Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Chuyên đề Môi trường đầu tư, biện pháp hoàn thiện môi trường đầu tư tại thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 44 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
NỘI DUNG.................................................................................................................... 3
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ .............................. 3
1.1. Khái niệm, đặc điểm của môi trường đầu tư...................................................... 3
1.1.1. Khái niệm môi trường đầu tư ......................................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm của môi trường đầu tư .................................................................................. 3
1.2. Phân loại các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư ............................................ 7
1.2.1. Môi trường tự nhiên:.......................................................................................................... 7
1.2.2. Môi trường chính trị: ......................................................................................................... 7
1.2.3. Môi trường pháp luật: ....................................................................................................... 8
1.2.4. Môi trường kinh tế: ............................................................................................................. 9
1.2.5. Môi trường xã hội: ............................................................................................................10
1.3.Tác động của các yếu tố của môi trường đầu tư đến ý định, hành vi đầu tư . 11
1.4. Chỉ số đánh giá môi trường đầu tư.................................................................... 12
1.4.1. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.........................................................................12
1.4.2. Chỉ số xếp hạng rủi ro quốc gia ..................................................................................12
1.4.3. Chỉ số nhận thức về tham nhũng .................................................................................12
1.4.4. Xếp hạng kinh doanh .......................................................................................................13
1.5. Mối quan hệ giữa môi trường đầu tư và chi phí đầu tư, rủi ro, rào cản cạnh
tranh ............................................................................................................................ 13
1.5.1. Chi phí đầu tư .....................................................................................................................13
1.5.2. Rủi ro đầu tư........................................................................................................................13
1.5.3. Rào cản cạnh tranh...........................................................................................................13
1.6. Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình cải thiện môi trường đầu tư và quan điểm
cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam ................................................................ 13
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ..................................... 15
2.1. Môi trường đầu tư tại thành phố Hải Phòng.................................................... 15


2.1.1. Môi trường tự nhiên .........................................................................................................15


2.1.2. Môi trường xã hội..............................................................................................................16
2.1.3. Môi trường chính trị - pháp lý .....................................................................................16
2.1.4. Môi trường kinh tế ............................................................................................................17
2.1.5. Điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật .............................................................................19
2.2. Thực trạng môi trường đầu tư tại thành phố Hải Phòng ............................... 23
2.2.1. Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố Hải Phòng
năm 2015......................................................................................................................................................23
2.2.2. Đánh giá môi trường đầu tư tại thành phố Hải Phòng......................................30
CHƯƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ............................................................................. 35
3.1. Môi trường chính trị ........................................................................................... 36
3.2. Môi trường pháp lý ............................................................................................. 36
3.3. Môi trường kinh tế .............................................................................................. 37
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 41



LỜI MỞ ĐẦU
Thành phố Hải Phòng có lịch sử phát triển đô thị trên 100 năm gắn liền với
phát triển cảng biển, công nghiệp và dịch vụ. Hệ thống cảng biển đang được tập trung
đầu tư hiện đại hóa, xây mới, nâng cao công suất để có thể đón được tàu biển trọng tải
đến 100.000 DWT vào năm 2017 khi cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện
được hoàn thành và đưa vào khai thác. Cùng với hệ thống cảng biển, đường ô tô cao
tốc Hà Nội – Hải Phòng, sân bay Quốc tế Cát Bi sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác
trong năm 2016 sẽ tạo ra bứt phá vượt trội cho Hải Phòng cất cánh một cách toàn
diện, phát huy cao độ các lợi thế và khẳng định vai trò là trung tâm kinh tế lớn của
miền Bắc và cả nước.
Với những lợi thế vượt trội về hạ tầng giao thông, lực lượng lao động có chất
lượng cao, truyền thống văn hóa giàu bản sắc, được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Trung

ương, cùng với những cải thiện mạnh mẽ và toàn diện về môi trường đầu tư, trong
những năm gần đây, kinh tế – xã hội thành phố liên tục phát triển với tốc độ cao.
Thành phố là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút nguồn vốn
FDI, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ tiên tiến sử dụng hiệu quả tài
nguyên, tiết kiệm năng lượng, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
Đến thời điểm hiện tại, cùng với trên 23.000 doanh nghiệp trong nước, trên địa
bàn thành phố có hơn 450 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 36 quốc gia và
vùng lãnh thổ với số vốn đăng ký xấp xỉ 11 tỷ USD, trong đó có nhiều tập đoàn lớn có
sức cạnh tranh toàn cầu như LG (Hàn Quốc), Bridgestone (Nhật Bản), GE (Mỹ)…
Với quan điểm “sự thành công của mọi nhà đầu tư cũng chính là sự phát triển
của thành phố”, Hải Phòng luôn là đối tác – bạn đồng hành tin cậy và nỗ lực không
ngừng để tạo mọi điều kiện tốt nhất chào đón các nhà đầu tư đến với thành phố.
Mặc dù vậy, môi trường đầu tư tại Hải Phòng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
Theo báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam công bố hàng năm cho thấy, tất cả các lĩnh vực liên quan đến
năng lực điều hành của thành phố đều được đánh giá thấp, đặc biệt là việc các doanh
nghiệp phản ánh các chi phí không chính thức khá cao và khó tiếp cận thông tin. Điều
này đã cho thấy những hạn chế vẫn còn tồn tại trong quá trình hội nhập và phát triển
kinh tế tại Hải Phòng. Chính vì vậy, chúng em đã chọn chuyên đề “Môi trường đầu
tư, các biện pháp hoàn thiện môi trường đầu tư tại thành phố Hải Phòng” nhằm
phân tích môi trường đầu tư của thành phố Hải Phòng và đề xuất một số giải pháp cải
thiện môi trường đầu tư của thành phố.
1


Do thời gian làm chuyên đề, kiến thức và kinh nghiệm của chúng em còn hạn
chế nên chuyên đề còn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của
thầy để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Chúng em xin trân trọng cảm ơn thầy Đan
Đức Hiệp đã giúp đỡ chúng em hoàn thiện chuyên đề này!
Chuyên đề được triển khai qua ba chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về môi trường đầu tư
Chương II: Thực trạng môi trường đầu tư tại thành phố Hải Phòng
Chương III: Một số biện pháp hoàn thiện môi trường đầu tư tại thành phố Hải Phòng

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
1.1. Khái niệm, đặc điểm của môi trường đầu tư
1.1.1. Khái niệm môi trường đầu tư
Môi trường đầu tư là một thuật ngữ được nghiên cứu và sử dụng trong lĩnh
vực kinh tế và quản trị kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới. Khái niệm môi trường
đầu tư được nghiên cứu và xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau tuỳ theo mục
đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu như:
- Môi trường đầu tư phản ánh những nhân tố đặc trưng của địa điểm, từ đó tạo
thành các cơ hội và động lực cho doanh nghiệp đầu tư hiệu quả, tạo việc làm và phát triển.
- Môi trường đầu tư là hệ thống các yếu tố đặc thù của quốc gia đang định
hình ra những cơ hội để các doanh nghiệp có thể đầu tư có hiệu quả.
- Môi trường đầu tư là tổng hợp các yếu tố (điều kiện về pháp luật, kinh tế, chính
trị - xã hội, các yếu tổ về cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường và cả các lợi thế của một
quốc gia) ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các nhà đầu tư tại mỗi quốc gia, địa bàn.
- Môi trưởng đầu tư là một tập hợp các yếu tố tác động tới các cơ hội, các ưu
đãi, các lợi ích của các doanh nghiệp khi đầu tư mới, mở rộng sản xuất kinh doanh, có
tác động chi phối tới hoạt động đầu tư thông qua chi phí, rủi ro và cạnh tranh.
- Môi trường đầu tư quốc tế là tổng hòa các yếu tổ có ảnh hưởng đến hoạt
động đầu tư và sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư trên phạm vi toàn cầu.
- Môi trường đầu tư là tổng thể các yếu tố, điều kiện và chính sách của nước
tiếp nhận đầu tư chi phối đến hoạt động đầu tư nước ngoài.
Như vậy, Môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố của quốc gia, địa

phương có ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư và phát triển kinh tế.
1.1.2. Đặc điểm của môi trường đầu tư
Môi trường đầu tư có tính tổng hợp
Môi trường đầu tư là tổng hòa của các yếu tố, các yếu tố không chỉ tác động
tới một nhà đầu tư mà tất cả các nhà đầu tư tại một địa phương nhất định, tác động tới
các đối tượng khác (người lao động, khách hàng, nhà cung cấp...) và tới toàn bộ nền
kinh tế. Đó chính là tính tổng hợp của môi trường đầu tư, tổng hợp của các yếu tố cấu
3


thành, tác động nên tất cả đối tượng. Nhà đầu tư đánh giá môi trường đầu tư là một
“gói” tổng thể. Bất kỳ sự thay đổi nào của môi trường đầu tư có ảnh hưởng tới hoạt
động đầu tư, tạo ra trở ngại hay cơ hội cho nhà đầu tư. Từng yếu tố thay đổi theo
hướng tích cực nhưng vẫn có thể chưa giải quyết được những rào cản mà nhà đầu tư
gặp phải bởi giữa các yếu tố của môi trường đầu tư có mối quan hệ tương tác với
nhau. Chẳng hạn, khả năng tiếp cận tín dụng sẽ vẫn là trở ngại đối với nhà đầu tư nếu
quyền tài sản không đảm bảo, hoặc luật phá sản yếu kém?
Do đó, khi đánh giá môi trường đầu tư cần xem xét tổng hợp các yếu tố và
mối quan hệ giữa các yếu tố chứ không chỉ xem xét độc lập từng yếu tố. Chính phủ
quản lý tách bạch từng lĩnh vực, phân công trách nhiệm giữa các bộ, ngành nên khi
đánh giá và cải thiện môi trường đầu tư cần phối hợp giữa các bộ, ngành, các cấp. Khi
cải thiện môi trưởng đầu tư cần xem xét ảnh hưởng của quá trình cải thiện này tới các
đối tượng khác nhau và cả nền kinh tế. Các yếu tố của môi trường đầu tư khác nhau
giữa các vùng, các quốc gia. Bản thân trong một vùng, quốc gia, các yếu tố cũng khác
nhau giữa các thời kỳ. Sự khác nhau về môi trường đầu tư theo vùng, quốc gia và thời
gian phụ thuộc vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, trình độ phát triển
kinh tế xã hội của từng quốc gia, sự tác động của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế và một số yếu tố khách quan khác như điều kiện tự nhiên.
Tính hai chiều của môi trường đầu tư
Các nhà đầu tư luôn hoạt động trong môi trường đầu tư nhất định. Giữa chính

phủ, môi trường đầu tư và nhà đầu tư, có mối quan hệ tương tác với nhau. Môi trường
đầu tư tạo cơ hội đầu tư, ảnh hưởng tới quả trình đầu tư thông qua tác động tới chi
phí, tới rủi ro, rào cản cạnh tranh và từ đó tới lợi ích và hiệu quả của hoạt động đầu tư.
Nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào một địa điểm sẽ chịu ảnh hưởng của môi trường
đầu tư tại đó dù nhà đầu tư có quyền đánh giá môi trường đầu tư và đưa ra quyết định
đầu tư. Do đó, môi trường đầu tư sẽ ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định đầu tư, bỏ
vốn đầu tư bao nhiêu, bỏ vốn đầu tư vào đâu, hay môi trường đầu tư có ảnh hưởng tới
giá trị cũng như cơ cấu đầu tư của một quốc gia. Ngược lại, nhà đầu tư khi thực hiện
đầu tư sẽ ảnh hưởng tới môi trường đầu tư theo hai hướng tích cực và tiêu cực, như
nâng cao trình độ nghề nghiệp và quản lý của người lao động hoặc làm cạn kiệt nguồn
tài nguyên thiên nhiên. Trình độ công nghệ của quốc gia là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động đầu tư và ngược lại, đầu tư tác động đến quá trình phát triển khoa học và công
nghệ của quốc gia đó.
Tính hai chiều của môi trường đầu tư còn thể hiện vai trò của nhà nước với
quá trình cải thiện môi trường đầu tư. Có những yếu tố của môi trường đầu tư chính
4


phủ có ít ảnh hưởng như vị trí địa lý, thời tiết khí hậu,... Chính phủ có tác động mạnh
đến nhiều yếu tố của môi trường đầu tư như chính trị, pháp luật, cơ sở hạ tầng. Thông
qua vai trò quản lý của mình, chính phủ đánh giá môi trường đầu tư, cả những đặc
điểm của các yếu tố có ít ảnh hưởng để cải thiện môi trường đầu tư. Chính phủ có thể
sử dụng nhiều kênh thông tin khác nhau để giới thiệu về môi trường đầu tư cũng như
cơ hội đầu tư đến nhà đầu tư. Nhà đầu tư là chủ thể ra quyết định và thực hiện đầu tư.
Nếu nhà đầu tư không biết về môi trường đầu tư thì không bỏ vốn đầu tư quốc
gia không thu hút được vốn đầu tư. Ngược lại, chính phủ cần nhận thông tin từ nhà
đầu tư phản ánh những trở ngại gặp phải để chính phủ cócách thức xử lý.
Môi trường đầu tư có tính động
Môi trường đầu tư có tính động hay luôn vận động, thay đổi do các yếu tố cấu
thành môi trường đầu tư luôn vận động biến đổi theo thời gian. Các yếu tố của môi

trường đầu tư cũng như sự vận động của chúng có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nói
chung và hoạt động đầu tư nước ngoài nói riêng theo chu kỷ dự án đầu tư, từ quá trình
đưa ra quyết định đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, ảnh hưởng tới chi phí, lợi
ích và hiệu quả của hoạt động đầu tư. Căn cứ nhu cầu về vốn đầu tư để đáp ứng mục
tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững, các nước đều cố gắng hoàn thiện môi trường
đầu tư, hay thay đổi các yếu tố của môi trường đầu tư, làm môi trường đầu tư thuận lợi
cho quá trình vận động của vốn. Hơn nữa, bản thân hoạt động đầu tư cũng ảnh hưởng
đến các yếu tố của môi trường đầu tư, như thay đổi về công nghệ, về cơ sở hạ tầng....
Chính vì môi trường đầu tư luôn vận động, nên các nhà đầu tư cần tiên liệu được sự thay
đổi của môi trường đầu tư nói chung và từng yếu tố của môi trường đầu tư trên toàn cầu
và của từng quốc gia để đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm bỏ vốn, quy mô đầu tư và
ngành đầu tư nhằm thu được hiệu quả cao nhất. Khi nghiên cứu và đánh giá môi trường
đầu tư phải đứng trên quan điểm động, các yếu tố của môi trường đầu tư phải được nhìn
nhận trong trạng thái vừa vận động vừa tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành những động
lực chính cho sự phát triển và hoàn thiện môi trường đầu tư.
Muốn thu hút được vốn đầu tư thì môi trường đầu tư cần phải ổn định, gồm ổn
định môi trường chính trị, pháp luật; ổn định môi trường kinh tế và văn hóa xã hội để
đồng vốn nhà đầu tư bỏ ra được bảo toàn và có khả năng sinh lời. Khi môi trường đầu tư
ổn định, nhà đầu tư không gặp phải những rủi ro trong quá trình đầu tư do các yếu tố của
môi trường đầu tư tạo ra.
Tính vận động của môi trường đầu tư không mâu thuẫn với yêu cầu này. Sự
ổn định của môi trường đầu tư cần gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, gắn với
5


sự hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút tốt các nguồn vốn đầu tư. Hay cần đảm
bảo sự ổn định, tính tiên liệu trong sự thay đổi, trong quá trình vận động của môi
trường đầu tư để môi trường đầu tư mang lại lợi ích cho tất cả các đối tượng (cho
người dân, cho nền kinh tế và bản thân các nhà đầu tư).
Môi trường đầu tư có tính mở

Môi trường đầu tư có tính mở thể hiện sự thay đổi các yếu tố của môi trường
đầu tư còn chịu ảnh hưởng của môi trường đầu tư ở cấp độ cao hơn. Sự vận động các
yếu tố của môi trường đầu tư cấp tỉnh chịu tác động của môi trường đầu tư quốc gia,
và đến lượt mình sự biến đổi các yếu tố của môi trường đầu tư quốc gia chịu ảnh
hưởng bởi môi trường đầu tư quốc tế trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc
tế diễn ra ngày càng sâu rộng. Chính vì môi trường đầu tư có tính mở nên Chính phủ
cần chú ý thuộc tính thích nghi với môi trường đầu tư quốc tế, cần chú ý tới quản lý
thay đổi trong quá trình cải thiện môi trường đầu tư quốc gia. Chẳng hạn, quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đòi hỏi môi trường đầu tư quốc gia phải thay đổi như việc
thay đổi hệ thống pháp luật cho phù hợp với quy định của WTO khi các quốc gia gia
nhập WTO.
Môi trường đầu tư có tính hệ thống
Môi trường đầu tư có tính hệ thống vì môi trường đầu tư là tổng hòa của các
yếu tố có tác động qua lại với nhau và chịu tác động của môi trường đầu tư quốc tế.
Tuy nhiên, môi trường đầu tư của một quốc gia là một hệ thống đặc biệt vì bản thân
nó bao gồm nhiều hệ thống nhỏ hơn. Môi trường đầu tư quốc gia gồm môi trường đầu
tư của các tỉnh thành phố nếu phân theo vùng; gồm môi trường đầu tư các ngành; gồm
môi trường tự nhiên, môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa xã
hội. Trong hệ thống môi trường đầu tư luôn luôn diễn ra những biến đổi đa dạng,
những quá trình chuyển hoá vô tận của các yếu tố cấu thành. Những quá trình đó có
nguồn gốc sâu xa từ các mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố, giữa
hệ thống với môi trường. Kết quả là bản thân hệ thống cũng luôn luôn nằm trong sự
vận động, biến đổi và phát triển liên tục. Khi các yếu tố của môi trường đầu tư thay
đổi sẽ thay đổi trạng thái của hệ thống. Do đó, để thu hút vốn đầu tư, chính phủ cần có
cách tiếp cận hệ thống, tìm ra những yếu tố ảnh hưởng tới tính hấp dẫn của môi
trường đầu tư, tới chi phí rủi ro và tới rào cản cạnh tranh để cải thiện. Hơn nữa, chính
phủ cần quản lý hoạt động đầu tư một cách hệ thống, thống nhất và không có sự
chồng chéo của hệ thống văn bản pháp luật, của các bộ phận quản lý làm mất thời
gian và chi phí của chủ dầu tư. Môi trường đầu tư cũng như bất kỳ hệ thống nào cũng
mang tính mở, tính cân bằng động.

6


1.2. Phân loại các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư
Môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố cấu thành có tác động đến hoạt động
đầu tư của doanh nghiệp, tới các chủ thể khác vả cả nền kinh tế như là một tổng thể.
Các yếu tố được xếp vào các nhóm khác nhau theo các tiêu chí khác nhau như theo
chức năng quản lý nhà nước, theo kênh tác động của các nhân tố, theo chủ thể tác
động, phương thức tác động đến hoạt động đầu tư, theo trình tự tác động đến chu kỳ
dự án đầu tư...
Tuy nhiên, vì thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên bài viết này chỉ xét đến
các yếu tố của môi trường đầu tư theo yếu tố cấu thành và các tác động của nó tới ý
định và hành vi đầu tư, bao gồm các môi trường đầu tư bộ phận sau:
1.2.1. Môi trường tự nhiên:
Môi trường tự nhiên gồm những yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình, khí
hậu, tài nguyên thiên nhiên,... của một vùng nhất định. Các yếu tố của môi trường tự
nhiên có ảnh hưởng đến việc lựa chọn lĩnh vực để đầu tư và khả năng sinh lời của dự
án. Đây là một trong những nhân tố có ảnh hường đến cơ cấu đầu tư theo ngành tại một
vùng nhất định. Nếu quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú có thể thu hút
vốn đầu tư phát triển ngành khai thác khoáng sản. Quốc gia có nguồn nguyên vật liệu
đầu vào phong phú sẽ thu hút các nhà đầu tư, giảm chi phí và giá thành sản phẩm.
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên là những ưu đãi vốn có của một quốc gia, một
vùng lãnh thổ. Ưu thế địa lý của một quốc gia còn thể hiện ở chỗ quốc gia đó có nằm
trong khu vực phát triển kinh tế năng động không, có các tuyến giao thông quốc tế
không, tại đó có kiểm soát được vùng rộng lớn không. Quốc gia có vị trí như vậy được
hưởng lợi từ các dòng thông tin, các trào lưu phát triển mới, thuận lợi cho việc chu
chuyển vốn, vận chuyển hàng hoá. Với nhà đầu tư, các ưu đãi tự nhiên là những nơi có
cơ hội làm ăn nhiều hơn, mức sinh lời cao hơn.
Chính tài nguyên thiên nhiên là lợi thế sẵn có so với vùng khác, quốc gia
khác, là cơ sở để xây dựng định hướng phát triển ngành cùa một vùng, một quốc gia.

Nhiều nước phát triển trên thế giới đều dựa vào ưu thế về vị trí địa lý và nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, cũng có những nước nghèo tài nguyên như Nhật Bản
nhưng lại có sức mạnh kinh tế. Do đó, tài nguyên thiên nhiên tuy quan trọng nhưng
không phải là yếu tố sống còn để phát triển kinh tế.
1.2.2. Môi trường chính trị:
Sự ổn định của môi trường đầu tư là điều kiện cần cho quyết định bỏ vốn của
7


hoạt động đầu tư. Nhà đầu tư chỉ bỏ vốn khi quốc gia có môi trường đầu tư ổn định,
an toàn cho sự vận động của số vốn mà họ bỏ ra. Ổn định chính trị là yếu tố quan
trọng hàng đầu đối với sự thu hút đầu tư bởi nó đảm bảo việc thực hiện các cam kết
của chính phủ trong các vấn đề sở hữu vốn đầu tư, hoạch định các chính sách ưu tiên,
định hướng phát triển đầu tư của một nước, ổn định chính trị sẽ tạo ra sự ổn định về
kinh tế xã hội và giảm bớt độ rủi ro cho các nhà đầu tư. Đó là việc ban hành các luật
lệ, chính sách, chế độ liên quan đến hoạt động đầu tư, tạo ra sự phát triển ổn định của
nền kinh tế, ổn định xã hội.
Tình hình chính trị không ổn định sẽ dẫn tới đường lối phát triển không nhất
quán và chính sách bất ổn định. Chính phủ đương thời cam kết không quốc hữu hoá
tài sản, vốn của người nước ngoài nhưng chính phủ mới chưa chắc đã thống nhất với
quan điểm này và tiến hành những thay đổi khiến quyền sở hữu vốn của nhà đầu tư
nước ngoài bị đe doạ. Hoặc ở một số nước, khi chính phủ mới lên lãnh đạo sẽ thay đổi
định hướng đầu tư của nước chủ nhà (thay đổi lĩnh vực khuyến khích, chiến lược xuất
nhập khẩu...) khiến các nhà đầu tư ở trong tình trạng rút lui không được mà tiến hành
tiếp cũng không xong và phải chấp nhận thua lỗ.
1.2.3. Môi trường pháp luật:
Để điều chỉnh hành vi kinh doanh của các nhà đầu tư, các quốc gia đều có
một hệ thống luật quy định về hoạt động đầu tư; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư;
bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản
lý nhà nước về đầu tư. Môi trường pháp lý đối với hoạt động đầu tư bao gồm toàn bộ

các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư, từ hiến pháp cơ
bản đến các đạo luật cụ thể. Nhà nước giữ một vai trò quan trọng xây dựng hệ thống
pháp luật và tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Hệ thống các chính sách
và những quy định cùa nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh gồm
chính sách tài chính, chính sách thu nhập, chính sách tiền tệ, chính sách xuất nhập
khẩu, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần... Nhà nước điều hành và quản lý
kinh tế, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp và nhà đầu tư trên phương diện
quản lý nhà nước về kinh tế. Các chính sách thể hiện ưu dãi, khuyến khích đối với
một số lĩnh vực nào đó, đồng thời các chính sách sẽ là những chế tài để kiểm soát các
lĩnh vực đó.
Quá trình đầu tư bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, sử dụng nguồn lực lớn,
thời gian tiến hành các hoạt động dài nên môi trường pháp luật ổn định và có hiệu lực
là một yếu tố quan trọng để quản lý và thực hiện đầu tư một cách có hiệu quả. Những
điều mà các nhà đầu tư quan tâm trong nội dung của hệ thống luật bao gồm: có sự
8


đảm bảo pháp lý đối với quyền sở hữu tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh lành
mạnh; qui chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận; các qui định về thu thuế, mức
thuế các loại, giá và thời hạn thuê đất; quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư.
1.2.4. Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế của một quốc gia phản ánh trình độ phát triển kinh tế của
một quốc gia đó, và có ảnh hưởng nhiều đến việc thu hút và hiệu quả sử dụng vốn của
nhà đầu tư. Trình độ phát triển kinh tế được thể hiện qua các nội dung như tăng
trưởng kinh tế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, GDP/
đầu người, hệ thống tài chính...
Tăng trưởng kinh tế
Năng lực tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến triển vọng thu hút các nguồn vốn
đầu tư một cách hiệu quả (cả trong nước và nước ngoài). Tăng trưởng kinh tế cao, và
bền vững chứng tỏ các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động có hiệu quả. Do đó, triển

vọng tăng trưởng cao là tín hiệu để thu hút vốn đầu tư, tốc độ tăng trưởng cao cho
thấy hiệu quả sử dụng vốn của quốc gia đó là cao làm cho dòng vốn đầu tư sẽ chảy từ
nơi có hiệu quả thấp đến nơi có hiệu quả cao. Năng lực tăng trưởng kinh tế cao cũng
cho thấy quốc gia đó đã tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi. Tăng trưởng kinh tế cao
đồng nghĩa sức mua tăng lên do đó tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hoá và thu hút
nhà dầu tư.
Quy mô thị trường
Một quốc gia có dân số đông, thị trường rộng lớn có sức hấp dẫn không thể
cưỡng lại đối với nhà đầu tư. Quy mô thị trường càng lớn thì càng hấp dẫn nhà đầu tư,
đặc biệt là nhà đầu tư có chính sách tìm kiếm thị trường.
Nguồn lao động
Một trong những yếu tố xã hội (quan trọng của môi trường đầu tư là nguồn
nhân lực và giá cả sức lao động. Nhà đầu tư sẽ chọn khu vực có thể đáp ứng được cả
về số lượng, chất lượng và giá cả sức lao động. Chất lượng lao động là một lợi thế
cạnh tranh đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao hay có sử
dụng nhiều công nghệ hiện đại. Ngoài ra yếu tố văn hoá cũng ảnh hưởng tới yếu tố
lao động như sự cần cù, tính kỷ luật, ý thức trong lao động, chất lượng lao động có
ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư, tái cơ cấu đầu tư. Nếu chất lượng lao động cao và
chi phí lao động thấp thì môi trường đầu tư càng hấp dẫn, làm giảm chi phí, tăng lợi
nhuận. Tuy nhiên để có lực lượng lao động tốt thì lại phụ thuộc vào hệ thống giáo
9


dục, đào tạo, chất lượng đào tạo nghề...
Cơ sở hạ tầng
Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống năng lượng, cấp thoát nước, mạng
lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc. Trình độ của các nhân tố này cũng phản
ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia, tạo ra môi trường cho hoạt động đầu
tư. Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, đến tốc
độ chu chuyển đồng vốn. Đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trước

khi ra quyết định đầu tư. Cơ sở hạ tầng tốt là một trong các yếu tố quan trọng giúp giảm
chi phí sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Khi cơ sở hạ tầng thiếu thốn, lạc hậu sẽ
ảnh hưởng tới chi phí đầu tư và tạo ra rào cản cho hoạt động đầu tư. Chất lượng dịch vụ
cơ sở hạ tầng kém ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành các hoạt động sản xuất và kinh
doanh cũng như đời sống của các nhà đầu tư, khiến tăng chi phí sản xuất, chất lượng
sản phẩm không cao. Nhà đầu tư chỉ đầu tư ở nơi có cơ sở hạ tầng tốt và thuận lợi, đủ
khả năng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Đặc biệt với
ngành logistics thì cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quyết định đối với chi phí và lợi nhuận.
Hệ thống cung cấp năng lượng và nước sạch đảm bảo cho việc sản xuất quy
mô lớn và liên tục. Các dịch vụ này không đáp ứng được nhu cầu sản xuất liên tục sẽ
gây rất nhiều trở ngại cho nhà đầu tư.
Mạng lưới giao thông góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế. Nó phục vụ
cho việc cung ứng vật liệu, tiêu thụ sản phẩm. Quan trọng nhất là các đầu mối giao
thông tiếp giáp với thế giới như cảng biển, càng hàng không. Các tuyến đường giao
thông trọng yếu là cầu nối sự giao lưu phát triển kinh tế giữa các địa phương của một
quốc gia. Một mạng lưới giao thổng đa phương tiện và hiện đại sẽ giúp các nhà đầu tư
giảm được hao phí chuyên chở không cần thiết, giảm chi phí vận chuyển.
Hệ thống thông tin liên lạc là nhân tố quan trọng hàng đầu trong bối cảnh
bùng nổ thông tin như hiện nay, khi mà thông tin về tất cả các biến động trên thị
trường ở mọi nơi được truyền tải liên tục trên thế giới. Thông tin liên lạc chậm trễ sẽ
đánh mất cơ hội làm ăn. Môi trường đầu tư hấp dẫn dưới con mắt của nhà đầu tư là
môi trường có hệ thống thông tin liên lạc tốt và cước phí rẻ.
1.2.5. Môi trường xã hội:
Môi trường văn hóa, xã hội gồm các yếu tố về ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục
tập quán, đạo đức, thị hiếu thẩm mĩ, hệ thống giáo dục,… tác động không nhỏ tới việc
lựa chọn lĩnh vực đầu tư, tới các hoạt động sản xuất kinh doanh.
10


Yếu tố ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng lớn đến hoạt động

sản xuất kinh doanh, như các thiết kế sản phẩm (màu sắc, kiểu dáng), hình thức quảng
cáo, thói quen tiêu dùng. Trong một số trường hợp, sự bất đồng về ngôn ngữ và văn
hóa đã mang lại những hậu quả không lường trong kinh doanh.
Trình độ phát triển giáo dục đào tạo sẽ quyết định chất lượng lao động. Việc
đào tạo lao động không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sẽ làm tăng chi phí đào tạo
của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới việc thu hút vốn đầu tư vào những lĩnh vực nhất
định. Yếu tố văn hóa của người lao động gồm cách thức suy nghĩ, phong tục tập quán,
giá trị nhân sinh quan, kỷ luật lao động… cũng phản ánh chất lượng lao động.
1.3. Tác động của các yếu tố của môi trường đầu tư đến ý định và hành vi
đầu tư
Những yếu tố thuộc môi trường đầu tư ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng vốn
đầu tư. Vai trò của các yếu tố này đối với hoạt động đầu tư cũng thay đổi theo thời gian.
Các yếu tố của môi trường đầu tư có tác động đến ý định và hành vi của nhà đầu tư.
- Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên gồm những yếu tố tự nhiên như vị
trí địa lý, địa hình, khí hậu. tài nguyên thiên nhiên,… của một vùng nhất định. Các
yếu tố cua rmoi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến với lựa chọn lĩnh vực để đầu tư và
khả năng sinh lời của dự án. Đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến cơ cấu
đầu tư theo ngành tại một vùng nhất định. Nếu quốc gia có nguồn tài nguyên thiên
nhiên phng phú có thể thu hút vốn đầu tư phát triển ngành khai thác khoáng sản. Quốc
gia có nguồn nguyên vật liệu đầu vào phong phú sẽ thu hút các nhà đầu tư, giảm chi
phí và giá thành sản phẩm.
- Môi trường chính trị: Sự ổn định của môi trường đầu tư là điều kiện cần cho
quyết định bỏ vốn của hoạt động đầu tư. Nhà đầu tư chỉ bỏ vốn khi quốc gia có môi
trường đầu tư ổn định, an toàn cho sự vận động của số vốn mà họ bỏ ra. Ổn định
chính trị là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự thu hút đầu tư, bởi nó bảo đảm việc
thực hiện các cam kết của chính phủ trong các vấn đề sở hữu vốn đầu tư, hoạch định
các chính sách ưu tiên, định hướng phát triển đầu tư của một nước, ổn định chính trị
sẽ tạo ra sự ổn định về kinh tế xã hội và giảm bớt độ rủi ro cho các nhà đầu tư. Đó là
việc ban hành các luật lệ, chính sách, chế độ liên quan đến hoạt động đầu tư, tạo ra sự
phát triển ổn định của nền kinh tế, ổn định xã hội.

- Môi trường pháp luật: Để điều chỉnh hành vi kinh doanh của các nhà đầu tư,
các quốc gia đều có một hệ thống luật quy định về hoạt động đầu tư; quyền và nghĩa
vụ của nhà đầu tư; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và
11


ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư. Môi trường pháp lý đối với hoạt động đầu
tư bao gồm toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu
tư, từ Hiến pháp cơ bản đến các đạo luật cụ thể.
- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế của một quốc gia phản ánh trình độ
phát triển kinh tế của quốc gia đó và có ảnh hưởng đến việc thu hút và hiệu quả sử
dụng vốn của nhà đầu tư. Trình độ phát triển kinh tế được thể hiện qua các nội dung
như tăng trưởng kinh tế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối
đoái, GPD/đầu người, hệ thống tài chính,…
- Môi trường văn hóa xã hội: bao gồm các yếu tố về ngôn ngữ, tôn giáo,
phong tục tập quán, đạo đức, thị hiếu thẩm mĩ, hệ thống giáo dục,… tác động không
nhỏ tới việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư, tới các hoạt động sản xuất kinh doanh như thiết
kế sản phẩm, hình thức quảng cáo, thói quen tiêu dùng,…
1.4. Chỉ số đánh giá môi trường đầu tư
1.4.1. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được hiểu là khả năng đạt được tốc độ
tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế, là tăng năng lực sản xuất bằng việc đổi
mới, sử dụng công nghệ cao hơn, đào tạo kỹ năng liên tục, quan tâm đến công bằng
và bảo vệ môi trường xã hội.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là chỉ số đánh giá và xếp hạng
chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh
thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh.
1.4.2. Chỉ số xếp hạng rủi ro quốc gia
Chỉ số xếp hạng rủi ro quốc gia (ICRG) là công cụ dự đoán về tình hình đầu
tư quốc tế. Chỉ số này phân tích môi trường tài chính, kinh tế và chính trị ở các quốc

gia phát triển và mới nổi, nhằm đưa ra nhận định về rủi ro đầu tư, cơ hội kinh doanh
cũng như ảnh hưởng của các sự kiện quốc tế hiện tại và tương lai.
1.4.3. Chỉ số nhận thức về tham nhũng
Chỉ số nhận thức tham nhũng của tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) lần đầu tiên
được đưa ra vào năm 1995, và là công cụ nổi tiếng nhất của TI để đánh giá mức độ
minh bạch. Chỉ số này có thang điểm từ 0-10, nếu quốc gia có chỉ số này cao thì tham
nhũng ít và mức độ minh bạch cao.
12


1.4.4. Xếp hạng kinh doanh
Xếp hạng kinh doanh của Ngân hàng Thế giới được đưa ra lần đầu vào năm
2004. Chỉ số này phản ánh các quy định của chính phủ và ảnh hưởng của chúng tới
hoạt động kinh doanh. Chỉ số này là chỉ số tổng hợp của các chỉ số về bắt đầu kinh
doanh, cấp phép, tuyển dụng, đăng ký tài sản, cung cấp tín dụng, bảo vệ nhà đầu tư,
trả thuế, ngoại thương, thực thi hợp đồng, chấm dứt kinh doanh.
1.5. Mối quan hệ giữa môi trường đầu tư và chi phí đầu tư, rủi ro, rào
cản cạnh tranh
1.5.1. Chi phí đầu tư
Chi phí là một vế của công thức xác định hiệu quả đầu tư. Nếu chi phí đầu tư
cao, hiệu quả đầu tư sẽ giảm. Môi trường đầu tư có ảnh hưởng đến chi phí đầu tư, ảnh
hưởng đến khả năng sinh lời, tới lượng vốn và cơ cấu vốn đầu tư.
1.5.2. Rủi ro đầu tư
Theo báo cáo “Môi trường đầu tư tốt hơn cho tất cả mọi người”, sự bất định
của chính sách, sự không ổn định kinh tế vĩ mô và những quy định tùy tiện có thể làm
giảm động lực đầu tư. Rủi ro do môi trường đầu tư gây ra có ảnh hưởng trực tiếp tới
hiệu quả đầu tư.
1.5.3. Rào cản cạnh tranh
Môi trường đầu tư còn tạo ra các rào cản cạnh tranh cho các nàh đầu tư. Thứ
nhất, rào cản cạnh tranh tạo ra do nhà đầu tư bị hạn chế tham gia vào thị trường. Thứ

hai, nhà đầu tư gặp khó khăn khi rút lui khỏi thị trường. Cuối cùng, nhà đầu tư không
hiểu biết đầy đủ và kịp thời các thông tin thị trường.
1.6. Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình cải thiện môi trường đầu tư và
quan điểm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam
Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình cải thiện môi trường đầu tư:
- Nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia;
- Xu hướng tự do hóa, toàn cầu hóa;
- Xu hướng phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới;
- Chính sách và khả năng của nhà đầu tư.
13


Quan điểm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam: để thu hút có hiệu quả
các nguồn vốn đầu tư, quá trình cải thiện môi trường đầu tư cần quán triệt các quan
điểm sau:
- Cải thiện môi trường đầu tư phải đi trước một bước;
- Cải thiện môi trường đầu tư hệ thống, đồng bộ, hợp lý; kết hợp cải thiện
từng bước với những bước đột phá;
- Đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ trong quá trình cải thiện môi trường
đầu tư;
- Cải thiện môi trường đầu tư thường xuyên và định kỳ;
- Cải thiện môi trường đầu tư cần quan tâm đến lợi ích của nhiều bên: nhà đầu
tư, xã hội;
- Cải thiện môi trường đầu tư phải phù hợp với điều kiện địa phương và bối
cảnh môi trường đầu tư quốc tế;
- Xã hội hóa quá trình cải thiện môi trường đầu tư;
- Gắn kết chặt chẽ quá trình cải thiện môi trường đầu tư với hoạt động xúc
tiến đầu tư.

14



CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. Môi trường đầu tư tại thành phố Hải Phòng

2.1.1. Môi trường tự nhiên
Hải Phòng là một trong 3 đô thị loại I, đô thị trung tâm cấp quốc gia. Hải
Phòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.

15


- Nằm ở phía tây vịnh Bắc Bộ một vịnh lớn của khu vực Đông Nam Á, bờ
biển phía Đông Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 120km và đến cửa khẩu Việt Nam –
Trung Quốc 200 km.
- Hải Phòng có vị trí chiến lược, là cửa ngõ ra biển kết nối với thế giới của cả
miền Bắc.
- Trung tâm giao thông vận tải quan trọng ở miền Bắc và cả nước.
- Trung tâm đô thị của cả nước.
- Trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch của Việt Nam và các
khu vực ven biển phía Bắc.
- Trung tâm của vành đai kinh tế ở phía Tây Vịnh Bắc Bộ (Hải Phòng, Quảng
Ninh); và khu vực miền Bắc kinh tế ven biển (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình,
Nam Định, Ninh Bình).
- Trung tâm của chuỗi hành lang đô thị: Hải Phòng – Hải Dương – Hà Nội –
Việt Trì- Yên Bái – Lào Cai (Việt Nam) – Mengzi – Côn Minh (Trung Quốc); Hải
Phòng – Hải Dương – Hà Nội – Lạng Sơn (Việt Nam) – Nam Ninh (Trung Quốc).
- Nằm trên chuỗi hành lang thành phố ven biển Vịnh Bắc Bộ: Hải Phòng –
Hạ Long – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình.

- Kết nối với Vịnh Hạ Long – một di sản thiên nhiên thế giới thông qua tuyến
đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng với chiều dài là 25km, bao gồm 1969 hòn đảo.
2.1.2. Môi trường xã hội
Hải Phòng ngày nay bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 quận nội
thành (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 8
huyện ngoại thành (An Dương, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh
Bảo trong đó có 2 huyện đảo là Bạch Long Vĩ và Cát Hải).
Dân số 1,946 triệu người. Mật độ dân số: 1.274 người/km2
- Lực lượng lao động: 1.127 triệu người.
- Lao động được đào tạo: 74%.
- Dân cư đô thị: 44,24%
2.1.3. Môi trường chính trị - pháp lý
16


Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị và xã hội ổn định so
với các nước khác trong khu vực. Năm 2010 Tổ chức Tư vấn Rủi ro Kinh tế và Chính
trị (PERC) tại Hồng Kông xếp Việt Nam ở vị trí thứ nhất về khía cạnh ổn định chính
trị và xã hội sau sự kiện 11/09. So với các nước ASEAN khác như Indonexia,
Malaysia, Philipine, và Trung Quốc, Việt Nam có ít các vấn đề liên quan đến tôn giáo
và mâu thuẫn sắc tộc hơn.
Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng được đánh giá là nơi an toàn để
các nhà đầu tư yên tâm trong suốt quá trình đầu tư.
Chính sách phân cấp việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý hoạt động
FDI ở địa phương đã tạo thế chủ động và tích cực cho cơ quan quản lý đầu tư các cấp
trong thu hút và quản lý FDI bằng nhiều biện pháp theo hướng giảm thiểu thủ tục
hành chính, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư đã được cấp phép
nhanh chóng đi vào hoạt động kinh doanh hiệu quả, phát huy tính tự chủ và trách
nhiệm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến đầu tư đã đổi mới cả về
phương thức lẫn nâng cao chất lượng thông qua nhiều hoạt động.

Ngoài những chính sách chung liên quan đến hoạt động đầu tư thì doanh
nghiệp đầu tư trong các khu công nghiệp của Hải Phòng còn được hưởng các điều
khoản khuyến khích đầu tư của UBND thành phố.
Mặt khác, Hải Phòng có được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế là do có quyết
tâm chính trị cao trong việc tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện thể chế và
chính sách đầu tư, từ đó tạo môi trường tốt để thu hút đầu tư và tạo điều kiện cho kinh
doanh phát triển. Đây cũng có thể được coi là một dư địa khác để thành phố Hải
Phòng ổn định và phát triển trên mọi lĩnh vực.
2.1.4. Môi trường kinh tế
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tăng 10,17% so với cùng kỳ,
vượt kế hoạch (kế hoạch tăng 8,5-9,0%), trong đó: nhóm nông, lâm, thủy sản ước tăng
1,92%; nhóm công nghiệp – xây dựng ước tăng 13,28%; nhóm dịch vụ ước tăng
9,36% so với cùng kỳ. Cơ cấu các ngành dịch vụ - công nghiệp, xây dựng – nông,
lâm, thủy sản tương ứng 54,53% - 37,84% - 7,63%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2015 ước tăng 16,52% so với cùng kỳ,
vượt kế hoạch đề ra, trong đó có một số ngành có tốc độ tăng trưởng cao như: sản
xuất sản phẩm điện tử dân dụng, sản xuất lốp xe ôtô, sản xuất máy móc và thiết bị văn
17


phòng, sản xuất dây, cáp điện. Tổ chức khánh thành Tổ hợp công nghệ của Tập đoàn
LG Eletronics giai đoạn I và nhiều nhà máy trong các khu công nghiệp.
Hoạt động thương mại, dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng tăng 12,61% so với cùng kỳ, không đạt kế hoạch. Tổng kim ngạch
xuất khẩu ước 4,22 tỷ USD, tăng 18,22% so với cùng kỳ, đạt kế hoạch. Tổng kim
ngạch nhập khẩu ước đạt 4,32 tỷ USD, tăng 21,08% so với cùng kỳ.
Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng ước 69 triệu tấn, tăng 13,87% so
với cùng kỳ, đạt 106,15% kế hoạch. Vận tải hàng hóa ước tăng 8,67% về tấn và tăng
0,66% về tấn.km so với cùng kỳ. Vận tải hành khách ước tăng 9,38% về người và
tăng 12,25% về người.km so với cùng kỳ.

Sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng các loại cây cả năm là
104.125,5 ha, bằng 98,92% năm 2014 (giảm 1.139,1 ha); năng suất lúa cả năm ước
thực hiện 63,1 tạ/ha, tăng 0,4% so với cùng kỳ. Chăn nuôi: tổng đàn trâu ước giảm
5,68%, đàn bò giảm 1,02%, đàn lợn giảm 0,38%, đàn gia cầm tăng 2,68% so với cùng
kỳ. Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tiếp tục được khống chế. Giá trị sản xuất nông
nghiệp ước 10.002,8 tỷ đồng, tăng 0,59% so với cùng kỳ. Lâm nghiệp: Giá trị sản
xuất lâm nghiệp ước đạt 40,5 tỷ đồng, tăng 2,79% so với cùng kỳ. Thủy sản: tổng sản
lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản ước tăng 4,53% với cùng kỳ, trong đó sản
lượng nuôi trồng tăng 4,15%, sản lượng khai thác tăng 4,89% so với cùng kỳ. Giá trị
sản xuất thủy sản ước đạt 4.094,9 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ. Xây dựng nông
thôn mới: Bình quân các xã trên địa bàn thành phố năm 2015 ước đạt 14 tiêu chí theo
Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, có thêm 42 xã mới đạt cơ bản 19 tiêu chí
nông thôn mới.
Đầu tư phát triển: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện đạt 48.800,6 tỷ
đồng, tăng 8,02% so cùng kỳ, bằng 102,74% kế hoạch. Thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài: tính đến ngày 31/10/2015 tổng số vốn thu hút trên địa bàn đạt 700,37 triệu
USD ). Quản lý và phát triển doanh nghiệp: Cấp đăng ký thành lập mới cho 2.387
doanh nghiệp với số vốn đăng ký 8.716,9 tỷ đồng, tăng 32,54% về số doanh nghiệp và
tăng 23,94% về vốn so cùng kỳ; cấp đăng ký thành lập 250 chi nhánh, văn phòng đại
diện, tăng 24,38% so với cùng kỳ.
Lao động, việc làm: Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao
động được triển khai có hiệu quả. Giải quyết việc làm cho 55.700 lao động, tăng
4,11% so với cùng kỳ, đạt 100,36% kế hoạch; tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 75%,
đạt kế hoạch đề ra; tuyển mới đào tạo nghề cho 48.500 học sinh đạt 100% kế hoạch.
18


Thực hiện tốt các chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp,
tư vấn giới thiệu việc làm. Công tác an toàn – vệ sinh lao động – phòng chống cháy
nổ tiếp tục được quan tâm thực hiện.

2.1.5. Điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật
- Hệ thống cảng biển:
Hải Phòng có vị trí chiến lược, là cửa ngõ ra biển kết nối với thế giới của cả miền
Bắc. Hệ thống cảng biển của thành phố được chú trọng đầu tư mở rộng từ rất sớm.
Thành phố Hải Phòng được xây dựng và phát triển gắn liền với sự phát triển
của cảng Hải Phòng từ 19/07/1988. Cảng Hải Phòng là cảng biển hàng đầu ở miền
Bắc Việt Nam, xử lý phần lớn các hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu. Từ Cảng Hải
Phòng với hàng hóa có thể dễ dàng và thuận tiện được vận chuyển đến các cảng khác
trên thế giới bằng cách vận chuyển các bộ định tuyến; các khu kinh tế các tỉnh phía
Nam của Trung Quốc Việt Nam hoặc các quốc lộ, đường sắt, đường thủy trong thời
gian ngắn nhất và trong các cách hiệu quả nhất. Hệ thống cảng biển hiện tại: Được
trang bị với các cơ sở hiện đại: cầu cảng nước sâu, bãi và hệ thống nhà kho ngoài trời
và trong nhà lớn với thực tiễn điều hành an toàn mà có thể chứa tất cả các phương
thức vận tải quốc tế và thương mại.
- Hệ thống đường thủy:
Hệ thống giao thông đường thủy Hải Phòng liên kết hầu hết các tỉnh trong khu
vực miền Bắc và thực hiện vận chuyển tới 40% tổng lượng hàng hóa lưu thông bằng
đường thủy của các tỉnh phía Bắc. Hệ thống giao thông đường thủy Hải Phòng liên
kết hầu hết các tỉnh trong khu vực miền Bắc và thực hiện vận chuyển tới 40% tổng
lượng hàng hóa lưu thông bằng đường thủy của các tỉnh phía Bắc. Hải Phòng hiện có
hơn 400 km đường thủy nội địa với trên 50 bến cảng thủy nội địa, 03 cầu phao, 06
bến phà.Về luồng lạch: Tổng chiều dài toàn tuyến 85 km (trong đó đoạn được nâng
cấp cải tạo 42km là Lạch Huyện, Hà Nam, Bạch Đằng, Sông Cấm).
- Hệ thống đường bộ:
Các tuyến đường huyết mạch nối Hải Phòng với các tỉnh thành khác như:
Quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 37 nối Vĩnh bảo với Ninh Giang(Hải Dương) – Diêm
Điền (Thái Bình), các đường mới đang xây dựng và dự kiến xây dựng như đường Hạ
Long – Đình Vũ, cầu Nguyễn Trãi – cầu Vũ Yên. Các tuyến đường cao tốc như
Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường cao tốc ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng
– Ninh Bình.

19


Đường bộ đối ngoại:
Quốc lộ 5A: có chiều dài nội thành là 29 km, chiều dài toàn tuyến (Hà Nội –
Hải Dương – Hải Phòng) là 102 km.
Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: có chiều dài nội thành là 33,5 km lộ giới
100 m, chiều dài toàn tuyến (Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng) là 105,5 km. Được
thông xe toàn tuyến vào đầu tháng 12 năm 2015.
Quốc lộ 10: là tuyến đường liên tỉnh chạy dọc theo vùng duyên hải Bắc Bộ qua
6 tỉnh và thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng,Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và
Thanh Hóa. Là một trong các trục phát triển không gian vùng Duyên hải Bắc Bộ với
Hải Phòng – Hạ Long, là đô thị hạt nhân và được quy hoạch nâng cấp đạt tiêu chuẩn
đường cấp II đồng bằng – 4 làn xe; là tuyến đường huyết mạch nối các tỉnh ven biển
Bắc Bộ và trục dọc quan trọng kết nối các tuyến giao thông quan trọng như QL5,
QL37, QL39, QL21, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và các đường tỉnh lộ, kết nối
các trung tâm kinh tế, chính trị lớn của các địa phương, các khu công nghiệp tập trung.
Đường xuyên đảo Hải Phòng – Cát Bà: toàn tuyến dài 35 km.
Quốc lộ 37: chiều dài 20,1 km, lộ giới 52,0 m.
Đường cao tốc Quảng Ninh – Hải Phòng – Ninh Bình (Đường cao tốc ven
biển): có dự án chiều dài qua địa bàn 43,8 km, lộ giới 120,0 m.
Đường bộ ven biển Việt Nam (Chiều dài 3.127 km, đi qua tất cả các tỉnh ven
biển, đây có thể coi là tuyến đường bộ dài nhất Việt Nam. Tổng chiều dài các đoạn
tuyến đã có đường hiện tại là 1.800,86 km, chiếm 59,21%; các đoạn đã có dự án là
257,01 km, chiếm 9,04%; các đoạn đã có quy hoạch là 224,47 km, chiếm 7,38%)Giai
đoạn I (từ nay đến năm 2020) sẽ tập trung xây dựng các đoạn tuyến tại các vùng kinh
tế trọng điểm và 15 khu kinh tế ven biển đã được xác định trong Quyết định số
1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008.
Đường bộ đối nội:
Gồm 14 tuyến đường chính thành phố và đường tỉnh dài tổng cộng 250 km nối

từ đô thị trung tâm đi quận Đồ Sơn và các huyện. Có 6 tuyến chính yếu nhất đã được
đầu tư vào cấp hoàn chỉnh từ cấp III trở lên (là đường Tôn Đức Thắng và các ĐT 351,
ĐT 353, ĐT 35 , các tuyến còn lại phần lớn mới đạt cấp IV và cấp V, mặt đường nhựa
cấp thấp (láng hoặc thâm nhập).
Các tuyến quốc lộ đang xây dựng:
20


Đường cao tốc ven biển Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh là tuyến cao
tốc dài 160 km, nằm trong chương trình phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt
Nam. Đây là tuyến cao tốc nằm ở cạnh đáy của tam giác đồng bằng sông
Hồng. Tuyến đường có mặt cắt ngang cho 6 làn xe, tốc độ xe chạy thiết kế từ 100 đến
120 km/h. Ngoài bề rộng mặt đường 22 m, đường có dải phân cách giữa, dải dừng xe
khẩn cấp, dải an toàn.
Tuyến cao tốc Quảng Ninh – Hải Phòng có tổng chiều dài hơn 25km, gồm 4
làn xe, vận tốc thiết kế là 100 – 110km. Điểm đầu là thành phố Hạ Long và điểm cuối
là cầu Bạch Đằng ở ranh giới giữa 2 địa phương. Trong đó phần đường cao tốc dài
19,5km và còn lại là phần cầu Bạch Đằng dài 5,45km.
Dự án đường ôtô Tân Vũ – Lạch Huyện, tuyến đường kết nối trực tiếp với
đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, QL5 , QL18, đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long,
tương lai tạo thành mạng giao thông hoàn chỉnh phục vụ việc vận chuyển hàng hoá ra
cảng của khu vực tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
- Đường hàng không:
Cảng hàng không quốc tế Cát Bi nằm ở phía Tây Nam của thành phố Hải
Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 5km. Năm 2014, Cảng hàng không Cát Bi
phục vụ 927.001 lượt hành khách, tăng 6,2% so với năm 2013; vận chuyển 5.626 tấn
hàng hóa – bưu kiện, tăng 30,3%; phục vụ 6.738 lượt chuyến cất hạ cánh, tăng 3,9%.
9 tháng đầu năm 2015, hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng hàng không Cát Bi
phát triển tốt; Cảng hàng không Cát Bi đã phục vụ 886.419 lượt hành khách, tăng
30% so với cùng kỳ năm 2014; vận chuyển 4.820 tấn hàng hóa – bưu kiện, tăng 29%

so với cùng kỳ; phục vụ 6.377 lượt chuyến cất hạ cánh, tăng 27,9% so với cùng kỳ
năm 2014.
Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi đã được TP. Hải Phòng, Tổng Công ty Cảng
hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam đầu tư nâng cấp đồng bộ
cơ sở hạ tầng, gồm đường cất hạ cánh mới, cải tạo hệ thống đường lăn, xây dựng mới
sân đỗ máy bay bảo đảm 8 vị trí đỗ cho máy bay A321 vào giờ cao điểm, lắp đặt hệ
thống đèn đêm, nhà ga hành khách công suất 2 triệu lượt/năm, đài kiểm soát không
lưu… Tổng mức đầu tư của dự án là 3.660 tỷ đồng.
- Hệ thống đường sắt:
Tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng do Pháp xây dựng từ năm 1901, hoàn
thành và đưa vào sử dụng từ ngày 16/06/1902. Được sử dụng để vận chuyển hành
21


khách và hàng hóa các tỉnh phía Bắc đồng thời kết nối với tỉnh Nam Ninh(Trung
Quốc) thông qua Lạng Sơn và Côn Minh(Trung Quốc) qua Lào Cai.
Tuyến đường sắt bắt đầu từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng, dài 102 km hiện
được sử dụng để vận chuyển hành khách và hàng hóa; đi qua địa phận Hải Dương,
Hưng Yên (gần như song song với Quốc lộ 5), và khai thác tàu khách đến ga Long Biên,
ga Hà Nội và một số tuyến vận tải hàng hóa đi Lào Cai và các tỉnh phía Nam. Trên địa
bàn thành phố có 3 nhánh đường sắt chuyên dùng kết nối từ tuyến Hà Nội – Hải Phòng
với các khu bến cảng dọc sông Cấm từ khu vực cảng Vật Cách đến cảng Chùa Vẽ.
- Hệ thống giao thông đô thị:
Thành phố Hải phòng có khoảng 600 tuyến phố, nằm trong 7 quận.Mạng lưới
đường đô thị gồm tổng cộng 324 km, trung tâm là khu vực Cảng chính Hải Phòng ở
sông Cấm mở rộng ra các hướng Đông, Tây và Nam.
Năm 2011, Thủ tướng đã phê duyệt kết quả đàm phán dự án “Phát triển giao
thông đô thị thành phố Hải Phòng” với tổng mức đầu tư 276,611 triệu USD. Dự án
“Phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng” được thực hiện trong 5 năm, từ
năm 2011 và dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Dự án bao gồm xây dựng tuyến

đường trục đô thị Hải Phòng dài 20 km từ xã Lê Lợi (An Dương) đến quận Hải An và
các cầu trên tuyến gồm xây mới cầu Niệm 2, cầu Đồng Khê vượt qua sông Lạch Tray
và đường Trường Chinh, hầm chui cầu Rào, cải tạo cầu Niệm hiện tại. Cũng trong dự
án này, thành phố sẽ thí điểm xây dựng tuyến xe buýt công cộng từ trung tâm đi Tiên
Lãng, Vĩnh Bảo. Đồng thời, vận hành nâng cao thể chế năng lực quản lý giao thông
vận tải, lập và thực hiện quy hoạch về giao thông đô thị, vận tải công cộng…
Trong lĩnh vực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, quy mô đô thị
Hải Phòng đang được mở rộng với tốc độ khá nhanh. Đã và đang hình thành các khu
đô thị mới ở 5 quận, 6 đô thị vệ tinh, tại các khu vực phía Bắc sông Cấm, phía TâyBắc, Đông- Nam, trên trục đường Ngã Năm- sân bay Cát Bi, đường Phạm Văn
ĐồngTốc độ cải tạo, phát triển nhà ở được đẩy nhanh, bình quân diện tích nhà ở đô thị
đạt gần 8m2 sàn/ người. Chất lượng cuộc sống, điều kiện ở của nhân dân ngày càng
được cải thiện tốt hơn. Hệ thống hạ tầng xã hội đáp ứng yêu cầu phục vụ đời sống, tạo
sự thúc đẩy văn hoá, du lịch- dịch vụ phát triển mạnh. Thành phố chú trọng đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhất là hệ thống giao thông như: Quốc lộ 5,
Quốc lộ 10, đường Ngã Năm- Sân bay Cát Bi, đường Cầu Rào- Đồ Sơn, đường xuyên
đảo Đình Vũ- Cát Bà, đường 100m, cầu cảng Đình Vũ, cảng cửa ngõ Lạch Huyện
cùng hàng loạt các dự án nâng cấp, phát triển đô thị khác. Hải Phòng hôm nay không
22


×