và cho những người đã chết. Không chỉ người dân Campuchia, Việt
kiều và nhiều người nước ngoài sống, làm việc ở Campuchia cũng đã đến cầu
nguyện cho các nạn nhân. Vì có quá nhiều người tập trung tại hai bên bờ sông nên


cảnh sát đã phải tăng cường nhằm đảm bảo an toàn cho người dân đến dự lễ cầu
siêu.
Ngày 25/11, Bộ trưởng Phúc lợi xã hội Ith Samheng đã đính chính về số người
chết, từ 456 xuống 347 (trong đó có 221 phụ nữ) và số người bị thương cũng giảm
từ 755 xuống 395 so với thông báo trước đó. Cơ quan chức năng đã khuyến cáo
về khả năng khai tăng người thiệt mạng để nhận tiền cứu trợ và bồi thường. Tuy
nhiên, người ta hy vọng số người chết sẽ dừng lại, còn những người bị thương
nhanh chóng xuất viện để sớm trở lại cuộc sống bình thường. Tại Phnom Penh có
gia đình mất tới 6 người thân, còn tại tỉnh Ta Keo có gia đình chết 4 người con.

Cây cầu nơi xảy ra thảm họa và những người cầu
nguyện.

Theo thống kê mới nhất, có 20 người gốc Việt Nam chết, bị thương và mất tích tại
lễ hội té nước tối 22/11. Danh tính của những người xấu số đã được chứng thực.
Theo đó, người nhiều tuổi nhất bị chết là bà Nguyễn Thị Bế (54 tuổi), còn người


trẻ nhất (18 tuổi) là chị Nguyễn Thị Chại (trong số 5 phụ nữ), số còn lại là 4 cháu
bé ở độ tuổi từ 6 đến 13. 10 người bị thương và 1 người mất tích chưa xác định

được danh tính. Những người kể trên sống tại tỉnh Kandal và thủ đô Phnom Penh.
Tang thương nhất là gia đình bà Nguyễn Thị Ẩn ở Phnom Penh khi cùng lúc hai
con ruột là Nguyễn Thị Bình (22 tuổi), Nguyễn Văn Sóc (13 tuổi) cùng cháu
ngoại là Tan Phali (6 tuổi) đều bị tử vong trong thảm họa.
Theo ông Lê Công Đầy, Ủy viên thường trực của Hội Người Việt ở Phnom Penh
cho biết, nếu tối 22/11 không có đoàn cải lương từ trong nước sang Phnom Penh
biểu diễn phục vụ Việt kiều thì số người Việt chết có thể còn cao hơn. Và ngay
sau khi biết tin, ông và các đồng nghiệp đã đi khắp các bệnh viện trong thủ đô để
tìm người Việt gặp nạn.
Được biết, trong số những người bị thương có 4 người bị gãy tay, chân và được
điều trị tại các bệnh viện như Calmette, một trong những bệnh viện chính của thủ
đô.
Khẩn trương khắc phục hậu quả
Trong tuyên bố chiều 24/11, Bộ trưởng Phúc lợi xã hội Ith Samheng cho biết, một
số tử thi đã được đưa về nhà ngay sau vụ tai nạn, còn một số người bị thương
cũng đã chết tại nhà, do đó con số thống kê khó chính xác. Trong mấy ngày qua,
nhiều người Campuchia đến để tìm ảnh người thân trong những bản tin về người
thiệt mạng. Nhiều người chết hụt sau thảm họa cho biết, không thể ngủ được bởi
cứ nhắm mắt là hình ảnh khủng khiếp của tối 22/11 lại hiện ra. Nhiều nạn nhân đã
chết do ngạt thở vì chen lấn. Bộ Y tế Campuchia cho biết, công tác điều trị cho
những người bị thương vẫn đang được tiến hành tích cực, nhưng khó khăn nhất
hiện nay là xác định danh tính người thiệt mạng.


Chính phủ đã thành lập ngay Ủy ban quốc gia do Phó thủ tướng Sok An lãnh đạo
với sự tham gia của tất cả bộ trưởng và thứ trưởng. Tướng Sok Phal, Phó giám
đốc Cảnh sát Quốc gia đồng thời là Phó chủ tịch Ủy ban Điều tra thảm họa cho
biết, các nạn nhân không thể chết vì điện giật bởi dòng điện cung cấp cho hệ
thống đèn màu trên cầu chỉ 12 vol, nên không đủ để gây chết người. Tướng Sok
Phal cũng khẳng định, thảm họa trên không liên quan gì đến khủng bố.

Trước đó có một số tin đồn về ngộ độc thực phẩm hàng loạt hoặc là xảy ra cướp
bóc khiến người dân hoảng loạn, dẫn tới chen lấn, giẫm đạp lên nhau. Sau khi
thảm họa xảy ra, chính quyền Campuchia đã nhanh chóng thành lập 3 ủy ban để
điều tra nguyên nhân vụ việc, xác định danh tính của các nạn nhân và tìm hiểu
nguyên nhân cái chết của từng người.
Được biết, vẫn còn một số trẻ em đang ở Trụ sở Cảnh sát Phnom Penh vì chưa có
người thân đến nhận. Trong khi đó một số người mẹ vẫn chưa tìm được con bị
mất tích bởi chúng còn quá nhỏ nên không nhớ nổi địa chỉ của gia đình.
Ông Pung Kheau Se, Chủ tịch Ngân hàng Canadia, chủ sở hữu đảo Kim Cương và
cầu Koh Pik cho biết, đã hỗ trợ tiền cho các nạn nhân của vụ giẫm đạp, theo đó
thân nhân có người chết nhận 1.000 USD/người và bị thương 200 USD/người.
Bài học rút ra từ thảm họa
Lễ hội té nước kéo dài từ ngày 20 đến 22/11 và là lễ hội thường niên lớn nhất ở
Campuchia, nhưng... đảo Koh Pik (Kim Cương) vốn là một cồn cát nhỏ trên sông
Bassac và hiện đang bị người dân đặt cho cái tên "hòn đảo bẫy" sau thảm họa
giẫm đạp tối 22/11. Ông Prum Sokha, người đứng đầu Ủy ban điều tra cho biết,
thảm kịch xảy ra do dòng người đổ lên cầu đến đảo Kim Cương dự Lễ hội quá
đông. Ngoài ra, họ không biết Koh Pik là cầu treo nên khi rung lắc, một số người


tưởng cầu sắp sập nên đã la hét, hô hoán khiến đám đông hoảng loạn và xô đẩy
giẫm đạp lên nhau.
Tướng Sok Phal bổ sung, vì nhiều người có mặt trên cầu đến từ các tỉnh và là lần
đầu tiên đi cầu treo nên không biết cầu rung lắc là việc bình thường, do đó, khi
cầu rung lắc mạnh với số lượng người đông, cộng thêm lời hô hoán "cầu sắp sập"
khiến đám đông hoảng loạn và xô đẩy nhau dẫn đến thảm kịch này.
Cảnh sát trưởng Phnom Penh Touc Na Roth cho biết, cây cầu Koh Pik và đảo
Kim Cương chưa biết hoạt động trở lại vào khi nào vì nó vẫn đang bị phong tỏa.
Ông Touc Na Roth cho biết, khoảng 6 triệu người đã có mặt tại lễ hội té nước.
Tuyên bố của cơ quan chức năng trùng với lời khai của nhiều người thoát chết

trong tối 22/11, đó là cầu không có chân, chỉ có dây cáp, nên đông người sẽ bị
nhún khiến người ta nghĩ sập cầu và hoảng loạn đã xảy ra khi mọi người cố gắng
chen lấn, xô đẩy và giẫm đạp lên nhau để qua cầu. Được biết, khi tai nạn xảy ra,
trên cầu có khoảng 8.000 người.
Điều đáng nói là đường dẫn từ cầu vào đảo Kim Cương vốn là 1 chiều nhưng
trong lúc tổ chức Lễ hội, nhà đầu tư đã mở thành đường 2 chiều nên khi xảy ra
thảm họa, dòng người từ 2 phía đã lao vào nhau dẫn tới tình trạng giẫm đạp lên
nhau. Hơn nữa, đây không phải là lần đầu tiên tai nạn xảy ra tại lễ hội té nước năm 2007, 5 người Singapore đã chết khi chiếc thuyền rồng chở 22 người bị lật
tại một cuộc đua thuyền.
Theo phát ngôn viên chính phủ Khieu Kanharith, họ đã không lường trước được
tình huống tai nạn giẫm đạp lên nhau - không chú trọng tới vấn đề kiểm soát đám
đông, chỉ quan tâm tới công tác bảo đảm an ninh cho tàu thuyền, cũng như tính tới
việc cứu hộ nếu thuyền bị lật, đồng thời kiểm soát nạn trộm cắp, móc túi. Ông


×